Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN VIỆT NAM GIAI đoạn 2007 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.39 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

Giảng viên: Trần Thị Bích Dung

Danh sách thành nhóm 7
Dương Thị Viên An
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Mạnh Hoằng
Trần Hồng Nhung
Cao Minh Trí


Lời mở đầu

Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động, khủng hoảng nợ công ở
Hy Lạp và nhiều nước Châu Âu gia tăng, thì ở trong nước cùng với lạm phát tăng
cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán mất điểm liên
tục, việc thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai trong năm 2010 là
rất lớn đã làm dấy lên những quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách và các
chuyên gia kinh tế cho rằng viêc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là đáng
lo ngại và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Kể từ 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng
mang tính chất hệ thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Thâm hụt
thương mại mang tính cơ cấu là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán
(BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm
hụt trong những năm gần đây. Mặc dù tình hình BOP của Việt Nam không bị
coi là đáng báo động, nhưng thực trạng này yêu cầu cần phân tích sâu sắc về các
nguyên nhân kinh tế và chính sách thương mại cũng như các bước đi để lọai bỏ


bất cập này

1


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Định nghĩa về cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép
những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một
thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân,
các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng
giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực,tài sản tài chính, và
một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song
thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú
trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao
dịch địi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú ở ngồi nước cho người cư trú ở
trong nước được ghi vào bên tài sản có.
II. Các bộ phận của cán cân thanh tốn:
1. Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh
toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa
người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự
thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi
vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những
giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú ngồi nước cho người cư trú
trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng
lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
1.1 Cán cân thương mại (TB):
- Nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản
chi cho nhập khẩu hàng hóa. Và nó được gọi là cán cân hữu hình.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu:

+Tỷ giá: khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) thì cầu về ngoại tệ tăng
nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Nhập khẩu thì ngược lại.
+ Lạm phát: lạm phát tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trường quốc tế sẽ giảm nên khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. Nhập khẩu thì ngược
lại.

2


+ Giá thế giới của hàng hóa xuất – nhập khẩu: tăng thì giá trị xuất khẩu
tăng, giá trị nhập khẩu giảm nên số lượng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và
ngược lại.
+ Thu nhập của người không cư trú: tăng thì cầu về hàng ngoại tăng nên
khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Và ngược lại đối với nhập khẩu.
+ Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: khi thuế quan tăng và hạn ngạch
nhập khẩu giảm thì làm cho giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ giảm và
ngược lại.
1.2 Cán cân dịch vụ
Các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm,
bưu chính, viễn thơng, hàng khơng , ngân hàng, thơng tin, xây dựng và từ các
hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú.
1.3 Cán cân thu nhập:
Thu nhập của người lao động : là những khoản tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người
cư trú và ngược lại.
Thu nhập về đầu tư: là những khoản thu từ đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư
vào những giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoản vay
giữa người cư trú và người không cư trú.
1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Gồm: các khoản viện trợ khơng hồn lại, q tặng, biếu và các khoản

chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư
trú chuyển giao cho người cư trú và ngược lại.
Mục đích: phản ánh lại sự phân phối lại thu nhập giữa người không cư trú
và nguời cư trú.
Các cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và chuyển giao vãng lai một chiều
là cán cân vô hình, vì chúng khơng nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường được.
Tóm lại: xuất khẩu hàng hóa, du lịch, và nhận thu nhập từ người không cư trú, và
nhận chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cung ngoại tệ (cầu nội tệ) trên
thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên CÓ của cán cân và mang dấu
(+), ngược lại trả thu nhập cho người không cư trú, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ,

3


và chi chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cầu ngoại tệ (cung nội tệ)
trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên NỢ của cán cân thanh toán
và mang dấu (-).
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan
trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có
phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngồi lớn thì thu nhập rịng từ các khoản cho vay
hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất
khẩu rịng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên
tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán
cân thanh toán.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,
hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi
quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai

lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu
và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài
khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có
mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.
2. Tài khoản vốn:
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh
toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản
thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa

người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về
tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong
nước của người sống ở nước ngồi, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn
(hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài
khoản vãng lai.

2.1 Tài khoản vốn dài hạn:
Tiêu chí chủ thể: vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực
nhà nước.

4


Tiêu chí khách thể: vốn dài hạn được chia thành: đầu tư trực tiếp, đầu tư
gián tiếp và vốn dài hạn khác.
2.2 Tài khoản vốn ngắn hạn: bao gồm: Tín dụng thương mại ngắn hạn,
Tín dụng ngân hàng ngắn hạn, Kinh doanh ngoại hối
2.3 Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm: Các khoản viện trợ khơng
hồn lại cho mục đích đầu tư, Các khoản nợ được xoá
3. Cán cân cơ bản:
Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn

Những khoản mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn không thuộc cán cân cơ
bản.
4. Cán cân tổng thể:
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai + cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót
Những ngun nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót
Khơng thể tập hợp, thống kê được tất cả các giao dịch kinh tế giữa người
cư trú và người không cư trú
Sự đa dạng của nguồn thông tin dùng để thu thập số liệu
Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch trong cán cân vốn được báo cáo với
giá trị thấp hơn so với thực tế
Một số công ty muốn trốn thuế nên khai giảm giá trị hoá đơn xuất khẩu,
tăng giá trị hố đơn nhập khẩu
Sự khơng khớp nhau về thời gian có thể dẫn đến 2 vế của giao dịch không
được ghi chép đồng thời cùng một kỳ báo cáo.
5. Cán cân bù đắp chính thức: Gồm
Dự trữ ngoại hối quốc gia
Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác
Thay đổi dữ trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của
quốc gia lập cán cân thanh toán.
Cán cân tổng thể + cán cân bù đắp chính thức = 0
Nhận xét:
- Khi cán cân tổng thể thặng dư (+), để tránh cho nội tệ lên giá, ngân hàng
trung ương mua ngoại tệ vào làm dự trữ ngoại hối tăng

5


- Khi cán cân tổng thể thâm hụt (-), để tránh cho nội tệ giảm giá, ngân
hàng trung ương bán ngoại tệ ra làm dự trữ ngoại hối giảm.
B. THỰC TRẠNG CÁC CÂN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

Bảng: Cán cân thanh toán giai đoạn 2007-2011 (triệu USD)
Cán cân tài khoản vãn lai:

2007
-6.992

2008
-10.787

2009
-7.440

2010
-9.405

2011(f)
-9.470

- Cán cân thương mại

-10.360

-12.782

-8.306

-10.596

-10.422


+Xuất khẩu (FOB)

48,561

62,685

57.096

65,389

76,436

+Nhập khẩu (FOB)

58.921

75,467

65,402

75,984

86,857

- Cán cân dịch vụ

-894

-915


-1.129

-1.649

-1.633

- Cán cân thu nhập đầu tư

-2.168

-4.401

-4.532

-3.859

-4.755

- Chuyển giao
Cán cân tài khoản vốn:

6.430
17.540

7.311
12.341

6.527
11.452


6.698
12.113

7.340
13.312

- FDI (ròng)

6.550

9.279

6.900

7.565

7.928

- Vay trung và dài hạn

2.045

992

4.473

2.541

3.176


- Vốn ngắn hạn khác (ròng)

2.702

2.648

-49

439

581

1.568
-1.500
1.208

1.692
0
3.842

- FII (ròng)
6.243
-578
128
Lỗi và sai sót
-349
-1.081
-12.178
Cán cân tổng thể
10.199

473
-8.166
Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của NHNN; IMF Report

6


Kể từ 2007, cán cân thương mại Việt Nam luôn trong tình trạng thâm
hụt. Việc thâm hụt thương mại là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán
(BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm
hụt trong những năm gần đây.
Sau khi thực hiện cải cách kinh tế khá mạnh mẽ, mở cửa đối với
thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được mức
tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư tăng, và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam trở nên quá nóng, luồng
vốn vào tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng chủ yếu là do thâm
hụt thương mại tăng lên.
Là một nước có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển,
thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, do nhu cầu chuyển đổi
cơng nghệ và máy móc hiện còn rất cao và cần phải nhập khẩu từ nước.
Cán cân dịch vụ thâm hụt lại tăng qua các năm do thu dịch vụ luôn nhỏ so
với chi dịch vụ. Thu dịch vụ chủ yếu từ du lịch liên tục giảm do nhu cầu du lịch
trên thế giới giảm do khủng hoảng kinh tế và Việt Nam chưa tạo được sức mạnh
du lịch thật sự, ngồi ra Việt Nam ln trọng trạng thái nhập siêu nên việc chi cho
các dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, hàng không,… đều lớn hơn hoạt động thu và là
nhân tố lớn nhất gây ra thậm hụt cho cán cân dịch vụ.
Cán cân thu nhập bao gồm thu từ lãi tiền gởi của hệ thống ngân hàng và
thu từ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài bị giảm do ảnh
hưởng của kinh tế thế giới và xu hướng giảm lãi suất trên thị trường thế giới
nên nhỏ hơn các khoản chi đầu tư như: trả lãi nợ vay nước ngoài.

Chuyển khoản giảm mạnh trong năm 2007, một phần là do khủng
hoảng tài chính tồn cầu, nên kiều hối giảm xuống.
Đầu tư tăng cao: Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài
khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức
tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì
thâm hụt khơng phải là một vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, cơng cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ

7


cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng
xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ).
Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, tiêu dùng
thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này thường khơng làm tăng năng suất (như đầu
tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả
nợ (thông qua xuất khẩu).
Những lý do đầu tư tăng cao:
+ Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến
đầu tư tăng cao là chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian
qua. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong
nước, do trong ngắn hạn điều này làm giảm lãi suất.
Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ cịn có tác động thơng qua tỷ giá,
là do khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá
đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên
đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được tự do
thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy
trì một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập
khẩu. Trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn
vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng

khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, khi tiến hành mở
cửa, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột
biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính
cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng
tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung
tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Theo một số con số
thống kê, cung tiền tăng 135% vào năm 2007, là con số rất lớn (mặc dù NHNN
đã có những động thái để rút tiền ra khỏi lưu thông). Điều này đã làm cho lạm
phát tăng rất cao. Tác động của lạm phát có tác dụng làm đồng tiền mất giá,
nhưng việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định
giá quá cao đã làm cho hàng Việt Nam mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn)
và hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân của

8


tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong bối cảnh hiện tại, do
tính phức tạp và mức độ nhạy cảm từ sự biến động tỷ giá, việc điều chỉnh cần
thận trọng. Trong tương lai gần, cần điều chỉnh tỷ giá để đảm bảo mức thâm
hụt tài khoản vãng lai chấp nhận được
+Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và
2007 đã chứng kiến hàng loạt các cơng ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn, phát
hành thêm cổ phiếu. Năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Bản chất
của các hoạt động này, kể cả việc thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ của các
công ty nhà nước) là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư.
Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ
ràng là mức đầu tư của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất yếu của việc
tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp ứng được nhu
cầu đầu tư tăng vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư
gián tiếp đã chảy vào Việt Nam.

Liên quan tới việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán là nguồn vốn
đầu tư gián tiếp ngắn hạn chảy vào Việt Nam do chênh lệch lãi suất của trái
phiếu Chính phủ Việt Nam với trái phiếu Chính phủ của các nước khác. Theo
lý thuyết kinh tế, các nhà đầu tư quốc tế đã thực hiện thành công một nghiệp
vụ Arbitrage, tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai khoản đầu tư mà về mặt
lý thuyết là có mức độ rủi ro như nhau (cùng là trái phiếu chính phủ). Luồng
tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam, có tác dụng gián tiếp làm cho nhu cầu
đầu tư và tiêu dùng tăng lên.
Thơng qua các quan sát tình hình xã hội những năm gần đây, mặc dù
chưa có con số chính xác, nhưng dường như ở Việt Nam mức độ tiết kiệm giảm
đi còn mức độ đầu tư lại cao lên. Đây chính là một nguyên nhân lý giải cho
thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam. Khi nhu cầu đầu tư trong nước tăng
cao, mà nguồn tiết kiệm trong nước lại không đáp ứng đủ, trong khi đó nguồn
vốn tiết kiệm tại các nước xung quanh lại cao, thì rõ ràng là nhu cầu đầu tư
trong nước sẽ được đáp ứng bởi nguồn vốn tiết kiệm dư thừa của các nước
khác. Như vậy, chính nhu cầu đầu tư trong nước tăng cao trong khi mức độ
tiết kiệm không tăng theo kịp hoặc giảm đi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng

9


nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Dự báo trong năm 2011 đầu tư sẽ
tăng cao do tình hình khủng hoảng nợ ở Châu Âu nên sẽ có một lượng vốn đầu
tư đỗ vào Việt Nam.
Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư, đó là dịng vốn FDI chảy vào Việt
Nam cũng góp phần làm tăng thâm hụt cán cân thương mại, nhất là các dự án
đầu tư vào bất động sản. Tương tự như trên, khi đầu tư vào bất động sản, nhìn
chung sẽ khơng làm cải thiện tình hình xuất khẩu của Việt Nam, mà lại làm
tăng nhu cầu nhập khẩu, do đó làm tăng nhập siêu. Tuy nhiên, vấn đề nhập
khẩu do các dự án FDI thường không gây ra vấn đề cho tài khoản vãng lai, do

các nhà đầu tư về cơ bản sẽ mang ngoại tệ vào Việt Nam để trả cho nhu cầu
nhập khẩu của họ. Trong những tháng đầu năm 2008, đầu tư FDI vào Việt
Nam tăng mạnh, nhưng chủ yếu là chảy vào các dự án kinh doanh bất động
sản, khách sạn (chiếm tới 54% tổng số vốn đăng ky).
Nhìn chung, thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt
giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi, hội nhập với ASEAN, tham gia
khu vự mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ,
ASEAN- Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên của WTO vào năm
2007. Việt Nam hiện tiếp tục cân nhắc các thỏa thuận thương mại song
phương khác (BTA) thông qua ASEAN và đây cũng là cơ sở để nhập khẩu
tăng lên. Việc đánh giá kỹ lưỡng các hiệp định như vậy và lợi ích cho Việt
Nam từ các hiệp định này cần được thực hiện trước khi ký kết, khơng nên
chỉ nhìn nhận những chi phí phát sinh sau khi ký kết.
Trong 2009, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới
lỏng chính sách tài khóa nhằm kích cầu trong nước. Các chính sách kinh tế vĩ
mơ này của Chính phủ đã giúp đạt được tăng trưởng kinh tế khá trong năm,
lạm phát phát sinh ở mức thấp. Tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến sự gia
tăng nhu cầu nhập khẩu, được phản ánh trong cơ cấu nhập khẩu. Ngoài ra,
thâm hụt ngân sách cũng địi hỏi tăng mức nợ, từ đó đặt ra u cầu phải có
thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trong tương lai thì mới có nguồn để
thanh tốn khoản nợ này.

10


Cán cân tài khoản vốn
10,000
9,000
8,000
7,000

6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
-1,000

FDI(ròng)
Vay trung ,dài hạn
Vốn ngắn hạn khác
FII(ròng)

2007

2008

2009

2010

2011

Tài khoản vốn của Việt Nam trước đây thường là thặng dư, chủ yếu là
do dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào khá lớn, FDI đạt mức đỉnh
là 9,279 tỷ đôla Mỹ vào năm 2008. Nợ ngắn hạn hay dịng vốn ngắn hạn vào
Việt Nam, dưới hình thức đầu tư gián tiếp cũng có xu hướng dương (mặc
dù biến động khá mạnh). Tuy nhiên, sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam
cũng bị suy giảm mạnh trong năm 2008) và dòng vốn đầu tư gián tiếp giảm

mạnh (-578 triệu USD.)
Thông thường FDI tập trung vào ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu
hoặc và các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và du lịch. Tuy
nhiên, thời gian này, FDI lại tập trung vào bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn
đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng
lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này góp phần tạo ra bất cập với cán
cân thương mại, và giải pháp là Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các
ngành sản xuất của nền kinh tế.
Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn
vào Việt Nam đã giảm mạnh, việc thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FII) diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép
trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Tuy nhiên, theo ước tính, cán cân thanh tốn trong năm năm 2011 có thể
đạt trạng thái cân bằng hoặc nếu có thặng dư cũng khơng q dồi dào do phần

11


“lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế tình trạng căng thẳng
trên thị trường ngoại hối và giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và
người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của
doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp
tục gây ra vấn đề “lỗi và sai soát” trong cán cân thanh toán. Có thể thấy, tình
hình cán cân thanh tốn của Việt Nam không bị coi là trầm trọng bởi một số
lý do nhất định. Thứ nhất, nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam có thể được
thực hiện. Mức dự trữ hiện nay cao hơn so với năm trước đồng thời nghĩa vụ
trả nợ ngắn hạn tương đối nhỏ, vì vậy xét về ngắn và trung hạn nhu cầu đối
với dự trữ quốc tế không lớn. Điềuquan trọng là Việt Nam phải giành được
niềm tin vào nền kinh tế của mình từ đó hạn chế tối đa hiện tượng rút vốn. Để
đạt được điều này, khơng chỉ cần ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ ở Việt Nam

mà cịn cần đảm bảo mơi trường đầu tư hấp dẫn.
Từ góc độ dài hạn hơn, tình hình cán cân thanh tốn của Việt Nam chỉ
thực sự bền vững nếu có đủ năng lực trả nợ nước ngoài bằng thặng dư thương
mại trong tương lai. Mất cân đối cơ cấu cần được giải quyết để đảm bảo rằng
cán cân thanh tốn khơng trở nên báo động. Trước hết là cần đối mặt với các
bất cập mang tính cơ cấu gắn với thâm hụt thương mại. Lý do chính dẫn tới
thâm hụt thương mại lớn là việc Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn nguyên
liệu thô và đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu. Nâng cao vai trò của các
ngành sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản xuất trong
nước, thì tỷ lệ nhập khẩu để xuất khẩu sẽ giảm xuống. Các biện pháp bảo hộ
do các nước thành viên G20 áp dụng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính
tồn cầu có thể ảnh hưởng xấu hơn nữa tới kết quả xuất khẩu của Việt Nam,
hiện nay một số ngành đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp bảo hộ
tại thị trường nước thứ ba.
C. NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP
Định hướng điều chỉnh thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay
Tăng cường hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường dự trữ ngoại tệ và
phục vụ cho phát triển kinh tế.

12


Trong giai đoạn hiện nay, VN không thể đảm bảo cân bằng cán cân vãng
lai và phải chấp nhận sự thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng vấn đề là phải duy trì
được khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai. Tức là phải duy trì khả năng
thanh tốn của quốc gia. Mỗi yêu cầu đặt ra là phải tạo ra cán cân vãng lai trong
tương lai đủ để hoàn trả các khoản nợ hiện tại. Nhưng sự đảo ngược trong các
chính sách kinh tế kèm theo một sự khó khăn vĩ mơ như giảm mạnh các hoạt
động kinh tế và tiêu dùng thì sự thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam trong

hiện tại mới được coi là có khả năng chịu đựng.
1. Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai:
1.1

Chính sách nhập khẩu:
Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi

tiêu nội địa từ nước ngoài và hàng hóa trong nước. Các biện pháp hạn chế nhập
khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc kết hối
ngoại tệ, cấm nhập khẩu, yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu….Tác dụng của biện
pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong 1 khoảng thời gian
nhất định. Do đó, ban đầu nó có tác động trực tiếp cải thiện cán cân thương mại
nói riêng và cán cân vãng lai nói chung. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác
dụng làm giảm thiếu hụt cán cân vãng lai lúc ban đầu. Nhưng sau đó, do xuất
khẩu giảm, người trong nước sẽ quay sang mua hàng hóa sản xuất trong nước
làm tăng tổng cầu đối với nền kinh tế dẫn đến sản lượng và thu nhập quốc gia
tang lên. Thu nhập quốc dân sẽ làm cho nhập khẩu tăng cuối cùng làm cho sự cải
thiện cán cân vãng lai ban đầu giảm đi.
Song trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do luồng vốn đầu tư
vào trong nước ngày càng tăng mạnh kèm theo nhu cầu nhập khẩu lớn để tăng
trưởng kinh tế nên Chính phủ đã phải thực hiện 1 số nới lỏng trong chính sách
hạn chế nhập khẩu. Thêm nữa Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
nên việc sử dụng các hạn chế thương mại sẽ dần dần được loại bỏ. Như vậy,
trong tương lai, việc sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ rất khó thực
hiện và có thể khơng thể thực hiện được nữa.
Cần thực hiện:

13



+ Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ tiên tiến và phục vụ cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Khuyến khích gia tăng sử dụng vật tư, thiết bị trong nước đã SX được để
tiết kiệm ngoại tệ và phát triển hàng hóa SX trong nước.
+ Thúc đẩy phát triển SX nguyên liệu thay thế nhập khẩu như bông, nguyên
liệu thuốc lá, đậu tương… và áp dung các công cụ thuế mới nhằm giảm kim
ngạch NK các mặt hàng này.
+ Hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng và kiểm soát chặt chẽ hàng
NK ô tô và linh kiện xe gắn máy 2 bánh
+ Thực hiện chính sách giảm chi ngoại tệ NK đối với 1 số ngành dịch vụ có
NK các loại thiết bị chuyên dùng, thiết bị và vật liệu rẻ tiền mau hỏng mà tập
trung tạo điều kiện SX để thay thế hàng NK.
1.2

Chính sách khuyến khích XK:
Chính sách khuyến khich XK nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước

ngoài vào các sản phẩm nội địa. Các biện pháp khuyến khích XK bao gồm: mở
rộng thị trường XK, giảm và bỏ thuế XK, xóa bỏ hạn ngạch XK, cho phép mọi
thành phần kinh tế tham giò hoạt vào hoạt động XK …Tác dụng của biện pháp
này là làm tăng khối lượng XK, làm giảm thâm hụt CCTM và đồng thời còn lam
tăng khả năng chịu đựng của CCVL. Nó cho phép CCVL thiếu hụt lớn mà khơng
dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng bên ngoài nào.
Đẩy mạnh Xk là cách tốt nhất để VN có thể cải thiện được CCTM, đẩy lùi
được tình trạng nhập siêu và có nguồn vốn để trả nợ nước ngoài. Hơn nữa vẫn
đảm bảo được mục tiêu cân đối bên trong như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
giải quyêt việc làm. Trong những năm tiếp theo, VN phải đảm bảo được tốc độ
tăng XK lớn hơn tốc độ tăng NK để có thặng dư CCVL trong tương lai thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bền vững. Chinh vì vậy Chính phủ cần quan tâm đến các biện
pháp nhằm khuyến khích XK.

Một số biện pháp cụ thể:
+ Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, cải tiến chế
độ phân phối, chế độ xuất nhập khẩu, tạo ra 1 sự phân phối nhịp nhàng, chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh XNK với cùng 1 ngành hàng,

14


khơng phân biệt đó là DNNN hay tư nhân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để
nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
+ Trong tiến trình hội nhập, VN cần phấn đấu thực hiện những mục tiêu
như: đảy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi với
tất cả quốc gia trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng các biện
pháp giảm bớt thuế, dần tiến tới phi thuế, hủy bỏ việc cấm XK, cấm NK, tăng
NSLD, giảm bớt chi phí SX hàng hóa để tăng sức mạnh về giá, đơn giản hóa thủ
tục XNK, thủ tục đầu tư, thủ tục hải quan, ngoại hối, ngân hàng…
+ Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực SX và sức cạnh tranh của hàng
hóa XK. Tập trung các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào SX các mặt hàng phục
vụ cho XK. Đặc biệt chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởng ốn
định, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước, đặt yêu cầu nâng cao
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu, gắn SX với yêu cầu của thị trường
về chất lượng, mẫu mã sản phẩm…Đồng thời chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư
theo hướng tăng đầu tư Nhà nước để phat triển các nganh dịch vụ và một số các
nganh với các nganh công nghệ cao nhằm đẩy mạnh XK dịch vụ cho phù hợp với
xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ kinh tế tri thức.
+ Chuyển dịch cơ cấu hàng XK, phát triển và đa dạng hóa với những mặt
hàng chủ lực, gắn yêu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm chính. Về
đổi mới cơ cấu hàng xuất, VN cần phải chuyển nhanh và mạnh sang phần lớn
hàng chê biến, giảm mức tối đa xuất nguyên liệu và hàng sơ chế.
+ Chính phủ cần quan tâm đến việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân

có tiềm năng, nhất là các DN trong các ngành chế tạo có định hướng XK cao. Hỗ
trợ nhiều hơn cho các tổ chức, DN và cá nhân để phát triển các mặt hàng mới và
thị trường mới.
+ Việt Nam cần mở rộng thị trường XK. Thực hiện phương châm đa dạng
hóa, đa phương hóa thị trường va đối tác, hạn chế việc XK một mặt hàng bị phu
thuộc vào 1 số thị trường, chú trọng các thị trường có sức mua lớn, đồng thời tìm
cách thâm nhập và gia tăng sự hiện diện của hàng hóa VN ở các thị trường khác.
1.3 Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt
Nam:

15


Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trương trong
nước và ngoài nước được mở rông và gắn kết với nhau nên lượng người VN sinh
sống tại nước ngoài và lao động XK ngày càng tang lên. Trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế toàn câu đang diễn ra, nguồn kiều hối nước ngoài gởi về VN đã bị
sụt giảm do phần còn lại của tgioi cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Chính phủ
cần có các biện pháp: thiết lập thêm các kênh chuyển tiền mới giúp cho kiều bào
an tâm chuyển tiền, nâng cao chất lượng dịch vu chuyển tiền, đơn gian3 hóa các
thủ tục có liên quan tới ngân hàng, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khich
kiều bào tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước, tiếp tục thực hiện chính
sách thu hút kiều hối thơng thống..
Các biện pháp kiểm sốt trực tiếp nêu trên đều có tác dụng làm giảm
CCTM, tăng khả năng chịu đựng của CCVL nên VN cần phải chú trọng tới
những biện pháp này. Nó khơng những cải thiện CCVL trong hiện tại mà còn
đảm bảo thặng dư CCVL trong tương lai giúp thanh toán những khoản nợ nước
ngoài, đảm bảo ổn định nền kinh tế.
2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài:

2.1

Thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI:
Tìm kiếm thị trường và đối tác mới, trong khi vẫn coi trọng thị trường và

các đối tác hiện nay.
Nâng cao vị thế của VN trên thị trường thế giới: thường xuyên quan tâm
đến việc xếp hạng của các tổ chức quốc tế và năng lực cạnh tranh trong đầu tư
của từng nước, cũng như sự đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước
ta để sửa đối bổ sung những nhân tố có liên quan làm cho vị thế của nước ta ngày
càng cao hơn.
Tạo lập môi trường đầu tư tốt nhất: đảm bảo tính minh bạch và ổn định
của luật pháp để các nhà đầu tư có thể tính được xu thế phát triển của dự án đầu
tư. Cải cách cơ bản của thủ tục hành chính theo nguyên tắc hoạt động đầu tư
thuộc quyền của các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể thu hút vốn FDI phù hợp và gắn
liền với quy hoạch ngành, lãnh thổ, lĩnh vực ưu tiên, mặt hàng chủ lực, khả nang

16


thu hut lao động cao…từ đó lựa chọn dự án khả thi, dự án ưu tiên đầu tư từ
nguồn vốn nước ngoài.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép triển khai nhanh
hoạt động xử lý linh hoat chuyển đổi các hình thức đầu tư. Ngồi các dự án
không cấp phép đầu tư do yêu cầu an ninh quốc gia, cần mở rộng danh mục các
dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn các hình thức đầu tư xuât
phát từ hiệu quả kinh doanh.
Đáp ứng đủ nguồn vốn đối ứng: khả năng tiếp cận FDI của nền kinh tế nói
chung và của từng doanh nghiệp nói riêng là nhân tố quyết định đến hiệu quả

đầu tư. FDI chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi VN có khả năng tiếp nhận vốn
ngươc lại sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài. Để tiếp nhận hiệu quả vốn FDI địi hỏi
phải có một tỉ lệ vốn đối ứng hợp lý
2.2

Quản lý sủ dụng vốn ODA:
Sức hấp dẫn của ODA nằm ở khâu lập hồ sơ nhanh chóng, sát với nhu cầu

thực tế, các chủ dự án có năng lực cao. Vì vậy, chính phủ VN cần giải quyết các
vấn đề này để thu hút thêm nhiều vốn ODA phục vụ mục tiêu phát triên kinh tế
XH. Công tác vận động vốn ODA cần được đổi mới cơ bản về nội dung và
phương pháp thực hiện, chú trọng khâu lập dự án nghiên cứu khả thi bảo đảm
chất lượng trước khi đàm phán. Trong quá trình vận động tổ chức vốn cần xuất
phát từ lợi ích tổng thể quốc gia, hiệu quả công việc trên cơ sở nâng cao tính chủ
động của phía Việt Nam với bên ngoài, cần mạnh dạn chối bỏ các nguồn vốn
không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết của Đảng và Chính phủ đẩy mạnh
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả những công ty lớn trong hầu
hết các ngành kinh tế chủ chốt. Một khi chính những cơng ty Nhà nước đã thực
hiện đa sở hữu hóa thì đây chính là một động lực để thúc đẩy tiến độ giải ngân
vốn ODA.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn quan trọng này, bao gồm cả u cầu về
giải ngân, Chính phủ cần đổi mới cơng tác tổ chức điều hành các dự án cơng
trình quan trọng quốc gia co sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với những cơng trình,
hạng mục cơng trình quan trọng nên tổ chức đấu thầu chọn chủ dự án, cơng trình,

17


mà tốt nhât là DNNN đã được cổ phần hóa hay cơng ty cổ phần có vốn góp của

Nhà nước. Vốn đối ứng để thực hiện dự án cơng trình, ngồi ngân sách NN, cần
huy động thêm từ XH thơng qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu cơng trình.
Nâng cao nhận thức và thống nhất quan điểm về vôn ODA. Nếu coi là
nguồn viện trợ thuần túy thì dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, lãng phí, khơng trả
được nợ và cuối cùng bị lệ thuộc vào bên ngoài. Viện trợ khơng hồn lại cần
được quản lý như đối với nguồn thu NSNN dành cho đầu tư phát triển, phần vay
ưu đãi được hạch toán bù đắp bội chi NSNN, kiên quyết không vay cho chi
thường xuyên.
Để cải thiện tình hình giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vơn ODA,
chính phủ cũng cần cải thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường rõ ràng hơn và
thuận lợi hơn cho quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA.
3. Biện pháp tăng tiết kiệm:
Để giảm thâm hụt CCVL địi hỏi chính phủ phải có các biện pháp nhăm
tăng cường tiết kiệm quốc gia, đặc biệt là tiết kiệm tư nhân. Mặt khác, nếu chính
phủ thu hút được nguồn vốn này để phục vụ cho nguồn vốn đầu tư trong nước thì
sẽ giảm được vay vốn nước ngồi. Giảm vay vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm
được nhập khẩu, do đó giảm được thâm hụt thương mại và giảm bớt các khoản
nợ nước ngoài.,
Hiện tại, VN chủ yếu thu hút các nguồn tiêt kiệm tư nhân thông qua hệ
thống ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm. Song lượng tiền gửi vào tchưa
nhiều và phần lớn các luồng tiền gửi vào ngân hàng là tiền gửi ngắn hạn. Kết quả
là trong thực tế, VN thiêu vốn trung và dài hạn đầu tư cho phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, ngân hàng cần tích cực thu hút các luồng vốn trung và dài hạn bằng
cách khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu.
Để đạt được tỉ lệ tích lũy cao hơn, Chính phủ cần phải cải thiện mơi
trường tổng thể sao cho thuận lợi hơn, cải thiện khuôn khổ các biện pháp khuyến
khích và cần có 1 chiến lược phát triển dựa trên XK để tăng mức thu nhập. Ngồi
ra, nâng cao vai trị quan trọng của Nhà nước trong việc duy trì mơi trường với
lãi suất thực dương, đảm bảo về mặt pháp lý cho tính chât tồn vẹn lâu dài của
các quyền về tài sản và sở hữu của cải vật chất, điều chỉnh TGHĐ và tỷ lệ lạm


18


phát ở mức hợp lý để cho người gởi tiết kiệm có thể yên tâm về giá trị lâu dài của
đồng tiền, xây dựng 1 hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh để người dân
yên tâm gởi tiền và một hệ thống thuế công bằng, hợp lý không đe dọa tịch thu
tiết kiệm và của cải trong tương lai.
4. Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu:
4.1

Sử dụng CSTT và CSTK:
Việc sử dụng 2 chính sách này vẫn đảm bảo được cân đối bên trong và

bên ngoài của nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể phát huy cách hiệu quả các chính
sách kinh tế vĩ mơ cho việc thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh
tế, u cầu phải có thị trường tài chính và đặc biệt phải tự do hóa về tài chính.
NHTW điều hành CSTT thông qua các công cụ điều chỉnh như: nghiệp vụ
thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu…Chính phủ điều hành
CSTK thơng qua biện pháp tăng hoặc giảm chi tiêu của Chính phủ và thuế.
Khi NHTW thực hiện CSTT mở rộng tức là tăng cung tiền bằng cách mua
vào các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu tăng và mức lãi suất
giảm, kích thích đầu tư tăng, dẫn đến thu nhập quốc dân tăng, xuất khẩu tăng.
Như vậy, CSTT mở rộng sẽ làm cho CCTT xấu đi.
Ngược lại, khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt tức là giảm cung tiền
bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm và
mức lãi suất tăng, kìm hãm đầu tư, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, xuất khẩu
giảm. Như vậy, CSTT thắt chặt sẽ làm cho CCTT được cải thiện.
Cịn khi chính phủ thực hiện CSTK mở rộng, tức là tăng chi tiêu chính
phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến tăng thu nhập thông

qua thừa số chi tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, CSTK mở rộng cũng khơng hẳn
làm cho CCTT xấu đi. Do Chính phủ bán trài phiếu ra nên giá trị trái phiếu giảm
và lãi suất tăng -> đầu tư giảm, điều này phần nào làm giảm hiệu ứng tăng thu
nhập thông qua thừa số chi tiêu của Chính phủ, đồng thời lãi suất tăng sẽ kích
thích lng vốn chảy vào làm cho CCTT được cải thiện. Tương tư, khi Chính
phủ thực hiện CSTK thắt chặt cũng vậy, nó khơng hẳn làm cho CCTT được cải
thiện. Do việc khó xác định được ảnh hưởng của CSTK lên CCTT cho nên tùy

19



×