Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 42 trang )

CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG
sưu tầm và biên soạn

Tuyển tập
một số dẫn chứng
tiêu biểu cho đoạn văn
Nghị luận xã hội
200 chữ
LƯU HÀNH NỘI BỘ


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Tại đêm Gala WeChoice Awards 2020 diễn ra tối nay (22/1), top 10 Nhân vật truyền cảm hứng của
năm đã được tôn vinh.
Với hàng loạt những biến cố, thử thách và khó khăn, năm 2020 đã khép lại khơng được trịn trịa như
con số mà nó mang. Nhưng cũng chính nhờ những thử thách đó, chúng ta mới trưởng thành, thấy cuộc
sống đáng quý hơn bao giờ hết, thấy những điều nhỏ bé nhưng kỳ diệu đã giúp cuộc sống này trở nên tốt
đẹp hơn. Đó cũng chính là lý do WeChoice Awards 2020 lựa chọn “Diệu kỳ Việt Nam” làm thơng điệp năm
nay.
Và tối nay (22/1), hành trình lan toả những điều diệu kỳ của WeChoice Awards 2020 đã đi đến chặng
cuối cùng bằng đêm Gala được tổ chức tại trung tâm Triển lãm & Hội nghị Sài Gòn - SECC.
Như mọi năm, các Nhân vật truyền cảm hứng đã được tơn vinh. Họ có thể là bất kì ai, một ca sĩ, một
rapper, một cô giáo, một YouTuber, một đôi bạn thân hay nguyên một tập thể y bác sĩ,... nhưng tất cả đều
có một điểm chung. Đó chính là ở họ tốt ra nguồn năng lượng tích cực, câu chuyện của họ có sức lan tỏa,
khích lệ tất cả mọi người.
Và năm nay, top 10 Nhân vật truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2020 chính là:
Thuỷ Tiên - Nữ ca sĩ đã có hàng loạt hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, kêu gọi quyên góp được 150
tỷ cứu trợ đồng bào miền Trung bị bão lũ.
Có người anh hùng xơng pha trận mạc nhưng cũng có những người anh hùng mặc chiếc áo trắng


đơn giản, đó chính là tập thể bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19 ở tâm dịch Đà Nẵng. Nhờ sự đóng góp, cố
gắng và hi sinh, họ đã góp phần quan trọng để khống chế thành công dịch Covid-19, cứu sống nhiều ca
bệnh nguy kịch.
Từ một anh chăn bị mồ cơi thích ca hát và cực kì lạc quan, Soytiet trở thành “hiện tượng mạng” đình
đám khiến nhiều sao quốc tế phát cuồng.
Sau hàng chục giờ đồng hồ đầy căng thẳng trong phòng mổ, gần 100 y bác sĩ ekip phẫu thuật Song
Nhi đã trả lại hình hài lành lặn, cuộc sống thực sự cho Trúc Nhi - Diệu Nhi, 2 em bé sinh đơi dính nhau vùng
bụng chậu.
8 năm rịng rã, SofM đã từ “thằng cu khu Cầu Giấy” trở thành một trong những game thủ Liên Minh
Huyền Thoại danh giá nhất trên thế giới, đang thi đấu ở nước ngoài với mức lương 5,5 tỷ/tháng.
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 1 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
Người ta nhắc đến Binz nhiều hơn sau câu cửa miệng “ơ mây zing, gút chóp” nhưng thực tế, rapper
này đã có 1 năm tuyệt vời, giữ vững vị trí rapper, nghệ sĩ đình đám nhất Vpop hiện tại.
Sự kỳ diệu của Việt Nam không chỉ dành cho người Việt mà còn với bất kỳ ai đến với mảnh đất hình
chữ S này. Đó chính là câu chuyện 116 ngày giành giật với thần chết, tìm lại sự sống cho bệnh nhân 91 phi công người Anh của ekip chữa trị.
Năm 2020 là năm bùng nổ của rap nói riêng và underground nói chung. Một trong số đó là vị trí
Qn qn Rap Việt mùa đầu tiên của Dế Choắt.
Tình bạn của Minh Hiếu - Tất Minh, đôi bạn 10 năm cõng nhau đi học đã khiến người ta vừa xúc
động vừa ngưỡng mộ, khâm phục và có niềm tin vào cuộc sống.
Trong thời gian mưa lũ miền Trung vừa qua, bác Phan Thanh Miên - chủ tịch xã đã qua đời vì nhiễm
vi khuẩn khi đi ứng cứu người dân. Nhưng mất mát, đau thương chưa phải là dấu chấm hết, sự ra đi của bác
đã lan toả thêm rất nhiều yêu thương đến cộng đồng.
― Báo điện tử Kênh 14, ngày 22/01/2020 ♥

—————————————————————————————————————————————————

➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 2 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Thành đồn Hà Nội vừa cơng bố danh sách 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô năm 2020.
Mười gương mặt trẻ Thủ đô năm 2020 được lựa chọn từ các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học;
lao động sáng tạo - phát triển kinh tế; văn hóa - nghệ thuật; an ninh trật tự, tình nguyện vì cộng đồng…
Trong danh sách 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đơ năm 2020, Thành đồn Hà Nội tơn vinh tới 3
gương mặt trẻ xuất sắc trong lĩnh vực y học. Cầu thủ Đỗ Hùng Dũng, sinh năm 1993, là người duy nhất ở
lĩnh vực thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật được vinh danh.
Ban tổ chức cho biết, Lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020 cùng Lễ mít tinh
kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931-26.3.2021) sẽ diễn ra vào
ngày 20.3 tới tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xơ (Hà Nội).
Danh sách 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô năm 2020:
1. Nguyễn Mạnh Quân (sinh năm 2003), học sinh lớp 12 Lý 1, Trường Trung học phổ thông chuyên
Hà Nội - Amsterdam, sở hữu Huy chương vàng kỳ thi Olympic vật lý châu Âu EUPHO 2020; Huy chương
vàng Olympic thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế năm 2019 tại Hungary; Huy chương vàng Olympic khoa
học trẻ quốc tế năm 2018…
2. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Chiến Thắng (sinh năm 1987), giảng viên Khoa Hóa học, Trường Đại
học Khoa học tự nhiên. Đây là một trong bốn Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2020, anh đã có 42 bài báo khoa
học được cơng bố ở trong và ngoài nước.
3. Tiến sĩ Lưu Thế Lợi (sinh năm 1991), Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Kyber Network,
một giao thức thanh khoản phi tập trung có vai trò cung cấp các ứng dụng khác nhau gồm sàn giao dịch,
các quỹ dự trữ và các ứng dụng tài chính khác.
4. Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1988), Giám đốc Hợp tác xã Tâm An (huyện Thường Tín, Hà Nội), người
xây dựng phát triển sản phẩm bột rau củ sấy lạnh đạt tiêu chí Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
4 sao. Chị vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019…
5. Trung úy Vũ Ngọc Hoàng (sinh năm 1992), công tác tại Công an quận Đống Đa, vinh dự nhận Bằng

khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm
theo lời Bác toàn quốc lần VI - năm 2020 của Trung ương Đoàn.
6. Cầu thủ Đỗ Hùng Dũng (sinh năm 1993), là tiền vệ trung tâm Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, chủ nhân
của Quả bóng vàng Việt Nam năm 2019.

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 3 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
7. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc (sinh năm 1990), Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
trung ương. Là bác sĩ cách ly điều trị trực tiếp, tham gia chăm sóc cho các bệnh nhân COVID-19 nặng và
nguy kịch.
8. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Đức (sinh năm 1989), Khoa Sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), có nhiều đề
tài, sáng kiến kỹ thuật về sản khoa được nghiệm thu và ứng dụng.
9. Thạc sĩ, Nghiên cứu viên Ứng Thị Hồng Trang (sinh năm 1987), Khoa Vi rút (Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương). Ứng Thị Hồng Trang tham gia cơng tác phịng, chống các dịch bệnh mới nổi, các bệnh lây
truyền từ động vật sang người tại Việt Nam.
10. Kỹ sư Trần Trung Hiếu (sinh năm 1992), Giám đốc sáng lập và điều hành Công ty cổ phần TopCV
- Tuyển dụng trực tuyến. Nền tảng của công ty với gần 2.000.000 dữ liệu người dùng là nền tảng tạo dựng
CV (hồ sơ ứng tuyển) phổ biến nhất hiện nay, với 698.390 CV nổi bật được tạo ra, 10.389 nhà tuyển dụng
tìm kiếm ứng viên hằng ngày, hỗ trợ 590.125 ứng viên tìm được cơng việc phù hợp với năng lực và sở thích.
― Báo điện tử Lao động, ngày 17/03/2020 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 4 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 

—————————————————————————————————————————————————

Ngày 9/3, Hội đồng xét chọn giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (Trung ương Đồn) cơng
bố 10 cá nhân được vinh danh năm 2020.
10 gương mặt trẻ thuộc 9 lĩnh vực gồm: Học tập, Nghiên cứu khoa học - Sáng tạo, Lao động sản xuất,
Kinh doanh - Khởi nghiệp, Quốc phòng, An ninh trật tự, Thể dục thể thao, Văn hóa nghệ thuật, Hoạt động
xã hội.
Võ Minh Quang, sinh năm 2006, đang học lớp Tài năng Piano - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam, là ứng viên nhỏ tuổi nhất được vinh danh. Là gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực Văn hóa - Nghệ
thuật, Quang từng giành nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, gần nhất là giải nhất và đặc biệt bảng 13-17
tuổi cuộc thi Altanta Festival Academy 2020 tại Mỹ. Năm ngoái, em là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam
triển vọng.
Ở lĩnh vực Học tập, Bùi Hồng Đức, sinh năm 2002, học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên,
được vinh danh nhờ hai năm liền giành huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế (2019 và 2020) cùng huy
chương vàng Olympic Tin học châu Á năm 2020. Em đã được Thủ tướng trao huân chương lao động hạng
nhất.
Tiến sĩ Đồn Lê Hồng Tân, sinh năm 1987, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc
Nano và phân tử, Đại học Quốc gia TP HCM, là gương mặt trẻ tiêu biểu ở lĩnh vực Nghiên cứu khoa học sáng tạo. Anh có 30 bài báo khoa học cơng bố trên các tạp chí uy tín quốc tế, là tác giả của một sáng chế ở
Mỹ và một sáng chế trong nước. Anh cũng là chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu cáp cơ sở, bộ và nhà nước.
Năm 2020, anh nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng của Trung ương Đoàn.
Lĩnh vực Lao động sản xuất vinh danh Trần Anh Tú, sinh năm 1989, hiện làm việc ở khoa Kiểm soát
bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Năm 2020, anh tham gia vào nhiều hoạt động điều
tra, chống Covid-19 ở Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Đà Nẵng hay tham gia truy vết các trường hợp hành
khách tiếp xúc gần với ca bệnh trên các chuyến bay quốc tế tại Việt Nam.
Anh Tú nhận được bằng khen của Bộ trưởng Khoa học và Cơng nghệ nhờ có thành tích xuất sắc
trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào phân tích xử lý thơng tin dịch tễ, góp phần khoanh
vùng dập dịch và bằng khen thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.
Quả bóng vàng Việt Nam 2020 Nguyễn Văn Quyết được vinh danh ở lĩnh vực Thể dục thể thao. Sinh
năm 1991, hiện là đội trưởng Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội FC, Nguyễn Văn Quyết cùng đồng đội gặt hái nhiều


—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 5 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
thành tích trong năm qua như Á qn V-League, Vơ địch cúp quốc gia và siêu cúp quốc gia. Anh cịn tích
cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế để chống Covid-19.
Thiếu tá Trần Việt Hải, sinh năm 1989, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng
thiết giáp, được vinh danh trong lĩnh vực Quốc phòng. Anh là thành viên tham dự Hội thao quân sự quốc tế
Army Games trong ba năm liên tiếp (từ 2018) và góp phần mang về nhiều thành tích cho đội tuyển xe tăng
Việt Nam như huy chương bạc bảng 2 năm 2019 hay huy chương vàng bảng 2 năm 2020.
Ở lĩnh vực An ninh trật tự, đại úy Nguyễn Trung Đức, sinh năm 1988, Phó trưởng phịng An ninh kinh
tế, Cơng an tỉnh Phú Thọ, là gương mặt trẻ tiêu biểu. Năm 2020, anh cùng tập thể lãnh đạo đơn vị chỉ đạo
cán bộ cảnh sát phát hiện, xử lý 14 vụ liên quan đến trật tự quản lý kinh tế, làm rõ dấu hiệu sai phạm với
tổng giá trị trên 27,4 tỷ đồng. Trước đó năm 2017, anh than gia điều tra vụ án sử dụng mạng Internet thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, qua đó triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến bằng hình thức
game bài Rikvip.
Phạm Ngọc Anh Tùng, sinh năm 1989, làm việc tại Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Ufo
(Foodmap Asia) trở thành gương mặt tiêu biểu lĩnh vực Kinh doanh - Khởi nghiệp năm 2020 nhờ dự án
Foodmap. Đây là sàn thương mại điện tử nông sản kết nối nông dân với nhà sản xuất vừa và nhỏ đến trực
tiếp người tiêu dùng. Hệ thống Foodmap hiện phục vụ hơn 20.000 khách hàng, hỗ trợ và số hóa cho hơn
300 nhà sản xuất với hơn 2.000 sản phẩm đang được bán. Foodmap là đại diện Việt Nam tại vòng chung kết
Blue Venture Award thế giới 2021.
Ở lĩnh vực Hoạt động xã hội, hai cá nhân được vinh danh là Hoàng Tuấn Anh và Hà Ánh Phượng.
Anh Tuấn Anh, sinh năm 1985, Giám đốc Công ty Cổ phần Vũ Trụ Xanh, nổi tiếng với việc thiết kế cây “ATM
gạo”, “ATM khẩu trang” trong phòng chống Covid-19. Anh đạt danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM”
năm 2020.
Cô Hà Ánh Phượng, sinh năm 1991, giáo viên trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ)
là một trong 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu do Quỹ Varkey bầu chọn nhờ những nỗ lực trong việc tổ chức

các lớp học xuyên biên giới thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Cô cũng hướng dẫn học sinh thực
hiện nhiều dự án như “Nói khơng với rác thải nhựa”, “Phịng chống bạo lực trên khơng gian mạng”, “Dạy tiếng
Anh qua phim”.
― Báo điện tử Vnexpress, ngày 09/03/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 6 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

12 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2020 vừa được vinh danh sáng 1-1-2021.
Từ 62 hồ sơ ứng cử đến từ 30 đơn vị trên địa bàn TP, 12 cá nhân tiêu biểu đã thuyết phục được Hội
đồng bình chọn và trở thành “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2020.
12 gương “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2020 đại diện cho sức trẻ TP “Khát vọng – xung kích
– tri thức – bản lĩnh”, giúp lan tỏa thơng điệp về một thế hệ trẻ TP sống có trách nhiệm với bản thân; luôn
đổi mới tư duy, sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn; không ngừng khát vọng, kiên trì theo đuổi ước
mơ.
Đại diện cho cơng chức, viên chức trẻ tiêu biểu, Vũ Chí Kiên, sinh năm 1988, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Kiến trúc, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP đã có những sáng kiến, giải pháp ứng dụng vào thực tế.
Năm 2020, Chí Kiên đã thực hiện 02 sáng kiến. Đó là phát triển phiên bản tiếng Anh cho ứng dụng “Thông
tin quy hoạch TP.HCM” và “Ứng dụng công cụ mô phỏng quy hoạch đô thị thông minh”.
Bùi Thanh Nghị, sinh năm 1987, công tác tại Xí nghiệp bao bì An Khang thuộc Tổng cơng ty Cơng
nghiệp In – Bao bì Liksin – TNHH MTV, đại diện cho gương thanh niên công nhân tiêu biểu. Hơn 10 năm
làm việc tại đây, Thanh Nghị đã liên tục đề xuất rất nhiều giải pháp hiệu quả. Riêng năm 2020, anh đã đóng
góp 14 sáng kiến cải tiến đem lại giá trị làm lợi cho đơn vị ước tính khoảng 5 tỷ đồng.
Gương thanh niên nơng thơn làm kinh tế giỏi thuộc về Phan Minh Tiến, sinh năm 1991, Giám đốc
Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Minh Tiến tử bỏ công việc với
mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng để về theo đuổi giấc mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương

mình. Sau 5 năm tìm hiểu, nghiên cứu, Minh Tiến đã phát triển các sản phẩm liên quan đến mật dừa nước
và các sản phẩm có giá trị cao từ cây dừa nước. Không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm, cơng ty cịn tạo việc
làm ổn định cho 10 lao động trẻ tại địa phương.
Nguyễn Nhật Phương, sinh năm 1993, phịng PC07 Cơng an TP.HCM là gương chiến sĩ lực lượng vũ
trang tiêu biểu. Công tác tại đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Nhật Phương đã có những đóng góp tích cực
trong q trình lặn tìm tang vật, chứng cứ vụ án, cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống hiểm nguy. Năm
2020, Nhật Phương đã cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn 7 trường hợp.
Trong lĩnh vực giáo dục, Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, sinh năm 1995, cựu sinh viên trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch được xướng tên. Trong năm 2020, trước tình hình dịch COVID-19, Nguyệt Thanh
đã tích cực tham gia vào cơng tác phịng, chống dịch với vai trị là Trưởng nhóm Thơng tin hỗ trợ Trung

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 7 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM. Thanh thực hiện các chun đề phân tích về tình hình, diễn biến và thực
trạng dịch tại các ổ dịch lớn trên địa bàn TP Hà Nội.
Hoàng Thị Yến, sinh năm 2006, liên đội trưởng trường THCS Tôn Thất Tùng là gương đội viên tiêu
biểu. Em là học sinh giỏi nhiều năm liền, còn là một Liên đội trưởng tiêu biểu. Yến có đam mê môn võ
Vovianm và đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về Piano.
Nguyễn Quốc Đoàn, sinh năm 1988, làm việc tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu
Cảnh. Quốc Đoàn là một tấm gương về vượt khó, người thầy tận tụy. Anh là người đã xây dựng chương trình
định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển.
Trong lĩnh vực bác sĩ, có 2 người được vinh danh.
Bác sĩ Phạm Lê Duy, sinh năm 1987, trường Đại học Y dược TP.HCM đã có 25 bài nghiên cứu đăng
trên các tạp chí chun ngành trong và ngồi nước, riêng trong năm 2020 đã tham gia 4 bài báo khoa học
quốc tế. Lê Duy là chủ nhân Quả cầu vàng 2020.
Ngô Việt Anh, sinh năm 1991, làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bác sĩ thuộc đội

phản ứng nhanh của bệnh viên trong cơng tác phịng chống dịch và chỉ đạo chuyên môn tại các tỉnh khi
dịch COVID-19 xuất hiện. Anh đã tham gia điều trị cho bệnh nhân phi cơng người Anh, rồi vào đội hình phản
ứng nhanh chi viện cho Đà Nẵng.
Trong lĩnh vực thể thao, văn hóa nghệ thuật có 2 gương được tuyên dương. Khổng Mỹ Phượng, sinh
năm 1999 là một vận động viên Cử tạ. Trong suốt 9 năm khổ luyện, Mỹ Phượng đã sở hữu cho mình bộ sưu
tập thành tích các huy chương trong nước và quốc tế.
Trần Ngọc Nhã Thi, sinh năm 1989 là diễn viên Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Hơn 10 năm hoạt
động nghệ thuật, Nhã Thi đã được in dấu qua các giải thưởng: giải Tư “Chuông vàng vọng cổ” năm 2012, Huy
chương Vàng Tài năng trẻ …
Gương lối sống cao đẹp thuộc về anh Hồng Tuấn Anh, sinh năm 1985, Giám đốc Cơng ty Cổ phần
Vũ Trụ Xanh. Tuấn Anh là người nghĩ ra sáng kiến làm máy “ATM gạo” và “ATM khẩu trang”.
― Pháp Luật Online, ngày 01/01/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 8 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Từ khắp mọi miền đất nước, 336 bạn trẻ cùng tụ hội tại TP mang tên Bác dự Đại hội Thanh niên tiên
tiến làm theo lời Bác toàn quốc 2018 - lần V. Mỗi bạn một hoàn cảnh, một câu chuyện riêng nhưng đều chung
một nỗ lực phấn đấu noi gương Bác đã cùng nhau khắc họa hình ảnh đẹp về thế hệ thanh niên Việt Nam thời
kỳ mới tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo và phát triển.
Nguyễn Văn Hiếu: chàng trai tình nguyện làm bác sĩ vùng cao
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và nhận được việc làm tại một bệnh viện giữa Thủ đô, thế nhưng Nguyễn
Văn Hiếu lại viết đơn tình nguyện tham gia Dự án 585 của Bộ Y tế “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về
cơng tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn”. Và 9 tháng qua, Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - vùng cực Tây Tổ quốc với nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống - có sự phục vụ tận tụy của anh bác sĩ trẻ người Mê Linh, Hà Nội. “Lúc

viết đơn tôi chỉ có một suy nghĩ được đi và cống hiến, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở bất cứ nơi đâu cần có sự phục
vụ của mình. Q trình tham gia các hoạt động tình nguyện, cơng tác xã hội suốt những năm đại học đã giúp
tôi trưởng thành, nhận thức sâu sắc mình khơng thể chỉ sống cho riêng mình”, Nguyễn Văn Hiếu lý giải đơn
giản về sự lựa chọn của mình.
“Tơi quan niệm phải ln phát triển bản thân ngày một tốt hơn để làm được nhiều việc có ích cho xã
hội. Làm việc tại địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, tơi chủ động học ngơn ngữ của đồng bào để dễ giao
tiếp và thăm khám bệnh. Không chỉ nỗ lực rèn luyện chun mơn mà cịn phải hỗ trợ đội ngũ nâng cao năng
lực, củng cố tinh thần đoàn kết, trách nhiệm để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt cho đồng bào,
cho xã hội”, Nguyễn Văn Hiếu bộc bạch. Nếu có điều gì phải băn khoăn có lẽ là phải xa gia đình nhỏ của
mình nhưng nếu được lựa chọn lại Hiếu vẫn sẽ đi, vẫn muốn gắn bó với những người bệnh lam lũ, nói khơng
sỏi tiếng Kinh nơi “ngã ba biên giới” này.
Nguyễn Thị Ngọc Linh: nữ chiến sĩ công an với cơng việc thầm lặng
Cơng tác tại Phịng Hồ sơ - Nghiệp vụ Công an tỉnh Lâm Đồng, Thượng úy Nguyễn Thị Ngọc Linh
cho biết, cơng tác chính của mình và các đồng nghiệp là lưu trữ từ hồ sơ ngày xưa của địch để lại đến hồ sơ
hiện hành của các đối tượng tội phạm đang hoạt động trên toàn tỉnh; cung cấp hồ sơ tiền án tiền sự của đối
tượng cho cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, truy tố xét xử.
Khơng trực tiếp giải quyết những vấn đề an ninh trật tự bề nổi, nhưng đây lại là cơng việc quan trọng
và khơng ít áp lực. “Làm công việc này nếu không khách quan, khơng cơng minh, khơng có tinh thần trách
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 9 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
nhiệm cao thì rất có thể dẫn tới cung cấp không đầy đủ hoặc sai lệch thông tin tội phạm, từ đó khơng tìm được
đối tượng hoặc bỏ lọt tội phạm; khơng giúp được cơng an điều tra truy tìm được tung tích nạn nhân, bỏ qua
những trường hợp nạn nhân mất tích và có thể dẫn tới cả việc oan sai. Vì vậy, địi hỏi người chiến sĩ PV47
chúng tôi phải rất cẩn thận, tỉ mỉ, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, góp phần đảm bảo an
ninh trật tự địa phương”, Nguyễn Thị Ngọc Linh cho biết.
Chọn lựa khốc lên mình đồng phục cơng an nhân dân với Ngọc Linh chính là lựa chọn của lòng đam

mê và nhiệt huyết, của tinh thần đề cao công lý. Vinh dự và tự hào là đại diện cho tuổi trẻ Lâm Đồng đến
với Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, Nguyễn Thị Ngọc Linh càng nhận thức sâu sắc hơn trách
nhiệm của tuổi trẻ đối với q hương, tự nhắc nhở mình khơng ngừng rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng là
người chiến sĩ công an nhân dân, xứng đáng với niềm tin và sự mong mỏi của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ.
Trần Văn Đơng: mong muốn góp sức phát triển q nhà
“Quê tôi ở huyện Bát Xát - một huyện vùng cao biên giới của Lào Cai - một tỉnh miền núi cịn rất nhiều
khó khăn, thiếu hụt tất cả từ cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đến nguồn nhân lực chất lượng cao để phát
triển. Ra trường, tôi sẽ về làm việc tại huyện nhà, mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng
quê hương. Tơi mong rằng huyện nhà sẽ có thêm nhiều mơ hình phát triển kinh tế phát huy thế mạnh của địa
phương, đặc biệt ở lĩnh vực du lịch và ẩm thực, cũng như các lớp đào tạo nghề phù hợp nhu cầu và tạo việc
làm tại chỗ để những lao động trẻ không phải tha hương mà lựa chọn gắn bó và phát triển ngay trên mảnh
đất quê hương”, Trần Văn Đông (dân tộc Giáy), sinh viên năm 4 ngành Quản lý đất đai Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ dự định tương lai.
Với Trần Văn Đơng, có mặt tại TP mang tên Bác dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
cùng những đại diện xuất sắc nhất của tuổi trẻ cả nước và đến với Trường Sa qua “Hành trình tuổi trẻ vì
biển đảo q hương” cùng Trung ương Đồn vào tháng 4 vừa qua là những “chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”.
“Được đặt chân đến những hịn đảo xa xơi, gặp gỡ những chiến sĩ ngày đêm đối mặt với sóng gió, hiểm nguy
giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, mà nhiều người cũng cịn rất trẻ như mình, tơi thấy khâm phục ý chí
người lính đảo, thấy mình trưởng thành hơn qua chuyến đi, càng thấy mình phải sống có trách nhiệm hơn với
những hy sinh thầm lặng đó”, Trần Văn Đơng chia sẻ.
Lý A Tủa: làm việc hết mình bằng cái tâm
Bí thư Xã đồn, Chủ tịch Hội Thanh niên xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Lý A Tủa
nhiều năm liên tiếp được tuyên dương điển hình tiên tiến làm theo lời Bác và có thành tích xuất sắc trong
cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Lần đầu đến thăm TP mang tên Bác, anh cán bộ
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 10 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Đồn người H’Mơng khơng khỏi vui mừng và tự hào khi đưa hình ảnh năng động vượt khó của tuổi trẻ vùng
cao đến Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Lý A Tủa cho biết, do địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là nguy cơ sạt lở đất,
hàng năm, Xã đoàn Púng Lng đều tổ chức thanh niên tình nguyện giúp di dời nhà dân đến vùng an toàn,
giúp sửa chữa nhà dân bị hư hỏng, tu sửa đường giao thông, khai hoang ruộng bậc thang… “Chúng tôi ở nông
thôn vùng cao nhiều khó khăn lắm: trình độ người dân cịn hạn chế, việc tiếp thu thông tin, kiến thức, học
công nghệ chưa nhiều và cịn chậm. Bản thân tơi ln nỗ lực làm tốt nhiệm vụ được giao, vai trò của một cán
bộ Đoàn, một thủ lĩnh thanh niên, cố gắng tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những
chính sách, mơ hình hay đến bà con, tập hợp và phát huy thanh niên địa phương tham gia các phong trào, các
cơng trình, phần việc thanh niên giúp xây dựng bản làng”, anh Lý A Tủa chia sẻ.
Và còn nhiều lắm những tấm gương tuổi trẻ đầy nhiệt huyết lấy việc học tập Bác làm kim chỉ nam
soi đường trong học tập, lao động và cuộc sống đời thường. Tin rằng từ 336 ngọn lửa thanh xuân hôm nay,
khát vọng cống hiến, sống đẹp, sống có ích sẽ lan tỏa và thổi bừng sức trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước
giàu mạnh như kỳ vọng của Bác Hồ.
― Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/05/2018 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 11 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Ven ngoại ơ TP. Cần Thơ có một căn nhà được gọi là “Nhà chung”. Căn nhà này là nơi ở của những cụ
già sống cảnh màn trời chiếu đất, khơng nơi nương tựa. Có người đi bán vé số bị giật, có người bị con cái bỏ
rơi, lại có người quá nghèo khổ... Nơi đó lại có một thanh niên khơng xơ bồ với cuộc sống hào nhống nơi thị
thành mà lùi về với khoảng lặng ven đô, dành tình cảm lo cho các bà như người thân của chính mình.
Tám năm rồi từ ngày người chồng mãi ra đi, bà Trần Thị Mười (ngụ thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) phải
sống trong sự cô quạnh, nghèo khổ không người thân, con cái để tựa vào. Vừa qua, người phụ nữ từng chỉ
thấy cuộc đời là một gam màu tối này đã tìm được ánh sáng cuộc đời ở cái tuổi 80 khi biết đến người thanh

niên tên Ngôn Đức Thắng.
Bà Mười kể, bà biết đến anh Thắng qua người hàng xóm có con bị tai nạn nhưng khơng có điều kiện
chạy chữa. Anh Thắng đã tìm đến gia đình này hỗ trợ tiền phẫu thuật, giữ lại mạng sống cho người con. Đặc
biệt, tại TP. Cần Thơ, Thắng cịn có một “chốn” dành cho những mảnh đời bất hạnh như bà là ngôi “Nhà
chung” nên bà xin về ở.
Nửa tháng sống trong ngôi “Nhà chung”, người phụ nữ trước đây chỉ biết khóc để thu ngắn lại màn
đêm lạnh lẽo mỗi khi đau ốm đã tìm lại được niềm vui. Cái khoảng trống thiếu thốn về vật chất và tinh thần
ngày nào đã được lấp dần lại bằng sự chăm nom của người cháu khơng thân thích và tình cảm từ những
người bạn cùng số phận nơi đây.
Xúc động trước tình cảm của anh Thắng dành cho mình bà Trần Thị Mười chia sẻ: “Lúc trước không
ai lo cho tơi, bà con hàng xóm nhiều khi phải chở đi bệnh viện. Sau đó, cậu Thắng cho ở, cậu Thắng là người
tốt, còn trẻ tuổi mà biết làm phước. Cám ơn cậu Thắng nuôi dưỡng lúc tuổi già, tôi cảm giác còn hơn cả con
cháu trong nhà”.
Trong “Nhà chung” hiện có 8 cụ bà đang sống. Người lớn nhất là bà Nguyễn Thị Thêu năm nay đã 84
tuổi. Chắc có lẽ, bà Thêu là người nhớ ơn Ngơn Đức Thắng nhất vì khi bà cùng cực, chính anh đã qua tận
căn chịi rách ở miền q huyện Trà Ơn (Vĩnh Long) rước bà về “Nhà chung”.
Bà Thêu chia sẻ: Về với “Nhà chung” bà không phải lo trời mưa tạt ướt khơng có chỗ ngủ nữa. Hằng
ngày, Thắng đưa tiền cho các bà đi chợ nấu cơm, có rau có thịt nên khơng phải lo đến cái đói như trước.
Lâu lâu được Thắng mang về cho bộ quần áo mới, khăn mặt mới. Thi thoảng có bạn, Thắng lại thăm khám
bệnh, cho thuốc cao huyết áp. Bà Thêu còn bộc bạch: “Hàng tháng Thắng cho các bà mỗi người 200.000

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 12 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
đồng mua vật dụng cần thiết. Tuổi già sức yếu bà khơng thể tự cắt móng tay cho mình và cũng chính Thắng
làm giúp bà. Thắng quý bà lắm, thương bà nhất. Thắng như thằng cháu ngoại vậy. Bà rất biết ơn Thắng”.
Chúng tôi ngồi trong ngôi “Nhà chung” nghe kể về số phận cuộc đời những con người quá đỗi khó

khăn, lại càng thấy khâm phục nhiều hơn việc làm thiện nguyện của người thanh niên chưa tới tuổi 30.
Thắng cho biết, anh sinh ra trong gia đình nghèo tại tại huyện Gò Quao (Kiên Giang). Từ nhỏ để đảm
bảo cuộc sống và chuyện học hành anh đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người. Nhận của ai cái gì anh ln
nhớ nên từ thời sinh viên, lúc rảnh rỗi anh lại tham gia các hoạt động từ thiện như một cách trả ơn những
người giúp mình.
Cậu sinh viên trẻ tuổi khi đó đã nhận ra rằng, trong tất cả những người khó khăn thì các cụ bà là
người yếu đuối, đáng thương và ít người quan tâm tới nhất. Sau này khi đi làm, quen biết nhiều người có
cùng thiện ý muốn giúp đỡ người khác như mình, Thắng đã đứng ra qun góp hỗ trợ các cụ bà cơ nhỡ.
Ban đầu mọi người chủ yếu ủng hộ bằng vật chất như quần áo, thuốc thang, gạo,... có được cái gì
người thanh niên chạy tới trao cho các bà cái đó. Sau này, việc làm thiện nguyện đến đúng những mảnh đời
bất hạnh đó được nhiều người biết đến hơn và các mạnh thường quân rộng lòng quyên góp tiền bạc hỗ trợ
nhiều hơn.
“Nhà chung” - tổ ấm của các bà đang ở cũng được xây dựng nên từ những tấm lịng thơm thảo đó.
Tiền xây nhà được anh Thắng qun góp qua làm các chương trình ca nhạc từ thiện. Mảnh đất để xây dựng
căn nhà do một doanh nghiệp ở Cần Thơ cho. Vào tháng 4 năm ngối khi căn nhà hồn tất, anh Thắng đã
mời những người đóng góp tới để cùng chia sẻ niềm vui. Họ cùng đặt tên cho ngôi nhà là “Nhà chung” vì nó
khơng thuộc của riêng ai. Tại đây, anh Thắng cũng nhất quyết trao lại chủ doanh nghiệp đã cho đất nhận
lại giấy tờ căn nhà này, vì anh xin đất để làm nhà cho những người nghèo khó chứ khơng phải xin cho anh.
Nói về việc ln sẵn lịng cưu mang những cụ bà khó khăn, anh Ngơn Đức Thắng tâm sự: “Ngày xưa
thời cịn khó khăn, tơi hay được đồn từ thiện xuống cho gạo, giúp đỡ. Tôi nhận được sự giúp đỡ từ họ nên sau
này tơi nghĩ là có điều kiện sẽ giúp đỡ lại những người khó khăn khác. Do đó, bây giờ tơi làm được cái gì sẽ làm
hết sức. Kẻ rách áo thì thương người áo rách. Cứ thấy các bà ở ngồi đường tơi thấy rất tội”.
Hiện nay, ngồi chăm lo cho 8 cụ bà ở “Nhà chung”, anh Thắng còn chu cấp 300.000 đồng/người
mỗi tháng cho 15 cụ bà có hồn cảnh khó khăn ở nhiều tỉnh thành khác. Bằng những việc làm cụ thể từ sự
sẻ chia của những mạnh thường quân, người thanh niên trẻ tuổi vẫn đang tận tâm lo cho các cụ bà sống an
lành những năm tháng cuối đời.
― Báo điện tử VOV, ngày 17/04/2018 ♥
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 13 



➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Một lá đơn đầy xúc động của em học sinh được gửi từ tỉnh Gia Lai xa xôi xin ‘chi viện’ cho Bắc Giang,
hay dòng tin nhắn của các bạn sinh viên trường y, thậm chí có cơ lớn tuổi từ Đà Lạt cũng xin đi tình nguyện
chống dịch.
Ngay khi đọc được thơng báo của Tỉnh đồn Bắc Giang tuyển gấp tình nguyện viên vào chiều tối
16-5, chỉ chưa đầy 24 giờ đã có hơn 340 người nhắn tin, gọi điện, viết đơn đăng ký làm tình nguyện viên “chi
viện” cho Bắc Giang chống dịch.
Trong số những lá đơn viết vội hay dòng tin nhắn đầy xúc động gửi đến, có một lá đơn xin tình
nguyện tham gia cơng tác phòng chống dịch COVID-19 của một em học sinh lớp 11 được gửi đi từ tỉnh Gia
Lai:
“Hiện nay người dân trên mọi miền Tổ quốc đang cùng chung sức đồng lòng với Đảng, Nhà nước chống
“giặc COVID-19”. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, cũng như khuyến cáo của Chính phủ hạn
chế ra ngồi trừ khi có việc thật sự cần thiết, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình được bình n và an
tồn.
Nhưng hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng
mình ra sức hỗ trợ tại các khu vực cách ly… khiến cho tơi - một đồn viên, thanh niên có sức khỏe, sức trẻ rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào cơng tác phịng, chống dịch tại Việt Nam và cụ thể là tại
các tuyến đầu của tỉnh Bắc Giang dưới sự tổ chức của Tỉnh đoàn Bắc Giang”.
Em Lê Hoàng Thao (17 tuổi, học sinh lớp 11 ở Gia Lai), người viết lá đơn trên, chia sẻ đọc được thông
tin Bắc Giang cần “chi viện” nên em đã viết đơn xin, với mong muốn được tham gia hỗ trợ chung tay đẩy lùi
dịch bệnh tại tỉnh này.
“Nếu ai cũng sợ dịch bệnh thì sẽ rất lâu để đẩy lùi được nó. Hiện tại em đã được nghỉ hè, bố mẹ cũng đã
đồng ý, em đã sẵn sàng lên đường nếu Bắc Giang đồng ý”, Thao bày tỏ.
Với địa hình xa xơi, Thao nói đã chuẩn bị sẵn sàng phương án di chuyển từ Gia Lai ra Hà Nội và sẽ di
chuyển cùng sinh viên trường y, hay kết hợp đội nhóm tình nguyện hỗ trợ để đến tình nguyện tại Bắc Giang.
Bên cạnh đó là rất nhiều lá đơn được viết tay, những dòng tin nhắn xin hỗ trợ Bắc Giang, hay có
người đã ngồi 40, 50 tuổi vẫn nhắn tin đến đường dây nóng xin được tham gia cơng tác phịng chống dịch.
“Cháu hiện là đoàn viên, đang hoạt động trong tổ chức Hội Sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, cháu muốn đóng góp một phần sức trẻ hỗ trợ các cô chú, các bác trong
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 14 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
cơng tác phịng chống dịch. Với sức khỏe, tinh thần và kinh nghiệm của mình, cháu mong được xem xét đủ tiêu
chuẩn tham gia. Cháu xin cảm ơn và chúc mọi người nơi chiến tuyến đánh thắng dịch bệnh và bình an”. (Minh
Tâm, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội)
“Chào bạn, mình 40 tuổi, ở Đà Lạt, sức khỏe tốt, mình có thể ra tham gia chống dịch với các bạn được
khơng?” (dịng tin nhắn xin hỗ trợ đầy xúc động từ Đà Lạt).
“Chúng em đi lâm sàng thành thạo rồi nên có thể hỗ trợ bác sĩ rất tốt. Tất cả đều đã chuẩn bị hành
trang” (nhóm sinh viên Học viện Y học cổ truyền).
Suốt mấy ngày qua trực điện thoại và trả lời các cuộc điện thoại, tin nhắn từ khắp mọi miền, chị
Phạm Thị Thủy, trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh đoàn Bắc Giang, bày tỏ xúc động trước tình cảm của người trẻ
cũng như đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc.
“Cảm thấy ấm áp, tự tin khi Bắc Giang có được sự chi viện, tiếp sức từ mọi miền, một phần nữa là tự
hào bởi tình yêu thương, chia sẻ của người Việt Nam”, chị Thủy chia sẻ.
― Tuổi Trẻ Online, ngày 17/05/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 15 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

2 ca hiến tạng người chết não tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đã hồi sinh được cuộc sống mới
cho 8 bệnh nhân khác.

Ngày 19-5, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tổ chức buổi gặp gỡ tri ân gia đình những người hiến tạng,
đồng thời gửi lời cảm ơn đến Phịng cảnh sát giao thơng Bà Rịa - Vũng Tàu và Phịng cảnh sát giao thơng
TP.HCM đã hộ tống thành công xe chở tạng được hiến.
Hồi sinh 8 cuộc đời mới
Không thể kiềm chế được cảm xúc, bà Tô Thị Ánh Hồng (51 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) đã rớt nước
mắt, nhưng là nước mắt của hạnh phúc vì con mình có thể mang lại cuộc sống mới cho 4 bệnh nhân khác.
Trước đó, chàng trai T.H.P. (24 tuổi) khơng may bị chết não, khơng cịn khả năng hồi phục sau ca tai
nạn giao thông nghiêm trọng. Gia đình đã quyết định hiến tạng đúng như ý nguyện anh P. khi cịn sống.
Ngay sau đó, sáng 4-5, lực lượng cảnh sát giao thông Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đã hộ tống thành
công xe chở các tạng được hiến đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Đại học Y dược, bao gồm
tim, gan và hai quả thận, để ghép cho 4 bệnh nhân khác.
“Lúc đồng ý cho con hiến tạng, tôi chỉ nghĩ đó là nguyện vọng cứu người cuối cùng của con, khơng nghĩ
gì nhiều. Giờ đây, chỉ mong những người khác được cứu sống có thể sống tốt, cũng coi như con tơi đang sống”,
bà Hồng bộc bạch.
Trước đó, ngày 2-5 ông N.V.N. (46 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng bị chết não, đã đồng ý hiến tạng gồm 2
thận, 2 giác mạc mang lại cuộc sống mới thêm cho 4 người.
Ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM - cho biết đến nay sức khỏe của 8
bệnh nhân được ghép đã ổn định, bệnh nhân cuối cùng cũng đã xuất viện trong chiều 19-5.
200 người chạy đua với thời gian cứu 8 bệnh nhân
Ông Thức cho biết thêm, để có được thành cơng đều nhờ vào sự nhiệt huyết của tất cả. 200 y bác
sĩ, kỹ thuật viên phải chạy đua với thời gian để mang lại cuộc sống cho 8 bệnh nhân đang chờ. Theo tính
tốn thì độ xê dịch thời gian vận chuyển tạng hiến chưa tới 5 phút, đảm bảo cho các bác sĩ ghép thành cơng.
Điều đáng nói là sự hỗ trợ đắc lực của các chiến sĩ thuộc Phịng cảnh sát giao thơng Cơng an tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu và Phịng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM khi hộ tống an toàn
các tạng đến đúng giờ và an toàn.

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 16 



➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
Đại diện Phịng cảnh sát giao thơng Cơng an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết lực lượng đã chuẩn bị
sẵn sàng khi nhận được thông tin đưa tạng người hiến đến TP.HCM, lên phương án cách nào vận chuyển
nhanh nhất, an toàn tuyệt đối để đội ngũ y bác sĩ làm tốt nhiệm vụ.
Đại diện Phòng cảnh sát giao thông TP.HCM cũng cho biết sau khi nhận được thơng tin đã phân
cơng đội tuần tra dẫn đồn lên kế hoạch phối hợp giữa các đội, cử cán bộ chiến sĩ tại giao lộ mở đường
nhanh chóng nhất để bác sĩ kịp thời gian.
― Tuổi Trẻ Online, ngày 19/05/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 17 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Hàng chục đồn viên thanh niên Cơng an huyện Sơng Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) đã cùng xuống đồng thu
hoạch lúa giúp những gia đình đang có người thuộc diện F1, F2 phải cách ly y tế.
Để chia sẻ những khó khăn với người nông dân trên địa bàn huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) thuộc diện
F1, F2 đang phải cách ly y tế, hàng chục đồn viên thanh niên Cơng an huyện và Huyện đồn Sơng Lơ đã
cùng xuống đồng thu hoạch lúa. Chỉ trong thời gian ngắn, ruộng lúa đã được thu hoạch gọn gàng.
Theo Trung úy Nguyễn Duy Tuấn - Phó Bí thư Chi đồn Cơng an huyện Sơng Lơ, một số hộ gia đình
trên địa bàn gặp khó khăn trong việc thu hoạch lúa do lao động chính của gia đình đang thuộc diện F1, F2,
phải cách ly y tế theo quy định.
Chính vì vậy, Đồn thanh niên Công an huyện Sông Lô đã tham mưu lãnh đạo đơn vị phối hợp Huyện
đồn Sơng Lơ tổ chức chương trình tình nguyện xuống đồng thu hoạch lúa giúp các hộ gia đình trên. 100%
đồn viên thanh niên Cơng an huyện Sông Lô đã hăng hái tham gia hưởng ứng.
Những việc làm cụ thể, thiết thực của cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Sông Lô đã để lại ấn tượng và
tình cảm tốt đẹp trong lịng nhân dân về hình ảnh người cán bộ, chiến sỹ “Vì nước quên thân, vì dân phục

vụ”, “Cơng an Vĩnh Phúc thi đua mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, góp phần củng cố mối quan hệ đoàn
kết quân - dân trên địa bàn.
― Báo điện tử Tiền Phong, ngày 19/05/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 18 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Sáng 20-5, ơng Nguyễn Đức Chiêu, bí thư - chủ tịch UBND xã Cát Thành, huyện Phù Cát (Bình Định),
nói với Tuổi Trẻ Online: “Địa phương chúng tôi ghi nhận đây là một hành động đầy trách nhiệm. Việc giúp
cháu bé của anh tài xế thật đáng quý”.
Liên quan chuyện anh Nguyễn Xuân Trường (29 tuổi, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định) giúp một cháu bé 2 tuổi lang thang trong đêm ở xã Cát Thành (huyện Phù Cát), ông Chiêu cho biết
khi các trang mạng xã hội xuất hiện video về việc này, địa phương đã nhanh chóng xác minh rõ ràng.
“Anh Nguyễn Xuân Trường là một người rất có trách nhiệm. Địa phương rất hoan nghênh và cảm ơn
anh Trường đã không ngại ngần mà tận tình giúp đỡ cháu bé vì sự an tồn cho cháu” - ơng Chiêu chia sẻ.
Anh Mai Phước Trung (40 tuổi, cha của bé gái 2 tuổi) cho biết nhà anh có 4 con: 3 trai và một gái.
Cháu bé đi lang thang giữa khuya được tài xế Nguyễn Xuân Trường gặp là con út, hiện nay được 2 tuổi (tên
Mai Thu Thúy).
Cả 6 thành viên trong gia đình anh ở trong ngơi nhà nhỏ. Theo anh Trung, đêm đó anh đi biển cịn
vợ ở nhà.
“Do vợ tơi mệt ngủ quên, trời nóng quá, con bé thức dậy rồi tự đi ra ngồi. May q, con tơi được anh
Trường gặp và anh đã tìm đến tận nhà để gửi lại cháu cho vợ tơi. Tơi khơng biết nói gì hơn ngồi lời cảm ơn
đến anh Trường. Tơi chúc anh thật nhiều sức khỏe”, anh Trung nói.
Bà con hàng xóm cho hay gia đình anh Trung rất khó khăn, anh Trung hằng ngày đi biển mưu sinh,
còn vợ đi làm cơng nhân ở một xí nghiệp gần nhà.
“Vợ chồng nó khổ, rất tội nghiệp. Cả 4 đứa con đều được cho ăn học đàng hồng. Nghèo khổ và tính

tình cả hai vợ chồng đều hiền lành”, bà Nguyễn Thị Vân, hàng xóm anh Trung, kể.
Trước đó, vào đêm 18-5, một đoạn video khoảng 4 phút do camera hành trình của ơtơ ghi lại hình
ảnh tài xế bắt gặp em bé 2 tuổi lang thang một mình giữa đêm khuya, và người này tận tình gõ cửa từng nhà
tìm người thân cho cháu bé, khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm mến.
Theo anh Trường: “Lúc đó khoảng 1h sáng, tơi đang trên đường về nhà, tới đoạn thôn Chánh Thiện,
xã Cát Thành, huyện Phù Cát thì phía trước xuất hiện cháu bé chạy ra đường. Tơi rất lo lắng vì không biết
con nhà ai mà quá nhỏ thế này, giữa đêm khuya lại chạy ra đường. Nguy hiểm quá”.
Phải mất 20 phút sau đó, anh Trường đã nhờ người đi đường trơng giữ và sau đó đi tìm nhà của cháu
bé và tận tay mang cháu về với cha mẹ của mình.
― Tuổi Trẻ Online, ngày 20/05/2021 ♥
—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 19 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 3) của Việt Nam ở Nam Sudan vừa cấp cứu bằng trực thăng, phẫu thuật
thành công cho một bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp. Để cấp cứu an toàn ở vùng bất ổn an ninh, các bác sĩ
phải đội mũ sắt, áo chống đạn...
Ngày 16-5, trung tá Trịnh Mỹ Hòa - giám đốc Bệnh viện cấp 2 (số 3) - cho biết đơn vị vừa cấp cứu
bằng trực thăng và phẫu thuật thành công viêm ruột thừa cấp cho một bệnh nhân 29 tuổi, thuộc tiểu đồn
bộ binh Mơng Cổ làm nhiệm vụ gìn giữ hịa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (khu vực Pariang, cách
Bentiu 130km).
Đây là lần đầu tiên bệnh viện dã chiến của Việt Nam vận chuyển cấp cứu bệnh nhân bằng trực thăng
và là ca phẫu thuật đầu tiên của Bệnh viện cấp 2 (số 3) sau 1 tháng được phái sang Cộng hịa Nam Sudan
làm cơng tác gìn giữ hịa bình Liên Hiệp Quốc.
Theo trung tá Trịnh Mỹ Hịa, trước đó bệnh nhân được chẩn đốn viêm ruột thừa cấp. Trong khi
mùa mưa, việc đi lại bằng đường bộ khó khăn nên đơn vị nhanh chóng đưa bệnh nhân cấp cứu bằng trực
thăng.

Để có được chuyến bay này, theo trung tá Hịa là vơ cùng khó khăn, phải thuyết phục được CMO
(trưởng y tế phái bộ) vì vùng Pariang vốn an ninh chưa ổn định.
Bác sĩ Đinh Văn Hồng - đội trưởng đội vận chuyển y tế bằng đường không (AMET) - cùng các bác sĩ
khác của Việt Nam phải trang bị mũ sắt và áo chống đạn.
Bệnh nhân nhập viện tuy tỉnh táo nhưng có các biểu hiện nhiễm khuẩn, đau nhiều vùng hố chậu
phải. Các kết quả lâm sàng cho thấy vị trí ruột thừa nằm cao hơn các trường hợp thông thường (vùng mạn
sườn phải).
“Ca viêm ruột thừa cấp có vị trí bất thường, dự kiến đường mổ sẽ cao hơn so với đường mổ ruột thừa
kinh điển” - bác sĩ Nguyễn Thành Nam, trưởng khoa ngoại của bệnh viện, cho biết.
Sau gần 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ ruột thừa bị viêm và đưa bệnh nhân về theo dõi tại
phòng hồi sức với các chỉ số sức khỏe ổn định.
― Tuổi Trẻ Online, ngày 16/05/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 20 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Để cha mẹ được thấy quê hương mỗi ngày, suốt bảy năm trời, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng miệt mài
tái hiện cố đô Huế một cách sinh động.
Trên khu đất 1.000m2 ở sau nhà (đường Hoàng Hữu Nam, quận 9, TP HCM), tiến sĩ Nguyễn Thanh
Tùng (46 tuổi) dành làm khơng gian tái hiện lại tồn bộ quần thể di tích cố đơ Huế theo tỷ lệ 1/700.
Cơng trình “cố đơ Huế thu nhỏ” có 151 kiến trúc như Hồng thành, Tử cấm thành, chùa Thiên Mụ,
cầu Trường Tiền, lăng các vua triều Nguyễn... được tái hiện sinh động theo đúng tỷ lệ cùng độ tinh xảo như
thật.
“Tôi theo gia đình vào Sài Gịn từ năm 10 tuổi nên hình ảnh quê hương lúc nào cũng da diết. Một lần,
mẹ tôi bày tỏ nỗi lo lắng khi tuổi cao sức yếu sẽ khó về Huế được. Thương mẹ nên tơi quyết tâm tái hiện lại di
tích cố đơ, để mẹ cha được ngắm Huế mỗi ngày. Ngồi ra cịn cho con cháu trong gia đình gìn giữ gia phong,

văn hóa cội nguồn”, ông Tùng chia sẻ.
Từ năm 2000, ông Tùng gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế, nhiều lần về q tìm các nghệ nhân xưa...
Ban đầu ơng thử nghiệm làm những mơ hình lăng tẩm, thành qch bằng gỗ nhưng chỉ vài tháng là hỏng.
Sau đó, được nghệ nhân chỉ giúp, ông chuyển sang làm bằng đá lấy ở Bửu Long (Biên Hịa).
Năm 2007, cơng trình hồn thành. Các kiến trúc bên trong Đại Nội như Ngọ Môn, điện Thái Hoà,
vườn Cơ Hạ... được tái hiện nguyên mẫu thực. Xi theo dịng Hương giang là những cơng trình mơ phỏng
như cầu Trường Tiền, Phu Vân Lâu, đình Thương Bạc, chùa Thiên Mụ, điện Hịn Chén...
“Ban đầu, tơi khơng nghĩ Tùng có thể làm được. Khi cơng trình hồn thành, mỗi ngày thức giấc là thấy
Huế lòng bỗng vui lắm. Hầu như ngày nào tôi cũng ra đây ngắm cảnh”, cụ Nguyễn Thị Ngọc Dung (79 tuổi,
mẹ anh Tùng) bộc bạch.
― Báo điện tử Vnexpress, ngày 05/09/2017 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 21 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Hình ảnh hai người mặc đồ bảo hộ kín mít nằm ngủ bên vệ đường được cộng đồng mạng chia sẻ những
ngày qua là cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ (Điện Biên) và lái xe làm công việc vận chuyển
những trường hợp F0, F1 đến những khu cách ly, điều trị.
Trên mạng xã hội Facebook, chủ nhân bài viết chia sẻ: “Hôm qua 18.5, đang trên đường chạy thể dục,
tôi chợt thấy một chiếc xe cứu thương đỗ bên đường, bên cạnh là 2 người mặc đồ trắng tốt nằm trên vỉa hè.
Tơi chợt nghĩ, hay là một vụ tai nạn, bởi lúc này mới 4h sáng. Tôi mạnh dạn lay một người dậy, tơi hỏi các anh
có làm sao khơng?
Có người tỉnh dậy trả lời tôi: "Không ạ, chúng cháu mệt quá không thể đi tiếp được, chúng cháu đang
tham gia dập dịch ở huyện Nậm Pồ". Thấy vậy, tôi hỏi các anh có cần giúp đỡ gì khơng, hai anh nói: "Chúng
cháu chỉ cần ngủ khoảng 15 phút là đi tiếp được thơi ạ". Tơi xin lỗi vì đã làm phiền, các anh ngủ tiếp đi.”
Bài viết đã nhận về rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Dưới phần bình luận, hàng nghìn

người đã để lại lời cảm ơn tới các y bác sĩ đang ngày đêm vất vả chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Tối 20.5, dược sĩ Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, hình ảnh hai người mặc
đồ bảo hộ kín mít nằm ngủ bên vệ đường được cộng đồng mạng chia sẻ những ngày qua là cán bộ y tế tại
Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ và lái xe làm công việc vận chuyển những trường hợp F0, F1 đến những khu
cách ly, điều trị. Cán bộ y tế trong bức ảnh gây xúc động trên mạng xã hội là anh Lò Văn Linh - cán bộ y tế
tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) và anh Thân (lái xe huyện Mường Chà, Điện Biên).
“Đợt dịch thứ 4 này, cán bộ y tế của Điện Biên đã làm việc với 200% sức lực. Còn tại điểm nóng Nậm
Pồ, Sở Y tế đã tăng cường gần 100 người kết hợp với gần 200 cán bộ y tế của huyện để dập dịch”, ông Nam cho
biết.
Từ ngày 7.5 đến ngày 20.5, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 40 ca dương tính với SARS-CoV2. Đặc biệt là điểm dịch nguy hiểm như ở xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ cùng nhiều trường hợp tiếp xúc gần
với các ca bệnh có lịch sử tiếp xúc phức tạp, dự báo dịch bệnh có nguy cơ lan rộng cộng đồng.
“Họ phải làm việc cả ngày lẫn đêm trong công tác điều tra truy vết, xét nghiệm, test nhanh, hướng dẫn
các đối tượng cách ly, vận chuyển các trường hợp F0 về Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ trên tinh thần thần
tốc để khoanh vùng dập dịch nhanh nhất. Chính vì thế, nhìn hình ảnh cán bộ của mình kiệt sức, nằm nghỉ bên
vệ đường mà tơi không cầm được nước mắt”, ông Nam tâm sự.

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 22 


➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————
“Lo cho sức khoẻ của anh em ngành y tế lắm, họ mà ốm ra thì chẳng có người làm việc. Tôi cũng mới
về Nậm Pồ triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và mang thêm thịt lợn, đường sữa, thịt hộp bồi dưỡng
anh em cán bộ y tế tăng cường sức lực. Anh em trực chiến, ăn mì tôm mãi cũng chán lắm rồi”, Giám đốc Sở Y
tế Điện Biên nói.
― Báo điện tử Lao động, ngày 20/05/2021 ♥

—————————————————————————————————————————————————
➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 23 



➢ Cô Trần Thùy Dương - Tuyển tập một số dẫn chứng tiêu biểu cho đoạn văn NLXH 200 chữ 
—————————————————————————————————————————————————

Nhằm chung tay hỗ trợ khu cách ly chống dịch trên địa bàn, một cụ bà 101 tuổi ở Hà Tĩnh đã dùng
tiền tiết kiệm của mình mua 2 tấn gạo quyên góp.
Ngày 31/3, cụ Nguyễn Thị Tửu (101 tuổi) trú tại khối phố 8, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh đã mua 2
tấn gạo ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Số gạo này được cụ Tửu trao cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà
Tĩnh để phân chia, cấp phát đến những cơ sở cách ly phòng dịch trên địa bàn tỉnh.
Được biết, số tiền để mua 2 tấn gạo đó là tiền cụ tiết kiệm, tích góp từ lâu nay. Nhận thấy xã hội đang
chung tay chống lại dịch COVID-19 cụ Tửu cũng muốn góp một phần sức nhỏ của mình để hỗ trợ, vì vậy cụ
đã quyết định rút số tiền tiết kiệm của mình rồi nhờ con cháu đi mua gạo ủng hộ.
Trung tá Đặng Văn Định - Chủ nhiệm Hậu cần Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hành động
của cụ Tửu rất đáng trân trọng, nhất là trong thời điểm cả nước đang chung tay chống lại dịch bệnh. Chúng
tôi sẽ vận chuyển số lương thực trên cấp phát cho các điểm tập trung cách ly của tỉnh để tăng khẩu phần
ăn cho công dân trong thời gian tập trung.
Cũng trong ngày 31/3, mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Ba (SN 1933, trú tại thôn Kỳ Phong) cũng vừa mang 5kg
gạo đến khu vực cách ly để ủng hộ địa phương trong phịng chống dịch. Hình ảnh một cụ bà đi bộ xách theo
túi gạo và rau để ủng hộ khu cách ly khiến nhiều người xúc động.
Ông Dương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, cho biết, sau khi chính
quyền kêu gọi người dân ủng hộ phòng chống dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Ba (SN 1933, trú tại thôn Kỳ
Phong xã Thạch Đài) đi bộ từ nhà mang theo 5kg gạo cùng một túi rau đến ủng hộ khu cách ly tại trường
mầm non của xã, nơi có 51 cơng dân huyện Thạch Hà từ nước ngoài trở về đang thực hiện cách ly.
“Bà Ba là mẹ liệt sĩ, tuổi đã cao nhưng có hành động như vậy thực sự rất đáng trân trọng. Món q của
bà tuy nhỏ nhưng nó thể hiện được tình cảm giữa con người với nhau, ý thức cùng chung tay với cộng đồng
chống dịch” - ông Hải cho biết.
― Báo điện tử Gia đình và Xã hội, ngày 01/04/2020 ♥

—————————————————————————————————————————————————

➢ Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 24 


×