Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 5 Loi van doan van tu su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.28 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày dạy: 21-26/ 2015. Tiết 18: LỜI VĂN , ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Học sinh cần nắm vững. - Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được một đoạn văn giới thiệu và kể sinh hoạt hàng ngày. - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng cách viết lời văn đoạn văn 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, tích cực học hỏi để biết cách làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, ... II. Chuẩn bị - GV: Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - HS: Đọc trước bài mới ở nhà. III. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp, ... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu cách làm một bài văn tự sự ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. Hoạt động I Hoạt động 1 Gv gọi học sinh đọc đoạn văn (1) và (2), SGK /58. ? Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Đoạn (1) gồm có hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu. VD : Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.( một ý giới thiệu về Hùng Vương, một ý giới thiệu về Mị Nương.)  Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định Mị Nương người đẹp như hoa,… vua cha muốn kén một người chồng thật xứng đáng. ? Câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ gì, cụm. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. KL 1 : * Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> từ gì? - Đoạn 2 gồm 6 câu. Câu văn trên thường dùng chữ “ là”, “ có” , Đoạn (2) mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng ? Vậy khi kể về người ( giới thiệu nhân vật ) ta có thể giới thiệu nhân vật ở điểm nào ? Hoạt động 2 Gv gọi học sinh đọc đoạn văn SGK/59 ? Đoạn văn trên có nội dung gì ? - Kể về những việc làm của TT khi tức giận vì không lấy được Mị Nương dâng nước lên đánh ST ? Những câu văn trong đoạn văn có đặc điểm gì ? Vì sao? - Những câu văn trong đoạn văn đầy hành động . Vì đây là những câu tả về việc làm của nhân vật ? Để kể việc làm của nv . Các câu văn trên đã sử dụng những từ ngữ ntn ?( từ loại nào ) - Các câu văn gồm rất nhiều động từ chỉ hành động của nhân vật, các hành động được kể theo thứ tự trước sau, có sự thay đổi trong hành động của nhân vật. ? Hãy tìm những từ chỉ hành động đó ? - Hs tìm ? Các hành động của nhân vật được kể theo trình tự nào. - Các hành động của nhân vật được kể theo trình tự logíc . Từ hành động trứơc đến hành động sau. Hành động sau do kết quả của hành động trước. Từ chỗ nổi giận đem quân đuổi theo, hô mưa, gọi gió làm thành dông bão Gv các hành động này được miêu tả theo quy luật của tự nhiên ? Các hành động ấy của Thuỷ Tinh đem lại kết quả gì ? - Nước dâng lên lai láng thành Phong Châu bị nhấn chìm ? Như vậy khi kể về việc của các nhân vật ta phải kể những gì? Hoạt động 3 ? Học sinh đọc lại các đoạn văn và trả lời câu hỏi.? ? Mỗi đoạn có mấy câu ? ? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Tại sao người ta gọi đó là câu văn chủ đề? Đoạn 1 : Vua Hùng muốn kén rể . Câu 2 Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hôn . Câu 1 Đoạn 3 : Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh . Câu 1 Gv Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.. * Khi kể về việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 2. Lời văn kể việc). KL 2 : Khi kể việc thì kể về các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Để dẫn đến được ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính? - Đoạn (1) biểu đạt ý : Vua Hùng kén rể. Muốn kén rể thì phải kể vua có con gái đẹp, sau mới có lòng yêu thương, có ý kén rể tài giỏi. Nếu đảo lại : “ Vua Hùng muốn kén một chàng rể thật xứng đáng vì ông có một người con gái người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu.”, thì đó là văn giải thích chứ không còn là văn kể nữa. - Đoạn (2) biểu đạt ý : có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng không giống nhau. - Đoạn (3) biểu đạt ý : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Muốn diễn đạt ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến kết quả trận đánh. Gv như vậy mqh giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả hành động . ? Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự phải ntn ? Gv nhấn mạnh : mỗi đoạn văn có thể có từ 2 câu trở lên nhưng chỉ diễn đạt 1 ý chính Các câu trong đoạn văn không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý chính của đoạn . Hoạt động II Đọc bài tập ? Bài tập yêu cầu điều gì ? - Mỗi đoạn văn kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn. Các câu triển khai theo thứ tự nào? - Đoạn (a): ý của đoạn thể hiện ở câu : “ cậu chăn bò rất giỏi”, được thể hiện ở một số ý phụ như sau: - Chăn suốt ngày từ sáng đến tối - Dù nắng, mưa như thế nào bò đều được cho ăn căng bụng. * Đoạn (b) ý nói về hai cô chị hay hắt hủi Sọ Dừa, cô Út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế. Muốn nói được ý này phải dẫn dắt từ chỗ : “ Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả”, nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa. Nếu không người ta sẽ thắc mắc : Phú ông giàu thế, tôi tớ đâu mà bắt ba cô con gái đưa cơm cho đứa chăn bò? Câu (1) đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.. * Ghi nhớ : SGK . 59 II. Luyện tập Bài 1 (SGK . 60. Bài 3 ( SGK . 60 ). Bài 4.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Đoạn (c) ý chính của đoạn này là nói “ tính cô còn trẻ con lắm”. Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy biểu hiện như thế nào. ? Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. VD : Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc rất thương người. Một lần, ông sắp đi xem bệnh cho một nhà quý tộc trong vùng, thì bất ngờ có hai vợ chồng nông dân khiên đứa con bị ngã gãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa, ? Đọc yêu cầu bài tập ? - Hs đọc GV gợi ý học sinh : bắt đầu viết từ khi xứ giả dắt ngựa, roi sắt tới, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ? Lời văn giới thiệu về nhân vật ntn ? ? Lời văn kể về sự việc ntn ? Mỗi đoạn văn trong văn bản tự sự ra sao ? - Về nhà làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài “ Thạch Sanh” * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×