Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 62 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CÔNG TY TNHH NN MTV LÂM NGHIỆP TIỀN PHONG

PHƢƠNG ÁN
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

NĂM 2016

0


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BVR

Bảo vệ rừng

Công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên lâm
nghiệp Tiền Phong

FSC

Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng)

GCN


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System)

Ha

Hecta (đơn vị đo lường về diện tích)

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

PAQLRBV

Phương án quản lý rừng bền vững

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng


UBND

Ủy ban nhân dân

1


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
1

Tên bảng

Trang

Tổng hợp dân số, lao động trong khu vực

9

2

Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp năm 2015

10

3

Cơ cấu trong cây trồng tính theo năm 2015


10

4

10

6

Cơ cấu trong chăn nuôi tính theo giá trị năm 2015
Tổng hợp cấp GCN trong ranh giới Quyết định 70 của
Công ty
Hiện trạng tài nguyên rừng Công ty

7

Tổng hợp cán bộ công nhân viên phân theo nghiệp vụ

15

8

Kết quả sản xuất cây giống của Công ty

16

9

Kết quả trồng rừng của Công ty

17


10

Trữ lượng gỗ keo khai thác giai đoạn 2011-2015

17

11

Kết quả khai thác nhựa thông của Công ty

18

12

Kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty

18

13

Hiện trạng rừng tham gia FSC

22

14

Quy hoạch, bố trí rừng, đất rừng tham gia FSC

23


15

Kế hoạch sản xuất cây giống

25

16

Thống kê diện tích rừng keo tham gia FSC

26

17

Kế hoạch khai thác rừng trồng FSC giai đoạn 2016-2030

18

Phân cấp đường ô tô lâm nghiệp

28

19

Chỉ tiêu kỹ thuật đường ô tô lâm nghiệp

29

20


Sản lượng gỗ khai thác dự kiến

33

21

Danh sách các đơn vị thu mua gỗ rừng trồng chứng chỉ

34

22

Kế hoạch khai thác nhựa thông

35

23

Dự toán chi phí trồng rừng keo lai

39

24

Dự toán chi phí trồng rừng thông caribê

41

25


Dự toán chi phí chăm sóc rừng trồng năm 1

41

26

Dự toán chi phí chăm sóc rừng trồng năm 2

42

27

Dự toán chi phí chăm sóc rừng trồng năm 3

42

5

12
13

26-27

2


28

Kế hoạch duy tu, sửa chữa đường


29

Thống kê vùng có nguy cơ cháy cao

30

Kế hoạch đào tạo

48

31

Kế hoạch giám sát các hoạt động QLBVR

49

32

Cơ cấu bộ máy lao động của Công ty

50

33

Hiện trạng rừng ngoài FSC

51

34


36

Quy hoạch sử dụng đất sau sắp xếp đổi mới
Kế hoạch khai thác rừng 661 và chuyển đổi từ phòng hộ
sang sản xuất
Kế hoạch doanh thu giai đoạn 2016-2020

37

Kế hoạch doanh thu 2021-2025

57

38

Kế hoạch doanh thu giai đoạn 2026-2030

57

35

43
44-45

51-52
53
57

3



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và
hội nhập Quốc tế. Việt Nam đã, đang thực hiện để đạt mục tiêu 30% rừng sản
xuất đạt tiêu chuẩn QLRBV và chứng chỉ rừng trong chương trình trọng điểm
giai đoạn 2006-2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam đề ra. Thực
hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 – 2020 của ngành lâm nghiệp và của
tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH NNMTV Lâm nghiệp Tiền Phong cam kết
thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng
Quốc tế (FSC).
2. Thông tin về Công ty
2.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHHNN MTV lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty) sở hữu 100%
vốn Nhà nước, tiền thân là Lâm trường Tiền Phong thành lập tháng 2 năm 1976,
thực hiện nhiệm vụ trồng rừng theo nguồn vốn ngân sách nhà nước, trồng rừng
các Dự án PAM, 327, 661... Từ năm 2006 đến nay, chuyển đổi thành Công ty
TNHH MTV theo Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ, giao dịch:
- Tên Công ty: Công ty TNHH NN MTV lâm nghiệp Tiền Phong.
- Địa chỉ: xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: 054.3865905.
- Số tài khoản: 55110000000112 - Ngân hàng Đầu tư & phát triển TTHuế.
- Mã số thuế: 3300100201
- Website:
- Email:
2.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Thực hiện nhiệm vụ công ích là quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ được giao.
- Sản xuất kinh doanh trên diện tích rừng, đất rừng được thuê theo Luật
Doanh nghiệp.
2.3. Ngành nghề kinh doanh
- Quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được giao.
- Trồng rừng kinh tế.
4


- Sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, nông nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh khai thác nhựa thông.
- Sản xuất kinh doanh khai thác và chế biến lâm sản.
- Dịch vụ lâm, nông nghiệp.
3. Những căn cứ để xây dựng Phƣơng án
3.1. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020;
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền
vững;
- Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020;
- Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh TT-Huế
về việc phê duyệt kết quả rà soát quy mô quản lý rừng và đất lâm nghiệp giai
đoạn 2011 - 2020 của các Ban quản lý phòng hộ, đặc dụng và các Công ty
TNHH NN 1TV Lâm nghiệp;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Luật Đất đai 2013, Luật
bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật bảo vệ môi trường 2014… , Pháp lệnh

giống cây trồng, Thông tư nghị định của Chính phủ; Thông tư, Quyết định
hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương.
- Các công ước quốc tế: ILO, CITES, Công ước đa dạng sinh học;
- Bộ tiêu chuẩn FSC.
- Định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2020
là xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh
quan, thân thiện với môi trường”.
3.2. Tài liệu sử dụng
- Bản đồ hiện trạng rừng của Công ty TNHNN MTV Lâm nghiệp Tiền
Phong; các bản đồ thiết kế trồng rừng, khai thác rừng, và các bản đồ liên quan
khác của Công ty TNHNN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong;
- Bản đồ quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20112015;
- Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2009-2020;
5


- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Công ty TNHNN MTV Lâm nghiệp Tiền
Phong giai đoạn 2016-2020;
- Bản đồ địa chính lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 các xã, phường của thị xã
Hương Trà, Hương Thủy;
- Bản đồ nền địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1/25.000;
- Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020;
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020
của tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững của một số Công ty lâm
nghiệp thực hiện quản lý rừng bền vững theo FSC;
- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường; đánh giá tác động xã hội;
đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao; đánh giá nguồn lợi thủy sản; đánh giá lâm
sản ngoài gỗ; đánh giá mối nguy hại trong lâm nghiệp của Công ty TNHNN

MTV Lâm nghiệp Tiền Phong do các tư vấn thực hiện và nhiều tài liệu chuyên
ngành có liên quan khác.

6


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
- Nằm trong tọa độ địa lý từ 1805341,76 đến 1820463,39 vĩ độ Bắc và
545522,60 đến 568269,45 kinh độ Đông.
- Nằm trong địa giới các phường Thuỷ Phương, Thuỷ Dương, các xã Phú
Sơn, Thuỷ Bằng thuộc thị xã Hương Thủy; các xã Hương Bình, Bình Điền, Bình
Thành, Hương Thọ và phường Hương Hồ thuộc thị xã Hương Trà; phường An
Tây, An Cựu, Thuỷ Xuân thuộc thành phố Huế.
- Gồm 19 tiểu khu giải thửa lâm nghiệp: 91, 113, 114, 118, 120, 121, 122,
123, 124, 125, 129, 135, 140, 147, 149, 153, 154, 155, 157.
1.2. Địa hình, địa mạo
Khu vực quản lý của Công ty có dạng địa hình đồi thấp, nghiêng thoải
theo hướng từ Tây sang Đông, có độ dốc địa hình cục bộ dao động từ cấp 2 (3 –
80) cho đến cấp 4 (15 – 200). Độ cao trung bình khoảng 150 m, độ dốc 15 – 200.
1.3. Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm: 25,1oC
Nhiệt độ tối cao trung bình: 37,6oC
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 11,4oC
- Lượng mưa bình quân năm 3.038mm, phân bố không đều, tập trung chủ
yếu vào các tháng 9 đến tháng 11; thường năm có hai thời gian cao điểm xẩy ra
hạn đó là các tháng 3, 4, 7 và 8; các tháng khác tuy ít mưa nhưng vẫn có lượng

mưa bổ sung đáng kể nên cây trồng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.
- Gió: chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính, gió Tây nam thổi từ tháng 5
đến tháng 8, có lúc xuất hiện sớm trong tháng 4, gây khô nóng, ảnh hưởng lớn
cho vùng đồi, nhất là tình trạng hạn hán gây bất lợi cho cây trồng, vật nuôi; gió
Đông bắc từ đầu tháng 10 đến tháng 2 năm sau, có lúc gây rét đậm, mưa nhiều.
Gió bão thường xảy ra vào tháng 8 - 10, ít gây ảnh hưởng trong vùng.
Tóm lại: khí hậu, thời tiết ở đây tương đối thuận lợi cho sự phát triển
nông - lâm nghiệp.
1.4. Thuỷ văn
+ Địa hình có nhiều sông, suối, bắt nguồn từ dãy núi cao đổ vào sông Hữu
trạch và một phần đổ vào sông Bồ, khe Điên, khe Đầy... Lượng nước hàng năm
tập trung lớn, nhất là mùa mưa từ tháng 9 - 11.
7


+ Ngoài ra, còn có các suối nhỏ, lượng nước không đáng kể như khe
Thương, khe Ly...
1.5. Thổ nhưỡng
Trong vùng có 5 dạng đất chính:
+ Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá sét và biến chất, chiếm trên 50%
diện tích, tập trung vùng gò đồi Thủy Bằng, Hương Thọ, Hương Bình.
+ Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá granit, chiếm trên 25% diện tích,
phân bố từ núi Sơn Đào về tới Hương Thọ.
+ Đất feralit phát triển trên đá phiến sa thạch, chiếm khoảng 10% diện
tích.
+ Đất dốc tụ thung lũng chiếm gần 5% ở các thung lũng nhỏ.
+ Đất bồi tụ ven sông, suối.
Nhìn chung, đất đai trong khu vực thuộc đất trung bình, phù hợp cho phát
triển trồng cây lâm nghiệp.
1.6. Thảm thực vật

- Rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng thông nhựa. Một số rừng tái sinh tự
nhiên, chất lượng rừng thấp, mật độ cây thưa.
- Rừng trồng: Sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, mức sinh trưởng đạt khá
trở lên.
- Thực bì: Chủ yếu là dây leo, bụi rậm, lau lách, cấp thực bì từ cấp 3 - 4,
thực bì sinh trưởng tốt, độ che phủ cao.
2. Đặc điểm xã hội, kinh tế trên địa bàn
2.1. Đặc điểm xã hội
2.1.1. Hệ thống hành chính và các tổ chức chính trị xã hội
Cơ cấu bộ máy tổ chức của các xã, phường đều bao gồm:





Đảng ủy;
Hội đồng nhân dân;
Ủy ban nhân dân;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.

Các tổ chức chính trị - xã hội gồm có:






Hội Cựu chiến binh;
Hội Liên hiệp Phụ nữ;
Hội Nông dân;

Công đoàn xã;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
8


2.1.2. Dân số và lao động
Dân số 12 xã, phường trong phạm vi ranh giới hành chính có đất của
Công ty là 103.145 người, thành phần lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
khá cao, trên 60% tại các địa phương thuộc thị xã Hương Thủy và Hương Trà,
các phường thuộc Thành phố Huế phục vụ nhiều trong ngành dịch vụ, tuy nhiên
tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp cũng chiếm hơn 50%. Chi tiết tại
bảng 1
Bảng 1. Tổng hợp dân số, lao động trong khu vực

TT

Xã, Phƣờng

Lao động phi
nông lâm
nghiệp

Nhân khẩu

Huyện, Thị,
Thành phố
Tổng

Nam


Nữ

Tổng

1

An Tây

TP. Huế

7532

3770

3762

678

2

An cựu

TP. Huế

23582

10960

12622


2469

3

Thủy Xuân

TP. Huế

14864

7467

7397

1124

4 Thủy Phương Hương thủy

14257

7088

7169

452

5 Thủy Dương

Hương thủy


12125

5929

6196

995

6 Thủy Bằng

Hương thủy

7882

3977

3905

460

7 Phú sơn

Hương thủy

1589

849

740


42

8 Hương Bình

Hương trà

2933

1499

1434

185

9 Bình Điền

Hương trà

3889

2000

1889

622

10 Hương Hồ

Hương trà


9539

4895

4644

1049

11 Hương Thọ

Hương trà

4953

2483

2470

337

12 Hồng Tiến

Hương trà

981

496

485


103145

50917

52228

Tổng

8413

(Nguồn: Báo cáo KTXH các thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế, 2015)
2.1.3. Dân tộc
Dân tộc sinh sống tại các xã, phường nơi Công ty tổ chức quản lý, sử
dụng rừng và đất rừng chủ yếu là người kinh. Tuy nhiên tại 02 xã Bình Thành và
Hồng Tiến, nơi tiếp giáp với địa bàn Công ty quản lý ngoài người kinh còn có
người dân tộc thiểu số như Cờ Tu, Pahy, Vân Kiều v.v. được tái định cư từ dự
án hồ thủy lợi Tả Trạch và thủy điện Hương Điền.
2.2. Đặc điểm kinh tế
Địa bàn Công ty quản lý phần lớn thuộc các xã, phường thuộc thị xã
Hương Trà, thị xã Hương Thủy. Đất lâm nghiệp chiếm đa số, là vùng nông thôn
9


- miền núi và ven đô, nên các ngành nghề sản xuất tập trung chủ yếu đến lĩnh
vực nông - lâm nghiệp như: trồng, khai thác mủ cao su; vườn đồi, vườn rừng
theo mô hình nông lâm kết hợp; trồng rừng, lúa nước, trồng sắn nguyên
liệu...Kinh tế và đời sống trên địa bàn phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp và buôn bán nhỏ.
2.2.1. Cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong nông-lâm nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp của thị xã Hương Trà, Hương Thủy và

Thành Phố Huế là khác nhau, cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp năm 2015
Địa phƣơng

Chăn nuôi (%)

Trồng trọt (%)

Hương Thủy
Hương Trà
Thành phố Huế

Dịch vụ khác (%)

55,9

39,3

4,8

68,89

27,35

3,75

-

-


-

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, 2016)
Đối với trồng trọt, cây trồng được chia làm 02 loại là cây lâu năm và cây
hàng năm. Trong các loại cây hàng năm đang sản xuất trên địa bàn, thì lúa vẫn
đóng vai trò chủ đạo. Đối với cây lâu năm, cao su và cây lâm nghiệp (keo lai,
trầm hương) chiếm diện tích ưu thế.
Bảng 3: Cơ cấu trong cây trồng tính theo năm 2015
Đơn vị

Cây lâu năm (%)

Hương Thủy
Hương Trà

Cây hàng năm (%)
8,5

91,4

29,52

70,48

2

98

Thành phố Huế


(Nguồn: Niên giám thống kê TP Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, 2016)
Đối với ngành chăn nuôi, gồm 3 loại chính là trâu, bò, lợn và gia cầm.
Hình thức chăn thả chủ yếu hiện nay là chăn dắt, những hộ gia đình gần rừng kết
hợp chăn dắt và thả rông, một số hộ thả rông hoàn toàn. Phương thức thả rông
đàn gia súc cũng là nguyên nhân chủ yếu phá hại rừng trồng ở giai đoạn rừng
non. Qua phỏng vấn, cho biết diện tích chăn thả tự nhiên đang suy giảm do hoạt
động trồng rừng được mở rộng trong những năm gần đây.
Bảng 4: Cơ cấu trong chăn nuôi tính theo giá trị năm 2015
Đơn vị
Hương Thủy

Trâu, bò

Lợn

Gia cầm

6,1

57,6

35,3

Hương Trà

4,82

77,33

16,49


Thành phố Huế

3,17

10,8

86,02
10


2.2.2. Cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng đối với các hộ gia đình
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ dân đều biết đến chính sách tín
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các chương trình cho vay hỗ trợ khác đang
được triển khai ở địa phương. Hiện tại có 9 chương trình cho vay với lãi suất ưu
đãi, cụ thể như sau:
- Chương trình cho vay hộ nghèo: Áp dụng đối với nhóm các hộ nghèo
theo chuẩn nghèo Quốc gia. Thời gian vay tối đa là 5 năm, mức lãi suất
0.6%/tháng và mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ.
- Chương trình cho vay hộ cận nghèo: Áp dụng đối với nhóm các hộ
nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia. Thời gian vay tối đa là 5 năm, mức lãi suất
0.72%/tháng và mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ.
- Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Thời
hạn vay: gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời gian trả nợ, mức lãi suất
là 0.6%/tháng và mức vay tối đa là 1.1 triệu đồng/tháng/sinh viên.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Áp dụng đối với hộ gia
đình cư trú tại nông thôn chưa có công trình nước sạch và vệ sinh môi trường,
hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo
vệ sinh môi trường. Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm, lãi suất 0.8%/tháng và
mức vay tối đa là 6 triệu đồng/ công trình.

Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện ủy thác cho các tổ chức
chính trị - xã hội trên địa bàn các xã là: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu
chiến binh và Đoàn thanh niên. Với phương thức cho vay này, hộ nghèo và các
đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Đối với
người dân tộc thiểu số tuy nhận được nhiều ưu tiên hơn trong tiếp cận tín dụng
nhưng chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
+ Địa bàn Công ty quản lý nằm trên các xã, phường thuộc thị xã Hương
Trà, Hương Thủy và TP Huế, cách trung tâm thành phố Huế < 30 km, nên việc
giao thông đi lại tương đối thuận lợi. Trên địa bàn Công ty quản lý đều có các
đường quốc lộ, tỉnh lộ và các đường nội huyện, thị đi qua như quốc lộ 49, đường
tránh Thành phố Huế, đường quốc phòng nối quốc lộ 49 với quốc lộ 1A....
+ Về đường vận chuyển nội bộ của Công ty, có gần 20 km đường dân
sinh và trên 50 km đường lâm sinh kết hợp PCCCR trong địa bàn Công ty quản
lý. Các đường này tuy chất lượng chưa cao, nhưng thuận lợi đáng kể cho đơn vị
trong việc giao thông đi lại trên địa bàn.
- Văn hoá - Y tế - Giáo dục - Năng lượng - Bưu chính viễn thông:
+ Chợ: có các chợ Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình …

11


+ Cấp nước sạch, trường học, bệnh viện: Hầu hết các xã trên địa bàn đều
có trường học, trạm xá và được sử dụng nước sạch.
Như vậy, địa bàn Công ty quản lý các điều kiện về cơ sở hạ tầng là tương
đối thuận lợi.
3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
3.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất
- Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 09/11/2014 của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế (Quyết định 70) về việc phê duyệt kết quả rà soát quy mô quản
lý rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 của các Ban quản lý rừng phòng
hộ, đặc dụng và các Công ty TNHHNN MTV Lâm nghiệp; tổng diện tích rừng
và đất lâm nghiệp Công ty quản lý là 4.977,9 ha, đã bàn giao cho Học viện Phật
giáo 4,8 ha và Khu du lịch Quán Thế Âm 0,59 ha. Diện tích còn lại là 4.972,51
ha. Trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ :

549,9 ha (chiếm 11%);

+ Đất rừng đặc dụng:

582,01 ha (chiếm 12%);

+ Đất rừng sản xuất:

3.840,6 ha (chiếm 77%);

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN): Diện tích đã cấp GCN
là 4.463,9 ha, cụ thể:
Bảng 5. Tổng hợp cấp GCN trong ranh giới Quyết định 70 của Công ty
Xã/phƣờng
Hương Thủy
Thủy Bằng
Thủy Dương
Thủy Phương
Phú Sơn
Hương Trà
Hương Thọ
Bình Thành

Bình Điền
Hương Bình
Hương Hồ
TP Huế
Thủy Xuân
An Tây
An Cựu
Tổng cộng

Diện tích quản lý, sử dụng (ha)
Phòng
Đặc
Sản
Tổng
hộ
dụng
xuất
1056,8
0,0
332,4
724,3
635,7
325,0
310,8
119,2
7,5
111,8
217,3
217,3
84,5

84,5
3623,2 721,3
0,0 2901,9
1176,0 317,4
858,6
646,6 118,5
528,2
279,1
98,2
180,9
1263,3
72,6
1190,7
258,3 114,7
143,6
239,0
0,0
236,1
2,9
2,9
2,9
214,7
214,7
21,4
21,4
4918,9 721,3
568,5 3629,1

Diện tích đã cấp GCN (ha)
Phòng Đặc

Sản
Tổng
hộ
dụng
xuất
989,4
0,0 292,3
697,1
596,1
292,3
303,8
108,9
108,9
214,6
214,6
69,8
69,8
3264,4 398,7
0,0 2865,7
901,9
92,9
809,0
672,0 118,5
553,5
154,9
154,9
1271,2
72,6
1198,7
264,3 114,7

149,5
210,2
0,0 207,4
2,9
2,9
2,9
186,1
186,1
21,3
21,3
4463,9 398,7 499,6 3565,7

(Nguồn: tổng hợp kết quả cấp GCN của Công ty)
12


Như vậy, diện tích thực tế của Công ty đang quản lý sử là: 4.918,9
ha/4.977,9 ha (theo khoanh vẽ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 09/11/2014
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế). Nguyên nhân là, theo QĐ 70 được tính trên
tổng diện tích khoanh vẽ bản đồ; Diện tích cấp GCN được đo vẽ thực tế; giao
cho tổ chức khác; trừ bỏ các tuyến đường dây điện, đường giao thông, đất mặt
nước…và rà soát thực tế. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích rừng theo các chức năng
(phòng hộ, sản xuất, đặc dụng) nêu trên sẽ thay đổi sau khi sắp xếp Công ty giai
đoạn 2016-2020.
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và tài nguyên khác
3.2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng
Rừng Công ty đang quản lý và kinh doanh gồm rừng đặc dụng cảnh quan,
rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Rừng chủ yếu là rừng trồng thuần loài thông,
keo. Diện tích rừng tái sinh tự nhiên chiếm tỷ lệ rất ít.
Bảng 6.Hiện trạng tài nguyên rừng Công ty

Theo QĐ 70, giai đoạn 2011-2020
Loại rừng
Keo
Hỗn giao
keo- bản
địa
Thông
Thông, keo
Đất trống
có cây gỗ
rải rác
(ĐT2)
Đất trống
không có
cây gỗ
(ĐT1)
Khe suối,
đá nổi
Tổng
Tỷ lệ %

Tổng

Phòng
hộ

Đặc
dụng

Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020


Sản
xuất

Tổng

Phòng
hộ

Đặc
dụng

Sản
xuất

2.193,9

194,6

1.999,3

2.193,9

391,0

319,6

71,4

391,0


337,2

1.868,0

54,7

1.244,8

1.868,0

982,9

94,4

94,4

94,4

94,4

190,0

32,5

157,5

190,0

83,4


106,6

87,0

87,0

-

87,0

69,1

94,7

25,6

69,1

568,5

87,0

Đất
khác

2.193,9
53,8
555,6


217,1

94,7

25,6

4.918,9

721,3

568,5

3.629,1

4.918,9 1.523,4

555,6

2.727,6

14,66

11,56

73,78

31,0

11,3


55,4

112,4

112,3
2,3

(Nguồn: Thống kê và điều tra thực tế, 2016)
Như vậy, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020 diện tích rừng và đất
lâm nghiệp Công ty quản lý còn 4806,6 ha; 112,3 ha được quy hoạch chuyển đổi
sang đất khác.

13


Hình 01. Bản đồ hiện trạng rừng Công ty

3.2.2. Lâm sản ngoài gỗ
Rừng của Công ty chủ yếu có 3 dạng chính như sau:
- Rừng keo: là rừng trồng thuần loài, quá trình trồng và chăm sóc được
phát thực bì toàn diện trong 3 năm đầu; vì vậy, số lượng, thành phần các loài
lâm sản ngoài gỗ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Qua điều tra, Công ty ghi nhận một số loại
lâm sản ngoài gỗ đặc trưng mà người dân vào rừng thu hái làm thức ăn hoặc làm
cây thuốc như: nấm tràm, nấm mối, mật ong, Rau má (Centella asiatica (L.), sim
(Rhodomyrtus tomentosa (Ait) Hassk, Chè vằng (Jasminum subtriplinerve
Blume), Vú bò (Ficus hirta Vahl), Thành ngạnh (Cratoxylum formosum Jacq) ,
Dây dứt na (Desmos chinensis Lour), cây mâm xôi (rubus alceaefolius poir.
(r.molúccanus L), Bướm bạc (Mussaenda pubescens Ait. f. )…Ngoài ra, tại các
vùng đệm ven khe suối có một số loài mây như mây tắt (Calamus tetradactylus),
Mây nước (Daemonorops Jenkiana Mart), cây đót, cây lá nón…

- Rừng thông: là rừng thuần loài, để khai thác nhựa thông và phòng chống
cháy rừng, hàng năm đều được luỗng phát thực bì. Bên cạnh đó, đất trồng rừng
thông thường là đất chua, nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ đá lẫn lớn; vì vậy, thảm thực
vật dưới tán rừng tương đối kém phát triển. Ngoài nhựa thông là một loại lâm
sản ngoài gỗ đang được Công ty khai thác, một số loại lâm sản ngoài gỗ dưới
tán rừng hiện có như: mật ong, sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait) Hassk,
Hương bài (Dianella ensifolia DC), Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume),
14


Vú bò (Ficus hirta Vahl),Thành ngạnh (Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. &
Hook.f. ex Dyer), Dây dứt na (Desmos chinensis Lour), cây mâm xôi rubus
alceaefolius poir. (r.molúccanus L), Dây dứt lông (Desmos cochinchinensis
Lour), Dây chặc chìu (Tetracera asiatica (Lour.) Hoogland), Bướm bạc
(Mussaenda pubescens Ait. f. ), cây tràm…
- Rừng phục hồi tái sinh tự nhiên: chiếm tỷ lệ nhỏ (190 ha) trên tổng diện
tích Công ty, rừng ít bị tác động, cây bụi phát triển tốt vì vậy thành phần các loài
lâm sản ngoài gỗ phong phú hơn; ngoài một số loài đã liệt kê như trên, tại vùng
núi Kim Phụng, kết quả điều tra thực tế ghi nhận thêm một số loài cây thuốc quý
như: cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack), cà gai leo (Solanum procumbens
Lour.), cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), Hà thủ ô (Fallopia multiflora)…
3.2.3. Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
Diện tích rừng của Công ty chủ yếu là rừng trồng thông và keo đã kinh
doanh nhiều chu kỳ, thực hiện trồng rừng từ năm 1976 đến nay nhằm phủ xanh
đất trống đồi trọc sau chiến tranh hoặc canh tác nương rẫy của người dân địa
phương. Vì vậy, tại thời điểm này, kết quả đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao
(HCVF) trong lâm phần của Công ty không được đánh giá là có tầm quan trọng
về đa dạng sinh học.
4. Hiện trạng nguồn nhân lực, lao động Công ty
- Tổ chức bộ máy Công ty


- Cán bộ công nhân viên: Tổng số lao động: 86 người (Nam:62, Nữ: 24),
trong đó: lao động bảo vệ rừng 29 người, lao động nuôi cấy mô: 21 người; lao
động sản xuất vườn ươm 20 người, lao động quản lý, phục vụ 16 người.
Bảng 7. Tổng hợp cán bộ công nhân viên phân theo nghiệp vụ
Phân theo trình độ chuyên môn

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

- Đại học và trên đại học

30

34,9

- Trung cấp và cao đẳng

11

12.8

- Lao động phổ thông

45

52,3

Tổng cộng


86
15


5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
5.1. Sản xuất cây giống lâm nghiệp, nông nghiệp
Nhờ có đầu tư về khoa học, công nghệ và cơ sở vật chất, đến nay Công ty
đã tạo được thương hiệu có tuy tín trong lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nông
nghiệp. Các sản phẩm lâm nông nghiệp chất lượng cao sản xuất bằng phương
pháp nuôi cấy mô như keo lai, hoa lan, gừng, chuối và nhiều giống lâm nghiệp
khác như keo lai hom, cây bản địa, thông caribê, thông nhựa.
Hiện Công ty có 4 vườn ươm chuyên sản xuất các giống cây lâm nông
nghiệp, cây bản địa.
- Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống lâm nông nghiệp Thiên
An, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy (01 vườn ươm).
- Vườn ươm Hải Cát xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà (01 vườn ươm).
- Vườn ươm Bình Điền, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà (02 vườn
ươm).
Kết quả sản xuất trong giai đoạn 2011-2015, được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 8. Kết quả sản xuất cây giống của Công ty
Số lƣợng cây giống theo năm
ĐVT

Loại cây
Keo lai giâm hom

triệu cây

Keo lai nuôi cấy mô


Năm
2011

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

1,5

1,5

2,0

2,0

triệu cây

0,4

0,5

0,7

0,8


Bản địa

triệu cây

0,1

Thông

triệu cây

0,15

Hoa lan

triệu cây

0,01

Tổng

1,2

Năm
2012

1,2

2,0


0,04

2,0

2,7

3,0

(Nguồn: Báo cáo sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty)
5.2. Trồng rừng, khai thác rừng trồng
- Trồng rừng
Từ năm 2011 đến 2015, tổng diện tích trồng rừng của Công ty là 1.311,9
ha, trong đó trồng keo là 1.294,7 ha; thông caribê là 12,4 ha, một số loài cây bản
địa là 4,8 ha (Xoan, sao đen, lim xanh v.v.v) và trồng dọc ven khe suối; bình
quân 264 ha/năm.

16


Bảng 9. Kết quả trồng rừng của Công ty
Diện tích trồng (ha)
Loài cây trồng

Tổng

Keo

1.294,7

Năm

2011

Năm
2012

274,4

Năm
2013

251,6

Năm
2014

241,4

349,7

Năm
2015
177,6

Bản địa

4,8

4,8

Thông


12,4

4,1

8,3

358,6

185,9

Tổng cộng

1.311,9

274,4

251,6

241,4

(Nguồn: tổng hợp kết quả trồng rừng các năm của Công ty)
Ngoài diện tích trồng tập trung trên, Công ty còn trồng khắc phục lại rừng
trên các diện tích rải rác thuộc rừng Công ty quản lý để nâng cao hiệu quả sử
dụng rừng và đất rừng.
- Khai thác rừng trồng
Đối với một số diện tích rừng keo trước đây trồng bằng các nguồn vốn
ngân sách, việc trồng rừng chưa được đầu tư thâm canh cao về mặt kỹ thuật,
phân bón, chăm sóc nên rừng trồng chất lượng kém, năng suất chưa cao. (Bảng
10). Trong 5 năm trở lại đây, Công ty đã thay đổi bằng đầu tư thâm canh về mặt

kỹ thuật, từ khâu cây giống đến quá trình chăm sóc rừng. Rừng keo hom thay
thế bằng giống nuôi cấy mô, có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 25 m3/ ha. Hiện nay, diện tích rừng này chưa đến tuổi
khai thác, vì vậy chưa có kết quả so sánh trữ lượng của rừng trồng bằng giống
giâm hom và nuôi cây mô. Diện tích, trữ lượng gỗ keo khai thác của Công ty từ
năm 2011 – 2015 được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 10. Trữ lượng gỗ keo khai thác giai đoạn 2011-2015
Năm

2011

Trữ lượng (m3)

2012

9.693 5.984,8

Sản lượng trung bình (m )
3

57,4

39,0

2013
10.086,2
98,9

2014


2015

59.358 20.627
106,2

Tổng
105.749

115,4

(Nguồn: tổng hợp kết quả khai thác rừng trồng các năm của Công ty)
 Ghi chú: Rừng khai thác năm 2011, 2012 thuộc rừng ngân sách; từ năm
2013 khai thác rừng kinh tế Công ty trồng bằng cây keo hom.
Gỗ keo được bán cho các nhà máy sản xuất dăm giấy ở khu công nghiệp
Chân Mây-Lăng Cô giá trị còn rất thấp. Do vậy, rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC
sẽ giúp sản phẩm của Công ty có giá trị cao hơn, độ cạnh tranh, khả năng tiếp
cận thị trường tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

17


5.3. Khai thác nhựa thông
Đặc điểm của rừng thông là nguy cơ cháy cao, khai thác nhựa giúp giảm
nguy cơ cháy và đóng ghóp một phần vào doanh thu của Công ty. Khai thác
nhựa được thực hiện bằng hình thức khai thác dưỡng, đảm bảo hoạt động kinh
doanh lâu dài và độ che phủ của rừng.
Bảng 11. Kết quả khai thác nhựa thông của Công ty
Hang mục

ĐVT


Diện tích khai thác (ha)
Sản lượng (tấn)

Năm khai thác
2012

2013

2014

2015

Tổng

ha

544,6

541,9

669,1

553,6

2309,2

tấn

179


200

242

206

827

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo sản lượng khai thác nhựa thông của Công ty)
5.4. Sản xuất kinh doanh hoa lan, cây kiểng, cây lục hóa đô thị
Để đa dạng hóa hình thức kinh doanh, tạo nguồn thu nhằm giảm thu từ
khai thác rừng từ đó tăng được chu kỳ kinh doanh rừng làm gỗ xẻ; ngoài cây
giống, Công ty đã sản xuất và kinh doanh thêm hoa lan, cây kiểng, cây lục hóa
(đô thị), năm 2015 đã sản xuất khoảng 8.000 cây hoa lan con và thành phẩm,
gồm 2 loại chính là lan Dendro và lan Đại hồ điệp cung cấp cho thị trường Huế
và các tỉnh lân cận.
5.6. Kết quả kinh doanh của Công ty
Sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự tăng trưởng ổn định qua hàng
năm, từ năm 2014 trở lại đây doanh thu hàng năm của Công ty đã vượt mức 20
tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang tiến
triển tốt và có nhiều thuận lợi. Sự gia tăng ổn định doanh thu của Công ty góp
phần phát triển và ổn định xã hội thông qua việc đóng góp cho ngân sách nhà
nước, nộp bảo hiểm xã hội và tiền lương của công nhân tăng lên một cách đáng
kể.
Bảng 12. Kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty
Hạng mục

Đơn
vị


Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

23.115,4

24.361,5

Doanh thu

tr.đ

7.025,9

Lãi (lỗ)

tr.đ


1.000

784,0

3.870,0

5.990,0

6,271

Nộp ngân sách

tr.đ

230

284,1

2.128,3

9.183,3

10.320

Nộp BHXH

tr.đ

663


961,2

1.053,1

1.153,3

1.175,5

Lương bình
quân/người/tháng

tr.đ

4,5

5,0

5,5

6,0

6,9

6.813,2 14.482,1

18


6. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
6.1. Những kết quả đạt được

a) Quản lý, sử dụng đất
Diện tích đất do Công ty quản lý đã được cấp GCN và cắm mốc ranh giới
rõ ràng, thuận lợi trong công tác quản lý. Đất đai được quản lý chặt chẽ, thường
xuyên cập nhật biến động. Việc sử dụng đất rừng ngày càng hiệu quả, ổn định.
b) Quản lý, sử dụng rừng
Rừng trồng ngày càng được quản lý tốt hơn nhờ việc sử dụng máy móc,
phần mềm chuyên dụng. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.
Tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng ngày càng giảm. Diện tích rừng đặc
dụng, phòng hộ được bảo toàn; diện tích, chất lượng rừng sản xuất ngày càng
tăng. Trong những năm gần đây, Công ty đã sử dụng cây giống nuôi cấy mô để
trồng rừng sản xuất, nâng cao chất lượng rừng trồng. Định hướng của Công ty
trong thời gian tới là, thay đổi cơ cấu loài cây trồng kết hợp với trồng rừng gỗ
lớn nhằm tăng hiệu quả trồng rừng và mục tiêu là kinh doanh rừng theo hướng
bền vững.
c) Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hoạt động SXKD của Công ty ngày càng hiệu quả, các chỉ số tài chính
như doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN luôn tăng. Hoạt động của Công ty phát
triển theo hướng mở rộng sản xuất nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá
nguồn thu, giảm phụ thuộc vào việc khai thác gỗ rừng trồng, khai thác nhựa
thông. Mục tiêu của Công ty là doanh thu, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm
trước từ 5-10%.
d) Lao động việc làm
Lực lượng lao động trong Công ty ổn định và luôn duy trì từ 80-85 người.
Lực lượng lao động ngày càng được trẻ hoá và có trình độ. Việc làm ổn định,
không có tình trạng người lao động chờ việc, không có việc làm. Thu nhập của
người lao động những năm gần đây năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2015
bình quân đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.
e) Ứng dụng khoa học công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ cũng được Công ty chú trọng. Công ty là
một trong những đơn vị đứng đầu của tỉnh trong việc ứng dụng KHCN vào sản

xuất giống cây lâm nghiệp. Hiện nay Công ty đang tiếp tục đầu tư, mở rộng cơ
sở sản xuất cây giống bằng công nghệ cao.
e) Các vấn đề khác
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty luôn thực hiện
tốt trách nhiệm của một doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: tạo việc làm cho
người dân địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp phát
19


triển kinh tế xã hội. Cùng với chính quyền địa phương đảm bảo tốt trật tự an
ninh, tham gia các công tác xã hội khác.
6.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
6.2.1. Tồn tại, hạn chế
- Đất đai chưa thực sự ổn định, công tác quản lý chưa thật sự được tốt.
- Kinh doanh rừng chưa đạt hiệu quả cao, rừng trồng những năm trước
chưa được đầu tư thâm canh.
- Một số lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công việc.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật sự được chủ động.
6.2.2. Nguyên nhân
- Trước 2014 Công ty chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất, diện tích
đất chưa được đo vẽ cụ thể. Một số diện tích ruộng, rẫy của người dân, tổ chức
xen kẽ trong đất của Công ty chưa được bóc tách. Việc thu hồi đất của Công ty
giao địa phương vẫn thường xuyên xảy ra.
- Thiếu vốn SXKD, việc tiếp cận các nguồn vốn khác gặp nhiều khó khăn.
- Hầu hết lao động của Công ty được chuyển từ Lâm trường Tiền Phong
sang, một số chưa được đào tạo chuyên sâu.

20



Chƣơng 2
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
1.1. Về kinh tế
- Quản lý, sử dụng hiệu quả 4.918,9 ha đất lâm nghiệp Nhà nước giao.
- Cung ứng ổn định gỗ gia dụng và gỗ dăm khoảng 35.000-40.000 m3/
năm cho thị trường.
- Nâng cao chất lượng rừng trồng, trữ lượng rừng trồng đạt 250-300
m /ha/chu kỳ 8-10 năm.
3

- Đóng góp ngân ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước.
1.2. Về xã hội
- Duy trì việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên Công ty.
- Tạo việc thường xuyên từ 200-300 lao động là người dân địa phương,
góp phần phát triển kinh tế địa phương.
- Góp phần nâng cao nhận thức, năng lực của người dân về nghề rừng.
- Tạo hiệu ứng, khuyến khích cộng đồng địa phương, vùng lân cận cũng
như các tổ chức quản lý rừng trong tỉnh cùng tham gia quản lý rừng bền vững.
- Gìn giữ phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng
đồng địa phương thông quá trình quản lý rừng bền vững.
- Góp phần duy tu, sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng như đường lâm
sinh và các hoạt động công ích tại địa phương.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức và cộng đồng địa phương.
1.3. Về môi trường
- Thông qua các hoạt động trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm
nâng cao độ che phủ rừng lên 78,8 %, tăng độ phì của đất và giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường, biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ đất, nguồn nước, chất lượng nước và đa dạng sinh học trong khu

vực.
2. Thời gian thực hiện phƣơng án
Thời gian thực hiện phương án là 15 năm chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 2016-2020
- Giai đoạn 2021-2025
- Giai đoạn 2026-2030
21


3. Diện tích tham gia chứng chỉ rừng FSC
Diện tích quản lý rừng bền vững là toàn bộ diện tích 4.918,9 ha. Trong đó,
diện tích tham gia cấp chứng chỉ rừng là 3.020 ha (Diện tích đã cấp GCNQSDĐ,
tập trung tại thị xã Hương Trà), diện tích còn lại không tham gia cấp chứng chỉ
FSC là 1.898,9 ha, chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ (tập trung ở thị xã
Hương Thủy và Thành phố Huế).
Bảng 13.Hiện trạng rừng tham gia FSC
Loại rừng

Keo
Hỗn giao keobản địa

Diện tích FSC (ha)
Theo QĐ 70, giai đoạn 2011Theo quy hoạch 3 loại rừng giai
2020
đoạn 2016-2020
Phòng Đặc
Sản
Phòng Đặc
Sản
Tổng

Tổng
hộ
dụng xuất
hộ
dụng
xuất
1.963,6
35,5
1.928,2 1.963,6
5,3
1.958,3
53,8

53,8

53,8

53,8

Thông

557,0

54,7

502,3

557,0

385,5


171,5

Đất trống có cây
gỗ rải rác (ĐT2)

190,0

32,5

157,5

190,0

88,8

101,3

87,0

87,0

143,0
2.871,8

168,5
3.020,0

Đất trống không
có cây gỗ (ĐT1)

Khe suối, đá nổi
Tổng

87,0
168,6
3.020,0

25,6
148,2

87,0
99,7
579,3

68,8
2.440,7

Hình 2. Bản đồ hiện trạng rừng tham gia FSC

22


II. ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH THAM GIA CHỨNG CHỈ RỪNG FSC
1. Quy hoạch, bố trí sử dụng đất
- Quy hoạch vùng đai xanh bảo vệ: Diện tích 860,06 ha, chiếm 28,5 %
tổng diện tích tham gia FSC (Quy định FSC tối thiểu 5-10%). Vùng đai xanh có
chức năng bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học là nơi cư trú, sinh sản
của các loài động thực vật.
- Quy hoạch vùng sản xuất: Diện tích 2.159,9 ha chiếm, 71,5 %, là vùng
được quy hoạch là đất rừng sản xuất. Diện tích này đang trồng rừng sản xuất, và

được quản lý, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn QLRBV trong nước và FSC.
Bảng 14. Quy hoạch, bố trí rừng, đất rừng tham gia FSC
TT

I
1
2

Hạng mục

Quy hoạch vùng đai xanh
bảo vệ
Đất trống có cây gỗ rải rác
(ĐT2)
Vùng đệm ven khe suối, đá
nổi

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
/tổng
tham gia
FSC (%)

860,06

28,5


190,04

6,3

113;114;118;120;
121;122;129;135

168,6

5,6

114;120;121;129
113;121;122

Tiểu khu

3

Rừng thông nhựa

501,42

16,6

II

Quy hoạch vùng sản xuất

2159,94


71,5

1

Rừng keo các loài

1905,14

63,1

2

Rừng thông caribê
Rừng hỗn giao các loài bản
địa
Tổng cộng

201

6,7

113;114;118;120;
121;122;129;135
114;135;129

53,8

1,8

118;114


3

3020

23


Hình 3. Bản đồ quy hoạch rừng, đất rừng tham gia FSC

2. Kế hoạch quản lý rừng giai đoạn 2016-2030
2.1. Kế hoạch quản lý khu vực đai xanh
Diện tích đai xanh là những vùng quy hoạch bảo vệ không khai thác hoặc
khai thác có kiểm soát. Diện tích đai xanh 860,06 ha chiếm 28,5%, phủ khắp
các lâm phần rừng của Công ty.
- Vùng đệm ven suối: là phần diện tích hai bên suối để tái sinh tự nhiên,
hoặc trồng xen cây bản địa hoặc đã trồng keo.
- Đai xanh phòng hộ: là phần diện tích chủ yếu để phục hồi, tái sinh tự
nhiên và trồng bổ sung một số loài bản địa giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi
rừng tự nhiên.
- Đai xanh là rừng thông: chỉ khai thác nhựa thông, áp dụng phương thức
khai thác dưỡng, giữ lại rừng. Trồng bổ sung cây bản địa và keo giúp cải tạo đất.
 Giải pháp thực hiện
- Xây dựng, quy hoạch chi tiết trên bản đồ quản lý sử dụng đất và rừng
của Công ty.

24



×