Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.05 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 28 Tiết PPCT: 136. Ngày soạn: 15/ 03/ 2016 Ngày dạy : 18/ 03/ 2016. (Hướng dẫn đọc thêm) Văn bản:. BẾN QUÊ (Trích). (Nguyễn Minh Châu). A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trãi nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. - Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý báu từ những điều gần gũi xung quanh chúng ta. 2. Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc. - Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện. 3. Thái độ: - Biết trân trọng tình cảm gia đình và những giá trị gần gũi xung quanh chúng ta. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 9A1 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) Lớp: 9A3 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ nói với con của Y Phương? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Cuộc đời là một chuỗi lo toan mà ở đó con người nhiều khi bị cuốn theo những vòng xoáy cuộc sống khiến ta không có thời gian để suy ngẫm nhiều về những gì quanh chúng ta.Chỉ có những lúc ốm đau la mới có dịp nằm nghỉ để chiêm nghiệm cuộc sống. Vậy nhân vật Nhĩ đã chiêm nghiệm cuộc sống ra sao, hôm nay ta cùng tìm hiểu.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác giả-tác phẩm (?) GV giới thiệu vài nét về tác giả và một số tác phẩm tiêu biểu của ông? Tiểu thuyết: “Cửa sông”, “Dấu chân người lính…”Truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng”…) * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: (?)Tóm tắt văn bản. (Nhân vật Nhĩ trước bôn ba khắp nơi. Bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ anh.Lúc. NỘI DUNG BÀI DẠY . GIỚI THIỆU CHUNG:: 1. Tác giả: - Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mĩ và là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. - Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm: “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên của tác giả, xuất bản năm 1985..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> này Nhĩ phát hiện ra vẽ đẹp của quê hương : bãi bồi nhưng không thể đến được. Nhờ con trai thực hiện ước mơ thì con mãi chơi quên việc.). (?) Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, bị buộc chặt trên giường bệnh, Nhĩ đã cảm nhận những điều gì xung quanh?( Thiên nhiên, về Liên) (Để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay…,Những ngày cuối đời Nhĩ mới hiểu và biết ơn người vợ “cũng như… ngày nào”). (?) Qua cảm xúc của Nhĩ về thiên nhiên và người thân,t/g muốn gửi gắm điều gì với mọi người? (?) Từ những điều nhìn thấy qua khung cửa sổ, Nhĩ đã khát khao gì? (Khi nhận ra tất cả vẻ đẹp rất đỗi bình dị, gần gũi qua ô cửa sổ, hiểu rằng mình sắp phải giã từ cõi đời, Nhĩ bừng lên một khao khát…) (?) Điều khao khát ấy có thể thực hiện được không?Vì sao? Ý nghĩa? lúc còn trẻ con người tìm đến những ham muốn xa vời nhưng khi từng trải, hoặc cuối đời, nằm liệt giường mới hiểu được giá trị bình dị của cuộc sống. (?) Qua việc Tuấn mãi chơi không thực hiện được điều anh muốn,Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật gì? (cuộc đời không bao giờ bằng phẳng mà nó đầy sự vòng vèo và chông gai, nếu muốn thưc hiện được ước mơ thì phải nỗ lực hết mình) (?) Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản? (?) Qua câu chuyện này tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì? ( Giáo dục học sinh về tình yêu cuộc sống và biết trân trọng giữ gìn những gì gần gũi. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc - hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: a. Tóm tắt: b. Phân tích: b.1 Những cảm xúc suy nghẫm của Nhĩ * Về thiên nhiên: - Hoa bằng lăng thưa thớt, sông Hồng màu đỏ nhạt, bãi bồi xanh mướt màu xanh. Không gian, cảnh sắc quen thuộc, đẹp và trù phú, gần gũi với mọi người nhưng rất mới mẻ xa lạ đối với Nhĩ. * Về người thân: - Liên: là người vợ đảm đang, hiền hậu, thủy chung, giàu đức hi sinh vì gia đình.. => Hãy biết quý trọng vẽ đẹp gần gũi của thiên nhiên, trân trọng mái ấm gia đình vì đây là nơi nương tựa gần gũi nhất cho mỗi người. b.2. Khát khao của Nhĩ : - Anh biết sự sống của cuộc đời anh chẳng còn bao lâu nữa, nên anh khao khát: Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông – không thể thực hiện. Thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường sâu xa của cuộc sống mà con người bỏ qua, quên lãng. - Chiêm nghiệm một triết lí về đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” nếu muốn thực hiện được ước mơ thì phải nỗ lực hết mình mới thành công. 3. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tự học * Bài cũ: Nhắc lại nội dung bài học. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, sự cảm * Bài mới: Soạn bài “Những ngôi sao xa nhận và lòng yêu mến quê hương, gắn bó, gần gũi xôi” câu 2,3,4 với quê hương … E. RÚT KINH NGHIỆM: + Học sinh: ........................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ . + Giáo viên : ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ . .------------------------------------------ & -------------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần: 28 Tiết PPCT: 137. Ngày soạn: 15/ 03/ 2016 Ngày dạy : 18/ 03/ 2016. Tập làm văn: LUYỆN. NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững hơn kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. - Rèn kĩ năng nói. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể. 2. Kĩ năng: - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi NL về một đoạn thơ, bài thơ, - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ: - Học sinh thêm yêu mến môn văn học, nghiêm túc trong giờ học C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 9A1 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) Lớp: 9A3 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đặt câu hỏi phát vấn để HS củng cố kiến thức về nghị luận đoạn thơ, bài thơ: các bước làm bài nghị luận, bố cục, yêu cầu đối với bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ... 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Củng cố kiến thức về làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ NỘI DUNG BÀI DẠY HS * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng I. YÊU CẦU: dẫn ôn lại kiến thức. 1. Nội dung: SGK (?) Thế nào là nghị luận về 2. Hình thức một đoan thơ, bài thơ? - Đối với người nói: (?) Dựa vào những căn cứ + Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho, trình bày theo dàn nào để ta nhận xét, đánh giá ý, chú ý liên kết giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài. về nội dung, nghệ thuật về + Tìm được cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của một đoạn thơ, bài thơ? người nghe, không được thuộc lòng. (?) Bài nghị luận về một đoạn + Trước khi nói phải thưa, gửi; sau khi nói phải nêu lời kết thơ, bài thơ có bố cục như thế thúc. nào? - Đối với người nghe: Nghiêm túc khi nghe bạn mình trình GV nêu yêu cầu của tiết luyện bày. nói: II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI: (?) Muốn làm hoàn chỉnh đề 1. Đề bài: bài đã đặt ra trên thì phải tiến Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của hành những bước nào? Bằng Việt? HS trả lời-> GVKL: 2. Trình bày dàn ý: Em hãy xác định tính chất, a./ Mở bài: Có nhiều phương pháp:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> phạm vi và vấn đề nghị luận cho đề bài trên? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện nói (?) Đề bài: Em có suy nghĩ gì về bài thơ “bếp lửa”của Bằng Việt? (?) Lần lượt gọi từng học sinh trình bày dàn ý. (?) Trình bày phần thân bài, có mấy ý? - Giáo viên nhận xét về nội dung và cách trình bày của học sinh, kịp thời sữa các lỗi sai về bài nghị luận và cách nói của học sinh. (?) Kết bài cần khẳng định điều gì? Giáo viên nhận xét chung về nội dung và cách trình bày bài nói của học sinh. Đánh giá kết quả trình bày, cho điểm. Phụ đạo HS yếu (?) Nêu bố cục chung để nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học - Nhắc lại cách làm bài nghị luận. - Hoàn thiện bài viết này ở nhà.. - Bằng Việt là nhà thơ tiêu biểu văn học hiện đại Việt Nam, thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm… - Tình cảm quê hương, đất nước, gia đình là tình cảm đẹp trong mỗi con người, nhất là lúc đi xa… b./ Thân bài: * “Bếp lửa” khơi nguồn cảm xúc, dòng hồi tưởng về bà. (Hình ảnh, chi tiết → hình ảnh gần gũi, thân quen và người bà tảo tần, khéo léo, kiên nhẫn). Hồi tưởng kỉ niệm sống bên bà, bên bếp lửa. + Tuổi thơ: nhọc nhằn, thiếu thốn, nạn đói, mẹ cha đi công tác…, sống trong sự dạy dỗ, tình yêu của bà. + Kỉ niệm về bà – bếp lửa – tình cảm ấm áp. + Bếp lửa – quê hương → tiếng thu hú → không gian kỉ niệm có chiều sâu, nỗi nhớ thăm thẳm, vời vợi. * Suy ngẫm về bà, bếp lửa. + Người bà tảo tần, nhẫn nại, giàu câu hi sinh. hỏi + Nhóm lửa , nhóm niềm tin, tu từ tình yêu nâng bước người cháu trên chặng đường dài. c./ Kết bài: - Người bà, bếp lửa là hình tượng của sự sống lớn lao cao cả của con người. - Tình yêu và lòng biết ơn người bà là khởi đầu của tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Trình bày bài viết- nhận xét: - Học sinh trình bày bài viết và giáo viên nhận xét. GV củng cố cho HS yếu 1/ Mở bài: - Nêu tác giả, Tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác,Bước đầu nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ về bài thơ (Nếu là đoạn thơ -nêu rõ vị trí của nó trong bàivà nêu khái quát nội dung cảm xúc của nó) 2/ Thân bài: - Suy nghĩ, đánh giá về nội dung: SD các thao tác phân tíchtổng hợp. lí lẽ, dẫn chứng… - Suy nghĩ, đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm 3/ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ - Liên hệ với bản thân. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Nhắc lại cách làm bài nghị luận. - Hoàn thiện bài viết này ở nhà. * Bài mới: Xem trước bài “Chương trình địa phương” phần tập làm văn. E. RÚT KINH NGHIỆM: + Học sinh: ........................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ . + Giáo viên : ......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ............................................................................................................................................................ . .------------------------------------------ & ------------------------------------------- Tuần: 28 Ngày soạn: 20/ 03/ 2016 Tiết PPCT: 138 Ngày dạy : 23/ 03/ 2016 Tập làm văn: CHƯƠNG. TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tập làm văn). A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống - Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương. - Tạo lập được văn bản viết về sự việc hiện tượng của đời sống ở địa phương B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương - Những sự việc hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương. 2. Kĩ năng: - Suy nghĩ đánh giá sự việc hiện tượng trong thực tế ở địa phương - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. 3. Thái độ: - Biết cách đánh giá về một sự việc hiện tượng trong thực tế ở địa phương D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 9A1 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) Lớp: 9A3 : Sĩ số: … Vắng:……..(P:…………………………; KP:…………………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới : GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * HOẠT ĐỘNG 1: Nêu các vấn đề ở địa phương, đặt ra một đề bài để trình bày GV cho học sinh trao đổi những hiện tượng ở địa phương cần được biểu dương hay phê phán. HS trao đổi GV định hướng bổ sung -Các hiện tượng ở địa phương: + phong trào giúp nhau làm kinh tế. + Phong trào xanh- sạch –đẹp + Một số hủ tục như:. NỘI DUNG BÀI DẠY I. CÁC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG: 1 HS trao đổi các hiện tượng ở địa phương : a) Hiện tượng cần được biểu dương: - Phong trào giúp nhau làm kinh tế. - Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư. - Phong trào xanh- sạch- đẹp ở cộng đồng dân cư. b) Hiện tượng cần được lên án. -Tệ nạn: rượu chè, cờ bạc. -Mê tín dị đoan như: bói toán, lên đồng … - Tệ nạn ma tuy, mại dâm … 2 HS trình bày phần tìm hiểu của mình. ( HS tự làm ở nhà) II. LUYỆN TẬP: Yêu cầu về cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương. 1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. 2. Cách làm:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> rượu chè, cờ bạc, ma tuý , mại dâm + Mê tín dị đoan như: bói toán, lên đồng … + Tệ nạn ma tuy, mại dâm … * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập - GV gọi một số em lên trình bày phần tìm hiểu của mình HS góp ý kiến bổ sung GV chốt lại phần trọng tâm GV cho điểm.. - Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống: gương người tốt việc tốt, học sinh nghèo vượt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập... + Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội... + Vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội... - Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc, hiện tượng đó + Thái độ khen, chê; đồng tình, phản đối...Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ... 3. HS lập dàn ý: Đề bài : Hiện nay, diện tích rừng đang bị thu hẹp, rừng bị tàn phá rất nhiều. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. * Dàn ý: + Mở bài: - Giới thiệu về thực trạng rừng hiện nay - Suy nghĩ chung của người viết + Thân bài : * Thực trạng: rừng bị tàn phá để làm rẫy, diện tích đất rừng bị thu hẹp do tập quán du canh du cư của đồng bào miền núi. VD : rừng ở Quảng Nam, rừng ở Tánh Linh (Bình Thuận), rừng ở Lâm Đồng… * Nguyên nhân: Đốt nương làm rẫy, du canh du cư ở các đồng bào miền núi Khai thác lâm sản để bán, hoặc khai thác vàng trái phép khiến nhiều vùng đất bị đào xới… * Hậu quả: Rừng bị tàn phá, đất không còn độ che phủ dẫn đến xói mòn đất, rửa trôi, lũ lụt ở thượng nguồn hằng năm Nguồn cung cấp oxi cho con người không còn, dẫn đến khói bụi, ngột ngạt, bầu không khí ô nhiễm Cạn kiệt nguồn lợi từ lâm sản, động vật rừng không còn chổ trú ẩn dẫn đến nạn diệt chủng, thực vật rừng, những cây thuốc quý bị mất nguồn gen… * Giải pháp: Nhân dân, cùng các ngành, kiểm lâm, các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ chống lại lâm tặc phá rừng - Khuyến khích bà con dân tộc miền núi định canh, định cư, hướng dẫn họ các phương pháp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Trồng lại rừng mới và chăm sóc rừng (giao cho nhân dân quản lí) Tái tạo rừng đầu nguồn, các loại gỗ quý, bảo tồn động thực vật quý hiếm của rừng… * HOẠT ĐỘNG 3: III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm Hướng dẫn tự học Về nhà làm lại bài vào truyện, đoạn trích.Chuẩn bị cho tiết trả bài. * Bài mới: Biên bản vở soạn vào vở soạn E. RÚT KINH NGHIỆM: + Học sinh: ........................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ . + Giáo viên : ......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(7)</span> ............................................................................................................................................................ . .------------------------------------------ & -------------------------------------------. Tuần: 28 Tiết PPCT: 139, 140. Ngày soạn: 14/ 03/ 2016 Ngày dạy : 22/ 03/ 2016. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 A. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,.…..trong quá trình làm bài. - Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, …) - Cẩn thận, rút kinh nghiệm trong bài trắc nghiệm và tự luận B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Tự luận - Học sinh viết tại lớp 90 phút. C. BIÊN SOẠN CÂU HỎI: Đề bài: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc…” Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung –cho đất nước. D.HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: * Yêu cầu về nội dung: - Đề bài yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ để cảm nhận và suy nghĩ về tình cha con trong bài thơ. * Yêu cầu về hình thức: - Bố cục các phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả. - Diễn đạt lưu loát, lập luận sắc sảo, tình cảm chân thật. Phần MỞ BÀI. Hướng dẫn chấm Điểm - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nhận xét, đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản 0.75 Đ - Hs bám sát vào nội dung 2 khổ thơ phân tích nội dung và nghệ thuật chính để làm nổi rõ khát vọng sống hòa nhập và ước nguyện được cống hiến của nhà thơ. THÂN - Trong cái ước mơ chung cho đất nước, nhà thơ cũng gửi gắm niềm mơ 7.5 Đ.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> BÀI. ước riêng thật giản dị: (khổ 1) Ta làm con chim hót ..................................... Một nốt trầm xao xuyến - Không mơ ước ngững gì to tát, cao siêu ; nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót để cất lên tiếng hót lảnh lót như con chim chiền chiện, góp phần làm cho mùa xuân quê hương thêm rạo rực, sống động. - Nhà thơ nguyện làm một cành hoa, một cành hoa nhỏ bé trong trắng tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân quê hương đất nước. - Thế rồi không mơ làm một nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm nhường làm một nốt trầm xao xuyến lòng người. Nốt trầm ấy có thể chỉ là một nốt phụ nhưng không thể thiếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản hoà ca - Thanh Hải rất có ý thức về sự đóng góp, dâng hiến của mình. Đó là những cống hiến rất nhỏ bé. Dù nhỏ bé, lặng thầm nhưng cái tinh túy nhất, cao đẹp nhất của chình mình (xao xuyến) cho cuộc đời chung.) - Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị nhưng khong kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ - Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta ; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người : tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước!) Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời - Một sáng tạo độc đáo trong sự kết hợp hình ảnh cùng từ “mùa xuân”. Đã có biết bao định ngữ gắn với mùa xuân: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân hồng...với Thanh Hải đó là “mùa xuân nho nhỏ”. - Từ láy “nho nhỏ” lung linh, tỏa sáng trong ước nguyện chân thành của nhà thơ được nói ở khổ thơ trên. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được thêu dệt từ tiếng chim hót, từ một nhành hoa, từ nốt trầm xao xuyến mà nhà thơ đã khát khao được hóa thân. - Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ. Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “Mùa xuan nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có một mùa xuân lớn lao của dân tộc.) - Điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước: Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc - “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, gái cũng như trai. - Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiến tuyệt đối! Phải chăng đó chính là lẽ sống đầy.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> trách nhiệm mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta? KẾT - Nêu nhận xét chung, đánh giá chung của riêng em về đoạn thơ. BÀI - Nhận ra tâm niệm của Thanh Hải: vấn đề lẽ sống, ý nghĩa của đời sống 0.75 Đ con người. - “Mùa xuân nho nhỏ” thật sự đã góp thêm cho đời một khúc ca xuân. -> Trình bày sạch, đẹp (1 đ) * Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. E. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ……………………………………………………………………………………………………… ….. ……………………………………………………………………………………………………… ….…………………………………………………………………………………………… E. RÚT KINH NGHIỆM: + Học sinh: ........................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ . + Giáo viên : ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ . .------------------------------------------ & -------------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> " ếu là con chim, chiếc lá,/ Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ N Lẽ nào vay mà không trả,/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu) Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện “tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhât trong hai khổ thơ 4,5: Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên , lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết : Ta làm con chim hót,Ta làm một cành hoa.Ta nhập vào hoà ca,Một nốt trầm xao xuyến" " Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác: Một mùa xuân nho nhỏ /Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc. Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ. Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.. a. Mở bài - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nhận xét, đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản b.Thân bài - Hs bám sát vào nội dung 2 khổ thơ phân tích nội dung và nghệ thuật chính để làm nổi rõ khát vọng sống hòa nhập và ước nguyện được cống hiến của nhà thơ. - Trong cái ước mơ chung cho đất nước, nhà thơ cũng gửi gắm niềm mơ ước riêng thật giản dị: (khổ 1) Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến + Nội dung khổ 1 - Vì sao nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến lòng người ? (Không mơ ước ngững gì to tát, cao siêu ; nhà thơ chỉ ước được làm một tiếng chim hót để cất lên tiếng hót lảnh lót như con chim chiền chiện, góp phần làm cho mùa xuân quê hương thêm rạo rực, sống động. Nhà thơ nguyện làm một cành hoa, một cành hoa nhỏ bé trong trắng tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân quê hương đất nước. Thế rồi không mơ làm một nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm nhường làm một nốt trầm xao xuyến lòng người. Nốt trầm ấy có thể chỉ là một nốt phụ nhưng không thể thiếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản hoà ca - Thanh Hải rất có ý thức về sự đóng góp, dâng hiến của mình. Đó là những cống hiến rất nhỏ bé. Dù nhỏ bé, lặng thầm nhưng cái tinh túy nhất, cao đẹp nhất của chình mình (xao xuyến) cho cuộc đời chung.) + Nghệ thuật khổ 1 - Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh ? (Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị nhưng khong kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ) - Cách xưng hô thay đổi “tôi-ta”? (Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta ; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người : tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước!) Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời - Một sáng tạo độc đáo trong sự kết hợp hình ảnh cùng từ “mùa xuân”. Đã có biết bao định ngữ gắn với mùa xuân: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân hồng...với Thanh Hải đó là “mùa xuân nho nhỏ”. Từ láy “nho nhỏ” lung linh, tỏa sáng trong ước nguyện chân thành của nhà thơ được nói ở khổ thơ trên. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được thêu dệt từ tiếng chim hót, từ một nhành hoa, từ nốt trầm xao xuyến mà nhà thơ đã khát khao được hóa thân. Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ. Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “Mùa xuan nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có một mùa xuân lớn lao của dân tộc.) - Điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc - “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, gái cũng như trai. - Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiến tuyệt đối! Phải chăng đó chính là lẽ sống đầy trách nhiệm mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta? Nêu nhận xét chung, đánh giá chung của riêng em về đoạn thơ. - Nhận ra tâm niệm của Thanh Hải: vấn đề lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người. - “Mùa xuân nho nhỏ” thật sự đã góp thêm cho đời một khúc ca xuân..
<span class='text_page_counter'>(13)</span>