MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN I.............................................................................................................4
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN....................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................4
Chương I...........................................................................................................6
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN...........................................................6
I. Chính sách và phát luật của nhà nước:.....................................................6
1. Các văn bản Trung ương:.......................................................................6
2. Các văn bản địa phương..........................................................................7
II. Tài liệu sử dụng..........................................................................................8
Chương II.........................................................................................................8
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ...................................................8
I. THÔNG TIN CHUNG.................................................................................9
1. Đơn vị thành lập, chức năng nhiệm vụ, nêu sơ đồ tổng quát...............9
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển......................................9
1.2. Chức năng............................................................................................9
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................9
1.4. Sơ đồ tổng quát..................................................................................10
2. Tổ chức sản xuất của đơn vị..................................................................11
3 . Nguồn nhân lực.....................................................................................12
3.1 Lao động.............................................................................................12
3.2 Lương, chế độ xã hội của cán bộ, Công nhân viên và hỗ trợ cộng
đồng..........................................................................................................13
4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ............................................................13
4.1 Nhà ở và làm việc...............................................................................13
4.2 Trang thiết bị và phương tiện.............................................................14
5. Khó khăn, thách thức............................................................................14
II. Khái quát về điều kiện tự nhiên..............................................................15
1. Vị trí địa lý..............................................................................................15
2. Địa hình...................................................................................................15
3. Khí hậu....................................................................................................15
4. Thủy văn.................................................................................................16
5. Địa chất và thổ nhưỡng.........................................................................16
6. Nhận xét.................................................................................................17
III. Giao thông...............................................................................................18
IV. Dân sinh, kinh tế, xã hội.........................................................................18
1. Dân sinh..................................................................................................18
2. Lao động.................................................................................................19
3. Kinh tế xã hội........................................................................................19
4. Công nghiệp và dịch vụ.........................................................................20
V. Dịch vụ môi trường rừng.........................................................................20
VI. Tài nguyên rừng......................................................................................21
1
1. Mô tả.......................................................................................................21
2. Mô tả về hiện trạng rừng và sử dụng đất, cụ thể................................21
3. Đa dạng sinh học....................................................................................21
3.1. Đa dạng thực vật rừng.......................................................................21
3.2. Đa dạng động vật rừng......................................................................23
VII. Công tác quản lý tổ chức sản xuất.......................................................24
1. Quản lý rừng tự nhiên...........................................................................24
2. Quản lý rừng trồng................................................................................24
3. Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy và sâu bệnh hại rừng ......24
4. Công tác trồng, chăm sóc rừng trồng...................................................25
5. Quản lý dịch vụ......................................................................................25
6. Nhận xét..................................................................................................25
6.1. Thuận lợi............................................................................................25
6.2. Khó khăn............................................................................................26
6.3. Tồn tại................................................................................................27
Chương 3........................................................................................................27
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN.....................27
I. MỤC TIÊU.................................................................................................27
1. Mục tiêu chung.......................................................................................27
1.1. Mục tiêu cụ thể .................................................................................28
II. Phân vùng chức năng rừng phòng hộ ....................................................29
1. Phân vùng theo chức năng: ..................................................................29
2. Các hoạt động quản lý và biện pháp bảo vệ........................................30
2.1. Các hoạt động quản lý và duy trì rừng HCVF1.................................30
2.2. Các hoạt động quản lý và duy trì rừng HCVF3.................................33
2.3. Các hoạt động quản lý và duy trì rừng HCVF4.................................33
2.4. Các hoạt động quản lý và duy trì HCVF5.........................................35
2.5. Các hoạt động quản lý và duy trì HCVF6.........................................36
III. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững.....................................36
1. Thực trạng khu vực quản lý..................................................................36
1.1. Các hoạt động thường kỳ của đơn vị gồm.........................................37
Thực trạng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.........................38
2. Kế hoạch hoạt động...............................................................................39
2.1. Kế hoạch hoạt động của đơn vị.........................................................39
2. 2 Kế hoạch hành động REDD+............................................................49
3. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư........................................................51
IV. Giải pháp thực hiện.................................................................................51
1. Giải pháp về cơ chế chính sách.............................................................51
2. Giải pháp về công tác quản lý...............................................................52
3. Giải pháp về quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng và hoạt
động lâm nghiệp của đơn vị......................................................................52
4. Giải pháp về khoa học công nghệ.........................................................53
5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực...................................................53
6. Giải pháp về tài chính và tín dụng.......................................................54
7. Giải pháp giảm thiểu tác động đến xã hội...........................................54
2
8. Giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường..................................55
V. Hiệu quả của phương án..........................................................................55
1. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................55
2. Về xã hội..................................................................................................56
3. Về môi trường.........................................................................................56
Chương 4........................................................................................................57
TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................57
I. Phân công trách nhiệm..............................................................................57
II. Kế hoạch kiểm tra, giám sát....................................................................57
III. Kết luận và kiến nghị..............................................................................57
1. Kết luận...................................................................................................57
2. Kiến nghị.................................................................................................58
3
PHẦN I
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐƠN VỊ: BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LÊ HỒNG PHONG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong thành lập ngày 10/12/2003
theo quyết định số 3291/QĐ-CTUBBT Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Thuận. Có vị trí địa lý thuộc ranh giới hành chính của huyện Bắc Bình.
- Bắc giáp các xã: Bình Tân, Lương Sơn, Hồng Thái, Chợ Lầu;
- Nam giáp các xã Hồng Phong, Hòa Thắng và Biển đông;
- Đông giáp ranh giới huyện Tuy Phong và Biển Đông;
- Tây giáp xã Hồng Phong và ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận
Bắc.
Đơn vị hiện đang quản lý sử dụng diện tích rừng và đất rừng với tổng
diện tích 15.247,11 ha, trong đó diện tích đất rừng phòng hộ 8.251,74 ha; diện
tích đất rừng sản xuất 6.995,37 ha (theo kết quả kiểm kê năm 2015 đã được
UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại quyết định số 874/QĐ-UBND ngày
29/3/2016.)
Trong những năm qua, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn,
nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ,
nhưng hoạt động lâm nghiệp của đơn vị vẫn đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận: Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm, diện tích rừng trồng phát
triển tốt, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, công tác bảo vệ rừng, phát
triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao
động; góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Rừng đã và
đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chóng xói mòn, hạn chế nạn cát bay, cát
nhảy, bảo vệ mùa màng cho người dân sống trong vùng và bảo vệ môi trường
sinh thái trong khu vực.
Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều
vấn đề hạn chế, rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp,
chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, công tác giao, khoán rừng, đất
rừng còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp
kém, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế của đơn vị, việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa
hợp lý.
Với tình hình thực trạng hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm của các
cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo ra những
chuyển biến mới cho hoạt động lâm nghiệp của đơn vị, đóng góp nhiều hơn
nữa cho phát triển kinh tế xã hội và phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
4
Chính vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng phương án quản lý rừng bền
vững giai đoạn 2015 – 2020. Nhằm sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền
vững, đáp ứng các yêu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời
đảm bảo cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và các ngành
kinh tế khác. Khai thác tiềm năng sử dụng đất đai hợp lý hơn tạo ra nhiều sản
phẩm cho sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và người lao động
trực tiếp với nghề rừng. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển
lâm nghiệp nhất là việc phát triển lâm nghiệp trên mỗi loại rừng cho phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới. Với
những lý do trên việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo thông
tư số 38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/11/2014 của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn là rất cần thiết theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và tình hình thực tế ở địa phương.
Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong xây dựng Phương án quản
lý rừng bền vững giai đoạn 2016 – 2020 gồm 2 phần:
Phần I: Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững, gồm 4
chương:
Chương I: Căn cứ xây dựng phương án.
Chương II: Đặc điểm hiện trạng đơn vị
Chương III: Mục tiêu nhiệm vụ
Chương IV: Tổ chức thực hiện
Phần II: Hệ thống bản biểu kèm theo phương án quản lý rừng bền
vững.
5
Chương I
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. Chính sách và phát luật của nhà nước:
1. Các văn bản Trung ương:
Khi xây dựng phương án, đơn vị căn cứ vào những văn bản pháp quy
sau:
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; Luật Đất đai năm 2013 và sửa đổi
2013; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Bộ luật Lao động 10/2012/QH13; Luật
Phòng cháy và chữa cháy; Pháp lệnh Giống cây trồng;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc
thi hành luật bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015;
- Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính
Phủ về ban hành quy chế quản lý rừng;
- Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ nông nghiệp và
PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng;
- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/06/2011 của Thủ tướng
chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế quản lý rừng ban hành kèm
theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006.
- Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng
chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 147/2007/QĐ-TTg
ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007
– 2015;
- Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính
phủ, phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 08/2/2012 của Thủ tướng chính
phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/06/2013 của
Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn
6
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển
rừng;
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững;
- Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 quy định thí
điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UNREDD Việt nam giai đoạn II.
2. Các văn bản địa phương
- Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 02/12/2010 của Chủ tịch hội
đồng nhân dân về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 của Chủ tịch Tỉnh
Bình Thuận, phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 08/12/2014, của HĐND tỉnh
Bình Thuận khóa X, kỳ họp thứ 10, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt
kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2011 – 2020;
- Công văn số 1394/SNN-KHTC ngày 25/6/2015 của Sở nông nghiệp
và PTNT Bình thuận về lập phương án quản lý rừng bền vững của Ban
QLRPH Sông Quao và Ban QLRPH Lê Hồng Phong.
- Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 28/08/2015 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc phê duyệt dự án trồng rừng ven biển chắn sóng, chắn cát
để cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2015 - 2020.
- Quyết định số 1535/QĐ-SNN ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt Đề
cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền
vững giai đoạn 2016 – 2020 của Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong
- Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình
Thuận được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày
04/02/1016;
-Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc phê duyệt kết
quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015.
- Dự án bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị giai đoạn 2016 – 2020.
3. Cam kết quốc tế
Việt Nam đã tham gia ký kết hàng loạt công ước quốc tế có ảnh hưởng
đến việc thực hiện phương án của đơn vị:
7
- Công ước Cites;
- Công ước về Đa dạng sinh học (UN CBD) bao gồm các chương trình
hành động về đa dạng sinh học rừng;
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UN FCCC)
trong đó nêu rõ thỏa thuận Can Cun và chính sách bảo đảm của REDD;
- Công ước Liên Hiệp Quốc chống sa mạc hóa và hạn hán (UN CCD)
trong đó thể hiện nhu cầu của các bên tham gia công ước trong việc đảm bảo
quản lý rừng bền vững, trồng rừng, tái trồng rừng và bảo tồn đất;
Công ước số 138: Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973;
Công ước 155: Công ước về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi
trường làm việc, 1981.
- Thỏa thuận gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTA) trong đó kêu gọi các bên
tham gia công ước thúc đẩy quản lý bảo vệ các khu rừng sản xuất gỗ nhiệt
đới.
II. Tài liệu sử dụng
- Báo cáo, số liệu, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm
2020 cấp xã, huyện, tỉnh;
- Báo cáo quy hoạch các ngành có liên quan;
- Hồ sơ cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp trên lâm phận BQL;
- Báo cáo, bản đồ, số liệu quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng
của huyện, tỉnh;
- Báo cáo công tác phòng chống cháy rừng
- Các dự án lâm sinh: giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi
trường rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng…trên lâm phận quản lý;
- Các tài liệu liên quan, phục vụ việc xây dựng điều chỉnh báo cáo quy
hoạch, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phương án quản lý rừng bền
vững và kế hoạch hành động REDD+.
- Các báo cáo chuyên đề: Điều tra trữ lượng rừng; Đánh giá tác động
môi trường; Đánh giá tác động xã hội; Thực vật; Động vật rừng; Đánh giá
rừng có giá trị bảo tồn cao; Đánh giá hiện trạng; Phân vùng chức năng.
Chương II
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
8
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Đơn vị thành lập, chức năng nhiệm vụ, nêu sơ đồ tổng quát
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Đơn vị được thành lập ngày 10/12/2003 theo quyết định số 3291/QĐCTUBBT của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, tiền thân là Hạt kiểm lâm
Khu Lê. Lĩnh vực hoạt động của đơn vị là quản lý bảo vệ và phát triển rừng
như: trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khai thác ...
Tổng diện tích từ khi mới thành lập là: 16.230 ha gổm 17 tiểu khu,
trong đó, rừng phòng hộ là: 16.230 ha. Sau quá trình ra soát quy hoạch theo
quyết định 674/QĐ-UBND ngày 13/03/2007, quyết định 714/QĐ-UBND
ngày 22/03/2011 và quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014. tổng
diện tích đất lâm nghiệp đơn vị quản lý là: 14.946 ha, trong đó rừng phòng hộ
7.952 ha và rừng sản xuất 6.994 ha. Theo quyết định số 874/QĐ-UBND ngày
29/03/2016 của tUBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kết quả kiểm kê
rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015. tổng diện tích rừng và đất rừng đơn vị đang
quản lý hiện nay là 15.247,11 ha bao gồm: 9.459,26 ha rừng tự nhiên,
4.187,987 ha rừng trồng , và 1.568,34 ha đất trống, 26,42 ha đất nông nghiệp,
5,22 đất khác (mặt nước).
1.2. Chức năng
Giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý, bảo vệ
rừng, phát triển rừng, đất rừng trên diện tích lâm phận được giao quản lý theo
đúng quy định hiện hành của pháp luật.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng đất lâm
nghiêp được giao theo đúng quy chế quản lý từng loại rừng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành và theo sự hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo của các
cấp, các ngành chức năng.
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch
triển khai các đợt cao điểm, thời vụ và phương án bảo vệ và phát triển rừng
trên diện tích đất lâm nghiệp được giao để trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch và phương án được
duyệt theo đúng quy định của nhà nước
+ Nắm chắc tình hình tài nguyên rừng, xác định rõ ranh giới đất lâm
nghiệp, ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa, để có biện pháp tổ
chức quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng đến tận cơ sở,
gắn với chính quyền cấp xã trên địa bàn; theo dõi, cập nhật diễn biến tài
9
nguyên rừng và đất lâm nghiệp để tham mưu cho cơ quan chủ quản quản lý
tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.
+ Tổ chức trồng rừng; chăm sóc rừng; các công trình phòng chống
cháy rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng theo các chương trình kế hoạch được
duyệt hàng năm;
+ Được ký kết hợp đồng trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, chăm sóc
rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng theo kế hoạch giao hàng năm; đồng thời phối
hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, UBND các xã trong lâm phận được giao quản
lý để kiểm tra, giám sát việc giao khoán đất rừng sản xuất cho cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng;
+ Xây dựng phương án điều chế rừng sản xuất; không trực tiếp hoặc
gián tiếp kinh doanh khai thác, chế biến gỗ và lâm sản khác dưới mọi hình
thức.
+ Lập hồ sơ thiết kế các công trình lâm sinh, hồ sơ thiết kế khai thác
tận thu, tận dụng lâm sản từ rừng trồng, rừng tự nhiên và khai thác lâm sản
phụ theo kế hoạch giao hàng năm.
+ Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác khuyến lâm;
tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật về rừng đến nhân dân.
+ Tham gia thực hiện dịch vụ chi trả môi trường rừng trong vai trò là tổ
chức nhà nước tham gia quản lý và chi trả tiền công bảo vệ rừng cho hộ gia
đình cá nhận, cộng đồng dân cư thôn bản theo quy định;
+ Được phép hợp tác, liên kết dịch vụ: gieo tạo cây giống để cung cấp
trồng cây phân tán trên địa bàn; cây giống phục vụ trồng rừng và các chương
trình khác khi có kế hoạch; tư vấn kỹ thuật lâm sinh; lập hồ sơ thiết kế; đánh
giá hiện trạng rừng cho các tổ chức và các cá nhân có nhu cầu và nghiên cứu
khoa học sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Triển khai thực hiện các chương trình, dự án về lâm nghiệp của
Trung ương và các tổ chức khác sau khi được cơ quan có thẩm quyền thống
nhất đồng ý.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Nông nghiệp và PTNT phân
công.
1.4. Sơ đồ tổng quát
10
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
Trạm
Đồi
Mỹ
PHÒNG KỸ
THUẬT -QLBVR
Trạm
Dốc
Hầm
Trạm
Hồng
Phong
PHÒNG TC –
HÀNH CHÍNH
Trạm
Giếng
học
Dưới các trạm bảo vệ còn có 11 chốt bảo vệ rừng mỗi trạm có từ 2 – 4
chốt bảo vệ rừng. Các chốt bảo vệ rừng này giao cho các hộ nhận khóan quản
lý và sử dụng, dưới sự kiểm tra giám sát của các trạm.
2. Tổ chức sản xuất của đơn vị
Ban quản lý rừng do Trưởng ban lãnh đạo theo chế độ Thủ trưởng, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, trước Pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Ban quản lý rừng.
Giúp việc cho trưởng ban có Phó trưởng ban được phân công phụ trách
lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và liên đới chịu trách nhiệm
trước Pháp luật những phần việc được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Trưởng ban và phó Trưởng ban
do Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT quyết định phân công, phân cấp về
quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức bộ máy của Ban quản lý rừng gồm:
- Phòng tổ chức – hành chính có 06 người; có trách nhiệm tham mưu
bố trí nhân sự cho các phòng, bộ phận, có trách nhiệm nghiên cứu tham mưu
các chế độ phù hợp cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị khâu tổ chức trong
các dịp lễ, cuộc họp, hội nghị, hội thảo của đơn vị.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch có 02 người; Chịu trách nhiệm giải quyết
các chế độ cho cán bộ công nhân viên đơn vị, làm thủ tục thanh toán, quyết
11
toán các hạng mục công trình như trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khoán
bảo vệ rừng ... đúng quy định; chi trả các chế độ cho cán bộ công nhân viên
đúng quy định, xây dựng và lập dự toán các công trình thực hiện của đơn vị.
- Phòng kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng có 14 người, trong đó:
+ Bộ phận kỹ thuật có 08 người; Chịu trách nhiệm lập các hồ sơ thuyết
minh thiết kế, các dự án, phương án, quy hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt
động trồng rừng, chăm sóc, khoán bảo vệ, kiểm kê hiện trạng rừng, cập nhật
diễn biến rừng ...
+ Bộ phận quản lý bảo vệ rừng cơ động quản lý bảo vệ rừng có 06
người; Chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động quản lý bảo vệ rừng, kiểm
tra, quản lý ranh giới và diện tích rừng và đất rừng được giao của đơn vị, ngăn
chặn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác phá hoại rừng ...
- 04 trạm quản lý bảo vệ rừng mỗi trạm 03 người và có từ 2-4 hộ nhận
khoán; dưới các trạm có các Chốt bảo vệ rừng; mỗi trạm có từ 2 – 4 chốt bảo
vệ rừng, mỗi chốt có từ 1-3 hộ nhận khoán. Trạm, chốt có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát, quản lý bảo vệ rừng, đất rừng, không để người, gia súc vào phá
hoạt rừng khu vực mình quản lý.
- 01 Vườn ươm cây giống lâm nghiệp với quy mô về diện tích 1 ha,
năng lực sản xuất cây giống 2.000.000 cây/năm. Gồm 12 người (02 kỹ thuật
viên trung cấp và 10 lao động phổ thông làm việc theo thời vụ.
Ngoài ra khi thực hiện các công trình lâm sinh đơn vị thường ký
kết hợp đồng nhân công với các hộ dân sống trong vùng, hợp đồng theo thời
vụ, đồng thời các hộ dân được chi trả tiền công đúng theo quy định hiện hành,
hàng năm có khoảng 100 – 150 lao động phổ thông tham gia thực hiện các
công trình.
3 . Nguồn nhân lực
3.1 Lao động
Lực lượng lao động tính đến tháng 6/2016, đơn vị có lực lượng cán bộ
công nhân viên là 35 người, trong đó: 27 biên chế, 8 hợp đồng thời vụ. Ngoài
ra còn có các hộ nhận khoán tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Do đặc thù công tác nên tỷ lệ lao động nữ của đơn vị thấp hơn nhiều
cho với nam, chỉ chiếm 17 % so với tổng số toàn đơn vị.
Chất lượng lao động: Trong 35 lao động tại đơn vị có 9 đại học, 3 cao
đẳng, 17 trung cấp, 1 sơ cấp và 5 lao động phổ thông.
Hiện nay đơn vị đang tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi đào
tạo nâng cao nghiệp vụ gồm: 2 người tham gia học lớp cao học, 10 người
tham gia học liên thông từ trung cấp lên đại học. Tại trường đại học lâm
nghiệp.
12
Hầu hết đội ngũ cán bộ trong đơn vị đã được đào tạo và có trình độ tay
nghề đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp của đơn vị. Bộ máy quản lý và cán bộ công nhân viên luôn đáp
ứng mọi nhu cầu cần thiết cho hoạt động.
3.2 Lương, chế độ xã hội của cán bộ, Công nhân viên và hỗ trợ cộng
đồng.
Hầu hết nhân viên làm việc trong môi trường tốt, thời gian làm việc
hợp lý (theo quy định đơn vị), trang thiết bị hỗ trợ cho công việc đầy đủ (thiết
bị văn phòng, GPS...), mọi người trong cơ quan luôn hòa đồng, luôn được sự
quan tâm giúp đở của Ban lãnh đạo đơn vị, Công đoàn và đồng nghiệp trong
công việc cũng như trong cuộc sống.
Đơn vị đã đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp
cho người lao động, bảo hiểm tai nạn con người. Nhân viên phần lớn được
trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tham gia tập huấn quản lý bảo vệ rừng và
Phòng cháy chữa cháy rừng do Chi cục kiểm lâm triển khai hàng năm.
Mức lương hiện tại trung bình 4 tháng đầu năm 2016 của 27 cán bộ
công nhân viên chức 4.249.529 đồng/tháng, bao gồm tất cả các khoản phụ cấp
khác (lực lượng định biên của Ban QL). Mức lương 4 tháng đầu năm của 8
người hợp đồng thời vụ là 2.500.000 đồng/tháng. Như vậy mức lương đơn vị
chi trả cao hơn quy định của nhà nước tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP, quy
định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ giao đình, cá nhân và các cơ
quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
4.1 Nhà ở và làm việc
Diện tích đất khuôn viên trụ sở đơn vị được cấp sở đỏ: 5,2137 ha, trong đó:
+ Đất trụ sở (Thôn Hồng Lâm – Hòa Thắng):
0,2200 ha
+ Đất khuôn viên trụ sở (trồng cây lâu năm):
4,5937 ha
+ Đất khuôn viên trụ sở (đất nông nghiệp khác):
0,4 ha
Trụ sở đơn vị: Nhà làm việc, nhà kho, nhà tập thể của đơn vị được xây
dựng từ thời Hạt kiểm lâm Khu Lê, nằm trên khu đất có diện tích: 2.200m2.
Đơn vị được xây dựng tại Thôn Hồng Lâm – xã Hòa Thắng – huyện Bắc Bình
– tỉnh Bình Thuận. Hiện tại khuôn viên của Văn phòng của đơn vị có tường
rào bảo vệ, kho, khu vệ sinh, nhà để xe, có hội trường. Tuy nhiên, do thời
gian xây dựng lâu nên hiện nay trụ sở đơn vị đã xuống cấp, cần được tu sửa
lại.
Các Trạm bảo vệ rừng: Trạm bảo vệ rừng Đồi Mỹ bố trí tại tiểu khu
145 thuộc xã Hồng Thái; Trạm bảo vệ rừng Dốc Hầm bố trí tại tiểu khu 149
13
thuộc xã Hòa Thắng; Trạm bảo vệ rừng Giếng học bố trí tại tiểu khu 146;
Trạm bảo vệ rừng Hồng phong bố trí tại tiểu khu 160A. Các trạm bảo vệ rừng
đã có nhà cửa xây dựng kiên cố, chưa công trình phụ, phục vụ sinh hoạt cho
lực lượng bảo vệ rừng.
4.2 Trang thiết bị và phương tiện
Hiện tại Đơn vị có các phương tiện đi lại gồm:
+ 01 Xe Ford bán tải, 15 xe mô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại, quan hệ
giao dịch của Đơn vị
+ Phương tiện vận chuyển cây giống, phân bón phục vụ trồng rừng,
chăm sóc rừng trồng không có nên đơn vị phải thuê mướn phương tiện vận
chuyển từ bên ngoài.
Hiện nay phương tiện đi lại làm việc phục vụ sản xuất vẫn còn sử dụng
được nhưng do thời gian sử dụng lâu nên một số trang thiết bị đã xuống cấp
khả năng sử dụng kém.
5. Khó khăn, thách thức
Nhìn chung cơ cấu tổ chức sản xuất của đơn vị cũng tương đối ổn định.
Tuy nhiên diện tích lâm phận của đơn vị quản lý lớn, phương tiện đi lại thì
hạn chế, lực lượng đi kiểm tra rừng thường là đi bộ, mặt khác cán bộ trong
hợp đồng định biên ít nên việc quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao còn
hạn chế.
Chế độ ưu đãi cho lực lượng bảo vệ rừng chưa thật sự thỏa đáng; Là
người trực tiếp ăn ở, ngủ tại rừng để quản lý bảo vệ rừng nhưng lại không
được hưởng chế độ độc hại, chế độ thâm niên, phụ cấp công vụ. (Các chế độ
dành cho lực lượng công chức Kiểm Lâm). Bộ phận kế toán, lái xe và Phó
ban chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành do quy định đối tượng được
hưởng ưu đãi ngành (theo thông tư 61/2006/TTLT-BNN-BNV-NTC, ngày
25/08/2006) Làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng của đơn
vị.
Tiền công chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo định mức
200.000đ/ha /năm còn thấp, giá nhân công định mức được duyệt (107.400
đồng/ công) thấp hơn nhiều so với giá nhân công thựa tế tại địa phương
(150.000 đồng/ công), nên chưa thu hút được đông đảo lực lượng lao động tai
đia phương tham gia vào công tác bảo vệ rừng.
Đời sống của người dân và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại địa
phương còn gặp nhiều khó khăn nên cần các hoạt động liên quan đến sinh kế
cho người dân.
14
Việc nhận thức của người dân trong khu vực về lợi ích lâu dài từ rừng
mang lại còn thấp, hầu hết họ chỉ nhận thức được những lợi ích trước mắt nên
gây khó khăn cho đơn vị trong cách quản lý bảo vệ rừng.
Đơn vị nằm trong khu vực khí hậu khô hạn, lượng mưa trung bình năm
thấp, mùa khô kéo dài là nguy cơ tiềm ẩn để xảy ra cháy rừng, đồng thời mùa
khô kéo dài thường ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên, hộ
nhận khoán như thiếu nước sinh hoạt, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp bị
ảnh hường.
Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp vẫn còn
xảy ra.
II. Khái quát về điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Ban quản lý rừng phòng hộ có vị trí địa lý thuộc ranh giới hành chính
của huyện Bắc Bình nằm trong lâm phận các xã chủ yếu gồm: Hồng Thái,
Hồng Phong, Hòa Thắng và Thị trần Chợ Lầu;
- Tọa độ địa lý:
Từ 100 59' 29" đến 110 12' 08'' Vĩ độ bắc
Từ 1080 10' 39'' đến 1080 30' 30" kinh đông
Tọa độ địa lý (theo hệ VN 2000 Bình thuận – Múi chiếu 30):
Tọa độ X từ: 475216 đến 500707
Tọa độ Y từ 1221947 đến 1235616
- Về từ cận:
+ Bắc giáp các xã: Bình Tân, Lương Sơn, Hồng Thái, Chợ Lầu;
+ Nam giáp các xã Hồng Phong, Hòa Thắng và Biển đông;
+ Đông giáp ranh giới huyện Tuy Phong và Biển Đông;
+ Tây giáp xã Hồng Phong và ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận
Bắc.
Cách trung tâm thành Phố Thiết 60 km về phía Tây Nam.
2. Địa hình
Độ dốc từ 50 - 110 trong lâm phần tương đối bằng rất thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất.
Độ cao tuyết đối: < 160,5 m
Độ cao tương đối: < 135,5 m
Nhìn chung khu vực có các loài đất cát xám đỏ, cát trắng vàng, khô
hạn, kết cấu không chặt, dễ bị rửa trôi, gió quét.
3. Khí hậu
Dựa vào số liệu của các trạm khí tượng thủy văn trong vùng, thì khu
vực có những đặc điểm sau:
15
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 26,7 oc; Nhiệt độ cao
nhất 340C, nhiệt độ thấp nhất 210C.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 78%., Độ ẩm
tối cao là 86%, độ ẩm tối thấp là 72%.
- Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm là: 1.349 mm.
Lượng bốc hơi mặt nước trung bình năm là: 2.210 mm.
- Chế độ gió: Khu vực chịu tác động của gió mùa nhiệt đới châu Á. Từ
tháng 11 đến tháng 4 hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông, từ tháng 5 đến
tháng 10 là hướng gió Tây. Đặc trưng gió tại đây trung bình năm là: 3,2 m/s,
tuy nhiên vào những mùa khô, ở những vùng này, tốc độ gió tối đa lên trên 16
m/s, thậm chí lên đến 25 m/s (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
- Lượng mưa: Khu vực có lượng mưa rất nhỏ, thuộc vùng chuyển tiếp
giữa 2 chế độ mưa duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ. Mùa mưa không ổn
định, thời gian mưa thường bắt đầu từ tháng 7 hoặc tháng 8, kết thúc vào
tháng 10 hoặc 11, có năm không xuất hiện mưa (các tháng liên tục có lượng
mưa > 100 mm). Qua thống kê mùa mưa ở đây tập trung chủ yếu vào tháng 8
và 9, thời gian trước đây thường có khoảng 50 ngày mưa; trong đó ngày có
lượng mưa trên 10 mm chỉ có khoảng 20 ngày.; Lượng mưa trung bình hàng
năm khoảng 528,6 mm/ năm đến 629,8 mm/ năm (cao nhất : 800 mm/ năm,
thấp nhất : 200 mm/ năm)
Đặc điểm nổi bật của khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng
Phong là mưa ngắn, mưa trung bình thấp, nhiệt độ cao ít thay đổi trong năm,
gió và lượng nước bốc hơi lớn.
4. Thủy văn
Đơn vị nằm trong khu vực khô hạn, mực nước ngầm tương đối sâu.
Lượng nước sinh hoạt và sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước mưa
trong mùa mưa hàng năm và lượng nước đọng của 2 bàu (Bàu ông, Bàu bà)Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 528,6 mm/ năm đến 629,8
mm/ năm (cao nhất: 800 mm/ năm, thấp nhất : 200 mm/ năm)
5. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai khu vực là loại đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng giữ nước
kém, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm các loại đất cát
sau:
- Đất cát đỏ (Hapli-Rhodic Arenosols): Phân bố tập trung khu vực ven
biển.
Đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, trong đó cát chiếm ưu thế,
đặc biệt là cát mịn và trung bình từ 84 – 92%. Hàm lượng sét vật lý (< 0,002
16
mm) trong đất không lớn, chỉ dao động trong khoảng 5 – 8% ở tầng mặt, 7 –
12% ở tầng tích tụ đất cát đỏ có lượng sét khá lớn. Kết cấu cục tản nhỏ,
nhưng kết cấu này kém bền trong nước.
Các số liệu phân tích cho thấy đất cát đỏ rất nghèo mùn. Hàm lượng
chất hữu cơ (OM) trong đất dưới 1%, hàm lượng đạm tổng số thấp, dao động
trong khoảng 0,03 – 0,10%.
Đất rất nghèo lân tổng số, trị số tối đa không vượt quá 0,05%. Lân dễ
tiêu rất nghèo, phần lớn các mẫu đất đều không vượt quá 4mg/100g đất.
Hàm lượng kali tổng số (K2O) giao động từ 0,08 – 0,15% kali dễ tiêu
thấp dao động 5 – 10mg/100g đất.
Nhìn chung đất cát đỏ có độ phì thấp, ngay cả trong tầng đất mặt (tầng
mùn), hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng ở mức nghèo.
Kết quả thử nghiệm độ PH dao động từ 4,94 – 5,89, Hàm lượng Nitơ từ
5,4 – 4,8 cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong đất tương đối kém.
+ Đất cát trắng vàng (Hapli – Luvic Arenosols): Phân bố hầu hết ở khu
vực
Nhìn chung đất cồn cát trắng vàng, chủ yếu là những hạt thạch anh
(SiO2 > 95%), tơi xốp, rời rạc, không có kết cấu, thấm thoát nhanh. Đất ít
chua, có độ phì nhiêu rất thấp, khả năng giữ nước và giữ các chất dinh dưỡng
kém. Toàn bộ các chất dinh dưỡng N, P, K và các cation trao đổi đều rất
nghèo: giá trị CEC của đất rất thấp (thấp nhất trong các loại đất ở Việt Nam)
do tỉ lệ sét ở trong đất gần như không có.
Theo kết quả phân tích ở độ sâu 40 – 80 cm xác định được hàm lượng
Nitơ tổng, Photpho tổng, Kali tổng đều rất thấp, chỉ chiếm từ 0,02 – 0,03%,
độ PH trong đất dao động từ 6,39 – 6,83, đất hơi chua, ẩm độ thấp từ 0,62 –
2,14%.
Thực bì: Thực bì ở đây chủ yếu là một số loại cỏ mọc sát mặt đất như
cỏ cụm, cỏ mật phát triển mạnh vào mùa mưa.
Nhóm đất: Nhóm I (Xếp loại đất theo định mức 38/2005/QĐ-BNN)
6. Nhận xét
Nằm trong vùng khí hậu khô hạn, cận nhiệt đới, lượng mưa rất thấp
mùa khô kéo dài trong năm, lượng nước bốc hơi cao hơn lượng mưa, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 tập trung giữa tháng 9 và nửa đầu tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Mặt khác, đây là vùng đất cát
bán di động, hàm lượng dinh dưỡng trong đất tương đối thấp, đặc biệt là
những khu vực đất trống chưa có rừng, đất đai khu vực này chủ yếu là đất cát
bay bán di động, đất cát trắngvàng, đất cát đỏ khô cằn, lượng dinh dưỡng
trong đất thấp, luôn có gió thổi mạnh từ biển vào cuốn theo nhiều hơi nước
17
mặn. Vì vậy gây bất lợi không ít cho hoạt động bảo vệ và phát triển lâm
nghiệp của đơn vị.
III. Giao thông
Các tuyến đường giao thông phục vụ việc đi lại và tham gia các hoạt
động sản xuất của đơn vị gồm có:
+ Đường Hòa Thắng – Lương Sơn ra quốc lộ 1A.
+ Đường Hòa Thắng - Phan Thiết.
+ Đường Hòa Thắng – Hòa phú.
- Ngoài ra tại các xã hệ thống đường liên thôn nay đã được nâng cấp
thành bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong thôn.
Có tuyến đường nhựa từ xã Hòa Thắng đi Lương Sơn và từ Hòa Thắng
đi Phan Thiết, xã Hòa Phú huyện Tuy Phong. Nhìn chung hệ thống đường
giao thông hiện có trên địa bàn xã tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển
vật tư, hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp từ xã này qua xã khác. Riêng việc
vận chuyển cây giống, vật tư phục vụ cho công tác trồng rừng, chăm sóc rừng
trồng trên phần diện tích trong quy hoạch 03 loại rừng có khó khăn do địa
hình, đất cát lún, chưa có đường lâm nghiệp.
Với hệ thống giao thông như vậy thuận lợi cho công tác vận chuyển
phục vụ sản xuất, thuận lợi cho việc mở khu du lịch sinh thái, phát triển việc
buôn bán cây giống; bên cạnh đó cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc quản
lý bảo vệ rừng.
IV. Dân sinh, kinh tế, xã hội
1. Dân sinh
- Đơn vị nằm trên ranh giới hành chính huyện Bắc Bình Theo số liệu
niên giáp thống kê huyện bắc Bình năm 2015, toàn huyện có 30.297 hộ với
121.978 nhân khẩu (năm 2010 là 117.645 người), cùng chung sống ở 77 thôn
và khu phố.
Tỷ lệ dân cư ở nông thôn chiếm đa số với 78,0% trong khi đó chỉ có
khoảng 26.848 người đang sống ở khu vực thành thị là thị trấn Chợ Lầu và
Lương Sơn, nơi có mật độ dân số cao nhất huyện, 535,71 người / km2.
Theo giới tính, tỷ lệ nam / nữ đạt 1,0047. Có thể nói nam giới hơi nhỉnh
hơn so với nữ giới. Điều đó cho thấy bắt đầu có sự chênh lệch về giới tính ở
địa phương.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Bắc Bình năm 2015 đạt 11,84 %, trong đó
tỷ lệ chết là 4,44% và tỷ lệ sinh là 16,27%.
- Huyện Bắc Bình có 17 dân tộc khác nhau: Thành phần dân tộc
Kinh (65 %), dân tộc Chăm (18%), dân tộc Hoa (7%), dân tộc Tày (4%), dân
tộc Rắc Lay (3%), dân tộc K 'ho (1,5%), dân tộc Nùng (1%), các dân tộc khác
18
chiếm 0,5%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, chung sống hòa thuận với
nhau, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông - lâm nghiệp.
Nhìn chung trình độ dân trí còn khá thấp, vẫn còn nhiều người ở độ
tuổi trung niên đọc, viết chưa thành thạo. Vì vậy, nhận thức về mặt pháp luật
còn hạn chế. Thời gian gần đây nhờ công tác tuyên truyền của địa phương
cùng với mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nên nhận thức về tầm quan
trọng của rừng cũng như trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân đã được
nâng lên rõ rệt. Trật tự xã hội ở địa phương được giữ vững, nạn cờ bạc, rượu
chè say sưa tuy có xảy ra nhưng không nhiều.
2. Lao động
Theo số liệu thống kê năm 2015 của huyện Bắc Bình, toàn huyện có
71.417 người đang trong độ tuổi lao động, chiếm 58,59% tổng dân số, trong
đó số người có khả năng lao động là 69.759 người và số người mất khả năng
lao động là 1.720 người, chiếm 1,41% tổng dân số và 2,4% tổng số người
trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động bổ sung ngoài độ tuổi lao động của
địa phương là 1.321 người, trong đó hơn một nửa là người già. Như vậy, tổng
số lao động thực tế khoảng 72.800 người, chiếm 59,68 % tổng dân số của địa
phương. Thực tế thấy rõ, ở hầu hết các gia đình, trẻ em dưới 16 tuổi và những
người trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ (thường là ông, bà)
vẫn thường xuyên tham gia các công việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
rất ít trong số đó tham gia vào các hoạt động sản xuất ở quy mô ngoài gia
đình.
Hiện nay, có 62.586 người đang làm việc trong các ngành kinh tế,
chiếm 51,31% tổng dân số địa phương (số còn lại gồm 7.230 người đang đi
học và 1.664 người làm nghề nội trợ). Số người ở độ tuổi lao động nhưng
đang đi học cũng chiếm tỷ lệ 5,9 % dân số, chiếm 10,11% lực lượng lao động
(7.230 người). Đây là nguồn lao động có chất lượng tốt bổ sung cho tương lai.
Lực lượng lao động đang theo học chuyên môn, nghiệp vụ hoặc học nghề
(khoảng 4.230 người) còn lại là học sinh phổ thông.
3. Kinh tế xã hội
Trong số 62.586 lao động ở huyện Bắc Bình đang làm việc trong các
ngành kinh tế có 4.208 người đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Nhà nước và 58.738 lao động ngoài nhà nước, cơ cấu lao động ngoài nhà
nước chiếm 93,27% lao động theo các ngành nghề.
Lực lượng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của địa phương năm
2015 là 39.989 người.
19
Sản xuất nông nghiệp: Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn
huyện đạt 2.400.700 triệu đồng, trong đó, trồng trọt đạt 2.062.908 triệu đồng
và chăn nuôi đạt 181.690 triệu đồng, phần còn lại 124.581 triệu đồng là nguồn
thu từ các dịch vụ nông nghiệp khác.
Sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Bắc Bình
năm 2015 đạt 44.785 triệu đồng, trong đó trồng và nuôi rừng đạt 27.565 triệu
đồng, khai thác lâm sản đạt 13.870 triệu đồng, Dịch vụ và các hoạt động lâm
nghiệp khác 3.350 triệu đồng .
Ngoài ra còn có thêm nguồn thu nhập từ nhận khoán bảo vệ rừng,
nguồn thu này tuy ít nhưng là nguồn thu ổn định giúp người dân địa phương
tăng thu nhập. Tỉ lệ đói nghèo đã giảm dần theo từng năm, bình quân hiện nay
là 11%; các hộ khá giả xuất hiện ngày càng nhiều, các ngôi nhà khang trang
đã mọc lên, xe máy, ti vi hầu như nhà nào cũng có.
4. Công nghiệp và dịch vụ
Các hộ dân sống gần diện tích rừng và đất rừng của đơn vị chủ yếu
sống nhờ sản xuất nông nghiệp (trồng đậu phộng, khoai mì), chăn nuôi gia
súc (bò, dê, heo), hầu như không sản xuất sản phẩm công nghiệp, ngành nghề
khác, một số làm thuê theo mùa vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Có hộ dân nuôi bò lấy
sức kéo nhưng cũng chỉ để phục vụ cho kinh tế gia đình.
V. Dịch vụ môi trường rừng
Hoạt động chủ yếu của đơn vị là bảo vệ và phát triển rừng, diện tích
khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên được hưởng theo
quy định của nhà nước 200.000 đồng/ ha /năm.
Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị được quy hoạch khu du
lịch sinh thái với diện tích 45 ha Theo quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 13
tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh về phê duyệt "Phương án quản lý điểm du
lịch sinh thái Bàu Trắng, huyện Bắc Bình". tạo thu nhập có một số hộ trong
khu vực khi tham gia vào loại hình du lịch. Du lịch là thế mạnh, mang lại thu
nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Hàng năm thu hút số lượng khách
tương đối lớn tới tham quan. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển
mạnh, chủ yếu trong những kỳ nghĩ lễ. Từ đó có một số hộ kinh doanh ăn
uống. Thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch đã góp phần giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho một bộ phận nhỏ trên địa bàn.
20
VI. Tài nguyên rừng
1. Mô tả
Đơn vị hiện đang quản lý sử dụng diện tích rừng và đất rừng theo quyết
định số 874/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc phê duyệt kết quả kiểm kê
rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015, với tổng diện tích 15.247,11 ha, 23 tiểu khu;
tập trung chủ yếu ở 3 xã Hòa Thắng, Hồng phong, Hồng Thái và Thị trấn Chợ
Lầu, với chức năng là phòng hộ và sản xuất.
Phân theo chức năng (theo 3 loại rừng) gồm:
- Rừng sản xuất: 6.995,37 ha, 11 tiểu khu
- Rừng phòng hộ: 8.251,74 ha, 12 tiểu khu
2. Mô tả về hiện trạng rừng và sử dụng đất, cụ thể
Trong số tổng diện tích 15.247,11 ha của đơn vị hiện đang quản lý sử
dụng được chia làm:
* Phân theo hiện trạng tài nguyên rừng:
- Đất có rừng:
13.647,13 ha
+ Rừng tự nhiên: 9.459,26 ha
+ Rừng trồng:
4.187,87 ha
- Đất chưa có rừng:
1568,34 ha
- Đất nông nghiệp:
26,42 ha
- Đất khác:
5,22 ha
(Kèm theo bảng biểu số 01 trong phần hệ thống biểu)
* Phân theo chức năng (theo 3 loại rừng) gồm:
- Rừng sản xuất:
6.995,37 ha, 11 tiểu khu
- Rừng phòng hộ:
8.251,74 ha, 12 tiểu khu
(Kèm theo bảng biểu số 02 trong phần hệ thống biểu)
3. Đa dạng sinh học
3.1. Đa dạng thực vật rừng
Qua kết quả điều tra tại rừng tự nhiên trong lâm phần. Đơn vị đã
xây dựng được danh lục thực vật rừng tự nhiên như sau:
- Rừng tự nhiên: Tóm tắt danh lục: Gồm có: 12 ngành thực vật, 30 họ
thực vật và 58 loài thực vật.
Trong 58 loài thực vật trên: Trong đó;
+ Có 3 loài có tên trong IUCN red list 2012 (1 loài nhóm LR, 1 loài
nhóm EN, 1 loài nhóm VU) (Giáng hương quả to, Gõ đỏ (cà te) và Xoay).
+ Có 4 loài có tên trong SĐVN 2007 (2 loài thuộc nhóm EN, 1 loài
thuộc nhóm LR và 1 loài thuộc nhóm VU) (Giáng hương quả to, Gõ mật, Gõ
đỏ (cà te) và Xoay).
+ Có 3 loài thuộc nhóm IIA trong Nghị định 32 của Chính phủ. (Giáng
hương quả to, Gõ mật, Gõ đỏ)
21
Nhưng số lượng cây tái sinh rất ít nên cần có biện pháp bảo tồn đa dạng
sinh học.Chứng tỏ rừng tự nhiên ở đây không những có giá trị về mặt sinh
thái, bảo vệ môi trường mà còn có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
Danh sách loài thực vật nguy cấp của đơn vị.
TT
1
Họ TV
Fabaceae
Tên loài
Pterocarpus
macrocarpus Kurz
Tên VN
IUCN
SĐVN
2012
2007
ND32
CITES
Giáng
hương quả
VU
EN
IIA
VU
IIA
EN
EN
IIA
LR
LR
to
Sindora
2
Fabaceae
siamensis Teysm.
ex Miq
Afzelia
3
Fabaceae
xylocarpa (Kurz.)
Craib
Dialium
4
Fabaceae
cochinchinensis P
Gõ mật
Gõ đỏ (Cà
te)
Xoay
ierre
- Rừng tự nhiên phục hồi tại lâm phận quản lý của đơn vị có thành phần
loài tương đối phong phú có 58 thực vật có mặt.
- Trong thành phần cây có mặt đa phần là cây rừng đặc thù có khả năng
chịu hạn, thích nghi trên vùng đất cát khu vực, có giá trị phòng hộ, xã hội
cao, ít có giá trị kinh tế. Điều này cho thấy rừng ở đây trước kia là rừng
thường xanh, nếu bảo vệ được lớp cây tái sinh khả năng phục hồi rừng thành
công là rất cao.
b. Thành phần loài rừng trồng
Rừng trồng Xoan chịu hạn (cây neem): Azadirachtaindica A,tuss
Rừng trồng Keo lai hom; Acacia hybrid
Rừng trồng Keo lá tràm : Acacia auriculiformis
Rừng trồng Phi lao; Casuarina equisetifolia
Rừng trồng Keo lưỡi liềm: Acacia crassicarpa A.Cunn.exbenth
Rừng trồng có cấu trúc một tầng cây, không còn tầng cây bụi, thảm
tươi, chiều cao, đường kính và trữ lượng luôn biến đổi hàng năm do sau khai
thác tận thu và chặt nuôi dưỡng.
22
Nhìn chung rừng trồng của đơn vị trồng đất cát, hàm lượng dinh dưỡng
kém, hàm lượng dinh dưỡng trong đất rất thấp, cây trồng phát triển chậm hơn
nhiều so với các vùng khác 2-3 năm.
Diện tích rừng qua những năm gần đây được quản lý bảo vệ nghiêm
ngặt nên sự đa dạng về thực vật rừng được tăng lên đáng kể cả về số lượng
lẫn chất lượng. Tuy nhiên do dặc thù khu vực quản lý nên số lượng cây rừng
có giá trị tương đối ít chỉ có một số loài cây quý như Giáng Hương, Trắc dây.
3.2. Đa dạng động vật rừng
Qua quá trình điều tra khảo sát tại lâm phần đơn vị, chúng tôi thống kê
được 26 loài, cụ thể;
- Lớp chim: Gồm có 14 loài, 11 họ, 7 bộ: Gồm các loài Gà lôi hồng tía,
Cú mèo nhỏ và các loài thông thường khác như: Gà rừng, Cu gáy, Tu hú, Bìm
bịp lớn, Cú mèo nhỏ, Đầu rìu, Chích choè than, Khướu đầu trắng, Chim sâu
mỏ nhạt, Sáo sậu, Sáo nâu, Chim khách.
Trong đó có 01 loài nằm trong Nghị định 32, sách đỏ Việt Nam,
IUCN (Gà lôi hồng tía) và 01 loài nằm trong CITES (Cú mèo nhỏ), cụ thể.
Tên loài
Gà lôi hồng tía
Cú mèo nhỏ
Nghị định
32
IB
Sách đổ
Việt Nam
T
IUCN
CITES
Ghi
chú
NT
II
- Lớp Thú: Gồm 7 loài, 7 họ, 4 bộ: Gồm các loài Cu li nhỏ, Khỉ vàng
và các loài thông thường khác như: Lợn rừng, hoảng (mang thường), Sóc
chuột nhỏ, Chuột nhà, Thỏ nâu.
Trong đó có 02 loài nằm trong SĐVN, NĐ 32 và IUCN (Cu li
nhỏ và khỉ vàng), cụ thể:
Tên loài
Cu li nhỏ
Khỉ vàng
Nghị định
32
IB
IIB
Sách đổ
Việt Nam
VU
LR
IUCN
CITES
Ghi
chú
VU
LR
- Lớp bò sát lưỡng cư: Gồm 05 loài, 4 họ, 1 bộ; Gồm các loài thông
thường như: Rắn ráo, Rắn sọc dưa, Rắn lục hoa cân, Nhông cát và Nhông
hàng rào. Nhưng không có loài nào nằm trong sách đỏ việt nam, IUCN và
Nghị định 32.
Công tác bảo vệ rừng phát triển kéo theo sự đa dạng về động vật
rừng cũng được nâng lên.
23
VII. Công tác quản lý tổ chức sản xuất
1. Quản lý rừng tự nhiên
Trong tổng số 9.459,26 ha rừng tự nhiên hàng năm đơn vị đã hợp đồng
khoán bảo vệ rừng cho 31 hộ nhận khoán với tổng diện tích 2.300 ha. Diện
tích này được các hộ nhận khoán thường xuyên kiểm tra, hàng tháng có phối
hợp với lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị kiểm tra hiện trạng tài nguyên rừng.
Diện tích này tổ thành các loại thực vật, động vật rừng được tăng lên đáng kể;
Diện tích rừng tự nhiên còn lại được phân theo ranh giới các trạm giao trực
tiếp cho các trạm bảo vệ rừng quản ý; hàng tháng có lực lượng bảo vệ rừng cơ
động phối hợp kiểm tra. Nếu có phát hiện thấy nguy cơ rừng bị phá hoại, xâm
lấn thì trực tiếp báo cáo về phòng Kỹ thuật – QLBVR để phòng báo lên lãnh
đạo để có hướng xử lý kịp thời.
2. Quản lý rừng trồng
Rừng trồng nếu còn thời gian chăm sóc cơ bản thì tiến hành lập hồ sơ
chăm sóc trình các cấp phê duyệt; Diện tích này đơn vị khoán gọn cho các hộ
nhận khoán từ khâu chăm sóc đến bảo vệ, các hộ nhận khoán chịu sự giám sát
trực tiếp của kỹ thuật đơn vị, được nghiêm thu thanh toán đúng quy định.
Diện tích rừng trồng hết thời gian chăm sóc cơ bản tiến hành lập hồ sơ
khoán bảo vệ trình các cấp phê duyệt. Diện tích này đơn vị khoán gọn cho các
hộ nhận và chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của kỹ thuật đơn vị, được
nghiệm thu thanh toán đúng quy định.
3. Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy và sâu bệnh hại rừng
Tập trung phát triển mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cán bộ, viên chức, người lao
động, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và nhân dân, nâng cao về số lượng và chất
lượng, thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như; qua hệ thống loa truyền
thanh của các xã giáp ranh, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực tiếp đối
thoại với nhân dân địa phương để giải đáp những thắc mắc, phổ biến những
chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các trạm, chốt,
bộ phận thực hiện tốt công tác PCCCR và thông báo kịp thời các thông tin về
cháy rừng ( nếu xảy ra) cho Ban chỉ huy và các tổ, đội giáp ranh để cùng phối
hợp.
Khu vực quản lý của đơn vị về cơ bản tình hình sâu bệnh ít phát triển,
nên công tác này hầu như chưa được chú trọng.
24
4. Công tác trồng, chăm sóc rừng trồng
Đơn vị thực hiện trồng, chăm sóc rừng theo kế hoạch phân khai hàng
năm. Khi có quyết định phân khai đơn vị sẽ tiến hành thiết kế, lập hồ sơ gửi
các ngành chức năng thấm định, xét duyệt và phê duyệt. Diện tích trồng,
chăm sóc rừng trồng đơn vị khoán gọn cho các hộ dân trong vùng từ khâu
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, mỗi hộ nhận khoán được nhận tối đa 15 ha.
Đến mùa trồng rừng, chăm sóc đơn vị sẽ chủ động cấp cây giống, phân bón,
hạt tích nước theo đúng hồ sơ phê duyệt cho các hộ thực hiện các hạng mục
công trình dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật Ban quản lý.
5. Quản lý dịch vụ
Khu vực đơn vị quản lý không có cơ sở chế biến lâm sản; Nhưng hàng
năm đơn vị cũng cung cấp sản lượng gỗ nguyên liệu đáng kể, nguồn gỗ
nguyên liệu được khai thác từ diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng Keo
lai, Keo lá tràm. số tiền bán được từ khai thác gỗ rừng trồng đều nộp vào ngân
sách nhà nước.
Khu quy hoạch du lịch sinh thái của đơn vị hàng năm cũng thu hút
được lượng khách tham quan đáng kể góp phần tăng thêm thu nhập cho bộ
phận nhỏ người dân tham gia vào hoạt động này, góp phần giảm bớt áp lực từ
rừng.
6. Nhận xét
6.1. Thuận lợi
Rừng tự nhiên đơn vị quản lý là rừng nghèo, trữ lượng thấp nên việc
khai thác rừng trái phép lấy gỗ ít xảy ra hoặc có xảy ra cũng ở mức độ nguy
hiểm thấp.
Diện tích rừng tuy lớn nhưng tập trung ở một khu vực đồng nhất nên
thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Diện tích rừng trồng đã thành rừng ngoài khả năng phòng hộ còn có thể
khai thác lâm sản ở một số diện tích rừng trồng sản xuất, tuy nhiên ở mức độ
thấp.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng được Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo; Đơn vị đã
chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành nhiều văn bản
chỉ đạo, điều hành kịp thời về công tác bảo vệ rừng; Một số biện pháp cấp
bách chống chặt phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được tổ chức triển
khai quyết liệt. Đơn vị đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công
tác quản lý bảo vệ rừng; Sự phối kết hợp với chính quyền địa phương và lực
lượng Kiểm lâm ngày càng chặt chẽ trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy,
25