Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12b3 trường THPT đinh chương dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.27 KB, 24 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lóp 12B3 trường THPT Đinh Chương Dương là một lớp có lực học trung
bình khá. Khảo sát cuối học kỳ II lớp 11 số học sinh có học lực đạt mức trung
bình trở lên là 95,3%, nhưng đến đầu năm học lớp 12 con số này giảm xuống
còn 65,1%. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi không khỏi trăn trở và lo lắng. Khi
tìm hiểu về ngun nhân tơi thấy đa phần các em đang sa vào thế giới mạng,
một trong số đó có Facebook.
Facebook là mạng xã hội khơng mang tính tiêu cực nhưng khi đã tham gia
rồi lại nghiện nó một cách khó hiểu, đơi khi nghiện một cách tiêu cực. Nhiều
học sinh chia sẻ: “ Em tham gia facebook được mấy tháng nay, lúc đầu chỉ là
thấy bạn bè mời tham gia nên cũng tham gia cho có phong trào, khơng ngờ lại
nghiện nó, mỗi khi truy cập internet khơng vào facebook tán gẫu lại thấy bứt
rứt”. Khơng ít học sinh khi học bài là ngồi chơi game, facbook... mà khi đã
nghiện rồi thì rất khó từ bỏ. Facebook cũng trở thành niềm đam mê “tìm hiểu
xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh
hưởng khơng ít đến thời gian học tập của học sinh. Nhiều học sinh mê
facebook tới mức có thể ngồi lì trước máy tính hoặc điện thoại hàng mấy tiếng
đồng hồ để trò chuyện, nhiều học sinh bỏ bê học hành, không làm bài tập do
lên facebook suốt ngày, kết quả học tập giảm sút.
Dẫu vậy, Facebook không nhất thiết phải là rào cản đối với việc học tập.
Nếu việc sử dụng facebook không hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút,
thì ngược lại sử dụng facebook như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin
lại giúp học sinh đạt được kết quả học tốt hơn.
Trước tình hình đó, là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn trăn trở,
cấm các em sử dụng facebook thì khơng được. Vậy làm thế nào? Chỉ còn cách
khuyên nhủ, hướng dẫn các em sử dụng nó một cách hợp lý và và tạo được hiệu
quả trong học tập.
Trong q trình tìm tịi, tơi đã tìm đọc một số thơng tin viết về vấn đề sử
dụng facebook trong học đường, tuy nhiên vấn đề mà tơi trình bày cịn khá mới
mẻ và chưa được tìm hiểu cụ thể.


Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp của giáo viên
chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương
Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập” Tơi xin trình bày để các
độc giả tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra các giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) định hướng học
sinh sử dụng facebook một cách hợp lý và và tạo được hiệu quả trong học tập.

1


3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi khuôn khổ, đề tài sẽ nghiên cứu về mạng xã hội facebook,
tác hại của facebook nếu sử dụng khơng đúng mục đích, hiệu quả của facebook
trong việc tăng kết quả học tập nếu biết cách sử dụng hợp lý. Từ đó nêu ra các
giải pháp của GVCN định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương
Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: thu thập thông tin thơng qua đọc sách
báo, tài liệu nhằm mục đích tìm ra những khái niệm cơ bản cho đề tài.
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phát phiếu điều tra đến từng
học sinh trong lớp 12B3, yêu cầu các em hoàn thành một cách trung thực và độc
lập.
- PP thống kê, xử lý số liệu: Trên cơ sở phiếu điều tra, thu thập số liệu, phân tích
các số liệu đó để tìm ra các giải pháp cho đề tài.

2


B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Facebook là gì?
Facebook là một trang mạng xã hội được tạo ra nhằm mục đích giúp người
dùng kết nối với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Facebook được thành lập vào
năm 2004 bởi một sinh viên Đại học Havard tên là: Mark Zuckerberg với tên gọi
ban đầu là TheFacebook. Trang mạng này đã nhanh chóng thành cơng trong
phạm vi trường học và lan rộng ra phạm vi ngoài Havard. Khi thấy trang web
của mình đã được phổ biến hơn, Mark Zuckerberg đã thu nạp thêm hai sinh viên
khác là Duston Moskovitz và Chris Hughes để hỗ trợ cho mình. Chỉ trong vòng
2 tháng ngắn ngủi, TheFacebook đã trở thành một website mạng đại học mang
tầm cỡ quốc gia. Vào tháng 8 năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành
Facebook và tên miền Facebook.com đã được mua với số tiền lên đến 200.000$.
Tại thời điểm đó, Facebook mới chỉ phục vụ cho các trường Đại học, các tổ
chức và các công ty thuộc các quốc gia nói tiếng Anh và giờ đây, Facebook đã
mở rộng lên tới khoảng 100 ngơn ngữ.
Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng
lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên
kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn
cho nhau cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để
thơng báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi
người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc
điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
2. Mục tiêu của mạng xã hội Facebook
Facebook tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao
lưu và chia sẻ thơng tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngồi những giới hạn về
địa lý và thời gian.
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu
công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
Facebook nâng cao vai trị của mỗi cơng dân trong việc tạo lập quan hệ và
tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong cộng đồng thúc đẩy sự

liên kết các tổ chức xã hội.
3. Các hoạt động thường diễn ra trên facebook
- Cập nhật trạng thái (status): Người dùng đăng tải những thông tin thuộc mọi
lĩnh vực trên bảng tin của mình.
- Bình luận và thích (Comment và Like): Người dùng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc
của mình khi nhận các thơng tin mà bạn bè, người khác đăng tải trên facebook.

3


- Đánh dấu địa điểm ( Check-in): Người dùng chia sẻ vị trí của mình và hoạt
động kèm theo.
- Chia sẻ ảnh, video: Người dùng chia sẻ hình ảnh hay video thông qua việc tạo
album ảnh và đăng tải video.
4. Lợi và hại của facebok đối với học sinh THPT
4.1. Những tác dụng của facebook với học sinh THPT
Facebook là nơi học sinh có thể giới thiệu bản thân. Một trong những
cách tốt nhất khi sử dụng mạng xã hội facebook là giới thiệu bản thân mình như:
Mình có năng lực trong lĩnh vực nào? mình quan tâm đến những điều gì và u
thích gì? Việc giới thiệu sở thích cũng như thế mạnh của bản thân trên mạng xã
hội sẽ giúp các em có nhiều cơ hội được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến
cuộc sống. Các em có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ facebook. Tận dụng
tất cả các thơng tin và sử dụng nó sẽ giúp các em hồn thiện chính mình.
Facebook - Nơi cập nhật và chia sẻ thông tin. Sử dụng Facebook giúp các
em nắm bắt thông tin bạn bè và những điều đang xảy ra xung quanh mình một
cách nhanh chóng. Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện
nay là điều nên làm và cần phải làm. Học sinh có thể nắm được những thơng tin
mà các em thường quan tâm như: Học tập, vui chơi, thời trang, món ăn, thức
uống …Có thể thấy, tất cả những thơng tin các em cần sẽ có trong tích tắc chỉ
cần một lần đăng nhập facebook. Như vậy facebook là một kênh tiếp nhận thông

tin một cách hữu hiệu, vì sự phổ biến của facebook mà thơng tin cũng được đưa
lên nhanh chóng hơn. Một trong những tiện ích không thể phủ nhận của
facebook là việc chia sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một
nhóm nào đó), tin tức thời sự mọi người đang quan tâm, cả những tin mới vừa
phát hiện (tai nạn giao thơng, hỏa hoạn,…) với tốc độ tính bằng giây.
Facebook là mạng xã hội giúp học sinh kết nối gần nhau hơn. Trên ứng
dụng facebook các em dễ dàng làm quen với nhiều người, Các em có thể mở
rộng phạm vi bạn bè, làm quen với nhiều học sinh trong và ngoài nhà trường.
Bằng cách gia nhập facebook, cơ hội gặp những người mà các em biết tăng lên
rõ rệt, bên cạnh đó các em cịn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng
sở thích giống mình. Khi giao tiếp trên Facebook, học sinh có thể kết nối với
bạn bè của mình và nhận được thơng tin cập nhật về cuộc sống của họ. Các em
có thể giữ liên lạc với bạn bè ngay cả khi khơng có thời gian gặp gỡ.
Facebook giúp học sinh bày tỏ quan điểm. Bằng việc sử dụng mạng xã
hội các em có thể chia sẻ tất cả mọi thứ như suy nghĩ, tình cảm, quan điểm
sống…đây cũng là một cách giúp các em giải tỏa tâm lý sau những giờ học tập
căng thẳng.
4.2. Những tác động tiêu cực của facebook với học sinh THPT
Đối với nhiều học sinh, Facebook là niềm đam mê “ tìm hiểu xã hội ”,
nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng

4


khơng ít đến thời gian học tập, làm việc. Có nhiều học sinh mải mê facebook
đến nỗi quên cả việc nhà, trì hỗn việc làm bài tập, học hành. Nhiều em sau khi
quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với facebook mà khơng thể tập trung, chính
điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh.
Hậu quả của việc sử dụng facebook khơng hợp lý, hay nói một cách khác
là “ Nghiện facebook ” làm cho sức khỏe của các em không tốt: giảm thị lực,

mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh
đó “ nghiện facebook ” cịn là tăng nguy cơ trầm cảm. Các nghiên cứu gần đây
cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực
hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những
học sinh đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.
Facebook làm ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Khi quá quen với việc trao
đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút like trên facebook, các em
ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những
người xung quanh như bố mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè … trở nên ít ỏi. Dần dần,
các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và các em trở thành nỗi lo lắng, bận tâm của nhiều
người.
Đối với xã hội, học sinh “ nghiện facebook ” gây hại điện, mất trật tự, đặc
biệt là bạo lực trên mạng. “Anh hùng bàn phím” là một từ khơng cịn xa lạ trong
thời gian gần đây. Các em cảm thấy thoải mái trên mạng nên thường nói những
điều mà ngồi đời khơng dám phát biểu. Những câu nói thơ tục, mất lịch sự mà
cha mẹ, thầy cơ chưa một lần dạy bảo được các em sử dụng một cách tràn lan,
thoải mái. Điều này làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành nhân cách
của các em.
Nhiều mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường cũng xuất phát từ những lời
nói, trị chuyện qua mạng. Chỉ bằng vài lời bình luận, hay một vài chia sẻ trên
facebook cũng có thể gây ra mâu thuẫn. Kết quả là tình trạng bạo lực học đường
trong thời gian gần đây đã gia tăng nhanh chóng.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng việc học sinh sử dụng facebook hiện nay
Tại Việt Nam, tính đến tháng 1/2015, thống kê cho thấy có khoảng 20 triệu
người sử dụng facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành khoảng 2,5
tiếng mỗi ngày trên facebook, gấp đôi thời gian dành để xem tivi. Mỗi tháng có
tới 30 triệu người dùng facebook, trong đó có 27 triệu người có sử dụng các
thiết bị di động để truy cập mạng xã hội này.
Những con số như 20 triệu người dùng hàng ngày; 2,5 giờ trung bình mỗi

ngày được dành ra để sử dụng facebook... cho thấy mạng xã hội này vẫn chưa có
bất kì đối thủ nào xứng tầm tại Việt Nam.

5


Cũng theo thống kê này độ tuổi sử dụng mạng xã hội facebook chủ yếu là từ
13 đến 24, chiếm 71%. Người sử dụng mạng xã hội facebook không phân biệt
lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ,
trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THPT.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng một thập niên trở lại
đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc,
giải trí của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay
là facebook. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn facebook, chơi facebook, ngủ
facebook” và đáng báo động là thực trạng “sống - hướng tới tương lai qua
facebook”.
Tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – TP Hồ Chí Minh, qua khảo sát của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong tổng số 820 học sinh, kết quả có
799 học sinh (97,44 %) có sử dụng mạng xã hội.
Đó là những con số ấn tượng, là điều đáng báo động, khiến cho nhiều bậc
phụ huynh đau đầu. Facebook là mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện
đang tăng đột biến về số người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở
mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ,
đặc biệt là giới trẻ trong đó có học sinh THPT.
Phải thừa nhận rằng, Facebook đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối
thơng tin và những ứng dụng giải trí thú vị như: chơi game, nghe nhạc, xem
phim…. Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, mạng xã hội này
sẽ là công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ. Tuy
nhiên, khi bước vào thế giới của facebook, rất nhiều người đã không cưỡng nỗi
sự lơi cuốn như mê hoặc của nó, hình thành một thói quen khơng thể từ bỏ, một

hội chứng “nghiện”… Rất nhiều học sinh nếu ngày nào không vào facebook thì
thấy “ bứt rứ khơng chịu được”, các em có thể thức thâu đêm để cập nhật status,
comment (bình luận), like ảnh hay các link, page… thử các ứng dụng, gia nhập
các hội nhóm…. ; một số “nghiện” đến mức online chỉ vì một mục đích duy nhất
là để vào facebook.
Có nhiều nhiều học sinh nhận ra những rắc rối do “nghiện facebook” và trăn
trở tìm cách từ bỏ bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm facebook
trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có học sinh còn đặt mục tiêu
một ngày lên facebook một lần … Đã có những học sinh từ bỏ được, nhưng
khơng ít thì đâu vẫn vào đó. Facebook quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng
khó bỏ.
Khơng chỉ mất tập trung cho việc học tập, các em học sinh cịn có nhiều nguy
cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên facebook. Ở độ
tuổi này các em chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi
những tác động xấu từ thế giới ảo. Khơng ít bạn sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa
thậm chí văng tục, chửi bậy nhau trên facebook, chia sẻ những hình ảnh, thơng
tin thiếu lành mạnh hoặc thành lập những hội nhóm vơ bổ. Vậy mới thấy, tính

6


năng chia sẻ, kết nối thông tin của facebook quả như một “con dao hai lưỡi”,
thơng tin bổ ích cũng có nhiều song thơng tin tiêu cực thật khó để kiểm soát.
Hội chứng “nghiện facebook” đang trở thành thực trạng đáng báo động trong
giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng. Tuy nhiên, nghiện hay khơng
nghiện facebook căn bản vẫn là ở nhận thức của người sử dụng. Điều đó địi hỏi
các em phải biết sắp xếp hợp lý thời gian học tập và vui chơi giải trí; biết cách
chia sẻ, yêu thương và học hỏi những điều hay từ bạn bè. Bên cạnh đó, để ngăn
chặn những hệ lụy đáng tiếc, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần
kịp thời tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý học sinh, đồng thời đưa ra

những giải pháp đẩy lùi những tư tưởng tiêu cực, độc hại đang lây lan trong giới
trẻ thông qua mạng xã hội Facebook.
2. Thực trạng việc sử dụng facebook của học sinh lớp 12B3 trường
THPT Đinh Chương Dương ( 43 học sinh )
Đầu năm học, tôi tiến hành điều tra việc sử dụng facebook của học sinh.
Kết quả như sau:
Câu hỏi điều tra
Phương án trả lời
- Em có thường xuyên sử Thường xuyên
dụng facebook không ?
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
- Em thường vào facebook Lúc rảnh rỗi
những lúc nào?
Mọi lúc, mọi nơi
Lúc tự học
- Khi vào facebook, em Giao lưu với bạn bè
thường làm gì?
Comment và like
Cập nhật thơng tin
Học tập
Hành động khác
- Thông thường mỗi lần Dưới 30’
vào facebook em mất Từ 30’đến 1h: 13
khoảng bao nhiêu thời Từ 1 đến 2h
gian?
Trên 3h
Theo em, cha mẹ có nên
cấm con vào facebook
khơng?

- Nếu bị cấm vào
facebook em sẽ làm gì?

Số lượng HS
25
14
4
16
19
8
39
39
39
6
5
12
18
7
2

Chiếm tỉ lệ
58,1%
32,5%
9,4%
37,2%
44,1%
18,7%
90,6%
90,6%
90,6%

13,9%
11,6%
27,9%
41,8%
16,2%
14,1%


Khơng

2
37

4,6%
95,4%

Thơi khơng vào nữa
Tìm trang mạng khác
Cách khác

6
4
29

23,3%
9,3%
67,4%

7



- Em thấy facebook có tác Giải trí
dụng gì?
Kết bạn
Tâm sự
Học tập
- Em thấy vào facebook Có
có lãng phí thời gian học Khơng
tập khơng?

39
27
35
6
6
33

90,6%
62,7%
81,3%
13,9%
13,9%
86,1%

Phân tích thói quen sử dụng facebook của học sinh lớp 12B3:
• 90,6%% học sinh lớp 12B3 sử dụng facebook.
• 30,3% học sinh vào facebook từ 1-3 giờ đồng hồ/ ngày, thậm chí trên 3 giờ.
• 44,1% học sinh vào facebook mọi lúc mọi nơi có thể.
Từ những con số trên có thể kết luận nhiều học sinh lớp 12B3 đã nghiện
facebook. Các em thường vào facebook để kết bạn, tâm sự, giao lưu, chia sẻ,

like và comment (hơn 80%), còn học tập chỉ chiếm hơn 10%.
Đa số các em đều cho rằng vào facebook không ảnh hưởng gì đến học tâp
(86,1%), kể cả những em vào facebook đến 3 tiếng/ ngày. Gần như các em học 2
buổi/ ngày, chỉ nghỉ buổi trưa và tối ở nhà, mỗi ngày 1- 3 tiếng sử dụng
facebook mà vẫn không thấy lãng phí thời gian học tập? Phải chăng các em
khơng nhận thấy tác hại của facebook hay cố tình khơng thừa nhận tác hại của
nó với học tập?
Khi được hỏi bố mẹ có nên cấm con cái vào facebook hay khơng thì rất ít
em đồng tình (4,6%), đa số khơng nhất trí việc cha mẹ cấm con vào facebook
(95,4%). Nếu bị cha mẹ cấm, các em sẽ tìm cách khác (67,4%).
Như vậy, cấm học sinh vào facebook là một giải pháp không khả thi. Vậy là
thầy cô giáo cũng như cha mẹ của các em, chúng ta phải làm gì để biến cái hại
thành cái lợi, biến cái tiêu cực thành tích cực?
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GVCN ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP
12B3 SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP
1. Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục học sinh về những mặt lợi và
hại của facebook đối với học tập
GVCN thông qua các tiết sinh hoạt lớp hoặc các buổi ngoại khóa, tuyên
truyền, giáo dục đến các em về những mặt lợi và hại của facebook đối với học
tập.
GVCN phối hợp với nhà trường, Đoàn trường, tổ chức Hội thảo “Thanh
niên với mạng xã hội”, qua đó lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của học sinh về

8


việc sử dụng mạng xã hội hiện nay, những lợi ích Facebook mang lại cùng với
những ảnh hưởng xấu của nó; Các em đã chia sẻ rất nhiều và cũng nhận thức
được sự nguy hiểm, tác động xấu của facebook đối với chính bản thân các em.
GVCN kêu gọi gia đình, nhà trường, các tổ chức trong nhà trường thường

xuyên định hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng
mạng xã hội, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân
lên các trang mạng này. Chúng ta có thể liên kết và mời công an, những chuyên
gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với học sinh, cung cấp
cho các em những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các em sử
dụng mạng xã hội theo hướng có lợi nhất.
Đồn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi
lành mạnh giúp tăng cường sự giao lưu tiếp xúc “thực” giữa các em học sinh,
tạo môi trường cho các em được hịa mình vào những hoạt động sơi nổi, bổ ích
sau những giờ học. Khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các em có sự cân bằng
trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với mạng xã hội Facebook. Các gia đình nên
có nhiều buổi trao đổi chuyện trị thân mật với con em mình, sắp xếp thời gian
để cùng nhau tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch ngắn để
giúp các em học sinh thân thiện hơn với gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với mơi
trường sống lành mạnh.
Các cơ quan chức năng cần quản lý các mạng xã hội chặt chẽ hơn nữa và
thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân người sử dụng để có
thể phát huy tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất
những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.
2. Giải pháp 2: Điều tra về nhu cầu sử dụng facebook của học sinh trong
lớp
a) Với những em đã và đang sử dụng facebook (39 HS)
Câu hỏi điều tra
- Em thường vào
facebook qua phương
tiện nào?
- Theo em, lớp mình
có nên lập nhóm
facebook riêng, vừa

để tâm sự sẻ chia, vừa
để trao đổi kiến thức
học tập hay không?

Phương án trả lời
Điện thoại
Máy vi tính

Số lượng HS
31
8

Chiếm tỉ lệ
79,5%
20,5%

39
0

100%
0


Khơng

b) Với những em chưa sử dụng facebook (4 HS )

9



Câu hỏi điều tra
Phương án trả lời
Số lượng HS
Lý do em không sử Bố mẹ không cho sử
1
dụng facebook là gì? dụng
Khơng có điện thoại,
máy tính hoặc điện
1
thoại, máy tính khơng
kết nối mạng được.
Sợ mất thời gian vơ bổ
2
Lí do khác
0
- Theo em, lớp mình Có
4
có nên lập nhóm Khơng
0
facebook riêng, vừa
để tâm sự sẻ chia, vừa
để trao đổi kiến thức
học tập hay không?

Chiếm tỉ lệ
25%
25%
50%
0
100%

0

Qua điều tra tôi nhận thấy:
- Đa số các em học sinh lớp 12B3 không chỉ vào facebook qua điện thoại mà các
em còn sử dụng cả máy vi tính. Đây là một điều kiện tương đối tốt cho học tập
nếu các em biết tận dụng.
- Từ những học sinh có tài khoản đến những em chưa có tài khoản facebook, các
em đều muốn lập một nhóm riêng để tâm sự chia sẻ và trao đổi kiến thức học
tập.
Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính
đáng của tất cả mọi người. Thanh thiếu niên Việt Nam nói chung và học sinh
Trường THPT Đinh Chương Dương, đặc biệt học sinh lớp 12B3 nói riêng đã
ứng dụng rất tốt những tiện ích mà cơng nghệ mang lại, phục vụ cho cuộc sống
học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong
cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các em khẳng định được sự năng động, thể hiện
được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, nếu sử dụng mạng xã hội
khơng hợp lý thì lợi bất cập hại. Vì thế, để giúp đỡ các em, xã hội, gia đình, thầy
cô và những người trưởng thành hãy cùng vào cuộc.
3. Giải pháp 3: GVCN lập một nhóm riêng cho lớp, động viên tất cả
học sinh trong lớp tham gia.
GVCN lập một nhóm facebook riêng cho lớp và đề nghị tất cả những
em đang có tài khoản facebook tham gia vào
• Để nhóm facebook hoạt động có hiệu quả GVCN cần yêu cầu học sinh
phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

10


- Nguyên tắc thứ nhất: Các em nên sử dụng nhóm như một diễn đàn học tập,
trao đổi những vấn đề đang vướng mắc mà trên lớp mà các em chưa có thời gian

để thảo luận; Chia sẻ cho nhau những tài liệu hay, những thông tin tốt phục vụ
cho việc học tập.
- Nguyên tắc thứ 2: Các em không nên chia sẻ cuộc sống riêng tư hay cảm xúc
nhất thời của mình trên nhóm, việc làm này có thể làm ảnh hưởng khơng tốt đến
mục đích học tập của nhóm.
- Ngun tắc thứ 3: Các em khơng được đăng hay bình luận bằng những lời nói
thơ tục, thiếu lịch sự. Khơng đăng tải những hình ảnh, video thiếu văn hóa cả
trong và ngồi nhà trường. Khơng gây mất đồn kết nội bộ trong lớp. Luôn tham
gia vào các cuộc thảo luận với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau tháo
gỡ những vướng mắc trong học tập.
• Vai trị của GVCN trong hoạt động nhóm:
- GVCN nên thường xuyên tham gia thảo luận để tháo gỡ những vướng mắc học
sinh đang gặp trong môn học, và cũng tạo nên sự gần gũi, thân mật với các em
trong lớp. Các em vừa tháo gỡ được những vướng mắc của môn học vừa nhận
thấy sự quan tâm của của GVCN với hoạt động của nhóm, từ đó thích thú hơn
và nghiêm túc hơn khi tham gia nhóm.
- GVCN có thể sử dụng chức năng nhắn tin trong facebook để gửi thông báo
hoặc nhắc nhở cho học sinh những thông tin quan trọng, cần nhấn mạnh, hoặc
những thông tin mới mà ở lớp giáo viên chưa nhắc nhở:
Ví dụ:
Thủy Lê 09 Tháng 04 lúc 19:20
“ Sáng mai, 10/4/2016 thực hiện thời gian học mùa hè, Buổi sáng vào học lúc
7h, buổi chiều vào học 14h. Các em nhớ lịch đi học đúng giờ nhé”
- GVCN chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp học tập tạo sân
chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Thơng qua nhóm facebook, GVCN có thể
giới thiệu những tài liệu, video, hình ảnh, tin tức và các sản phẩm truyền thông
khác liên quan đến học tập giúp các em tiếp cận với những thông tin mà có thể
các em chưa được học trong sách vở nào.
Ví dụ:


Thủy Lê 01Tháng 04 lúc 19:32
“Các em tham khảo cấu trúc đề thi THPT QG mơn Tốn năm 2015 nhé. Xu
hướng ra đề thi THPT quốc gia 2016 về cơ bản dựa trên cấu trúc đề năm trước.
Các em tham khảo nhé.”

11


- Động viên các em rụt rè, ít trao đổi tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
Từ đó giúp các em hòa nhập hơn, mạnh dạn hơn và tiến bộ hơn. Tuy nhiên
GVCN cũng không nên tham gia vào đời sống riêng tư của học sinh, nhắc nhở
các em tự quản lý bản thân trên mạng.
- Cuối cùng, GVCN phải ln là cầu nối, gắn kết, duy trì hoạt động của nhóm.
Chúng ta đều biết rằng, chắc chắn các em sẽ thường xun sử dụng facebook, vì
vậy để nhóm riêng của lớp trở thành một thói quen khi các em vào facebook thì
việc duy trì hoạt động là một việc làm khơng thể thiếu. Có như vậy mới phát huy
được những lợi ích mà facebook mang lại, hạn chế và đẩy lùi và những tác động
tiêu cực của nó đối với học sinh.
4. Giải pháp 4: Mời các giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh cùng
tham gia nhóm.
GVCN nên giới thiệu nhóm của lớp đến các giáo viên bộ môn và phụ
huynh học sinh để cùng tham gia. Giáo viên bộ mơn có thể tham gia đưa bài tập,
yêu cầu về nhà, đưa những kiến thức, kinh nghiệm hay về học tập ở các bộ môn
tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em.
Ví dụ:
Oanh Lê 17 tháng 11 lúc 20:50
Cô ơi ôn văn để thi đại học có khó ko cơ? Hương Sáng
Hương Sáng 17 tháng 11 lúc 21:00
Sao em lại hỏi môn văn? Em định đổi khối thi à?
Oanh Lê 17 tháng 11 lúc 21:07

Dạ vâng.e bị mất gốc khối A rồi.e định ôn khối D.nhưng mới là ý định thôi ạ.e
muốn hỏi cô xem giờ e bắt đầu có kịp ko ạ?

Hương Sáng 17 tháng 11 lúc 21:10
Vẫn con kịp nếu e chịu khó. Nhưng em suy nghĩ cẩn thận đã nhé.
Phụ huynh học sinh cũng có thể tham gia để nhắc nhở con làm bài tập
thầy cơ giao; quản lí con cái, giúp con tránh việc sử dụng internet để tán gẫu,
mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
Ví dụ:

Hà Na 19 tháng 11 lúc 21:10

12


“Nhìn các con say sưa học tập và vui chơi, Bố mẹ cũng yên tâm phần nào.
Báo tường của lớp đẹp quá. Các con cố gắng học tập đạt thật nhiều điểm cao
như đầu báo “ Hoa trạng nguyên ” nhé.”
5. Giải pháp 5: Giới thiệu một số ứng dụng của Facebook hỗ trợ học
tập
Có rất nhiều ứng dụng trên facebook dành cho giáo viên và học sinh để hỗ
trợ việc học tập. GVCN giới thiệu đến các giáo viên bộ môn và học sinh tham
khảo và sử dụng
5.1. Một số ứng dụng cho học sinh
• WeRead: dùng để bàn luận về những cuốn sách mà họ đọc và tìm hiểu
những cuốn sách mà người khác đọc
• Notely: dùng để sắp xếp bài tập, lớp, ghi nhớ và nhiều hơn thế
• Study Groups: dùng để tạo các nhóm học và hợp tác với nhau
• Used Text Groups: là một nhóm để học sinh trao đổi sách giáo khoa
đã qua sử dụng

• CiteMe: dùng để học cách đưa những lời trích dẫn hợp lý vào bài
5.2. Một số ứng dụng cho giáo viên
• Calendar: dùng để ghi lại các lớp học với những bài tập sắp tới, những bài
kiểm tra, hạn nộp bài, v.v
• Courses: dùng để tạo các trang hướng dẫn và quản lý khóa học
• Webinaria: giúp giáo viên ghi lại bài giảng trên lớp và gửi lên Facebook cho
cả lớp xem lại
• To-do-list: tạo một danh sách nhắc nhở một cách dễ dàng
• Worldcat: tìm kiếm tài liệu có tại các thư viện trên tồn thế giới một cách dễ
dàng để giúp giáo viên trong công tác nghiên cứu.
5.3. Nhóm trên Facebook cho giáo viên và nhà giáo dục
• Educators using facebook : tham gia để cập nhập những gì các nhà giáo dục
khác đang chia sẻ và bàn luận
• Facebook for educators : nơi giáo viên có thể học cách sử dụng Facebook
với học sinh
Education : một nhóm tuyệt vời khác cho các nhà giáo dục và giáo viên
• Educators network: dành cho các giáo viên dạy các học viên trẻ tuổi
• Have fun teaching: là một nguồn tuyệt vời cho giáo viên

13


• Teachers- sharing ideas and resources for the classroom : Nhóm này dành
cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở và có rất nhiều nguồn tuyệt vời.
IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giúp học sinh lớp
12B3 trường THPT Đinh Chương Dương sử dụng facebook hiệu quả trong học
tập, tôi khảo sát lại việc sử dụng facebook và kết quả học tập của các em. Kết
quả như sau:
1. Việc sử dụng facebook

Câu hỏi điều tra
- Em có sử dụng
facebook khơng ?
- Em có vào nhóm
facebook riêng của tập
thể lớp khơng?

Phương án trả lời

Khơng

Khơng

Giao lưu với bạn bè
Comment và like
- Khi vào facebook, em Cập nhật thơng tin
thường làm gì?
Học tập
Hành động khác
- Em thấy facebook có Giải trí
tác dụng gì?
Kết bạn
Tâm sự
Học tập

Số lượng HS
43
0
43
0


Chiếm tỉ lệ
100%
0
100%
0

20
17
16
43
0
20
19
13
43

46,5%
39,5%
37,2%
100%
0%
46,5%
44,1%
30,2%
100%

Như vậy, nếu trước đây, các em thường vào facebook để giao lưu với bạn
bè (90,6%), comment và like (90,6%), cập nhật thông tin (90,6%), học tập chỉ
xếp thứ yếu(13,6%) thì giờ đây, những hoạt động giao lưu với bạn bè, comment

và like, cập nhật thông tin đã giảm, còn học tập lại được các em xếp lên hàng
đầu (100%).
Điều này cho chúng ta thấy nếu người lớn có định hướng tốt và giáo dục
các em học sinh thì chúng ta sẽ giúp các em biến cái hại thành cái lợi, biến cái
tiêu cực thành tích cực, học tập đạt kết quả tốt hơn.
2. Kết quả xếp loại học lực
Học lực
Học Kỳ I
Học Kỳ II

Giỏi (HS)
2
5

Khá (HS)
14
32

Trung bình (HS)
24
6

Yếu (HS)
3
0

14


3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Hạnh kiểm
Học Kỳ I
Học Kỳ II

Tốt (HS)
30
36

Khá (HS)
10
7

Trung bình (HS)
2
0

Yếu (HS)
1
0

Đầu năm lớp 12, tỉ lệ học sinh có lực học từ trung bình trở lên của lớp là
65,1% thì cuối năm con số này đã tăng lên đến 100%, Lớp khơng cịn học sinh
nào có học lực yếu kém.
Như vậy rõ ràng qua một thời gian thực hiện đề tài này, kết quả học tập
cũng như ý thức đạo đức của học sinh lớp 12B3 trường THPT Đinh Chương
Dương có sự tiến bộ rõ rệt. Có được kết quả này một phần cũng là nhờ hiệu quả
mà đề tài mang lại.

15



C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình tìm tịi nghiên cứu và trực tiếp thực hiện, đề tài: “Một số giải
pháp của giáo viên chủ nhiệm định hướng học sinh lớp 12B3 trường THPT
Đinh Chương Dương sử dụng facebook có hiệu quả trong học tập” đã tác
động tích cực đến học sinh, phát huy được tính kỷ luật, tính tự giác của các em.
Học sinh đã biết sử dụng facebook như công cụ khám phá, thu thập thơng tin,
trao đổi thơng tin phục vụ hữu ích cho việc học tập. Các em đã biết cách hạn chế
những tác động tiêu cực của facebook, biến cái hại thành cái lợi. Kết quả là việc
học tập của các em đã có sự tiến bộ đáng kể, cả về học lực và hạnh kiểm. Điều
này giúp cho bố mẹ và thầy cô phần nào yên tâm trước kỳ thi THPT quốc gia
đang đến rất gần.
Đối với bản thân, nhờ quá trình tìm tịi nghiên cứu, điều tra phân tích, đề tài
này đã giúp tôi gần gũi hơn với học sinh lớp chủ nhiệm, hiểu rõ hơn hồn cảnh,
cũng như tính cách của mỗi em. Từ đó có những biện pháp phù hợp để giáo dục
các em tiến bộ.
Như vậy, việc hướng dẫn học sinh sử dụng facebook hợp lý, có văn hóa,
làm tăng hiệu quả học tập là một cơng việc rất quan trọng của người giáo viên.
Nó góp phần tạo nên những học sinh năng động, sáng tạo, có nền tảng vững
vàng trong cuộc đời. Bởi vậy, tôi mong các bạn đồng nghiệp, các cấp, các ngành
quan tâm hơn đến vấn đề tôi đang suy nghĩ và cùng chung tay vào cuộc.
2. Kiến nghị
Hiện nay các tài liệu tham khảo cho GVCN vẫn cịn rất ít, để nâng cao
nghiệp vụ chủ nhiệm, giáo viên cần nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu hơn nữa, vì
vậy các cấp cần quan tâm hơn đến việc cung cấp tài liệu cho GVCN.
Nhà trường cần tạo điều kiện về mặt thời gian nhiều hơn cho GVCN, cũng
như có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên chủ nhiệm, như tôn vinh và tặng
thưởng giáo viên chủ nhiệm xuất sắc, thông qua các thành tích cụ thể và qua sự
thăm dị tín nhiệm của học sinh.

Hội đồng khoa học ngành sau khi lựa chon được những sáng kiến kinh
nghiệm xếp loại cấp ngành, biên tập và triển khai cho các trường đề chúng tôi áp
dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tỉnh nhà
Sáng kiến của tôi mới được áp dụng lần đầu, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như nhận xét của các thầy cô
và các bạn đồng nghiệp để tôi khắc phục, sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng
của đề tài, nghiên cứu thành một chuyên đề thiết thực và có hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách Kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm THPT, NXB Lao Động , 2010
[2]. Mạng internet: Báo điện tử VTV.vn; Báo điện tử www.tienphong.vn

18


PHỤ LỤC 1

Bảng điểm tổng kết lớp 11 và điểm trung bình khảo sát đầu năm lớp 12B3
stt

Họ và tên

Điểm TK lớp 11

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Lê Thị Mai Anh
Nguyễn Văn Chung
Trương Văn Chung
Trần Văn Cơng
Lê Tiến Cương
Phạm Quang Duy
Hồng Duy Dũng
Lê Huỳnh Đức
Nguyễn Trọng Minh Đức
Nguyễn Thị Hà
Lê Văn Hải

Lê Thị Hiền
Nguyễn Thị Hiền
Lê Thị Hoa
Bùi Ngọc Hoài
Lường Văn Hổ
Lê Thị Huệ
Phạm Văn Huỳnh
Nguyễn Thanh Hương
Nguyễn Thị Khang
Đinh Đăng Khoa
Nguyễn Thị Liên
Lê Thùy Linh
Tống Thị Linh
Nguyễn Đình Mạnh
Phạm Văn Mạnh
Mai Văn Nam
Phạm Mạnh Nam
Trịnh Văn Năm
Lê Thị Tú Oanh
Nguyễn Thị Phương
Cao Văn Sơn
Phạm Văn Tân
Nguyễn Trường Tấn
Hoàng Thị Thúy
Nguyễn Văn Tiến
Phạm Văn Tiến
Vũ Xuân Tiến
Đồng Văn Toàn
Vũ Thị Huyền Trang
Nguyễn Văn Trường


7.1
5.8
5.7
5.6
4.9
5.8
6.7
5.3
5.4
6.2
7.4
7.8
6.7
6.6
6.3
6.2
6.5
6.5
6.5
7.3
6.2
6.8
7.0
6.3
6.1
5.5
6.5
5.2
5.7

6.6
6.0
6.8
4.8
6.9
7.2
4.7
5.4
6.0
6.3
7.0
5.8

Điểm TB khảo sát đầu
năm lớp 12
7.3
5.4
4.7
4.5
4.7
5.5
6.3
4.2
4.1
5.7
7.0
7.4
6.2
6.1
4.9

5.8
5.6
6.2
6.2
6.7
5.9
6.4
7.0
4.4
4.6
5.0
6.1
4.0
4.7
6.2
4.8
6.7
3.8
6.0
6.4
4.6
4.3
6.1
5.3
7.2
5.3

Sử dụng
facebook
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x

19


42
43

Trịnh Thanh Tùng
Nguyễn Thị Xuyến

5.7
7.1

4.4
6.5

x
x

PHỤ LỤC 2
Một vài hình ảnh về việc sử dụng Facebook cho học tập
Thủy Lê đã tạo nhóm. 1 Tháng 10 năm 2015 lúc 15:14

Thủy Lê đã cập nhật ảnh nhóm.



Nguyễn Tiến 04 Tháng 10 năm 2015 lúc 19:45 ·
Các ban ơi ! bài tập chiều nay cơ giao về khó q. Ai giải được bài 1b
chưa? giải tớ xem với.


ʚʬɞCơng Địnhʚʬɞ 04 Tháng 10 lúc 20:05

Khó q. Tớ chịu


Pé Sư Tử 04 Tháng 10 lúc 20:25

Tớ giải thế này: y ′= −3x 2 + 2(2m + 1) x − (m 2 − 3m + 2) .
(Cm) có các điểm CĐ và CT nằm về hai phía của trục tung ⇔ PT y′ = 0 có 2
nghiệm trái dấu ⇔ 3(m 2 − 3m + 2) < 0 ⇔ 1 < m < 2 .
Có ai giải như tớ khơng?


Duy Quốc 04 Tháng 10 lúc 20:45

Uhm. Đúng đấy. Thế mà tớ không nghĩ ra. Thanhk you nhé.


Hồi Boom 10 Tháng 10 lúc 19:05

Trong 2 pư sau phản ứng nào xảy ra:
a)H3PO4 + Ca(H2PO4)2
b)Na3PO4 + Ca(H2PO4)2

Viết giúp mình phản ứng ln nha.
Thích · Chia sẻ

20




Vk Là Tất Cả 10 Tháng 10 lúc 19:15

Bài nào vậy


Hồi Boom 10 tháng 10 lúc 20:00

Khơng phải bài cơ giao. Bài tập ngồi thơi. Có biết trả lời hộ cái

Tiến Seven 10 tháng 10 lúc 20:30
mk chỉ thấy có pu Ca3(PO4)2 + H3PO4 --> 3CaHPO4 VÀ CaHPO4 +
H3PO4--> Ca(H2PO4)2 THƠI


Hồi Boom 10 Tháng 10 lúc 21:05

Um mình cũng nghĩ như bạn,Ca(H2PO4)2 lưỡng tính mà nên sẽ tác dụng
với axit,nhưng ko chắn nên mới hỏi

Oanh Lê 17 tháng 11 lúc 20:50
Cơ ơi ơn văn để thi đại hc có khó ko cơ? Hương Sáng


Hương Sáng 17 tháng 11 lúc 21:00
Sao em lại hỏi môn văn? Em dinh thi khoi D a

Oanh Lê 17 tháng 11 lúc 20:50
Dạ vâng.e bị mất gốc khối A rồi.e định ôn khối D.nhưng mới là ý định thôi ạ.e
muốn hỏi cô xem giờ e bắt đầu có kịp ko



Hương Sáng 17 tháng 11 lúc 21:00

Vẫn con kịp nếu e chịu khó. Nhưng em suy nghĩ cẩn thận đã nhé.



Thủy Lê 19 Tháng 11 lúc 19:25

Số báo đặc biệt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam của Chi Đồn 12B3. Cơ
mong các em phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, cuối năm
thật nhiều hoa trạng nguyên nở nhé.

21


Các trò say sưa vẽ báo. Và thành quả là đây!

Hà Na 19 tháng 11 lúc 21:10
“Nhìn các con say sưa học tập và vui chơi, Bố mẹ cũng yên tâm phần nào.
Báo tường của lớp đẹp quá. Các con cố gắng học tập đạt thật nhiều điểm
cao như đầu báo “ Hoa trạng nguyên ” nhé.”




Super's Gấu's 26 Tháng 2 lúc 12:12
Làm giúp tớ bài này vs: Chụp ảnh hc viết cũng đc, chi tiết giúp tớ nha...... 1.
Tích phân từ 0 đến pi/2 ( 0 là cận dưới, pi/2 là cận trên) căn 1- cos2x dx 2.
Tích phân từ 1 đến 2 ( 1 là cận dứoi, 2là cận trên) 3/ 1-2x dx 3 Tích phân từ 0
đến 1/2 ( 0 là cận dứoi, 1/2 là cận trên) dx/ căn 1-x^2 4. Tích phân từ 0 đến 1
( 0 cận dưới, 1 cận trên) x căn 1-xdx 5. Tích phân từ 1 đến e ( 1 cận dứoi, e cận
trên) ln x / x^2 6. Tích phân từ 0 đến 1 ( 0________,1________) x ln ( 1+ x^2)
dx


Câu Út họ vũ 10 Tháng 3 lúc 13:32

*Quần thể cá hồi có: (P): 0,25AA:0,5Aa:0,25aa
*Sau khi thụ tinh, trứng của hợp tử aa nở với hiệu suất H=50%( 1nửa còn k nở
đc). Các kiểu gen khác sinh trưởng bình thường. K có đột biến.
*Tính tần số alen a sau 4 thế hệ Ngẫu phối?
p/s: mn giúp với. tìm cơng thức tính nhanh qua n thế hệ...

22


• Thích · Chia sẻ
Pé Sư Tử đã chia sẻ bài viết của Tuyensinh247.com - Học trực
tuyến.
Cả lớp vào Tuyensinh247.com tải Đề thi minh họa thi THPT quốc gia 2016
ngay nhé !


Thủy Lê 01Tháng 04 lúc 19:32
Các em tham khảo cấu trúc đề thi THPT QG mơn Tốn năm 2015 nhé. Xu
hướng ra đề thi THPT quốc gia 2016 về cơ bản dựa trên cấu trúc đề năm trước.
Các em tham khảo nhé.
Số câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10



Nhận diện cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2015
Khảo sát hàm số bậc 3
Tìm giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất của hàm số trên
1 đoạn
a) Số phức (tìm phần thực và phần ảo)
b) Giải phương trình logarit
Tính tích phân hàm đa thức (có chứa hàm e)
Hình giải tích trong khơng gian (viết pt đường thẳng,
tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng)
a) Tính giá trị của biểu thức có chứa sin và cos
b) Xác suất
Hình học khơng gian (Tính thể tích khối chóp + tính

khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau)
Hình học phẳng (bài tốn tam giác - tìm tọa độ điểm)

Điểm
1
1
1
1
1
1
1
1

Thủy Lê 09 Tháng 04 lúc 19:20

“ Sáng mai, 10/4/2016 thực hiện thời gian học mùa hè, Buổi sáng vào học lúc
7h, buổi chiều vào học 14h. Các em nhớ lịch đi học đúng giờ nhé”


ʚìɞNhím Lùnʚìɞ 09 Tháng 04 lúc 20:10

Vâng ak.


Khang Kịy 09 Tháng 04 lúc 20:14

23


Chúng em nhớ rồi ạ.


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………............

Trang
1

B. PHẦN NỘI DUNG ………………………………………..............

3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………………
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI ……………………….......................
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ……………………
1. Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục học sinh về những mặt lợi và
hại của facebook đối với học tập ……………………………………….

3
5
8
8

2. Giải pháp 2: Điều tra về nhu cầu sử dụng facebook của học sinh
trong lớp ……………………………………………………………….
3. Giải pháp 3: GVCN lập một nhóm riêng cho lớp, động viên tất cả
học sinh trong lớp tham gia…………………………………………….

9
10


4. Giải pháp 4: Mời các giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh cùng
tham gia nhóm. ………………………………………………………...

12

5. Giải pháp 5: Giới thiệu một số ứng dụng của Facebook hỗ trợ học
tập ………………………………………………………………………

13

IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ……………………..

14

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

24



×