Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NGỘ ĐỘC LÂN HỮU CƠ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.01 KB, 6 trang )

NGỘ ĐỘC LÂN HỮU CƠ

I.ĐẠI CƯƠNG:
Panathion và Malathion là những chất diệt côn trùng gây độc cho người thường
gặp nhất.
Các biểu hiện ngộ độc là hậu quả tình trạng ức chế men Acetyl Cholinesterase
trong hệ thần kinh.
II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
1.Hội chứng Muscarinic:
• Co đồng tử
• Tăng tiết nước mắt ớc bọt
• Nhịp tim chậm
• Hạ huyết áp
• Nhìn mờ
• Tiểu không tự chủ
• Tăng nhu động dạ dày ruột
2.Hội chứng Nicotinic:
• Run cơ, yếu cơ
• Nhịp nhanh
3.Thần kinh trung ương:
• Lo lắng, nói lấp, biến đổi tri giác và ức chế hô hấp
III.CẬN LÂM SÀNG:
• Men Cholinesterase máu giảm
• Nitrophenol nước tiểu (+)
IV.ĐIỀU TRỊ:
1.Loại bỏ chất độc:
• Rửa dạ dày
• Than hoạt
• Lợi tiểu
• Bồi hoàn dịch, điện giải
2.Điều trị đặc hiệu:


• Atropin Sulfate:
2-5mg TM lập lại mỗi 5-10-30 phút, thăm dò liều thích hợp (có dấu hiệu ngấm
no Atropin).
Duy trì liều 48-72giờ, sau dó giảm liều dần.
Khi giảm còn 0.5-1mg TM/6giờ ngưng Atropin sau 24giờ.
Sau khi ngưng Atropin, theo dõi bệnh nhân 24-48giờ nếu ổn xuất viện.
• Pralidoxim:
Liều tấn công: 0.5-1g pha trong dung dịch NaCl 0.9% hoặc Glucose 5% truyền
tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 60 phút còn run cơ, lập lại lần 2
Liều duy trì: 0.5g/6-8giờ trtuyền tĩnh mạch liên tục kéo dài 3-5 ngày. Trong
trường hợp nặng 1g/6-8giơ.
Thời gian sử dụng: phụ thuộc lâm sàng , ngộ độc lân hữu cơ tan trong mỡ
Penthion, Chlopenthion dùng liên tục trong 30 ngày.
Khi dùng Pralidoxim cần giảm liều Atropin cho thích hợp nhưng không được
ngưng dùng Atropin.
3.Điều trị nâng đỡ:
• Đặt nội khí quản, thở máy khi có suy hô hấp
• Điều trị triệu chứng
• Kháng sinh chống bội nhiễm

NGỘ ĐỘC PARAQUAT


I. ĐẠI CƯƠNG:
• Ngộ độc paraquat còn ít gặp ở nước ta.
• Paraquat có công thức 1-1 dimetayl, 4-4 bipyridyl.
• Tên thương mại: Gramoxone Super, Cyclone, Surefire, Prelude…tai nạn nghề
nghiệp hiếm khi gây tử vong do:
Nồng độ quá loãng khi sử dụng
• Ngộ độc do uống gây tử vong cao

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
A. Tại chổ: kích ứng da và viêm da, móng, giác mạc, kết mạc, niêm mạc mũi.
B. Toàn thân:
a. Tiêu hoá: Loét và ăn mòn niêm mạc miệng, hầu.
Buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy, khó nuốt.
Đau do loét, thủng thực quản, viêm trung thất
b. Thận: suy thận thể thiểu hoặc vô niệu
c. Viêm tụy cấp
d. Gan: hoại tử tiểu thùy gan và đường mật
e. Tim mạch: giảm thể tích tuần hoàn, choáng, loạn nhịp
f. Suy thượng thận do hoại tử vỏ thượng thận
g. Tuỷ xương: Tăng bạch cầu đa nhân / giai đoạn sớm
Thiếu máu giai đoạn trể
h. Phổi: Ho ra máu
Khó thở do phù phổi
Xuất huyết phổi hoặc xơ hoá phổi
Uống >15ml dung dịch 20%: có thể chết 1-5 ngày sau
Uống <15ml dung dịch 20%: thường chết vào ngày thứ 5 vào tuần sau do tổn
thương phổi không hồi phục.
III. XỬ TRÍ: Không có thuốc đối kháng đặc hiệu
• Trong 24 giờ đầu sau uống
• Rửa dạ dày tích cực
• Bentonite uống (có thể dùng dất sét pha loãng hoặc bùn nếu bệnh nhân đang ở
ngoài ruộng).
Người lớn: Uống 1lít dung dịch 15-30% Faller’s hoặc
Dung dịch 7% benite cùng với 200 ml dung dịch manitol 20% (lặp lại mỗi 4-6
giờ)
Nếu không có Bentonite, than hoạt 1-2g/kg
• Giải độc chung: truyền dịch, lợi tiểu
(Tỉ lệ tử vong rất cao, có thể nói chết 100%. Hiện tại có phương pháp lọc máu

để cứu nạn nhân nếu đến sớm: Lọc máu hấp phụ than hoạt, PinK-Spring sẽ gởi bài
này sau)
IV. THEO DÕI CHĂM SÓC:
• Từ ngày 1-5:
Theo dõi sát nước tiểu, chức năng gan, thận, chạy thân khi có suy thận cấp.
Theo dõi các biến chứng: thủng thực quản, viêm trung thất
• Từ tuần thứ 2: suy hô hấp do tổn thương và xơ hoá phổi
• Không cho bệnh nhân thở oxy khi PaO2 < 50 mmHg
• Kháng sinh chống bội nhiễm
• Ngộ độc qua da:
Cởi bỏ quần áo

×