Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhung loi can dan cua Bac Ho danh cho cac chau thieu nhidoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.59 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Những lời căn dặn của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi 1. “- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. - Học tập tốt, lao động tốt. - Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. - Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. (Hồ Chí Minh (1965), theo Th.s Phí Thị Mùi, Nội san Thông tin tư liệu, số 16, 200.., tr.). Lotus - Source: deviantART.com. 2. "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 4, tr. 33) 3. “Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, Chẳng may vận nước gian nan, Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, 2002, tr.203) 4. “Bé thì phải học, lớn thì hành, Với dân, đảng, nước, dạ trung thành; Kiệm cần, dũng cảm và liêm chính, Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, 2002, tr.413).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lotus - Source: deviantART.com. 5. “Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, 2002, tr.16) 6. “Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, 2002, tr.25) 7. “Bác mong các cháu "cho ngoan", Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng. Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng, Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, 2002, tr.214) 8. “Bác viết mấy chữ, để cảm ơn các cháu và khuyên các cháu: 1. Phải siêng học, 2. Phải giữ sạch sẽ, 3. Phải giữ kỷ luật, 4. Phải làm theo đời sống mới, 5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, 2002, tr.421) 9. “Bác khuyên các cháu giữ gìn kỷ luật, và ra sức học hành. Cháu nào chưa biết chữ quốc ngữ, phải học cho biết. Cháu nào biết rồi, thì gắng giúp anh em chị em học cho biết”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, 2002, tr.450) 10. “Các cháu đã xứng đáng là dòng dõi Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản. Thật xứng đáng là nhi đồng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bác rất bằng lòng các cháu”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, 2002, tr.562).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Lotus - Source: deviantART.com. 11. “Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, 2002, tr.56). 12. “Em bé Việt Nam, các cháu Bác Hồ, cũng nhiều em anh hùng. Trẻ con anh hùng chứng tỏ cả dân tộc anh hùng. Với chí khí anh hùng do lòng yêu nước và tinh thần quốc tế hun đúc, nhất định đánh tan được bọn đế quốc tham tàn” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, 2002, tr.226) 13. “Các cháu yêu quý, Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng. Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, 2002, tr.299) 14. “Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh ? Tính các cháu ngoan ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh, Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình: Để tham gia kháng chiến, Để gìn giữ hoà bình. Các cháu hãy xứng đáng: Cháu Bác Hồ Chí Minh!”.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, 2002, tr.572). Lotus - Source: deviantART.com. 15. “Bác bận việc quá, không rảnh làm thơ gửi cho các cháu. Bác chỉ chúc các cháu vui vẻ, mạnh khoẻ, ngoan ngoãn và cố gắng thi đua học hành. Đến ngày Nam Bắc một nhà, Các cháu xúm xít, thì ta vui lòng. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, 2002, tr.352) 16. “Yêu quý các em, chúng ta phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu": Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công. Chúng ta phải khéo nuôi dạy, giúp cho nhi đồng phát triển sức khoẻ và trí óc, thành những trẻ em có "4 tính tốt": hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, 2002, tr.563) 17. “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, 2002, tr.74) 18. “Bác nhắc các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, để xứng đáng là người đã được Đảng, Chính phủ, nhân dân và thầy giáo Liên Xô săn sóc, dạy bảo, để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, cho chủ nghĩa cộng sản mà các cháu đang làm và sau này các cháu phải làm”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, 2002, tr.329).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lotus - Source: deviantART.com. 19. “Các cháu cần cố gắng thi đua với các cháu thiếu niên, nhi đồng các nước anh em để sau này thiếu niên, nhi đồng thế giới đoàn kết chặt chẽ, xây dựng xã hội vui tươi nhất, đẹp đẽ nhất tức là xã hội cộng sản”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, 2002, tr.203) 20. “Các cháu tuy tuổi còn nhỏ, cũng có thể làm những việc ích nước lợi dân. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, 2002, tr.457) 21. “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, 2002, tr.467) 22. “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, 2002, tr.331) 23. “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, 2002, tr.509).

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×