BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HIỆU QUẢ, THI GIÁO VIÊN
GIỎI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI: “CỦNG CỐ TINH THẦN ĐỒN KẾT CHO HỌC SINH
LỚP 9A BẰNG CÁC TRỊ CHƠI TẬP THỂ TRONG TIẾT SINH HOẠT
CHỦ NHIỆM”.
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………..….… 1
II. NỘI DUNG…………………………………………………..……….……... 1
2.1. Thực trạng tình hình lớp………………………………..……………...……1
2.2. Lý do chọn đề tài. ……………………………..………………………….. 2
2.3. Nội dung biện pháp………………………………………………….…..….
3
III. KẾT QUẢ……………………………………………………………..……
7
3.1. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp trong lớp chủ nhiệm………….……. 7
3.2. Đánh giá những mặt tích cực và những mặt cịn tồn tại trong lớp mình chủ
nhiệm………………………………………………..………………..……….. . 8
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………..….…. 9
4.1. Kết luận………….………………………………………….….…….…… 9
4.2. Kiến nghị……………………………..………………………..…….……. 9
2
I.
PHẦN MỞ ĐẦU
Luật giáo dục năm 2019 đã quy định mục tiêu giáo dục phổ thông cụ
thể như sau: “Giáo dục phổ thơng nhằm phát triển tồn diện cho người học về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục
học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao
động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy có thể thấy, trong giáo dục học
sinh thì tiêu chí giáo dục về mặt đạo đức, nhân cách được đặt lên hàng đầu.
Ngoài việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh vào các mơn văn hóa thì
vai trị giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phần lớn thuộc về giáo
viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là những người trực tiếp quản lí tất cả
các hoạt động của học sinh, là người vạch kế hoạch, hướng dẫn và theo dõi
học sinh trong việc thực hiện kế hoạch đó, là cầu nối trung gian giữa gia đình,
nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Nói một cách khác, giáo
viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho lực
lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư
cách là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm có trách
nhiệm bảo vệ, bênh vực những quyền lợi chính đáng của học sinh và phải
luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển toàn diện của các em. Mọi
vấn đề phát sinh trong tập thể lớp thì giáo viên chủ nhiệm cũng là người trực
tiếp đứng ra giải quyết và xử lí.
II.
NỘI DUNG
II.1. Thực trạng tình hình lớp
3
Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A. Sĩ số đầu
năm là 43 học sinh, trong đó có 23 học sinh nữ. Đến thời điểm hiện tại, sĩ số
cịn 38 học sinh vì có 5 em đã chuyển trường.
* Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường khá trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy,
tâm huyết với nghề. Giáo viên chủ nhiệm lại là giáo viên dạy bộ mơn Ngữ
Văn nên thời lượng có mặt trên lớp khá nhiều, có nhiều thời gian tiếp xúc với
học sinh nên kịp thời nắm bắt tình hình của lớp.
- Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức học tập và tuân thủ nội quy
nhà trường; lớp trưởng cũng là người có trách nhiệm trong các hoạt động của
lớp, là cầu nối quan trọng giữa giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp.
- Đa số phụ huynh có sự quan tâm đến việc học tập của con cái, tham
gia đầy đủ sổ liên lạc điện tử để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con
em và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
* Khó khăn:
- Sĩ số lớp khá đông, thành phần học sinh lại khá phức tạp nên giáo viên
khó nắm bắt được tình hình.
- Một số học sinh cịn thuộc diện gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ
mất, li dị hoặc đi làm ăn xa nên phải sống với người thân, chưa có sự quan
tâm của cha mẹ nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc học.
- Các em đang ở lứa tuổi 14, 15, là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh
lí, cái tơi cá nhân lớn, có tư tưởng muốn khẳng định mình nên dễ bị thu hút
bởi các hoạt động không lành mạnh, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo và chưa
tập trung cho việc học.
- Đa số học sinh là con của công nhân, do phải tăng ca thường xun nên
ít có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
4
- Trình độ học sinh chưa đồng đều; một số học sinh còn chưa ham học,
học sinh chưa xác định được mục đích của việc học tập nên lười học bài, làm
bài tập.
II.2. Lý do chọn đề tài
Năm 2020 – 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A.
Sĩ số hiện tại là 38 học sinh. Trong đó, hầu hết các em được chuyển lên từ lớp
8A6 (năm học 2019 –2020), ngồi ra cịn có 7 em từ lớp 8A2 (năm học 2019
– 2020) và 3 em mới từ nơi khác chuyển đến. Qua tìm hiểu tình hình lớp học
thì tơi thấy đa số các em là học sinh ngoan. Tuy nhiên, một số em vì mới
chuyển vào lớp nên còn khá rụt rè, nhút nhát, chưa hòa đồng được với các
bạn. Các em mới cịn có xu hướng sống khép mình, khá trầm và ít chịu giao
tiếp với bạn bè xung quanh. Trong khi đó, các nhóm học sinh cũ đã quá quen
thân với nhau thì kết thành những nhóm nhỏ làm cho nội bộ lớp càng bị chia
rẽ, lớp học chưa có sự đồn kết, do đó, khó có thể xây dựng được một tập thể
lớp vững mạnh.
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp, nhiệm vụ của tôi là lèo lái con
thuyền 9A cập bến thành công. Đặc biệt năm nay lại là năm cuối cấp, mục
tiêu trước mắt là hầu hết các em phải đậu tốt nghiệp và thi đậu tuyển sinh.
Nhiệm vụ đó vơ cùng lớn lao với khối lượng kiến thức khổng lồ nên cả cơ và
trị đều phải chịu áp lực rất lớn. Mặt khác, học sinh trong lớp lại có nhiều
thành phần khác nhau, chia bè, kết nhóm tạo ra một bầu khơng khí lớp học
khá nặng nề. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì các em sẽ khơng dồn hết tâm trí
được vào việc học và chắc chắn kết quả sẽ không được như ý. Bản thân là
giáo viên chủ nhiệm của lớp, tôi luôn trăn trở về vấn đề này, làm sao để các
em tập trung vào việc học, làm sao để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Trong q trình tìm tịi các giải pháp, bản thân tôi nhận thấy, nếu muốn các
em học tập thật tốt thì trước hết phải tạo hứng thú học tập cho các em, để bản
thân các em phải tự có ý muốn đến trường. Muốn như vậy thì phải cải thiện
5
ngay các mối quan hệ trong lớp học. Ngoài việc tích cực trị chuyện, tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của học sinh để củng cố mối quan hệ cô – trị thì quan hệ
bạn bè trong lớp học cũng phải được cải thiện. Tơi muốn xóa bỏ ranh giới
giữa các em, hạn chế các nhóm nhỏ có tính chất bè phái để từ đó củng cố tinh
thần đồn kết của tập thể lớp. Đó chính là lí do để tơi thực hiện đề tài:
“CỦNG CỐ TINH THẦN ĐOÀN KẾT CHO HỌC SINH LỚP 9A BẰNG
CÁC TRÒ CHƠI TẬP THỂ TRONG TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM”.
II.3. Nội dung biện pháp
Như chúng ta đã biết trong chương trình Trung học cơ sở mỗi tuần sẽ có
1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm với thời lượng là 45 phút, với khung thời gian đó
tơi sẽ tổ chức các hoạt động:
- Sơ kết lớp: tuyên dương những học sinh tiêu biểu, có cố gắng trong
tuần qua; nhắc nhở những học sinh vi phạm nội quy và rút kinh nghiệm trong
tuần tới.
- Triển khai kế hoạch của trường, lớp trong tuần tới.
- Tổ chức mỗi tuần một trò chơi tập thể nhỏ với thời lượng từ 10 đến 15
phút, trị chơi khá đơn giản, mục đích là để các em hòa đồng với nhau trong
cùng một nhóm để thi đua với các nhóm khác. Lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ
ngồi một dãy và sẽ có 1 tổ trưởng. Để tăng sự đồn kết của lớp, mỗi tuần tôi
sẽ thay đổi chỗ ngồi của một vài em từ tổ này qua tổ khác để các em có cơ hội
tiếp xúc với nhiều bạn trong lớp. Sau đây là một vài trò chơi đã được áp dụng
thành cơng:
* Trị chơi “Truyền tin”:
Cách chơi: Mỗi tổ sẽ cử đại diện lên xem nội dung của một tờ giấy bí
mật. Trong tờ giấy đó sẽ là một câu ngạn ngữ. Ví dụ: “Những gì chúng ta biết
trong ngày hôm nay, ngày hôm sau sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập thì chúng
ta sẽ ngừng phát triển”. Nhiệm vụ của 4 đại diện tổ này là phải nhớ được câu
6
ngạn ngữ rồi về truyền đạt lại cho một bạn ngồi đầu tiên trong tổ. Khi truyền
tin, lưu ý không được nói lớn, ai phạm quy thì tổ của người đó sẽ bị loại. Lần
lượt truyền tin như vậy cho đến bạn cuối cùng của tổ là ngồi ở cuối dãy. Bạn
cuối dãy này có nhiệm vụ viết thơng tin vừa được truyền đạt vào một tờ giấy
và mang lên nộp cho giáo viên sao cho nhanh nhất. Tổ nào nhanh nhất và ghi
thơng tin chính xác nhất thì tổ đó sẽ chiến thắng.
Hình ảnh:
*Trị chơi “u thương đồng đội”:
Cách chơi: giáo viên sẽ đặt một câu hỏi mang tính nhận biết về đồng
đội của mình, đại diện của tổ sẽ lên bảng viết câu trả lời. Tổ nào trả lời nhanh
và chính xác nhất sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi 1: Mỗi tổ sẽ có những người có chữ cái đầu tiên của tên giống nhau,
hãy viết chữ cái đầu tiên của tên mà nhiều người trong tổ giống nhau nhất.
Câu hỏi 2: Tổ của mình có nhiều người trùng “họ” với nhau, hãy viết “họ”
mà nhiều người trùng nhất.
Câu hỏi 3: Hãy viết một “họ” mà tổ của mình khơng có người mang họ đó.
Câu hỏi 4: Viết tên một bạn cao nhất và tên một bạn thấp nhất trong tổ của
mình.
7
Hình ảnh:
*Trị chơi “Ai làm ca sĩ”:
Cách chơi: giáo viên sẽ hát một câu hát rồi dừng lại, tổ đầu tiên được
chỉ định sẽ hát một bài hát khác bắt đầu từ chữ mà giáo viên dừng lại đó, tổ
tiếp theo sẽ phải hát tiếp bài hát khác bắt đầu từ chữ mà tổ trước đó dừng lại.
Lần lượt hát như vậy cho đến khi tổ nào không hát tiếp được sẽ bị loại và
nhường quyền hát cho tổ kế tiếp. Cuối cùng tổ nào hát được lâu nhất là tổ
giành chiến thắng.
Hình ảnh:
8
*Trò chơi “Hợp sức”
Cách chơi: Giáo viên sẽ phát cho mỗi tổ một bức tranh hoàn toàn giống
nhau. Bức tranh này sẽ bị cắt ra làm 4 phần. Các tổ sẽ chia nhau ra để tô màu
cho bức tranh. Cần phải đảm bảo là ai cũng phải tham gia hoạt động này. Sau
một thời gian nhất định, giáo viên sẽ yêu cầu ráp bức tranh lại. Tranh của tổ
nào có màu sắc hài hịa nhất, tơ đẹp nhất thì tổ đó sẽ giành chiến thắng.
Ngồi ra, trị chơi này cịn có thể được tổ chức dưới dạng khác: giáo
viên sẽ phát cho mỗi tổ một tờ giấy và yêu cầu bạn ngồi đầu tiên viết một chữ
bất kì, chỉ được viết chữ khơng được nói gì thêm. Tổ nào có người nói là
phạm quy, sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Sau khi bạn đầu tiên viết một chữ, sẽ
truyền tờ giấy cho bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp sẽ viết thêm một chữ rồi truyền
cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy đến bạn cuối cùng của dãy sẽ đứng dậy đọc to
câu mà cả tổ vừa viết. Tổ nào viết được câu hay nhất, có ý nghĩa nhất thì tổ
đó sẽ giành chiến thắng.
*Các trò chơi tập thể khá đa dạng và phong phú. Giáo viên sẽ linh hoạt
thiết kế tổ chức sao cho phù hợp về nội dung và thời gian nhưng cần duy trì
mỗi tuần một trị chơi.
9
III.
KẾT QUẢ
III.1. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp trong thực tế lớp chủ
nhiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi sử dụng phiếu khảo sát trước và sau
khi sử dụng trò chơi trong tiết Sinh hoạt chủ nhiệm
PHIẾU KHÁO SÁT NHANH
1. Em có thích đi học khơng?
A. Có
B. Khơng
2. Em có mong chờ tới tiết Sinh hoạt chủ nhiệm khơng?
A. Có
B. Khơng
3. Lớp em có đồn kết khơng?
A. Có
B. Khơng
4. Em có thích chơi với bạn bè trong lớp khơng?
A. Có
B. Khơng
Bảng kết quả khảo sát:
Câu 1
Trước
Sau
Số học sinh trả 61,5% 76,6
Câu 2
Trước
16,3
Sau
63,6
Câu 3
Câu 4
Trước
Sau
Trước
56,3
87% 63,2
Sau
92,1
10
lời “có”
%
Số học sinh trả 38,5% 23,4
lời “khơng”
%
%
%
%
83,7
36,4
43,7
%
%
%
%
13% 36,8
%
7,9%
%
Qua một năm áp dụng các trò chơi tập thể vào các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm, so sánh phiếu khảo sát và quan sát thái độ của các em, tơi nhận thấy
có kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú và hoạt động tích cực hơn trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm,
tiết sinh hoạt chủ nhiệm khơng cịn bầu khơng khí căng thẳng như trước nữa.
- Tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp được nâng cao, các em hòa đồng và
quan tâm chia sẻ đến nhau. Các nhóm nhỏ vẫn cịn tồn tại, song khơng cịn
hoạt động một cách riêng lẻ mà đã tích cực hịa chung trong các hoạt động tập
thể của lớp.
- Học sinh mới khơng cịn rụt rè, nhút nhát, tách biệt như trước mà đã mạnh
dạn, tự tin khi đứng trước lớp.
- Thái độ và ý thức học tập của cả lớp cũng được nâng cao, các trường hợp vi
phạm nội quy cũng giảm hẳn và có tiến bộ rõ nét.
III.2. Đánh giá những mặt tích cực và những mặt cịn tồn tại trong
cơng tác chủ nhiệm lớp mình
*Tích cực:
Bản thân tơi là giáo viên cịn trẻ nên cũng khá tích cực trong cơng tác
chủ nhiệm. Trong q tình giáo dục và rèn luyện các em, tơi luôn phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh và thường xuyên quan tâm hỏi han tình hình học tập
của lớp thơng qua giáo viên bộ môn.
Đa số các học sinh của lớp là học sinh ngoan, sống tình cảm nên các
em cũng biết vâng lời thầy cơ, sống chan hịa và biết giúp đỡ bạn bè.
11
Hầu hết các em đều tích cực tham gia các phong trào của nhà trường tổ
chức như viết bài cảm nhận về người phụ nữ tôi yêu, làm cành mai cành đào,
phong trào kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão
lũ…
*Tồn tại:
Vì là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, đặc biệt tôi mới chủ nhiệm
lớp 9 năm thứ hai nên còn nhiều bỡ ngỡ, việc xử lí các vấn đề trong lớp chưa
được tốt.
Lớp có nhiều thành phần khác nhau, trình độ của các em cũng có sự
chênh lệch nhiều nên khó khăn trong cơng tác dạy học và giáo dục. Bên cạnh
đó, các em lại đang tuổi lớn, đã biết bao che nên nhiều khi rất khó để nắm bắt
đúng tình hình của lớp.
Một số em khơng sống cùng cha mẹ, vì thế rất khó trong việc phối hợp
giữa gia đình và nhà trường.
IV.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
IV.1. Kết luận
Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong nhiều năm làm cơng tác
chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ
nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về
năng lực, nhận thức của tơi; cũng có những ngun nhân từ phía nhà trường,
gia đình học sinh hay các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó
khăn khi những năm đâu mới được phân cơng làm công tác chủ nhiệm.
Nhưng, sau một thời gian làm chủ nhiệm lớp, bản thân tơi tự nhận ra rằng
chính mình sẽ làm thay đổi cách thức chủ nhiệm của mình, để có thể làm tốt
được cơng tác chủ nhiệm.
Chính vì lí do đó, bản thân tơi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra
những giải pháp có thể áp dụng được cho công tác chủ nhiệm đối với bất kì
12
môi trường nào, đối tượng học sinh nào. Những thành cơng ấy khơng chỉ cho
chính bản thân mình mà cịn cho cả chính tập thể lớp mình chủ nhiệm.
IV.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường
- Trang bị thêm cơ sở vật chất, nhất là phương tiện công nghệ thông tin
để có thể áp dụng vào tất cả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
- Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm,
để giáo viên tham khảo, học tập.
- Tổ chức các buổi giao lưu giữa các giáo viên chủ nhiệm để có thể chia
sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Nên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên và đặc điểm tình hình
lớp học để giao nhiệm vụ chủ nhiệm cho phù hợp.
* Đối với giáo viên
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ
môn, các bộ phận trong nhà trường để biết tình hình học tập hàng ngày của
lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm
về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh
của lớp.
* Đối với học sinh
- Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
- Có ý thức học tập và rèn luyện mọi mặt.
- Sống cần có mục đích, lý tưởng tốt đẹp.