Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. ĐỊA LÝ 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế: * Thuận lợi: - Vị trí địa lý: + Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển. + Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và buôn bán, trao đổi hàng hóa. - Điều kiện tự nhiên: + Đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ + Đường bờ biển dài (khoảng 29750 km) bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ; tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. + Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng là điều kiện phát triển du lịch. + Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn. Phía bắc: khí hậu ôn đới, phía nam: khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. + Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện. + Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là điều kiện phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. * Khó khăn: + Nằm ở Đông Á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa đại lục khó khăn trong việc giao lưu đường bộ với các nước và các bộ phận của lãnh thổ. + Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng. + Vị trí nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên hay có động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất. + Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích) giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. + Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn thiếu. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. 2. Chứng minh công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản: - Sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kì. - NB chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy. Tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sp tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... - Một số dẫn chứng: + 41% sản lượng tàu biển của thế giới. + Sản xuất ra 25% sản lượng ô tô thế giới, xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra. + Sản xuất 60% số lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% số xe sản xuất ra. + Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghiệp tin học thế giới. + Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn. + Đứng thứ 2 thế giới về vật liệu truyền thông. + Chiếm 60% tổng số robot thế giới. + Nổi tiếng thế giới về kĩ thuật xây dựng các công trình ngầm, cầu biển, các tòa tháp, nhà cao tầng. 3. Trình bày những nét khái quát về tình hình ngoại thương Nhật Bản: * Nhật Bản là 1 cường quốc về thương mại: - Nhật Bản có tổng giá trị xuất khẩu rất lớn, cụ thể năm 1990 tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 523 tỉ USD, năm 2004 đạt 1020 tỉ USD. - Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng giá trị xuất nhập khẩu đều tăng. - Nhật Bản luôn là nước xuất siêu, cán cân thương mại luôn dương. * Những sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản: a) Nhập khẩu: - Công nghệ và kĩ thuật cao của nước ngoài. - Các sản phẩm nông nghiệp. - Năng lượng: than, dầu mỏ, khí thiên nhiên. b) Xuất khẩu: - Các sản phẩm công nghiệp - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài. * Đối tác thương mại chủ yếu của Nhật Bản Trong tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản:. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Khoảng 52% được thực hiện với các nước phát triển, trong đó nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. - Trên 45% được thực hiện với các nước đâng phát triển. * Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN và Việt Nam: - Đối với các nước ASEAN Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài giai đoạn 1995- 2001 với 22,1 tỉ USD. Chiếm 60% tổng viện trợ ODA quốc tế. - Đối với Việt Nam từ 1991- 2004 Nhật Bản chiếm 40% nguồn vốn ODA các nước đầu tư vào Việt Nam với gần 1 tỉ USD. 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc: * Miền Đông: chiếm khoảng 50% diện tích + Thuận lợi: - Địa hình thấp có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt - Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng -Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông… - Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim. + Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp * Miền Tây: + Thuận lợi: -Địa hình có nhiều núi ,cao nguyên ,bồn địa thuận lợi phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi. - Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía Đông có giá trị về thủy điện. - Tài nguyên khoáng sản phong phú à phát triển công nghiêp khai thác và luyện kim. + Khó khăn: - Địa hình núi cao hiểm trở ,khó đi lại. - Khí hậu khắc nghiệt thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. 5. Trình bày đặc điểm dân cư: - Số dân đứng thứ nhất thế giới ( trên 1,3 tỉ người), chiếm1/5 dân số thế giới.. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 4 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Đã áp dụng chính sách dân số một cách triệt để, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫ đến mất cân bằng giới. - Dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông. Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế: *Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.Chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. * Khó khăn: Phân bố dân cư rất chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chịu sức ép dân số, miền Tây thiếu lao động… Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì: - Khu vực miền Đông của Trung Quốc tiếp giáp với biển, mở rộng ra Thái Bình Dương với nhiều cảng biển lớn thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế và nuôi trồng thủy hải sản. - Miền Đông có tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế: địa hình đồng bằng với đất đai phì nhiêu; khí hậu chịu ảnh hưởng của biển nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. - Miền Đông là nơi được khai phá sớm hơn nên có sự tập trung dân cư đông. - Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị cũng phần lớn tập trung ở khu vực này nên thu hút sự tập trung của dân cư. 6. Trình bày sự phân bố công nghiệp,nông nghiệp Trung Quốc: *Phân bố công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp tập trung ở miền Đông đặc biệt là vùng duyên hải và các thành phố lớn. Có các trung tâm lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải,Vũ Hán, Quảng Châu…. Thưa thớt ở phía Tây. Giải thích: Vì Miền Đông là nơi có nhiều thuận lợi như: - Nằm gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Tài nguyên phong phú, địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận tiện. - Nguồn lao động dồi dàothị trường tiêu thụ lớn. - Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh,thu hút vốn đầu tư nước ngoài. *Phân bố nông nghiệp: + Các ngành trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông. - Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường… TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 5 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam trồng nhiều lúa gạo, mía, chè bông… Giải thích: - Miền Đông là nơi có đồng bằng rộng lớn đất màu mỡ, khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa và nguồn nước dồi dào từ các hạ lưu sông. - Nguồn nhân công dồi dào, có nhiều kinh nghiệp trong sản xuất, thị trường tiêu thụ lớn, CN chế biến phát triển. + Miền Tây chủ yếu chăn nuôi cừu, ngựa vì ĐKTN không thuận lợi cho trồng trọt. 7. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế: *Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ : - Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. - Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn. - Gồm hai bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo. - Nằm trong khu vực nội chí tuyến. *Ý nghĩa: - Có vị trí chiến lược quan trọng là cầu nối giữa lục địa Á-Âu và lục địa Ôxtraylia. - Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. - Biển và các đại dương tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và phát triển mạnh các nghành kinh tế biển. - Nằm trong khu vực nội chí tuyến có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt. 8. Phân tích những thuận lợi và khó khăn cảu tự nhiên đói với việc phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á: *Thuận lợi: - Khí hậu nóng ẩm, đất trồng màu mỡ phì nhiêu, mạnh lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. - Có thế lợi về biển thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển tổng hợp nền kinh tế biển - Nằm trong vành đai sinh khoáng có nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là dầu khí thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. - Có nhiều rừng thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái. *Khó khăn: - Nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới,... - Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức. - Diện tích rừng đang bị thu hẹp. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. 9. Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế của khu vực Đông Nam Á: - Dân số đông (556,2 triệu người-năm 2005), mật độ dân số cao (124 người/km2 năm 2005) ⇒ thiếu việc làm ⇒ thu nhập thấp. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm. - Dân số trẻ ⇒ năng động, khả năng hội nhập kinh tế cao. - Số người trong độ tuổi lao động lớn ⇒ nguồn lao động dồi dào ⇒ tiền công lao động rẻ nên thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế ⇒ khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghệ đòi hỏi trình độ cao. - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, các đồng bằng châu thổ và một số vùng đất đỏ ba dan ⇒ gây sức ép dân số; trong khi việc khai thác tài nguyên, nguồn lực ở miền núi gặp khó khăn, chênh lệch về trình độ kinh tế và mức sống rất lớn giữa đồng bằng và miền núi. 10. Thành tựu và thách thức của ASEAN: * Thành tựu: - 10/11 quốc gia ĐNÁ trở thành thành viên của ASEAN. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao. - Đời sống nhân dân được cải thiện. - Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. * Thách thức: - Trình độ phát triển còn chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu. - Vẫn còn tình trạng nghèo đói, dịch bệnh, thất nghiệp làm cản trở sự phát triển, dễ gây mất ổn định xã hội. - Các vấn đề xã hội khác như: quá trình đô thị hoá nhanh, vấn đề tôn giáo sắc tộc, bạo loạn, khủng bố… ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ. - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác môi trường cũng như phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài chưa hợp lí…. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. LỊCH SỬ 1. Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945: a. Nguyên nhân, tính chất và kết cục * Nguyên nhân: + Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản. Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Điều đó nhất định đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới. Đặc biệt, cả 2 khối đế quốc đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. + Nguyên nhân trực tiếp: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Thủ phạm gây chiến là các nước phát xít Đức – Ý – Nhật, nhưng các cường quốc phương Tây lại nhượng bộ phát xít, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hoạt động. Cho nên Anh – Pháp – Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi để CTTG thứ 2 xảy ra. * Tính chất: - Giai đoạn 1 (từ 1/9/1939 đến 22/6/1941): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa cả về 2 bên tham chiến. Sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập tự chủ của các nước, đẩy hàng triệu người vô tội vào cảnh chết chóc. - Giai đoạn 2 (từ ngày 22/6/1941 đến giữa tháng 8/1945): 6/1941, Liên Xô chính thức tham chiến. 1/1942, phe Đồng minh chống phát xít được thành lập. Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của phe Đồng minh chống phát xít đã làm tình cảnh của thế chiến thứ 2 thay đổi, trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít bảo vệ hòa bình nhân loại. * Kết cục: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 QG với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong tình hình thế giới. b. Ý kiến về chiến tranh và bảo vệ hòa bình:. 2. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược 1858-1884: a. Những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta thất bại: Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, từng bước đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, Tây Nam Kì, Bắc Kì lần I, Bắc Kì lần II và cuối cùng với hiệp ước Patơnot (1884), thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng. Sở dĩ cuộc kháng chiến của quân dân ta thất bại là do: - Triều đình nhà Nguyễn: + Trước khi Pháp xâm lược: dưới sự cai trị của triều Nguyễn, đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu, khả năng đề kháng yếu ớt. + Trong suốt quá trình Pháp xâm lược: triều đình đứng đầu là vua Tự Đức không đề ra đường lối đúng đắn, không có chủ trương thái độ kiên quyết chống Pháp. Triều đình không ủng hộ mà còn ra sức ngăn cản các phong trào chống Pháp của nhân dân. + Triều đình khước từ việc duy tân cải cách đất nước. - Nhân dân: các cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra lẻ tẻ, tự phát, không có người lãnh đạo, không có đường lối đúng đắn, không huy động được sức mạnh của toàn dân tộc nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp. - Thực dân Pháp: cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra trong sự chênh lệch lớn về so sánh lực lượng, kẻ thù đến từ nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa với quân đội và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ, trong khi đó, nước ta chống Pháp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quân đội vũ khí thô sơ, hơn nữa cách đánh giặc còn nặng về phòng thủ. b. Phát biểu bài học kinh nghiệm: TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. 3. Phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX: a. Nguyên nhân bùng nổ PT Cần Vương: - Sau hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-ta-nốt (1884), Pháp đã hoàn thành về chuẩn bị cuộc xâm lược VN. - Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. - Phe chủ chiến ra sức hoạt động: + Phế vua. + Xây dựng sơn phòng, quân sự, vũ khí, lương thực. - TD Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến. - Phe chủ chiến chủ động tấn công trước. Các giai đoạn phát triển của PT Cần Vương: NỘI DUNG. GIAI ĐOẠN 1. GIAI ĐOẠN 2. Thời gian. 1885 – 12/1888. Cuối 1888-1896. Lãnh đạo. Văn thân, sĩ phu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi. Văn thân, sĩ phu yêu nước. Lực lượng tham gia. Quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân. Địa bàn. Bắc Kì, Trung Kì. Trung tâm ở Trung Du, miền núi. Qui mô. Rộng lớn. Nhỏ hẹp. Kết quả. 12/1886, Hàm Nghi bị bắt. Đến năm 1896, phong trào bị thất bại. b. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương? - Thời gian: Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài hơn 10 năm (từ 1885 – 1896), dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Địa bàn: đây là cuộc khởi nghĩa có địa bàn rộng hơn các cuộc khởi nghĩa khác, gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí sang cả địa phận nước Lào. - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín, tài năng trong giới văn thân sĩ phu. - Trình độ tổ chức: khởi nghĩa Hương Khê có trình độ tổ chức cao nhất trong phong trào Cần Vương: quân đội được phiên chế thành 15 quân thứ đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba, có đại bản doanh đóng tại Vụ Quang, nghĩa quân chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp… - Nghĩa quân đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất như trận tập kích thị xã Hà Tĩnh, trận phục kích ở núi Vụ Quang. c. So sánh: Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương PTND Yên Thế Thời gian 1885 - 1896 1884 -1913 Mục tiêu- Nhiệm vụ Giúp vua đánh Pháp giành Nổi dậy chống Pháp để lại độc lập, khôi phục lại bảo vệ xóm làng, quê chế độ phong kiến. hương của nông dân. Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu, Tôn Nông dân, Hoàng Hoa Thất Thuyết, Hàm Nghi. Thám. Lực lượng tham gia Văn thân, sĩ phu, nhân Nông dân. dân yêu nước. Tính chất Là phong trào yêu nước Là phong trào nông dân của dân tộc ta, diễn ra mang tính tự vệ. theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Địa bàn. Rộng lớn, trải khắp Bắc Yên Thế (Bắc Giang). Kì, Trung Kì. 4. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm từ 1911 đến 1918 nhằm mục đích gì? a. Hoàn cảnh lịch sử ⇒ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại ở làng Hoàng Tù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 11 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX các nước Đế quốc đã hoàn thành việc xâm lược và phân chia thuộc địa, mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩ tư bản đang bộc lộ gay gắt. Phong trào cách mạng vô sản đang diễn ra và trở thành ngọn cờ, ánh sáng cho các dân và thuộc địa. - Cuối thế kỉ XIX, nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Các phong trào đấu tranh từ Phan Đình Phùng đến Phan Bội Châu rồi đến Phan Châu Trinh đều thất bại, cho thấy cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối “dường như trong đêm tối không có đường ra”. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới. - Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên mảnh đất địa linh nhân kiệt. Ngay từ sớm đã nảy nở ở Người lòng yêu nước và chí lớn cứu nước trả thù nhà. Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của các bậc cha anh nhưng bằng trí tuệ thiên tài, giàu lòng nhân ái, tư duy độc lập, Người đã sớm nhìn thấy những hạn chế sai lầm của các bậc tiền bối, Người đã chọn hướng đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. b. Mục đích - 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên chiếc tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin Người đã ra đi tìm đường cứu nước. 7/1911, Người đã đến Pháp. - Từ cuối năm 1911 đến năm 1914, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục. Đặc biệt, Người dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước Đế quốc lớn nhất là Mĩ, Anh, Pháp. - Cuối năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp và tham gia trong phong trào yêu nước của hội người Việt Nam ở nước ngoài. ⇒ Với những chuyến đi, những cuộc khảo sát đó đã giúp cho người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rút ra một số kết luận sau:“Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức nặng nề” và “dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột…”. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn này tuy mới là bước đầu nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau chiến tranh thế giới I, Người đến với chủ nghĩa Mác – Lên-nin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. SINH HỌC 1.Khái niệm về sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. – Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. – Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. – Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. – Sinh trưởng thứ cấp là của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây. 2. Hoocmon thực vật. Tác dụng sinh lý và ứng dụng: 2.1. Auxin - Tác động: + Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của TB. + Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào quá trình hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v. - Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ. 2.2. Gibêrelin - Tác động: + Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào. + Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột. - Ứng dụng: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống. 2.3. Xitôkinin - Tác động: + Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia TB, làm chậm quá trình già của TB. + Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 13 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. mô callus. - Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý. 2.4. Êtilen - Ê ti len điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. - Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính. 2.5. Axit abxixic . - ABA kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ. - Vai trò sinh lí của êtilen: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi. 3. Những nhân tố chi phối sự ra hoa của cây: - Tuổi của cây: ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa. Tuổi của cây xác định dựa vào số lá. Vd: cây cà chua ra hoa khi đủ 14 lá -Nhiệt độ thấp: một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu được gieo vào mùa xuân. Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là xuân hóa. Vd: su hào, bắp cải (cây 2 năm), lúa mì (cây mùa đông), … -Quang chu kì: là sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quang độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kì có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính. + cây ngày ngắn ra hoa khi thời gian trong tối lớn hơn thời gian tối tới hạn Vd: đậu xanh, thược dược, cải bắp, mía, … + cây ngày dài ra hoa khi thời gian trong tối nhỏ hơn thời gian tối tới hạn Vd: mẫu đơn, cát tường, thanh long, hành, cà rốt, … + cây trung tính: ra hoa cả ngày dài và ngày ngắn (không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng) Vd: hướng dương, cẩm chướng, cà chua, … -Phitocrom: là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sang trong các loại hạt cần ánh sang để nảy mầm, tồn tại ở 2 dạng: ánh. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 14 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. sáng đỏ kích thích ra hoa ở cây ngày dài, ánh sang đỏ xa kích thích ra hoa ở cây ngày ngắn Vd: cây rau diếp -Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá (ở điều kiện quang chu kì thích hợp) và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân cây ra hoa 4. Phân biệt các kiểu sinh trưởng phát triển ở thực vật Phát triển không qua Phát triển qua biến thái biến thái Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành Vd: động vật bậc cao, chim, cá, bò sát... Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành Vd: lưỡng cư, côn trùng, chân khớp. Pt qua biến thái hoàn toàn Pt không qua bthái htoàn Là kiểu phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí hoàn toàn khác với con trưởng thành, trải qua các giai đoạn trung gian con non con trưởng thành Vd: bướm, lưỡng cư, ruồi, muỗi, ong. Là kiểu phát triển mà con non phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, con non biến đổi thành con trưởng thành Vd: cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, gián, ve…. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến STPT ở người và ĐV: 5.1.Các nhân tố bên trong: a. Giới tính: trong cùng 1 loài, sự STPT ở con cái khác con đực b. Hoocmon: -Ở người: + Hoocmon sinh trưởng (GH): do thùy trước của tuyến yên phát ra + Vai trò: Kích thích sự phân bào và tăng cường tổng hợp protein trong tế bào do đó thúc đẩy sự sinh trưởng ở trẻ em TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 15 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. + Nếu thừa GH thì phát triển thành người khổng lồ, còn thiếu GH thì thành người tí hon. + Hoocmon tiroxin do tuyến giáp tiết ra + Testosteron tạo bởi tinh hoàn -> kích thích phát triển cơ & xương, hình thành các đặc tính sinh dục phụ ở nam + Ơstrôgen do buồng trứng tiết ra -> làm tăng phát triển cơ và hình thành các đặc tính sinh dục phụ ở nữ - Ở lưỡng cư: Hoocmon tirôxin có vai trò thúc đẩy sự biến thái nòng nọc thành ếch. - Ở côn trùng: + Hoocmon Juvenin kích thích quá trình sinh trưởng nhưng ức chế quá trình biến thái + Hoocmon Ecđixơn kích thích quá trình sinh trưởng và biến thái 5.2. Các nhân tố bên trong: a. Thức ăn: là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến STPT của ĐV vì nó cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào b. Nhiệt độ: mỗi loài ĐV chỉ STPT tốt ở mỗi nhiệt độ thích hợp. Nếu nhiệt độ thấp quá, ĐV có thể ngừng lớn hoặc bị chết c. Ánh sáng: tác động chủ yếu thông qua nhiệt độ, đồng thời cung cấp vitamin D cho ĐV và người. 6, Sinh sản là quá trình tạo ra các cơ thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở TV: Sinh sản bằng bào tử. Sinh sản sinh dưỡng. Cơ thể mới được hình thành từ bào tử đơn bội của cơ thể mẹ. Cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ. Đặc điểm: Thể bào tử (2n) -> bào tử (n) -> thể giao tử (n). Đặc điểm: Cơ quan sinh dưỡng (2n) > Cơ thể mới (2n). Gặp ở các ĐV bậc thấp: rêu, dương xỉ.... Gặp ở các ĐV bậc cao: khoai lang, khoai tây, gừng,.... Các phương pháp nhân giống vô tính: TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 16 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. *Giâm cành, chiết cành -> nhân nhanh giống cây quí *Ghép cành, ghép mắt -> tạo ra cành lai mang đặc tính của 2 loài giống khác nhau + Cắt bỏ lá để giảm sự thoát hơi nước ở cành ghép và dồn chất dinh dưỡng nuôi lá để nuôi cành ghép. + Cành chiết và cành giâm có ưu điểm: Rút ngắn thời gian sinh trưởng và sớm được thuhoạch quả, biết sớm đặc tính của quả. Cây trồng mọc từ hạt lâu được thu hoạch và đặc tính của quả không biết trước. * Nuôi cấy mô và tế bào - Cơ sở tế bào học: tính toàn năng của tế bào - Quy trình: Chọn vật liệu nuôi cấy→khử trùng →tạo chồi, tạo rễ →Cấy vào môi trường thích hợp→Trồng ra vườn ươm. -Ứng dụng: + Sản xuất các giống cây sạch bệnh. + Nhân nhanh giống cây trồng quý. + Giảm chi phí sản xuất. 7. Quá trình sinh sản hữu tính ở cây hạt kín: 7.1. Cơ quan sinh sản: hoa Có hai loại hoa: lưỡng tính & đơn tính. 7.2 Quá trình tạo giao tử đực và cái: a. Tạo hạt phấn: - TB bao phấn (2n) GP tạo ra 4TB đơn bội (n) −−NP→ hạt phấn có 2 nhân (n): nhân sinh dưỡng, nhân sinh sản. b. Tạo túi phôi: - TB noãn trong bầu nhụy (2n) −−GP→ 4TB đơn bội (n): + 3TB tiêu biến. + 1TB −−NP 3 lần→ túi phôi (8n). -Túi phôi gồm: + 3TB đối cực. + 2 trợ bào. + 1 noãn cầu (giao tử ♀) + 2 nhân phụ. 7.3. Sự thụ phấn và thụ tinh: - Thụ phấn: hạt phấn rơi trên đầu nhụy của hoa cùng loài. Hạt phấn rơi trên đầu nhụy nhân sinh dưỡng phát triển thành ống phấn dẫn đến túi phôi. Nhân sinh sản NP tạo 2 tinh trùng (n) di chuyển theo ống phấn vào túi phôi. - Thụ tinh: kép (2 quá trình thụ tinh) TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 17 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. Tinh trùng 1(n) x noãn cầu (n) →hợp tử (2n) →phôi. Tinh trùng 2(n) x 2 nhân phụ (n) →nội nhũ (3n) →nuôi phôi. Nguồn gốc của quả và hạt: a.Tạo hạt: Sau khi thụ tinh noãn → hạt chứa phôi và nội nhũ. Hạt cây 1 lá mầm có nội nhũ. Hạt cây 2 lá mầm không có nội nhũ. b. Quả: Sau khi thụ tinh, bầu nhụy → quả bao lấy hạt. Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt. Một số TH quả được tạo thành không qua thụ tinh mà chỉ do bầu nhụy phát triển thành được gọi là quả giả hoặc quả đơn tính. 8. Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì ở các hình thức sinh sản vô tính, các cá thể con nhận được bộ gen giống hệt cá thể mẹ,do đó mang các đặc điểm giống mẹ. Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: * Sinh sản vô tính: + Ưu điểm: - Cá thể sống đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu nên có lợi khi mật độ quần thể thấp. - Các cá thể con sinh ra giống nhau, giống mẹ về các đặc điểm di truyền. - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. - Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. - Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. + Nhược điểm: Đàn con kém đa dạng nên khi môi trường thay đổi có thể chết hàng loạt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. * Sinh sản hữu tính: + Ưu điểm:. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 18 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. - Quần thể đa hình về mặt di truyền làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. - Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. + Nhược điểm: - Cá thể sống quần tụ mới sinh được con cháu. - Hiệu suất sinh sản thấp. 9. Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: *Các hình thức sinh sản ở động vật: -Phân đôi: cơ thể mẹ tách thành hai nửa hình thành hai cơ thể con -Nảy chồi: một bộ phận của cơ thể mẹ phân chia nhiều hơn các vùng lân cận tạo thành chồi, sau đó tách ra tành cơ thể mới -Phân mảnh: Cơ thể mẹ chia ra thành nhiều mảnh nhỏ, mối mảnh phát triển thành một cơ thể mới -Trinh sinh: các trứng (n) không chịu thụ tinh của cơ thể mẹ phát triển thành cơ thể mới *Trong các hình thức này thì phân đôi không diễn ra theo kiểu nguyên phân và mỗi cơ thể mẹ chỉ tạo ra được 2 cơ thể mới Nảy chồi và phân mảnh đều được thực hiện bằng cách nguyên phân nhưng phân mảnh tạo được nhiều cơ thể mới hơn Trinh sinh là sự tạo cơ thể mới từ các tế bào trứng đơn bội chứ không phải từ tế bào sinh dưỡng (2n) của mẹ. Hình thức này cho phép cơ thể mẹ có thể tạo được rất nhiều cơ thể mới 10. Quá trình sinh sản hữu tính tính ở động vật: -Tạo giao tử: +Tạo giao tử đực: 1 tb sinh tinh (2n) giảm phân 4 giao tử đực (n) +Tạo giao tử cái: 1 tb sinh trứng (2n) giảm phân 1 giao tử cái (n) + 3 thể thực (n) -Quá trình thụ tinh: 1 giao tử đực (n) x 1 giao tử cái (n) 1 hợp tử (2n) -Hình thành cơ thể mới : Hợp tử (2n) phôi (2n) cơ thể mới (2n). TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 19 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. *Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật - Cơ quan sinh sản: + Chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản đơn giản rồi đến cơ quan sinh sản hoàn thiện +Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính -Giao tử và sự thụ tinh: +Từ đẳng giao (giao tử đực và cái hoàn toàn giống nhau) ở một số sinh vật đơn bào tiến đến dị giao (giao tử đực là tinh trùng có hình thái cấu tạo khác với giao tử cái là trứng ) +Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong +Từ thụ tinh cần nước đến thụ tinh không cần nước + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo -Sự phát triển phôi: Phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ và không được bảo vệ ,chăm sóc tiến đến được bảo vệ và ấp trứng sau đó là phôi phát triển ngay trong cơ thể mẹ -Hình thức sinh sản: Đẻ trứng đẻ trứng thai đẻ con (thai sinh) -Chăm sóc con non: Con non không được chăm sóc con non được bảo vệ và bố mẹ cung cấp thức ăn con non được nuôi bằng sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể. 11. * Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh tinh: Kích thích từ mt ngoài → vùng dưới đồi GnRH (yếu tố giải phóng) Ức chế ngược. Tuyến yên FSH Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. LH Kích thích tế bào kẽ tiết testostơron. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bảo Ngọc, Xuân Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu, Hoài Thương, Quỳnh Thơ 20 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. * Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh trứng: Kích thích từ mt ngoài → vùng dưới đồi. GnRH (yếu tố giải phóng) Ức chế ngược. Tuyến yên. FSH. LH. Kích thích nang trứng phát triển và tiết ơstrôgen. Kích thích trứng chín và rụng tạo thể vàng. Niêm mạc tử cung dày lên để đón phôi làm tổ. Ơstrôgen và prôgestêrôn. TEAM 4 – 11 ANH 2 – THPT Chuyên Lê Khiết.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>