Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De goi y Van TNPT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.02 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUỐC GIA NĂM 2016</b>
Môn thi : NGỮ VĂN


<b> ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>


<b> Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề</b>
<b> (Đề thi có 02 trang)</b>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:</b>
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói


<i> Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ</i>
<i> Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa</i>


<i>Óng tre ngà và mềm mại như tơ. </i>
<i>Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát </i>
<i>Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh </i>
<i>Như gió nước khơng thể nào nắm bắt </i>
<i>Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. </i>
<i>Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy </i>
<i>Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn </i>
<i>Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối </i>
<i>Tiếng heo may gợi nhớ những con đường. </i>
<i>Một đảo nhỏ xa xơi ngồi biển rộng </i>
<i>Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta </i>
<i>Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất </i>
<i>Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già. </i>
<i>Tiếng thao thức lịng trai ơm ngọc sáng </i>
<i>Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề ngi </i>


<i>Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán </i>


<i>Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.</i>


(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,
NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)


<b>Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?</b>
<b>Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.</b>


<b>Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8</b>


Cuộc sống riêng khơng biết đến điều gì xảy ra ngồi ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có
<i>đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn </i>
<i>gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh khơng cịn làm </i>
<i>họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dơng tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu </i>
<i>xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người </i>
<i>cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của </i>
<i>những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.</i>


<b>Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.</b>


<b>Câu 6: Vẻ bề ngồi đẹp đẽ của “cuộc sống riêng khơng biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ </b>
nhất qua hình ảnh so sánh nào?


<b>Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì </b>
đáng thèm muốn”?



<b>Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng</b>
7 đến 10 dịng)


<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 2 (4,0 điểm)</b>


Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói
lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người


Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
<b>BÀI GIẢI GỢI Ý</b>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre </b>
<i>ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).</i>


<b>Câu 2: Hai biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).</b>
<b>Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện </b>
niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.


<b>Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:</b>
- Tiếng Việt rất phong phú.


- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.
- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.


- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều cịn, tiếng ta cịn. Tiếng ta
cịn, nước ta cịn”.



<b>Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, khơng bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng </b>
<i>thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối </i>
sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng
manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.


<b>Câu 8: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng tập trung vào các ý sau:</b>
- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.


- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.
- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.


- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để
gặt hái những thành công trong cuộc đời.


<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (3,0 điểm) Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, cịn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.</b>
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên.


<b> Yêu cầu chung</b>


- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; địi hỏi thí sinh phải kết hợp được những hiểu biết về đời
sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc
thể hiện bố cục hồn chỉnh của một bài văn nghị luận (có đủ mở bài, thân bài, kết bài; thân bài phải bao gồm nhiều đoạn văn),
cách hành văn, chính xác và sinh động. Đồng thời phải đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu về luận đề và nội dung.


- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan
điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.



<b> Yêu cầu cụ thể</b>


<b>1. Mở bài: Sự hèn nhát và dũng khí là những hiện tượng mà chúng ta thường gặp hằng ngày cũng như trong lịch sử và phim </b>
ảnh. Giáo dục công dân cũng dạy chúng ta rằng nên khinh bỉ sự hèn nhát và trân trọng dũng khí. Sự hèn nhát và dũng khí dẫn
đến một hệ lụy và kết quả vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất
mình, cịn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”. Sau đây chúng ta hãy bàn luận về ý kiến trên.


<b>2. Giải thích ý kiến</b>


Thí sinh cần giải thích thế nào là sự hèn nhát và dũng khí. Thí sinh phải giải thích thế nào là sự đánh mất mình và thế nào là
được chính mình.


<b>3. Bàn luận</b>


Từ đó xác định ý kiến được nêu trong đề có nội dung khẳng định vai trị quan trọng của việc tránh sự hèn nhát và việc nên rèn
luyện, ni dưỡng dũng khí.


Thí sinh có thể mở rộng sự bàn luận ra các hướng khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo (không nhất thiết thí sinh phải
làm giống những ý này):


- Sự hèn nhát được thể hiện ở những hành động: chạy trốn sự khó khăn, khơng dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, khơng dám
bảo vệ chính nghĩa và cái đúng, đùn đẩy những nguy hiểm cho bạn bè, người thân và đồng loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Sự hèn nhát đã bị xã hội lên án và khinh bỉ. Có câu : “thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Tuy nhiên cũng có quan điểm: “thà
sống nhục cịn hơn chết vinh” bởi vì chết thì cịn biết gì nữa mà vinh. Để đả phá quan điểm đó, mỗi dân tộc đều có nhiều hình
thức để tơn vinh những người dũng cảm hy sinh vì đất nước, vì nhân dân.


- Trái ngược với sự hèn nhát, người có dũng khí dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hiểm nguy; dám bảo vệ chân lý,
chính nghĩa; dám đấu tranh chống lại điều ác, điều xấu bằng chính mạng sống, cuộc sống của chính mình.



- Dũng khí giúp người ta tìm lại được chính mình. Tức là tìm lại được, giữ được bản chất tốt đẹp của bản thân, giữ được ước
mơ, hoài bão, hy vọng giữa những giông tố của cuộc sống và giúp người ta dành lấy sự thành cơng, chiến thắng.


- Dũng khí là một nét đẹp của lồi người, của dân tộc nói chung và của từng cá nhân nói riêng. Dũng khí của nhiều cá nhân hợp
thành nguyên khí của một quốc gia. Chính cái ngun khí đó đã giúp cho một dân tộc khỏi sự diệt vong, được trường tồn cùng
lịch sử. Chính vì vậy, dũng khí và những người dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận “khơng thành cơng thì thành nhân” luôn được
sự ngưỡng mộ, ca ngợi của mọi người. Lịch sử của dân tộc ta nói riêng và nhiều dân tộc khác trên thế giới nói chung đã chứng
minh cho điều đó.


- Tuy nhiên, sự hèn nhát hoàn toàn khác với thái độ trầm tĩnh, cẩn thận, đắn đo, suy nghĩ thấu đáo và dũng khí cũng hồn tồn
khác với thái độ nóng nảy, hấp tấp, ồn ào, khoa trương theo kiểu anh hùng rơm. Có những sự can đảm không cần thiết mà
người đời gọi là sự liều lĩnh và dại dột. Chẳng hạn như đua xe với tốc độ cao…


- Để trầm tĩnh chứ không hèn nhát, dũng cảm mà không liều lĩnh, người ta cần phải có sự hiểu biết về bản thân, về xã hội, về
cuộc đời; phải có niềm tin vào lẽ phải, lý tưởng sống.


- Đối với lứa tuổi học sinh cần phải có dũng khí từ bỏ con đường sai trái như chọn lầm ngành học để bắt đầu lại từ đầu. Phải
có dũng khí đứng lên làm lại từ đầu sau những vấp ngã và thất bại nặng nề. Tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẵn
sàng ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy.


<b>Câu 2 (4,0 điểm)</b>
<b>Yêu cầu chung:</b>


- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.


- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, bình luận ý kiến : Trong
truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường
<i>mà chính đáng của con người.</i>



- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.


<b>Yêu cầu cụ thể:</b>
<b>Mở bài:</b>


Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và ý kiến được nêu trong đề; thông báo được hướng giải quyết
vấn đề.


<b>Thân bài:</b>


1. Tóm tắt thật ngắn gọn tác phẩm Vợ nhặt, nhấn mạnh được tình huống độc đáo của truyện.
2. Giải thích ý kiến:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Khát vọng bình thường mà chính đáng: những mơ ước, mong muốn và dễ dàng đạt được. Đó là cái mọi người đều
hướng tới.


- Ý nghĩa câu nói: ca ngợi tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: xây
dựng cái bất thường trong cái bình thường.


3. Phân tích tình huống truyện:


a. Tình huống truyện bất thường, độc đáo vì tạo ra sự ngạc nhiên cho mọi người:
- Xóm ngụ cư ngạc nhiên trước việc Tràng có vợ.


- Bà cụ Tứ ngạc nhiên khi biết con trai có vợ.


- Bản thân anh Tràng cũng ngạc nhiên vì mình có vợ q dễ dàng.
b. Tình huống truyện bất thường, độc đáo vì là tình huống éo le:



- Cùng một lúc với niềm vui là nỗi lo âu vì hạnh phúc có thể đánh đổi bằng cái chết.
- Xóm ngụ cư ai cũng lo âu cho hạnh phúc bấp bênh sắp tới của vợ chồng Tràng.
- Bà cụ Tứ cũng thể hiện nỗi lo âu kéo dài và ám ảnh, nghẹn ngào dàn dụa nước mắt.
- Chính Tràng cũng chợn và lo lắng cho tương lai của mình.


- Người “vợ nhặt” có chồng trong tâm trạng lo lắng, phấp phỏng, chua xót vì chỉ là “vợ nhặt, vợ theo, cái của nợ đời”.
c. Tình huống mang tính nhân văn (nói lên khát vọng bình thường và chính đáng của con người):


- Việc Tràng có vợ vừa tình cờ, ngẫu nhiên vừa có gì đó như là tất yếu, phải như thế và khơng thể khác được.
- Xóm ngụ cư le lói một niềm vui, thấp thống một sức sống.


- Khuôn mặt bủng beo của bà cụ Tứ bỗng nhiên rạng rỡ hẳn lên vì niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai của mình và các
con.


- Chính Tràng cũng thấy bản thân thay đổi nhờ việc có vợ: anh cảm thấy hạnh phúc, thấy có trách nhiệm với gia đình.
- Người vợ nhặt: cảm giác rõ ràng mình đã bước ra khỏi cái chết để hướng về một tương lai tươi sáng.


4. Bình luận ý kiến trên:


- Ý kiến tập trung vào sự trái ngược giữa hai từ ngữ “bất thường” và “bình thường”. Hai từ tuy có ý nghĩa trái ngược
nhưng không loại trừ nhau, mà bổ sung ý nghĩa cho nhau để làm nổi bật tài năng của nhà văn Kim Lân. Sự bình thường
và bất thường là một quy luật tất yếu và là cặp anh em song sinh không thể tách rời trong cuộc sống.


- Ý kiến này cũng giúp người đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh trong nạn
đói năm 1945, bởi chính Kim Lân cũng từng phải ăn cám trong năm đói đó. Qua đó, người đọc hiểu được cảm quan nhân
đạo mà Kim Lân gửi gắm qua tác phẩm.


- Ý kiến này càng làm rõ được tài năng lựa chọn tình tiết, tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật và đặc biệt là đã sáng
tạo được một tình huống truyện độc đáo.



<b>Kết bài:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Khẳng định sức sống mạnh mẽ và trường tồn của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×