Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.7 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ điểm tháng 1+2: Mừng đảng mừng xuân CHỦ ĐỀ: Xuân quê hương I. Mục tiêu: 1. Nhận thức: - Giúp học sinh hiểu rõ hơn về các truyền thống, lễ hội, trò chơi dân gian từ xa xưa của nền văn hóa Việt Nam 2. Thái độ: - Bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc - Bồi dưỡng thêm tinh thần yêu quê hương đất nước 3. Hành vi: - Phát động phong trào trồng cây với khẩu hiệu: “ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” (Trích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh) II. Chuẩn bị: 1. Phương tiện hoạt động: - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi (kèm đáp án) về ngày xuân - Đồ dùng trò chơi: Tranh ảnh, phần thưởng… - Đồ dùng hỗ trợ hoạt động chương trình: Loa, máy tính, nhạc… 2. Về tổ chức: - Trang trí bảng sao cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bảng phân công chi tiết STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.. Thời gian. Phân công. Tập thể. Nội dung Dẫn chương trình, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung chương trình Giới thiệu chung Câu đố vui Trò chơi Đấu trường âm nhạc Múa hát. Hình thức. III. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Những bài hát về mùa xuân - Tìm hiểu về phong tục, văn hóa lễ hội của các vùng miền - Tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ nói về ngày xuân - Phát động phong trào tết trồng cây 2. Hình thức: - Văn nghệ - Trò chơi giải trí kết hợp với hoạt động nhẹ - Giải trí vui chơi IV. Tiến trình hoạt động: MC: Kính thưa các quý vị đại biểu ! Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn lớp 7C thân mến ! Mỗi độ xuân về là nhân dân trên khắp mọi miền đất nước lại nô nức chuẩn bị mừng tết đến, xuân sang. Đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S thân thương của chúng ta lại tưng bừng trong các lễ hội xuân đậm chất vùng miền của mình. Cứ mỗi một vùng đất lại có những nét đặc sắc văn hóa truyền thống phong tục tập quán khác nhau. Và chính sự khác nhau đó đã đem lại kết tinh thành nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và phong phú, những nét riêng chỉ Việt Nam mới có. Để giúp các bạn có thêm sự hiểu biết về các lễ hội đó thì hôm nay tập thể lớp 7C tổ chức hoạt động NGLL với chủ điểm “Mừng Đảng mừng Xuân” với chủ đề “Xuân quê hương”. Về dự với buổi sinh hoạt ngày hôm nay với chúng ta có: Cô giáo chủ nhiệm Phùng Thị Nhàn cùng các thầy cô thực tập chủ nhiệm tại lớp chúng ta..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề nghị các bạn nhiệt liệt hoan nghênh !!! Sau đây, để mở đầu cho buổi sinh hoạt ngày hôm nay chúng ta sẽ đến với tiết mục văn nghệ do tốp ca lớp 7C trình bày với tiết mục………………… MC: Rất cám ơn tiết mục của đội văn nghệ. Đề nghị các bạn cho 1 tràng pháo tay !!! Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về các lễ hội được diễn ra trên toàn quốc thì sau đây chúng ta sẽ đến với trò chơi đầu tiên. Trò chơi 1: MC: Để tìm hiểu xem sự am hiểu của các bạn về ngày xuân như thế nào thì chúng ta sẽ vào phần thi đầu tiên dành cho tất cả các bạn. Câu 1: Hạt gì như hạt mưa bay – Khi mùa xuân đến hoa bay đón chào ? Đáp án: Mưa bay Câu 2: Thứ gì mà bạn nhỏ nào cũng muốn nhận trong ngày tết ? Đáp án: Lì xì Câu 3: Loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc ? Đáp án: Hoa đào Câu 4: Loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Nam ? Đáp án: Hoa mai Câu 5: Thứ bánh tượng trưng cho đất, là thứ bánh không thể thiếu trong ngày tết miền Bắc ? Đáp án: Bánh chưng Câu 6: Thứ bánh không thể thiếu vào ngày tết của miền Nam ? Đáp án: Bánh tét Câu 7: Ở vùng trung du hay miền núi Bắc Bộ ngày tết người ta thường trồng cây gì ? Đáp án: Cây nêu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 8: Tìm từ thích hợp để điề vào câu đối sau: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, …, bánh cưng xanh” Đáp án: Tràng pháo Câu 9: Tìm từ thích hợp để hoàn thành câu tục ngữ sau: “ Mùng 1 tết cha Mùng 2 tết mẹ Mùng 3 tết …..” Đáp án: thầy. MC: Sau trò chơi 1 các bạn cũng đã biết nhiều hơn về ngày xuân và ngày tết của quê ta. Và các bạn có biết rằng ở các lễ hội thường diễn ra những hoạt động nào ??? Đáp án: Lễ rước, trò chơi … (Gọi 1 bạn lên trả lời) MC: Đúng rồi ! Ở các lễ hội thường hay diễn ra các trò chơi dân gian và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các trò chơi dân gian của các vùng miền thông qua trò chơi thứ 2 và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi về khắp mọi miền để tìm hiểu các trò chơi dân gian Trò chơi 3: Vui ngày hội xuân Cách chơi: Có hai đội mỗi đội gồm 3 thành viên: Có 10 phong bao lì xì trong mỗi phong bao lì xì là một gợi ý về một trò chơi dân gian. Nhiệm vụ của đội chơi là phải chạy lê giành lấy những bao lì xì. Ở trong mỗi bao lì xì đó là những gợi ý của ban tổ chức và các đội phải dựa vào những gợi ý đó để tìm được tên của trò chơi đó, rồi chạy lên tìm đúng tên của trò chơi. Thời gian cho trò chơi này là 15 phút. Đội nào tìm được đúng nhiều tên là đội chiến thắng. Câu hỏi: Câu 1: Gợi ý: Vào những năm Tết ấm trời, một số vùng quê tổ chức bắt con vật này dưới ao. Người ta chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quay xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vật này to.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> khỏe và lần lượt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi. Đáp án: Bắt vịt Câu 2: Gợi ý: Cùng trên một sân cỏ, người chơi quay xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo Đáp án: Bịt mắt bắt dê Câu 3: Gợi ý: Tết bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4- 6 cây tre to. Cần đu cũng làm từ những lá tre dì nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực để lúc ngươi nắm đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu mạnh đu nhanh. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và long dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp thể hiện bản thân. Đáp án: Chơi đu Câu 4: Gợi ý: Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang vạch mốc bên kia là bên đó thắng Đáp án: Kéo co Câu 5: Gợi ý: Là trò chơi dân gian khá phổ biến ở làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 – 5 m được làm điểm xuất phát..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50 cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ. Đáp án: Đập niêu đất.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×