Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.01 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 10/9/2015 Ngày dạy :14-19/9/2015 BÀI 4 – TUẦN 4. Tiết 14 - Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - H/s hiểu đựơc chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. 2. Rèn kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức sự dụng từ, viết đúng câu. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị 1. GV: Tìm vẽ sơ đồ dàn bài của một bài văn tự sự. 2. HS: Đọc bài sgk. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Nêu cách trình bày một sự việc và cách giới thiệu nhân vật trong một bài văn tự sự. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - Muốn hiểu một bài văn tự sự , trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó , sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn ; vậy chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không ? Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự. b. Dạy nội dung bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của thầy và trò Hoạt động I Gv: Gọi học sinh đọc bài văn sgk/44. ? Hãy nêu nội dung của bài văn vừa đọc? - Ca ngợi Tuệ Tĩnh là một danh y nỗi lạc, hết lòng vì người bệnh. Chữa bệnh là ưu tiên cho người bệnh nặng chứ không ưu tiên cho người giàu sang. Gv: Nội dung chính hay vấn đề chủ yếu của bài văn mà em vừa tìm hiểu được đó chính là chủ đề của bài văn. ? Chủ đề này được thể hiện tập trung nhất ở câu văn nào? - Thể hiện ở câu văn mở bài: “ông là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”. ? Các sự việc trong bài thể hiện chủ đề gì? “Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh” như thế nào? - Thể hiện chủ đề ở hai sự việc. + Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ. + Chữa ngay cho chú bé con người nông dân vì bệnh chú ta nguy hiểm hơn. Gv: Một thầy thuốc bình thường sẽ đi chữa ngay cho ông nhà giàu trước lấy cớ là ông mời trước, bắt con trai người nông dân chờ. Nhưng Tuệ Tĩnh làm ngược lại. Từ chối không đi chữa cho ông nhà giàu điều đó chứng tỏ Tuệ Tĩnh là người có bản lĩnh, chữa cho người nông dân - không màng trả ơn. Đó là thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của ông. ? Phần kết bài thể hiện chủ đề như thế nào? - Trời sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi. Gv: Tuệ Tĩnh quên mình vì người bệnh. ? Em hiểu gì về chủ đề của bài văn tự sự? Gv: Chủ đề chính là điều mà câu chuyện muốn đề cao ngợi ca, khẳng định. ? Phần mở bài của bài văn nói về danh y Tuệ Tĩnh đã nêu ra vấn đề gì? - Giới thiệu về nhân vật, sự việc, nêu ra chủ đề của văn bản (Tuệ Tĩnh … lạc ). ? Phần mở bài triển khai chủ đề bằng những sự việc nào? - Hai sự việc:. Nội dung cần đạt I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 1: Bài tập. 2: Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 3: Dàn bài: a) Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Từ chối việc đi chữa bệnh cho nhà giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ. + Chữa ngay cho con trai người nông dân bệnh nặng. ? Phần thân bài có nhiệm vụ gì? - Kể diễn biến sự việc. ? Phần kết thúc câu chuyện khép lại chủ đề như thế nào? - Trời tối sập … nghỉ ngơi. ? Việc khép lại vấn đề như vật có tác dụng gì? - Khẳng định Tuệ Tĩnh là một danh y hết lòng vì người bệnh. ? Qua bài học ta cần ghi nhớ điều gì? Gv: gọi hai học sinh đọc phần ghi nhớ. Hoạt động II ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập? ? Nêu chủ đề nội dung chính của truyện? ? Những sự việc nào ở phần thân bài tập trung thể hiện chủ đề? - Viên quan đồng ý đưa người nông dân vào gặp vua với điều kiện chia đôi phần thưởng. - Người nông dân xin thưởng roi và chia cho viên quan một nửa. ? Hãy chỉ ra ba phần của bài? - Mở bài: câu 1 - Thân bài: tiếp. - Kết bài: Câu cuối. ? So sánh 2 truyện có gì giống nhau về bố cục khác về chủ đề ? - Giống: bố cục gồm 3 phần. Gv: Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, bất ngờ. - Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. - Ttruyện phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện. d) Trong phần thân bài sự việc nào làm em thú vị? - Thú vị ở chỗ lời cầu xin phần thưởng lạ lùng (100 roi) và kết thúc bất ngờ nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. Là viên quan bị đuổi ra, còn người dân được thưởng.. b) Thân bài: Kể diễn biến sự việc. c) Kết bài: Kể kết thúc sự việc. Ghi nhớ: sgk.. II/ Luyện tập 1: Bài 1/45sgk a) Chủ đề: Kẻ lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng bị trừng trị, người trung thực được thưởng xứng đáng. - Khác chủ đề. + Mở bài: Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống. + Kết bài: Tuệ Tĩnh có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.. V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Nắm được thế nào là chủ đề, bố cục và nhiệm vụ từng phần của một bài văn tự sự..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Làm tiếp bài tập 2. - Học ghi nhớ - Đọc và soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(5)</span>