Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Phương án quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng sốp cộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.91 KB, 79 trang )

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
RỪNG ĐẶC DỤNG - PHÒNG HỘ SỐP CỘP GIAI ĐOẠN 2021-2030
Phần 1
MỞ ĐẦU
Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp được thành lập tại Quyết
định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La Về việc thành
lập Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi cục Kiểm
lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trên cơ sở sát nhập Ban
quản lý rừng đặc dụng Sốp Cộp (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La quản lý) và Ban
quản lý rừng phòng hộ Sốp Cộp (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn Sơn La quản lý) với
tổng diện tích 22.768,71 ha, nằm trên phần đất 2 huyện Sốp Cộp và Sông Mã.
Khu rừng đặc dụng nằm trên phạm vi địa giới hành chính 6 xã, gồm: Púng Bánh,
Sốp Cộp, Dồm Cang huyện Sốp Cộp; Huổi Một, Mường Cai, Nậm Mằn huyện
Sơng Mã; khu rừng phịng hộ thuộc phạm vi địa giới hành chính 3 xã của huyện
Sốp Cộp, gồm: ường Lạn, Mường Và và Nậm Lạnh. Khu rừng đặc dụng - phòng
hộ Sốp Cộp, hiện đã thống kê được 642 loài thực vật thuộc 431 chi và 140 họ
thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; 71 loài thú thuộc 22 họ và 8 bộ; 233 lồi
chim thuộc 51 họ, 16 bộ; 58 lồi bị sát, lưỡng cư và cá. Rừng đặc dụng - phòng
hộ Sốp Cộp chứa đựng khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây
Bắc, có giá trị bảo tồn cao bởi cịn lưu giữ được nhiều lồi động, thực vật quý
hiếm, lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng,
cần được bảo vệ. Khu vực này có diện tích rừng tập trung khá lớn, đa dạng về các
hệ sinh thái và sinh cảnh với nhiều kiểu rừng, rất có giá trị về bảo tồn nguồn gen
và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tài nguyên cũng rất phong phú về mặt giá trị
sử dụng như cho gỗ, dầu béo, tinh dầu thơm, cây thuốc quý, nguyên vật liệu…và
là nơi cư trú lý tưởng cho động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra,
rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp cịn đóng vai trị quan trọng trong cải thiện
mơi trường sinh thái và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của


người dân trong vùng và trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông


Mã.
Từ khi thành lập với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc
biệt sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đầu tư từ
nguồn vốn của Nhà nước và các chương trình, dự án mà Ban quản lý khu rừng
đặc dụng – phòng hộ Sốp Cộp thực hiện đã đạt được kết quả tốt trong việc quản
lý, bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển rừng, tuyên truyền giáo dục về bảo tồn,
khai thác tiềm năng phát triển dịch vụ mơi trường rừng, góp phần cùng chính
quyền địa phương phát triển đời sống người dân tại vùng đệm trên địa bàn các
xã thuộc khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp.
Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV kỳ
họp thứ 4 thơng qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 quy định:
“Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền
vững” (Khoản 1 Điều 27). Do vậy, quản lý rừng bền vững đã trở thành một
nguyên tắc, nhiệm vụ bắt buộc đối với quản lý, bảo tồn, bảo vệ và phát triển
rừng của chủ rừng là tổ chức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý
rừng bền vững (viết tắt là QLRBV). Theo đó, phương án QLRBV có thời gian
thực hiện tối đa 10 năm với các nội dung: Đánh giá hiện trạng rừng, quản lý
rừng và sử dụng đất; xác định các mục tiêu quản lý rừng và hệ sinh thái bền
vững; xác định các nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử
dụng rừng, đất rừng và hệ sinh thái; xác định các giải pháp thực hiện phương án,
gồm giải pháp về vốn đầu tư (vốn ngân sách Nhà nước, tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế,…).
Thực hiện Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh
Sơn La về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự tốn kinh phí lập Phương án
Quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030
và Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La về
việc phê duyệt điều chỉnh dự toán lập Phương án Quản lý rừng bền vững rừng
đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030. Ban quản lý rừng đặc dụng 2



phòng hộ Sốp Cộp xây dựng “Phương án Quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng
- phòng hộ Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu: Xác định nguồn tài
chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ mơi trường rừng, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí, th mơi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai
thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ
lượng các-bon rừng; xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của
rừng, diện tích rừng suy thối cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học,
các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ;
phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp
luật về lâm nghiệp; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn
định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý
rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

3


Chương 1
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương
[1]. Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
[2]. Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
[3]. Luật Đất đai năm ngày 29/11/2013 ;
[4]. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH 13 và các văn bản hướng
dẫn;
[5]. Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
[6]. Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
[7]. Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật da dạng sinh học;
[8]. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về
tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của
Chính phủ;
[9]. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai năm 2013;
[10]. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày ngày 14/02/2015 của Chính phủ
về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
[11]. Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ Quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh
tế và sự nghiệp khác;
[12]. Nghị định số 156/2018 của ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp;
[13]. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về
Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
[14]. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về
4


quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp;
[15]. Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;
[16]. Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về
Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đầu tư công;
[17]. Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết
cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các cơng ty nông, lâm nghiệp;
[18]. Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính

phủ về Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
[19]. Thông tư Liên tịch số 15/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày
26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn
nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
[20]. Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về xác định vùng đệm của khu rừng
đặc dụng và vành đai bảo vệ khu rừng đặc dụng;
[21]. Thông tư số 145/2016/TT-BTC ngày 29/12/2017hướng dẫn cơ chế
tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập theo Nghị Định số 141/2016/NĐCP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
[22]. Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
[23]. Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;
[24]. Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định danh mục lồi cây trồng lâm nghiệp
chính; cơng nhận giống và nguồn gốc giống; quản lý vật liệu giống cây trống
chính;
5


[25]. Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phân định ranh giới rừng;
[26]. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn
biến rừng;
[27]. Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư cơng
trình lâm sinh;

[28]. Thơng tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
[29]. Quyết định số 487/QĐ-BNN ngày 26/2/2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công
tác điều tra quy hoạch rừng.
2. Văn bản của địa phương
[30]. Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của HĐND tỉnh Sơn
La khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến đến năm 2030;
[31]. Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Sơn La về một số nhiệm vụ, giải pháp quản lý quy hoạch 3 loại rừng
trên địa bàn tỉnh;
[32]. Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 của HĐND tỉnh về
phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách địa phương 2020;
[33]. Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên trực
thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La;
[34]. Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp đến năm 2020;
[35]. Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Sơn
La về phê duyệt kết quả kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015;
6


[36]. Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh Sơn
La về Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng;
[37]. Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn

La Về việc thành lập Ban Quản lý rừng Đặc dụng – Phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La;
[38]. Quyết định số 3248/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại
rừng giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030;
[39]. Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 20/6/2019 của UBND tỉnh Sơn
La quy định cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La;
[40]. Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh
Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2019-2021, định hướng đến năm 2025;
[41]. Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND tỉnh
Sơn La về việc giao dự toán thu, chi ngân sách 2020;
[42]. Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 04/3/2020 của UBND tỉnh Sơn
La về Phê duyệt danh sách cộng đồng dân cư (bản) thuộc vùng đệm các khu
rừng đặc dụng, khu rừng đặc dụng - phòng hộ, khu Bảo tồn thiên nhiên trên địa
bàn tỉnh Sơn La;
[43]. Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh Sơn
La về Công bố hiện trạng rừng tỉnh Sơn La năm 2019;
[44]. Quyết định số Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của
UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí
lập Phương án Quản lý rừng bền vững Khu rừng đặc dụng – phòng hộ Sốp Cộp
giai đoạn 2021-2030;
[45]. Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh
7


Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán lập Phương án Quản lý rừng bền
vững rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030

II. CAM KẾT QUỐC TẾ
1. Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật
thực vật hoang dã đang bị nguy cấp - Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna and Flora);
2. Công ước đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity CBD).
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ
rừng
- Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La;
- Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La
Về việc thành lập Ban Quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi
cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La;
- Quyết định số Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của
UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự tốn kinh phí
lập Phương án Quản lý rừng bền vững Khu rừng đặc dụng – phòng hộ Sốp Cộp
giai đoạn 2021-2030.
- Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Sơn
La về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán lập Phương án Quản lý rừng bền vững
rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030
2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng
Báo cáo các chuyên đề điều tra đa dạng sinh học tại Khu rừng đặc dụng
Sốp Cộp, tỉnh Sơn La của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Dự án Nâng
cao năng lực quản lý cho BQL rừng đặc dụng Sốp Cộp về bảo tồn đa dạng sinh
học gắn với cộng đồng - Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF) tài trợ.
Kết quả điều tra công bố năm 2013.
8



3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
giao đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan
- Bản đồ Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh năm 2014;
- Bản đồ kiểm kê rừng 2015;
- Bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vũng Khu rừng đặc dụng
Sốp Cộp năm 2013;
- Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Sơn La năm 2018.
4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm
nhìn đến đến năm 2030;
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh đến năm 2020;
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững của Khu rừng đặc dụng Sốp
Cộp đến năm 2020;
- Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng cấp tỉnh giai đoạn
2017-2025 và định hướng đến năm 2030.
5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn
vị
- Kết quả kiểm kê rừng năm 2015;
- Kết quả theo dõi diễn biến rừng huyện Sông Mã, Sốp Cộp năm 2019;
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của Sông Mã, Sốp Cộp.

9


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị (chủ rừng): Ban quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ Sốp
Cộp.
2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): Bản Sốp Cộp, xã Sốp Cộp,

huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
3. Điện thoại: 02123.878027
4. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc
Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La;
- Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La
Về việc thành lập Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi
cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La;
- Quyết định số 57/QĐ-CCKL ngày 30/01/2019 của Chi cục Kiểm lâm về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ban quản lý rừng đặc dụng, khu
Bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La.
5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Theo Quyết định số 57/QĐ-CCKL ngày 30/01/2019 của Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La.
Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp được thành lập năm 2018
trên cơ sở sát nhập Ban quản lý rừng Đặc dụng Sốp Cộp (Chi cục Kiểm lâm Sơn
La) và Ban quản lý rừng Phòng hộ Sốp Cộp (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La) theo
Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc
thành lập Ban Quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi cục
Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, hiện nay Ban
quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Sốp Cộp (Có Htaj kiểm lâm rừng đặc dụng
nằm trong Ban) được giao 27 công chức, viên chức kiểm lâm, hợp đồng trong
10


đó: tập thể lãnh đạo gồm 03 đồng chí: Giám đốc kiêm Hạt trưởng và 02 Phó
Giám đốc; các bộ phận chuyên môn gồm: phụ trách kỹ thuật, thanh tra-pháp chế,
tổ chức hành chính và 05 trạm bảo vệ rừng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp được nhà nước giao quản lý 22.768,71 ha trên địa bàn 09 xã:

xã Dồm Cang, Mường Lạn, Mường Và, Nậm Lạnh, Sốp Cộp, Huổi Một (huyện
Sốp Cộp); xã Huổi Một, Mường Cai, Nậm Mằn (huyện Sơng Mã).
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ
NHƯỠNG
1. Vị trí địa lý, địa hình
- Toạ độ địa lý: 20039'33'' – 2107'15'' Vĩ độ bắc; 103014'56'' – 103045'06''
Kinh độ đơng.
Phía Nam giáp Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào; Phía Tây giáp tỉnh Điện
Biên; Phía Bắc và Đơng giáp huyện Sơng Mã.
- Có địa hình bị chia cắt mạnh và phức tạp, có độ cao trung bình 600 m so
với mặt biển. Huyện nằm trên khối núi giữa Thuận Châu và Sốp Cộp và dãy núi
biên giới Việt - Lào, dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam địa hình
chia cắt phức tạp, có nhiều dãy núi cao tạo nên hình khe suối khá sâu và hẹp, cố
độ cao trung bình từ 1.000 m đến 1.500 m. Độ dốc bình quân 200-300 địa hình
hiểm trở, đi lại khó khăn, có độ nghiêng dồn theo hướng Nam xi theo dịng
sơng Mã, có các suối Nậm Ca, suối Nậm Lạnh, suối Nậm Ban. Như vậy, ngoài ý
nghĩa cảnh quan, mơi trường sinh thái, quốc phịng, an ninh khu vực, khu vực
lập Phương án quản lý rừng bền vững rừng Đặc dụng - Phịng hộ Sốp Cộp cịn
đóng vai trị quan trọng trong việc phịng hộ đầu nguồn.
2. Khí hậu
Về khí hậu, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa
rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau; mùa này chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Lào khơ và nóng thổi từ phía
nước CHCND Lào sang; ảnh hưởng nhiều nhất vào đầu tháng 2 tháng 3 hàng
năm, ít mưa, gió và khơng khó nóng làm cho vật liệu khơ dễ gây ra cháy rừng.
Nhiệt độ trung bình năm là 22,40C, bốn tháng có nhiệt độ dưới 200C (từ
11


tháng 11 đến tháng 2 năm sau), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (nhiệt độ

trung bình từ 15,3 - 16,10C), tháng nóng nhất là 6 và 7 (nhiệt độ trung bình từ
26,30C đến 26,40C). Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 0 0C, nhiệt độ cao nhất lên
trên 400C, số ngày mưa dao động từ 110 ngày đến 140 ngày/năm.
3. Thủy văn
Hệ thống suối Nậm Công: đây là hệ thống suối lớn nhất trong huyện. Suối
Nậm Công chảy qua xã Sốp Cộp trở thành nhánh chính của Sông Mã, là hợp lưu
của 3 con suối nhỏ: suối Nậm Ca (chảy qua xã Mường Và); suối Nậm Lạnh
(chảy qua xã Nậm Lạnh); suối Nậm Ban (chảy qua 4 xã: Sam Kha; Púng Bánh;
Dồm Cang và Sốp Cộp). Hệ thống suối Nậm Công cung cấp đủ nước cho 4 xã
Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và cả về mùa khơ, đồng thời có tiềm
năng lớn về thủy điện.
- Suối Nậm Pừn: Bắt nguồn từ độ cao 1.600 m thuộc xã Mường Lèo (Giáp
biên giới Việt Lào) chảy sang huyện Điện Biên Đông đổ ra Sông Mã.
- Suối Nậm Sọi: Chảy dọc xã Mường Lạn; xã Mường Cai và Chiềng
Khoong (huyện Sơng Mã) đổ ra Sơng Mã.
Ngồi hệ thống suối và các con suối chính trên, cịn có những con suối
nhỏ phân bố không đồng đều trong huyện.
4. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Địa Môi trường và tổ chức lãnh thổ
thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam kết hợp bản đồ thổ nhưỡng tỷ
lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La, thì trong huyện phân bố một số loại đất chính sau:
a) Đất vàng xám (Xf): Diện tích 143.968 ha, chiếm 97,71% tổng diện tích
tự nhiên... Trong đất vàng xám được chia ra 3 loại đất phụ là:
- Đất vàng xám điển hình (Xfh): Diện tích 66.974 ha, chiếm 46,52% diện
tích đất xám vàng. Đất này chủ yếu phân bố ở đai cao từ sườn lên đỉnh núi, có
độ pH từ 6 - 6,5; tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu lớn; độ dốc cao phần lớn từ 300 trở lên
có tầng mỏng đến trung bình; hàm lượng mùn phần lớn là trung bình đến giầu.
Loại đất này thực bì chủ yếu là cây rừng tự nhiên và đất trống đồi núi trọc.
- Đất xám vàng có thành phần cơ giới nặng (Xfar): Diện tích 60.884 ha,
12



chiếm 42,29% diện tích đất vàng xám. Đất này chủ yếu phân bố ở đai cao từ
sườn đến đỉnh và một phần chân núi, có độ pH từ 4,5-7,5; hàm lượng mùn trung
bình; tỷ lệ đá lẫn nhiều; độ dốc cao phần lớn từ 350 trở lên; có tầng mỏng trung
bình. Loại đất này thực bì chủ yếu là cây rừng tự nhiên đang tái sinh và một
phần đất trống đồi núi trọc.
- Đất xám tích mùn (Xfu): Diện tích 16.110 ha, chiếm 11,19% đất vàng
xám. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng núi thấp và ven theo hai bên suối lớn,
có độ pH từ 4,5-5; hàm lượng mùn trung bình đến giầu; tỷ lệ đá lẫn ít; độ dốc
tập trung từ 20-350; có tầng mỏng trung bình. Loại đất này hiện tại đang là rừng
tái sinh tự nhiên và canh tác sản xuất nông nghiệp.
b) Đất phù sa(P): Diện tích 2.505 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên.
Đất này được chia làm 3 loại đất phụ:
- Đất phù sa chua (Pc): Diện tích 2.077 ha, chiếm 82,91% diện tích đất
phù sa. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH từ 4,5-6,5; hàm
lượng mùn trung bình; tỷ lệ đá lẫn ít; độ dốc thấp, tập trung từ 15-250; có tầng
mỏng trung bình. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nơng nghiệp.
- Đất phù sa ít chua (Pi): Diện tích 354 ha, chiếm 14,13%. Đất này chủ
yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH từ 5,5-7,5; hàm lượng mùn trung
bình đến giầu. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa bão hồ (Peh): Diện tích 74 ha, chiếm 2,96% diện tích đất
phù sa. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH trung tính; hàm
lượng mùn trung bình. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nông nghiệp.
c) Đất đỏ và nâu vàng(F): Diện tích 486 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự
nhiên. Đất này phân bố chủ yếu ở sườn dông.
d) Đất mới biến đổi(CM): Diện tích 177 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích
tự nhiên. Đất này phân bố rải rác ở sườn dơng do q trình glây mạnh.
đ) Đất glây(Gl): Diện tích 206 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên.
Đất này phân bố rải rác ở dọc ven các con suối lớn, có độ dốc thấp.

Nhìn chung đất đai huyện Sốp Cộp phù hợp với nhiều loại cây trồng khác
nhau song phần lớn là có độ dốc lớn phân bổ không tập trung. Hàm lượng các
13


chất dinh dưỡng như đạm, lân, Kali, Canxi, Manhê trong đất thấp và giảm nhanh
theo độ sâu, tỷ lệ không cân đối.
III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc, lao động
Sốp Cộp có dân số năm 2019 là 45.050 người, có 6 dân tộc sinh sống (dân
tộc Thái 62,2%, dân tộc Mông 17,8%, dân tộc Khơ Mú 6,1%, dân tộc Lào
11,3%, dân tộc Kinh 2,4%).
2. Kinh tế, xã hội
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, là vùng xung yếu về an ninh quốc phịng
thuộc phía Tây Bắc của Tổ quốc, biên giới còn tiềm ẩn những diễn biến phức
tạp, truyền học đạo trái pháp luật vẫn còn diễn ra. Định hướng cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định
1584/QĐ-TTg, ngày 04.11.2008 về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh
tế – xã hội huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La đến năm 2015. Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững huyện Sốp Cộp năm 2009- 2020: hỗ trợ đầu tư ổn
định dân cư, phát triển xản xuất, an sinh xã hội; với mục tiêu đưa huyện Sốp
Cộp dần thốt khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một huyên khá trong tỉnh.
- Diện tích tự nhiên 148.088 ha, trong đó đất chưa sử dụng cịn trên
81.700ha, có thể sử dụng đưa vào sản xuất nơng nghiệp (7.000ha) và sản xuất
lâm nghiệp (62.000ha). Lực lượng lao động nơng nghiệp của hun dồi dào,
thời gian nơng nhàn cịn nhiều. Có đường biên giới với nước CHDCND Lào dài
120km, trong tương lai thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các khu trung tâm
kinh tế cửa khẩu (cửa khẩu Lạnh Bánh) giao lưu buôn bán, liên doanh liên
kếthợp tác phát triển với nước bạn.
- Nơng nghiệp.

+ Diện tích các loại cây trơng chính:
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: 7.163 ha, bằng 113,95% kế
hoạch, bằng 112,7% so với năm 2012.
+ Diện tích lúa chiêm xuân 802/796 ha, đạt 100,8% so kế hoạch huyện
giao, bằng 100,8% so với cùng kỳ năm 2012.
14


+ Lúa Mùa: đã gieo cấy 1.192,4/1.190 ha, đạt 100% kế hoạch.
+ Diện tích lúa nương: 2.969/2.100 ha, đạt 141,4% so kế hoạch.
+ Diện tích ngơ: 2.200/2.200 ha, đạt 95,9% so kế hoạch.
+ Diện tích sắn: 2.252/1700 ha, đạt 132,5% so kế hoạch.
+ Diện tích cây cà phê đạt 405 ha, bằng 326,6% so với năm 2012, diện
tích kinh doanh đạt 48 ha, năng suất bình quân ước đạt 15 tạ/ha.
+ Diện tích Lạc đạt 138 ha, đạt 98,6% so với kế hoạch, năng suất ước đạt
9 tạ/ha, sản lượng đạt 124,2 tấn.
+ Tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt 358,5 ha, bằng 100% so
với kế hoạch, bằng 100% so với năm 2012; Sản lượng quả các loại đạt 428,1 tấn.
+ Những Vật ni chính: Đàn trâu hiện có 12.505 con, bằng 102,88% so
với cùng kỳ năm 2012; Đàn bò 7.545 con, bằng 104% so với cùng kỳ năm 2012;
Đàn lợn 17.946 con, bằng 82,89% so với cùng kỳ năm 2012; Đàn gia cầm
169.691 con, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2012; Đàn Dê 3.562 con, bằng
83,69% so với cùng kỳ năm 2012; Đàn Ngựa 1.015 con, bằng 92,11% so với
cùng kỳ năm 2012; Ong 1.145 tổ, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2012’ Nhím:
1.450 con, bằng 86,57% so với cùng kỳ năm 2012.
- Khai thác thuỷ sản tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng diện tích ni trồng thuỷ sản 156,2 ha (cá 155 ha) đạt 85,8% kế
hoạch, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt 330 tấn, trong đó 322 tấn (cá 300
tấn), sản lượng khai thác khai thác 8 tấn bằng 102% so với cùng kỳ.
- Sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 21.600 tấn, đạt 106,3% kế hoạch,

bằng 110,2% so với năm 2012, trong đó: thóc đạt 14.340 tấn, ngô đạt 7.260 tấn.
- Sản lượng sắn: 2.297 tấn.
- Sản lượng cà phê nhân đạt 72 tấn.
- Sản lượng quả các loại: 1.166 tấn.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại: 1.800 tấn.
- Lâm nghiệp.
+ Doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn huyện: 01
+ Sản phẩm lâm nghiệp: Gỗ, tre, măng, giống cây trồng (công nghiệp, lâm
15


nghiệp)
+ Cơng tác Bưu chính : có 01 Bưu cục trung tâm và 7 bưu cục cơ sở được
đảm bảo thơng suốt, an tồn. Hệ thống báo, tạp chí của Đảng được cấp đầy đủ,
kịp thời đến 100% cấp ủy, tổ chức đảng theo đúng quy định.
Công tác viễn thông: hiện tại tỷ lệ phủ sóng thơng tin di động đến 100%
các xã; đến tháng 5.2013, tồn huyện có 1.837 thuê bao cố định, khoảng 6.648
thuê bao di động, 275 thuê bao internet.
- Thương mại, dịch vụ: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cả về loại
hình và quy mô, tổ chức tốt hệ thống lưu thông, phân phối đối với các loại hàng
hóa, dịch vụ. Do vậy, hàng hoá trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu các mặt
hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong toàn huyện. Các doanh nghiệp vận tải trên
địa bàn huyện đảm bảo lưu thông và phục vụ vận chuyển hành khách an tồn.
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi
xây dựng và thực hiện phương án.
IV. GIAO THƠNG
Hệ thống giao thơng đường bộ trong khu vực: Giao thông - vận tải thông
suốt đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. Quốc lộ qua
huyện: đường 105, đến nay tổng số km đường giao thông trên địa bàn huyện là
603,75 Km. Trong đó gồm: Hệ thống giao thơng đường biên giới dài 120 Km,

trục đường quốc lộ với tổng chiều dài 9,75 Km (từ Km110 - Km119 đường Sông
Mã đi Sốp Cộp), Trục đường tỉnh lộ 105 từ trung tâm huyện Sốp Cộp - Mường
Lèo - Mường Lói có chiều dài tuyến là 64 Km và 4 trục đường huyện lộ đó là:
Tuyến Sốp Cộp - Mường Và - Mường Lạn chiều dài tuyến đường là 28 Km;
Tuyến Sốp Cộp - Nậm Lạnh đi mốc D1 chiều dài tuyến đường là 31 Km; Tuyến
Púng Bánh - Sam Kha chiều dài tuyến đường là 17 Km; tuyến Mường Và Mường Cai có chiều dài là 10 Km. Các tuyến đường xã gồm 59 tuyến với tổng
chiều dài 324 Km đều là đường đất. Tổng các tuyến đường cơ bản mới nhựa hố
và bê tơng được khoảng 150/603,75 Km đạt 24,84%. Hiện tại chỉ có 2/8 xã (xã
Sốp Cộp và Mường Và) có đường ơ tơ từ trung tâm huyện đến trung tâm xã đi
được 4 mùa, 6/8 xã còn lại chỉ đi được mùa khô, về mùa mưa việc đi lại còn gặp
16


rất nhiều khó khăn. Các tuyến đường giao thơng được đầu tư xây dựng đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh
trên địa bàn huyện.
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai,
thực hiện
Theo quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của
Chính phủ trước đây, và hiện nay các quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017,
Nghị định Nghị định số 156/2018 của ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp, quy định có 05 loại
loại dịch vụ môi trường cụ thể:
- Từ năm 2013 đến nay Khu vực rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp mới
triển khai 02 loại hình dịch vụ mơi trường gồm: 1) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn
và bồi lắng lịng sơng, lịng suối; 2) Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất
và đời sống xã hội. Tổng diện tích 22.768,71 ha rừng và đất rừng đặc dụng,
phòng hộ Sốp Cộp, diện tích được đưa vào chi trả dịch vụ mơi trường rừng bình
qn khoảng 15.159,7 ha/năm, với mức chi trả năm 2019 trên địa bàn huyện Sốp

Cộp, Sông Mã tỉnh Sơn La là 298.681,9 đồng/ha. Toàn bộ số kinh phí chi trả
dịch vụ mơi trường rừng được chi trả cho Ban quản khu rừng đặc dụng - phòng
hộ Sốp Cộp, 90% số kinh phí thu được được cấp cho các cộng đồng nhận khoán
hợp đồng bảo vệ rừng đặc dụng cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, 10% cịn
lại để đơn vị sử dụng vào cơng tác quản lý phí theo quy định.
- Hiện nay cịn 3 loại hình dịch vụ chưa được triển khai thực hiện, gồm: 1)
Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm pháp thải khí nhà kính từ hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; 2) Bảo
vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng
cho kinh doanh dịch vụ du lịch; 3) Cung ứng nguồn nước từ rừng và các yếu tố
từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

17


Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp với quy mơ, diện tích 22.768,71
ha rừng và đất rừng đặc dụng - phòng hộ, Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp
Cộp có diện tích rừng lớn với quy mơ diện tích trên 16.000 ha mức độ đa dạng
sinh học cao. Do đó, cho tiềm năng về cung cấp các loại dịch vụ môi trường
rừng như: (1) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng sơng, lịng suối; (2)
Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp mới triển
khai 02 loại hình dịch vụ mơi trường rừng gồm: Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và
bồi lắng lịng sơng, lịng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời
sống xã hội. Cịn lại 03 loại hình dịch vụ chưa được triển khai thực hiện cần đề
xuất với cấp có thẩm quyền xem xét đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện trong
thời gian tới để tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư lại cho
công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi

xây dựng và thực hiện phương án.
* Thuận lợi: Khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp có tiềm năng về
cung ứng các loại dịch vụ môi trường rừng, thực tế trong những năm qua thông
qua nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng là nguồn thu đáng kể, chủ yếu để đầu
tư, hỗ trợ trở lại cho công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị.
* Khó khăn: Cơng tác sử dụng nguồn thu từ các loại hình dịch vụ mơi
trường rừng của các cộng đồng bản nhận khoán bảo vệ rừng còn chưa thực sự
hiệu quả, mức độ đầu tư trở lại cho nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường
rừng cịn nhiều hạn chế; một số loại hình dịch vụ mơi trường rừng khu rừng đặc
dụng – phịng hộ Sốp Cộp còn chưa được triển khai thực hiện, do đó cần có điều
xuất với cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm thực hiện, sau đó đánh giá tổng kết
và áp dụng để tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn 20212030.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

18


Theo kết quả công bố hiện trạng rừng tỉnh Sơn La năm 2019 tại Quyết
định số 439/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh Sơn La. Hiện trạng
rừng và đất lâm nghiệp Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp đang
quản lý bảo vệ là 22.768,71 ha, trong đó: đất có rừng là 16.661,99 chiếm
73,18% tổng diện tích đất lâm nghiệp Ban quản lý; đất chưa có rừng là 6.190,68
ha chiếm 26,82% tổng diện tích đất lâm nghiệp Ban quản lý. Cụ thể như sau:
1.1. Rừng đặc dụng với diện tích 17.573,94 ha, trong đó:
a. Diện tích đất có rừng tự nhiên là 14.737,08 ha, chiếm 83,86% tổng diện
tích đất đặc dụng của Ban quản lý, gồm:
- Rừng tự nhiên là 14.470,30 ha;
- Rừng trồng 266,70 ha.
b. Diện tích đất chưa có rừng 2.836,86 ha, chiếm 16,14% tổng diện tích

đất đặc dụng của Ban quản lý, gồm:
- Đất trống có cây gỗ tái sinh là 914,85 ha;
- Đất trống khơng có cây gỗ tái sinh là 798,90 ha;
- Đất khác trong lâm nghiệp là 1.123,11 ha.
1.2. Rừng phòng hộ với diện tích là 5.194,77 ha
a. Diện tích đất có rừng tự nhiên là 1.924,91 ha, chiếm 37,06% tổng diện
tích đất phòng hộ của Ban quản lý, gồm: Rừng gỗ 1.924,91 ha;
b. Diện tích đất chưa có rừng là 3.269,86 ha, chiếm 62,94% tổng diện tích
đất phịng hộ của Ban quản lý.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử
dụng đất
Qua số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại mục 1.1 nêu trên diện
tích đất lâm nghiệp của Ban quản lý khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp có
rừng là 16.661,99 ha, diện tích có rừng chiếm 73,18% tổng diện tích đất lâm
nghiệp, trong đó diện tích đất có rừng tại các xã Dồm Cang, Mường Lạn,
Mường Và, Nậm Lạnh, Púng Bánh, Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp) là 6.634,92 ha,
chiếm 29,14% tổng diện tích rừng; và diện tích rừng tại các xã Huổi Một,
Mường Cai, Nậm Mằn (huyện Sông Mã) là 10.027,07 ha, chiếm 44,04% tổng
19


diện tích rừng do Ban quản lý khu rừng Đặc dụng - Phịng hộ được giao quản lý.
Đất chưa có rừng là 6.106,72 ha chiếm 26,82% tổng diện tích đất lâm nghiệp
Ban quản lý.
Qua số liệu hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại Khu rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp cho thấy một số thuận lợi, khó khăn cần quan tâm, chú ý khi
xây dựng và thực hiện phương án.
* Thuận lợi: Ranh giới, diện tích rừng đã được phân định trên bàn đồ và
ngồi thực địa; cơng tác quản lý về rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng
đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp được triển khai thực hiện đúng các quy định của
Luật Bảo vệ và phát triển rừng trước đây và nay là Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Công tác theo dõi diễn biến rừng hàng năm được chủ rừng thực hiện cập
nhật biến động tăng, biến động giảm theo hướng dẫn của Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn.
* Khó khăn: Tập quán sản xuất canh tác của người dân các dân tộc tại các
bản vùng cao là tình trạng sử dụng đất đai để canh tác sản xuất, trồng cây nông
nghiệp và tình trạng tranh chấp đất đai vẫn cịn diễn ra.
Hiện trạng đất lâm nghiệp chưa có rừng cịn lớn chiếm 26,96% đây là
thách thức lớn trong việc giải quyết vấn đề sử dụng đất giữa khu rừng đặc dụng phịng hộ với các bản vùng đệm cần được tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải
pháp để tăng cường công tác quản lý đất rừng đặc dụng - phòng hộ trong
phương án quản lý bảo vệ và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng - phòng hộ
Sốp Cộp giai đoạn 2021-2030.
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc
phạm vi quản lý của chủ rừng
Theo kết quả công bố hiện trạng rừng tỉnh Sơn La năm 2019 tại Quyết
định số 439/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh Sơn La. Hiện trạng
rừng và đất lâm nghiệp Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp. Hiện
trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp
đang quản lý bảo vệ đến năm 2019 là 22.768,71 ha (đất có rừng là 16.661,99 ha
20


chiếm 73,18% tổng diện tích đất lâm nghiệp; đất chưa có rừng là 6.106,72 ha
chiếm 26,82 % tổng diện tích đất lâm nghiệp), trong đó:
1.1. Phân theo lồi cây
- Rừng gỗ (rừng gỗ lá rộng thường xanh): 10.042,31 ha;
- Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: 6.619,68 ha.
1.2. Phân theo trữ lượng
- Rừng giàu: 9.775,61 ha;
- Rừng trung bình: 2.511,63 ha;

- Rừng nghèo: 4.108,05 ha.
2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng tại Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày
30/6/2016 của UBND tỉnh Sơn La về Phê duyệt kết quả kiểm kê rừng giai đoạn
2013-2016. Khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp có tổng trữ lượng gỗ
khoảng 2.461.920 m3; 1.849 nghìn cây tre, trong đó:
- Rừng giàu: 1.955.122 m3;
- Rừng trung bình: 301.396 m3;
- Rừng nghèo: 205.403 m3;
- Rừng hỗn giao tre nứa: 1.595m3/135.000 cây;
3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Hệ thực vật Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp có 642 lồi, 431 chi,
140 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Hệ thực vật đa dạng phong phú,
các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ phân bố hầu hết tại các phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái, các loài thực vật tập trung ở các
tiểu khu: 660, 678, 677, 657, 676, 635... Các loài cây lâm sản ngoài gỗ như: các
loài phong lan, tre, mây, cây thuốc, cây cảnh, măng, mộc nhĩ,...
Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp hiện có thảm thực vật rừng trên
núi đá vơi, là cảnh quan độc đáo. Đây cũng là nơi hiện có một số lồi Hạt trần
q hiếm, phân bố hạn chế như Bách xanh, Du sam núi đất..... Sốp Cộp cũng có
nhiều lồi thực vật khơng chỉ có giá trị về mặt khoa học mà cịn có giá trị cao về
kinh tế như lan kim tuyến, đinh thối, lát hoa,… Hệ thực vật Sốp Cộp có nhiều
21


cây có ích đặc biệt có nhiều lồi cây thuốc với một số lồi có giá trị như Hồng
đàn, Cốt toái bổ, Tắc kè đá, Đẳng sâm, Bảy lá một hoa,…. Khu rừng đặc dụng phịng hộ Sốp có nhiều cây thuốc, trong đó một số lồi là đối tượng bị săn lùng
khai thác như: Lan kim tuyến, Cốt toái bổ, Bảy lá một hoa, Hoàng đằng,…
Trước đây do bị khai thác quá mức đã ngày càng trở nên khan hiếm. Những năm
gần đây, một phần do công tác kiểm tra, kiểm sốt được tăng cường, thêm vào

đó, cơng tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về việc
bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc, bảo vệ ĐDSH của khu bảo tồn cũng giúp
người dân thấy được trách nhiệm, quyền lợi trong việc sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên đã hạn chế được tình trạng khai thác lâm sản trái pháp luật.
Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn
đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của
đơn vị.
* Thuận lợi:
- Công tác công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng
sinh học của Ban quản lý khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp trong những
năm qua luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền,
đặc biệt sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm và sự phối hợp với
các phịng, ban chun mơn chức năng của huyện và UBND các xã khu vực
rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp;
- Khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp có hệ động thực vật rừng đa
dạng phong phú, có nhiều lồi động thực vật quý hiếm cần được quản lý, bảo
tồn;
- Ý thức quản lý của nhân dân đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học được nhân dân đã có những chuyển biến tích cực;
- Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành một số quy định, cơ chế
chính sách để tạo hành lang pháp lý và nguồn lực thúc đẩy công tác công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc
dụng và khu bảo tồn thiên nhiên.
* Khó khăn:
22


- Khu vực rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp có địa bàn phức tạp, địa
hình chia cắt, trên địa bàn hành chính chính quyền 9 xã do đó trong công tác
phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa

dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng rất khó khăn;
- Đời sống, trình độ dân trí cùng với đó là tập quá canh tác hạn chế của
một bộ phập dân tộc thiểu số, đặc biệt người dân sinh sống tại các xã, bản vùng
cao đã ảnh hướng lớn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn
đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp;
- Khu vực rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp tại một số tiểu khu vẫn cịn
một số lồi cây gỗ, lâm sản q hiếm do đó tình trạng khai thác, vận chuyển lâm
sản trái phép trên địa bàn các xã vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn hình thành các điểm
nóng về vi phạm pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng.
VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG
TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN
1. Thống kê số lượng, diện tích văn phịng, nhà, xưởng, trạm... hiện có
của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được các cấp, các ngành quan tâm tạo
điều kiện hoàn thiện. Tuy nhiên về hệ thống các cơ sở hạ tầng Khu rừng đặc
dụng phòng hộ Sốp Cộp thành lập năm 2018 theo Quyết định số 3279/QĐUBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La Về việc thành lập Ban Quản lý
rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trên cơ sở sát nhập Ban quản lý rừng
đặc dụng Sốp Cộp (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La quản lý) và Ban quản lý rừng
phòng hộ Sốp Cộp (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn Sơn La quản lý), với quy mơ diện
tích rừng và đất lâm nghiệp được tỉnh giao quản lý gần 23.000 ha. Cơ sở vật
chất của Ban:
- Về văn phòng trụ sở làm việc hiện trạng được đầu tư từ năm 2004 đến
nay gồm 01 Nhà làm việc 2 tầng; 01 Nhà kho. Hiện nay đã xuống cấp nghiêm
trọng không đảm bảo điều kiện làm việc của công chức, viên chức theo tiêu
23


chuẩn theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 và

Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ
quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp.
- Hệ thống trạm quản lý bảo vệ rừng Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp
Cộp, với diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu rừng đặc dụng được nhà nước
giao quản lý gần 23.000 ha, hệ thống trạm bảo vệ rừng được bố trí tại 05 trạm,
gồm: Trạm bảo vệ rừng Túp Phạ xã Huổi Một (huyện Sông Mã); trạm bảo vệ
rừng Tà Cọ xã Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp); trạm bảo vệ rừng Tin Tốc xã Dồm
Cang (huyện Sốp Cộp); trạm bảo vệ rừng xã Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp); trạm
Mường Và xã Mường Và (huyện Sốp Cộp). Hiện trạng trạm bảo vệ rừng được
xây dựng tương đối kiên cố.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng hầu như chưa được đầu tư xây dựng.
2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị của chủ rừng
- Về phương tiện (ô tô chuyên dụng) hiện Ban quản lý khu rừng đặc dụng
- phòng hộ Sốp Cộp được nhà nước giao quản lý sử dụng 01 xe ô tô bán tải.
- Trang thiết bị làm việc hiện đã được nhà nước và một số chương trình,
dự án đầu tư hỗ trợ gồm: Máy vi tính, máy in, máy pho to, máy GPS,....
- Trang thiết bị phục vụ cho cơng tác bảo vệ rừng và phịng cháy chữa
cháy rừng hiện nhà nước đã đầu tư một số trang thiết bị cơ bản như: Cưa xăng,
dao phát, cuốc xẻng, bình phun chữa cháy, đèn pin chiếu sáng cá nhân.... Tuy
nhiên, về trang thiết bị để phục vụ cho cơng tác bảo vệ rừng và phịng cháy chữa
cháy rừng hiện còn thiết cả về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu công
tác quản lý bảo vệ, bảo tồn rừng.
3. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện
- Theo Quyết định số 2690/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND tỉnh
Sơn La về Phê duyệt dự án Trồng và phục hồi rừng phịng hộ đầu nguồn lưu vực
sơng Đà, sông Mã. Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp được giao
làm chủ đầu tư Trồng rừng đặc dụng, phòng hộ như sau:
24



+ Năm 2019 được giao làm chủ đầu tư trồng rừng đặc dụng với diện tích
100 ha.
+ Năm 2020 được giao làm chủ đầu tư trồng rừng đặc dụng, phòng hộ với
diện tích 200 ha.
- Năm 2020 UBND tỉnh sẽ thực hiện đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ
tầng cơ bản cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp, cụ thể:
cơng trình xây dựng mới và sửa chữa Văn phòng làm việc 2 tầng, gồm: các cơng
trình phù trợ (Nhà tạm giữ phương tiện, kho, gara; nhà bảo vệ) và 01 Trạm bảo
vệ rừng tại xã Mường Cai, huyện Sông Mã.
Nhận xét: Thực trạng về cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối
với cơng tác quản lý và các hoạt động của đơn vị.
* Thuận lợi: Hệ thống cơ sở phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền
vững Khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp hiện chưa được nhà nước quan
tâm đầu, điều kiện làm việc của cơng chức, viên chức gặp rất nhiều khó khăn;
* Khó khăn: Hệ thống cơ sở hạn tầng cịn thiếu, chưa đồng bộ; vấn đề đặt
ra cần được đưa vào phương án quản lý rừng khu rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp
Cộp giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025 trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Đầu
tư công năm 2019 để làm cơ sở đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn
cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp
Cộp.
IX. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN
RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Quản lý rừng tự nhiên
Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng rừng Ban quản lý khu rừng đặc
dụng - phòng hộ Sốp Cộp đang được quản lý đến năm 2019 là 22.768,71 ha.
Diện tích rừng phân bố tập trung tại các tiểu khu: 660, 678, 677, 657, 676,
635.... Về tổ chức bộ máy Ban quản lý khu rừng đặc dụng - phịng hộ Sốp Cộp

(có Hạt kiểm lâm đặc dụng nằm trong ban) được giao quản lý 27 biên chế (trong
đó gồm: 05 cơng chức, 22 viên chức) và 01 lao động hợp đồng theo Nghị định
25


×