Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BT ky nang chinh tri Maclenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.18 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề 1. Tại sao có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu?</b>


<b>Bài làm</b>

:


Triết học Mác xuất hiện vào những năm giữa và cuối thế kỉ XIX. Sự xuất hiện của triết
học Mác là một tất yếu lịch sử, một hiện tượng hợp qui luật biện chứng, khách quan và qui luật
phát triển tư duy với sự sáng tạo thiên tài của các nhà sáng lập Mác và Ăngghen. Nó ra đời là do
những đòi hỏi bức thiết của điều kiện về kinh tế -xã hội, lý luận và khoa học trong xã hội tư bản
lúc bấy giờ chứ hoàn tồn khơng phải là một điều gì đặc biệt hay một sự độc thoại và tự dành
cho mình quyền được áp đặt sự phát ngôn chân lý cuối cùng như các học giả tư sản thường tuyên
truyền. Chúng ta thấy rằng đã có sự hiện diện của các tiền đề về mặt kinh tế -xã hội, lý luận và
khoa học tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi và cấp thiết cho sù ra đời của triết học Mác. Triết học
Mác thực sự đã là sự kết tinh tất cả những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn học và các
khoa học khác của lịch sử nhân loại vào thời điểm ra đời đó. Đặc biệt triết học Mác - khác với
các triết học trước đã - là sự tiếp thụ và kế thừa một cách có chọn lọc, có tính phê phán những tư
tưởng triết học của nhân loại nói chung và của nền triết học Đức nói riêng, đồng thời tiếp thu kế
thừa cả các di sản của các khoa học khác một cách hết sức sáng tạo. Hơn thế nữa sự ra đời của
triết học Mác còn là một bước ngoặt cách mạng, là đỉnh cao trong sự phát triển lý luận triết học.
Chính triết học Mác đã mở ra một thế giới quan và phương pháp luận hoàn toàn mới mẻ, tiến bộ
và khoa học cho tồn nhân loại nói chung và cho giai cấp vơ sản nói riêng. Và tiếp theo đến lượt
nó triết học Mác lại tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển toàn diện của các lĩnh vực khoa
học và đời sống xã hội, đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển “sau
triết học Mác”.


Dưới đây chúng ta sẽ đi vào làm sáng tỏ những luận điểm chứng minh cho sự ra đời một
cách tất yếu của triết học Mác từ các tiền đề về kinh tế-xã hội, lý luận, khoa học tự nhiên đồng
thời chỉ rõ thực chất bước ngoặt cách mạng và ý nghĩa của nó đem lại trong triết học do C.Mác
và Ph.Ăngghen thực hiện.


<b>* Các tiền đề cho sự ra đời một cách tất yếu của triết học Mác. </b>
<b>1- Các tiền đề về mặt kinh tế - xã hội: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thống trị xã hội chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất lớn hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.


Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNTB đã làm cho các mâu thuẫn xã hội vốn có của
nó bộc lộ ngày càng gay gắt (mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa). Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã mang ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc
khởi nghĩa của thợ dệt Liông (Pháp) năm 1831 và lại nổ ra năm 1834 đã vạch ra một điều bí mật
quan trọng - đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội, giữa giai cấp của những người
có của và giai cấp của những kẻ khơng có gì hết... Ở Anh có phong trào Hiến chương (vào cuối
những năm 30) đây là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thực sự có tính chất quần
chúng và tính chất chính trị. Nước Đức còn đang ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản,
song phong trào vô sản cũng đã được phát triển: Từ cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt ở Xilêdi
năm 1844 đến sự xuất hiện của “Đồng minh những người chính nghĩa” - mét tổ chức vơ sản cách
mạng. Các cuộc đấu tranh này đã chứng tỏ sự trưởng thành, lớn mạnh của giai cấp vô sản
và phong trào cơng nhân cả về qui mơ và tính chất và họ đã trở thành lực lượng đối kháng với
giai cấp tư sản. Đồng thời nó cũng chứng tỏ một điều hết sức quan trọng là vai trò lịch sử của
giai cấp tư sản như là một lực lương cách mạng vàtiến bộ của xã hội đã đến hồi kết.


Nhưng khách quan nhìn nhận chúng ta thấy rằng phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân ở các nước tư bản phát triển lúc này vẫn còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức do chưa có
được một nhận thức đầy đủ về cơ sở, mục đích, bản chất của cuộc đấu tranh và sứ mệnh cao cả
của giai cấp vơ sản. Tất cả những điều đó đã đặt ra một đòi hỏi hết sức khách quan và cấp thiết là
phải có một vũ khí lí luận khoa học có tính dẫn đường cho phong trào cách mạng để giai cấp
vô sản thực sự trở thành giai cấp tiến bộ, cách mạng được trang bị lý luận và có khả năng
thực tiễn thực hiện triệt để mục đích cuộc đấu tranh giai cấp của họ là tự giải phóng mình và tồn
thể quần chúng lao động bị áp bức bóc lột . C.Mác và Ph.Ăng-ghen sống trong thời đại đó đã
nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc trên tinh thần phê phán tất cả những gì mà tư tưởng lồi người đã
sáng tạo ra. Hơn thế nữa chính hai ơng đã thực sự chiến đấu trong phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân, khái quát những kinh nghiệm đấu tranh của phong trào công nhân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thấy ở đó vũ khí tinh thần đúng như Mác đã nói: “Cũng giống như triết học thấy giai cấp vô sản
là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vơ sản thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”.


<b>2 - Tiền đề về lí luận. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

xã hội. Ngoài ra khi từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phơbách đã vứt bỏ luôn cùng với nó
hạt nhân hợp lý là phép biện chứng. Vì vậy khi nói về Phơbách, Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng:
“Khi Phơbách là nhà duy vật thì ơng khơng bao giờ vận dụng đúng lịch sử, cịn khi ơng có tính
đến lịch sử thì ơng khơng phải là nhà duy vật, ở Phơbách lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn
tách rời nhau”.


Tuy nhiên sự ra đời của triết học Mác còn là kết quả của sự tiếp thu các tinh hoa tư
tưởng triết học của nhân loại. Một cơ sở nữa không thể thiếu được để tạo ra các quan đểm duy
vật về lịch sử trong triết học Mác và khắc phục tính chất duy tâm trong các quan niệm về xã hội
của chủ nghĩa duy vật trước Mác là việc nghiên cứu và cải tạo các học thuyết kinh tế chính trị
học của Anh với các đại biểu là A.Xmít và Đ.Ricacđơ. Mác và Ăngghen kế thừa qui luật giá trị
Tiền- Hàng-Tiền của kinh tế chính trị học Anh, và tìm ra quy luật giá trị thặng dư trong
phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến vĩ đại nhất của
Mác và Ăngghen.


Mác và Ăngghen cũng nghiên cứu và phê phán những tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa không tưởng từ năm 1843 đặc biệt là qua các đại biểu Xanh Ximơng, Phuriê và
Ơoen. Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng muốn xây dựng một xã hội cộng sản như kiểu
một xã hội tồn tại hoàn toàn tách rời khỏi xã hội hiện thực, muốn cảm hoá con người bằng tình
thương để làm gương cho giai cấp tư sản. Một “ốc đảo” mơ ước như vậy giữa trùng khơi của xã
hội tư bản hồn tồn là điều khơng tưởng và khơng chóng thì chầy nó sẽ bị biển khơi hung dữ và
bạo tàn kia nhấn chìm, nuốt chửng. Theo quan điểm của Mác và Ăng ghen trong xã hội có đối
kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trực tiếp của xã hội có giai cấp. Đấu
tranh giai cấp tất nhiên dẫn đến chuyên chính vơ sản. Chun chính vơ sản là tiếp tục đấu tranh
giai cấp để xố bỏ áp bức bóc lột tiến tới xoá bỏ giai cấp, xây dựng một xã hội khơng cịn giai


cấp - xã hội cộng sản văn minh. Nghiên cứu và phê phán tư tưởng xã hội chủ nghĩa không
tưởng đã giúp Mác và Ăngghen hiểu một cách duy vật biện chứng về đời sống xã hội và
dự báo được sự phát triển tương lai của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.


<b>3 - Tiền đề khoa học tự nhiên. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đoạn mới - giai đoạn phát triển khoa học tự nhiên lý luận. Chính sự phát triển này đã đòi
hỏi và thúc đẩy việc phải chuyển phương pháp nghiên cứu từ siêu hình, máy móc, chia cắt và
ngưng đọng các đối tượng nghiên cứu sang phương pháp biện chứng nghĩa là trình bày sự phát
triển của tự nhiên như một quá trình vận động, liên hệ và thống nhất.


Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển rất mạnh đem lại nhiều
thành tựu rực rỡ với nhiều phát minh mang tính vạch thời đại. Trong đó đặc biệt là ba phát
minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên đã có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành triết học Mác và
là tiền đề khoa học trực tiếp cho sự khái quát lý luận của triết học duy vật biện chứng. Đó là:
Định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng của Mâyơ, Giulơ, Côndinh (1842); học thuyết về
tế bào của Svan, Slâyđen và thuyết tiến hoá của Đácuyn (1859).


Với những phát minh lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho “quan niệm mới về giới tự
nhiên” đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả những cái gì , là cứng nhắc đều tan ra,
tất cả những cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta
cho là tồn tại vĩnh cửu thì trở thành nhất thời. Hơn thế nữa, người ta đã chứng minh được rằng:
toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dịng tuần hồn vĩnh cửu.


Phát minh thứ nhất cho phép vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động
khác nhau của thế giới vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong vận động và gắn liền với
vận động; trong tự nhiên có nhiều hình thức vận động và các hình thức này có thể chuyển hố
lẫn nhau, khi chuyến hố lẫn nhau năng lượng của nó được bảo tồn. Phát minh thứ hai chứng
minh cho sự thống nhất, sự phát triển từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp của thế giới sinh
vật. Nó cung cấp quan điểm DVBC tạo tính khái quát thống nhất về thế giới vật chất. Phát minh


thứ ba giải thích tính chất biện chứng của sự phát triển phong phú đa dạng của các giống loài
trong thế giới tự nhiên hữu sinh. Chứng minh con người là kết quả của sự tiến hoá của vật chất
chứ không phải là do thượng đế hay một đấng tối cao nào sinh ra. Ba phát minh này cùng với
nhiều thành tựu lớn khác của khoa học tự nhiên đã giáng một đòn rất mạnh vào chủ nghĩa duy
tâm tơn giáo và phương pháp siêu hình trong quan niệm về thế giới, nó đã tạo điều kiện cho Mác
và Ăngghen khái quát lên những luận điểm cơ bản của triết học duy vật biện chứng.


Mác và Ăng ghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử như một triết học phù hợp với sự phát triển của các khoa học cụ thể (cả các khoa học
tự nhiên và và khoa học xã hội), đồng thời trở thành thế giới quan và phương pháp luận cho các
khoa học đó.


<b>4 - Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đó là thiên tài của Mác và Ăng ghen, lập trường giai cấp vơ sản và tình bạn vĩ đại của hai ông.
Lê Nin chỉ rõ rằng: “Thiên tài của Mác chính là ở chỗ ơng đã giải đáp được những vấn đề mà tư
tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra”.


C.Mác ngoài với tư cách là một nhà khoa học vĩ đại còn là một nhà cách mạng nồng
nhiệt. Ông coi khoa học trước hết là một động lực cách mạng, triết học phải góp phần thúc đẩy
sự nghiệp tổ chức phong trào công nhân và cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ chủ
nghĩa tư bản, dành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Ơng có một trí tuệ un bác đặc biệt, có
sự nhạy cảm chính trị và tầm nhìn rộng lớn bao quát mọi lĩnh vực và ở nhiều lĩnh vực ông đã đưa
ra được những kết luận thiên tài. C.Mác đã tìm được ở Ăngghen một người cùng tư
tưởng, một người bạn, người đồng chí trung thành, người trợ lực gắn bó mật thiết trong
sự nghiệp khoa học và đấu tranh cách mạng. Nói về tình bạn vĩ đại này LêNin viết: "Giai cấp vô
sản châu âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm
chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của
đời xưa kể về tình bạn của con người”.



Trước khi học thuyết của Mác và Ăngghen xuất hiện phong trào công nhân châu Âu cịn
mang tính chất tự phát, khơng có tổ chức. Giai cấp vô sản chưa giác ngộ về địa vị thực sự
của mình, chưa thấy con đường và biện pháp đấu tranh đúng đắn chống áp bức bóc lột tư
bản. Sống trong phong trào công nhân được tận mắt chứng kiến sự bất công giữa ông chủ tư bản
và người lao động và thông cảm với họ nên Mác và Ăngghen đã đứng về phía những người cùng
khổ, đấu tranh khơng mệt mỏi vì lợi ích của họ, trang bị cho họ một công cụ sắc bén để nhận
thức và cải tạo thế giới với thiên tài khoa học, lập trường giai cấp vơ sản kiên định và tình bạn vĩ
đại. Mác và Ăngghen đã làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành khoa học.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×