Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.78 KB, 84 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>PHẦN I</small></b>

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1 Đặt vấn đề</b>

Vốn kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để ước lượng chính xác lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là vấn đề dễ dàng. Bên cạnh đó việc tìm nguồn tài trợ và lượng vốn cần huy động từ mỗi nguồn đó là bao nhiêu để hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại là cao nhất với chi phí sử dụng vốn bỏ ra là thấp nhất cũng là một bài tốn khó khăn, không những đối với các doanh nghiệp mới thành lập mà với cả những doanh nghiệp hoạt động lâu năm. Việc xác định cơ cấu vốn đóng vai trị rất quan trọng trong đối với từng doanh nghiệp, bởi những ảnh hưởng của nó đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xác định được một cơ cấu vốn tối ưu luôn là vấn đề cấp thiết trong mỗi doanh nghiệp.

Trong tình hình kinh tế đang có nhiều bất ổn như hiện nay, việc doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường, vốn đã gặp nhiều khó khăn, theo

<i>thống kê của VCCI(phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam): “năm 2011</i>

<i>đã có 79.014 doanh nghiệp ngừng sản xuất, giải thể. Cụ thể, số lượng doanhnghiệp giải thể bao gồm: 2.082 doanh nghiệp tư nhân, 16.748 công ty TNHHmột thành viên, 18.826 công ty TNHH hai thành viên trở lên, 41.357 công ty cổphần, 1 công ty hợp danh”</i><b><small>(1)</small></b>. Theo báo cáo chính thức của Bộ kế hoạch và Đầu

<i>tư cho thấy “ lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/3/2012, trên 2,2 nghìn doanh</i>

<i>nghiệp đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 9,7 nghìn doanh nhiệp đăng kýngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng các nghĩa vụ thuế”<b><small>(2)</small></b></i>. Qua những con số trên, có thể thấy các doanh nghiệp đã và đang đối mặt với rất nhiều thách

<i><b><small>2() class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

thức và khó khăn. Mỗi doanh nghiệp cần phải có bước đi khơn ngoan và hợp lý nhất. Trong đó việc hiểu rõ tác động giữa cơ cấu vốn tới hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết.

Với tình trạng chung của nền kinh tế hiện nay, thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đều cần lượng vốn rất lớn, chính vì thế để có thể duy trì hoạt động thì các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Mặc dù, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn chiếm tỷ trọng rất cao nhưng kết quả hoạt động lại khá tốt, hàng năm đóng góp khá lớn vào ngân sách Nhà nước và đem lại lợi nhuận không nhỏ. Vậy, yếu tố nào đã làm cho những doanh nghiệp này hoạt động hiệu qủa? Việc vay nợ cao có chi phối nhiều tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty hay khơng? Với đề tài khóa luận:

<i><b>“Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc tổng công ty Lắp máy Việt Nam(LILAMA) được niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam”, tơi muốn tìm hiểu</b></i>

rõ hơn về vấn đề này.

<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung</b>

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng Lilama được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể</b>

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu vốn và mối liên hệ giữa cơ cấu vốn với hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Phân tích thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động SXKD của các công ty trong nhóm ngành Lilama.

- Phân tích về mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động SXKD của các công ty Lilama.

<b>1.3 Phạm vi nghiên cứu</b>

<b>1.3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu</b>

Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

<b>1.3.2 Phạm vi về không gian</b>

Các doanh nghiệp xây dựng trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

<b>1.3.3 Phạm vi về thời gian</b>

- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ 13/01/2011 đến 30/05/2012.

- Số liệu được thu thập trong vòng 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2011.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>PHẦN II</small></b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1 Tổng quan tài liệu</b>

<b>2.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp</b>

<i><b>2.1.1.1 Khái niệm</b></i>

<i><b>a) Vốn và nguồn hình thành vốn</b></i>

Ba yếu tố quan trọng làm tiền đề để một doanh nghiệp đi vào SXKD là: Lao động – công nghệ - tiền vốn, trong đó vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vốn phản ánh năng năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn tiến hành kinh doanh thì phải có vốn và trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể hiểu: Vốn là một phạm trù kinh tế. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả giá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời.

<i><b>b) Phân loại vốn</b></i>

Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Vốn đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm trách nhiệm pháp lý thì có 2 loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn). Cách phân loại này đồng thời cho thấy thời hạn sử dụng của các nguồn vốn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn được cân đối với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

 Vốn chủ sở hữu

<i>”Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh</i>

<i>nghiệp khơng có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủsở hữu cho thấy trong tổng gía trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đượcdùng để đảm bảo trả nợ”<b><small>(3)</small></b></i>. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có thể bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần huy động bằng việc phát hành cổ phiếu (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi) của công ty cổ phần, nguồn vốn liên doanh do các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh đóng góp, nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả

 Nợ phải trả

<i>”Nợ phải trả là số tiền mà doanh nghiệp vay, thuê tài chính cho nên cácdoanh nghiệp có trách nhiệm trả cho các chủ nợ số tiền đó sau một thời hạnnhất định”<b><small>(4)</small></b></i>. Có 3 nguồn hình thành nợ phải trả:

- Vay nợ: Thơng qua các hình thức vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, vay cán bộ công nhân viên, vay chính phủ.

- Thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc th máy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng.

- Các khoản phải trả: Gồm có nợ tiền hàng, nợ thuế, nợ lương,.... Nếu phân theo thời hạn, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.

<b><small>3()</small></b><i><small>PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, 2011 </small></i>

<b><small>4() </small></b><i><small>PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, 2011</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Nợ dài hạn: Là khoản nợ mà thời gian trả trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Khoản nợ này dùng để đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên

Cách phân loại nợ phải trả theo thời gian như trên có tác dụng bố trí nguồn trả nợ kịp thời mà khơng bị đọng vốn, đồng thời giúp đánh giá đúng đắn khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.

<i><b>2.1.1.2 Vai trị của vốn kinh doanh</b></i>

Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kĩ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện toàn bộ giá trị tài sản, và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn kinh doanh có vai trị quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có vai trị quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tùy theo nguồn của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh,...

Vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để phân loại quy mô của doanh nghiệp, xếp doanh nghiệp vào loại doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp trung bình; và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử hiệu quả các nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng hàng hóa, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thơng hàng hóa.

- Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính tốn, hoạch định các chiến lược và kế hoạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

kinh doanh. Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các q trình và quan hệ kinh tế, thúc đẩy các hoạt động kinh tế có hiệu quả.

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát huy được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kì kinh doanh. Nếu vốn khơng được bảo tồn và tăng lên sau mỗi chu kì kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản, tức là vốn đã được sử dụng lãng phí và khơng có hiệu quả .

<i><b>2.1.1.3 Cơ cấu vốn</b></i>

<i><b>a) Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn</b></i>

 Khái niệm về cơ cấu vốn

Cấu trúc vốn hay cơ cấu vốn là một thuật ngữ tài chính nhằm mơ tả nguồn gốc và phương thức hình thành nên nguồn vốn, để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn chỉ ra được tỷ lệ nợ phải trả và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của doanh nghiệp.

Bàn về cơ cấu vốn , người ta hay nói về quan hệ tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn cổ phần, hoặc tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Đây là những chỉ số phản ánh thực trạng huy động nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp, nó cho biết tỷ lệ nợ và vốn cổ phần mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn từ nhiều nguồn huy động khác nhau, do mỗi nguồn có chi phí khác nhau nên với cùng một lượng vốn huy động thì chi phí phải trả cũng khác nhau . Do vậy, khi huy động vốn phục vụ kinh doanh, người quản lý tài chính phải tính tốn một cơ cấu vốn hợp lý là một việc làm cần thiết.

Một cơ cấu vốn gọi là tối ưu nếu nó mang lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là thu nhập trên mỗi vốn chủ sở hữu(ROE) là cao nhất với chi phí phải trả là nhỏ nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn - Hệ số nợ

Hệ số nợ được đo lường bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và giá trị tổng nguồn vốn. Nó cho biết trong tổng nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần trăm vốn được huy động từ nợ vay,bao nhiêu là vốn tự có . Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, điều kiện nền kinh tế và của doanh nghiệp mà tỷ lệ này có thể thay đổi phù hợp.

Hệ số này dùng để xác định khả năng đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo hồn trả trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Ngược lại, nếu hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng dễ bị mất khả năng thanh tốn.

Thơng thường nếu hệ số nợ ở mức cao, có nghĩa là cơng ty thường thông qua các khoản nợ để tài trợ cho các hoạt động của mình. Nếu một cơng ty vay nợ nhiều để tài trợ cho mức chi phí hoạt động cao của doanh nghiệp thì nó có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn so với việc phát hành cổ phiếu. Và nếu lợi nhuận công ty thu được cao hơn nhiều so với chi phí đi vay thì các cổ đông của công ty cũng sẽ thu được nhiều lợi ích. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh từ các khoản tiền đi vay có thể sẽ khơng bù đắp được các chi phí đi vay dẫn tới việc cơng ty có thể bị phá sản. Vì vậy, vay nợ hay phát hành thêm cổ phiếu là một bài tốn khó đối với các doanh nghiệp

- Tỷ trọng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng nợ vay của doanh nghiệp thì chiếm bao nhiêu phần trăm là nợ ngắn hạn. Qua đó, thể hiện rõ về tình hình vay nợ và số nợ ngắn hạn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cao hay thấp. Từ đó, phần nào đánh giá về tính bến vững tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Tỷ trọng nợ dài hạn

Thể hiện số nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ vay. Vì thời hạn trả lâu hơn nợ ngắn hạn nên đây không phải là mối lo cho các doanh nghiệp như nợ ngắn hạn.

<i><b>b) Vai trò của cơ cấu vốn</b></i>

Hệ số nợ đo lường mức độ tài chính của doanh nghiệp vay mượn từ bên ngồi, cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

Dựa vào hệ số nợ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái qt về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào để doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về mặt tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng cao.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có (nói cách khác là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của các đơn vị và cá nhân bên ngoài), nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Các chỉ số nợ cung cấp thơng tin bảo vệ chủ nợ trong tình huống mất khả năng thanh toán của chủ doanh nghiệp. Và thể hiện năng lực tiếp cận các nguồn tài chính từ bên ngồi, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.

Các chủ nợ ngân hàng cũng thường xuyên xem xét, đánh giá kĩ hệ số nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay khơng.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và lợi ích của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>c) Ưu và nhược điểm của việc sử dụng nợ vay</b></i>

Một trong những yếu tố cấu thành nên nguồn vốn, cung cấp vốn kinh doanh rất quan trọng của doanh nghiệp đó chính là các khoản nợ vay từ các tổ chức và các cá nhân ngồi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã là nợ vay thì phải có trả và có cái giá của nó. Việc sử dụng những khoản vay cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như sử dụng con dao hai lưỡi vậy. Ở đây, tơi muốn nói về những lợi ích cũng như những nhược điểm khi doanh nghiệp quyết định dùng nợ vay, để có cái nhìn khách quan hơn khi cân nhắc có nên có vay nợ nhiều?

Như đã nói, nợ vay – con dao hai lưỡi, tức là nó có ưu điểm và nhược điểm. Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ vay để thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi, cổ tức hay các hình thức khác cho chủ sở hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu doanh nghiệp thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải nộp. Và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên.

Ưu điểm thứ hai, đó là thơng thường nợ rẻ hơn vốn chủ sở hữu- nói một cách đơn giản, lãi suất ngân hàng hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều lãi suất kì vọng của nhà đầu tư. Do đó, khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt, và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá trị cơng ty. Bên cạnh đó, nợ giúp cho nhà đầu tư thận trọng hơn trong đầu tư. Chính vì vậy, tỷ số vay nợ của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ số địn bẩy tài chính. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng hiệu quả thì lợi ích mang lại cao hơn nhiều so với chi phí phải trả cho việc sử dụng khoản nợ đó. Đó chính là địn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Tuy vậy, doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với vốn chủ sở hữu. Khi đó, cơng ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính khơng lành mạnh và dẫn đến những rủi ro khác. Hay nói cách khác, tỷ lệ nợ cao dễ dẫn đến cơng ty phá sản. Thường thì những cơng ty có tỷ lệ cao sẽ nhát tay trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp.

Ngồi ra, cơng ty có mức nợ cao cịn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư ”khơn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức, tức là họ sẽ đầu tư tập trung vào những dự án rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó, những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.

<b>2.1.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp</b>

<i><b>2.1.2.1 Khái niệm</b></i>

Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi do ý nghĩa rộng lớn của nó. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược. Hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả của doanh nghiệp. Hiệu quả được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị phần, cho một định nghĩa rộng hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trong phạm vi đánh giá của doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm tới hiệu quả tài chính (hiệu quả kinh tế). Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất. Do vậy việc sử dụng các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.

<i><b>2.1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpa) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất</b></i>

- Vòng quay tổng tài sản

Chỉ tiêu này nói lên khả năng quay vịng của một đồng tài sản, hay chính khả năng tạo ra doanh thu của một đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện tài sản quay vòng nhanh, tức doanh thu tạo ra từ một đồng tài sản càng nhiều, khi đó việc sử dụng tài sản trong kinh doanh là có hiệu quả. Qua đó, có thể đánh giá được thực trạng sử dụng tài sản của công ty.

- Vòng quay tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.Kỳ tính vịng quay tài sản ngắn hạn thường là một năm.

- Vòng quay tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn càng cao. Kỳ tính vịng quay tài sản dài hạn thường là một năm.

- Vòng quay vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lường khả năng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng lớn.

<i><b>b) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời</b></i>

- Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA)

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này liên kết hai con số cuối cùng c ủa hai báo cáo tài chính cơ bản là lãi thuần( hay lợi nhuận sau thuế) của Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tổng tài sản của Bảng cân đối kế tốn. Quy mơ của doanh nghiệp được phản ánh qua tổng tài sản, quy mô hoạt động thể hiện ở mức tăng trưởng hoặc suy thoái của doanh nghiệp, cịn q trình sinh lời phản ánh tình hình tài chính và phương thức hành động của doanh nghiệp.

ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của cơng ty. Tài sản của cơng ty được hình thành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Các nguồn vốn này đều được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển từ vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó khẳng định việc sử dụng tài sản trong các hoạt động của doanh nghiệp là có hiệu quả.

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được, tạo ra bao nhiêu đồng tiền lời. Hệ số ROE càng cao càng chứng tỏ cơng ty sử dụng đồng vốn của cổ đơng có hiệu quả, có nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay, để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

- Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS)

Thể hiện trong một đồng doanh thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này đặc biệt quan trọng đối với nhà quản lý vì nó phản ánh được khả năng sinh lời thực sự của một đồng chi phí bỏ ra, và xem xét khả năng kiểm sốt các khoản chi tốt hay khơng, nó thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

<b>2.1.3 Mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và nhiều chiều. Tác động của cơ cấu vốn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các con số thực nghiệm đều đã được khẳng định trong các nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học trên thế giới. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh

<i><b>2.1.3.1 Nghiên cứu của Franco Modigliani và Merton Miller</b></i>

Modigliani và Miller với nghiên cứu về cơ cấu vốn của công ty từ năm 1958, thường gọi là lý thuyết M & M. Bằng cách dựa vào những giả định quan trọng như: Giả định về thuế, về chi phí giao dịch, về chi phí kiệt quệ tài chính, về thị trường hoàn hảo. Lý thuyết M & M được phát biểu thành hai nội dung quan trọng: Mệnh đề thứ nhất nói về giá trị cơng ty, mệnh đề thứ hai nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đề này lần lượt được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định chính: Có thuế và khơng có thuế.

<i><b>a) Lý thuyết M & M trong trường hợp khơng có thuế</b></i>

Trong trường hợp này, tất cả các giả định của M & M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hóa vấn đề cần nghiên cứu. Các giả định đầy đủ của lý thuyết M & M bao gồm:

- Khơng có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân - Khơng có chi phí giao dịch

- Khơng có chi phí phá sản và chi phí khó khăn tài chính

- Cá nhân và cơng ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau - Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo.

Với những giả định như trên, và những dẫn chứng thuyết phục được đưa ra, lý thuyết M & M được phát biểu thành hai mệnh đề như sau:

Mệnh đề 1: Trong điều kiện khơng có thuế, giá trị của cơng ty có vay nợ (V<small>L </small>) bằng giá trị cơng ty khơng có vay nợ (V<small>U </small>), nghĩa là V<small>L </small>= V<small>U </small>. Do đó, cơ cấu nợ trên vốn khơng có ảnh hưởng gì đến giá trị cơng ty. Vì vậy khơng có cơ cấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.

Mệnh đề 2: Chi phí sử dụng vốn: Lợi nhuận kì vọng trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng địn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. Về mặt toán học, mệnh đề M & M số 2 được biểu diễn dưới dạng công thức:

R<small>E </small>= R<small>U </small>+ ( R<small>U </small>- R<small>D</small>)D/E Trong đó:

R<small>E</small> : Lợi nhuận kì vọng hay lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần R<small>D </small>: Lãi suất hay chi phí sử dụng nợ

R<small>U</small>: Chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần D : Giá trị nợ hay trái phiếu của công ty phát hành

E : Giá trị vốn cổ phần của công ty

<i><b>b) Lý thuyết M & M trong trường hợp có thuế</b></i>

- Mệnh đề 1- Giá trị của công ty: Mệnh đề M & M số 1 xem xét xem giá trị công ty sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi tỷ số nợ trên vốn (D/E) hay còn gọi là tỷ số đòn bẩy. Để thấy được sự thay đổi này, lý thuyết M & M xem xét giá trị công ty trong trường hợp không vay nợ hay được tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu (V<small>U</small>) và giá trị công ty khi có vay nợ (V<small>L</small>). Ngồi ra, dù có vay nợ hay không vay nợ công ty vẫn phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là T<small>C</small>. Nếu có vay nợ (D) bằng cách phát hành trái phiếu công ty sẽ phải trả lãi suất vay là R<small>D</small>. Nếu không vay nợ hay tài trợ hoạt động công ty bằng 100% vốn chủ sở hữu (E) thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là R<small>0</small>. Mệnh đề M & M số 1 được phát biểu như sau:

Trong trường hợp có thuế thu nhập cơng ty, giá trị cơng ty khơng có vay nợ bằng giá trị cơng ty khơng có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Về mặt toán học, mệnh đề M & M số 1 được diển tả bởi công thức: V<small>L</small> = V<small>U</small> + T<small>C</small>D.

- Mệnh đề 2 – Chi phí sử dụng vốn của cơng ty trong trường hợp có thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Trong trường hợp có thuế, lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ, nhưng mối quan hệ này được diển tả bởi công thức: R<small>E</small> = R<small>U</small> + (R<small>U</small> – R<small>D</small>)(1 – T<small>C</small>)D/E

Công thức này được suy ra từ mệnh đề số 1. Trong trường hợp có thuế, giá trị cơng ty có vay nợ bằng giá trị cơng ty khơng có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Do đó, chúng ta có thể biểu diễn bảng cân đối tài sản của công ty dưới dạng:

V<small>U</small> = Giá trị cơng ty khơng có vay nợ D = Nợ

T<small>C</small>D= Hiện giá lá chắn thuế E = Vốn cổ phần

Ngoài ra, quan hệ giữa giá trị cơng ty và dịng tiền được thể hiện qua cơng thức: Giá trị cơng ty = PV (dịng tiền) = Dịng tiền / Chi phí sử dụng vốn

Từ đây ta có dịng tiền kì vọng bên tay trái bảng cân đối là (V<small>U</small>R<small>U</small> + T<small>C</small>DR<small>D</small>). Tương tự, dòng tiền kì vọng bên tay phải bảng cân đối kế toán là (DR<small>D</small> + ER<small>E</small>). Theo nguyên tắc kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn và bởi vì dòng tiền xem xét ở đây là dòng tiền đều mãi mãi và tiền tạo ra ở đây dùng để trả cổ tức nên dòng tiền bên tài sản của cơng ty thuộc về cổ đơng, do đó chúng ta có thể thiết lập cân bằng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Đây chính là cơng thức diễn tả nội dung mệnh đề M & M số 2 cần chứng minh. Lý thuyết M & M về cơ cấu vốn được xem là lý thuyết hiện đại lý giải được quan hệ giữa giá trị cơng ty , chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ vay. Tuy nhiên lý thuyết này chưa xem xét đến tác động của một số chi phí khác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng nợ. Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của cơng ty tăng lên, điều này cịn gây nhiều ảnh hưởng khác tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty nữa. Do đó, bàn về tác động giữa cơ cấu vốn tới hiệu quả hoạt động của cơng ty cịn gây nhiều tranh cãi, dưới đây tơi đưa ra một số nghiên cứu liên quan về vấn đề này.

<i><b>2.1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu liên quan khác</b></i>

<i><b>Nghiên cứu của Maslis năm (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan</b></i>

thuận (dương) với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với cơ cấu vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho doanh nghiệp.

<i><b>Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính có tác</b></i>

động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nước đang nước đang phát triển. Nghiên cứu cho rằng, với tỷ lệ nợ quá mức là nguyên nhân gây ra những rắc rối tài chính cho các nước đang ph át triển ở Đông Á (1997 – 1998).

<i><b>Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về</b></i>

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: (1) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều (dương) với tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng từ 24,52% và 51,13% thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.

<i><b>Nghiên cứu của Berger (2006)về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của</b></i>

các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí người chủ và người đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ngược lại hiệu quả hoạt động cũng có tác động đến cơ cấu vốn. Nghiên cứu cho rằng, những cơng ty hoạt động có hiệu quả cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của cơ cấu vốn; lợi nhuận cao hơn có thể hoạt động như một bộ đệm chống lại rủi ro. Các cơng ty có hiệu quả hơn sẽ lựa chọn một tỷ lệ địn bẩy cao hơn bởi

<b>vì hiệu quả cao dự kiến sẽ giảm chi phí phá sản và khủng hoảng tài chính.</b>

<i><b>Nghiên cứu Margaritis (2007)Với mẫu số liệu nghiên cứu làm thực</b></i>

nghiệm ở 12 240 công ty ở New Zealand, kết hợp với các lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) – mơ hình chi phí. Sử dụng phân tích các tham số theo phương pháp DEA (The non – parametric Data Envelopment Analysis), và phân tích hồi quy. Cho kết quả về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các nghiên cứu trên cho nhiều kết luận khác nhau nhưng đều cho thấy có mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu độc lập, được tiến hành vào những thời điểm khác nhau với điều kiện kinh tế và các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó, để có thể khẳng định chính xác về mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta cần xem xét và nghiên cứu cho từng đối tượng, trong từng điều kiện kinh doanh cụ thể.

<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu</b>

<i><b>2.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu</b></i>

<i><b>a) Nhóm ngành và phân loại nhóm ngành</b></i>

 Phân loại nhóm ngành trên thế giới

Khơng có một hệ thống hay tiêu chuẩn phân ngành nào là hoàn chỉnh. Việc xây dựng và sử dụng hệ thống hay tiêu chuẩn phân ngành nào là tùy thuộc vào quan điểm từng cá nhân hay tổ chức liên quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hiện nay, trên thế giới các lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện ngày càng nhiều vì vậy yêu cầu phải xây dựng một hệ thống phân ngành là hết sức cần thiết tại mỗi quốc gia và các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh tế mang tính chất thống kê, phân tích thơng tin. Điều đó không chỉ giúp chúng ta quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, khoa học mà còn giúp nâng giá trị sử dụng của dữ liệu lên mức độ cao, hiệu quả.

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều cách phân chia ngành kinh tế. Sự khác biệt trong gom – tách các ngành, nhóm ngành tùy thuộc vào quan điểm của từng quốc gia hoặc từng tổ chức. Ví dụ như ở Mỹ sử dụng hệ thống phân ngành SIC (Standard Industrial Classification) với 10 nhóm và hệ thống NAICS (The north American Industry Classification Sytem) với 20 nhóm phân ngành cấp 1 được áp dụng khá phổ biến; ở Anh, UCA SIC2007 có 21 nhóm, trong khi đó hệ thống phân ngành METI của Nhật Bản chỉ có 5 nhóm,....

Hai trong những hệ thống phân ngành xuất phát điểm từ các tổ chức tài chính nổi tiếng trên thế giới là ICB và GICS. ICB (Industry Classification Benchmark) là hệ thống phân ngành cho các công ty, được phát triển bởi Dow Jones và công ty FTSE International Limited. Hệ thống này gồm 4 phân cấp với 10 nhóm ngành cấp 1 (dầu và gas, vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiêu dùng, viễn thơng, tiện ích, tài chính, cơng nghệ), 18 ngành cấp 2, 39 phân ngành cấp 3 và tổng cộng tới 104 chi tiết ngành cấp 4. Hiện nay hệ thống ICB được dùng cho Sàn NASDAQ, NYSE và một vài thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Trong khi đó, GICS (The Global Industry Classification Standard) được phát triển bởi Morgan Stanley và Standard & Poor’s. GICS có khá nhiều điểm tương tự ICB.

 Tại Việt Nam

Từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam có 2 hệ thống phân ngành, đó là hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993) và hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007 (VSIC 2007). VSIC 2007 có 21 ngành cấp 1, 88 ngành

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5. Hệ thống này được xây dựng dựa trên việc đánh giá thực trạng sử dụng VSIC 1993 và những phát triển của hệ thống này trong ngành Thống kê và các Bộ, ngành khác. Bên cạnh đó, VSIC 2007 cũng thiết lập dựa trên việc tham khảo và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên hợp quốc về Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC), Dự thảo khung chung của ASEAN về phân ngành trên cơ sở ISIC và kinh nghiệm phát triển phân loại quốc tế của các nước, đặc biệt là các nước ASEAN.

Hiện nay, các tổ chức tài chính tại Việt Nam có áp dụng đa dạng và linh hoạt các tiêu chuẩn khác trên thế giới như ICB,….và cả hệ thống phân ngành của mình. Các doanh nghiệp chọn làm nghiên cứu trong khóa luận được sắp xếp theo cấu trúc phân ngành 4 cấp của tiêu chuẩn ICB. Theo đó, các cơng ty trực thuộc nhóm ngành cơng nghiệp (mã 2000); tiểu nhóm xây dựng, xây lắp (mã 2357); nhóm xây dựng, xây lắp này bao gồm 131 công ty và phân theo đại diện quản lý vốn Nhà nước (vốn chủ sở hữu), được chia thành 5 nhóm cơ bản:

- Nhóm các cơng ty trực thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam(PVX) gồm 13 cơng ty<b><small>(5)</small></b>.

- Nhóm các công ty trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam(LILAMA) bao gồm 11 công ty (danh sách các công ty được thể hiện ở bảng 2.1)

- Nhóm các cơng ty trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam(VINACONEX), gồm 15 cơng ty<b><small>(6)</small></b>.

- Nhóm các công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà(Sông Đà) gồm 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Trong các nhóm trên thì các nhóm PVX, LILAMA, VINACONEX, Sơng Đà là những Tổng cơng ty nhà nước, trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu. Nhóm xây dựng cuối cùng là nhóm bao gồm các cơng ty có tỷ trọng vốn sở hữu nhà nước nhỏ và các công ty tư nhân khác.

<i><b>b) Chọn điểm nghiên cứu</b></i>

Căn cứ vào cách phân loại ngành, nhóm ngành theo tiêu chuẩn ICB nói trên, tơi chọn 11 cơng ty trong số 131 công ty xây dựng, xây lắp được niêm yết trên Sàn chứng khốn Việt Nam, là các cơng ty trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA).

<i><b>2.2.1.2 Thu thập tài liệu</b></i>

Số liệu sử dụng trong đề tài là các Báo cáo đã được kiểm toán xác nhận và công bố trên website của mỗi công ty cũng như Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Các báo cáo này bao gồm:

- Báo cáo tài chính năm của 5 năm, từ 2007 đến năm 2011: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bản cáo bạch của các công ty.

Chi tiết nguồn số liệu của mỗi công ty được thống kê ở phụ lục 05.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Bảng 2.1: Danh sách các cơng ty trực thuộc nhóm xây dựng Lilama</b>

<b><small>Tên công tyTên quốc tếĐịa chỉ</small><sup>Mã chứng</sup></b>

<small>1. CTCP Lilama 5Lilama 5 Joint Stock CompanySố 179 Đ.Trần Phú, P.Ba Đình, TX.Bỉm Sơn,</small>

<small>2. CTCP Lilama 18Lilama 18 Joint Stock CompanySố 9-19, Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Tp.Hồ Chí MinhLM8HOSE15/11/20108 050 0003. CTCP Lilama 3Lilama 3 Joint Stock CompanyLô 24-25 Khu CN Quang Minh, Mê Linh, Hà NộiLM3HNX01/12/20095 150 0004. CTCP Lilama 69-2Lilama 69-2 Joint Stock CompanySố 26, Phố Tản Viên, P.Thượng Lý, Q.Hồng Bàng,</small>

<small>10. CTCP Lilama 10Lilama 10 Joint Stock CompanySố nhà 989, Đ.Giải Phóng, Q.Hồng Mai, Tp.Hà NộiL10HOSE25/12/20079 000 00011. CTCP Lilama 7Lilama 7 Joint Stock Company323, Đ2/9, Q.Hải Châu, Tp. Đà NẵngLM7HNX28/10/20104 957 000</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu</b>

<i><b>2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài sản và nguồn tài trợ</b></i>

Nhóm chỉ tiêu này được sử dụng nhằm phản ánh tốc độ tăng trưởng, sự thay đổi kết cấu tài sản và nguồn vốn của các công ty. Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau.

<b>Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài sản và nguồn vốn</b>

<i><b>2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh</b></i>

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Các chỉ tiêu này bao gồm:

<i><b>a) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất</b></i>

<b>+ Vòng quay tổng tài sản: Đo lường mức tạo doanhthu của tổng tài sản</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Vòng quay tài sản ngắn hạn ( Vòng)

= <sup>Doanh thu thuần</sup> Tổng tài sản bình qn + Vịng quay tài sản dài hạn

Vòng quay tài sản dài

= <sub>Tổng tài sản bình quân</sub><sup>Doanh thu thuần</sup>

<i><b>b) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi</b></i>

+ Khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) Khả năng sinh lợi tổng tài sản(ROA)

= <sub>Tổng tài sản bình quân</sub><sup>Lợi nhuận sau thuế</sup> x 100

+ Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu(ROE)

( %)

= <sup>Lợi nhuận sau thuế</sup><sub>Vốn chủ sở hữu</sub> x 100

+ Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) Khả năng doanh lợi doanh thu(ROE)

<i><b>2.2.3.1 Phương pháp phân tích xu hướng</b></i>

Phương pháp phân tích xu hướng hay cịn gọi là phương pháp phân tích ngang. Là một quá trình nghiên cứu xu hướng thay đổi các chỉ tiêu qua các thời kì liên tục.

Trong bài nghiên cứu, phương pháp này được dùng để phân tích xu hướng biến động theo thời gian của các yếu tố sau.

- Thực trạng biến động tài sản và kết cấu tài sản.

- Thực trạng biến động nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Thực trạng kết quả và hiệu quả kinh doanh của các công ty.

Phương pháp này được làm rõ đối với tồn bộ nhóm ngành và chi tiết cho từng cơng ty trong nhóm.

Phương pháp phân tích xu hướng được chi tiết hóa theo hai phương pháp: - Phương pháp đồ thị hóa

- Phương pháp so sánh về mặt số học, sử dụng các chỉ tiêu phân tích: Tốc độ phát triển bình quân hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm.

<i><b>a)Tốc độ phát triển bình quân hàng năm: Là tỷ số giữa mức độ kỳ này ( X</b></i><small>n</small>) với mức độ kỳ đứng trước đó ( X<small>n-1</small>). Nó cho biết mức độ kỳ này bằng bao nhiêu lần so với kỳ trước. Được biểu diễn bởi công thức sau:

P<small>n</small> = <sup>X</sup><small>n</small> (n = 1, 2, ..., n) X<small>n-1</small>

<i>b) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm</i>

<b>: Là tỷ số giữa chênh lệchmức độ của 2 kỳ liên tục với kỳ gốc, thể hiện tốc độ pháttriển bình quân giữa các chỉ tiêu qua 2 thời kì liên tục.</b>

<small>P</small> <b><small>(n-1)</small></b>

<b>=</b> <i><small>n</small></i><small>1</small><i><small>P</small></i><small>1</small><i><small>P</small></i><small>2...</small><i><small>Pn</small></i>

<i><b>2.2.3.2 Phương pháp phân tích tỷ trọng</b></i>

Phân tích tỷ trọng cịn gọi là phân tích dọc hay phân tích báo cáo quy mơ chung. Trong bài khóa luận, phương pháp này được sử dụng nhằm tập trung phân tích kết cấu. Cụ thể:

- Đối với các cơng ty thì phương pháp phân tích tỷ trọng được áp dụng nhằm phân loại, phân biệt các công ty trực thuộc Lilama theo các nhóm khác nhau căn cứ vào kết cấu và biến động kết cấu của tài sản, nguồn tài trợ, ...

- Đối với cả nhóm ngành: phân tích mức độ đóng góp (mức độ tác động) các yếu tố của từng cơng ty đến cả nhóm. Và mức độ biến động hiệu quả của

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nhóm chịu tác động bởi hiệu quả và tỷ trọng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của từng công ty đối với cả nhóm như thế nào.

Theo đó, ta có tỷ suất ROA, ROE của nhóm được phân tích như sau:

Tương tự, ta phân tích ROE của nhóm chịu tác động của tỷ trọng vốn chủ sở hữu của từng cơng ty như sau:

<i><b>2.2.3.3 Phương pháp phân tích tỷ số</b></i>

Phân tích tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Trong phân tích tài chính các tỷ số được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài khóa luận này, phương pháp phân tích được sử dụng nhằm tính các chỉ số tài chính: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA, ROE, ROS,...). Kết hợp với phương pháp so sánh, từ đó có những đánh giá về tình hình tài chính hiện tại của các cơng ty và cả nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Và căn cứ vào các chỉ số tài chính để phản ánh mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơng ty trong nhóm.

<i><b>2.2.3.4 Phương pháp phân tích Dupont</b></i>

Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Trong bài khóa luận, phương pháp này dùng để phân tích nhằm nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp.

Trước hết, chúng ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lợi doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Khi đó:

Qua phân tích ROA như trên, ta thấy sự thay đổi của ROA phụ thuộc vào mức độ biến đổi giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó để các cơng ty có thể đưa ra các biện pháp nhằm tăng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí.

Tiếp theo, chúng ta xem xét tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tạo thành bởi các mối quan hệ giữa tỷ số ROA và hệ số nợ của cơng ty.

<b>Theo đó, ROE được biểu diễn dưới dạng:</b>

ROE = <sup>Lợi nhuận sau thuế</sup><sub>Vốn chủ sở hữu</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

ROE = <sup>Lợi nhuận sau thuế</sup> x <sup>Tổng tài sản</sup> Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

1 – Hệ số nợ

Từ phân tích trên cho thấy, sự thay đổi của ROE là tổng hợp tác động của hệ số ROA và hệ số nợ. ROE chịu tác động cùng chiều của cả ROA và hệ số nợ. Khi hệ số nợ tăng lên thì ROE sẽ tăng lên vì (1- Hệ số nợ) giảm xuống. Do vậy, khi tỷ lệ nợ cao sẽ khuyến khích một hệ quả về lợi nhuận là: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kì thì lợi nhuận sẽ càng cao và ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì thua lỗ sẽ càng nặng nề. Hay nói cách khác, khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì hệ số nợ có tác dụng khuyech tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và ngược lại.

<b><small>PHẦN III</small></b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN</b>

<b>3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu</b>

<b>3.1.1 Tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam</b>

<i><b>3.1.1.1 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh</b></i>

Nhóm ngành xây dựng Lilama gồm 11 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, đều là những cơng ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam(LILAMA) - Tổng công ty xây dựng của nhà nước, được thành lập năm 1960. Bước đầu được thành lập theo mơ hình doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nghiệp nhà nước, nhằm góp phần đáp ứng xây dựng nền cơng nghiệp nước nhà cũng như phát triển cơ sở hạ tầng CNXH. Từ khi chủ trương của Bộ Xây dựng ra quyết định thực hiện sắp xếp, đổi mới phát triển các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc Bộ Xây dựng theo hướng cổ phần hóa. Thì các cơng ty cũng lần lượt được chuyển đổi chính thức thành các cơng ty cổ phần với đa phần cổ phiếu là do Tổng công ty nắm giữ, trở thành những cơng ty hạch tốn độc lập trực thuộc tổng công ty, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu thuộc lĩnh vực xây lắp.

Chi tiết ngành nghề kình doanh của từng cơng ty được thể hiện trên bảng 3.1. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp xây lắp chịu sức ép của thị trường trong và ngồi nước ln biến đổi, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhất là trong việc đấu thầu xây dựng. Do đó, cũng tạo ra nhiều cơ hội và cả thách thức cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Điều đó, càng địi hỏi doanh nghiệp phải tự nỗ lực, cố gắng tồn tại và phát triển trong thương trường.

<b>Bảng 3.1 Đặc điểm ngành nghề của các công ty trực thuộc LILAMA</b>

<small>trường học, bệnh viện, trạm biến thế;…- Thi công đường giao thông, ...</small>

<small>Gồm: LO5, LM8, L44, L43, L35,L10, LM7</small>

<small>ống, thiết bị cơ khí, </small>

<small>- Lắp khung nhà xưởng, nhà côngnghiệp, dây chuyền sản xuất, </small>

<small>bị gầu tải, lọc bụi tĩnh điện, ...</small>

<small>Gồm: LO5, LM8, LM3, L62,L61, L44, L43, L35, L10, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>- Kết cấu thép, khung nhà công nghiệp,giàn không gian, ...</small>

<small>- Thiết bị phi tiêu chuẩn, đường ống côngnghiệp, </small>

<small>- Các loại bình bể, si lơ chứa, ...4. Dịch vụ tư vấn, thiết</small>

<small>kế </small>

<small>-Xây dựng, lắp đặt các cơng trình cơngnghiệp, dân dụng, giao thơng, ...</small>

<small>- Dịch vụ bảo trì, tu dưỡng các cơng trìnhxây dựng, dân dụng, cơng nghiệp,.. </small>

<small>Gồm: LM8, LM3, L61, L43, L35,L10, </small>

<small>- Kinh doanh mua bán các vật tư xâydựng, thiết bị điện, ....</small>

<small>Gồm: - LO5, LM3, </small>

<small>- LO5, LM8, L61, L43, L35, L10</small>

<i>(Nguồn: Tự tổng hợp)</i>

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu về xây dựng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng là ưu tiên số một. Do vậy, cầu về xây dựng tăng lên, hoạt động của các công ty xây lắp cũng có nhiều cơ hội hơn. Các cơng ty có thể mở rộng thêm thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối, đời sống khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chững lại, thì nhu cầu về xây dựng giảm đi, tức là lượng cầu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, các công ty LILAMA đã tạo nên thương hiệu có uy tín trong ngành lắp máy và chế tạo thiết bị ở Việt Nam, trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và được nhà nước phong tặng nhiều huân huy chương cao quý. Với đội ngũ cán bộ và công nhân làm việc chuyên nghiệp lành nghề. Các công ty chuyên tham gia chế tạo, cung cấp thiết bị, lắp đặt và thực hiện dịch vụ bảo trì, đại tu, sửa chữa cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hàng trăm cơng trình với chất lượng cao, đặc biệt là các cơng trình nhiệt điện, lọc hóa dầu.

<i><b>3.1.1.2 Hoạt động của LILAMA trong thời gian qua</b></i>

Trong bối cảnh ngành cơ khí Việt Nam đang bị lấn sân và cạnh tranh khốc liệt của các nhà thầu nước ngoài, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với ý chí tự cường; ngành lắp máy Việt Nam lại phải tự khẳng định mình, một mặt phải tự đổi mới, tăng năng lực thi công, chế tạo thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh để giành giật thị trường với các tập đoàn nước ngoài, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động trong ngành; mặt khác phải đẩy mạnh mở rộng thị trường ra ngồi nước thơng qua các hợp đồng xuất khẩu cơ khí, đóng tàu, lao động kĩ thuật tay nghề cao và nhận thầu thi cơng các cơng trình tại các nước ngồi.

Năm 2009, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu, vượt qua những thử thách, nhóm ngành lắp máy Lilama đã phấn đấu thực hiện giá trị sản xuất, kinh doanh đạt hơn 1 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty đã phải tập trung triển khai hàng loạt các dự án lớn nhỏ. Trong quý I- 2009, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất bàn giao cho chủ đầu tư, từ đây những sản phẩm xăng, dầu đầu tiên của Việt Nam có đóng góp một phần khơng nhỏ của những người thợ lắp máy đã được đưa ra thị trường. Tiếp đến là việc hoàn thành bàn giao Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1 tháng 4/2009,. nhiệt điện ng Bí mở rộng tháng 6/2009, nhà máy xi măng Sông Thao trong thang 11/2009. Dự án thủy điện Sơng Vàng, Sơng Ơng cũng đã cơ bản hồn thành để bắt đầu hịa lưới điện.

Bằng trí tuệ và tay nghề của mình, các cơng ty lắp máy Việt Nam nói chung và Lilama nói riêng đã mang về số lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lần đầu do Lilama 69-2 sản xuất đã được hãng Alstom (Nhật Bản) đánh giá rất cao và tiến tới chinh phục thị trường nước ngoài đã mang về gần 10 triệu USD. Hướng xuất khẩu tại chỗ được xem là một thế mạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

và đang được các công ty như: Lilama 69-3, Lilama 69-1, Lilama 18, Lilama 454, … phát huy theo hướng chun mơn hóa. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ngành giai đoạn 2006 -2010 đạt 77 450 tỷ đồng, gấp 4,8 lần so với thời kì 2001 -2005. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng từ 10 410,2 tỷ đồng lên đến 18 628 tỷ đồng năm 2010, tăng 1,6 lần so với năm 2006. Tăng trưởng bình quân thời kì 2006 – 2010 đạt 1,8%/năm.

Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, nhóm ngành xây dựng/ lắp máy Lilama đã khơng ngừng phấn đấu để trở thành một trong những nhóm ngành phát triển vững mạnh của Việt Nam, đã tham gia lắp đặt và đưa vào sử dụng hàng nghìn cơng trình lớn nhỏ thuộc các lĩnh vực cơng nghiệp, dân dụng, văn hóa, quốc phịng.

<b>3.1.2 Đặc điểm chung về các công ty trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam</b>

<i><b>3.1.2.1 Đặc điểm về tài sản của các công ty</b></i>

Các cơng ty chủ yếu hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, do đó có số vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tình hình tổng tài sản của các công ty thể hiện trên bảng 3.2.

<b>Bảng 3.2 Đặc điểm tài sản của các công ty</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

6 CTCP Thí nghiệm Cơ điện Lilama LCD 47,7 1,0

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, thì tổng tài sản của cả nhóm là rất lớn với 4 759,5 tỷ đồng. Có 8/11 cơng ty có tổng gía trị tài sản năm 2011 đạt trên 300 tỷ đồng. Trong đó, giữa các cơng ty có mức chênh lệch về tỷ trọng khá nhiều. Có cơng ty chiếm chỉ 1% tổng tài sản của nhóm (LCD), nhưng có cơng ty chiếm tới 23,5% tổng tài sản nhóm (LM8). Trong số 11 cơng ty thì có 3 cơng ty (chiếm gần 30%) có tài sản chiếm trên 50% tổng giá trị tài sản của cả nhóm, bao gồm: LM8 (23,5%), LM3 (15,7%), L10 (15,1%). Các cơng ty cịn lại có mức tỷ trọng dao động chủ yếu trong khoảng từ 3% đến 9,5%, trong đó có LCD là cơng ty có tỷ trọng tài sản so với cả nhóm là thấp nhất..

<i><b>3.1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn các cơng ty</b></i>

Nhóm xây dựng Lilama gồm 11 công ty trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam, được cổ phần hóa thành các cơng ty cổ phần. Trong đó, sở hữu nhà nước đều chiếm phần lớn (mà đại diện là Tổng cơng ty lắp máy Việt Nam), cịn lại là các cổ đông tư nhân qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khốn. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tình hình vốn chủ sở hữu của các cơng ty

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong tổng số 4759,5 tỷ đồng tổng giá trị tài sản thì vốn chủ sở hữu của cả nhóm chỉ có 889 tỷ đồng (chiếm gần 19%) - một tỷ lệ rất thấp. Điều này chứng tỏ, nguồn vốn chủ yếu được huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty là từ các khoản nợ vay. Qua bảng 3.3 cho thấy, các cơng ty trong nhóm có tỷ trọng về vốn chủ sở hữu khá đồng đều nhau, không chênh lệch nhiều như tổng tài sản, trung bình tỷ trọng vốn chủ sở hữu mỗi công ty chiếm 9% của cả nhóm. Trong đó, cơng ty có tỷ trọng thấp nhất là LCD (2,4%) và cao nhất là công ty L10 (16%).

Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, tất cả các cơng ty của nhóm thì nhà nước đóng vai trị chủ sở hữu chính, với phần trăm sở hữu nhà nước đều trên 50%. Bình qn cả nhóm có mức sở hữu nhà nước là 51,16%. Như vậy, trong các cơng ty này nhà nước nắm quyền kiểm sốt chính.

Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu của các cơng ty cổ phần, ngồi lợi nhuận để lại cịn có nguồn vốn được huy động từ việc phát hành cổ phiếu. Tính đến thời điểm năm 2011, cả nhóm đã phát hành với tổng số cổ phiếu là 56 861 972 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, cơng ty L10 có tổng số cổ phiếu được phát hành nhiều nhất, với 8 900 000 cổ phiếu và là cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

ty có thời gian niêm yết sớm nhất (25/12/2007), tiếp đến là các công ty như: LM8 (8 050 000 CP), L61 (7 015 000 CP). Ta nhận thấy rằng, các công ty có tổng giá trị tài sản lớn cũng như có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao trong nhóm chủ yếu là các cơng ty có khối lượng cổ phiếu phát hành lớn, điều này cho thấy nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu chủ yếu được huy động từ phát hành cổ phiếu.

<b>3.2 Kết quả nghiên cứu</b>

<b>3.2.1 Thực trạng tài sản và nguồn vốn của các công ty</b>

<i><b>3.2.1.1 Thực trạng biến động tài sản của các công ty</b></i>

Qua bảng 3.4 cho thấy, tổng tài sản của cả nhóm tăng rất nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 5 năm rất cao, xấp xĩ 25%/năm. Năm 2007 cả nhóm có tổng giá trị tài sản là 1971,9 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011 tổng tài sản cả nhóm đã lên tới 4759,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần. Tổng giá trị tài sản của các công ty rất lớn, với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy làm cho lượng tài sản tăng thêm hàng năm là rất lớn.

Số liệu trên bảng 3.4 cho thấy trong số 11 cơng ty của nhóm thì có 5 cơng ty (chiếm 45,5%) có tốc độ tăng tổng tài sản hàng năm rất nhanh, đạt trên 20%/ năm. Đó là các công ty: LM3 (31,7%), L62 (29,7%), L10 (26%), LO5 (23%), L61 (22,5%). Trong đó, cơng ty LM3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nhóm. Đạt tốc độ tăng trưởng tài sản từ 15% đến 20% thì có 2/11 công ty (chiếm 18,2%), gồm các công ty: LM8 (19,2%) và L43 (19,5%). Những cơng ty có tốc độ tăng trưởng cao thường là những cơng ty có giá trị tổng tài sản đạt trên 300 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng cao về tài sản so với cả nhóm. Chính vì thế sự tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

lên nhanh tổng tài sản các công ty này dẫn tới sự tăng lên nhanh của tổng tài sản cả nhóm (đạt tốc độ 24,6%/năm). Các cơng ty cịn lại có tốc độ tăng tài sản dưới 10%/năm. Trong đó, có cơng ty LCD có tốc độ tăng trưởng âm (5,1%/năm), như vậy bình qn qua 5 năm LCD có tổng giá trị tài sản khơng những khơng tăng mà cịn bị giảm đi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Bảng 3.4 Biến động tài sản của các công ty (2007 – 2011)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Nhìn chung qua các năm thì tổng tài sản các công ty tăng 24,6%/năm là rất nhanh, trong đó nhanh nhất vào năm 2008, với tốc độ tăng bình qn cả nhóm đạt 33,6% so với năm 2007, và năm 2010 có tốc độ tăng tài sản là 29,8% so với năm 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế từ nửa cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã gây nhiều khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cho nên các doanh nghiệp cũng cắt giảm phần vốn vay ngoài là nguyên nhân làm cho tổng tài sản năm 2009 có sự chững lại hẳn so với giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng trưởng tài sản năm này chỉ đạt 8,2%, thấp nhất trong vịng 5 năm qua. Tuy nhiên nhờ có các quyết sách kịp thời và thích hợp của nhà nước như: Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, .... Đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tăng quy mơ tài chính, thực hiện mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, từ cuối năm 2009 về sau, các cơng ty LILAMA có tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm khá ổn định trong khoảng 28%-29%/ năm.

Qua bảng 3.5 ta thấy trong kết cấu tài sản các cơng ty thì tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng giá trị tài sản. Bình qn qua 5 năm, cả nhóm có tài sản ngắn hạn chiếm 67,2% tổng giá trị tài sản. Và tỷ trọng này khá ổn định qua các năm, chủ yếu dao động trong khoảng 66% đến 70%. Trong đó, năm 2011 có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao nhất , chiếm tới 70,8% tổng giá trị tài sản.

Số liệu trên bảng 3.5 cho thấy có 5 trong tổng số 11 cơng ty của nhóm có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên, gồm các công ty: LM8, L62, L44, L43, L35. Trong đó, cơng ty L44 có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao nhất, 85,7%. Chính tỷ trọng lớn của các cơng ty này góp phần làm cho tổng tài sản ngắn hạn của nhóm cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Bên cạnh đó, có ba cơng ty có tỷ trọng tài sản ngắn hạn nằm trong khoảng 60 %-70% là LM3 (64,7%), L61 (66,4%) và L10 (63,9%). Các cơng ty cịn lại đều có tỷ trọng này đạt từ 50% trở lên. Duy nhất chỉ có cơng ty LCD có tỷ trọng tài sản ngắn hạn là thấp nhất, chưa đạt tới 50% giá trị tổng tài sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Bảng 3.5 Biến động cơ cấu tài sản của các công ty (2007 – 2011)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Trong kết cấu tài sản của các công ty LILAMA, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, và việc tăng lên hàng năm của tổng tài sản là do sự tăng lên của tài sản này. Để thấy được rõ điều này chúng ta quan sát ở bảng 3.6 dưới đây.

<b>Bảng 3.6 Tốc độ phát triển bình quân của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn vàtài sản dài hạn của các công ty</b>

Số liệu trên 3.6 cho thấy, tổng tài sản tăng lên là do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tốc độ tăng lên bình qn của tài sản ngắn hạn (27%) của cả nhóm rất nhanh và cao hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (19,6%). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tổng tài sản tăng nhanh hàng năm (24,6%/năm).

Trong số 11 công ty của nhóm thì có 4 cơng ty có tài sản dài hạn bị giảm trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng nhanh. Bao gồm các công ty: LO5, LM8, L44, L35. Trong đó, điển hình như cơng ty LM8 có tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 33,2% / năm thì tài sản dài hạn lại giảm đi 5,4%/năm. Với những cơng ty này thì tài sản ngắn hạn đóng góp vào tổng tài sản là chính. Các cơng ty cịn lại có tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng, thậm chí có cơng ty có tốc độ tăng bình quân của tài sản dài hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Trong đó, có

</div>

×