Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận môn đàm phán quốc tế cuộc đàm phán đi đến ký kết hiệp định paris 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.68 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:
Cuộc đàm phán đi đến ký kết hiệp định Paris 1973

Giáo viên hướng dẫn:
Học viên:
SBD:
Lớp:

Nguyễn Hoàng Ánh
Nguyễn Thị Mai
22
KTTG 17A

Hà Nội, tháng 04/2011


2

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 4
1. Các bên tham gia đàm phán ............................................................................... 4
2. Đối tượng đàm phán ............................................................................................ 5
3. Quá trình đàm phán ............................................................................................ 5
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán ........................................................ 8


5. Kết quả cuộc đàm phán ....................................................................................... 9
6. Chiến lược, chiến thuật đàm phán ................................................................... 11
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 12

2

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


3

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến tranh dài nhất thế kỉ XX và hội
nghị Paris cũng là hội nghị ngoại giao dài nhất thế kỉ XX. Hội nghị này kéo dài gần 5
năm (1968 – 1973). Toàn văn hiệp định Paris bao gồm 9 khoản với 23 điều. Hiệp định
Paris là kết quả của sự đấu tranh giữa hai thế lực đối đầu trên chiến trường, một bên là
lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu
về chính trị, tinh thần; một bên là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối
về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. Đó cịn
là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một
siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Ở Pari đã diễn ra một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo
lý, hai thứ mưu lược khác nhau.
Hiệp định Paris thực sự là mốc son chói lọi cho nền ngoại giao Việt Nam, là kết quả
của những hi sinh trên chiến trường và sự đấu tranh không mệt mỏi trên bàn đàm phán.
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được đề cử giải
thưởng Nobel Hịa bình năm 1973 vì những gì ơng đã đạt được cho nền hịa bình dân
chủ Việt Nam.
Trong khuôn khổ tiểu luận môn học “Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn của TS.

Nguyễn Hoàng Ánh, tôi đã tiến hành nghiên cứu cuộc đàm phán đi đến ký kết Hiệp
định Paris để từ đó tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về kỹ năng đàm phán. Do khn
khổ thời gian có hạn cùng trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận
này chắc chắn sẽ cịn những thiếu sót, kính mong sự góp ý của TS. Nguyễn Hồng Ánh
và các bạn để tơi sẽ hồn thiện hơn trong các tiểu luận cũng như luận văn sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
3

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


4

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

NỘI DUNG
1. Các bên tham gia đàm phán
Liên quan đến các bên tham gia đàm phán là câu chuyện về chiếc bàn đàm phán. Phía
Hoa Kỳ muốn họ và chính quyền Sài Gịn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ngồi một bên. Phía Việt Nam muốn có 4 bên: 1.Mỹ; 2.Việt Nam Cộng hịa (chính
quyền Sài Gịn); 3.Việt Nam Dân chủ cộng hịa đại diện cho miền Bắc Việt Nam và
4.Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT) đại diện cho miền Nam Việt Nam. (Để đi
đàm phán có chính danh một chính phủ có tính pháp lý cao hơn, trong năm 1969
CPCMLT miền Nam Việt Nam đã được thành lập trong lòng Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Việt Nam).
Sự kiện này có thể được giải thích như sau: Phía Mỹ muốn một giải pháp hịa bình,
theo đó chính quyền Sài Gịn sẽ kiểm sốt được hồn tồn miền Nam Việt Nam. Nếu
xảy ra khả năng này, CPCMLT và những cán bộ Cộng sản nịng cốt của CPCMLT sẽ
hồn tồn bị tiêu diệt. Vì vậy, chừng nào Việt Nam Dân chủ cộng hịa vẫn u cầu
CPCMLT phải có một đồn riêng tại hội nghị, tự phát ngơn và có tiếng nói riêng thì

chừng đó CPCMLT vẫn có quyền tự định đoạt cho mình.
Cuối cùng một phương án thỏa hiệp đã được thông qua: sẽ dùng một chiếc bàn tròn lớn
và hai bàn chữ nhật nhỏ, để hai bên đều có thể cảm thấy yêu cầu của mình được đáp ứng.
Các nhân vật đại diện bao gồm:
-

William P. Rogers bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ

-

Trần Văn Lắm, phía Việt Nam Cộng hồ

-

Nguyễn Duy Trinh, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hồ

4

Henry Cabot Lodge, Jr. dẫn đầu phái đồn Hoa Kỳ

Nguyễn Thị Bình, phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam

Và các nhân vật khác: Lê Đức Thọ và Henry Kissinger

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


5


Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

2. Đối tượng đàm phán
Hiệp định Paris được ký kết với nhiều nội dung, tuy nhiên đối tượng của tất cả các
cuộc đàm phán trong suốt 5 năm đó là việc Mỹ phải tiến hành rút quân hoàn toàn khỏi
miền Nam Việt Nam.
3. Quá trình đàm phán
Cuộc đấu tranh để có được thỏa thuận cùng ngồi trên bàn đàm phán diễn ra rất cam go.
Chúng ta luôn muốn giải quyết vấn đề miền Nam bằng con đường ngoại giao hồ bình.
Tuy nhiên, với ý đồ lăm le xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, đế quốc Mỹ đã khiến cuộc
thương lượng phải diễn ra trên chiến trường trong suốt những năm 1966, 1967, 1968.
Cuối cùng, với thắng lợi có tính chất quyết định trên bầu trời miền bắc và chiến thắng
xuân Mậu Thân (1968) đã buộc Hoa Kì phải ngồi vào bàn đàm phán.
Suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972, hội nghị Paris diễn ra trong bế tắc. Trong suốt quá trình
hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không
thể giải quyết được bất cứ vấn đề cốt lõi nào. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn
đặc biệt Lê Đức Thọ của Bắc Việt Nam và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của tổng
thống Hoa Kỳ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thỏa hiệp.
Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước ngoài
rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc quân của Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt
Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hịa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền
tồn tại trong giải pháp hồ bình.
Lập trường ban đầu của Bắc Việt Nam: qn đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam,
quân đội Bắc Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu khơng được tồn tại trong giải pháp hồ bình. Trong đó vấn đề quy chế của
qn đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khố của mọi
5

mâu thuẫn của các bên.
Cuối năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc

tế địi hỏi giải quyết vấn đề hồ bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


6

Tiểu luận mơn Đàm phán Quốc tế

của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã nhượng bộ
trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình Bắc Việt Nam cũng nhượng bộ về vấn đề quyền
tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong cuộc tiếp xúc riêng
với đại diện Mỹ ngày 8/10/1972, ta đã đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh lập lại hồ bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết.
Ngày 17/10/1972, văn kiện Hiệp định hoàn tất và hai bên đã thoả thuận đến ngày
31/10/1972 sẽ ký chính thức. Trước khi ký, ngày 22/10/1972, Ních-xơn tuyên bố
ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20.
Vậy mà sau đó, lúc bản hiệp định chỉ cịn chờ chữ ký để trở thành hiện thực thì Nhà
Trắng lại ngang ngược phản lại những điều đã giao ước. Kissinger bỏ chuyến bay đến
Hà Nội, thơng báo trì hỗn ngày ký kết và ngày ngừng bắn với lý do Nguyễn Văn
Thiệu không chịu ký.
Trước sự bội ước của Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 10 , Chính phủ ta ra tuyên bố sự quay
quắt lật lọng của Nhà Trắng với nhân dân toàn thế giới. Người phát ngơn của Chính
phủ ta, trước đơng đảo các nhà báo quốc tế ở Pa-ri đã lên tiếng tố cáo : "Hịa bình đã ở
đầu ngọn bút nhưng chính phủ Mỹ đã trở mặt, phản lại những điều đã thỏa thuận''. Dư
luận Mỹ và thế giới xôn xao.
Bị lên án kịch liệt, Kissinger buộc phải tổ chức họp báo. Kissinger thừa nhận nội dung
của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đưa ra là đúng, mặt ơng ta lại phát biểu rất ỡm
ở: "Thưa quý bà, quý ông! Sau mười năm diễn biến , cuộc chiến tranh đã đến hồi kết
thúc. Chúng ta tin rằng Hịa bình đang ở trong tầm tay ".

Hành động tinh khôn này của Kissiger đã trấn an được dư luận Mỹ. Nícxơn đã thắng
đối thủ Mắc Ga-vơn trong cuộc bầu cử. Sau đó, Nícxơn cho Kissinger bay sang Paris
họp tiếp với nhiệm vụ trì hỗn và gây bế tắc hội nghị, Nícxơn còn bảo Chánh văn
6

phòng Handerman gọi điện mật nhắc nhở thêm : "Cần tránh những điều gì tỏ ra là
chúng ta phá vỡ thương lượng. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải là do phía Hà Nội gây ra.

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


7

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

Trong bất cứ trường hợp nào phía chúng ta cũng khơng được tỏ ra là bên có sáng kiến
chấm dứt thương lượng " (theo Hồi ký của Nícxơn).
Tháng 11 năm 1972 ở thủ đơ nước Pháp, Kissinger đòi sửa 69 điều trong những điều
mà hai bên đã thỏa thuận hồi tháng 10, trong đó lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực
lượng Bắc Việt, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Điều này thể hiện sự lật lọng trắng trợn
từ phía Mỹ, chúng ta đề nghị thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra
yêu cầu mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Hồi tháng
10, phía Bắc Việt đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vơ điều kiện trong vịng 60 ngày. Nay
họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam
- một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa
các bên Việt Nam.
Ngày 6 tháng 12, Kissinger đưa ra lời đe dọa: nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì
chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó cuộc chiến tranh sẽ thay
đổi tính chất, cuộc thương lượng cũng sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ khơng bàn bạc về
hiệp định này nữa.

Ngày 7 tháng 12, Nícxơn gửi điện mật báo cho Kissinger : "Chúng ta sẽ ném bom dữ dội
Bắc Việt, nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước", và chỉ thị Kissinger
vẫn phải tỏ ra mềm dẻo, tiếp tục màn kịch đàm phán thêm một thời gian nữa.
Để có thể đi đến ký kết hiệp định hịa bình, trong những ngày này, phía ta đã có nhiều
nhân nhượng, nhưng cũng có những điều khơng thể nào nhân nhượng nổi. Cuối cùng
đến ngày 13 tháng 12, cuộc đàm phán hoàn toàn bế tắc, phải dừng lại.
Cố vấn Lê Đức Thọ nhìn thẳng vào mặt Kissinger cảnh cáo: "Các ơng gieo gió ắt phải
gặp bão". Hơm đó Cố vấn Lê Đức Thọ lên máy bay về Hà Nội, còn Kissinger bay về
Washington. Trước khi rời Paris, trước các nhà báo ở sân bay Orlean, Kissinger lớn
7

tiếng tố cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phá vỡ thương lượng.

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


8

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

Ngày 14 tháng 12, Nicxon chính thức ra lệnh: "Hải quân tiếp tục rải thủy lôi phong tỏa
các cảng và các cửa sông Bắc Việt. Không quân bắt đầu cuộc tiến công bằng B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng".
Một chiến dịch đã được Mỹ chuẩn bị tỉ mỉ từ trước (thông qua ngày 30/11/ 1972, với
sự tham gia bàn bạc của Nícxơn, cố vấn Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Thứ
trưởng Quốc phòng Hang và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Moorer) ,
các tàu chiến Mỹ tiến hành việc thả thủy lôi, cịn các phi cơng chiến lược ở Guam và
Utapato thì chuẩn bị sẵn sàng chờ đến ngày 18 tháng 12 (theo giờ Hà Nội ) thì oanh tạc
Hà Nội
Chiều 18 tháng 12, chiếc máy bay chở Cố vấn Lê Đức Thọ hạ cánh xuống sân bay Gia

Lâm. Chỉ mấy giờ sau, những loạt bom đầu tiên của B52 Mỹ đã dội xuống Hà Nội.
Chiến dịch Linebacker II này diễn ra trong 12 ngày đêm với kết quả là thất bại thảm
hại về tay Hoa Kỳ.
Tờ Bưu điện Washington (Washington Post), dưới dịng tít lớn "Đợt ném bom khủng
bố nhân danh hịa bình" viết: "Thất bại này buộc Tổng thống Nícxơn và cố vấn của ông
ta phải chấp nhận trở lại những điều khoản mà cách đây ba tháng họ đã bác bỏ ".
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán
Thứ nhất là môi trường đám phán: Đàm phán là một quá trình liên tục, diễn ra ngay
trước khi các bên có ý định đàm phán với nhau. Phía Hoa Kỳ có lẽ sẽ khơng đồng ý
ngồi vào bàn đàm phán cho đến khi chúng ta giành được những thắng lợi liên tiếp trên
chiến trường miền Bắc và chiến thắng Mậu Thân năm 1968. Sau đó, cuộc đàm phán
chìm trong bế tắc cho đến năm 1972; nhờ có dư luận Mỹ và dư luận thế giới tỏ ra phẫn
nộ đối với cuộc chiến tranh xâm chiến dai dẳng tại Việt Nam trước thềm bầu cử Tổng
thống Mỹ nên phía Mỹ đã phải nhượng bộ về vấn đề quy chế của quân đội Bắc Việt
8

Nam tại miền Nam. Như vậy các yếu tố xung quanh bàn đàm phán có tác động quyết
định tới hướng đi của cuộc thương lượng.

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


9

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

Thứ hai là ưu thế: Trong cuộc chiến ngoại giao này, chúng ra đã tận dụng được những
ưu thế lúc bấy giờ: có sự ủng hộ to lớn của dư luận tồn cầu, có những kênh phát ngơn
chính thống và đáng tin, quan trọng hơn cả là chiến thắng liên tiếp trên tất cả các mặt
trận đã khiến Mỹ bối rối và tìm cách thoát chạy khỏi Việt Nam bằng một con đường

danh dự.
Thời gian trước thềm ký kết hiệp định Paris cũng là thời điểm Níc Xơn cần lấy lịng
nhân dân Hoa Kỳ cho đa số phiếu bầu vào vị trí Tổng thống, đây là nhân tố khách quan
mà chúng ta đã nắm bắt được để tạo lợi thế cho mình, gia tăng sức ép cho Mỹ.
Thứ ba là thời gian: Trong giai đoạn nước rút đi đến cuộc đàm phán cuối cùng, từng
ngày từng giờ đều là cuộc đối đầu của trí tuệ và trí lực. Hai bên liên tục gặp gỡ, trao
đổi, bàn bạc, rồi lại cảnh cáo dọa dẫm, thậm chí lật lọng bội ước, trấn an dư luận bằng
những phát ngôn xảo trá. Hai bên giành giật từng mốc thời gian, ứng biến tức thời
trước hành động của đối phương.
5. Kết quả cuộc đàm phán
Hầu hết các điều khoản của hiệp định Pari đều mang lại những thuận lợi cho cách
mạng nước ta đồng thời buộc chính quyền Mĩ và chính quyền Sài Gịn vào tình trạng
bất lợi. Đó là các nội dung cụ thể:
-

Lệnh ngừng bắn sẽ được thi hành trên toàn miền Nam Việt Nam

-

Hoa Kỳ sẽ ngừng tại chỗ mọi hành động quân sự nhắm vào hải phận, không
phận và địa phận của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa…

-

Hoa Kỳ chấm dứt dính líu qn sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền
Nam Việt Nam

-

Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký Hiệp Định, Hoa Kỳ và các nước

can thiệp (được nhắc đến trong điều 3a) triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam
toàn bộ quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật

9

quân sự, nhân viên qn sự cộng tác với chương trình hịa bình), vũ khí, đạn
dược và vật liệu chiến tranh. Lực lượng cảnh sát và các cố vấn của các nước

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


10

Tiểu luận mơn Đàm phán Quốc tế

nói trên cũng như của tất cả các tổ chức bán quân sự cũng phải rút quân trong
thời hạn này
Theo những nội dung này thì Mỹ khơng được dính líu qn sự vào Việt Nam, Mỹ phải
rút hết quân và vũ khí ra khỏi lãnh thổ nước ta. Nguỵ quân mất đi nguồn viện trợ đắc
lực nhất. Nguồn viện trợ này có tính chất sống cịn đối với Nguỵ qn, Nguỵ quyền.
Trong khi đó, sức mạnh quân đội cách mạng Việt Nam không thay đổi, thậm chí tăng
lên về số lượng và chất lượng. Với điều khoản này, chúng ta hồn tồn có lợi để thực
hiện giải phòng miền Nam, thống nhất nước nhà.
- Sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam được phép tiến hành thay
thế định kỳ những vũ khí, đạn dược, vật liệu chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng,
hao mòn hoặc hết thời hạn sử dụng theo nguyên tắc một-đổi-một…
Với điều khoản này, quân đội cách mạng có thêm nhiều lợi thế. Với nguyên tắc “một
đổi một” trong thay thế và tăng cường vũ khí quân đội Mỹ và Nguỵ gặp những bất lợi
do vũ khí của chúng mang vào nước ta chủ yếu qua hải cảng. Từ đó, cơ quan giám sát
quốc tế dễ dàng kiểm sốt số lượng vũ khí của địch. Trong khi đó, quân đội cách mạng

ngày đêm tăng cường cho miền Nam bằng rất nhiều con đường mà không một cơ quan
quốc tế nào có thể kiểm sốt được. Chính vì vậy tương quan lực lượng sẽ có lợi cho ta.
Các điều khoản về tương lai miền Nam và đất nước:
- Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền
Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế.
Các nước quốc gia khác sẽ không áp đặt bất kỳ một xu hướng chính trị hay một
cá nhân nào lên miền Nam Việt Nam.
- Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 (mười bẩy) chỉ là tạm thời
chứ không phải là ranh giới lãnh thổ hay chính trị
10

Qua hai điều khoản trên, cộng với thực tế cách mạng Việt Nam, chúng ta hoàn toàn tin
tưởng miền Nam sẽ được giải phóng đất nước sẽ thống nhất đi lên CNXH.

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


11

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

Hiệp định Paris kết thúc với những điều khoản hồn tồn có lợi cho chúng ta. Nó là
kết quả của mồ hơi xương máu nhân dân hai miền, thể hiện ước mong thống nhất đất
nước, quy tụ một mối; đồng thời cũng đánh dấu bước tiến đáng kể trong mặt trận ngoại
giao Việt Nam trong đó có nỗ lực khơng mệt mỏi của Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình
Về phía Hoa Kỳ, họ cũng đã đạt được ý định ban đầu là rút qn khỏi Việt Nam trong
một giải pháp hịa bình, nhằm xoa dịu dư luận thế giới và mở ra trang mới cho lịch sử
Hoa Kỳ, chấm dứt một cuộc chiến tranh dai dẳng khơng có kết quả.
6. Chiến lược, chiến thuật đàm phán
Kết quả, Việt Nam là bên đàm phán giành chiến thắng, với việc nắm trong tay tuyệt đối

lợi ích. Như vậy chiến lược đàm phán được sử dụng ở đây là chiến lược đàm phán cạnh
tranh (Win – Lost). Trong chiến lược này, hai bên liên tục gây sức ép, tận dụng mọi
thời cơ để dồn ép đối phương. Rất nhiều chiến thuật đàm phán được áp dụng: vừa đánh
vừa đàm (chiến tranh quân sự và chiến tranh ngoại giao diễn ra song song), sử dụng
sức ép thời gian, chiến thuật cây gậy và củ cà rốt (khi thì nhượng bộ thiện chí, khi thì
dọa dẫm ép buộc nhau) đã chứng tỏ cách thức tiến hành đàm phán khơn ngoan, mưu trí
của phía Việt Nam.

11

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A


12

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

KẾT LUẬN
Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và
ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật tốt, đồng thời đối
ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
đối với cuộc kháng chiến. Chính vì thế khi Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán nhất là
khi cuộc kháng chiến của Việt Nam đạt nhiều thắng lợi thì phong trào nhân dân thế
giới ủng hộ Việt Nam cũng càng ngày càng mạnh hơn. Vì thế phải khẳng định đối
ngoại nhân dân phối hợp với ngoại giao nhà nước đóng một vai trị cực kỳ quan trọng
trong thắng lợi của nhân dân ta.

12

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A



13

Tiểu luận môn Đàm phán Quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Hồng Ánh - Bài giảng mơn Đàm phán quốc tế dành cho học viên
cao học Đại học Ngoại thương
2. Roger Fisher William Ury Bruce Patton (1991) - Getting to Yes – NXB Radom
house business books – 2007
3. Bài báo: “Quá trình đàm phán Hiệp định Paris 1972 - nhìn từ phía Mỹ” ngày
02/01/2003
/>4. Bài : “Hiệp định Paris 1973”
/>
5. Bài báo “Hiệp định Paris, khúc quanh cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam”
ngày 27/01/2010
/>6. Richard Nixon. The memory of Nixon. Grosset and Dunlap. New York. 1978.

13

Nguyễn Thị Mai | Lớp KTTG 17A




×