Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phân tích hiệu quả đầu tư tài chính cho khối ngành kinh tế tại trường đại học nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.25 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài.................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:........................................................................................ 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:...................................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài: gồm 04 chương............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ CÁC VẤN
ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 5
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan.................................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước............................................................................................... 7
1.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu......................................................................................... 9
1.3. Tóm tắt chương 1......................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................. 10

2.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư của các trường đại học tư thục theo cách tiếp cận
chi phí – lợi ích.................................................................................................................................. 10
2.1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư vào các trường đại học tư thục...................10
2.1.2 Chi phí và lợi ích đầu tư của các trường đại học tư thục........................................... 12
2.1.3 Doanh thu, lợi nhuận và phương trình phân tích tài chính Dupont........................ 15
2.2 Hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục................................................................................. 17
2.2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư, phân loại hiệu quả đầu tư.............................................. 17
2.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cho giáo dục theo cách tiếp cận chi phí – lợi
ích..................................................................................................................................................... 19


2.3 Tóm tắt chương 2........................................................................................................................ 26
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ KHỐI NGÀNH KINH TẾ CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH................................................................................................. 28
3.1 Bối cảnh của khối ngành Kinh tế trường Đại học Nguyễn Tất Thành........................... 28
3.1.1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành............................................................................... 28


3.1.2

Khoa Tài chính – Kế tốn.............................................................................. 28

3.1.3

Khoa Quản trị kinh doanh ............................................................................. 29

3.2

Hiệu quả đầu tư tài chính của khối ngành kinh tế ................................................. 30

3.2.1

Chỉ số đánh giá khái quát tình hình tài chính ................................................. 30

3.2.2 Các chỉ số phân tích hiệu quả tài chính của khối Kinh tế ............................... 38
3.2.3

Phương trình phân tích tài chính DuPont....................................................... 41

3.3


Tình hình phát triển các trường đại học tư thục tại Việt Nam ............................... 46

3.4

Tóm tắt chương 3................................................................................................. 47

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ ............................................................................................................ 49
4.1

Kết luận về hiệu quả đầu tư tài chính của khối ngành Kinh tế .............................. 49

4.2

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ....................................................... 50

4.3

Một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu................................................................ 53

DANH MỤC THAM KHẢO......................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

NPV


Chỉ số giá trị hiện tại thuần (Net Present Value)

BCR

Chỉ số tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefits Costs Ratio)

IRR

Chỉ số tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

ROA

Chỉ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets)

ROE

Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Partnership Agreement
Đồng

TPP
VNĐ


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 2-1 Phương trình phân tích tài chính DuPont........................................................................ 17
Hình 2-2 Mối quan hệ giữa NPV và IRR......................................................................................... 27

Bảng 2-1 Quy định về các khoản chi phí trong dịch vụ giáo dục, đào tạo............................... 14
Bảng 3-1 Thời gian các học kỳ và thời gian trên bảng cân đối kế toán.................................... 30
Bảng 3-2: Thống kê học phí của sinh viên Đại học khoa Tài chính - Kế tốn........................ 31
Bảng 3-3 Thống kê học phí của sinh viên Đại học khoa Quản trị kinh doanh........................ 32
Bảng 3-4 Doanh thu các khoa thuộc khối ngành Kinh tế............................................................. 32
Bảng 3-5 Thống kê chi phí đầu tư cho khoa Tài chính - Kế tốn............................................... 34
Bảng 3-6 Thống kê chi phí đầu tư cho khoa Quản trị kinh doanh.............................................. 34
Bảng 3-7 Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng năm 2014.................................................. 38
Bảng 3-8 Biểu đồ dịng tiền khoa Tài chính - Kế tốn.................................................................. 40
Bảng 3-9 Biểu đồ dịng tiền khoa Quản trị kinh doanh................................................................. 40
Bảng 3-10 Chỉ số tỷ suất lợi ích - chi phí của khối Kinh tế......................................................... 41

Biểu đồ 3-1 Biểu đồ chi phí - doanh thu khoa Tài chính - Kế tốn............................................ 37
Biểu đồ 3-2 Biểu đồ chi phí - doanh thu khoa Quản trị kinh doanh.......................................... 37


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam bước đầu gia nhập TPP đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội
nhưng đồng thời cũng đặt ra khơng ít thách thức địi hỏi chính phủ và các ngành cần có
sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn. Một trong những thách thức đó chính là phát triển lực
lượng lao động cần thiết. Vậy nên, việc đầu tư cho giáo dục nhằm tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực Đơng Nam Á nói riêng , thị
trường thế giới nói chung ln trở thành mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ .
Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam được Chính phủ phê

duyệt ngày 18/10/2016 quy định các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học.
Như vậy, Giáo dục đại học trở thành cấp học cao nhất và nắm giữ vai trò quan trọng
nhất trong việc cung cấp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho Việt Nam . Cấp
học này cung cấp cho người học những nguyên lý , lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực
khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa
học ứng dụng và công nghệ hoặc các giải pháp cơng nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các
cơng cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người . Với vai trị đó, Giáo dục
đại học trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nhân lực của Việt
Nam qua các thời kỳ.
Việc phát triển giáo dục đại học giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , tăng năng
suất lao động và thu nhập của người lao động , từ đó dẫn đến việc tăng tổng thu nhập
quốc dân. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam sẵn sàng bỏ ra nhiều nguồn lực để cho giáo
dục đại học. Đồng thời, chính phủ ln có những cơ chế , chính sách, tài chính hỗ trợ
các trường Đại học. Tuy nhiên, các trường Đại học tư thục lại phải tự chủ tài chính . Việc
tự chủ tài chính vơ tình khiến các trường Đại học tư thục có nét tương đồng với một
doanh nghiệp. Mà đã là doanh nghiệp thì phải nhắc đến cạnh tranh, lợi nhuận.


2

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên thế giới đã đưa đầu tư vào lĩnh vực giáo dục
và được gọi là đầu tư giáo dục . Nếu xét giáo dục là một thị trường đầu tư , thì ta có hai
chủ thể đều được gọi chung là “nhà đầu tư”: một là người bỏ chi phí để sử dụng dịch vụ
giáo dục (gọi chung là người học) và một là người bỏ chi phí để xây dựng dịch vụ giáo
dục (gọi chung là các cổ đông). Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả sử dụng từ “nhà
đầu tư” là nói đến các cổ đơng . Song song đó, nói đến đầu tư chúng ta dễ nghĩ ngay đến
“chi phí”, “lợi ích”, đến “lãi”, “lỗ”, … hay nói cách khác là hiệu quả đầu tư . Một số
nhận định chủ quan cho rằng đầu tư giáo dục là đầu tư “siêu lợi nhuận” bao gồm lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số nhận định khác cho rằng đầu tư

giáo dục là đầu tư đầy tính rủi ro . Vậy, câu hỏi đặt ra là, đầu tư cho việc giáo dục có
thực sự mang lại hiệu quả tài chính cho các nhà đầu tư hay không?
Xét riêng trường Đại học Nguyễn Tất Thành , việc thành lập Phịng Kế hoạch tài
chính vào năm 2016, cùng với việc yêu cầu các đơn vị lập các kế hoạch tài chính cho
đơn vị mình vào đầu mỗi năm học, tạo cơ sở cho nhà trường lập kế hoạch doanh thu , chi
phí hoạt động cũng như đảm bảo cân đối tình hình tài chính cho từng đơn vị là bước đi
cần thiết. Nó giúp nhà trường, hay đúng hơn là các nhà đầu tư có cái nhìn bao qt hơn ,
đồng thời cũng có những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao “lợi nhuận” . Mặc khác, có
thể thấy, việc so sánh giữa chi phí hoạt động và doanh thu ở các Khoa đào tạo thì khơng
q khó khăn như các đơn vị hỗ trợ khác trong trường.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả đầu tư tài chính cho
khối ngành kinh tế tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành” theo hướng tiếp cận phân
tích chi phí – lợi ích, nhằm tìm ra lời giải đáp thỏa đáng dựa trên các căn cứ khoa học
chặt chẽ. Từ đó rút ra những nhận định về hiệu quả đầu tư tài chính giáo dục , làm cơ sở
cho việc đề xuất những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho các
khối ngành khác tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Sử dụng cách tiếp cận chi phí – lợi ích để ước lượng và đánh giá
hiệu quả đầu tư của khối ngành ở trường Đại học Nguyễn Tất Thành; xác định những


3

hạn chế trong hiệu quả đầu tư cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó . Trên cơ sở đó,
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho các khối ngành khác tại
trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn tới.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư tài chính giáo dục đại học theo
hướng phân tích chi phí – lợi ích;


+ Khái quát thực trạng đầu tư khối ngành kinh tế của trường Đại học Nguyễn Tất
Thành thông qua các các chỉ số tài chính;

+ Nhận định hiệu quả đầu tư tài chính của khối ngành kinh tế
+ Đề xuất những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho các khối ngành
khác tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: sử dụng thơng tin của khoa Tài chính – Kế tốn (ngành Tài
chính và ngành Kế tốn), khoa Quản trị kinh doanh (ngành Quản trị kinh doanh) thuộc
khối ngành kinh tế trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Phạm vi về thời gian: Từ 01/10/2014 đến 31/10/2018
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng.
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

- Phương pháp tổng quan tư liệu và khái quát hóa lý luận: tác giả sử dụng các nguồn
dữ liệu thứ cấp như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết, … từ Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các website quốc tế nhằm nghiên cứu kinh nghiệm trong nước,
quốc tế về đầu tư cho giáo dục đại học; hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư
giáo dục đại học theo hướng phân tích chi phí – lợi ích.


4

- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng các nguồn dữ liệu thông qua việc phỏng vấn ,
thảo luận cùng các chuyên gia thuộc trường Đại học Nguyễn Tất Thành , từ đó đưa ra

các nhận định về thực trạng đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư tại Nhà trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng phương pháp tốn thống kê mơ tả, phần mềm Microsoft Excel để tính:

+ Chi phí trung bình mà khối ngành phải bỏ ra cho một khóa học.
+ Tính tốn các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả đầu tư cho khối ngành Kinh tế
của trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng biểu để có thể hỗ trợ cho người sử
dụng thơng tin.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn có được cái nhìn tổng quan hơn các
vấn đề về đầu tư và hiệu quả đầu tư tài chính khối ngành kinh tế trường Đại học Nguyễn
Tất Thành. Từ đó có những nhận định về thực trạng hiệu quả đầu tư tài chính của khối
ngành kinh tế ở trường Đại học Nguyễn Tất Thành theo tiếp cận phân tích chi phí – hiệu
quả, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ở các khối ngành
khác.
6. Kết cấu của đề tài: gồm 04 chương
Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu liên quan và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng đầu tư khối ngành kinh tế của trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chương 4: Kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ
CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan
Nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước .

Vậy nên giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách trong việc phát triển nguồn nhân
lực quốc gia. Đồng thời, nhu cầu được đi học đại học từ phía cộng đồng, xã hội cũng
ngày càng cao, theo đó, sự ra đời của các trường Đại học tư thục trở thành lẽ tất yếu.
Theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ký ngày 26/ 11/2014 đã quy định hoạt động của
cơ sở giáo dục đại học là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện [2] . Theo Phạm
Thị Ly (2018) nhận định “Giáo dục đang là một thị trường thực sự. Các trường ĐH tư

ở Việt Nam hiện nay đã và đang hoạt động hoàn toàn như một doanh nghiệp .”[15] Tuy
nhiên, đầu tư vào trường Đại học tư thục là một hình thức đầu tư đặc biệt vì vốn của nhà
đầu tư tư nhân lại tham gia vào hàng hóa cơng cộng.
Dưới đây là một số nghiên cứu về hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư tài
chính vào các trường Đại học tư thục được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện:
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Đứng trên quan điểm của chủ đầu tác giả Phùng Chu Cường (2006) cũng đã đưa ra
các cơ sở lý luận về phân tích tài chính của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài
chính của một dự án như NPV, IRR, BCR... đồng thời cũng đưa ra những ưu điểm và
nhược điểm khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trên.[8]
Trần Việt Hùng (2013) đã nêu lên luận điểm rằng các trường Đại học ngồi cơng lập

ở Việt Nam đều được “đặt dưới sự kiểm sốt rất chặt chẽ của Chính phủ , từ đánh giá
kiểm định chất lượng và phân loại đến hệ thống phân chia lợi nhuận để đảm bảo phát
triển đúng hướng, chứ không được tự do nhiều như các doanh nghiệp thuần túy , cho nên
đa số các trường Đại học không hoạt động theo Luật Doanh nghiệp” [12]. Tuy nhiên,
ông Hùng cũng nhận định các trường Đại học ngồi cơng lập, đặc biệt là các trường
thuộc các tập đồn, cơng ty lớn cũng cần có các giải pháp nhằm gia tăng vốn đầu tư và


6

hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho giáo dục đại học . Một vài kinh nghiệm được ông Hùng

nêu ra thơng qua việc tổng hợp nghiên cứu các mơ hình tài chính giáo dục đại học trên
thế giới như: đa dạng hóa nguồn thu, phân bổ và kiểm sốt hiệu quả nguồn vốn được
đầu tư,…
Trong một bài viết về đầu tư vào trường Đại học tư thục , Huỳnh Hữu Tuệ, Hiệu
trưởng trường Đại học Bắc Hà cùng với Lê Trường Tùng , Hiệu trưởng trường Đại học
FPT, có cùng quan điểm về việc “đầu tư vào đại học là một cuộc chơi hao tiền tốn của
mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia”[18] . Quan điểm đó được
thể hiện qua tỷ lệ doanh thu của trường FPT vào tập đồn FPT là khơng cao , chỉ chiếm
khoảng 1%.
Theo Nguyễn Việt Khơi, Phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
(Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), “nhà đầu tư luôn “ngửi” thấy lợi
nhuận. Nhu cầu về giáo dục lớn, hệ thống trường công không đáp ứng được nhu cầu đào
tạo, mặt bằng học phí tại các trường tư rất cao… là những yếu tố hấp dẫn để nhà đầu tư
tư nhân nhảy vào cuộc chơi. Thậm chí, nhiều trường cơng hiện cũng tư nhân hóa khi tự
chủ thu - chi.”. Một bằng chứng cho thấy lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đang là một thị
trường thực sự sơi động và hấp dẫn chính là doanh thu của hệ thống giáo dục Thành
Thành Công đạt 464 tỷ trong niên độ tài chính 2017-2018 [10].
Nghiên cứu của Đặng Thị Minh (2014) nhận định nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ
nào khác nên nhiều trường Đại học tư thục phải tự bươn chải , thậm chí trong chính sách
tuyển sinh còn bất cập ảnh hưởng đến nguồn tuyển làm cạn kiệt nguồn thu của trường Đại
học tư thục, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của trường . Nghiên cứu chỉ rõ, nguồn thu
của các trường Đại học tư thục phụ thuộc và số lượng sinh viên . Tuy nhiên, nếu sinh viên
các trường Đại học cơng lập được nhà nước hỗ trợ học phí đến 70% thì sinh viên các trường
ngồi cơng lập lại khơng như vậy . Điều này cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính của các nhà đầu tư vào trường Đại học tư thục .

[17].


7


Bài viết của Thái Vân Hà (2019) nêu ra rằng có những quy định của Luật giáo dục
Đại học năm 2012 như “dành ít nhất 25% chênh lệch thu , chi để tái đầu tư , tài sản này
“là tài sản chung không chia””, bên cạnh Luật đầu tư quy định các trường đại học tư
thục phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế này nếu không được ưu đãi thì lên đến
25% lợi nhuận. Như vậy, nếu cộng cả hai thì thực tế thuế của trường đại học tư thục có
thể lên đến 50% lợi nhuận . Đây là mức thuế rất cao . Mặc dù vậy, “số liệu báo cáo của
43 trường đại học tư thục cho thấy khoảng 77% số trường có thu vượt chi , nộp ngân
sách nhà nước 111 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng lợi nhuận trên tổng chi đạt đến 143%...”[9]
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Báo cáo của Daniel L. Bennett, Adam R. Lucchesi, and Richard K. Vedder (2010)
chỉ ra, thị trường tiềm năng của các tổ chức giáo dục tư nhân chính là các sinh viên có
tuổi đời từ 25 tuổi trở lên. Thông qua việc so sánh lợi nhuận của các tổ chức giáo dục tư
nhân như Apollo Group (lợi nhuận đạt được trong năm 2009 là 598 triệu đô la Mỹ) ,
Education Management Corporation (lợi nhuận đạt được trong năm 2009 là 100 triệu đô
la Mỹ), …. cho thấy, giáo dục là một thị trường đầy tiềm năng . Đồng thời, khoảng thời
gian của nghiên cứu các tổ chức giáo dục tư nhân trên (từ năm 2004 đến năm 2009) , với
doanh thu tăng từ 8% lên đến 34%, tỷ suất lợi nhuận dao động trong khoảng 11% đến
23% phần nào cũng cho thấy hiệu quả của việc đầu tư vào thị trường này . Báo cáo này
cũng đưa ra kết luận, đặc điểm khác biệt duy nhất giữa các tổ chức giáo dục tư nhân và
tổ chức giáo dục cơng cộng chính là động lực lợi nhuận . Tuy nhiên, động lực này không
mang ý nghĩa tiêu cực mà trái lại , nó thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân cung cấp nhiều
lựa chọn hơn cho sinh viên.[24]
Lapovsky, L. (2014) cho biết để cải thiện sự ổn định tài chính, các trường đại học
của Mỹ đang nỗ lực để vận hành hiệu quả hơn về chi phí , đặc biệt tập trung vào các chi
phí liên quan đến các cơ sở, giảng viên và chương trình giảng dạy.[28]
Sazonov, S. P., Kharlamova, E. E., Chekhovskaya, I. A., & Polyanskaya, E. A.
(2015) đã rút ra những định hướng cần thiết để các tổ chức giáo dục đại học hoạt động
hiệu quả như: tăng tính bền vững tài chính, độc lập kinh tế và linh hoạt trong quản lý cơ



8

cấu tổ chức giáo dục đại học; tăng hiệu quả hợp tác giữa các tổ chức giáo dục đại học và
doanh nghiệp tư nhân; [31]
Nghiên cứu của Ashwin Assomull, Maryanna Abdo, Roisin Pelley (2017) chỉ ra
rằng: Đầu tư cho giáo dục tư nhân là một công việc lâu dài và ít rủi ro . Chính phủ, nhà
điều hành và nhà đầu tư có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ triển khai sử dụng vốn tư
nhân hiệu quả và có trách nhiệm trong giáo dục. [22]
Nghiên cứu của Sami Al Kharusi (Oman) , Sree Rama Murthy Y. (2017) đã phân tích
mơ hình kinh doanh của hai tổ chức giáo dục , Dhofar University and Majan College , để
thấy được những khó khăn về tài chính của trường tư thục. Trước hết, Sami Al Kharusi
nhìn nhận rằng các tổ chức giáo dục tư nhân hoạt động như một doanh nghiệp , do đó
việc tối đa hóa lợi nhuận trở thành vấn đề họ quan tâm bên cạnh các vấn đề về thuế . Bên
cạnh đó, hai nhà nghiên cứu này cũng đã chia chỉ số tài chính thành 4 nhóm bao gồm:
phân tích lợi nhuận, phân tích thanh khoản, phân tích khả năng thanh tốn dài hạn và
phân tích quản lý tài sản. Theo đó, bằng việc phân tích các chỉ số ROA, ROE, Sami Al
Kharusi đã so sánh sự bền vững của tài chính giữa hai trường tu thục Dhofar University
and Majan College. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra những xung đột lợi ích giữa lợi
ích cổ đơng và mục tiêu giáo dục của đơn vị đào tạo . Từ các phân tích trên, nghiên cứu
đưa ra được khó khăn về tài chính của trường tư thục là sự cân bằng giữa ngân sách và
chất lượng đào tạo.[30]
Paweł Trippner, Iwona Gawryś (2017) đã dùng các chỉ số ROS , ROE, ROA để đánh
giá lợi nhuận thu được từ hoạt động giáo dục đối với sinh viên bán trú của trường Đại
học tư thục tại Ba Lan trong năm học 2015 - 2016 . Dựa và các chỉ số trên, Paweł
Trippner và Iwona Gawryś đã đi đến kết luận rằng nguồn thu từ học phí của sinh viên
khơng bù đắp được chi phí mà trường đã bỏ ra khi mà chi phí chiếm từ 91% đến 94%
doanh thu. [29]
Trong khi đó, Wondwosen Tamrat & Damtew Teferra (2019) lại nhìn nhận rằng đầu
tư vào lĩnh vực giáo dục là rủi ro với các nhóm rủi ro chính bao gồm: rủi ro liên quan

đến chính sách và quy định, rủi ro về tài chính, rủi ro về cách dạy và học, rủi ro về cơ


9

sở hạ tầng và rủi ro liên quan đến tài ngun . Trong đó rủi ro về chính sách và rủi ro về
tài chính là đáng quan tâm hơn hết, khi mà chi phí cho các hoạt động ngày càng cao ,
trong khi nguồn thu chính của các trường đại học tư thục là dựa vào học phí . [34] Điều
này đồng nghĩa với việc nếu rủi ro tài chính tăng bao nhiêu thì hiệu quả tài chính càng
giảm đi bấy nhiêu.
1.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trên ta thấy rõ , giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng
là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia , cả về
phát triển vốn nhân lực và về kinh tế. Việc để nhà nhà đầu tư tư nhân nhập cuộc vào thị
trường giáo dục đang trở thành xu thế chung, và đang là mối quan tâm của các quốc gia ,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển . Thị trường giáo dục đang trở thành môi trường
kinh doanh với nhiều tiềm năng đầy hấp dẫn . Thế nên, việc nghiên cứu hiệu quả đầu tư
tài chính ở các trường Đại học tư thục có thể đưa ra những định hướng đầu tư có ích cho
các nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển mơi trường giáo dục cạnh tranh, minh bạch.
1.3. Tóm tắt chương 1
Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, ta có thể thấy, để trả lời cho câu hỏi
đầu tư tài chính cho giáo dục có mang lại hiệu quả hay khơng chính là xem xét các chỉ
số tài chính quan trọng. Các chỉ số thường được sử dụng bao gồm: NPV , IRR, BCR
(Phùng Chu Cường, 2006) để bước đầu có cái nhìn mang tính lựa chọn có nên đầu tư
hay khơng; thêm vào đó là các chỉ số ROA , ROE, ROS (Sami Al Kharusi , Sree Rama
Murthy Y., 2017) (Paweł Trippner, Iwona Gawryś, 2017). Cùng với việc xem xét các
chỉ số tài chính trên, việc đánh giá các rủi ro cũng là vấn đề cần được quan tâm
(Wondwosen Tamrat & Damtew Teferra, 2019).
Đối với nghiên cứu này, tác giả cho rằng việc xác định được các chỉ số tài chính
IRR, NPV, BCR, ROA, ROE, ROS có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh hiệu quả

đầu tư tài chính giữa các đơn vị đào tạo trong một trường Đại học , giữa các trường Đại
học với nhau vốn vẫn còn bỏ ngõ.


10

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư của các trường đại học tư thục theo cách tiếp
cận chi phí – lợi ích
2.1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư vào các trường đại học tư thục
2.1.1.1 Khái niệm đầu tư
Benjamin Graham và David Dodd (1934) thì định nghĩa “Hoạt động đầu tư là một
q trình, thơng qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng , có thể đảm bảo an tồn vốn và thu
lời thỏa đáng. Tất cả những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên là đầu
cơ.”[23]
Theo Luật Đầu tư (2014) quy định: “đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu
tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế ; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp
đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”[2]
Theo World Bank, “đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực
nhất định và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế
tiếp nhằm thu hồi vốn và mang lại lợi ích cho nhà đầu tư , lợi ích kinh tế - xã hội cho đất
nước được đầu tư.”[34]
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) , đầu tư là sự hi sinh các
nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó . Có ba
loại đầu tư chính là đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.[20]
Kevin A. Hassett (2008) định nghĩa “đầu tư trong tài chính là việc mua một tài sản hay
mục với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được

bán với giá cao hơn”. Đầu tư khác với đầu cơ về thời gian và mức độ rủi ro. [27]
Investopedia – trang web tài chính hàng đầu thế giới về tin tức thị trường, chiến lược,
đầu tư giáo dục thì định nghĩa: “đầu tư là việc mua một tài sản hay mục với hy vọng


11

rằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao
hơn”.[34]
Như vậy có thể hiểu, đầu tư vào các trường đại học tư thục chính là sử dụng các
nguồn lực của trường đại học tư thục như tài chính , thơng tin, nhân lực, thiết bị máy
móc, thương hiệu, uy tín … có sự nghiên cứu và phân tích rủi ro , trong một khoảng thời
gian nhất định nhằm đạt được những kết quả trong tương lai . Và kết quả này được kỳ
vọng là có giá trị lớn hơn so với các nguồn lực đã sử dụng cho quá trình đầu tư.
Các nguồn lực được các trường đại học tư thục sử dụng dưới dạng tiền tệ được gọi là
chi phí của đầu tư. Những kết quả có được trong q trình đầu tư được gọi là lợi ích đầu
tư. Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến đầu tư tài chính cũng như lợi
ích đầu tư tài chính.
2.1.1.1 Phân loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay . Tuy
nhiên, Đặng Thị Minh Hiền (2016) cho rằng đứng ở góc độ chủ thể đầu tư từ phía cung
cấp dịch vụ, ta có thể chia thành các nhóm:
- Đầu tư của khu vực nhà nước (các trường Đại học công lập)
- Đầu tư của khu vực tư nhân (Các trường Đại học ngồi cơng lập)
- Đầu tư của cá nhân viện trợ cho các trường Đại học.[11]
Luật Giáo dục (2005) nêu rõ “đầu tư cho các trường Đại học tư thục chính là hình
thức đầu tư của khu vực tư nhân . Các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước đầu tư chịu
trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường , huy động và giám
sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường , gắn nhà trường với cộng đồng và
xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.”[3]

Thêm vào đó, nếu căn cứ theo mục đích đầu tư, theo Luật Giáo dục (2012) ta có thể
chia thành hai loại hình đầu tư chính: “đầu tư vì mục đích lợi nhuận (các trường Đại học
tư thục vì lợi nhuận) và đầu tư khơng vì mục đích lợi nhuận (các trường Đại học tư thục
khơng vì lợi nhuận). Điểm khác nhau giữa hai hình thức đầu tư này chính là cách ứng
xử đối với lợi nhuận.”[4]


12

Như vậy, theo những cách phân loại trên , tác giả thấy trường Đại học Nguyễn Tất
Thành thuộc đầu tư của khu vực tư nhân , và được hiểu như một doanh nghiệp kinh
doanh có điều kiện. Qua cách xử sự của các nhà đầu tư với lợi nhuận trong những năm
qua thì trường Đại học Nguyễn Tất Thành thuộc khối trường Đại học tư thục vì lợi
nhuận.
2.1.2 Chi phí và lợi ích đầu tư của các trường đại học tư thục
2.1.2.1 Chi phí
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ mơn kế tốn , của việc kinh doanh và
trong kinh tế học, là cái mà chúng ta từ bỏ để nhận được một cái gì đó , có thể thơng qua
hành vi mua, trao đổi hay sản xuất. Theo chuẩn mực số 1 thuộc hệ thống chuẩn mực kế
tốn Việt Nam thì “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế
tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các
khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu , không bao gồm khoản phân phối cho cổ
đông hoặc chủ sở hữu.”[1]
Theo điều 82, nguyên tắc kế toán các khoản chi phí của thơng tư 200/2014/TT-BTC
hướng dẫn kế tốn áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực , mọi thành
phần kinh tế quy định: “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế , được ghi nhận
tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh
trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.”[7]
Như vậy, nhìn chung, chi phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của các khoản
hao phí bỏ ra nhằm thu được các loại tài sản , hàng hóa hoặc các dịch vụ. Có nhiều cách

phân loại chi phí của một doanh nghiệp như:

- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: Chi phí vật tư mua ngồi ,chi phí tiền lương
và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua
ngồi, chi phí bằng tiền khác...

- Phân loại chi phí theo cơng dụng kinh tế: Chi phí vật tư trực tiếp , chi phí nhân cơng
trực tiếp, chi phí sản xuất chung và các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất , chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.


13

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với qui mơ sản xuất kinh doanh:
Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Tuy nhiên, như đã nói, trường Đại học tư thục được hiểu là một doanh nghiệp có
điều kiện, vậy nên, cách phân loại chi phí cũng được nhà nước quy định khác so với các
doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác.
Theo thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng , thẩm định, ban hành
định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp
dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo , giá dịch vụ giáo dục đào tạo là tổng của các khoản
chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mịn tài sản cố
định (tích lũy đầu tư), chi phí khác. Cụ thể, những khoản chi phí này có thể hệ thống
thành bảng sau:


14

Chi phí khấu hao tài
sản cố định


Bảng 2-1 Quy định về các khoản chi phí trong dịch vụ giáo dục, đào tạo
Chi phí tiền lương

Chi phí vật tư
+ kinh phí

- Khoản tiền phải trả cho

cơng đồn và

- Chi phí văn phịng phẩm, cơng cụ dụng cụ, điện,

giảng viên, cán bộ quản lý

các chi phí

nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các chi phí khác được xác định trên cơ sở

và người lao động trực tiếp

khác

mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư.

tham gia thực hiện dịch vụ

phải chi trả

giáo dục đào tạo:


theo quy định

+ tiền lương;

của pháp luật

+ tiền cơng và các khoản

hiện hành.

phụ cấp có tính chất lượng;

+ chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp;

Chi phí quản lý

Chi phí khác


ông tư số
14/2019/TTBGDĐT)

- Chi phí tuyển sinh;
- Chi phí dịch vụ mua ngồi phục vụ cho
cơng tác quản lý; các khoản chi mua và
sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng
chế... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài

sản cố định) được tính theo phương pháp
phân bổ dần vào chi phí quản lý
thuê tài sản cố định; chi phí trả cho nhà
thầu (nếu có);
- Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý
chung, ngồi các chi phí đã nêu trên như:
chi phí hội nghị, tiếp khách, cơng tác
phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ
nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham
gia hiệp hội và chi phí hợp lý khác
(
N
g
u

n
:
T
h


15

2.1.2.2 Lợi ích
Theo từ điển Kinh tế học thì lợi ích là “khái niệm dùng để chỉ sự quan tâm của một
cá nhân hay nhóm người tới sự thay đổi của một số biến số kinh tế nào đó” . Chẳng hạn
lợi ích của người lao động là tiền lương (sự quan tâm tới tiền lương ) , các nhà sản xuất
trong nước có lợi ích ở chính sách bảo hộ mậu dịch (họ quan tâm tới việc chính phủ áp
dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch chống lại hàng nhập khẩu)[19] . Vậy, như đã nói ở
trên, lợi ích đầu tư chính là sự quan tâm đến đầu tư , hay lợi ích đầu tư là kết quả có

được trong q trình đầu tư. Lợi ích được xác định trên cơ sở so sánh kết quả của nhà
đầu tư khi có hoặc khơng đầu tư vào các trường Đại học tư thục . Những chủ thể nhận
được lợi ích bao gồm cá nhân và xã hội. Cụ thể:
Lợi ích cá nhân: Lợi ích mang lại cho cá nhân , tổ chức khi đầu tư vào các trường Đại
học tư thục thì trực tiếp và được lượng hóa bằng các giá trị tiền tệ . Mặt khác, có những
lợi ích khó lượng hóa và qui đổi về mặt giá trị như uy tín , thương hiệu, sự tơn trọng từ
xã hội, ….
Lợi ích xã hội: Việc đầu tư cho các trường Đại học tư thục khơng chỉ góp phần tạo
thêm lựa chọn về môi trường học tập cho xã hội , đồng thời nó cịn lan tỏa tinh thần nâng
cao kiến thức. Mặt khác, thơng qua giáo dục cịn nâng cao năng lực và tố chất của người
lao động làm cho số lượng hàng hóa và dịch vụ của quốc gia hoặc khu vực ngày càng
tăng lên.
2.1.3 Doanh thu, lợi nhuận và phương trình phân tích tài chính Dupont
2.1.3.1 Doanh thu
Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” thì “Doanh thu là tổng giá trị các lợi
ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán , phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thơng thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” .[1] Điều 78
Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đơng . Doanh thu
được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh , khi chắc chắn thu được


16

lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận , không
phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.”[7]
Dựa vào các định nghĩa trên, tác giả cũng thấy, doanh thu của các trường Đại học tư
thục chính là học phí của các sinh viên đang theo học.
2.1.3.2 Lợi nhuận
Karl Marx và Friedrich Engels định nghĩa: “Giá trị thặng dư , hay là lợi nhuận, chính

là phần giá trị dơi ra ấy của giá trị hàng hố so với chi phí sản xuất của nó , nghĩa là phần
dơi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động
được trả công chứa đựng trong hàng hố”.[26]
Theo từ điển Kinh tế học thì “Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí.” Lợi nhuận kinh tế khác lợi nhuận kế tốn ở chỗ nó tính đến tất cả các
khoản chi phí phát sinh trong q trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa , chứ khơng chỉ bao
gồm các khoản chi phí hiện, phải thanh tốn bằng tiền.[19]
Tóm lại, lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tồn bộ chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ hoạch toán . Lợi nhuận của doanh
nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác .
Lợi nhuận của một doanh nghiệp thông thường được phân phối theo thứ tự sau: Nộp
thuế, trả tiền phạt, trừ các khoản lỗ khơng được trừ vào lợi tức trước thuế , trích lập các
quỹ đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù , chia lãi cho
các đối tượng góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) , trích lập quỹ của
doanh nghiệp.
2.1.3.3 Phương trình phân tích tài chính DuPont
Được phát minh bởi Frank Donaldson Brown, giám đốc điều hành tài chính và giám
đốc cơng ty của DuPont, phương trình phân tích tài chính DuPont trở thành kỹ thuật
được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ
quản lý hiệu quả truyền thống. Đây là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ giữa
các chỉ số tài chính với nhau. [13] Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau:


17

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu (ROS)
Doanh thu thuần


Tỷ số lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
(ROE)

Doanh thu thuần
Số vịng quay tài sản
Tài sản bình qn

Tài sản bình quân
Số nhân vốn chủ sở
hữu

Vốn chủ sỡ hữu bình
quân

Hình 2-1 Phương trình phân tích tài chính DuPont
2.2 Hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục
2.2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư, phân loại hiệu quả đầu tư
2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư của ác dự án đầu từ được hiểu là “tất cả những lợi ích do việc thực
hiện đầu tư đem lại như lợi ích kinh tế xã hội, lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích cho người
sử dụng. Một dự án đầu tư được coi là có hiệu quả khi đạt được mục đích đầu tư của dự
án.” [14]
Mặt khác, với cách tiếp cận phân tích chi phí – lợi ích , thì đầu tư cho trường Đại học
tư thục cũng được xem như bất kỳ dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác . Vậy, hiệu quả đầu
tư cho trường Đại học tư thục cũng được hiểu là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ
so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí
phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định.



18

2.2.1.2 Phân loại hiệu quả đầu tư
Có nhiều tiêu chí khác nhau dùng để phân loại hiệu quả đầu tư . Chẳng hạn, nếu xét
theo tính chất thể hiện bản chất của hiệu quả thì ta có thể chia thành: Hiệu quả về kinh
tế, hiệu quả về kĩ thuật , hiệu quả về xã hội và môi trường , hiệu quả về an ninh quốc
phòng; nếu xét theo mức độ trực tiếp và gián tiếp: Hiệu quả thu được trực tiếp từ dự án
và hiệu quả thu được ngoài dự án ; nếu phân loại theo phương pháp tính tốn , thì hiệu
quả đầu tư bao gồm: Hiệu quả theo số tuyệt đối (Lợi nhuận , đóng góp cho ngân sách
Nhà nước) và hiệu quả tính theo số tương đối (Mức doanh lợi của một đồng vốn , suất
thu lợi nội tại).[14]
Tuy nhiên, theo cách tiếp cận phân tích chi phí – lợi ích ta có thể chia hiệu quả đầu
tư thành hai loại: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội . Nếu như các chỉ tiêu
hiệu quả tài chính phản ánh quyền lợi ích của nhà đầu tư như: Lợi nhuận , thu nhập…
thu được hàng năm, thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh lợi ích của Nhà
nước, của xã hội như: tăng thu cho ngân sách Nhà nước thơng qua thuế và các nghĩa vụ
tài chính; tăng thu nhập cho người lao động…
Theo như Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013) thì hiệu quả tài chính của
một dự án đầu tư được thể hiện ở sự chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra .
Hiệu quả tài chính được xác định qua các chỉ tiêu cụ thể như giá trị hiện tại thuần
(NPV), tỷ suất lợi ích chi phí (BCR), tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR),… [21]
Ở góc độ là nhà đầu tư thì các doanh nghiệp ln có mục đích là tối đa hóa lợi
nhuận. Tuy nhiên, khơng phải mọi hoạt động đầu tư sinh lời đều tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội tốt đẹp. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013) đã định nghĩa hiệu quả
kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư được thể hiện ở sự chênh lệch giữa các lợi ích mà
nền kinh tế xã hội thu được so với đóng góp xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư . Nói
cách khác, hiệu quả kinh tế xã hội chính là sự so sánh giữa lợi ích được dự án tạo ra với
cái giá mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế
quốc dân. Hiệu quả kinh tế - xã hội được xác định qua các chỉ tiêu như: giá trị gia tăng
thuần tuý, chỉ số lao động có việc làm, ….



19

Cũng cần phải nói thêm, đối với nghiên cứu này, nếu chỉ phân tích hiệu quả tài chính
thơng qua các chỉ số NPV, BCR, IRR thì chưa đầy đủ. Bởi các chỉ số trên chỉ là cơ sở
để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay khơng . Thế nhưng, trên thực tế, các khoa
thuộc khối Kinh tế của trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã được đầu tư . Vấn đề tiếp
theo đặt ra là, vào thời điểm trước khi đầu tư , các chỉ số NPV, BCR, IRR như thế nào,
và sau bốn năm hoạt động (một khóa học) thì dự án này có mang lại cho các nhà đầu tư
lợi nhuận thực tế hay không? Nếu có , thì lợi nhuận này là bao nhiêu? Nếu khơng , thì
ngun nhân là từ đâu?
Cũng vì lý do này, ngoài các chỉ số NPV, BCR, IRR tác giả sẽ dùng phương trình
DuPont để đánh giá lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư này.
2.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cho giáo dục theo cách tiếp cận chi phí –
lợi ích
Như đã nói ở trên hoạt động của cơ sở giáo dục đại học là ngành , nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện. Do đó, ta có thể áp dụng các cơng thức tính hiệu quả đầu tư của các
ngành kinh tế khác cho giáo dục. Như vậy, hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục theo
cách tiếp cận chi phí – lợi ích có thể được phản ánh qua các chỉ số sau: Các chỉ số đánh
giá khái quát tình hình tài chính của dự án đầu tư , các chỉ số phân tích hiệu quả tài chính
và phương trình phân tích tài chính DuPont.
2.2.2.1 Hiệu quả tài chính
2.2.2.1.1 Các chỉ số đánh giá khái qt tình hình tài chính của dự án đầu tư
2.2.2.1.1.1 Chỉ số về doanh thu
Chỉ số về doanh thu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn thu của doanh nghiệp từ dự
án trong chu kỳ sống của dự án . Nó phản ánh quy mơ đầu ra của doanh nghiệp , bao gồm
doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác.
Ta biết, nguồn thu chính ở các trường Đại học tư thục chính là học phí của sinh viên.
Tổng doanh thu của một khóa học (ứng với thời gian nghiên cứu) được tính như sau:


ℎℎ =
ố sinh ê × ọ ℎí


20

2.2.2.1.1.2 Chỉ số về chi phí
Chỉ số về chi phí là toàn bộ khoản chi cho dự án của doanh nghiệp phát sinh trong
chu kỳ sống của dự án. Đây là chỉ tiêu cho biết quy mô đầu vào của doanh nghiệp.
Tổng chi phí của một khóa học (ứng với thời gian nghiên cứu) được tính như sau:

ℎ ℎí=
ℎ ℎíℎà
ă
Trong đó chi phí hàng năm được hiểu là tổng các khoản chi phí đã được trình bày ở
mục 2.1.3.1.
2.2.2.1.2 Các chỉ số phân tích hiệu quả tài chính
2.2.2.1.2.1 Chỉ số giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV)
Giá trị hiện tại thuần là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về
hiện tại sau khi trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu . Nói cách khác, NPV là tổng giá trị
hiện tại của dòng thu nhập thuần mà dự án mang lại trong cả vịng đời của nó.
Mục đích của việc tính NPV là để xem xét lợi ích của việc sử dụng các nguồn vốn
trong thời gian thực hiện dự án . Do đó, NPV là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá
tính khả thi của việc đầu tư.
Cơng thức tính NPV như sau:
n

NPV
t0


Ct

1 r

t

 C0

Trong đó:
t là thời gian tính dịng tiền
n là tổng thời gian khóa học
r là tỷ suất chiết khấu
Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t
C0 là chi phí ban đầu để đầu tư cho khóa học
Dựa vào cơng thức tính trên, tác giả nhận thấy, chỉ số NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ
suất chiết khấu. Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì “tỷ suất chiết khấu được định nghĩa
lãi suất được dùng để chiết khấu các dòng tiền mặt chảy vào và chảy ra có liên quan đến
dự án đầu tư, có thể được tính bằng chi phí dùng để gọi vốn”[14]. Nói cách khác, lãi


×