Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

An Do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Ngữ Văn- Bộ môn Văn học Nước ngoài. ……………………. Văn học châu Á 2. VĂN HỌC ẤN ĐỘ- NHẬT BẢNĐÔNG NAM Á. Người soạn: TS Nguyễn Thị Mai Liên. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Ngữ Văn- Bộ môn Văn học Nước ngoài. ……………………. Chuyên đề Văn học Châu Á ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO TỚI VĂN HỌC ẤN ĐỘ- NHẬT BẢN Người soạn: TS Nguyễn Thị Mai Liên. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BÀI 1 ---------------------------------. ẤN ĐỘ ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI TÔN GIÁO-TRIẾT HỌC. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cấu trúc bài giảng Ấn Độ Đất nướcCon ngườiTôn giáo-Triết học. A. Đất nước:. B. Con người. I. Địa lý II. Lịch sử. I. Chủng tộc II. Đẳng cấp. C.Tôn giáoTriết học I. Đặc điểm chung II. Phật giáo III. Hindu giáo 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. Đất nước -----------------------------. I. Địa lý 1. Vị trí địa lý • Ấn Độ nằm ở Nam Á • Đó là một bán đảo rộng lớn, xưa rộng > 5 triệu km2, nay rộng > 3triệu km2. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Đất nước Ấn Độ giống như một thạch nhũ khổng lồ hình tứ giác nằm vắt qua xích đạo. Đáy là dãy Himalaya án ngữ phía bắc Đỉnh là mũi Comorin. Cạnh đông tiếp xúc với vịnh Bengal. Cạnh tây với biển Ả rập. Nam với Ấn Độ Dương.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A. Đất nước. 2. Địa hình: 3 khu vực lớn a. Vùng núi Himalaya: Là dãy núi hùng vĩ dài 2600 km. Các đỉnh núi quanh năm tuyết phủ nên được gọi là “lâu đài tuyết trắng”, “bông sen trắng vĩ đại” Núi Himalaya tác động sâu sắc đến suy tư, cá tính Ấn Độ cũng như mọi mặt của đời sống Ấn Độ. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Himalaya- “Lâu đài tuyết trắng”. o/desktopwallpapers/thumb/mountains-of-himalaya.jpg. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Himalaya“Bông sen trắng vĩ đại”. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. Đất nước b. Đồng bằng Ấn - Hằng Rộng lớn và màu mỡ bậc nhất thế giới đựơc bồi đắp bởi sông Hằng (3100km) và sông Ấn (2900km) Đây là 2 con sông linh thiêng với người Ấn Độ.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sông Hằng- sông Mẹ linh thiêng của người Ấn Độ. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lễ hội tắm sông Hằng (Kumbh Mela). 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nữ thần sông Hằng. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sông Ấn. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> A. Đất nước c. Cao nguyên Đêcan Đất đai cằn cỗi nhưng lưu giữ nhiều dấu tích của những nền văn minh cổ xưa. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> A. Đất nước 3. Khí hậu: có 2 bộ mặt • Mẹ hiền: mưa thuận, gió hoà • Phù thuỷ: nắng nóng, lũ lụt, hạn hán > > Thái độ của con người với thiên nhiên cũng có 2 mặt: chấp nhận và chối bỏ. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> A. Đất nước II. Lịch sử: 4 thời kỳ 1. Tiền sử (-2700 > - 1700): văn minh sông Ấn - Nền văn minh sông Ấn được phát hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX bởi John Marsall ở 2 thành phố Mohenjo- Daro và Harappa bên bờ sông Ấn. - Có tính chất đô thị - Ý nghĩa: làm đảo lộn quan niệm cố hữu cho rằng văn minh Ấn Độ ngày nay do người Arya du nhập mang vào. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> A. Đất nước 2. Thời cổ đại (-1700>700): Các cuộc xâm nhập - 1500, người Arya vào Ấn Độ • Người Arya (ở Iran, vùng Airyana Yoyo) > Châu Âu (tiền sử) > Ấn Độ (-1500) • Văn minh Arya có tính chất bán du mục. • Ý nghĩa: văn minh Arya + văn minh bản địa = nền tảng chủng tộc và văn minh Ấn Độ ngày nay. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> A. Đất nước 3. Thời trung đại (700- 1700): Cuộc tổng hợp văn hoá Ấn- Hồi Các quốc gia Hồi giáo xâm lược (Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ) > Cuộc tổng hợp văn hoá Ấn- Hồi.. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> A. Đất nước 4. Thời cận- hiện đại (1700 > nay) • Trở thành thuộc địa của Anh: 1763, Anh toàn quyền xâm nhập Ấn Độ. 1877, thiết lập quyền thống trị trên đất Ấn. • Phong trào Phục Hưng: cải cách trên 3 phương diện (tôn giáo- chính trị- văn học)  thành lập Đảng Quốc dân Đại hội  giành độc lập 1947  tuyên bố chính thể Cộng hoà 1950 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> A. Đất nước 5. Đặc điểm chung • Có lịch sử lâu đời • Liên tục và nhất quán giữa quá khứ và hiện tại • Không có nhiều sức mạnh quân sự chống ngoại xâm. Để đương đầu với ngoại bang, nó chọn con đường đối thoại và hoà hợp. Ngoại nhân dần dần bị Ấn Độ hoá.. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> B. Con người I. Chủng tộc: rất phức tạp, có 2 chủng tộc chính • Người Dravidia: chủ nhân của nền văn minh sông Ấn. Đặc điểm chủng tính: Da sẫm, mũi thấp, vóc dáng nhỏ bé. • Người Arya: vào Ấn Độ khoảng -1500. Đặc điểm chủng tính: Da trắng, mũi cao, vóc dáng cao lớn. Họ gọi họ là Arya nghĩa là cao quý.. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> B. Con người II. Đẳng cấp: • Hệ thống: gồm 4 bậc chính -Bàlamôn: tu sĩ, tăng lữ> chăm lo đời sống tinh thần. - Kshatriya: vua chúa, chiến binh> chiến đấu, cai trị - Vaisya: thương nhân, thợ, nông dân, địa chủ > chămlo đời sống vật chất. - Shudra: nô lệ > phục vụ 3 đẳng cấp trên ……………… Paria: ngoài đẳng cấp 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> B. Con người. * Nguyên nhân? Do ảnh hưởng của đạo Hindu. Đạo Hindu do người Arya sáng lập khi vào Ấn Độ. Họ muốn bảo vệ sự thuần khiết của dòng máu mà họ cho là cao quý.. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> B. Con người. * Biểu hiện chủ yếu: trong hôn nhân và ăn uống • Phân biệt với giai cấp: dựa trên các tiêu chí khác nhau • Hệ quả: - Tích cực: tạo sự bình ổn cho xã hội - Có những lạm dụng bất công.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> B. Con người * Các tư tưởng gia lỗi lạc đều đả phá • Đức Phật: “Không có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn. Tình thương là sợi dây liên hệ giữa mọi người” • M. Gandhi: “Chế độ đẳng cấp là một điều lạc hậu và lỗi thời. Nó phải ra đi nếu cả Ấn Độ giáo lẫn Ấn Độ muốn tồn tại và phát triển”. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> C. Tôn giáo- triết học I.. Đặc điểm chung:. 1.. Ấn Độ là dân tộc mộ đạo và trọng triết học bậc nhất thể giới. Đây là quê hương của 2 trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới và là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo > Ấn độ trở thành “tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học” (N. Menon). 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> C. Tôn giáo- triết học 2. Các tôn giáo chung sống hoà thuận Vì người Ấn Độ không bao giờ ảo tưởng rằng mình có chân lý cuối cùng, chân lý tuyệt đối. Với họ chân lý có nhiều phương diện, mỗi người chỉ có thể tiếp cận một phương diện của chân lý. “Một câu hỏi vĩnh cửu về chân lý đã trở nên cách sống Ấn Độ” (N.Menon) (So sánh truyện Thầy bói xem voi) 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. Tôn giáo- triết học 3.Các tôn giáo đồng thời hàm chứa các hệ thống tư tưởng triết học nhân sinh: Có hai hệ thống triết học chính: • Hữu (Astika): chính thống, thừa nhận quyền uy và giáo lý Veda (Hindu giáo) • Vô (Nastika): phi chính thống, phủ nhận quyền uy và giáo lý Veda (Phật giáo).. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> C. Tôn giáo- triết học 4. So sánh với triết học Trung Hoa. Trung Hoa:. Ấn Độ:. •Có khuynh hướng phận sự làm người qua các giềng mối từ gia đình đến xã hội •Hệ lụy •Hiện thực •Nhập thế. •Có khuynh hướng giải thoát ra khỏi những điều kiện không gian- thời gian •Tự do •Siêu nhiên •Xuất thế. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> C. Tôn giáo- triết học III. Hindu giáo  Thời tiền sử: a. Tín ngưỡng thần linh đối với một số động, thực vật b. Thờ Thần Mẹ (tượng phụ nữ) và nguyên lai thờ Shiva (yogi) c. Thờ Linga và Yoni. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Thần Shiva và Thần bò Nandin- Đất mầm nuôi dưỡng. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Thần Vishnu nằm nghỉ trên rắn thần Sesa. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Shiva và thần bò Nandin. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Linga và Yoni. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Tháp Chàm có hình dáng Linga. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Thần Mẹ Đêvi và thần Shiva cùng con trai. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> C. Tôn giáo- triết học 2. Thời Veda (-1700 > -800) • Kinh Veda là kinh điển sớm nhất của người Arya đặt nền móng cho Hindu giáo về thần phả, giáo lý và nghi thức. • Đó là lời tụng ca các thần được các tu sĩ đọc trong lễ hiến tế cầu xin các thần ban ân phước. • Hindu giáo giai đoạn này bản chất là tôn giáo hiến tế 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> C. Tôn giáo- triết học Nguyên nhân hiến tế: Rta (Rita) • Nghĩa đen: quy luật vận hành của khớp xương để cơ thể vận động nhịp nhàng • Nghĩa bóng: quy luật vận hành của vũ trụ để vũ trụ trở thành đại hoà điệu.. Rta (Hài hoà) = Trao (bổn phận) và Nhận > Bổn phận con người: trao lại năng lượng cho thần qua lễ vật dâng trong lễ hiến tế.. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> C. Tôn giáo- triết học. 3. Thời Upanishad (-800 > - 400) • Upanishad là pho áo nghĩa thư tập hợp tư tưởng của nhiều thế hệ triết gia- đạo sĩ • Thời đại ra đời: thời đại trục. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> C. Tôn giáo- triết học * Đặc tính của Upanishad • Thời Veda, con người tin rằng bằng tế tự, con người có thể hoà hợp với vũ trụ, điều khiển được thần linh > ban ân phước. • Thời Upanishad, con người tin vào sức mạnh trí tuệ của mình. Bằng sự hiểu biết con người có thể hoà hợp vũ trụ, đem lại hạnh phúc cho mình. • Tri thức mà họ theo đuổi nằm trong ba cặp phạm trù chủ yếu của Upanishad. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> C. Tôn giáo- triết học a. Linh hồn Vũ Trụ- Linh hồn cá thể (Brahman và Atman) • Brahman: Là bản chất đồng nhất và bất biến của vạn vật trong vũ trụ. “Cái do đấy vạn vật sinh ra, cái nhờ đấy vạn vật trưởng thành, cái vạn vật trở về hoà nhập sau khi chết. Cái đó là Brahman” (Varu trả lời Brighu). • Atman: là phần trường tồn, bất biến của mỗi sự vật sinh ra từ Brahman, trở về hoà nhập với Brahman sau khi thân xác tan rã. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> C. Tôn giáo- triết học * Quan hệ Mỗi Atman chỉ là một mảnh, một biểu hiện của Brahman- như không khí trong bình với không khí ngoài bình, như giọt nước với đại dương. > Tư tưởng Ahimsa (Bất tổn sinh) > Nhân sinh quan: sống từ bi, bác ai > Vũ trụ quan: hoà hợp với thiên nhiên > Nhận thức luận: đề cao hiểu biết viên mãn (Vijnana) hơn là hiểu biết tri thức (Jnana). 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> C. Tôn giáo- triết học b. Bổn phận và Giải thoát (Dharma và Moksha) • Dharma (Bổn phận): “nguyên lý, quy luật khách quan đem lại sự điều hoà cho vũ trụ, xã hội về mọi phương diện” • Quy luật đó là: Người nào cũng phải thực hiện bổn phận (Trao) và sẽ được nhận > xã hội sẽ hài hoà. • Dharma phụ thuộc vào: + Địa vị gia đình + Đẳng cấp xã hội + Chặng đời phát triển 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> C. Tôn giáo- triết học Mỗi giai đoạn có bổn phận khác nhau (1)Brahman-Charya: độc thân, trau dồi tri thức (2)Grahasthya: trưởng thành, thi hành bổn phận với gia đình, xã hội(Dharma), hưởng thụ của cải (Athar), hạnh phúc lứa đôi (Kama) (3)Vanaprastha: Vào rừng khổ hạnh (4)Sanyasa: từ bỏ gia đình xã hội vào rừng giải thoát. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> C. Tôn giáo- triết học > “đời sống toàn diện”: • Quá trình sống là quá trình tìm kiếm bốn mục tiêu cơ bản: Của cải (Athar)-Tình Yêu (Kama)- Bổn phận (Dharma)- Giải thoát (Moksha). Ba mục tiêu đầu chỉ là “ga xép”. Đích cuối là giải thoát. • Nguyên nhân sống đời sống toàn diện: phải thực nghiệm cuộc sống trần tục để hiểu thế nào là khổ đau, là “buồn nôn” > khát khao giải thoát triệt để.. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> C. Tôn giáo- triết học *Moksha(Giải thoát) : là một trạng thái tinh thần đạt đến khi ta thoát khỏi mọi giới hạn thân xác, vô minh và khổ đau, không lưu luyến bất cứ giá trị trần gian nào, chỉ còn lại sự an lạc, an tịnh của tâm hồn.. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> C. Tôn giáo- triết học. Con đường đi đến giải thoát Trình độ tâm linh khác nhau nên có nhiều con đường đi tới giải thoát. Tuy nhiên nguyên lý chung là: khi nào linh hồn cá thể thức tỉnh, đồng nhất với linh hồn vũ trụ, rời bỏ ý thức lấy cái tôi làm trung tâm (nỗ lực đẩy bật nắp bình), chừng đó sẽ giải thoát.. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> C. Tôn giáo- triết học Có ba con đường chính • Con đường tri thức (Jnana): tu hành khổ hạnh, rũ bỏ mọi cám dỗ vật chất (Yoga) • Con đường hành động (Karma marga): Thực hiện hành động vô cầu • Con đường sùng tín (Bhakti marga): Dâng tình yêu lên Đấng Tối Cao. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> C. Tôn giáo- triết học c. Nghiệp báo- Luân hồi (Karma và Samsara) Tuy nhiên chừng nào chưa giác ngộ và thực hiện giải thoát, con người còn bị ràng buộc trong vòng sinh tử luân hồi bất tân. Nguyên lý chi phối điều động vòng luân hồi (samsara) ấy là nghiệp báo (karma). 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> C. Tôn giáo- triết học • Karma: nghĩa gốc là hành động > hậu quả mà chính người gây ra phải gánh chịu. Định mệnh là cái mà mỗi người tự tạo cho chính mình • Samsara là quan niệm cuộc sống hiện tại chỉ là một vòng quay trong một chuỗi những vòng đời sinh tử từ quá khứ tới tương lai. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Bánh xe luân hồi. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> C. Tôn giáo- triết học. 4. Thời sử thi (- 400 > 1000) Tư tưởng Hindu giáo gửi vào trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. Các học giả Hindu gọi là các Dharmasastra- sách dạy về bổn phận cho đẳng cấp Kshatriya để đi tới giải thoát. Đó là con đường thực hiện hành động vô cầu.. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> C. Tôn giáo- triết học 5. Thời Trung đại (TK X-XVIII). * Nhấn mạnh giá trị đạt tới giải thoát bằng con đường sùng tín. * Trước sức tấn công mạnh mẽ của Hồi giáo, Hindu giáo tự mình canh tân bằng cách cởi mở nhấn mạnh vào con đường dễ đi nhất. Thơ sùng tín là tiếng nói của tôn giáo phóng khoáng này.. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> C. Tôn giáo- triết học. 6. Thời Cận hiện đại (từ TK XVIII đến nay) Thế kỷ XIX xuất hiện các phong trào cải cách Hindu giáo nhằm chắt lọc để hồi sinh giá trị đích thực của nó, gạt bỏ hủ tục lạc hậu, lỗi thời.. 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> C. Tôn giáo- triết học II. Phật giáo • Phật giáo là một trong 2 tôn giáo lớn nhất Ấn Độ và là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới. • Là tôn giáo= hệ thống triết học nhân sinh sâu sắc • 2500 qua, Phật giáo toả bóng mát trên toàn thế giới • Phật giáo gồm 3 bộ phận: Phật- Pháp- Tăng (Tam bảo) 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> C. Tôn giáo- triết học. A. Đức Phật • Đức Phật vốn là hoàng tử của nước Sakya (Thích Ca) • Tên thật của ngài là Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) • Ngài sinh năm 625 tr CN 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Đức Phật. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Từ cung trời, Bồ Tát nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương giáng trần. 60

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Hoàng hậu Ma Da(Sirimahamaya) nằm mơ thấy mình gặp voi trắng. 61 M_QBs/s800/32.jpg.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Bồ Tát đản sinh. 62 _QBs/s800/32.jpg.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Hoàng tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara). 63

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Hoàng tử chứng kiến các cảnh: sinh-lão-bệnh-tửnhà tu hành. 64 g.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Ngài từ biệt vợ con lần cuối. 65

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Hoàng tử ra đi tìm con đường độ đời. 66

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Ngài xuống tóc. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ngài tu hành khổ hạnh 6 năm, thân thể suy kiệt. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Ngài nhận bát sữa của nàng Sujata. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ngài ngộ đạo dưới bóng bồ đề. 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Sắc dục không quấy nhiều đựơc ngài. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Ngài nhận lời đi hoằng pháp. 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Bài thuyết pháp đầu tiên cho năm đệ tử cũng là năm người bạn của ngài. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Thuyết pháp cho công tử Yasa. 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Thuyết pháp cho 1250 tỳ kheo. 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Đức Phật cho con trai của ngài xuất gia. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Đề Bà Đạt Đangười luôn chống lại đức Phật. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Đức Phật nhập Niết Bàn. 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Chiến tranh vì Xálợi Phật. 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> C. Tôn giáo- triết học B. Pháp (căn bản tư tưởng của Phật giáo nguyên thuỷ): Tứ diệu đế 1.Khổ đế: Chân lý về bản chất sự khổ trên đời 2.Tập đế: Chân lý về sự tích tập nguyên nhân đau khổ Vô minh > ngã chấp > Tham, sân, si > Khổ > hằng thường > Khổ 3.Diệt đế: Chân lý về sự tiêu diệt nguyên nhân dẫn đến đau khổ Giác ngộ > vô ngã > rũ bỏ tham, sân, si > vô thường > Niết Bàn(Nirvana, Nibbana) 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Ngũ uẩn? • Là nỗi khổ thứ tám của con người. • Phật cho rằng con người do năm thành phần tạo nên là vật chất, cảm giác, tri giác, ý chí, nhận thức gọi là ngũ uẩn. • Nhưng con người không tồn tại mãi mãi. Những thành tố cấu thành con người chẳng mấy là tan rã. Cái khổ này bao hàm cả nỗi khổ sinh học và tâm lý học.. 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Thập nhị nhân duyên? Sơ đồ trình bày lập luận của Phật về chuỗi nguyên nhân dẫn đến khổ đau: (12). Già chết (Lão- Tử) khâu cuối cùng của sinh mệnh do đâu mà có? Đó là do (11).Sinh (sinh) sinh do đâu mà có? Do (10).Ý muốn sinh tồn, hiện hữu (hữu): Do đâu mà có ý muốn này? Do (9).Sức bám vào sự sống (thủ): là sức mạnh thúc đẩy con người bấu víu vào sự sống? Do 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> (8).Lòng khao khát, ham muốn(ái)? Do đâu mà có? Do (7).Cảm giác, tình cảm (thụ): là sự cảm thụ sinh ra trong lòng người do giác quan mang lại. Do đâu mà có? Do (6).Cảm xúc (xúc): sự tiếp xúc giữa giác quan con người với những vật thể bên ngoài. Do đâu mà có? Do (5).Sáu giác quan (lục căn): mắt, mũi, tai, miệng, da thịt, và một giác quan thuộc tinh thần gọi là thức. Lục căn do đâu mà có? Do 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> (4).Cơ chế tâm linh- hình hài (danh và sắc): tức là ý thức tâm linh và hình hài. Do sự kết hợp hai yếu tố đó mà hình thành con người. Do đâu mà có danh sắc? Do (3).Ý thức (thức): là ý thức ban sơ của bào thai.Yếu tố này có là do (2). Ý chí (hành): ý chí có là do (1). Ngu tối, mù quáng (vô minh): Đây là nguyên nhân đầu tiên của chuỗi nguyên nhân đưa đến sự sống, sinh mệnh của con người. 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> C. Tôn giáo- triết học 4. Đạo đế: chân lý về con đường thoát khổ đau (Bát chánh đạo) * Chánh kiến (Right View): hiểu biết đúng đắn - Rũ bỏ mê tín, sùng bái thần thánh - Tin vào sự bình đẳng, dựa vào chính mình • Chánh tư duy (Right mental Resolve): suy nghĩ đúng đắn • Chánh ngữ (Right Speech): lời nói đúng đắn • Chánh nghiệp (Right Action): hành động đúng đắn 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> C. Tôn giáo- triết học • Chánh mạng (Right Livelihood): kiếm sống bằng nghề đúng đắn • Chánh niệm (Right Mindfulness): luôn tâm niệm điều thiện • Chánh tinh tiến (Right Effort): siêng năng phấn đấu để tiến bộ • Chánh định (Right Concentration): tập trung tinh thần để dẫn tới giác ngộ và giải thoát.. 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> C. Tôn giáo- triết học Trung đạo thực chất là. • Tránh xa điều tội lỗi • Công đức xây đắp nhiều • Thanh tịnh cho đầu óc • Đó là lời Phật dạy Lý tưởng của Đức Phật về đời sống hoàn thiện có giá trị giáo huấn vĩnh cửu 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> c. Tăng • Tăng là nói tắt của Tăng già, phiên âm của từ Shangha trong tiếng Sanskrit. Shangha nghĩa là cộng hoà. Đó là thể chế của 6 nước Bắc Ấn trong đó có nước Sakya, quê hương của đức Phật. • Đức Phật muốn giáo đoàn của những người theo Phật được tổ chức theo chế độ cộng hoà, mọi người đều dân chủ, có quyền bàn bạc và quýêt định như nhau trong những vấn đề chung. 88.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×