Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

LVTN 2018 truyện ngắn của trần thùy mai qua lăng kính phê bình nữ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THI PHÚ

TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI QUA LĂNG KÍNH
PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014 – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THI PHÚ

TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI QUA LĂNG KÍNH
PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014 – 2018




LỜI CẢM ƠN
Đến với khoa Văn học, tơi biết mình đã may mắn tìm về đúng ngơi nhà của
đam mê và yêu thương. Tại nơi đây, tôi được tiếp tục nối dài những tháng ngày gắn
bó với sách vở, ghế nhà trường và bạn bè đồng trang lứa.
Ở chặng đường cuối của quãng đời sinh viên, tôi xin được gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô giảng dạy tại khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (ĐHQG – TP.HCM) – những người đã nhiệt tình giảng dạy, trao cho tôi
kiến thức nền tảng về văn học và văn hóa.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học của tôi –
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xn. Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp tơi có được
những bước đi vững chắc đầu tiên trên con đường nghiên cứu.
Tôi chân thành cảm ơn nhà văn Trần Thùy Mai đã nhiệt tình giúp đỡ tơi và
một số nhà văn khác mà tơi đã có cơ hội làm việc, tiếp xúc trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Hồ Khánh Vân đã luôn ủng hộ tôi, giúp
tôi hiểu rõ hơn về Phê bình nữ quyền, sẵn sàng giới thiệu cho tơi những tài liệu có
ích, phục vụ cho cơng trình khóa luận của tơi.
Ngồi ra, tơi gửi lời cảm ơn đến các học giả tiền bối. Nhờ có họ và những
cơng trình, bài viết nghiên cứu của họ, tơi đã có thêm nền tảng vững chắc để thực
hiện cơng trình này.
Cuối cùng, tơi gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người bạn trong
lớp Cử nhân tài năng (khóa 2014 – 2018), đã ln sát cánh, động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
NGUYỄN THI PHÚ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..............................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..............................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................6
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................................................7
6. KẾT CẤU KHĨA LUẬN...........................................................................................7
CHƯƠNG MỘT: KHÁI QT VỀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI ........................................... 9
1.1. KHÁI QT VỀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN .................................................................9
1.1.1. Phê bình nữ quyền: các điều kiện hình thành ..........................................10
1.1.1.1. Thực tiễn văn hóa xã hội ....................................................................10
1.1.1.2. Đời sống văn học ...............................................................................14
1.1.2. Phê bình nữ quyền: một số khái niệm, quan niệm chính..........................18
1.1.3. Phê bình nữ quyền: một số xu hướng chính .............................................27
1.1.4. Phê bình nữ quyền: các phương pháp tiếp cận ........................................28
1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI................................29
1.2.1. Tiểu sử ......................................................................................................29
1.2.2. Giới thiệu tác phẩm của Trần Thùy Mai ..................................................29
1.3 ĐIỀU KIỆN THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN
THÙY MAI ..............................................................................................................32
1.3.1. Điều kiện thể loại .....................................................................................32
1.3.2. Điều kiện đề tài.........................................................................................33


1.3.3. Môi trường sáng tác .................................................................................34
TIỂU KẾT CHƯƠNG MỘT .........................................................................................35
CHƯƠNG HAI: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
TRẦN THÙY MAI .............................................................................. 36
2.1. KHƠNG GIAN VĂN HĨA GIA TRƯỞNG TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI:
QUAN NIỆM VÀ THỦ PHÁP .......................................................................................36


2.1.1. Từ không gian hiện thực ...........................................................................36
2.1.2. …đến không gian nghệ thuật ....................................................................39
2.2. Ý THỨC KHÁNG CỰ KHƠNG GIAN VĂN HĨA GIA TRƯỞNG ................................57
2.2.1. Ý thức phủ định và vượt thoát ..................................................................57
2.2.2. Ý thức tạo lập chủ thể nữ mang tinh thần nữ quyền................................60
TIỂU KẾT CHƯƠNG HAI...........................................................................................62
CHƯƠNG BA: GIẢI ĐẠI TỰ SỰ VÀ TỰ THUẬT: ĐẶC TRƯNG LỐI VIẾT
NỮ CỦA TRẦN THÙY MAI QUA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN .............. 64
3.1. CÁC KHÁI NIỆM ...............................................................................................64
3.1.1. Lối viết nữ: quan niệm và thủ pháp ..........................................................64
3.1.2. Giải đại tự sự ............................................................................................65
3.1.3. Tự thuật ....................................................................................................67
3.2. HIỆN TƯỢNG GIẢI ĐẠI TỰ SỰ GIA TRƯỞNG TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY
MAI ........................................................................................................................70
3.2.1. Giải biểu tượng gia trưởng qua tình huống trớ trêu và xung đột ............70
3.2.2. Con người ngoại vi tiến vào trung tâm ....................................................71
3.2.3. Giải huyền thoại .......................................................................................73
3.3. HIỆN TƯỢNG TỰ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI...................76
3.3.1. Tự thuật từ chủ thể nữ giới như sự khẳng định tồn tại.............................76


3.3.1.1. Tự thuật tâm lý ...................................................................................77
3.3.1.2. Tự thuật tính dục ................................................................................80
3.3.2 Tự thuật từ chủ thể nam giới: kể chuyện và phản tư .................................84
TIỂU KẾT CHƯƠNG BA ............................................................................................87
KẾT LUẬN ........................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 93
PHỤ LỤC ......................................................................................... 103
PHỎNG VẤN NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI ...................................................104

TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN ĐỖ HỒNG DIỆU .........................................109
TRỊ CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN Y BAN ............................................................112
DANH SÁCH CÁC TẬP TRUYỆN VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY
MAI ......................................................................................................................116
DANH MỤC TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI ..............125


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Feminism” – Chủ nghĩa nữ quyền là phong trào đấu tranh địi bình đẳng
giới của phụ nữ diễn ra ở những nước phương Tây từ những thế kỷ trước. “Bình
đẳng giới” và “nữ quyền” khơng cịn là những từ khóa xa lạ với nhân loại trong
những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, hiện nay, bất bình đẳng và những cuộc đấu
tranh bình đẳng giới trên toàn cầu vẫn chưa đi đến hồi kết. Bởi vì bất bình đẳng giới
vẫn diễn ra trên nhiều phương diện từ âm thầm đến hiển lộ.
Ở Việt Nam những năm gần đây, đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ
cũng nổi lên, hịa vào khơng khí của toàn cầu. Trong lĩnh vực sáng tác văn học, các
cây bút nữ xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ trước, mà Trần Thùy Mai là một đại
diện tiêu biểu, đã tạo một làn sóng, một tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ cho đến nay.
Tuy nhiên, vấn đề phê bình nữ quyền sáng tác của các nhà văn nữ đương đại Việt
Nam nói chung và đối với Trần Thùy Mai nói riêng vẫn cịn bị bỏ ngỏ, chưa khai
thác hết. Vì vậy, đọc truyện ngắn của Trần Thùy Mai dưới góc nhìn phê bình nữ
quyền sẽ là đề tài có tính cấp thiết ở thời điểm hiện tại.
Về góc độ cá nhân, chúng tơi có mối quan tâm sâu sắc đến Phê bình Giới
(Gender Criticism) nói chung và Phê bình Nữ quyền (Feminist Criticism) nói riêng
nên trong suốt q trình học tập, chúng tơi có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu về lý
thuyết phê bình nữ quyền. Trước khi phát triển lĩnh vực nghiên cứu rộng ra phê
bình giới, chúng tơi chọn nghiên cứu sâu phê bình nữ quyền như một sự chuẩn bị

nền tảng. Mặt khác, phê bình nữ quyền là một phương tiện hữu ích giúp chúng tôi
đọc và lý giải vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn của Trần Thùy Mai
qua lăng kính phê bình nữ quyền làm đề tài khóa luận của mình.


2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào vấn đề nữ quyền trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai, nhìn trên hai bình diện: tư tưởng và cách viết.
Về phạm vi nghiên cứu:
+ Thứ nhất, khảo sát các tập truyện ngắn của nhà văn Trần Thùy Mai mà
chúng tôi sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu, bao gồm các tập: Cỏ hát, Bài
thơ về biển khơi, Trò chơi cấm, Đêm tái sinh, Biển đời người, Mưa đời sau, Mưa ở
Strasbourg, Lửa hoàng cung, Một mình ở Tokyo, Onkel yêu dấu, Trăng nơi đáy
giếng. Tuy nhiên, qua mỗi tập truyện, số truyện ngắn được in lại là điều không tránh
khỏi. Qua thống kê, lược bỏ số truyện bị trùng lặp, chúng tôi khảo sát tất cả 98 đơn
vị truyện ngắn (xem chi tiết trong Phụ lục). Ngồi ra, chúng tơi có khảo sát thêm
truyện dài Người khổng lồ núi bạc của Trần Thùy Mai để mở rộng trong phân tích.
+ Thứ hai, lý thuyết nữ quyền và lý thuyết phê bình nữ quyền, thông qua một
số tài liệu sau: Giới nữ (Simone de Beauvoir), Căn phòng riêng (Virginia Woolf),
Tiếng cười nàng Medusa (Hélène Cixous), Bí ẩn nữ tính (Betty Friedan) và những
tài liệu tổng thuật khác qua bản dịch tiếng Việt.
+ Thứ ba, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có khảo sát thêm những sáng
tác văn xi có cùng chủ đề của một số nhà văn nữ khác như Y Ban, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng Anh, Thuận,... cũng như có sự đối chiếu với
một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Những sự lựa này chọn chỉ mang tính
chất tương đối và nằm trong khả năng hạn chế của người làm khóa luận.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi xin điểm qua
một số tài liệu, công trình nghiên cứu có sự liên quan đến đề tài như sau:
Về cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
+ Năm 2008, Hồ Khánh Vân bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài
Từ lý thuyết phê bình nữ quyền (feminist criticism) nghiên cứu một số tác phẩm
văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Tác giả của công


3

trình nghiên cứu này dành ra hai chương để ứng dụng phê bình nữ quyền vào việc
phân tích tác phẩm của một số nhà văn nữ đương đại tiêu biểu Việt Nam. Trong đó,
tác giả luận văn có đề cập đến vấn đề ý thức nữ quyền, ý thức địa vị giới và hình
tượng người mẹ trong một số truyện ngắn của nhà văn Trần Thùy Mai như: truyện
Thiên Thạch, Người bán linh hồn và Trinh nữ.
+ Năm 2010, tác giả Phùng Thu Phương với đề tài Thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Trần Thùy Mai, đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, thuộc đại học
Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội. Tác giả cơng trình đã trình bày về tính
thẩm mỹ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai qua hai đối tượng: tình yêu và bi
kịch. Ngoài ra, ở chương 3, tác giả đã chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật với
các kiểu nhân vật nữ mang nhiều nét nổi bật và những nhân vật nam mang “hình
bóng nhạt nhịa, thụ động” [85; tr 68].
+ Năm 2011, Lê Thị Thanh Hiệp thuộc trường Đại học Đà Nẵng đã bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ, đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai. Cơng trình này có hướng đi gần với cơng trình của Phùng Thu Phương.
Tuy nhiên, tác giả Lê Thị Thanh Hiệp đã nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai như thủ pháp, cốt truyện, hệ thống nhân vật,... và đã
khái quát được phong cách truyện của Trần Thùy Mai.
+ Năm 2014, Nguyễn Thị Trang Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ
với đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, do Đại học Sư Phạm Hà

Nội 2 tổ chức. Đây là cơng trình gần như giao thoa với phê bình nữ quyền trong
việc đọc tác phẩm của Trần Thùy Mai. Tác giả đã mô tả khái quát được các kiểu
nhân vật nữ trong tác phẩm của Trần Thùy Mai và phân tích sự tái hiện hình tượng
phụ nữ Việt Nam vào các hình tượng nhân vật nữ. Trong chương Hai của luận văn,
Nguyễn Thị Trang Nhung đã trình bày về 2 kiểu nhân vật nữ: nhân vật bi kịch và
nhân vật tự ý thức. Ở mỗi kiểu nhân vật, tác giả luận văn đã lý tình trạng bi kịch và
ý thức của các nhân vật nữ xuất phát từ đâu – chủ quan hay khách quan. Ngồi ra
tác giả cịn nghiên cứu nhân vật nữ dưới góc nhìn giới. Đây chính là những bước đi
đầu tiên hướng đến phê bình nữ quyền.


4

+ Cùng năm 2014, Vũ Hải Song Quyên với luận văn thạc sĩ mang đề tài
Phong cách truyện ngắn Trần Thùy Mai, đã bảo vệ thành công tại Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn, TPHCM. Tác giả công trình đã trình bày những điểm nổi
bật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai như cảm quan, triết lý của nhà văn, hệ
thống nhân vật, đặc biệt là khái quát về các nhân vật nữ và đặc trưng ngôn ngữ
trong truyện ngắn.
+ Năm 2015, Phạm Thị Thu Hương bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ đề
tài Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, tại Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, Hà Nội. Tác giả cơng trình đã giới thiệu thân thế và sự nghiệp sáng
tác của nhà văn Trần Thùy Mai, lý giải các vấn đề trong sáng tác của Trần Thùy
Mai từ góc nhìn tơn giáo, phương ngữ, bản sắc văn hóa Việt Nam,… luận văn góp
phần giúp chúng tơi có điều kiện hình dung rõ hơn về các sáng tác của Trần Thùy
Mai qua lăng kính văn hóa.
Về bài viết trên sách, báo và tạp chí:
+ Năm 1998, Lý Lan có bài viết Nữ tính trong ‘Trị chơi cấm’ của Trần
Thùy Mai, đăng trên báo Sài Gịn Giải Phóng. Lý Lan đã phê bình các truyện ngắn
trong tập truyện Trị chơi cấm và nhận định về tính nữ trong truyện thể hiện qua

giọng điệu, kết truyện, nhân vật. Nhưng đó chỉ là lối phê bình cảm tính, chưa thực
sự áp dụng phê bình nữ quyền để phân tích.
+ Năm 2000, Trần Thế Thịnh có bài viết Trần Thùy Mai với hồi niệm đẹp
như cổ tích đăng trên tờ Thanh niên chủ nhật. Tác giả đã chỉ ra điểm nổi bật trong
truyện ngắn của Trần Thùy Mai đó là vay mượn cái thiêng liêng của tôn giáo và
thần thoại để xây dựng những câu chuyện, những nhân vật mang dáng vẻ cổ tích
thời hiện đại.
+ Năm 2002, tạp chí Kiến thức gia đình (số tháng 11) đăng bài bài viết Trần
Thùy Mai và bi kịch của người phụ nữ của tác giả Diệu Hiền. Trong bài viết, tác
giả đã nêu ra bi kịch của nhân vật phụ nữ trong tình u và hơn nhân qua những
truyện Trăng nơi đáy giếng, Thập tự hoa, Một chút màu xanh, Thương lắm ngoại
ơi,…


5

+ Cũng trong năm 2002, tháng 3, Vọng Thảo có bài viết Cuộc hành hương
bên bờ xa vắng đăng trên tờ Tạp chí Sơng Hương. Tác giả dừng lại ở mức phê bình
ấn tượng khi giới thiệu một số truyện ngắn đặc sắc như Trăng nơi đáy giếng, Nốt
ruồi son, Quỷ trong trăng. Vọng Thảo cũng cho rằng chất văn của nhà văn họ Trần
là “giọng văn nhẹ nhàng, thì thầm như những dòng mưa từ từ thấm sâu vào lịng
người đọc, siêu thốt khỏi giới hạn chữ nghĩa bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên và những
chi tiết nhỏ nhặt đời thường” [95].
+ Năm 2008, ngay khi tập Một mình ở Tokyo được phát hành vào tháng 11,
Mai Ninh đã viết ngay bài phê bình Một mình… trong tập truyện mới của Trần
Thuỳ Mai. Tác giả bài viết chỉ ra những điểm mới, điểm nổi bật trong truyện của
Trần Thùy Mai như viết về nhân vật lịch sử, viết về những nhân vật ngoại quốc. Về
những hình tượng nhân vật nam và nữ trong tập truyện, Mai Ninh đánh giá rằng:
“Nhưng dù nữ hay nam thì nhân vật của Trần Thuỳ Mai đều là những con người cô
đơn, khắc khoải” [77].

+ Năm 2010, Lê Thị Hường có bài viết Truyện ngắn Trần Thùy Mai –
Hành trình đi tìm hạnh phúc ảo ảnh đăng trên tờ Tạp chí Non Nước. Tác giả cũng
tập trung phân tích những nhân vật nữ có khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc
trong tình yêu nhưng vướng mắc phải những giới hạn của đời sống. Nhìn chung, có
rất nhiều bài viết tương tự, nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Trần Thùy Mai, tạo điều kiện hình thành phê bình nữ quyền truyện ngắn Trần
Thùy Mai.
Về bài viết trên mạng internet:
Trên internet có các bài viết liên quan đến vấn đề người phụ nữ trong truyện
của Trần Thùy Mai như: Dương Thị Hương với bài viết Nhân vật tự ý thức trong
văn xi sau 1975 có đề cập đến nhân vật nữ trong truyện của Trần Thùy Mai,
Nguyễn Thanh Bình có bài phê bình phim điện ảnh Trăng nơi đáy giếng với tựa
Người đàn bà phía sau Trăng nơi đáy giếng đăng trên trang Tiền Phong Online.
Thái Phan Vàng Anh trong bài Văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 – từ diễn


6

ngơn giới, có khảo sát truyện của Trần Thùy Mai và phân tích từ góc nhìn diễn
ngơn giới tính.
Về nhà văn Trần Thùy Mai, rải rác trên internet, một số bài báo có đề cập
đến thơng tin nhà văn như: Nhà văn Trần Thùy Mai: Xin làm người kể những yêu
thương (trên www.thanhnien.vn), Trần Thùy Mai nối dài cuộc sống từ các nhân
vật (trên www.vnexpress.net), Mai Văn Hoan có bài giới thiệu ngắn về Nhà văn
Trần Thùy Mai trên trang Tạp chí Sơng Hương, Nhà văn Trần Thùy Mai: Những
giấc mơ yêu bảng lảng sắc kinh kỳ (trên www.baovinhphuc.com.vn), Trần Thùy
Mai: Với đơi cánh tình u (trên www.tuoitre.vn),... giúp chúng tơi có điệu kiện
hiểu thêm về con người của tác giả.
Như vậy, sau quá trình tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tơi kết
luận rằng: đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Trần Thùy Mai với

nhiều hướng tiếp cận khác nhau như văn hóa, thi pháp,… có một vài tài liệu đề cập
đến nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai nhưng vẫn chưa có cơng
trình nào nghiên cứu truyện ngắn của Trần Thùy Mai dưới góc nhìn phê bình nữ
quyền.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phổ thông: Sưu tầm, thống kê và phân loại tài liệu là những
hoạt động mở đầu của Khóa luận. Phương pháp so sánh kết hợp với thao tác phân
tích được chúng tơi vận dụng xun suốt trong khóa luận nhằm phát hiện ra hệ vấn
đề, giá trị và đặc trưng của tác phẩm và tác giả mà chúng tôi nghiên cứu. Thao tác
tổng hợp nhằm đưa ra các luận điểm mang tính khái qt. Cuối cùng cơng việc lý
giải sẽ dẫn đến việc cắt nghĩa đối tượng nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tơi có xin
phỏng vấn nhà văn Trần Thùy Mai và một số nhà văn khác như Đỗ Hồng Diệu, Y
Ban, để có được những thơng tin quan trọng, phục vụ cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Phương pháp phê bình nữ
quyền là phương pháp chúng tôi sử dụng trong chương Hai và chương Ba của công


7

trình. Bằng cách áp dụng các quan điểm của phê bình nữ quyền, chúng tơi tiến hành
phân tích, lý giải truyện ngắn của Trần Thùy Mai. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử
dụng phương pháp phê bình tự sự học để phân tích các vấn đề nghệ thuật trong tác
phẩm như thủ pháp xây dựng tình huống truyện, khơng gian, phương thức trần
thuật,…
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong q trình nghiên cứu, chúng
tơi sẽ liên kết với những ngành nghiên cứu khác như Sử học, Phân tâm học, Ngơn
ngữ học, Văn hóa học, Tâm lý học,… để có thể lý giải đối tượng nghiên cứu một
cách có căn cứ, khách quan hơn, tránh cái nhìn phiến diện.

5. Đóng góp khoa học của đề tài
+ Trước hết, cơng trình góp một cái nhìn mới về truyện ngắn của nhà văn
Trần Thùy Mai. Bởi vì cơng trình của chúng tơi là cơng trình đầu tiên khảo sát
truyện ngắn của Trần Thùy Mai dưới góc nhìn phê bình nữ quyền;
+ Bên cạnh đó, nghiên cứu riêng về trường hợp Trần Thùy Mai, chúng tơi
phần nào góp sức bổ khuyết vào nghiên cứu văn học đương đại Việt Nam nói chung
và văn học nữ đương đại nói riêng. Giá trị cơng trình nằm ở chỗ sẽ là những gợi ý
cho các nhà viết lịch sử văn học Việt Nam về sau;
+ Ngoài ra, cơng trình có thể là tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên
cứu có liên quan về sau như văn học nữ, văn học đương đại Việt Nam,…
6. Kết cấu Khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận (11 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và
Phụ lục (29 trang), khóa luận Truyện ngắn của Trần Thùy Mai qua lăng kính phê
bình nữ quyền được triển khai thành 3 chương như sau:
+ CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI (26 trang)
Trong chương này, chúng tôi điểm qua lịch sử hình thành, cũng như trình
bày các khái niệm, quan niệm của Phê bình nữ quyền. Sau đó, chúng tơi giới thiệu


8

về hành trình sáng tác văn chương của nhà văn Trần Thùy Mai và điều kiện hình
thành ý thức nữ quyền trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.
+ CHƯƠNG HAI: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
TRẦN THÙY MAI (26 trang)
Với chương này, chúng tơi phân tích vấn đề nữ quyền qua nội dung tư tưởng
của tác phẩm. Cụ thể là ý thức đấu tranh nữ quyền thể hiện qua hai phương diện:
hồn cảnh nhân vật nữ trong khơng gian văn hóa gia trưởng và ý thức kháng cự
khơng gian văn hóa gia trưởng.

+ CHƯƠNG BA: GIẢI ĐẠI TỰ SỰ VÀ TỰ THUẬT: ĐẶC TRƯNG LỐI
VIẾT NỮ CỦA TRẦN THÙY MAI QUA TRUYỆN NGẮN (24 trang)
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu lối viết nữ của nhà văn Trần Thùy
Mai, từ đó xác định đặc trưng lối viết nữ của nhà văn qua hai phương diện: hiện
tượng giải đại tự sự và tự thuật.


9

CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH
NỮ QUYỀN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
TRẦN THÙY MAI
Trên con đường hình thành cộng đồng và xây dựng các mô thức xã hội, con
người không ngừng đối mặt với những vấn đề lớn nảy sinh từ cuộc sống chung. Một
trong những vấn đề lâu dài khó giải quyết đó là bất bình đẳng giới. Là một nội dung
lớn của văn học, bất bình đẳng giới có mặt trong hầu hết các thời kỳ và trong mọi
thể loại, nhưng từ cuối thế kỷ 18, khi cái tơi cá nhân xuất hiện và sau đó phong trào
nữ quyền hình thành, thì các tác phẩm văn học đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới
một cách tự giác và tập trung, tạo thành một tiếng nói chính thức có sự liên kết giữa
đời sống và văn học, giữa sáng tác và lý luận.
Xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và viết liên tục cho đến nay, trong vòng hơn ba
mươi năm nhà văn Trần Thùy Mai đã công bố nhiều tác phẩm mang tinh thần nữ
quyền rõ rệt. Để có thể trình bày, phân tích và lý giải tinh thần ấy trong tác phẩm
Trần Thùy Mai, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định hướng tiếp cận. Hướng tiếp
cận của chúng tơi thốt thai từ những căn cứ lý thuyết và lịch sử, cụ thể là những
gợi ý từ phê bình nữ quyền và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai.
1.1. Khái quát về Phê bình nữ quyền
Phê bình nữ quyền (Feminist Criticism) là một trường phái phê bình văn
học xuất hiện vào cuối những năm (19)60, góp phần quan trọng vào việc hình thành
kỷ nguyên hậu hiện đại. Trường phái này bắt nguồn từ phong trào và lý thuyết nữ

quyền (Feminism), cùng chia sẻ một quan niệm là: thế giới chúng ta diễn ra trong sự
thống trị của nam giới và điều đó đã hạn chế khả năng của nữ giới, gây ra sự bất
bình đẳng nghiêm trọng, cản trở sự phát triển hài hòa tốt đẹp của xã hội. Theo quan
niệm ấy, phê bình nữ quyền đi tìm dấu vết của hiện trạng bất bình đẳng giữa giới
nam và giới nữ trong văn học. Trường phái này đã vận động không ngừng với sự kế
tục của nhiều nhà phê bình ở nhiều không gian khác nhau, xây dựng một hệ thống


10

khái niệm và quan niệm cơ bản làm nền tảng cho việc đọc văn học. Trong những
hiểu biết nhất định, chúng tơi xin lần lượt trình bày về điều kiện hình thành, các
khái niệm và quan niệm chính của phê bình nữ quyền.
1.1.1. Phê bình nữ quyền: các điều kiện hình thành
1.1.1.1. Thực tiễn văn hóa xã hội
Xun suốt chiều dài lịch sử, mâu thuẫn giới tính là mâu thuẫn căn bản nhất
của nhân loại. Nam và nữ luôn trong tình thế mang tính nước đơi: vừa thống trị - bị
trị, vừa đối kháng.
Ở tình thế đối kháng, hai giới ln chống lại nhau. Từ thời kỳ đầu tiên của
lồi người, xã hội mang hình thái cộng sản nguyên thủy. Theo quan điểm của Karl
Marx và Friedrich Engels, xã hội nguyên thủy chưa hình thành nhà nước, cộng đồng
người nguyên thủy tự do và bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ [21; tr.24].
Thời hồng hoang, do yếu tố khách quan, nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi nên con
người phải sống khắc khổ trong hang đá lạnh lẽo. Từ đó, thành viên của bộ lạc ln
suy giảm do những điều kiện của môi trường sống. Những đứa trẻ ra đời, nối dài sự
sống của bộ lạc, được xem là một điều kỳ tích [95; tr.8]. Về đời sống hơn nhân, thời
kỳ này con người người duy trì tình trạng quần hôn, đứa trẻ sinh ra chỉ biết mẹ,
không biết cha nên được gọi là Mẫu hệ. Vì mang nhiệm vụ duy trì nịi giống nên
phụ nữ được tơn vinh. Tuy nhiên, phụ nữ được tôn vinh không phải vì tư tưởng
“trọng nữ”mà bằng tính tự phát [86; tr.18]. Trong cuốn Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ

21, tác giả Phạm Minh Thảo cho biết: qua nghiên cứu khảo cổ, hai nhà nhân chủng
học Adriene Zihman và Nancy Tanner kết luận rằng, vào thời kỳ Đồ đá, thức ăn của
của cộng đồng khơng phải có nguồn gốc từ động vật do người đàn ông săn bắn và
mang về như những vị anh hùng. Thức ăn của có nguồn gốc từ thực vật do phụ nữ
đã trồng trọt và hái lượm. Phụ nữ thời Đồ đá khơng hồn tồn ngồi bó gối trong
hang động [95; tr.7 – tr.10]. Tóm lại thời bấy giờ, lương thực là của chung, phụ nữ
có nhiệm vụ chăm lo con cái và quản lý cộng đồng – bộ lạc.
Trong tiến trình lịch sử lồi người, hình thái xã hội ln có sự vận động và
phát triển. Theo sau giai đoạn Mẫu hệ là giai đoạn Phụ hệ (tiếng Anh: patriarchy) .


11

Trong giới nghiên cứu xã hội học, lịch sử học ở Việt Nam, thuật ngữ patriarchy
trong tiếng Anh được dịch với nhiều tên gọi như: chế độ phụ hệ, chế độ nam trị, chế
độ phụ quyền/phụ hệ, chế độ nam quyền, chế độ gia trưởng. Chế độ nam trị là giai
đoạn nam giới nắm mọi quyền lực trong xã hội. Tuy nhiên sự chuyển tiếp diễn ra
trong một quá trình dài. Ở giai đoạn chuyển tiếp, phụ nữ ở trong thế đối kháng với
nam giới về vấn đề quyền lực, đấu tranh để giữ lại quyền lực [86; tr. 18]. Cho đến
nay, nhiều dân tộc, cộng đồng người vẫn còn duy trì chế độ Mẫu hệ. Đó là sự giữ
gìn vị thế của phụ nữ trong khi rất nhiều cộng đồng khác đã bãi bỏ chế độ Mẫu hệ
từ lâu.
Trong xã hội nam trị, tinh thần phản kháng của phụ nữ đã xuất hiện từ sớm
và dai dẳng đến nay. Ở Ai Cập thời Cổ đại, nữ hoàng Cleopatra đã lấn át quyền của
nam giới. Nữ hồng trị vì một cõi phương Đông và khiến cho bậc quân vương ở La
Mã phải nể phục. Ở Việt Nam, trường hợp hai nữ vương Trưng Trắc, Trưng Nhị
đứng lên đánh đuổi giặc xâm lược phương Bắc. Tại sao không là nam vương, nam
tướng đánh đuổi giặc? Phải chăng đó là một biểu hiện của sự phủ định quyền lực
nam giới, duy trì chế độ Mẫu hệ? Bên cạnh đó, từ thế kỷ 15 ở phương Tây, đã có
xuất hiện trường hợp phụ nữ đấu tranh cho chính “giới của mình”, như một sự đối

đầu với xã hội nam trị. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể những trường hợp đối kháng
này trong phần tiếp theo.
Ở tình thế thống trị - bị trị, nam giới thiết lập nên chế độ nam trị, nắm vai trị
chủ sối, là kẻ thống trị mang quyền lực nghiễm nhiên. Nữ giới ở vị thế của kẻ phục
tòng, thấp kém, khơng có quyền lực so với nam giới. Nguyên nhân của trình trạng
trên đến từ ý thức khác biệt về cơ thể sinh học giữa nam và nữ. Ở Âu châu thời
Trung đại, Thánh Thomas Aquinas xác quyết “phụ nữ là một người đàn ơng khơng
hồn hảo” [88]. Nam giới ý thức về quyền lực thông qua dương vật, tinh trùng –
thứ cần thiết nhất cho duy trì giống nòi. Phụ nữ bị xem là kẻ thiến hoạn, một người
đàn ơng khiếm khuyết và ln mang trong mình mặc cảm.
Nếu như ở giai đoạn Mẫu hệ, sinh hoạt của con người là sinh hoạt cộng đồng,
quần hôn, người mẹ giữ vai trị quan trọng thì ở giai đoạn Phụ hệ (trong thế đối
trọng với Mẫu hệ) là sự hình thành gia đình một vợ một chồng được hình thành, đứa


12

con được biết mặt cha ruột nên phụ nữ, vai trị người cha được xác lập. Từ đó người
vợ, người mẹ bị đẩy xuống hạng thứ yếu, mang trọng trách phục tòng nam giới.
Trong cuốn Sự thống trị của nam giới, nhà xã hội học Pierre Bourdieu đã chỉ ra:
nghi lễ xác lập giới tính đã từng tồn tại trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc
thời cổ đại. Nghi lễ xác lập giới tính được một đám người tổ chức, giúp các cậu con
trai dứt ra khỏi tình trạng khởi nguyên cộng sinh với người mẹ, nhằm mục đích
“nam nhi hóa”, đoạn tuyệt với thế giới của mẹ. Nhưng nghi lễ này miễn thực hiện
đối với bé gái. Từ đó đó, bé gái sẽ trở thành một sự tiếp nối với mẹ của mình [09; tr.
32].
Trừ một số rất ít những tộc người thiểu số, dù ở phương Tây hay phương
Đông, dù ở bất kỳ xã hội nào, sự thống trị của nam giới cũng luôn tồn tại, bất bình
đẳng giữa nam và nữ đã trở thành quen thuộc. Xét lại lịch sử của các quốc gia, hầu
hết sử gia đều ghi nhận công lao của những ông vua lỗi lạc như Julius Caesar của

La Mã, Alexandros Đại Đế của Macedonia, Akhenaton của Ai Cập, Tần Thủy
Hoàng, Đường Minh Hoàng của Trung Hoa, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông – Trần
Cảnh của Việt Nam,… đều là đàn ông.
Trong tơn giáo, các tín điều đã xác lập nam giới là người có quyền lực, là
người thống trị cịn phụ nữ là kẻ bị thống trị. Đối với người Do Thái thời Cổ đại,
Eva – người đàn bà đầu tiên được Thiên Chúa tạo ra từ chiếc xương sườn của Adam
– một đàn ông, không phải được tạo ra cùng lúc. Kinh Cựu Ước kể rằng: Thiên
Chúa có sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Ngày thứ sáu, Thiên Chúa lấy đất, nặn ra
con người và thổi sinh khí vào mũi. Con người được giao nhiệm vụ cày cấy và canh
tác đất đai nhưng cô độc giữa khu vườn Eden. Thiên Chúa nhận ra “Con người ở
một mình thì khơng tốt”, nên nặn ra dã thú, chim muông và dẫn đến Eden để làm trợ
tá cho con người. Hễ con người gọi sinh vật ấy là gì, tên nó sẽ là thế. Vì con người
khơng tìm được một trợ tá tương xứng trong những con thú Thiên Chúa dẫn đến,
nên Thiên Chúa quyết định cho con người ngủ mê. Thiên Chúa rút xương sườn của
con người ra, đắp thịt vào, tạo ra một con người khác và dẫn đến vườn Eden. Người
canh giữ và cày cấy vườn Eden nói:
“Phen này,


13

đây là xương bởi xương tôi,
thịt bởi thịt tôi!
Nàng sẽ được gọi là đàn bà,
vì đã được rút từ đàn ông ra!”
Và lời phán xét cuối cùng của Thiên Chúa dành cho Eva vì phạm tội cám dỗ
Adam cùng ăn trái cấm:
“Ta sẽ làm cho ngươi,
phải cực nhọc thật nhiều
khi thai nghén,

người sẽ phải cực nhọc
lúc sinh con.
Ngươi thèm muốn chồng ngươi,
và nó sẽ thống trị ngươi.”
[73; tr.28 – 29]
Đến giai đoạn Cơ Đốc giáo lên ngôi ở Âu châu thời Trung đại, con người chỉ
còn niềm tin vào đấng cứu thế (Jesus). Người ta cho rằng sự cám dỗ của đời sống
trần tục, sắc dục, ham muốn nhục dục,… bị xem gây hại, cản trở tâm hồn người mộ
đạo. Và phụ nữ chính là nguyên nhân của những cám dỗ ấy (như Eva chính là
nguyên nhân khiến Adam bị đuổi khỏi địa đàng Eden). Hay trong hệ thống thần
thoại của người Kabylie thuộc vùng Địa Trung Hải, quyền lực và sự cao quý của
nam giới được xác lập qua chuyện người đàn ông đầu tiên gặp người đàn bà đầu
tiên, tại suối nước. Người đàn ông nhận ra đùi người đàn bà khác với đùi của ông ta.
Người đàn bà giảo hoạt hơn, dạy cho người đàn ông nhiều điều. Người đàn bà bảo
người đàn ông nằm xuống, vuốt ve dương vật và cô ta nằm lên trên. Người đàn ơng
cảm thấy lạc thú lớn lao, từ đó, ln theo chân người đàn bà. Một hôm, người đàn
ông đề nghị và thử nằm lên người đàn bà. Dù nằm trên hay nằm dưới, ông cũng cảm
thấy cùng một lạc thú. Và ông ra lệnh: Ở suối nước (tự nhiên), em là kẻ thống trị;


14

cịn ở nhà (văn hóa) là tơi! [09; tr.20 – 21]. Qua từng thế hệ, người Kabylie lưu
truyền chuyện thần thoại này để minh chứng cho một sự thật hiển nhiên: nam giới là
người chỉ huy, người thống trị và là biểu tượng của văn hóa. Nữ giới trở thành biểu
tượng của tự nhiên, chưa có văn hóa và bị trị nam giới áp đặt quyền lực.
Trong đời sống xã hội, tình trạng lạm dụng tình dục, nơ lệ tình dục, gái mại
dâm cũng là một biểu hiện của bất bình đẳng giới. Theo Véronique Mottier, trong
xã hội phương Tây, các nhà hoạt động xã hội chỉ ra tình trạng “nô lệ da trắng” là
những cô gái trẻ, ngây thơ, thuộc tầng lớp nghèo khổ đã bị biến thành gái điếm. Họ

là nạn nhân bị giới đàn ông trung lưu và vơ liêm sỉ bóc lột tình dục. Trong khi, gái
mại dâm là người phục vụ cho chính thú vui thể xác của nam giới thì quan niệm đạo
đức của xã hội lại cho rằng: mại dâm là điều xấu xa, gây ra ảnh hưởng đến vấn đề
sức khỏe của cộng đồng. Gái mại dâm được cho là nguồn gốc của các bệnh hoa liễu,
lậu, giang mai,… Và cũng bởi vì văn hóa phương Tây vốn dĩ gán bệnh tật với cơ
thể nữ giới [6; tr. 89]. Ngoài ra, lạm dụng tình dục, bn bán nơ lệ da màu, trẻ em
gái cũng là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới kết hợp với sắc tộc.
Trên trang Việt Báo có bài viết nói về tình trạng mua bán nô lệ da đen vào thế kỷ 18
ở Châu Âu với sự phân giá: “người khoẻ gia cao, người yếu giá thấp, đàn ông giá
cao, đàn bà giá thấp; người trẻ giá cao, con nít giá thấp” [123].
Tóm lại, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, bất bình đẳng giới đã diễn ra dai
dẳng và âm ỉ. Nam giới thiết lập sự cao quý và quyền lực thống trị qua biểu tượng
dương vật, cịn phụ nữ trong tình trạng thấp kém, bị trị và mang mặc cảm thiến hoạn.
1.1.1.2. Đời sống văn học
Văn học vốn mang chức năng phản ánh đời sống xã hội. Do đó, từ vấn nạn
bất bình đẳng giới, văn học cũng chứa đựng nhiều cuộc xung đột, ý thức đấu tranh
bình đẳng giới từ rất sớm.
Vấn đề bất bình đẳng và xung đột giữa hai giới hiển lộ ngay từ văn học dân
gian. Trước hết, trong thần thoại phương Tây cổ đại, Zeus một là hình tượng quyền
lực nam giới, là vị nam thần tối cao, ngự trị trên đỉnh Olempus. Nữ thần Hera, vợ
của Zeus là hình tượng của kẻ bị thống trị. Nàng vừa yêu, vừa tôn sùng, vừa lệ


15

thuộc Zeus, ln đau khổ vì ghen tng, đánh ghen nhưng vẫn khơng thể làm Zeus
thay đổi vì ơng là một nam thần tối cao, quyền lực. Hera cũng không thể ngoại tình
hoặc khơng thể giải thốt cuộc hơn nhân đầy sóng gió. Phản ứng lại tình trạng lệ
thuộc vào nam giới, nữ thần Aphrodite là hình tượng có sắc đẹp và sống đời sống
tình yêu tự do, ngoại tình và ly hơn. Ở buổi bình mình lịch sử, thần thoại dân gian là

chuyện kể về các vị thần. Con người đã vô thức phản ảnh đời sống trần tục qua các
câu chuyện kể. Từ trong những thần thoại, xung đột và đè nén đã được phản ánh.
Ở khu vực văn hóa Đơng Á, đời sống văn học dân gian cũng thể hiện màu
sắc phản ánh thân phận của phụ nữ trong xã hội phong kiến và sự đấu tranh cho phụ
nữ. Trường hợp Việt Nam, ca dao có nhiều câu thể hiện vấn đề bất bình đẳng và ý
thức đấu tranh như:
“Thân em như hạc đầu đình,
Muốn bay chẳng nhấc nổi mình mà bay.”
[79; tr. 189]
Lời than vãn của thiếu nữ, ý thức được kiếp đàn bà bị lệ thuộc vào đàn ông,
vào truyền thống tổ tông nam trị, không thể tự do. Con hạc, một biểu tượng cho
thanh cao. Đền thờ, miếu mạo ở Việt Nam thường đặt con hạc bên trên con rùa, như
hai con vật linh thiêng của thần linh. “…hạc đầu đình” là một con hạc đá, cứng nhắc,
nặng nề, chân bị trói chặt “khơng nhấc nổi mình mà bay” được ví như thân phận
phụ nữ trong xã hội, không thể tự do lựa chọn con đường tương lai.
Mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh giữa hai giới xuất hiện dày đặc trong ca
dao Việt Nam. Có khi, nữ giới vùng lên, trào lộng và tự do như mấy câu:
“Ước gì sơng rộng một gang,
Bắc cầu giải yếm, để chàng sang chơi.”
[79; tr. 185]
Hay:
“Chồng con là cái nợ nần,


16

Chẳng thà ở vậy, nuôi thân béo mầm”
[79; tr. 288]
Ở giai đoạn văn học Trung đại, đời sống văn học có một sự thiếu hụt tiếng
nói và bút tích của nữ giới. Nhưng dưới ngòi bút thống trị của nam giới, đề tài phụ

nữ và tình tượng phụ nữ vẫn được trải dài xuyên suốt qua bao thế kỷ. Thời Trung cổ,
chủ nghĩa kinh viện lên ngôi, đời sống văn hóa và tinh thần mang đậm tư tưởng Cơ
đốc giáo. Phụ nữ và tình yêu, ham muốn xác thịt trở thành điều cấm kỵ. Trong trang
viết, phụ nữ hiện lên là hình ảnh những nữ ẩn sĩ mộ đạo, những thiếu nữ trong trắng,
dành tình yêu cho các chàng hiệp sỹ tựa như dành tình yêu cho Chúa.
Văn học Trung đại phương Đơng, tuy có nhiều vùng văn hóa khác nhau
nhưng cũng phản ánh vấn đề bất bình đẳng giới, có thể ý thức hoặc vơ thức. Ở vùng
Trung Cận Đông, sáng tác văn học bị tư tưởng Islam giáo chi phối. Trong bộ Nghìn
lẻ một đêm, một tác phẩm đồ sộ, thuộc dòng văn học viết khuyết danh đã thể hiện rõ
vấn đề xung đột giữa hai giới trong thế giới Arab. Từ việc ngoại tình của hồng hậu,
vua Shahryar đã nghĩ ra cách xoa dịu lòng hận thù bằng cách trừng phạt tất cả phụ
nữ của vương quốc. Mỗi đêm, vua Shahryar sẽ ngủ với một thiếu nữ. Vào giờ thiết
triều, sáng hơm sau, thiếu nữ đó sẽ phải mất mạng. Tuy luật lệ dã man, dân chúng ai
cũng lo sợ, nhưng nàng Shahrazad thông minh và xinh đẹp đã chấp nhận vào hoàng
cung, “làm vợ vua” trong một nghìn đêm để cảm hóa vị vua đang sơi sục lịng căm
thù đàn bà. Trong suốt một nghìn đêm, nàng Shahrazad kể những câu chuyện thế
tục, vừa thể hiện sự bất bình đẳng giới, vừa thể hiện vai trị của người phụ nữ. Mặc
dù dưới sự chi phối của tư tưởng Islam giáo nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Bảo Trâm, tác phẩm Nghìn lẻ một đêm lại “đề cao nữ tính và sự trân trọng tri
thức cũng như lịng nhân hậu, tình u thương và nhan sắc của người phụ nữ”, qua
hình tượng nàng Shahrazad và những nhân vật nữ khác [110].
Ở khu vực văn hóa Đơng Á, trong văn học Trung đại phụ nữ là một đề tài
thường trực, các tác gia thời trung đại lên án xã hội gia trưởng, không xem trọng
thân phận nữ nhi. Nguyễn Dữ có tập Truyền kỳ mạn lục với nhiều tiểu truyện như:
Chuyện người con gái Nam Xương với nhân vật người chồng gia trưởng gây nên bi


17

kịch của Vũ Thị Thiết, Chuyện nghĩa phụ đất Khoái Châu tập trung ca ngợi tấm

lịng người vợ nghĩa tình và lên án người chồng ham mê cờ bạc đến nỗi bán vợ cho
bạn,… Ở giai đoạn Hậu kỳ trung đại, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh,
hay dân gian còn gọi là Truyện Kiều. Cụ Nguyễn viết về thân phận long đong của
nàng Kiều, bị các thế lực trong xã hội phong kiến vùi dập. Đặng Trần Cơn có Chinh
phụ ngâm khúc, qua bản diễn Nơm của Đồn Thị Điểm cũng cho thấy tình cảnh đơn
độc của phụ nữ ở quê nhà trong những năm chiến tranh. Qua bản diễn Nơm, Đồn
Thị Điểm đã phần nào gửi gắm lịng mình vào tác phẩm. Lần đầu tiên, chiến tranh
được phản ánh qua con mắt của người nữ là chia ly, tan tác, là khao khát sum vầy
lứa đôi. Hồ Xuân Hương với hàng loạt bài thơ thể hiện ý thức thân phận và châm
biếm, mỉa mai người quân tử.
Văn học ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản đặc biệt hơn Việt Nam. Các
cây bút nữ đã sớm tham gia vào văn chương, thơ phú, như: Tiết Đào với hàng loạt
bài thơ Đường luật, Lý Thanh Chiếu nổi tiếng với thể loại Từ khúc của Trung Quốc;
Ono no Komachi, Murasaki Shikibu, Izumi Shikibu, Sei Shonagon đã tạo nên một
dòng văn học nữ lưu ở xứ sở Phù Tang – Nhật Bản và Hwang Jin Yi với nhiều bài
thơ Sijo của Triều Tiên. Tất cả các cây bút nữ kể trên đều viết về tình yêu, thân
phận, nỗi nhớ, nỗi khát khao hạnh phúc,…
Văn học thời hiện đại, sự phản ánh bất bình đẳng giới, xung đột giới và giải
phóng phụ nữ thể hiện khơng chỉ qua các cây bút nam mà cịn có các cây bút nữ. Từ
thế kỷ 19, Honoré de Banzac đã tái hiện tình cảnh “chồng chúa vợ tôi” trong tiểu
thuyết Eugenie Grandet. Nàng Eugenie và mẹ của nàng nghèo nàn, sống lệ thuộc
vào ông Grandet. Chính tình trạng nghèo nàn về kinh tế đã trở thành một vấn đề lớn,
nhà phê bình Virginia Woolf sau này đã chỉ ra: nguyên nhân của bất bình đẳng vì
phụ nữ nghèo nàn suốt bao thế kỷ. Tác giả Gustave Flaubert viết cuốn Bà Bovary,
với hình tượng nhân vật nữ nổi loạn, có lối sống tự do, đi ngược lại những luân lý
của xã hội Pháp thế kỷ 19. Ngôi nhà búp bê của Henrik Ibsen là vở kịch viết về sự
áp đặt của người chồng Helmer và ý thức vượt thốt của cơ vợ Nora. Những cây bút
nữ đầu tiên của văn học phương Tây, đó là chị em nhà Brontë với các tiểu thuyết
Đồi gió hú, Nhà gia sư (Agnes Grey) và Jane Eyre. Ở Việt Nam, đầu thế kỷ 20,



18

Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm là những người kêu gọi đấu tranh cho phụ nữ và văn
học trên tờ Phụ nữ Tân văn. Những nhà thơ nữ bắt đầu xuất hiện trên thi đàn như
Manh Manh, Tương Phố,… Về văn xi có Trần Chánh Chiếu có Hồng Tố Anh
hàm oan, Hồng Ngọc Phách có Tố Tâm, Khái Hưng có Gánh hàng hoa, Nửa
chừng Xuân, Nhất Linh có Đoạn tuyệt,… đều là những nhà văn và tác phẩm thể
hiện tiếng nói tiến bộ đấu tranh cho nữ giới.
Tóm lại, trước khi có Phê bình nữ quyền, đời sống văn học đã xuất hiện
những vấn đề như đề tài phụ nữ, nhân vật nữ, đề cao phụ nữ, bất bình đẳng giới,
thân phận phụ nữ trong xã hội gia trưởng,… Qua cái nhìn so sánh, văn học phương
Đơng sớm thể hiện ý thức đấu tranh cho thân phận nữ giới mạnh hơn trong văn học
phương Tây. Bên cạnh đó, văn học phương Đông từ sớm đã xuất hiện hiện tượng
phụ nữ cầm viết, mà điều này phải đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới xảy ra ở
phương Tây qua trường hợp chị em nhà Brontë.
1.1.2. Phê bình nữ quyền: một số khái niệm, quan niệm chính
Theo nhà nghiên cứu Phương Lựu, lý thuyết nữ quyền là sản phẩm của
phong trào đấu tranh địi quyền lợi của phụ nữ, có lịch sử hơn 200 năm. Ngay khi
cách mạng Tư sản Pháp nổ ra vào tháng Mười năm 1789, một nhóm phụ nữ ở thành
phố Paris đã xông thẳng vào trụ sở Quốc dân đại hội để đỏi quyền bình đẳng giữa
nam và nữ [54; tr.599]. Từ thời điểm châm ngòi đó, các cuộc đấu tranh diễn ra ngày
càng nhiều. Trong thế kỷ XX, phong trào đấu tranh nữ quyền đã trở thành sự kiện
lịch sử lớn của thời đại. Mỗi cao trào đấu tranh diễn ra đều có tính chất, mục tiêu
khác nhau và có diễn biến phức tạp.
Các lý thuyết nữ quyền dần ra đời, thể hiện quan điểm và tư tưởng của mỗi
nhà hoạt động nữ quyền. Theo chúng tơi, có thể chia ra 3 giai đoạn vận động và
phát triển của tư tưởng nữ quyền như sau:
Giai đoạn Tiền hiện đại, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, là bước đi chập chững
đầu tiên của tư tưởng nữ quyền. Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ qua các cơng trình thể

hiện tư tưởng ở giai đoạn này (như Phương Lựu). Ở giai đoạn manh nha này, hầu
hết tư tưởng nữ quyền dừng lại ở ý thức về bất bình đẳng, quyền lực của nam giới


19

trong xã hội. Đây có thể xem là biểu hiện của tình thế phản kháng lại chế độ nam trị
trong lịch sử. Học giả Trần Hàn Giang, trong bài Lịch sử tư tưởng nữ quyền, cho
rằng đã có nhiều tài liệu chứng minh được từ thế kỷ 15 phương Tây đã xuất hiện
cơng trình nghiên cứu khoa học của Christine de Pisan (1364 – 1430), một phụ nữ
người Pháp. Công trình của Christine de Pisan đã cho thấy “phụ nữ bị coi là loại
người khác biệt vì vị trí xã hội khơng bình đẳng với nam giới” [113; tr. 17]. Đến thế
kỷ 17, đầu thế kỷ 18, ở Anh Quốc, nhiều cơng trình đề cập đến nữ quyền và giới bắt
đầu xuất hiện. Một số nhà lý luận thời kỳ này như: Aphra Behn (1640 – 1689),
Mary Astell (1666 – 1731). Bên cạnh đó, một số cơng trình khác lại ở tình trạng vơ
danh tác giả khi được xuất bản [113; tr.17].
Giai đoạn Hiện đại, từ cuối thế kỷ 18 kéo dài đến nửa đầu thế kỷ 20, các
cơng trình đều bàn về sự lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới, hiện trạng phụ nữ khơng
có vị trí ở ngồi xã hội, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong quy định pháp
luật,… và đều đặt ra mục tiêu giải phóng phụ nữ khỏi sự ràng buộc của nam giới
nên được gọi là nữ quyền tự do. Trong bài tổng thuật Vài nét phác họa về tư tưởng
của bốn nhà nữ quyền tiên phong, Hồ Khánh Vân đã cho rằng trường hợp Marry
Wollstonecraft là nhà nữ quyền đầu tiên, đứng đầu danh sách. Nhưng thực sự Marry
Wollstonecraft chưa phải là người tiên phong vì trước bà đã có Christine de Pisan,
xuất hiện từ thế kỷ 15 (theo dẫn giải của Trần Hàn Giang). Đến cuối thế kỷ 18, năm
1791, nữ học giả Marry Wollstonecraft cơng bố cơng trình bàn về bất bình đẳng
giới có tên Một biện minh cho quyền của phụ nữ. Trong Một biện minh cho quyền
của phụ nữ, Marry Wollstonecraft đã phân tích về nguồn gốc và giá trị của hai giới.
Bà kết luận, giữa nam và nữ chỉ có sự khác biệt trên phương diện sinh học, ngồi ra
khơng hề có sự khác biệt về nguồn gốc, trí tuệ và vai trị giới. Nên phụ nữ có quyền

được tự do, bình đẳng như nam giới. Từ đó, bà khuyến khích phụ nữ cần phải ý
thức về quyền con người, quyền công dân, chủ động kháng cự lại quan niệm truyền
thống “nam tôn nữ ti” [116].
Phải đến đầu thế kỷ 20 trở đi, phong trào đấu tranh nữ quyền mới thực sự nở
rộ. Phụ nữ xuống đường biểu tình, đấu tranh từ địa hạt chính trị như quyền được
bầu cử, quyền được hoạt động trong lĩnh vực kinh tế,… bình đẳng như nam giới;


×