Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán trong huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP XNK việt nam – chi nhánh cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.16 KB, 99 trang )

PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế
chưa phát triển, đời sống của nhân dân và số lượng các ngân hàng cũng như
các dịch vụ cịn ít, nên nhu cầu về sử dụng các loại hình dịch vụ của Ngân
hàng cịn chưa cao, thì nay, cuộc sống ngày càng được nâng cao, dân số tăng,
kinh tế phát triển, Việt Nam đang hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng.
Những năm qua, không chỉ Ngân hàng trong nước mà cả nước ngoài đã đầu
tư vào Việt Nam, với các dịch vụ đa dạng và chất lượng được nâng cao, đã
tạo ra rất nhiều lợi ích cho người sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói riêng và
nền kinh tế nói chung.
Từ thực tế trên, các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang
hết sức cải thiện bộ máy quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp,
trọng tâm là hiện đại hóa theo hướng ứng dụng cơng nghệ thông tin trong vận
hành mọi hoạt động của hệ thống. Hệ thống mới đã đem lại hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngân hàng nhờ có một hệ thống thơng tin đảm bảo yêu cầu
về cung cấp những thông tin kế tốn chính xác, nhanh chóng giúp nhà quản lý
ngân hàng có được những chiến lược kinh doanh hợp lý trong nền kinh tế có
sự cạnh tranh quyết liệt và nhiều rủi ro.
Những năm gần đây, kinh tế thế giới đã phải chịu ảnh hưởng trầm trọng
của cuộc khủng hoảng năm 2008, gây nên sự bất ổn khó dự đốn trước của thị
trường tài chính trong và ngồi nước. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không
nhỏ: lạm phát tăng cao, nhiều lao động bị mất việc làm, kinh tế khó khăn. Nhà
nước thực hiện chính sách thắt chặt đối với ngân hàng, đưa ra các mức lãi suất

1



trần; sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng … đã gây nhiều khó khăn
khơng nhỏ đến việc huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
Do đó, yêu cầu bức thiết hiện nay là xây dựng một hệ thống quản lý
hồn chỉnh để thơng tin hiệu quả nhất về diễn biến thị trường, giúp ngân hàng
hoạch định những chính sách, chiến lược hợp lý nhất trong kinh doanh, trong
đó tổ chức bộ máy kế tốn khoa học chính là biện pháp hữu hiệu nhất để có
đảm bảo u cầu về cung cấp thơng tin cho nhà quản trị.
Qua quá trình được thực tập tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
(Eximbank) – Chi nhánh Cầu Giấy (Eximbank Cầu Giấy) tơi đã có điều kiện
tiếp xúc với cơng việc kế tốn giao dịch. Là một sinh viên chun ngành kế
tốn doanh nghiệp, tơi nhận thấy, ngân hàng nói chung, NHTM nói riêng
cũng là một loại hình doanh nghiệp và đang giữ một vị thế quan trọng đối với
nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới, để hoạt động được
trơi chảy, địi hỏi ngân hàng phải có được một nguồn vốn dồi dào, phần lớn
trong số đó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, chủ yếu là tiền gửi của cá
nhân, tổ chức vào ngân hàng. Do đó, nghiệp vụ kế tốn tiền gửi là chủ yếu và
căn bản đối với chi nhánh nói riêng, các ngân hàng khác nói chung.
Chính vì thế, tơi đã chọn chun đề tốt nghiệp của mình về mảng kế tốn
ngân hàng, cụ thể là “Tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán trong huy động tiền gửi
tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy”, nhằm trình bày
những vấn đề bản thân đã thu nhận được qua quá trình thực tập tại chi nhánh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về thực trạng cơng tác kế
tốn nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng. Từ đó đưa ra một số đề xuất của
bản thân đối với cơng tác kế tốn nghiệp vụ tiền gửi có thể giúp cho việc nâng
cao hiệu quả của công tác này.

2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống lại những lý luận về kế toán ngành kinh doanh đặc biệt (kế
toán ngân hàng)
Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Eximbank Cầu Giấy.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hạch toán đưa ra một số đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng cơng tác kế tốn tiền gửi tại chi nhánh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chủ yếu cơng tác kế tốn
trong nghiệp vụ kế tốn tiền gửi (bao gồm kế toán tiền gửi và kế toán tiền gửi
tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức kinh tế) tại Eximbank Cầu Giấy.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm
vi:
+ Phạm vi không gian: tại Eximbank Cầu Giấy.
+ Phạm vi thời gian: thời điểm thực tập từ 14/02/2012 đến 14/05/2012
+ Lấy số liệu theo báo cáo các năm 2009, 2010, 2011 để đánh giá.
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Có thêm nhiều điều bổ sung vào vốn kiến thức của bản thân về cơng tác
kế tốn nghiệp vụ kế toán tiền gửi trong ngân hàng từ thực trạng Eximbank
Cầu Giấy, từ đó nêu lên một số đề xuất của bản thân về những vấn đề mà bản
thân thấy có thể có sự thay đổi để đem lại kết quả tốt hơn với công việc.

3


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới, lịch sử NHTM ra đời gắn liền lịch sử phát triển của xã
hội loài người, do nhu cầu về vốn và sự luân chuyển vốn cho quá trình sản
xuất đã hình thành nên một ngành cơng nghiệp trung gian giúp ln chuyển
vốn mà thời kì đầu tồn tại dưới dạng vàng và tiền mặt giữa mọi thành phần
kinh tế trong xã hội. Hệ thống ngân hàng dần trở thành “hệ tuần hoàn” trong
nền kinh tế, thúc đẩy sức phát triển của xã hội. Qua thời gian, sự phát triển đã
khiến các ngân hàng thay đổi rất nhiều những hoạt động truyền thống để thích
ứng tốt hơn trong nền kinh tế thị trường.
Ở Việt Nam “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”, “NHTM là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản) và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, NHTM dù được định nghĩa theo quan điểm nào thì cũng được
hiểu là tổ chức tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn.



Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010

4


2.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
a) Là thủ quỹ cho xã hội
NHTM nhận tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức; giữ

tiền cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và chi tiền của họ. Chức năng
này có ngay từ thời sơ khai của ngân hàng. Ngày nay, kinh tế phát triển, thu
nhập và tích lũy cá nhân lớn cộng thêm nhu cầu bảo vệ tài sản và đầu tư từ
khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năng này càng được
thể hiện rõ nét.
b) Là trung gian thanh toán
NHTM thực hiện chức năng này trên cơ sở thực hiện chức năng thủ
quỹ cho xã hội. Đây cũng là điểm phân biệt giữa ngân hàng và các trung gian
tài chính khác như quỹ tín dụng, cơng ty bảo hiểm … Trong xã hội hiện đại
thì chức năng này đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn giữa
mọi đối tượng trong nền kinh tế, không chỉ làm giảm lưu thơng bằng tiền mặt
mà cịn làm cho luồng vốn luân chuyển liên tục, hiệu quả.
c) Trung gian tín dụng
NHTM làm trung gian tín dụng vì nó là cầu nối giữa người có tiền nhàn
rỗi hoặc chưa có kế hoạch đầu tư hợp lý với người đang có nhu cầu sử dụng
vốn. Thông qua chức năng này, ngân hàng đã góp phần tạo ra lợi ích cho tất
cả các bên trong quan hệ là người gửi, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo
lợi ích cho nền kinh tế là tận dụng triệt để mọi nguồn vốn qua việc đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn.
d) Tạo tiền
Hệ thống NHTM cùng với sự tham gia của NHNN có khả năng tạo ra
một lượng tiền gửi thanh toán gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu
hoặc so với lượng tiền mà NHNN mới tăng thêm (tiền cơ sở). Cơ sở của chức
năng này xuất phát từ chức năng trung gian thanh tốn và trung gian tín dụng
của NHTM

5


2.1.1.3 Khái niệm và vai trò của huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại

Nguồn vốn huy động qua các công cụ nợ là những nguồn vốn mà tổ
chức tài chính có được thơng qua thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội
hoặc đi vay ngoài nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn huy động truyền
thống nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn huy động từ tiền gửi. Nhìn
chung, vốn huy động qua các cơng cụ nợ bao gồm:
- Tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác, tiền gửi
của kho bạc Nhà nước, của các tổ chức tín dụng khác trong và ngồi nước để
phục vụ mục đích thanh tốn hoặc đầu tư.
- Tiền vay trong đó có vay của tổ chức tài chính nhà nước và vay của
các tổ chức tín dụng khác.
- Phát hành các giấy tờ có giá.
Vốn huy động thơng qua các cơng cụ nợ, chủ yếu là tiền gửi của khách
hàng có vai trò lớn trong hoạt động ngân hàng. Đây là nguồn chính trong hoạt
động kinh doanh, cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay
và các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời vốn huy động cũng là nguồn tạo
ra khoản chi phí chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Những vấn đề chung về kế toán tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
Trong loại hình kinh doanh đặc thù (đối tượng kinh doanh là tiền tệ)
như ngân hàng thì cơng việc xử lý thông tin phục vụ các yêu cầu quản lý càng
phải được thực hiện một cách khoa học hơn, theo cách hiểu chung về kế tốn
trong doanh nghiệp thì kế tốn ngân hàng có thể hiểu là: việc thu thập, xử lý,
phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn
bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin thiết thực

6


cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi

mô, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nói một cách khác: Cũng như đối tượng kế toán trong các doanh
nghiệp, đối tượng kế toán của NHTM là vốn kinh doanh và sự vận động của
vốn kinh doanh trong quá trình thực hiện các chức năng của NHTM. Đối
tượng của kế tốn NHTM có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau
tùy mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến
nhất là theo nguồn hình thành và kết cấu sử dụng vốn kinh doanh.
* Nhiệm vụ của kế toán NHTM là:
- Phản ánh trung thực, rõ ràng, đầy đủ và kịp thời các hoạt động kinh
tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của ngân hàng.
- Cung cấp thơng tin kinh tế - tài chính cho các đối tượng hữu quan.
- Giám sát quá trình vận động vốn kinh doanh của ngân hàng.
- Tổ chức các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng bảo đảm an toàn tài
sản và tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng.
- Phải phản ánh chính xác chi phí cho hoạt động huy động vốn.
- Theo dõi và phản ánh kịp thời thời sự biến động của các nguồn vốn
huy động để phục vụ cơng tác quản trị ngân hàng.
Theo đó, kế toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi của các tổ chức tín
dụng là việc thu thập, xử lý, phân tích các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi
của khách hàng tại ngân hàng.
2.1.2.2 Nội dung kế toán nghiệp vụ tiền gửi
a) Thủ tục cần thiết để mở tài khoản tiền gửi
* Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế: cần có các giấy tờ như:
giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng, giấy tờ chứng minh tổ
chức được thành lập theo qui định của pháp luật, chứng minh thư bản sao có
cơng chứng của chủ tài khoản và những cá nhân được ủy quyền sử dụng tài

7



khoản, giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản, quyết
định bổ nhiệm kế toán trưởng nếu có đăng ký mẫu chữ ký của kế tốn (nếu
khơng có kế tốn trưởng khi mở tài khoản, phải có bản cam kết bổ nhiệm kế
tốn trưởng), bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nếu có),
bản sao mã số thuế,….
* Đối với khách hàng cá nhân: giấy đề nghị mở tài khoản cá nhân theo
mẫu của ngân hàng, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, khách hàng khi đến ngân
hàng cũng cần điền vào bản đăng ký mở tài khoản cùng với chữ ký mẫu.
Ngoài ra, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng một số dịch vụ đặc biệt như thẻ
tín dụng cần phải có thông tin, xác nhận của nơi công tác và thu nhập...
b) Nội dung sử dụng tài khoản tiền gửi
Việc sử dụng tài khoản cá nhân, tổ chức, người cư trú và không cư trú
được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN, các quy định của cơ quan Nhà
Nước có thẩm quyền và theo yêu cầu của chủ tài khoản.
* Đối với chủ tài khoản:
- Có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thơng qua các lệnh thanh tốn
hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư có và hạn mức thấu chi của tài khoản.
- Chủ tài khoản được tạo mọi điều kiện để sử dụng tài khoản của mình
theo cách có hiệu quả và an tồn nhất, được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ
thanh toán do ngân hàng cung cấp phù hợp với yêu cầu, khả năng và quy định
của pháp luật.
- Được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quy định.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin về những giao dịch thanh tốn và số
dư trên tài khoản của mình, được yêu cầu ngân hàng đóng, phong tỏa hoặc
thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết, được hưởng lãi suất cho số
tiền trên tài khoản theo mức do ngân hàng quy định.

8



- Sử dụng tài khoản theo đúng các quy định của pháp luật và quy định
về mở và sử dụng tài khoản, chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư
có trên tài khoản trừ trường hợp đã có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng.
- Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với các
giấy báo của ngân hàng gửi đến.
- Chịu trách nhiệm trước những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo
khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
* Đối với ngân hàng:
- Được chủ động trích tài khoản của khách hàng.
- Có quyền từ chối thực hiện thanh tốn của khách hàng trong một số
trường hợp theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm đảm bảo an tồn số dư trên tài khoản và bảo mật
thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng theo quy định của pháp
luật, hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở
tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc
sử dụng tài khoản.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, các lệnh thanh toán, các
yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định và thỏa
thuận giữa ngân hàng với khách hàng.
- Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng, đủ
thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký.
- Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở
các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ nhận được. Điều chỉnh các khoản mục
bị hạch tốn sai, hạch tốn khơng đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội
dung sử dụng tài khoản theo quy định. Cung cấp đầy đủ chứng từ tài khoản
theo đúng thời gian và phương thức đã thỏa thuận, thông báo kịp thời thông
tin về tài khoản theo quy định.

9



- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài
khoản đúng cách thức và thời hạn theo quy định của từng ngân hàng và
NHNN.
- Niêm yết công khai các quy định về mở tài khoản và sử dụng tài
khoản. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản
của khách hàng do lỗi của ngân hàng.
c) Tất toán tài khoản tiền gửi
Ngân hàng tất toán tài khoản tiền gửi của khách hàng trong các trường
hợp sau:
- Theo yêu cầu của chủ tài khoản.
- Khi chủ tài khoản là cá nhân chết hoặc mất tích, hoặc mất năng lực
hành vi dân sự; nếu chủ tài khoản là tổ chức thì là khi tổ chức chấm dứt hoạt
động theo quy định của pháp luật.
- Khi chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc các trường
hợp khác do NHNN quy định.
- Theo quyết định của tòa án.
- Tài khoản hết số dư và ngừng giao dịch trong thời gian theo quy định
của từng ngân hàng.
- Sau khi tài khoản tất toán, số tiền trên tài khoản được sử dụng để
thanh tốn cho các loại phí ngân hàng và theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc
người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản là cá
nhân chết, mất tích hoặc người giám hộ trong trường hợp chủ tài khoản là cá
nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc theo quyết định của tòa án.
- Sau khi đóng tài khoản, ngân hàng có quyền hủy bỏ số tài khoản của
chủ tài khoản, trong trường hợp chủ tài khoản muốn tiếp tục sử dụng các dịch
vụ về tài khoản của ngân hàng thì chủ tài khoản phải làm thủ tục để mở tài
khoản mới.
d) Tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ tiền gửi


10


d.1) Chi tiết tài khoản tiền gửi khách hàng
Bảng dưới đây là bảng các tài khoản tiền gửi của khách hàng theo quy
định của NHNN.
Bảng 1.1 Chi tiết tài khoản tiền gửi khách hàng
Cấp 1
41

Số hiệu tài khoản
Cấp 2
Cấp 3
411
4111
4112
412
4121
4122

42
421
4211
4212
4214
422
4221
4222
4224
423

4231
4232
4238
424
4241
4242
425
4251
4252
4254
426
4261
4262
4264

Tên
Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng VNĐ
Tiền gửi khơng kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
Tiền gửi khơng kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND
Tiền gửi khơng kì hạn
Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi vốn chun dùng
Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
Tiền gửi khơng kì hạn

Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tiền gửi tiết kiệm bằng VND
Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm khác
Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Tiền gửi của khách hàng nước ngồi bằng VND
Tiền gửi khơng kì hạn
Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
Tiền gửi khơng kì hạn
Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi vốn chuyên dùng

Nội dung và kết cấu:
Tài khoản tiền gửi của khách hàng (chi tiết theo từng khách hàng)
Nợ

Phát sinh giảm: Số tiền khách hàng Phát sinh tăng: Số tiền khách hàng
rút ra

gửi vào
Số dư: Phản ánh số tiền khách hàng

11



đang gửi tại ngân hàng
d.2) Chi tiết một số tài khoản ngân hàng dùng để hạch tốn loại hình tiền khi
khách hàng gửi tiền
Ngày nay, loại hình thanh tốn bằng tiền điện tử phát triển, do đó, song
song với các tài khoản gửi tiền bằng tiền mặt, có cả các tài khoản về tiền điện
tử để thuận tiện cho công tác hạch toán tại ngân hàng.
Bảng 1.2 Chi tiết một số tài khoản ngân hàng dùng để hạch toán loại hình
tiền khi khách hàng gửi tiền
Số hiệu tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
Cấp 3
10
101
1011
1012
1013
1014
1019
103
1031
1032

Tên tài khoản
Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quý,
đá quý
Tiền mặt bằng VND
Tiền mặt tại đơn vị
Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ
Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý

Tiền mặt tại máy ATM
Tiền mặt đang vận chuyển
Tiền mặt ngoại tệ
Ngoại tệ tại đơn vị
Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ

d.3) Chi tiết tài khoản lãi phải trả (lãi cộng dồn dự trả)
Sau đây là bảng chi tiết về các tài khoản thể hiện lãi phải trả cho tiền
gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Bảng 1.3 Chi tiết tài khoản lãi phải trả
Số hiệu tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
Cấp 3
49
491
4911
4912
4913
4914

Tên
Lãi và phí phải trả
Lãi phải trả cho tiền gửi
Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND
Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng
VND
Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng

12



ngoại tệ
Nội dung và kết cấu
- Nôi dụng: Lãi phải trả dùng để phản ánh số lãi cộng dồn dự trả tính
trên khoản tiền gửi của khách hàng mà tổ chức tín dụng sẽ phải trả khi đến
hạn hoặc khi khách hàng đến lĩnh lãi.
- Kết cấu: Tài khoản lãi phải trả (lãi cộng dồn dự trả)
Nợ

Phát sinh giảm: Phản ánh số lãi tổ Phát sinh tăng: Phản ánh số lãi cộng
chức tín dụng đã trả cho khách hàng

dồn tổ chức tín dụng phải trả khách
hàng
Số dư: Phản ánh số lãi cộng dồn tổ

chức tín dụng chưa trả khách hàng
d.4) Nội dung và kết cấu tài khoản chi phí hoạt động huy động vốn
Nhóm tài khoản 801.
Nhóm tài khoản này phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong hoạt
động huy động vốn, về hoạt động tiền gửi sử dụng tài khoản 801
Nợ

Phát sinh tăng: Các khoản chi về hoạt Phát sinh giảm: Các khoản giảm chi
động huy động vốn tiền gửi

về hoạt động huy động vốn tiền gửi
Cuối năm kết chuyển chi phí huy
động vốn sang tài khoản lợi nhuận


năm nay
Tài khoản này, cuối năm khơng cịn số dư do đã được kết chuyển hết.
e) Các chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán là những bằng chứng, chứng minh về nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành.
* Một số loại chứng từ sử dụng phổ biến là:
- Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, biên lai nhận tiền, giấy lĩnh
tiền, séc…

13


- Nhóm chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt: séc chuyển khoản,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
- Nhóm chứng từ điện tử: ủy nhiệm thu, chi điện tử, thẻ thanh toán…
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm
- Bảng kê: bảng kê thanh toán các loại, bảng kê thu, chi tiền mặt…
* Một số nguyên tắc lập chứng từ:
- Lập ngay khi có nghiệp vụ phát sinh.
- Sử dụng hệ thống chứng từ do ngân hàng quy định, không sử dụng
các chứng từ khác để thay thế hoặc sử dụng lẫn lộn chứng từ.
- Các chứng từ do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng, phải có chữ ký
của chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền và đóng dấu đơn vị đúng với mẫu
được đăng ký trước tại ngân hàng và do các kế toán viên lưu giữ, đối chiếu.
- Các chứng từ phải được trình bày bằng tiếng Việt, các chứng từ có
yếu tố nước ngồi, nếu phải dùng ngoại ngữ thì phải sử dụng song ngữ.
- Chứng từ luân chuyển trong ngân hàng thường phải qua hai khâu là kiểm
soát trước và kiểm soát sau. Cụ thể từng khâu sẽ được trình bày trong phần tiếp
theo về bộ máy kế toán bộ phận tiếp nhận và thanh toán tiền gửi của khách hàng.

* Nguyên tắc luân chuyển chứng từ:
- Đảm bảo tính nhanh chóng, giảm bớt thủ tục chứng từ không cần
thiết, không được trùng lặp, không để thất lạc, mất mát chứng từ đồng thời
đảm bảo yêu cầu kiểm sốt đối với chứng từ kế tốn.
- Phải tơn trọng quy trình khơng được thay đổi.
- Ngân hàng phải thông báo thời gian giao dịch cho khách hàng. Tất cả
những chứng từ nhận được trước và trong giờ giao dịch, được xử lý và hạch
toán ngay trong ngày. Những chứng từ nhận được sau giờ giao dịch phải được
xử lý vào ngày hôm sau.

14


- Luân chuyển chứng từ phải do nội bộ ngân hàng tự thực hiện, tuyệt
đối không được nhờ khách hàng. Các chứng từ ln chuyển ra ngồi ngân
hàng thì phải chuyển qua đường bưu điện, qua mạng hoặc qua giao dịch trực
tiếp với ngân hàng.
f) Hạch toán nghiệp vụ tiền gửi
Về nghiệp vụ hạch toán từng loại tiền gửi, sẽ được trình bày cụ thể cho
từng loại tiền gửi ở phần Kế toán các nghiệp vụ tiền gửi.
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kế toán tiền gửi
2.1.3.1 Kết quả huy động vốn
Kết quả huy động vốn từ tiền gửi là một chỉ tiêu về mặt lượng phản ánh
chất lượng cơng tác kế tốn tiền gửi tại ngân hàng. Vì một số lý do cơ bản sau:
- Cơng tác kế tốn làm tốt thì nhà quản trị ngân hàng mới có được nhận
định đúng đắn và đưa ra các quyết sách phù hợp để huy động vốn.
- Tổ chức giao dịch và hạch toán đúng đắn sẽ tạo điều kiện để thực hiện
thành cơng những chính sách mới.
2.1.3.2 Quy trình giao dịch
Quy trình giao dịch là việc tổ chức để hoàn tất các giao dịch với khách

hàng đảm bảo tuân thủ các quy định về kế toán, tạo sự thuận tiện cho khách
hàng.
Quy trình nhanh chóng, chính xác, giúp cho giao dịch viên có thể xử lý
được khối lượng cơng việc nhiều hơn, nhanh hơn.
Hiện nay mơ hình giao dịch một cửa đang được các NHTM tổ chức áp
dụng nên tính khoa học của quy trình kế tốn là yếu tố quan trọng đánh giá
chất lượng công tác kế toán, đặc biệt là bộ phận kế toán giao dịch.
2.1.3.3 Trình độ cơng nghệ

15


Công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là ở cơng tác kế tốn, vừa đem lại tính nhanh chóng kịp thời, xử lý được khối
lượng cơng việc lớn, mà vẫn đảm bảo chính xác tuyệt đối, do đó, có thể coi cơng
nghệ là một cơ sở để đánh giá về hệ thống kế tốn của một ngân hàng.
2.1.3.4 Trình độ giao dịch viên
Các giao dịch viên kiêm nhiệm phần việc của kế toán nên để đánh giá
về mặt con người của bộ phận kế toán giao dịch cần dựa trên một số tiêu chí:
- Khả năng đảm đương phần việc của kế tốn viên, nhanh chóng, kịp
thời, chính xác trong nghiệp vụ, đáp ứng được khối lượng công việc phải đảm
nhận.
- Các kỹ năng giao tiếp tương ứng với vai trò là giao dịch viên, tạo sự
thoải mái, dễ chịu cho khách hàng khi đến thực hiện giao dịch với ngân hàng,
tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
- Giao dịch viên có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm văn
phòng, khả năng tiếp thu nhanh các công nghệ mới cũng tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình làm việc của giao dịch viên.
2.1.4 Nhân tố tác động tới công tác kế toán huy động vốn tiền gửi của
Ngân hàng thương mại

2.1.4.1 Nhân tố khách quan
a) Môi trường kinh tế xã hội
Đây là nhân tố tác động tới mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể
khác nhau trong xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế xã hội là điều kiện để hoạt động ngân
hàng mở rộng cũng như phát triển thêm nhiều dịch vụ, hoạt động đầu tư của
dân cư, các tổ chức vào ngân hàng phong phú hơn, trong đó có hoạt động gửi
tiền. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, mọi hoạt động đầu tư ngưng trệ

16


làm giảm sút quy mô, số lượng tiền gửi vào ngân hàng. Do đó, yếu tố này là
yếu tố vơ cùng quan trọng tác động tới huy động vốn tiền gửi của ngân hàng.
b) Pháp luật, chính sách
Pháp luật điều chỉnh mọi ngành nghề và mọi đối tượng kinh doanh
trong nền kinh tế, không ngoại trừ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt
động kinh doanh tiền gửi của ngân hàng lại gắn chặt với nghĩa vụ và quyền
lợi pháp lý về tài sản nên hoạt động này càng phải được giám sát chặt chẽ.
2.1.4.2 Nhân tố chủ quan
a) Chính sách ngân hàng
Đó là tổng hợp những chính sách, chế độ liên quan đến kế hoạch kinh
doanh và việc tổ chức thực hiện việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó nói
chung.
Trong nghiệp vụ tiền gửi, chính sách của ngân hàng quyết định đến sự
đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và phương thức tính tốn cho phù hợp với
những sản phẩm đó.
b) Trình độ ứng dụng cơng nghệ tin học
Ngày nay, tin học đã nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn trong các ngân
hàng, cơng việc của kế tốn hồn tồn thực hiện trên hệ thống phần mềm quản lý

của từng ngân hàng, đó khơng chỉ là phương tiện trong cơng tác kế tốn mà cịn
là yếu tố mang tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
c) Nguồn nhân lực
Ở bất kì lĩnh vực nào thì con người ln nắm vai trị nịng cốt. Cơng
nghệ hiện đại và mơi trường kinh doanh thuận lợi không thể làm nên thành
công của ngân hàng trong khi thiếu đi con người vận hành bộ máy lại khơng
đảm bảo về trình độ. Trong nghiệp vụ kế toán tiền gửi, với cơ chế giao dịch
một cửa hiện nay giao dịch viên cũng là kế tốn viên, địi hỏi nhân viên giao

17


dịch có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, một nhân viên kế tốn am hiểu
nghiệp vụ và có trình độ về tin học để tác nghiệp trong điều kiện tin học hóa.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn lãnh đạo phòng dịch vụ khách hàng để biết
thêm được chiến lược, kế hoạch của Chi nhánh đã thực hiện và dự kiến kế
hoạch trong tương lai.
Phỏng vấn giao dịch viên để hiểu những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại
trong quá trình giao dịch với khách hàng, tâm tư nguyện vọng của khách hàng
khi đến giao dịch tiền gửi, phản ánh của khách hàng về các đối thủ cạnh tranh.
- Số liệu thứ cấp: thông tin được lấy từ một số luật, quyết định, văn bản
và trang chủ của Eximbank.
Số liệu thứ cấp về Eximbank Cầu Giấy liên quan đến vấn đề huy động
tiền gửi được thu thập từ phòng dịch vụ khách hàng và phòng Ngân quỹ hành chính của Chi nhánh.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm của
Microsoft Office là Excel, Word, biểu hiện qua các bảng, biểu, sơ đồ đi kèm.
2.2.3 Phương pháp phân tích đánh giá

Dựa vào ma trận SWOT là phương pháp được ứng dụng để phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, mà bản chất là để phân tích:
S-Strengths (điểm mạnh): lợi thế của Chi nhánh là gì? Loại hình tiền
gửi nào huy động tốt nhất? Nguồn lực nào là cần thiết, ưu thế mà khách hàng
thấy ở Chi nhánh là gì?

18


W-Weakneses (điểm yếu): có thể cải thiện điều gì? Loại hình nào mình
huy động kém nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề cơ sở bên trong
và bên ngồi. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà mình khơng thấy. Vì
sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình.
O-Opportunities (cơ hội): cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng nào đáng
quan tâm? Cơ hội có thể xuất phát từ những sự thay đổi công nghệ và thị
trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách
của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh. Để tìm
kiếm, hữu ích nhất là rà sốt lại các điểm mạnh điểm yếu của mình, từ đó đặt
ra câu hỏi, nếu phát huy các điểm mạnh, loại bỏ các điểm yếu, liệu có cơ hội
nào mở ra hay không
T-Threats (thách thức): trở ngại Eximbank Cầu Giấy gặp phải, các đối
thủ cạnh tranh đang làm gì, những địi hỏi về đặc thù cơng việc, sản phẩm,
dịch vụ có thay đổi gì khơng? Thay đổi cơng nghệ có nguy cơ gì? Liệu có yếu
điểm nào đang đe dọa Chi nhánh? Các phân tích này giúp ta tìm ra những việc
cần làm, biến yếu điểm thành triển vọng.
2.2.4 Phương pháp thống kê, mô tả
Phản ánh, mô tả thực trạng huy động tiền gửi tại Eximbank Cầu Giấy
hiện nay như thế nào, số lượng các loại hình tiền gửi, loại hình tiền gửi nào
chiếm tỷ trọng lớn nhất, loại nào nhỏ nhất, loại nào là mũi nhọn trong định
hướng phát triển huy động tiền gửi của Chi nhánh.

2.2.5 Phương pháp chuyên khảo
Tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ quản lý, các giao dịch
viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, từ đó tìm ra ưu, nhược
điểm của các loại sản phẩm huy động tiền gửi để từng bước cải thiện, nâng
cao chất lượng dịch vụ tiền gửi, nâng cao hơn nữa lượng tiền gửi vào
Eximbank Cầu Giấy.

19


20



×