Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU HIN

TìNH HìNH KINH Tế, CHíNH TRị - XÃ HộI
VƯƠNG QC THơY §IĨN Tõ 1945 §ÕN N¡M 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

VINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU HIN

TìNH HìNH KINH Tế, CHíNH TRị - XÃ HộI
VƯƠNG QC THơY §IĨN Tõ 1945 §ÕN N¡M 2000

CHUN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHẠM NGỌC TÂN

VINH - 2010




LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vinh dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Ngọc Tân, Trường Đại học Vinh. Trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình chu đáo của PGS. TS. Phạm Ngọc Tân. Nhân dịp này,
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Ngọc Tân, người đã
trực tiếp dành nhiều thời gian, cơng sức, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giả
trong thời gian qua.
Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Lịch
sử, khoa Sau Đại học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện
trường Đại học Vinh, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn…
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả
trong quá trình làm luận văn.
Với thời gian và kiến thức có hạn nên q trình hồn thành luận văn
của tác giả cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy,
cơ giáo cùng bạn đọc để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.


Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 3

3.

Giới hạn của đề tài. ................................................................................ 5

4.

Các nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn ............................................. 5

5.

Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 6

6.

Đóng góp của luận văn. ......................................................................... 6

7.

Bố cục của luận văn. .............................................................................. 7

B. NỘI DUNG .................................................................................................. 8
Chƣơng 1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VƢƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI II ĐẾN CUỐI THỂ KỶ XX ........................................ 8


1.1.

Vương quốc Thụy Điển trước 1945. ...................................................... 8

1.1.1. Vài nét về đất nước, con người, lịch sử. ................................................ 8
1.1.1.1. Đất nước con người .................................................................. 8
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử Thụy Điển ...................................................... 14
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Thụy Điển trước năm 1945. ........ 18
1.1.2.1. Kinh tế. .................................................................................... 18
1.1.2.2. Chính trị - xã hội. ................................................................... 19
1.2.

Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945 - 2000 ..... 25

1.3.

Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điển vào Liên minh châu Âu ..... 32

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41
Chƣơng 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
THỤY ĐIỂN TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000 ...................................... 43

2.1.

Tình hình kinh tế .................................................................................. 43


2.2.


Tình hình chính trị. .............................................................................. 64

2.3.

Tình hình xã hội. .................................................................................. 73

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 92
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI CỦA VƢƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 ........................................................ 94

3.1.

Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế, chính trị - xã hội của
Thụy Điển từ năm 1945 - 2000. ........................................................... 94

3.1.1. Thành tựu ............................................................................................. 94
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................ 96
3.1.3. Bài học của sự phát triển Vương quốc Thụy Điển trong 55 năm
cuối thế kỉ XX cho Việt Nam .............................................................. 98
3.2.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển ........................................... 100

C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 111
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 115
E. PHỤ LỤC


QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

CNĐQ, CNTD

Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSCE (OSCE)

Tổ chức an ninh, hợp tác châu Âu

ĐH KHXH-NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

EC

Cộng đồng châu Âu

EEA


Hiệp ước khu vực kinh tế châu Âu

EFTA

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu

EOCD

Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế

EU

Liên minh châu Âu

FTTA

Hiệp hội thương mại tự do

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch

NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NXB

Nhà xuất bản


TTX VN

Thông tấn xã Việt Nam

UN

Liên hợp quốc

USD

Đô la Mỹ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thụy Điển là một đất nước nằm phía bắc châu Âu, phía tây và Bắc giáp
Na Uy và biển Bắc, phía Đơng giáp Phần Lan và biển Baltics. Thụy Điển có
thủ đơ là Stockholm, đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển. Với
diện tích 449,964 km, lớn thứ 3 ở Tây Âu và dân số 9 triệu người,Thụy Điển
có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, buôn bán của các quốc gia.
Khi nhắc đến Thụy Điển chúng ta thấy được sự phát triển thần kỳ của nó,
khiến các nước phải học tập.
Là một đất nước theo chế độ chính trị quân chủ lập hiến, với bề dày
lịch sử, với sự sáng tạo độc đáo, với ý chí dân tộc quật cường,với một nội lực

mạnh mẽ đã làm nên một Thụy Điển phát triển phồn thịnh trên nhiều mặt, và
ln có sức hấp dẫn, thu hút đối với rất nhiều người. Có thể khẳng định rằng
với những thành quả mà đất nước Thụy Điển đạt được, Thụy Điển mãi là đất
nước đẹp trong lịng mỗi người.
Chính vì sức hấp dẫn đặc biệt ấy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu,
những cơng trình khoa học đồ sộ viết về đất nước này. Sự kết hợp tài tình
giữa các yếu tố chính trị, văn hố - xã hội, kinh tế đã đưa nuớc Thụy Điển
vươn lên một tầm cao mới, luôn hướng mọi người phải tiếp tục khám phá về
đất nước xinh đẹp này.
Về chính trị, Vua có vai trị biểu trưng, quyền lực lập pháp thuộc về
nghị viện. Chính quyền ở Thụy Điển có sự phân cấp mạnh mẽ. Nhưng đặc
trưng khác biệt ở đây là hoạt động cơng đồn đóng vai trị hết sức lớn trong
đời sống chính trị - xã hội và kinh tế của đất nước, nhất là xây dựng và củng
cố an sinh xã hội, đời sống nhân dân đựoc lấy làm trung tâm, là nòng cốt
chính. Tuy giáp với các nước lớn trong đó có Nga nhưng chế độ chính trị ln


2
giữ trung lập, không phụ thuộc vào nước nào, luôn đứng vững, ổn định, phát
triển và khẳng định được vị trí của mình.
Nền kinh tế, Thụy Điển có xu hướng mở cửa bên ngồi sớm, tích cực
trao đổi với khu vực thuộc Nga và Tây Âu. Vào những năm của thế kỷ XIX,
Thụy Điển được biết đến là một quốc gia nghèo nhất châu Âu, với khoảng
70% dân số làm nông nghiệp. Sang đến cuối thế kỷ XX, Thụy Điển đã trở
thành một quốc gia công nghiệp phát triển nhất, với tốc độ phát triển thần kỳ,
có mức thu nhập bình qn đầu người cao nhất thế giới. Có được sự phát triển
thần kỳ đó là nhờ đâu, điều này luôn là một dấu hỏi lớn cho các nước đang
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trên con đường xây dựng và phát
triển đất nước mình.
Một đặc trưng nổi bật mà đất nước Thụy Điển đã xây dựng được khiến

chúng ta ln quan tâm là tính bình đẳng trong xã hội, một hệ thống an sinh
xã hội phát triển. Người lao động Thụy Điển nói riêng và người dân Thụy
Điển nói chung đang đựơc hưởng một chế độ phúc lợi cao nhất thế giới, bao
trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, bảo hộ lao động, trợ
giúp xã hội, chăm sóc người già và người tàn tật… Hệ thống an sinh xã hội một đặc trưng mơ hình xã hội đất nước Thụy Điển.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỷ XX, chính phủ Thụy
Điển đã chèo lái đất nước phát triển không ngừng, mặc dù gặp không ít khó
khăn. Thụy Điển đã phát triển tồn diện về mọi mặt, về kinh tế, chính trị - xã
hội, đặc biệt tính dân chủ ở đây rất cao. Nói đến đất nước Thụy Điển là nói tới
đất nước thân thiện, hồ bình, dân chủ.
Với những lý do đã nêu trên, nên chúng tơi chọn vấn đề "Tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển từ 1945 đến năm 2000" làm đề tài luận
văn thạc sỹ Lịch sử, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc
nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điển trong vòng 55


3
năm qua. Và hi vọng qua đề tài này cũng góp phần bổ sung kinh nghiệm phát
triển kinh tế, chính trị - xã hội cho các châu Á trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính tri - xã hội của giai đoạn từ 1945
đến năm 2000 là cần thiết, hữu ích, giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước Thụy
Điển, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, giao lưu, học
hỏi, phát huy cao độ trí tuệ sáng tạo của đất nước xinh đẹp này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của Thụy Điển nhận
được sự quan tâm của một số học giả trong và ngoài nước, viết chung cũng
như viết riêng về Thụy Điển ở một số lĩnh vực sau:
Năm 1957, Nhà xuất bản Sự thật đã cho ra đời cuốn sách, V.I. Lênin,
chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đã trình bày được
tình hình chung của thế giới và bối cảnh khách quan và chủ quan thời điểm

cuối của chủ nghĩa đế quốc chuyển sang giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa. Giai
đoạn này giới thiệu khái quát. Riêng chỉ có Thụy Điển là một nước trung lập
không chịu tác động của bối cảnh chung đó.
Hay một bài viết về mơ hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển - Những giá
trị phổ biến. Ở đó đã làm tốt lên được một mơ hình mà vấn đề phúc lợi được
đặt lên hàng đầu, mức sống đầu người có thu nhập cao, cùng với những ưu
đãi của xã hội. Nó tạo nên một nét điển hình trong nhà nước Thụy Điển.
Một nền kinh tế Thụy Điển phát triển vượt bậc, mức sống được nâng
cao, với tổng kinh tế ngày càng đi lên, đã vượt qua những khó khăn chung của
nền kinh tế thế giới, bỏ lại các trở ngại tiến lên thành một trong những nước
Bắc Âu phát triển, tiến bộ về mọi mặt.
Ngoài các cuốc sách viết về tình hình chung của thế giới cịn xuất hiện
thêm những tác phẩm nhằm giới thiệu về vương quốc Thụy Điển, tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội sau:


4
Vương quốc Thụy Điển, Trường Đại học Kinh tế kế hoạch Hà Nội, giới
thiệu về con người và tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, một đất nước có lịch
sử lâu đời.
Ngồi ra cịn có một số bài viết trên các tạp chí về một đất nước Thụy
Điển xây dựng chính phủ trong thế kỷ XX; Nơng Thị Mai, Tạp chí Cộng sản
để thấy đuợc một mơ hình Thụy Điển trong nội các từ đó để xây dựng phương
hướng con đường đi trong xây dựng đường lối một chính phủ trong thế kỷ
XX của Thụy Điển. Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội theo mơ hình "dân chủ
xã hội" ở Thụy Điển - thực trạng và vấn đề công bố 2008, PGS. TS Đinh
Công Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu. Sau khi khái qt được
tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điển đã trình bày sự phát triển
theo mơ hình dân chủ xã hội. Nhìn chung tốt lên một xã hội công bằng, đời
sống của dân được nâng cao coi như một nét đặc trưng về đất nước con người

của Thụy Điển.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội chỉ phản ánh những khía cạnh khác nhau. Nhưng vì theo đuổi các mục
đích khác nhau, mỗi loại cơng trình đóng góp giá trị cụ thể riêng. Sách hay tạp
chí, bài viết chung về thế giới hay riêng Thụy Điển cung cấp một khung cảnh
bao quát và chi tiết. Nhiều loại bài viết đánh giá một chặng đường dài, có
những số liệu cụ thể, các sự kiện cập nhật nhưng dàn trải. Có một số cơng
trình lại chun về từng mảng như kinh tế hay chính trị - xã hội.
Ngồi ra cịn có các cuốn sách chuyên khảo về rõ nét như "Những vấn
đề an ninh của Thụy Điển Niuđren", "Những ngày hè ở Thụy Điển", đi vào
miêu tả về một đất nước với nền an ninh chặt chẽ hồ bình, phồn hoa, rực rỡ,
với một tình hình kinh tế, chính trị - xã hội phát triển ổn định.
Bên cạnh đó cịn khá nhiều bài viết liên quan đế các vấn đề kinh tế,
chính trị - xã hội của Thụy Điển được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành


5
như 'Những vấn đề kinh tế thế giới, Nghiên cứu châu Âu', các bản tin Tham
khảo hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam tài liệu Tham khảo đặc biệt, Tin
tham khảo.
Nhìn chung, trong nhiều năm gần đây những tiến triển mới trong đời
sống kinh tế chính trị - xã hội của Thụy Điển thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của các học giả trong nước. Các bài viết chúng tơi nêu trên ít
nhiều có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên,
chưa có một cơng trình nào bao qt về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
của Thụy Điển giai đoạn từ 1945 đến 2000. Các cơng trình trên đã cung cấp
cho luận văn nguồn thơng tin, tư liệu bổ ích, gợi mở cho chúng tơi trong q
trình hồn thành luận văn.
3. Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của một quốc gia là chủ đề

rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học. Trong đề tài này chúng tôi giới hạn trong khung thời gian từ 1945 2000 là năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 khi tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển vẫn ổn định và phát triển tuy có một số
thăng trầm nhỏ. Chúng tơi giới hạn việc xem xét trong lĩnh vực kinh tế, chính
trị - xã hội là từ 1945 - 2000 ở các lĩnh vực cốt yếu quyết định tới sự phát
triển của Thụy Điển.
4. Các nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận văn
Luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các số liệu chính thức được chính phủ Thụy Điển công bố, Quỹ tiền tệ
quốc tế.
Các sách viết về Bắc Âu cũng như về Thụy Điển.


6
Các loại tạp chí nghiên cứu, chủ yếu của các Trung tâm Nghiên cứu
châu Âu (nay là Viện Nghiên cứu châu Âu), trong các tạp chí Nghiên cứu
châu Âu, Việt Nam, cùng các sở.
Các bản tin ở Thông Tấn Xã Việt Nam.
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số sách, bài viết
nghiên cứu về khu vực và từng nước. Các cơng trình đó cộng với một loạt các
sách báo, lý luận được công nhận hay soạn thảo giúp tơi so sánh và mở rộng
tầm nhìn hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ quan điểm lịch sử, chúng tôi trước hết trình bày tình hình kinh tế,
chính trị - xã hội của Thụy Điển, những kết quả đạt được qua đó lý giải những
ngun nhân thành cơng và tìm hiểu hiểu sự tác dụng của nó tới chất lượng
cuộc sống. Như vậy, chúng tôi theo phương pháp luận Mác xít coi sự ổn định
kinh tế, chính trị - xã hội có vai trị quyết định đối với phát triển xã hội.
Đây là đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic đặc
biệt coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tư liệu lịch sử, sự kiện lịch sử

có thật để phân tích, xử lý, hệ thống, khái qt vấn đề.
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp thống kê…
6. Đóng góp của luận văn
Đóng góp của chúng tơi sau q trình thực hiện luận văn thể hiện ở các
khía cạnh sau:
Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hố các nguồn tài liệu mà chúng tơi có khả
năng tiếp xúc trong hoàn cảnh rất khan hiếm tài liệu Thụy Điển ở Việt Nam.
Từ nguồn tài liệu này, phác hoạ những nét đại cương về tình hình kinh tế,


7
chính trị - xã hội của Thụy Điển từ 1945 qua từng giai đoạn và chặng đường
cụ thể.
Phân tích đường lối, chính sách từng giai đoạn qua đó xác định nguyên
nhân kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội quốc
gia này.
Đưa ra một vài kinh nghiệm lịch sử của Thụy Điển đối với các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Chính sách kinh tế, chính trị - xã hội vương quốc Thụy
Điển từ sau Chiến tranh thế giới II đến cuối thế kỷ XX
Chương 2. Nhận xét chung về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
Thụy Điển từ sau Chiến tranh thế giới II đến 2000
Chương 3. Một số nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của
vương quốc Thụy Điển từ năm 1945 đến 2000


8


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1

CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VƢƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI II ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XX
1.1. Vƣơng quốc Thụy Điển trƣớc 1945
1.1.1. Vài nét về đất nước, con người và lịch sử Thụy Điển
1.1.1.1. Đất nước, con người
Thụy Điển là một đất nước rộng lớn ở Bắc Âu, phía Đơng bán đảo
Xcangđinavơ, giáp Nauy, Phần Lan, Vịnh Bốtnhia và biển Ban tích, dân số là
9 triệu người (năm 2003). Diện tích: rộng khoảng 450.000 km2 (174.000 dặm
vng) đứng thứ 5 ở châu Âu, sau nước Nga, Ucraina, Pháp và Tây Ban Nha.
Đất nước được sở hữu với chiều dài rộng lớn, khoảng cách từ điểm cực Nam
đến điểm cực Bắc vào khoảng 1.600 km (1000 dặm) tương tự như khoảng
cách từ Beclin đến Mátxcơva hay từ Niu Ooc đến Minneapolis hay từ Malmo,
Thụy Điển lớn nhất ở phía Nam Thụy Điển đến tỉnh Lapland ở phía Bắc cũng
bằng khoảng cách từ đó đến thủ đơ Rơm của Italia [41;2-3].
Về biên giới đường bộ của Thụy Điển gần giáp với các nước Bắc Âu
như Na Uy phía Tây và Phần Lan ở phía Đơng. Một chiếc cầu đường hầm nối
Thụy Điển với Đan Mạch đang triển khai để tạo mối giao lưu với các nước
láng giềng này.
Thụy Điển gần như nằm trên vùng vĩ tuyến với Greenland và Alaska
với 156 lãnh thổ nằm ở phía Bắc của vịng cung Bắc cực. Trong vùng Bắc cực
của Thụy Điển, mặt trời không bao giờ lặn trong suốt vài tuần của mùa hè và
cũng không bao giờ mọc trong một khoảng thời gian tương tự của mùa đơng.
Sự khác biệt về khí hậu và lệch giờ thế giới tạo nên một sự mới mẻ, riêng biệt



9
của đất nước này khiến điều này trở thành sự hấp dẫn của một ngành du lịch
trên đất nước Thụy Điển. Với 24 giờ là ngày, đi du lịch ba lô vào mùa hè ở
những dãy núi vùng Bắc cực Thụy Điển ngày càng thu hút được nhiều người
đến nghỉ.[27; 2-4]
Thời tiết ở Thụy Điển cũng rất khắc nhiệt hơn nhiều nếu như khơng có
dịng suối Vịnh đã làm điều hịa khí hậu ở đất nước này, làm ấm lên một bộ
phận lớn của biển Bắc Đại Tây Dương.
Ở các khu vực khác trên đất nước cũng có sự khác biệt đáng kể về thời
tiết. Thụy Điển cực Bắc Kisuna, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 là -12,9oC
(+8,8oF) ở Stốckhơm là -3,1oC (+26,4oF) và ở Malmo thì chỉ dưới mức đóng
băng một chút (- 0,7oC hay 30,7oF). Vào tháng 7, nhiệt độ nóng nhất là 12,8oC
(55oF) ở Kisuna, 17,8oC (64oF) ở Stốckhôm là 17,2oC (63oF). Tương phản về
nhiệt độ như chúng ta cảm tưởng ở đang sống trên các nước khác nhau, tạo
một sự thích thú và riêng biệt về khơng gian, thời gian và khoảng cách địa lý.
Ngồi ra ở Thụy Điển có đặc trưng riêng là một nửa diện tích được bao
phủ, chủ yếu là cây gỗ thơng. Núi, thác nước và đầm lầy chiếm diện tích, chỉ
có 7% là đất canh tác. Có thể nói rằng diện tích tuy rộng rãi nhưng bao bọc
bởi núi nên vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản cũng như lâm nghiệp, chế
biến gỗ đã được đề cao, song tuy nhiên với 7% là diện tích đất canh tác,
những năm đầu lương thực cịn khó khăn nhưng sau này họ đã tự cung cấp
lương thực cho chính mình.
Ngồi núi non, đất đai, sơng ngịi, địa hình của Thụy Điển cịn có hồ
Thụy Điển có khoảng 100.000 hồ, trong đó có hồ Vanorn là hồ nước ngọt lớn
thứ 3 ở châu Âu.
Quang cảnh tự nhiên cũng rất khác biệt. Mỗi vùng đất có những đặc
điểm riêng biệt. Những vùng khác nhau rõ rệt nhất là vùng Đơng trong phía
Bắc với đỉnh núi quanh năm phủ tuyết.



10
Norsland (lãnh thổ phía Bắc và chiếm 3/5 diện tích Thụy Điển) đã và
đang giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân với nguồn tài
nguyên thiên nhiên vốn có của núi rừng, các mỏ đồng và các dịng sơng với
nhiều thác nước là nguồn đóng góp quan trọng cho ngành cung cấp năng
lượng của quốc gia.
Bờ biển Thụy Điển dài gần 2700km (xấp xỉ 1700 dặm). ở một vài nơi,
bờ biển gồm thác tạo nên một loạt các đá và các cồn cát. Ví như bán đảo
Stốckhơm bao gồm 20.000 đảo.
Hịn đảo lớn nhất của Thụy Điển là Gotland và Oland mang nhiều đặc
điểm tự nhiên đặc biệt Gotland có một vị trí chiến lược, nằm giữa biển Bantic
Visby, Thụy Điển là một trung tâm thương mại quan trọng của trong thời
Ving Kinh và thời trung cổ. Tồn bộ hịn đảo đặc biệt giàu có các cơng trình
địa lý nhân tạo, Oland, có phần giống như bước chân, có hệ thống động vật
rất đặc biệt. Kể từ năm 1972, đảo Oland được nối liền với vùng đất liền phía
Nam Thụy Điển bằng một cây cầu.
Là một đất nước rộng lớn, phong cảnh đa dạng về thiên nhiên có nhiều
ưu đãi, đồng thời tài nguyên khá phong phú. Đất nước Thụy Điển được biết
đến với những danh lam thắng cảnh khá kỳ vĩ và đẹp đẽ, ở đây có những dãy
núi ở vùng cực Bắc thu hút được nhiều du khách đến. Ngồi ra cịn sở hữu
một diện tích đất đai rộng lớn tạo nên sự phát triển kinh tế nông nghiệp làm
mũi nhọn trong việc đưa nền phát triển đất nước đi lên từ nông nghiệp làm
trung tâm và người dân được làm chủ.
Con người có thể nói đa dân tộc, với cuộc sống hào hiệp của mình cư
dân nơi khác đã đến định cư và sinh sống, tuy nhiên có một số gia đình thăng
trầm họ phải bỏ xứ ra đi nhưng những năm gần đây và tình hình chính trị
cũng như chính sách dân chủ của Nhà nước Thụy Điển đưa vấn đề dân sinh
lên hàng đầu nên nhân dân luôn luôn được bảo đảm quyền lợi của mình mà
nhiều nước cịn phải học tập.



11
Tuy diện tích rộng lớn nhưng Thụy Điển chưa có đến 9 triệu dân, làm
cho Thụy Điển có mật độ dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Gần 1/3 số dân sống
tại ba khu vực và thành thị lớn nhất: StốcKhơm có 1,6 triệu dân, Gotebarg có
760.000 dân và Nalmo có 498000 dân.
Về con người ở đây khá đa dạng nên nền ngơn ngữ càng phong phú
mỗi vùng có một ngữ hệ riêng, nhưng ngôn ngữ Thụy Điển vẫn là ngơn ngữ
chính mà cịn trở thành ngữ hệ ở các nước lân cận. Ngơn ngữ Thụy Điển
thuộc nhóm phía Bắc trong hệ German, cùng với tiếng Na Uy, Đan Mạch,
Axlen và France. Ngồi lãnh thổ Thụy Điển có 300.000 dân Phần Lan dùng
tiếng Thụy Điển như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Thụy Điển cũng là ngơn ngữ chính
thức ở Phần Lan, do đó Phần Lan coi là đất nước song ngữ.
Trong vài thế kỷ đầu sau công nghiệp, ngôn ngữ được dùng ở Bắc Âu
khá thống nhất, từ đó Phần Lan, nơi người dân nói tiếng Phần Lan, một thứ
ngơn ngứ Funnow liên quan đến ngữ hệ với trong Extonia và tiếng Hungari.
Nhưng sự thống nhất này dần dần bị biến mất. Tuy nhiên ngày nay, người
Thụy Điển, người Na Uy và Đan Mạch vẫn có thể hiểu những lời nói và viết
của nhau một cách dễ dàng.
Giữa các nước Bắc Âu ln ln có sự di chuyển dân cư, và biên giới
giữa các nước thay đổi qua các thế kỷ. Cho đến năm 1809, Phần Lan là một
bộ phận Thụy Điển trong suốt 600 năm. Ở phía Bắc Thụy Điển, một số ít dân
vẫn dùng tiếng Phần Lan như tiếng mẹ đẻ. Thụy Điển và Đan Mạch được
thống nhất vào cuối vào cuối thời kỳ phong kiến, trong khi đó Na Uy và Thụy
Điển hình thành một liên hiệp trong suốt thời kỳ 1804 - 1905.
Các nước Bắc Âu có nhiều mối liên hệ về lịch sử và văn hóa lành
mạnh. Họ hợp tác chặt chẽ với nhau trên mọi lĩnh vực. Năm 1954, tất cả công
dân của các nước Bắc Âu được phép đi lại mà không cần hộ chiếu trên toàn
bộ lãnh thổ của năm nước trong vùng. Một số lượng lớn dân nhập cư đổ vào



12
Thụy Điển từ các nước Bắc Âu khác như là từ Phần Lan, trong nhiều năm sau
chiến tranh thế giới II. Dân từ các nước không phải Bắc Âu cũng định cư ở
Thụy Điển, nhưng chỉ trong năm 1980 và đầu những năm 1990 thì con số
người này mới tăng nhiều lên.
Chỉ trong giai đoạn khá ngắn, một nước trước đó được xem như khá
thuần nhất về một dân tộc đã chuyển thành một xã hội đa văn hóa rõ rệt. Ngày
nay, hơn một triệu dân Thụy Điển, tức hơn 1310, chính thức được xác định là
dân nhập cư: nhiều người ở nước ngoài và trẻ con sinh tại Thụy Điển có bố
mẹ là người sinh ở nước khác.
Trước khi Chiến tranh thế giới II nổ ra (1939), người Sami (Lapp) là
dân thiểu số lớn duy nhất được xác định rõ ràng ở Thụy Điển. Ngày nay,
khoảng 50.000 - 60.000 người dân Sanu sống ở phía Bắc bán đảo Scandinavia
và bán đảo Kola thuộc Nga, 17000 người khác sống tại Thụy Điển.
Người Sami sống tại vùng Bắc Âu từ trước thời tiền sử. Họ sử dụng
những ngữ hệ thuộc nhóm FineNic và có nền văn hóa riêng của họ. Trải qua
nhiều thế kỷ, nguồn sống chủ yếu của họ dựa vào việc nuôi tuần lộc, đánh cá,
săn bắt và nghề thủ cơng. Ngày nay nhiều người Sami hồn tồn hịa nhập
vào xã hội Thụy Điển, nhưng vẫn còn một bộ phận khá lớn sống theo phong
cách cổ truyền. Khoảng 3000 người kiếm sống bằng nghề ni tuần lộc, có
khoảng 300.000 con tuần lộc sống trên lãnh thổ Thụy Điển và di cư ở nhiều
khu vực rộng lớn. Người Sami được tiếp cận với vùng đồng cỏ và nguồn
nước, và được hưởng một số quyền lợi đánh cá và săn bắn nhất định.
Thông qua Hội nghị được bầu ra gọi là Sameting và các tổ chức lợi ích
khác, người Sami đang cố gắng duy trì nền văn hóa và các nghề của họ.
Khơng phải lúc nào cũng hài lịng với những đáp ứng từ phía các nhà chức
trách đơi khi nhiều cuộc tranh luận của người Thụy Điển về người Sami diễn
ra tương tự như vấn đề trong xung quanh thổ dân da đỏ ở Mỹ.



13
Qua hàng thế kỷ, việc nhập cư ít về số lượng khơng có nghĩa là điều đó
khơng quan trọng. Ngược lại, nó đóng vai trị lớn trong phát triển đất nước.
Người Thụy Điển thường phụ thuộc vào các kỹ thuật nhập khẩu và cơng nhân
có tay nghề. Trong suốt thời kỳ trung cổ, nhiều người Đức đã đến sống ở
Thụy Điển, đó là các thương gia và các thợ thủ công. Một vài tác phẩm của
Thụy Điển mang dấu ấn thuộc địa của Đức như Stốckhôm, Vicby và Kalman,
ở trong đó có rất nhiều hải cảng ở vùng Baltic, nơi cuộc sống bn bán chi
phối bởi Hansua, một tập đồn các trung tâm thương mại Đức đã đạt đến đỉnh
cao vào thế kỷ XIV.
Trong suốt thời gian trị vì của vua Gustav Vara (1523 - 1560) trong
Trung ương Thụy Điển đã củng cố quyền lực của mình.Ngồi số dân nhập cư
từ Đức vào, đất nước Thụy Điển hiện đại trong thời kỳ đầu bắt buộc nhập
khẩu lao động từ các trung tâm sản xuất thép ở phía Bắc nước Pháp và nay
đóng vai trị quan trọng trong bn bán sắt, trong nhiều ngành công nghiệp cơ
bản của Thụy Điển trong nhiều thế kỷ. Phần lớn những người cơng nhân có
tay nghề và các thương gia này đều ở lại Thụy Điển cho đến hết đời. Ngày
nay một số dân Thụy Điển mang trong mình dịng máu Wallanh ước tính
khoảng vài trăm nghìn người.
Một số lớn người Scot và Người Hà Lan cùng đến Thụy Điển vào đầu
thế kỷ XVII. Số đông đến Golebong một thành phố cảng hàng đầu của Thụy
Điển nằm bên bờ Tây, đối diện với Tây Âu.
Ở Thụy Điển có thể nghiên cứu sự thay đổi về số dân trong nhiều giai
đoạn trước đây nhờ hệ thống đăng ký dân sự tỉ mỉ. Trong nhiều năm, đây là
hệ thống duy nhất trên thế giới. Cuộc điều tra dân số toàn diện đầu tiên được
tiến hành vào năm 1749. Sau đó có theo dõi các xu hướng phát triển một cách
chi tiết nhỏ việc sử dụng các hệ số của từng xứ đạo được lưu giữ.
Khoảng năm 1800, việc nhập cư bị đình lại. Trong gần một thế kỷ,
Thụy Điển lại trở lại thành một nước di dân. Từ giữa thế kỷ XIX đến những



14
năm 1930 khoảng 1,5 triệu người rời bỏ quê hương. Số người này chiếm một
phần lớn trong dân cư, trước đó 1850, tổng số dân chỉ có gần 3,5 triệu người
và nhiều hơn 6 triệu người một chút vào năm 1930. Lý do việc di dân này là
do kinh tế, sự đói nghèo lan tràn khắp các nước.
Như vậy, chúng ta thấy rằng đất nước, con người của Thụy Điển khá đa
dạng và phong phú, với diện tích đất rộng cũng như nhiệt độ khác nhau tạo
nên nét đặc thù của Thụy Điển, trên cùng một đất nước có nhiệt độ các vùng
khơng giống nhau. Tài ngun khống sản dồi dào cũng như đời sống mang
tính điển hình là ni tuần lộc, khơng những thế, Thụy Điển cịn là nơi có
nhiều lượng dân di cư đến tạo nên một đất nước đa sắc tộc nhưng bản sắc văn
hóa vẫn duy trì và phần lớn sống ở các nước Bắc Âu. Đời sống có thể nói khá
sung túc và ấm no tuy rằng đến thế kỷ XIX có sự thăng trầm về nền kinh tế đã
làm cho Thụy Điển không được như trước nữa.
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử Thụy Điển trước 1945
Vào thời kỳ cổ đại, lãnh thổ của Thụy Điển và toàn khu vực Bắc Âu
(Scanđinavia) là một lớp băng dày bao phủ. Khoảng hơn 12.000 năm trước
Công nguyên lớp băng đó bắt đầu tan và các bộ lạc săn bắn bắt đầu xuất hiện.
Các bộ lạc này phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, họ tìm ra lửa và biết
cách làm đồ gốm để cất trữ, nuôi súc vật và trồng trọt. Khoảng 3.000 năm
trước công nguyên các cư dân trên lãnh thổ Thụy Điển đã định cư, trồng trọt
và làm các mộ táng bằng đá. Họ biết cách sử dụng bằng sắt làm công cụ nhờ
học hỏi những tộc người phía Nam, tuy nhiên họ chưa biết cách khai thác
quặng sắt.[11;1-4]
Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX trước công nguyên, đất nước Thụy
Điển bắt đầu thốt ra khỏi tình trạng biệt lập trên bán đảo Scangđinavia nhờ
những hoạt động trên biển của các tộc người Vingkinh, vốn nổi tiếng bởi các
hoạt động trên biển, buôn bán, khám phá vùng đất mới, chiếm đất cũng nhờ

học hỏi kỹ thuật từ các khu vực thuộc Nga và Tây Âu.


15
Trong thời kỳ, từ XI đến thế kỷ XV, Thụy Điển bước vào thời kỳ xây
dựng một quốc gia trung cổ. Trong thời kỳ này, Thụy Điển ít hướng về phía
lãnh thổ Nga, thay vào đó hướng về phía Nam và Tây của châu Âu. Từ thế kỷ
IX, nhiều nhà truyền giáo đạo Kitô đã đến truyền giáo tại Thụy Điển. Nhà thờ
được xây dựng nhiều trong thời gian từ thế kỷ XII và XIII, chủ yếu bằng gỗ
và sau bằng đá.Trong thời gian này, Thụy Điển đã gia nhập vào khối kinh tế
văn hóa châu Âu, đặc biệt là liên đoàn các thành thị thương mại Bắc Đức
(Hansa), và đã thốt khỏi tình trạng cơ lạp ở phía Bắc Âu. Nông dân Thụy
Điển đã bán cho châu Âu các sản phẩm như sắt, bơ, da. Lãnh thổ của Thụy
Điển trong giai đoạn này đã gần giống với lãnh thổ hiện nay nhưng gồm cả
Phần Lan. Cũng trong thế kỷ XIII, Thụy Điển đã xây dựng được một số bộ
luật mang tính tổng hợp các luật ở Thụy Điển luật định hóa các hoạt động chủ
yếu nước này. Thụy Điển cũng đã xây dựng được một bộ luật chung hoàn
chỉnh cho cả nước, không chỉ điều chỉnh các quan hệ của người dân mà còn
được coi là một hiến pháp quy định trách nhiệm và quyền hạn của vua, hội
đồng và nhân dân. Sang thế kỷ XIV, nền văn hóa Thụy Điển chứa nhiều ảnh
hưởng của nước Pháp. Nhiều sinh viên du học ở Pháp và trong số đó có
Birgitta là nhà văn nữ đầu tiên của Thụy Điển.
Một đặc điểm nổi bật của Thụy Điển là nghề nơng có từ rất sớm. Nơng
dân Thụy Điển có trình độ văn hóa chính trị khá cao so với nơng dân ở các
nước khác. Nơng dân có tự do và quyền lực chính trị. Ngay từ thế kỷ XV,
Nghị viện của Thụy Điển đã có bốn thành phần: quý tộc, tăng lữ, tư sản
(thành thị) và nông dân.
Trong giai đoạn cuối thời kỳ trung cổ (thế kỷ XIV,XV) các nước Bắc
Âu có xu hướng thống nhất nhằm chống lại ảnh hưởng của Đức. Năm 1397,
Nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy đã sáp nhập vào Thụy Điển (bao gồm cả Phần

Lan) vào khối Liên hiệp Kalman, tuy nhiên do mâu thuẫn kinh tế nội bộ (do


16
Thụy Điển muốn bán sản phẩm sang Đức và Hansa nên khơng muốn mình
với Anh để chống Đức và Hansa) nên khối liên hợp này tan rã. Thụy Điển
tách ra và lập Nghị viện riêng. Tiếp đó Thụy Điển bị Đan Mạch chiếm.
Vào thế kỷ XVI, một nhà quý tộc Thụy Điển đã khởi nghĩa giành thắng
lợi và lên làm vua nước này năm 27 tuổi - vua GustavI Vasa (1523 - 1560).
Vua Gustav I đã quyết định ngôi vua sẽ được thừa kế thay vì bầu như trước.
Ơng khuyến khích phát triển cơng nghiệp và giải phóng nền kinh tế ra khỏi sự
thống trị của đạo Tin lành. Các đời vua sau ông cũng nối tiếp tục đưa Thụy
Điển thành một vương quốc quân sự, với đất đai được mở rộng. Thụy Điển
tham gia chiến tranh tôn giáo (1618 - 1648) giữa Công giáo, La Mã và Tin
Lành và giành thắng lợi. Thụy Điển đã chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn,
chủ yếu ở Đức. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XVIII, dưới triều đại Karl XII,
Thụy Điển đã thua trong chiến tranh với Nga và mất phần lớn đất đai có được
trước đó vào tay đế quốc này.
Giai đoạn giữa thế kỷ XVIII được xem là thời kỳ tự do khi Nghị viện
nắm quyền lực chủ yếu (gồm bốn thành phần), quyết định hầu hết các chính
sách của đất nước, trong khi vua và Hội đồng có vai trị hành pháp.
Dù có tranh chấp đảng phái nhưng giai đoạn này chứng kiến nhiều
thành tựu kinh tế, văn hóa và khoa học nổi bật của Thụy Điển. Năm 1766,
Thụy Điển là một trong những nước đầu tiên công bố luật tự do báo chí.
Giai đoạn 1771 - 1814 là thời kỳ trị vì của vua Gustav VIII. Sau khi
làm đảo chính, Vua Gusta VIII trở lại chế độ quân chủ chuyên chế. Ông đã
xây dựng sân khấu quốc gia Thụy Điển và thành lập Viện Hàn lâm Thụy
Điển. Sau khi ông bị ám sát, vua Gustav IX lên ngôi và bị cuốn vào phía Anh
tiến hành chiến tranh chống Pháp (Napôlêông) và Nga. Nga chiếm Phần Lan
của Thụy Điển, điều này khiến quân đội và quý tộc Thụy Điển chống lại vua

khiến nhà vua phải chạy lưu vong và nhường ngôi lại cho vua Karl III. Hiến
pháp mới lại chia quyền giữa vua và Nghị viện.


17
Thế kỷ XVI là thời kỳ cơng nghiệp hóa của Thụy Điển. Thụy Điển
không tham gia vào một cuộc chiến tranh nào trong thời gian này và đã điều
chỉnh để sát nhập được Na Uy vào Thụy Điển. Đợt công nghiệp hóa bắt đầu
từ những năm 1870 với cơ cấu kinh tế được cải thiện, đường sắt được xây
dựng, sản xuất gỗ, bột giấy được phát triển. Lâm nghiệp đóng vai trị lớn
trong nền kinh tế. Nơng nghiệp được hiện đại hóa. Một lượng lớn người Thụy
Điển cũng đã di cư sang Mỹ thời kỳ nay, nên có nhiều đất canh tác.
Cho đến đầu thế kỷ XX, Thụy Điển vẫn là một nước nghèo, phong trào
di cư sang Mỹ đã dừng lại vào năm 1910. Tiến trình cơng nghiệp hóa trong
thời gian này đã thúc đẩy các công nghiệp lên cao. Đảng Dân chủ xã hội ra
đời 1889 đã tích cực tiến hành các hoạt động cơng đồn ở Thụy Điển. Đảng
Dân chủ xã hội và Đảng Tự do góp phần vào việc thực hiện các quyền của
công nhân như phổ thông đầu phiếu, ngày làm 8 tiếng. Năm 1923, Đảng Dân
chủ xã hội lên nắm quyền đã bắt tay vào việc xây dựng hệ thống bảo hiểm xã
hội của Thụy Điển.
Có thể thấy rằng vương quốc Thụy Điển từ khi hình thành sơ khai đến
lập nước đã trải qua cả một thời kỳ thăng trầm nhưng nó đã hình thành và
phát triển để đến ngày hôm nay, khi nhắc tới một đất nước Thụy Điển người
ta biết rằng ở đó đời sống nhân dân được no ấm, bình quyền và dân chủ cao.
Quốc kỳ Thụy Điển hình chữ nhật, nền cờ màu lam, chữ thập màu vàng
chia mặt cờ thành 4 hình chữ nhật màu lam, diện tích hai hình chữ nhật trên
và dưới bên trái bằng nhau, hai hình chữ nhật trên và dưới bên phải cũng có
diện tích bằng nhau. Hai màu lam và vàng bắt nguồn từ màu của Hoàng gia
Thụy Điển. Lá cờ chữ thập màu vàng là quân kỳ của hải quân Hoàng gia
Thụy Điển. Ngày 22/6/1906 chính thức quy định lá quân kỳ nàyLịch sử của

quốc huy Thụy Điển có thể nói rằng, xét theo dòng ghi chép về những năm
1408 - 1470 phía trên tấm áo hồng là chiếc vương niệm, mặt tím lá chắn


18
trong tấm áo chồng có màu lam. Một chữ thập màu vàng chia mặt tấm lá
chắn thành 4 phần trên bên trái và phần dưới bên phải và phần dưới bên trái
có con sư tử vàng đội vương miện vàng lưới đỏ. Trung tâm lá chắn lớn có một
lá chắn tương đối nhỏ, mặt tấm lá chắn chia 2 phần phải và trái: mặt bên phải
do các sọc chéo 3 màu kem, trắng bạc, đỏ và một chiếc bình vàng tạo thành
mặt bên phải có vẽ một tháp chng kiểu lơ cốt và một con chim ưng vàng.
Hình trên tấm lá chắn nhỏ là phù hiệu của Hoàng gia Thụy Điển khoảng
12000 - phía trên tấm lá chắn là một chiếc vương miện, hai bên là hai con sư
tử vàng đầu đội vương miện ngoảnh về phía sau đó, lấy sư tử đứng trên để
tấm là chắn, đuôi cong hướng lên trên, thể hiện đỏ. Xung quanh tấm lá chắn là
huân chương trang trí. Năm 1908 chính thức chỉ định quốc huy dạng tấm áo
chồng này.
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển trước 1945
1.1.2.1. Kinh tế
Thụy Điển là nước lớn nhất ở Bắc Âu, đứng thứ 4 châu Âu sau Liên
Xô, Pháp và Tây Ban Nha. Thiên nhiên ưu đãi, Thụy Điển có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện, Thụy Điển giàu về tài
nguyên như chúng ta đã nói ở phần trên, đặc biệt là quặng sắt, rừng và đó là
những tài nguyên chiến lược có tác dụng quyết định đến sự phát triển của nền
kinh tế Thụy Điển. Quặng sắt của Thụy Điển có hàm lượng cao từ 60 - 70%
ước chừng vào khoảng 3 tỷ tấn. Rừng chiếm 50% diện tích của Thụy Điển với
trữ lượng khoảng 2,5 tỷ tấn. Với hai loại tài nguyên này, ngày nay Thụy Điển
đã trở thành một nước công nghiệp phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn
có tính chất truyền thống mà sản phẩm của nó ngày càng giành được uy tín
cao và sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế như giấy, luyện kim, đóng

tàu, xe hơi, vịng bi. Về nơng nghiệp nếu như các dãy núi cao có nhiều thác ở
phía Bắc tạo điều kiện để phát triển thủy điện thì những vùng đồi thấp ở phía


19
Đơng lại rất thích hợp với chăn ni cũng như vùng đồng bằng phì nhiêu ở
miền Nam rất thuận lợi cho trồng trọt. Dịng hải lưu nóng Gufl - Stream chảy
qua biển Na Uy làm cho Thụy Điển tuy ở vùng Bắc cực song lại có khí hậu
gần như ơn đới. Hiện nay với tư cách là một nước công nghiệp với 5% số dân
làm nông nghiệp, nhưng Thụy Điển vẫn đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực
phẩm cho nhân dân thậm chí thừa để xuất khẩu.
1.1.2.2. Chính trị - xã hội
Thời phong kiến (TK VII- đầu TK XVIII)
Cùng với một nền kinh tế phát triển, Thụy Điển còn có một q trình
lịch sử lâu đời (xem phần 1.1.1.3).Năm 610, Thụy Điển trở thành một quốc
gia thống nhất và đã từng có nhiều thời kỳ phát triển rất cường thịnh. Từ thế
kỷ IX đến đầu thế kỷ XII những triều đại Vinking hùng mạnh của Thụy Điển
đã cất quân chinh phạt châu Âu, từng thống trị Nga, Anh, Pháp và làm chủ
toàn bộ biển Bantich. ở Bắc Âu, Thụy Điển đã từng thơn tính Phần Lan (1160
- 1809), cai trị Na Uy (1814 - 1905) và chiến tranh triền miên với các nước
láng giềng. Tuy nhiên Thụy Điển cũng phải sống nhiều năm dưới ách thống
trị của ngoại bang.
Từ năm 1397 - 1520, Thụy Điển bị Đan Mạch đô hộ trong liên minh
Kalmar và sự thất bại trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng 1643 - 1645 đã
chấm dứt thời kỳ cường quốc của Thụy Điển. Năm 1809 Thụy Điển không
tham gia vào một cuộc chiến tranh nào.
Từ lịch sử, giai cấp thống trị của Thụy Điển thấy rằng con đường
chiến tranh không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho chính quốc. Dù rằng là
nước lớn ở Bắc Âu nhưng Thụy Điển lại là nước nhỏ trên thế giới, nằm gần
một cường quốc có dân số tăng trưởng mạnh mẽ như Nga và ở một khu vực

khá gay gắt và xung đột giữa các nước lớn, nên Thụy Điển khơng tìm cho
mình con đường bành trướng vì nó sẽ làm Thụy Điển suy yếu. Sự nhận định


×