Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đóng góp của du kí phạm quỳnh trong việc hiện đại hóa văn học việt nam những năm đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.33 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HOÀNG OANH

Đóng góp của du kí Phạm Quỳnh
trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XX

LUN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HOÀNG OANH

Đóng góp của du kí Phạm Quỳnh
trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XX

CHUYấN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG



VINH - 2010


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 10

4.

Phạm vi tư liệu khảo sát ...................................................................... 11

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11

6.

Cấu trúc luận văn ................................................................................ 11


Chương 1. DU KÝ PHẠM QUỲNH VỚI VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA
MỘT THỂ TÀI VĂN HỌC .......................................................................... 12
1.1.

Bức tranh thể tài văn học trong văn học Việt Nam trước nhu cầu
hiện đại hoá ......................................................................................... 12

1.1.1. Hệ thống thể tài văn học trong văn học Việt Nam trung đại .............. 12
1.1.2. Nhu cầu cách tân những thể tài đã có ................................................. 16
1.1.3. Tính bức thiết của việc du nhập những thể tài mới ............................ 18
1.2.

Thể tài du kí trong văn học Việt Nam trung đại ................................. 20

1.2.1. Du kí với tư cách là một thể tài văn học ............................................. 20
1.2.2. Đặc điểm chung của những tác phẩm mang dáng dấp du kí trong
văn học Việt Nam trung đại ................................................................ 23
1.2.3. Những nguyên nhân chi phối sự phát triển của du kí trong văn
học Việt Nam trung đại ....................................................................... 29
1.3.

Đóng góp của Phạm Quỳnh đối với việc hiện đại hóa thể tài du kí ..... 33

1.3.1. Đóng góp trên tư cách chủ bút Nam Phong tạp chí ............................ 33
1.3.2. Đóng góp trên tư cách một cây bút du kí thực thụ ............................. 34
1.3.3. Du kí của Phạm Quỳnh với sự định hình phong cách thể tài du kí........ 36
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 39



Chương 2. DU KÍ PHẠM QUỲNH VỚI VIỆC CÁCH TÂN QUAN
NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC............ 40
2.1.

Quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực trong văn
học Việt Nam trung đại ....................................................................... 40

2.1.1. Sự chi phối toàn diện của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ
ngơn chí” ............................................................................................. 40
2.1.2. Tính chất của hiện thực trong các tác phẩm văn học Việt Nam
thời trung đại ....................................................................................... 44
2.1.3. Sự hạn chế việc phát triển phong cách cá nhân .................................. 48
2.2.

Sự hình thành một quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học
và hiện thực với du kí Phạm Quỳnh ................................................... 51

2.2.1. Đối tượng của văn học: một hiện thực với tất cả sự đa dạng và
đầy biến động của nó .......................................................................... 51
2.2.2. Sáng tác văn học: ghi chép, tái hiện và suy ngẫm .............................. 54
2.2.3. Khẳng định phong cách cá nhân - một đòi hỏi thiết yếu .................... 61
2.3.

Sự kế thừa những kinh nghiệm nghệ thuật của du kí Phạm
Quỳnh trong văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945 ..................... 65

2.3.1. Mấy vấn đề lí luận về việc kế thừa kinh nghiệm nghệ thuật của
những nhà văn đi trước ....................................................................... 66
2.3.2. Sự kế thừa kinh nghiệm ghi chép của du kí Phạm Quỳnh trong
văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945 ........................................... 68

2.3.3. Sự kế thừa kinh nghiệm bao quát tồn cảnh hiện thực của du kí
Phạm Quỳnh trong văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945 ........... 72
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 76
Chương 3. DU KÍ PHẠM QUỲNH VỚI VIỆC ĐỔI MỚI NGÔN NGỮ,
GIỌNG ĐIỆU VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ............................................... 77
3.1.

Nhu cầu đổi mới ngôn ngữ, giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam
đầu thế kỉ ............................................................................................. 77


3.1.1. Nhu cầu đổi mới các thành phần của ngôn ngữ nghệ thuật ................ 77
3.1.2. Nhu cầu đa dạng hóa giọng điệu nghệ thuật gắn liền với việc tôn
trọng bản sắc cá nhân .......................................................................... 79
3.1.3. Những nỗ lực đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi nghệ
thuật của các nhà văn giai đoạn giao thời ........................................... 82
3.2.

Tính hiện đại của ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong du kí
Phạm Quỳnh........................................................................................ 89

3.2.1. Tính hiện đại của các lớp từ ngữ được dùng ...................................... 89
3.2.2. Tính hiện đại của câu văn quốc ngữ ................................................... 96
3.2.3. Tính hiện đại của giọng điệu nghệ thuật ........................................... 101
3.3.

Những gợi mở của du kí Phạm Quỳnh về con đường đổi mới
ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi nghệ thuật .................................... 105

3.3.1. Gợi mở về cách sử dụng từ Hán Việt và vay mượn các khái

niệm thuật ngữ phương Tây .............................................................. 105
3.3.2. Gợi mở về cách gia tăng tính duy lý, khúc chiết của câu văn
nghệ thuật .......................................................................................... 110
3.3.3. Gợi mở về cách thay đổi giọng điệu gắn liền với việc di chuyển
điểm nhìn về đối tượng ..................................................................... 115
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 117
KẾT LUẬN .................................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cho đến nay, thời điểm những thập niên đầu thế kỉ XX vẫn được
xem là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất của lịch sử văn học dân
tộc. Ở đó, sự chuyển đổi về hệ hình tư duy trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
đã được bộc lộ. Giữa rất nhiều những gương mặt của giới sáng tác và giới học
giả đương thời, Phạm Quỳnh thực sự là một nhân vật tiêu biểu, có tầm ảnh
hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa Việt Nam ở chặng đầu tiên của
con đường hiện đại hóa. Hoạt động của ơng rất phong phú, trong đó, bằng sự
nghiệp sáng tác của mình, ơng đã đặt những dấu mốc quan trọng trên tiến
trình phát triển của nền văn học.
Trước tác của Phạm Quỳnh khá đa dạng về thể loại, bao gồm khảo cứu,
bình luận, dịch thuật, du kí… Chỉ riêng bảy thiên du kí đăng trên tạp chí Nam
Phong đã đủ ghi nhận những khám phá, tìm tịi, thể nghiệm ráo riết của ơng về
văn xi quốc ngữ. Nghiên cứu du kí Phạm Quỳnh, ta không chỉ thấy rằng ông
đã đi tiên phong trong việc mở ra những chuyến hành trình qua mọi miền sơng
núi và truyền cảm hứng xê dịch, thúc đẩy nhu cầu đi và viết cho giới trí thức

đương thời, mà cịn thấy được vai trị của ơng trong việc định hình một thể tài
văn học. Hơn thế, nhìn lại chặng đường phát triển của văn học Việt Nam ba
mươi năm đầu thế kỉ XX, có thể thấy ý nghĩa của du kí của Phạm Quỳnh khơng
cịn bó hẹp trong phạm vi phát triển một thể tài văn học, mà ít nhiều đã góp
phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của văn học hiện đại, từ quan niệm về
mối quan hệ giữa văn học và thực tại, quan niệm về việc phản ánh hiện thực
đời sống, vai trò của chủ thế sáng tạo… đến việc đổi mới ngôn ngữ, bút pháp,
giọng điệu của văn xi quốc ngữ. Như vậy, nhìn trong một tương quan rộng,
du kí Phạm Quỳnh thực sự có những đóng góp cho việc hiện đại hóa nền văn
học dân tộc - một đòi hỏi đã khá bức bách tại thời điểm ấy.


2
1.2. Hiện nay, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhiều vấn
đề, nhiều giá trị đang cần phải được nhận thức lại trên tinh thần khảo cứu
chính xác, kĩ lưỡng và khoa học. Phạm Quỳnh và văn nghiệp của ông là một
trong những đối tượng như thế. Suốt một thời gian dài, do bị chi phối bởi
nhiều nhân tố, con người và sự nghiệp của Phạm Quỳnh bị đánh giá q khắt
khe, thậm chí khơng tránh khỏi sai lệch. Vị trí của ơng trong nền văn hóa dân
tộc chưa được định vị chính xác. Trong tình hình đó, việc tìm hiểu, đánh giá
thỏa đáng bất cứ một bộ phận nào trong di sản của Phạm Quỳnh cũng là việc
làm có tính cấp thiết.
Vấn đề Đóng góp của du kí Phạm Quỳnh trong việc hiện đại hóa
văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX mà chúng tôi chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ xuất phát từ những lí do căn bản nêu trên.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Quỳnh được xem là một đối tượng phức tạp. Trong con mắt của
nhiều người, sự phức tạp này thể hiện ở cả hai mặt: con người và tác phẩm.
Sống trong giai đoạn giao thời của xã hội Việt Nam - một giai đoạn hết sức
nhạy cảm - lại dấn thân sâu sắc vào đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, một

con người với thân thế và sự nghiệp như Phạm Quỳnh tất yếu phải chịu sự
phán xét khắt khe của công luận. Kể từ khi Phạm Quỳnh xuất hiện trên văn
đàn cho đến nay, đã có biết bao nhiêu bài nghiên cứu, phê bình viết về ơng. Ở
những bài viết ấy, có sự phân lập rất rõ quan điểm của các nhà nghiên cứu khi
đánh giá con người và di sản của Phạm Quỳnh.
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về sự nghiệp trước tác của
Phạm Quỳnh
Không ít ý kiến chỉ tập trung nhìn nhận vấn đề chính trị trong tác phẩm
của Phạm Quỳnh, do vậy, phủ nhận triệt để những gì mà ơng viết ra. Người
cùng thời với Phạm Quỳnh, lên tiếng sớm nhất thể hiện thái độ này có lẽ là


3
Ngô Đức Kế. Cho rằng việc Phạm Quỳnh đề cao Truyện Kiều có nguy cơ đưa
thanh niên, trí thức vào con đường thưởng thức văn chương thuần túy, đánh
lạc hướng đấu tranh, Ngô Đức Kế đã viết bài Luận về chánh học cùng tà
thuyết, đăng trên báo Hữu thanh số 21 - năm 1924. Trong bài bút chiến hùng
hồn này, Ngơ Đức Kế đã gọi những trí thức Tây học như Phạm Quỳnh là
“những người học thức kiến văn chưa được một nắm, nhân cách chẳng đáng
là bao, mới lom lem học những học thuyết ông Mạnh (Montesquieu), ông Lư
(Rousseau), bập bẹ những cách ngơn họ Trang, họ Liệt thì đã nghiễm nhiên tự
lập thành một đấng văn hào, tự xưng khai hóa quốc dân mà khơng ngó lại
mình đã khai hóa hay chưa; thơi thì diễn văn chất đống, sách du kí đầy thùng,
thơi thì tán xằng tán nhảm, nói bậy nói càn, khơng cịn có nghĩa lí chính đáng
chi nữa [15, tr.217-218].
Con người và sự nghiệp của Phạm Quỳnh cũng được đề cập đến trong
cơng trình Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX của Đặng Thai Mai.
Ở đây, thái độ của nhà nghiên cứu đối với Phạm Quỳnh là hết sức gay gắt.
Ông gọi Phạm Quỳnh là loại “tiên sinh kính trắng”, “tên Việt gian đột lốt
học giả”, sản xuất ra “học thuyết liếm gót”… Theo Đặng Thai Mai, “lập

trường tư tưởng của Phạm Quỳnh như vậy, thì ý kiến của y nhất định cũng
chỉ có thể là nguy hại cho tinh thần” [23, tr.125-126]. Tác giả còn giễu:
“người độc giả báo Nam phong chỉ thấy rằng Phạm Quỳnh hình như là học
rộng lắm: biết chữ Hán, biết tiếng Pháp và biết cả tiếng Việt!”. Thế nhưng,
đó chỉ là một “học giả” có đủ chữ Hán để bịp người Tây; và cũng có đủ chữ
Tây để lịe người “An nam”! Từ đó, Đặng Thai Mai đánh giá: “Y (Phạm
Quỳnh) viết đủ mọi thứ: chính trị, văn học, sử học, triết học, kinh tế học,
giáo dục học, đã viết về văn minh Trung Quốc, văn minh nước Pháp, về ca
dao Việt-nam, về văn chương tư tưởng cổ, kim, Đông, Tây… và y cũng đã
dịch, dịch văn Tàu, dịch văn Tây, cũng như y đã viết báo Quốc ngữ, viết báo


4
Pháp! Nhưng điều người ta chưa thấy là cái mà Phạm Quỳnh giới thiệu trên
tờ Nam phong khơng hề có một mặt nào có thể nó là có hệ thống, và cũng
chưa hề có một phần nào đã đi sâu vào vấn đề mà phê phán, mà nghĩ đến
việc áp dụng cho thực tế Việt-nam” [23, tr.126].
Cách nhìn như vậy về Phạm Quỳnh cũng được thể hiện trong cuốn giáo
trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 của Trần Đình Hượu,
Lê Chí Dũng. Hai tác giả này chỉ dành cho Phạm Quỳnh mấy dòng ngắn ngủi
nhưng khá nặng nề. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng cho rằng: Phạm Quỳnh
chính là một nhân tố trong việc thay đổi thủ đoạn cai trị của thực dân Pháp.
“Phạm Quỳnh đã cổ động cho văn hóa “điều hịa tân cựu”, “thổ nạp Á Âu” hô
hào “xây dựng nền quốc văn”, mơn trớn, lôi kéo cả cựu học lẫn tân học, đề
cao Pháp, lái thanh niên trí thức vào hoạt động văn hóa, văn học, đánh vào
lịng tham danh vọng của họ” [13, tr.325]; “Từ đưa ra khẩu hiệu xây đắp nền
quốc văn đến dấy lên phong trào sùng bái Truyện Kiều, Phạm Quỳnh chỉ
nhằm một mục đích: hướng thanh niên trí thức vào lĩnh vực văn hóa, tách họ
ra khỏi những vấn đề sống còn của đất nước và thời đại… Vì vậy, cả những
luận điệu dối trá của Phạm Quỳnh, cả con người Phạm Quỳnh đều có sức lừa

mị cám dỗ” [13, tr.325]. Phải nói rằng, những kết luận như thế này đã chi
phối sâu sắc nhận thức của khơng ít người về một đối tượng vốn khơng đơn
giản, và dĩ nhiên chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng. Một nhà phê bình nữa cũng
khắt khe khơng kém khi viết về Phạm Quỳnh là Thiếu Sơn. Trong Bài học
Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn nói rõ q trình nhận thức lại của mình về ơng chủ
bút Nam Phong - nhân vật lừng lẫy mà một thời ông đã từng khâm phục.
Thiếu Sơn đánh giá Phạm Quỳnh trên hai phương diện: con người chính trị và
con người văn nhân. Nhà phê bình cho rằng, về chính trị, Phạm Quỳnh, là
“tay sai đắc lực, cũng ham danh ham lợi, ham địa vị và quyền thế”, tuy nhiên,
“vẫn làm màu, làm mè để mê dân hoặc chúng” [42, tr.90]; về trước tác, “tất cả


5
những bài khảo cứu hay bình luận của ơng (Phạm Quỳnh) đều có dụng ý làm
cho người đọc quên thân phận của mình là người dân mất nước và sung sướng
được làm nô lệ của thực dân” [42, tr.93].
Tuy nhiên, khơng phải tất cả các nhà nghiên cứu đều có cùng một thái
độ phê phán, phủ nhận Phạm Quỳnh. Ngay từ năm 1942, trong cơng trình
Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có cái nhìn bao qt về sự nghiệp của
Phạm Quỳnh kèm theo những lời bình luận đầy thiện cảm. “Một điều mà
người đọc nhận thấy trước nhất trong những bài biên tập và trước thuật của
ông (Phạm Quỳnh) là ông không cẩu thả; phần nhiều các bài của ông đều
vững vàng, chắc chắn, làm cho người đọc có lịng tin cậy. Điều thứ hai là ở
nhà văn này, người ta nhận thấy một khuynh hướng rõ ràng về học thuyết hay
về những thứ mà phần tư tưởng là phần cốt yếu. Ít khi người ta thấy dưới ngịi
bút ơng những bài phù phiếm có giọng tài hoa, bay bướm và chỉ có một tính
cách đặc văn chương. Ông là người chủ trương cái học thuyết: đọc sách Tây
là để thâu lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc
văn cịn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hịa với cái
hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình khơng mất bản sắc mà

vẫn có cơ tiến hóa được” [30, tr.80].
Từ góc nhìn văn hóa học, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã xác định
vai trị của những trí thức như Phạm Quỳnh trong q trình tiếp nhận văn hóa
phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Thảo luận lại với những ý kiến phủ
nhận Phạm Quỳnh trước đây, Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nếu được để phần
lập trường chính trị của Phạm Quỳnh sang một bên khi xét phần học thuật, và
nếu chúng ta thực sự sáng mắt sáng lòng, thật sự thanh thốt, cơng bằng trong
cảm nhận, chúng ta sẽ thấy phải ghi công cho ông nhiều hơn trước” [28].
Đảm trách mục từ Phạm Quỳnh trong Từ điển văn học (bộ mới),
Nguyễn Huệ Chi nhìn nhận khá tổng quát sự nghiệp trước tác của Phạm


6
Quỳnh. Ông cho rằng: “Phạm Quỳnh là người làm việc không cẩu thả, dù
dịch thuật hay trước tác, điều tra cẩn thận, đắn đo câu chữ rất nhiều. Hơn nữa,
ông có thiên hướng thích loại văn chương nghị luận hơn là văn chương cảm
hứng, nên ngòi bút điềm đạm mực thước chứ khơng phóng túng như Nguyễn
Văn Vĩnh” [59, tr.1365].
Gần đây, Nhà xuất bản Tri thức cho ra mắt cuốn Phạm Quỳnh - Tiểu
luận viết bằng tiếng Pháp 1922 - 1932. Trong lời giới thiệu, dịch giả Phạm
Toàn dành cho Phạm Quỳnh những lời trân trọng: “Đọc Phạm Quỳnh cả bằng
tiếng Việt lẫn bằng tiếng Pháp, cái ấn tượng đầu tiên sau đó cịn tiếp tục theo
đuổi ta, ấy khơng chỉ là sự khâm phục chiều sâu bác học và tầm cao ái quốc
của tác giả. ấn tượng lớn hơn nữa, cịn đáng u hơn nhiều, càng quyến rũ ta
vơ cùng, ấy là lịng u cái Đẹp của bậc chí sĩ đó” [37, tr.6]. Phạm Tồn đã
phân tích khá nhiều dẫn chứng từ tác phẩm của Phạm Quỳnh để các luận điểm
mới của ơng có sức thuyết phục.
Vấn đề nghiên cứu Phạm Quỳnh từ trước đến nay đã được tổng kết lại
khá đầy đủ trong bài Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm
Quỳnh của Nguyễn Ngọc Thiện. Tác giả bài báo đã cẩn trọng thống kê lại

những cơng trình của các nhà nghiên cứu, các học giả thuộc nhiều thế hệ viết
về văn nghiệp Phạm Quỳnh cũng như vị trí của Phạm Quỳnh trong lịch sử văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Ông chỉ ra những khuynh hướng khác nhau
thể hiện ở các mốc thời gian cụ thể: từ 1924 đến trước cách mạng tháng Tám,
Sau cách mạng tháng Tám đến tháng 4 năm 1975 và cuối cùng là sau ngày
đất nước thống nhất đến nay. Ông cũng đã phác họa một cách sơ lược những
khuynh hướng, những cách nhìn khác nhau về Phạm Quỳnh. Trong phần kết
của bài báo, ông nhấn mạnh lại một lần nữa tính chất phức tạp của hiện tượng
Phạm Quỳnh trong lịch sử văn học dân tộc. Ông cho rằng không nên đưa ra
kết luận vội vàng cũng như không nên căn cứ vào tiếng nói của số đơng mà


7
phải thẩm định di sản của nhà học giả này với những căn cứ khoa học xác
đáng. Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định quan điểm của cá nhân mình: Phạm
Quỳnh vẫn có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học hiện đại [52].
2.2. Những ý kiến đánh giá về du kí Phạm Quỳnh
Một trong những người có ý kiến sớm sủa nhất về bộ phận du kí trong
sáng tác của Phạm Quỳnh có lẽ là Vũ Ngọc Phan. Đọc Ba tháng ở Pari (rút từ
Pháp du hành trình nhật kí) của Phạm Quỳnh, nhà phê bình cảm thấy có
nhiều thú vị. “Chuyện ơng kể đã có dun, lại vui, tường tận từng nơi từng
chốn làm cho người chưa được bước chân lên đất Pháp chưa hề đến Pari cũng
tưởng tượng qua được những thắng cảnh và những nơi cổ tích của cái kinh
thành ánh sáng dưới trời Tây và chia ít nhiều cảm xúc cùng nhà du lịch” [30,
tr.95]. Vũ Ngọc Phan nhận thấy ở cây bút Phạm Quỳnh “lối viết du kí vừa
thuật chuyện, vừa xen lời phê bình một cách trang nhã như thế là một lối mặn
mà và khéo léo làm cho ai cũng ham đọc” [20, tr.96].
Trong cơng trình văn học sử đã nhắc ở trên, Phạm Thế Ngũ dành hẳn
một mục riêng để bàn về du kí của Phạm Quỳnh, thậm chí ơng cịn tặng cho
Phạm Quỳnh danh hiệu “nhà du kí”, bởi theo ông, con người này đã “mở

đường cho một loại văn sau thành mốt thời ấy, là loại du kí” [27, tr.190].
Phạm Thế Ngũ khá tinh khi nhận ra sự khác biệt trong giọng điệu của du kí
Phạm Quỳnh trước và sau 1925. Trước 1925, giọng điệu chủ đạo là “giọng
phù phiếm xã giao…, tưởng tượng còn bồng bột lắm đoạn trầm bổng lâm li”,
nhưng từ 1925 trở đi, “ngòi bút của tác giả đã hướng về đường giản dị chuẩn
xác hơn, khơng ham trần thiết những hoa hịe hoa sói, tô vẽ những rung động
thi nhân” [27, tr.190]. Theo Phạm Thế Ngũ, trong những tác phẩm du kí của
Phạm Quỳnh, có giá trị lớn nhất vẫn là Pháp du hành trình nhật kí, bởi qua
tác phẩm này, ơng đã nhận thấy một lối viết giản dị, mộc mạc, tự nhiên và
một sự dung hòa độc đáo của thái độ tự ti, tự tri, tự tín.


8
Tác giả mục Phạm Quỳnh của Từ điển văn học (bộ mới) nhận thấy du
kí Phạm Quỳnh nổi lên đặc điểm: “phần tra sốt, luận lí vẫn nhiều hơn những
trang nói lên tâm trạng và cảm xúc của mình, nên giá trị sưu khảo trong đó rất
lớn (chẳng hạn bài viết về lễ tế Nam Giao), nhưng đây đó vẫn có những nhận
xét rất tinh tế, dí dỏm” [59, tr.1366].
Gần đây, bộ Du kí Việt Nam - Tạp chí Nam Phong do Nguyễn Hữu Sơn
sưu tầm và giới thiệu được xuất bản đã gây được sự chú ý của dư luận. Trên
các báo và tạp chí, xuất hiện khá nhiều bài điểm sách, bàn về thể tài du kí,
trong đó có du kí Phạm Quỳnh. Nhìn chung, bộ Du kí Việt Nam được đánh
giá theo chiều hướng tích cực. Nguyễn Khắc Xuyên cho rằng: theo tờ Nam
Phong, “có thể một phần nào làm một cuộc hành trình qua những phong cảnh
hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc tới Nam” [dẫn theo
Nguyễn Ngọc Thiện, 23]. Trần Hữu Tá trong bài Du kí Việt Nam - một bộ
sách quý lại chú ý tới văn phong của các tác phẩm này. Theo ông, “đọc lại
văn chương quốc ngữ đầu thế kỷ XX của Phạm Quỳnh, Trần Tiến Lãng,
Nguyễn Trọng Thuật, Huỳnh Thị Bảo Hòa… về cơ bản, ta vẫn có được cái
nhã hứng của người khát khao tri âm tri kỷ với văn chương” [48]. Trong số

những du kí mà các bài báo đề cập, tác phẩm của Phạm Quỳnh vẫn giành
được sự quan tâm đặc biệt. Trung Sơn trong Viết của sự đi đã đánh giá Phạm
Quỳnh là “một tác giả nổi bật và chủ chốt trong loại văn du kí trên Nam
Phong” [43]. Theo Trung Sơn, không phải bởi Phạm Quỳnh là chủ bút, là
người có ý thức khơi nguồn này, cũng khơng phải vì Phạm Quỳnh đã đi nhiều
viết nhiều, mà điều quan trọng nhất, theo ơng, đó là Phạm Quỳnh “viết du kí
theo đúng như yêu cầu và đặc điểm của thể tài này”. “Chỉ một chuyến trẩy
chùa Hương thôi, nhưng ông không chỉ đi và kể mà còn luận và bàn. Bàn về
tính cách tín ngưỡng của người Việt. Bàn về tương quan giữa đạo Phật và đạo
Nho ở nước ta. Luận về cách đi lễ chùa chiền của người dân” [43]. Về thể tài


9
du kí trên tạp chí Nam Phong, đặc biệt là du kí Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu
Sơn nhận xét: “Nhờ những trang du kí của học giả Phạm Quỳnh mà chúng ta
hiểu rõ thêm phần nào tình hình đời sống xã hội, mức độ phát triển giao
thông, vài nét phong tục tập quán, và những thắng cảnh tiêu biểu… vào thập
kỷ 20 của thế kỉ trước, cách ngày nay gần một thế kỉ. Đây cũng là những
trang tư liệu cụ thể sinh động ngày càng trở nên có ý nghĩa” [40]. Ý kiến này
rất gần gũi với suy nghĩ của Phong Lê: “Là sản phẩm của học giả, trí thức, lại
vừa là hoặc từng là công chức của nhà nước nên mỗi du kí bao giờ cũng hội
đủ các tri thức về địa dư và lịch sử, cũng như những cảm khái và suy ngẫm về
thời thế… Cũng do tư cách và mục đích của người viết như thế, nên giá trị
văn chương của các du kí thường xen lẫn với nhiều giá trị khác - những giá trị
mang tính chất học thuật, như giá trị sử học, xã hội học, dân tộc học, phong
tục học, văn hóa học, địa phương học… Xem cách Phạm Quỳnh thuật chuyện
về Pari hoặc du kí về Pari thì thấy rất rõ điều này. Đây không hẳn là một áng
văn chương về Pari mà một miêu tả và khảo sát về Pari, trên rất nhiều phương
diện” [17].
Trong cuộc trị chuyện tay đơi với Hữu Sơn xung quanh bộ Du kí Việt

Nam tạp chí Nam Phong 1917 - 1934, Ngân Xuyên cảm nhận: “Đọc du kí
Phạm Quỳnh ta vừa có thể biết tỉ mỉ, chi tiết đến từng lăng mộ ở Huế, từng
con đường ở Paris, lại vừa được thích thú nghe ơng bình phẩm, đánh giá xác
đáng về những điều ông mắt thấy tai nghe. Lại nữa, những suy nghĩ của Phạm
Quỳnh trước cảnh và người ơng thấy ở xứ lạ trên đất nước mình hay khi mình
ở trên xứ người gợi được rất nhiều đồng cảm đến tận hơm nay” [41]. Nguyễn
Văn Hồn cho việc in lại các bài du kí là một sáng kiến hay, và theo ơng, “do
chỉ sưu tập du kí trên Nam Phong, nên Phạm Quỳnh được in lại nhiều nhất.
Tất cả có 7 bài. Người đọc đã quen với nhà khảo cứu Phạm Quỳnh với giọng
văn học giả, trịnh trọng, đạo mạo, nhiều khi nặng nề, khô khan, lại bắt gặp ở


10
đây một Phạm Quỳnh, nhà văn viết du kí, tuy vẫn mang con mắt của nhà khảo
cứu, nhưng lời văn nhẹ nhàng, thanh thốt hơn, thậm chí đây đó cịn dám
châm biếm “phạm thượng” [12]. Với bài viết "Du kí Việt Nam trên chặng đầu
hiện đại hóa", Phong Lê đã thấy được Phạm Quỳnh là "người có đủ tư cách
đại diện nhất" cho thể tài du kí, bởi mỗi bài du kí đều "hội đủ các tri thức về
địa dư và lịch sử, cùng những cảm khái và suy ngẫm về thời thế", và "giá trị
văn chương của các du kí thường xen lẫn với nhiều giá trị khác - những giá trị
mang tính chất học thuật, những giá trị sử học, xã hội học, dân tộc học, phong
tục học, văn hóa học, địa phương học…"[18].
Những ý kiến mà chúng tôi đã điểm qua trên đây đủ cho thấy sự nghiệp
trước tác của Phạm Quỳnh quả còn khá nhiều vấn đề cần được nghiên cứu lại
một cách kĩ lưỡng, nghiêm túc. Riêng bộ phận du kí của ơng, các ý kiến tỏ ra
khá đồng thuận. Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những nhận định về
một thể loại trong tổng thể di sản của Phạm Quỳnh, hoặc sơ lược hơn, chỉ là
những cảm nhận của người viết trong khn khổ một bài điểm sách chứ chưa
có cơng trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu những đóng góp của du kí Phạm
Quỳnh cho việc hiện đại hóa văn học đầu thế kỉ XX. Một sự khảo cứu sâu các

tác phẩm thuộc thể tài này vẫn chưa được thực hiện. Thực tế này kích thích
chúng tơi đi vào đề tài mà chúng tôi đã chọn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Miêu tả một cách bao quát bức tranh thể tài của văn học Việt Nam
trước nhu cầu hiện đại hóa và đóng góp của du kí Phạm Quỳnh đối với việc
hiện đại hóa thể tài du kí.
- Chứng minh vai trị của du kí Phạm Quỳnh trong việc hình thành
những quan niệm mới mẻ về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng như
đổi mới ngôn ngữ, giọng điệu của văn xi nghệ thuật thời kì đầu thế kỉ XX.


11
4. Phạm vi tư liệu khảo sát
Luận văn khảo sát tồn bộ tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh được tập
hợp trong bộ Du kí Việt Nam - Tạp chí Nam Phong 1917 - 1934 do Nguyễn
Hữu Sơn sưu tầm và giới thiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp chính sau đây: so sánh
đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp miêu tả, phương
pháp hệ thống.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có những chương sau:
Chương 1. Du kí Phạm Quỳnh với việc hiện đại hóa một thể tài văn học.
Chương 2. Du kí Phạm Quỳnh với việc cách tân quan niệm về mối
quan hệ giữa văn học và hiện thực.
Chương 3. Du kí Phạm Quỳnh với việc đổi mới ngơn ngữ, giọng điệu
văn xuôi nghệ thuật.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.



12
Chương 1

DU KÝ PHẠM QUỲNH VỚI VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA
MỘT THỂ TÀI VĂN HỌC
1.1. Bức tranh thể tài văn học trong văn học Việt Nam trước nhu cầu
hiện đại hoá
1.1.1. Hệ thống thể tài văn học trong văn học Việt Nam trung đại
Trước khi đi vào mô tả hệ thống thể tài trong văn học Việt Nam trung
đại, có một số khái niệm cần được minh định rõ ràng. Đối với lí thuyết thể
loại văn học, việc phân biệt hai khái niệm thể và loại là rất cần thiết. Dựa vào
các yếu tố mang tính ổn định và riêng biệt về mặt hình thức của tác phẩm văn
học, người ta chia và sắp xếp các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ thuộc các loại
và thể khác nhau. Trong đó, loại là khái niệm rộng dung chứa thể, còn thể là
những dạng thức nhỏ hơn nằm trong loại. Khái niệm thể loại hay thể tài chính
là "dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học, được tổ chức thành
những hình thức nghệ thuật riêng biệt, thể hiện cách cảm nhận và thái độ tình
cảm của con người về các hiện tượng của đời sống" [9]. Vốn không phải là
một phạm trù mang tính ổn định vĩnh viễn, trái lại có thể biến đổi, mất đi và
được thay thế bằng các thể tài khác, thể tài văn học sẽ đem lại một cái nhìn
tổng thể về sự vận động của một giai đoạn văn học nhất định cũng như đặc
điểm loại hình của giai đoạn văn học đó.
Trước hết phải thấy rằng hệ thống thể tài văn học trong văn học Việt
Nam trung đại đầy bộn bề và phức tạp. Sự bộn bề phức tạp đó có những căn
nguyên của nó. Thứ nhất, hệ thống thể tài văn học trung đại bao gồm những
thể tài văn học ngoại nhập, vay mượn của văn học Trung Hoa và những thể
tài nội sinh, thuần Việt. Điều này kéo theo tình trạng "song ngữ bất bình
đẳng" (Phạm Xuân Thạch) thời trung đại và sự lấn át của thể tài ngoại nhập



13
đối với thể tài thuần Việt. Thứ hai, có sự nhập nhằng, không thống nhất trong
cách định danh khái niệm, chẳng hạn "văn" bao gồm các thể tài văn chương
(văn xuôi, thơ, phú…); hay "văn" là "thể tập hợp các văn bản chức năng ngồi
văn học" (Trần Đình Sử). Mặt khác, một nét đặc trưng dễ nhận thấy của thể
tài văn học trung đại là tên thể tài thường được biểu hiện ngay ở nhan đề tác
phẩm, (chẳng hạn Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)... Tuy nhiên, có một số trường hợp khơng nằm
trong quy luật đó. Chẳng hạn, ghi chép vốn là sở trường của kí - một thể loại
viết bằng văn xi. Lục cũng có nghĩa là ghi chép, nhưng Bắc hành tạp lục
của Nguyễn Du lại được viết bằng thơ - hồn tồn khác với Khố hư lục, Lam
sơn thực lục,... Chính điều đó góp phần tạo nên diện mạo phức tạp của hệ
thống thể tài văn học trung đại.
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu thống kê, phân loại
thể tài văn học trung đại. Các tác gia thời phong kiến cũng có ý thức cao về
công việc này. Lê Quý Đôn từng nói: "Văn khơng thể tạp loạn, thể tài phải tự
khác nhau" (dẫn theo Trần Đình Sử) [47, tr.99]. Tuy nhiên, tính chất nguyên
hợp của tác phẩm văn học (đối tượng của sự phân loại) cộng với nhãn quan
phong kiến của nhà Nho khiến cho các cơng trình nghiên cứu của các tác gia
trung đại cịn hạn chế về tính khoa học. Những cơng trình như Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú, Bùi Huy Ích, nói như Trần Đình Sử, mới
dừng lại ở "sự kiểm kê tài sản văn hiến nước nhà" [47, tr.99].
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử
đã trình bày khá đầy đủ và tồn diện hệ thống thể tài văn học trung đại. Hệ
thống đó được phân chia theo các thể loại thơ, phú, văn, truyện, tuồng chèo.
Có thể mơ hình hóa như sau:


14
Thơ

chữ Hán

Các hình thức thể loại vay mượn

Thơ
Thơ
tiếng Việt

Lục bát, song thất, Đường luật, diễn ca, truyện
Nôm, ngâm khúc, vãn, hát nói

Phú chữ Hán
Phú
Phú chữ Nơm
Văn vần
Văn Nơm
Biền ngẫu
Văn

Văn xi
chữ Hán

Biền
văn

Tản
văn

Cáo, chiếu, biểu, bi, hịch, luận,
phú, văn tế, câu đối, trần tình văn


Tựa, bạt, kí, lục, thư, luận, thuyết,
ngữ lục

Truyện
chữ Hán

Thực lục, mạn lục, ngẫu lục, kì lục, dị lục, kì án, thư
dị, chí dị, tùy bút, chí, tiểu thuyết, kí sự, tạp kí, dật
sử, tiểu sử, tiểu truyện

Truyện
chữ Nơm

Truyện văn vần Nôm

Truyện

Tuồng
Kịch
Chèo


15
Tác giả Biện Minh Điền trong bài viết Những vấn đề phân loại văn học
trung đại Việt Nam lại cho rằng việc nhìn thể loại theo hai hệ thống các thể
loại văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm vẫn không tránh khỏi những bất
cập bởi "chữ Hán hay chữ Nơm chủ yếu chỉ là hình thức văn tự cho sự hiển
thị của thể loại cịn bản chất khơng phụ thuộc vào hình thức văn tự" [9]. Tác
giả đề xuất ý kiến phân thành hệ thống thể loại văn học ngoại nhập và hệ

thống thể loại văn học nội sinh. Trong đó, hệ thống thể loại văn học ngoại
nhập bao gồm thơ, biền văn, văn xi. Cịn hệ thống thể loại văn học nội sinh
lại được chia thành các thể: lục bát, song thất lục bát, hát nói, ngâm khúc,
truyện Nôm.
Từ cách phân loại của các tác giả nêu trên, ta thấy được ảnh hưởng, tác
động mạnh mẽ của hệ thống thể tài văn học Trung Hoa đến văn học Việt Nam
thời trung đại. Đó là sự chi phối của một nền văn học lâu đời, đồ sộ đối với
nền văn học trẻ trên nhiều phương diện (ý thức hệ, văn tự, quan niệm văn học,
hệ thống thi liệu), trong đó có thể loại. Cái gọi là vai trị "kiến tạo vùng" của
văn học Trung Hoa trong việc "cung cấp ngôn ngữ và hệ thống thể loại cho
các nền văn học" [63] là một thực tế được giới nghiên cứu thừa nhận từ lâu.
Hệ thống thể tài của văn học trung đại Việt Nam cũng nằm trong cái trục vận
động của vùng văn hóa Hán, đó là "một mặt nỗ lực để theo kịp khuôn mẫu
Trung Quốc (vừa vô tốn, vừa bất dị), mặt khác, từng bước kiên trì tìm kiếm và
cuối cùng đã kiến tạo được cả ngơn ngữ văn hóa mới, cả hệ thống thể loại
mới" [62]. Tuy nhiên, văn học chữ Nôm và các thể tài văn học chữ Nơm dù
có những thành tựu nổi bật, nhưng vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với nền Hán
văn kinh viện. Văn học chữ Hán tuy phong phú, đa dạng và giữ vị trí chính
thống, nhưng các thể tài chức năng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, trên con
đường vận động của văn học nước nhà, việc cách tân các thể tài văn học trung
đại là một đòi hỏi tất yếu.


16
1.1.2. Nhu cầu cách tân những thể tài đã có
Một trong những đặc trưng của văn học trung đại là tính nguyên hợp
(văn sử triết bất phân). Thực ra, phạm vi giao thoa giữa văn học và các loại
hình khác rộng hơn nhiều. Văn học bao giờ cũng có sự hỗn dung, hòa nhập
với những lĩnh vực tinh thần khác như lịch sử, triết học, tơn giáo, đạo đức,
chính trị, thậm chí là y học. Một văn bản của văn học trung đại không đơn

thuần là một tác phẩm văn chương, mà trước hết có thể là một văn kiện tơn
giáo, một sự trình bày triết học, một văn bản chính trị, một lý giải về y học,
một ghi chép lịch sử. Trong tư duy các nhà nho trung đại, khơng có sự phân
biệt rạch rịi ranh giới của các phạm trù này, bởi cái đích cuối cùng mà nho sĩ
hướng tới là bày tỏ tâm, chí, đạo - những phạm trù đạo đức, triết học được
xem như những giá trị tinh thần chuẩn mực của Nho gia. Chính điều này tác
động mạnh mẽ tới hệ thống thể tài văn học trung đại.
Rất hiếm những thể tài văn học trung đại mang đầy đủ đặc trưng thi
pháp chuyên biệt. Đúng ra, chỉ có những văn bản hành chính chức năng (phi
nghệ thuật) mới biểu hiện rõ đặc trưng thể loại của nó. Thơ vốn là thế mạnh
của văn học Việt Nam trung đại, có lịch sử phát triển khá lâu đời, có nhiều
thành tựu, vậy mà, bên cạnh chức năng thẩm mĩ (gắn với trữ tình, bày tỏ cảm
xúc), thơ còn "kiêm nhiệm" nhiều chức năng khác. Ta thấy, bên cạnh thơ trữ
tình cịn có thơ tỏ chí, thơ bang giao, thơ thù tạc, thơ ngợi ca công đức của
vua chúa… Về văn xi, khi loại văn hành chính đứng ở vị trí trung tâm, thì
văn xi nghệ thuật lại giữ vai trò thứ yếu. Đặc biệt, mỗi khi nhu cầu sáng tạo
ở văn xuôi được đặt lên hàng đầu, thì tính chất "chun biệt hóa sáng tác từng
thể loại" [49, tr.44] của nhà văn trung đại lại tỏ ra rất hạn chế. Khó mà xác
định Hồng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi hay kí lịch sử. Hay
những thể tài mang nặng tính chất ghi chép như kí, lục, truyện, chí, lại được
biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Nói tóm lại, hệ thống thể tài văn


17
học trung đại chính là nơi biểu hiện rõ nhất bản chất loại hình của nó. Điều
này hồn tồn đúng qui luật, bởi về lý thuyết, đặc trưng loại hình của một nền
văn học phản ánh trước hết ở hệ thống thể tài của nền văn học ấy.
Có một thực tế, sự thăng trầm của lịch sử xã hội luôn có một sự tác
động nhất định lên tiến trình văn học, trong đó có thể loại. Càng về sau này,
các thể tài văn học hành chính chức năng một mặt mất đi vai trò chủ đạo, mặt

khác, mở rộng nội dung phản ánh và biểu hiện. Thực chất, đó là hệ quả của sự
tương tác giữa chính thể đương triều và văn học quan phương. Có những thể
tài văn học chức năng vốn có tính "bảo thủ" nhất định, song cùng với thời
gian, nó dần dần biến đổi về mặt chức năng. Chẳng hạn, văn tế ban đầu chỉ bó
hẹp trong nội dung ca ngợi công đức người chết và bày tỏ sự tiếc thương của
người đứng tế, nhưng sau này, phạm vi biểu hiện được mở rộng (đả kích, tự
phê phán trong Văn tế sống vợ của Tú Xương, tế vật trong Văn tế thuốc
phiện), ý nghĩa xã hội được nâng cao và hình thức có sự thay đổi rõ rệt (được
viết bằng văn xuôi, phú, thơ). Những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX,
văn chương thẩm mĩ lên ngôi. Những thể tài mới manh nha và xuất hiện lẻ tẻ
ở giai đoạn trước, sau này phát triển thành những thể riêng biệt, độc lập như
kí, ngâm khúc, hát nói; có những thể đạt tới độ viên mãn, rực rỡ như truyện
Nôm với đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Giai đoạn này, văn học
chữ Nôm có sự bung phá và phát triển. Tiếp nhận cái sinh khí của ngơn ngữ
bình dân, các tác giả trung đại có được bầu khơng khí thống đãng hơn trong
sáng tạo. Ngay cả những thể tài vốn đầy tính nghiêm ngặt và điển phạm cũng
phần nào trở nên mềm mại hơn khi được viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Thơ
Đường luật vốn hết sức chặt chẽ, khắt khe về niêm luật, nhưng dưới bàn tay
của Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, thể thơ đó bỗng mang phong vị đồng quê
dân dã hoặc mang màu sắc dung dị như khẩu ngữ. Như vậy, sự thay đổi bản
thân các thể tài văn học diễn ra trong tiến trình của văn học trung đại tuy


18
không quyết liệt như những năm đầu thế kỉ XX sau này, nhưng dù sao nó
cũng cho thấy những dấu hiệu của sự cách tân.
1.1.3. Tính bức thiết của việc du nhập những thể tài mới
Phải thấy rằng, lịch sử dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với những cuộc
giao lưu văn hóa ở tầm vĩ mơ. Hàng trăm năm về trước, văn hóa Trung Hoa
đã được "gieo" trên mảnh đất của Việt Nam [63]. Văn hóa Trung Hoa hiện

thân như một kiểu "cổ mẫu" trong tất cả các sự kiện lớn nhỏ của đời sống xã
hội. Nó tạo nên một sự "đồng dạng hệ hình" về chính trị, văn hóa, ngơn ngữ,
văn học. Cuộc tiếp xúc văn hóa phương Tây đầu thế kỉ XX trở thành "cuộc
thay máu" (chữ của Vương Trí Nhàn) lần thứ hai và hồi thai những sản
phẩm tinh thần tương ứng. "Việt Nam từng bước chuyển mình Âu hóa theo
mơ hình mẫu quốc mới" [63]. Văn hóa phương Tây xâm thực vào đời sống
văn hóa phương Đơng - một nền văn hố có hàng ngàn năm, lịch sử. Sự kiện
đó diễn ra vào lúc ý thức hệ phong kiến rạn nứt, Nho giáo lung lay và đánh
mất vai trị độc tơn. Cùng với những phương diện khác của nền văn hố,
ngơn ngữ dân tộc đã có những biến đổi đáng kể: du nhập nhiều từ ngữ mới,
thuật ngữ mới; hình thức diễn đạt khúc triết, sáng sủa, đậm tính chất lí tính
hơn; chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức, thay thế chữ Hán và chữ
Nơm. Những yếu tố đó góp phần thúc đẩy văn học văn học bứt mình đổi
thay và hịa nhập vào xu thế hiện đại hóa. Do vậy, thể tài văn học cũng cách
tân quyết liệt hơn bao giờ hết.
Ban đầu, những biểu hiện của tính nguyên hợp trong các thể tài văn học
tuy có nhạt đi, nhưng dấu tích của nó khơng phải hồn tồn biến mất. Bởi, dù
sao sự chi phối của Nho giáo vẫn có một ảnh hưởng nhất định tới đội ngũ trí
thức, khiến cho "sản phẩm của hoạt động tinh thần của những trí thức nguyên
hợp như vậy dĩ nhiên cũng mang tính nguyên hợp" [62]. Tuy nhiên, yếu tố
nguyên hợp ấy chỉ biểu hiện ở một vài dấu vết riêng lẻ của một vài tác giả với


19
những tác phẩm cụ thể chứ không phải là nét đặc trưng bao trùm, chi phối
toàn bộ thể tài văn học như thời trung đại. Điều này khơng có gì khó hiểu:
tính ngun hợp là con đẻ của văn học thời trung đại, và một khi hệ hình tư
duy trung đại khơng cịn thì một loạt những "hệ lụy" gây nên từ nó cũng dần
dần biến mất.
Trước bối cảnh văn hoá mới, như một tất yếu, hệ thống thể tài văn học

có sự phân hóa sâu sắc. Bản thân những thể tài văn học từng có một q trình
phát triển khá phong phú thời trung đại đã tự "lột xác", tự loại bỏ những đặc
điểm, những chức năng khơng thích hợp với yêu cầu mới của sự biểu đạt. Bên
cạnh đó, các thể tài văn học chức năng - một thứ điển phạm mẫu mực của một
thời, giờ đây không còn đất tồn tại.
Trái ngược với bức tranh thể tài đa dạng và bộn bề thời trung đại, hệ
thống thể tài văn học lúc này sau khi đã loại bỏ hầu hết các thể tài chức năng
chính thống, hiện ra như một bức vẽ có nhiều mảng trống, có nhiều chỗ chưa
có vệt bút, thiếu sự tồn vẹn, đầy đủ, chưa có được một diện mạo hồn
chỉnh. Tuy nhiên, giai đoạn này, trong nền văn học Việt Nam xuất hiện một
bộ phận khá đặc biệt, đó là những tác phẩm dịch thuật từ văn học phương
Tây. Những tác phẩm thuộc các thể loại còn rất mới mẻ đối với văn học Việt
Nam ấy không chỉ gợi ý về một cách khỏa lấp những khoảng trống của một
nền văn học còn non trẻ, mà còn hé mở cho văn học Việt Nam một con đường mới: vay mượn một số thể loại văn học phương Tây. Nhu cầu du nhập
những thể tài văn học mới là một nhu cầu có thực, không kém bức thiết, xuất
phát từ thực tiễn văn học Việt Nam những thập kỉ đầu của thế kỉ XX - một
thực tiễn với gần đủ mọi yếu tố cần thiết cho công cuộc cách tân văn học như ngôn ngữ mới, đội ngũ sáng tác mới, lớp độc giả mới,... Cái "bệ phóng"
đẩy văn học Việt Nam bay vào quĩ đạo hiện đại hố khơng thể thiếu những
yếu tố đó.


20
1.2. Thể tài du kí trong văn học Việt Nam trung đại
1.2.1. Du kí với tư cách là một thể tài văn học
Trong công việc giới thuyết về khái niệm du kí, thiết nghĩ, trước hết cần
giới hạn phạm vi nội dung mà nó biểu hiện. Một số câu hỏi tất yếu được đặt
ra: trong hệ thống thể loại văn học, nó có vị trí như thế nào? Nó thuộc cấp độ
nào trong bảng hệ thống thể loại?
Với những giới hạn chặt chẽ về mặt thể loại, có thể thấy, kí là một thể
nằm trong loại tự sự. Gần đây, lại có những ý kiến xem kí là một loại đồng

đẳng với những loại kia, có nghĩa là nó khơng nằm trong loại tự sự. Việc tán
đồng một trong hai cách phân loại ấy có liên quan đến việc xác định vị trí của
du kí trong hệ thống thể loại văn học.
Khái niệm du kí đã từng được đề cập trong một số cơng trình lí luận.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên, du kí được hiểu là “một loại hình văn học thuộc loại hình
kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về
những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những
nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép,
kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin tri thức và
cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết
đến…” [10, tr.108].
Lí giải như thế là khá cặn kẽ, rõ ràng, có thể giúp ta nhận diện thể tài du
kí một cách chính xác. Tuy nhiên cũng trong tài liệu ấy, các tác giả đã mở
rộng cách hiểu về thể tài này khi cho rằng: “Dạng đặc biệt của du kí phát huy
cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó là tiểu thuyết du kí về các xứ sở tưởng
tượng, có tính chất khơng tưởng hoặc viễn tưởng khoa học” [10, tr.108]. Theo
chúng tơi, có thể thảo luận thêm về luận điểm này. Ở đây, hình như đã có sự
nhập nhằng giữa tiểu thuyết và du kí, trong khi thực chất giữa chúng có sự


×