Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

LVTN 2018 tự sự ký ức trong tác phẩm gã khổng lồ bị vùi chôn (the buried giant) của kazuo ishiguro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRỊNH ANH NGUYÊN

TỰ SỰ KÝ ỨC TRONG TÁC PHẨM
GÃ KHỔNG LỒ BỊ VÙI CHƠN
(THE BURIED GIANT)
CỦA KAZUO ISHIGURO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: CỬ NHÂN TÀI NĂNG
Khóa học: 2014- 2018

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6, NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRỊNH ANH NGUYÊN

TỰ SỰ KÝ ỨC TRONG TÁC PHẨM
GÃ KHỔNG LỒ BỊ VÙI CHƠN
(THE BURIED GIANT)
CỦA KAZUO ISHIGURO
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: CỬ NHÂN TÀI NĂNG
Khóa học: 2014- 2018



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRẦN THỊ THUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS.Trần Thị Thuận, người đã
hết lòng khơi gợi mạch nguồn cảm hứng của đề tài này cho từ những bước đầu lựa
chọn đề tài. Dù gặp nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan khiến kết quả nghiên
cứu của tơi khơng hồn thành được như mong đợi ban đầu của cô và chính tôi.
Những điều sau cùng còn đọng lại trong tơi sau khóa ḷn này là sự tận tình của cô
hướng dẫn với tư cách của một người nghiên cứu đi trước đầy nhiệt tâm, cùng với
những những kinh nghiệm nghiên cứu và trao đổi khoa học giữa tôi và cô trong
suốt quãng thời gian thực hiện công trình này.
Ngồi ra tơi cũng xin cảm ơn gia đình, quý thầy cô khoa Văn học và các
anh chị, bạn bè đã quan tâm, ủng hộ, tiếp thêm động lực cho chúng tôi trong việc
nghiên cứu. Tuy chưa thực sự hài lịng với những gì đã đạt được trong cơng trình
này nhưng khơng vì thế mà chúng tơi lại chùn bước trên con đường nghiên cứu.
Bởi vì sau tất cả, chúng tôi nhận ra rằng, đằng sau chúng tôi luôn có gia đình, thầy
cơ, bè bạn bằng cách hay cách khác luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên chúng tôi trên
con đường nghiên cứu nhiều khó khăn này.
Thành phớ Hờ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2018
Nguyễn Trịnh Anh Nguyên

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu

được sử dụng trong ḷn văn này có ng̀n gớc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định
nếu trong đoạn văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

2


MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ........................................................................................................ 5

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 6
2.1. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 6
2.2. Lịch sử nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 9
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 12
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 12
4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 12
5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 13
CHƯƠNG MỘT: KAZUO ISHIGURO, TỰ SỰ KÝ ỨC VÀ GÃ KHỔNG LỒ BỊ
VÙI CHÔN.................................................................................................................................. 15

1.1. Tự sự của Kazuo Ishiguro ............................................................................. 15
1.2. Tác phẩm Kazuo Ishiguro, tự sự ký ức và Gã khổng lồ bị vùi chôn .......... 22
1.2.1. Kazuo Ishiguro và Gã khổng lồ bị vùi chôn ............................................ 22
1.2.2. Giới thuyết ban đầu về “Tự sự ký ức”..................................................... 26
1.3. Những ký ức lịch sử đã thành cảm hứng cho Gã khổng lồ bị vùi chôn ..... 28
1.3.1. Xung đột sắc tộc như cảm hứng sáng tác trong Gã khổng lồ bị vùi chôn
........................................................................................................................... 29
1.3.2. Bức tranh cảm hứng nước Anh thời Trung cổ với Kazuo Ishiguro ...... 37
Tiểu kết................................................................................................................... 40

CHƯƠNG HAI PHÁC HỌA BỨC TRANH TỰ SỰ KÝ ỨC TRONG GÃ KHỔNG
LỒ BỊ VÙI CHÔN ..................................................................................................................... 42

2.1. Tự sự ký ức và phản địa đàng ....................................................................... 42
2.2. Tự sự ký ức và những điều bị chôn vùi ........................................................ 46
2.2.1. Chủ đề về truyền thống và những lớp văn hóa bị vùi chơn .................... 47
3


2.2.2. Chủ đề về những bí ẩn vùi chôn trong tình u ..................................... 51
2.2.3. Chủ đề về bóng tới trong lý tưởng của con người hay sự sụp đổ của hình
tượng người hiệp sĩ cuối cùng ........................................................................... 57
2.2.4. Chủ đề về chiến tranh, mâu thuẫn sắc tộc ............................................... 61
Tiểu kết................................................................................................................... 64
CHƯƠNG BA PHƯƠNG THỨC SÁNG TẠO TRONG GÃ KHỔNG LỒ BỊ VÙI
CHÔN .......................................................................................................................................... 65

3.1. Cấu trúc tự sự và kỹ thuật sáng tạo nhân vật trong Gã không lồ bị vùi
chôn ........................................................................................................................ 65
3.2. Lý giải về cấu trúc chuyến hành trình ......................................................... 69
3.2.1. Tầng thứ nhất tính quy chiếu của chuyến hành trình ............................. 69
3.2.2. Tầng thứ hai tính chức năng và ý nghĩa trong chuyến hành trình ........... 74
3.2.3. Tầng thứ ba những tính chất thuộc về văn bản (text) trong Gã khổng lồ bị
vùi chôn ............................................................................................................. 86
3.3. Luận về những cảm hứng nghề thuật cho sáng tác của tự sự ký ức trong
Gã khổng lồ bị vùi chôn ........................................................................................ 90
3.3.1. Luận về tính hành trình của ký ức qua những thể thơ cổ của nước Anh 91
3.3.2. Luận về cảm hứng của tự sự ký ức qua truyền thống của những nhà văn
của ký ức ............................................................................................................ 95
Tiểu kết................................................................................................................... 99

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 101

4


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
Kazuo Ishiguro (1954 - ) là nhà văn Anh gốc Nhật ngày nay được biết đến
như mợt trong những nhà văn có các sác tác quan tâm tới vấn đề ký ức. Vào năm
2017 ông đã được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel
văn chương. Song trước đó ơng đã được biết đến rộng rãi trên thế giới qua việc
ông được chuyển thể rất nhiều các tác phẩm văn chương sang điện ảnh như: The
Remains of the Day và Never Let Me Go thành hai bộ phim cùng tên là The
Remains of the Day (1993), Never Let Me Go (2010)…
Có hai lý do chính đã khiến chúng tơi lựa chọn Kazuo Ishiguro và tác phẩm
Gã khổng lồ bị vùi chôn cho công trình này của mình. Thứ nhất là vì Kazuo
Ishiguro là mợt nhà văn có vị trí đặc biệt ở văn đàn Anh q́c. Ơng được biết đến
như mợt nhà văn có lới hành văn đậm văn hóa Anh, song bản thân ông lại mang
dòng máu Nhật. Chính ông cũng thừa nhận nằm sâu trong tâm hồn và ký ức ơng là
nước Nhật. Chính tính chất sóng đơi cùa phương Đơng và phương Tây có trong
tâm hờn Kazuo Ishiguro đã khiến chúng tôi cảm thấy mình phải thực hiện một
nghiên cứu về văn chương ông. Lý do thứ nhì để chúng tôi lựa chọn ông, cũng như
tác phẩm Gã khởng lờ bị vùi chơn đó chính là sự quan tâm của chúng tôi tới vấn đề
ký ức trong văn hóa nói chung, văn học nói riêng. Chính hợi đồng Nobel đã đề
tặng Kazuo Ishiguro những lời như sau “Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương
của Kazuo Ishiguro đánh thức góc sâu thẳm, huyền bí trong chúng ta về mối liên
hệ với thế giới”. Những lời nói này đã trở thành tiền đề đầu tiên cho bản thân
chúng tôi khi chọn ông như một nhà văn sáng tác về chủ đề ký ức, thay vì những
nhà văn khác cũng quan tâm tới ký ức. Bởi Kazuo Ishiguro vốn thuộc về một
truyền thống các nhà và say mê ký ức với những tên tuổi lẫy lừng như Marcel

Proust (1871-1922), Patrick Modiano (1945 - ), tuy nhiên theo lời gợi mở của giải
Nobel thì điểm đặc biệt nơi các sáng tác ký ức của ông chính là cảm. Mà bản thân
chúng tôi lại luôn tìm kiếm một tác phẩm về ký ức – cảm xúc để có thể thưởng
thức và nghiên cứu.
5


Còn lý do để chúng tôi lựa chọn cuốn Gã khổ lồ bị vùi chôn (The Buried Giant)
trước là vì đây là cuốn sách ra đời gần đây nhất của ông, chỉ mới vào năm 2015.
Song đây cũng là cuốn sách hết sức thú vị theo quan điểm của chúng tơi, vì trong
nó chứa đựng những tìm hiểu đặc sắc của Kazuo Ishiguro với văn hóa Anh, ký ức
Anh và qua đó là phản chiếu ký ức cở xưa của tồn bợ nhân loại.
Mới quan tâm tới ký ức đã dẫn chúng tôi tới một phương pháp nghiên cứu
gần đây đang trở thành một xu hướng phát triển mới torng việc nghiên cứu văn học
ở Việt Nam, đó là Tự sự học (Narratology). Niềm yêu thích những vấn đề ký ức,
cùng sự ham học hỏi những lý thuyết mới mẻ đã khiến tôi quyết định kết hợp tự sự
và ký ức để tạo ra một quan điểm mới về tự sự, đó là “Tự sự ký ức”. Đây chính là
lý thuyết chính chúng tôi sẽ vận dụng, giới thuyết trong công trình của mình với
trường hợp của Gã khổng lồ bị vùi chôn của Kazuo Ishiguro. Trong công trình này
chúng tôi sẽ trình bàu mối quan hệ sâu sắc với ký ức, cũng như kỹ thuật sáng tạo
nghệ thuật của Kazuo Ishiguro dưới góc nhìn của tự sự ký ức trong tác phẩm Gã
khởng lờ bị vùi chơn. Qua đó chúng tơi ḿn đóng góp sức mình để khơi gợi thêm
nhiều cách đọc mới tác phẩm này của Kazuo Ishiguro, cũng như phát hiện những
điều khuất lấp trong những vấn đề ký ức nhân loại mà nhà văn này truyền tải trong
ẩn dụ về văn hóa Anh.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Tự sự học (Narratology) là một khái niệm đang được quan tâm rộng rãi ở
Việt Nam từ những nhà nghiên cứu văn học đầu ngành như: Trần Đình Sử. Song
khi chúng tơi tìm kiếm các cơng trình khoa học có nhắc tới khái niệm “tự sự ký

ức”, hay những khái niệm tương cận quan niệm của chúng tơi về nó ở Việt Nam
thì hiện chúng tôi chưa thể tìm ra đề tài nào. Tuy nhiên nếu chỉ xét về tự sự học thì
có rất nhiều cơng trình ở Viêt Nam đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều gợi ý đề thực hiện
khóa ḷn này, tơi có thể kể tên mơt số công trình như:

6


- Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử – Tập 2, Nxb. Đại học sư phạm.
Đây là một tài liệu tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu có tính khai phá mới ở Việt
Nam về tự sự học. Công trình này đã hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều trong những
buổi đầu mới nghiên cứu về tự sự học. Cho tới bây giờ những vấn đề được đề ra
trong các tiểu luận của những nhà nghiên cứu đi trước trong tài liệu này vẫn là
những lời dẫn nhập có tính hỡ trợ tơi rất nhiều khi nghiên cứu.
- Bakhtin M.M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,
Trường Viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội.
Công trình về lý luận được dịch từ Bakhtin M.M này hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc
định hình tính chất của các loại nhân vật chính ́u có trong tiểu thút. Từ đó tơi
có thể đưa ra những nhận định mới mẻ của mình về tự sự ký ức có trong những đới
tượng này.
-Hamburger, K. (2004), Logic học về các thể loại văn học, (Vũ Hồng Địch, Trần
Ngọc Vương dịch), Nxb. Đại học Q́c gia Hà Nội.
Công trình của Hamburger, K gợi ý cho chúng tôi về các cấu trúc nằm trong tự sự
của văn học. Nhờ thế chúng tơi mới có thể tiến hành lập ra được logic hành trình
ký ức trong Gã khởng lờ bị vùi chơn .
Ngồi ra chúng tơi còn tham khảo rất nhiều công trình tự sự học quan trọng
khác ở Việt Nam như: Lin, I. P. (2001), “Loại hình học trần tḥt”, Tạp chí Văn
học, sớ 11, Bakhtin M.M (1999), “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong
lịch sử chủ nghĩa hiện thực”, (Ngân Xuyên dịch), Tạp chí Văn học, số 4, Bakhtin
M.M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường Viết văn

Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội, Bakhtin M.M (1998), Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, Barthes, R. (2003), Nhập mơn phân tích cấu trúc truyện kể, (Tơn
Quang Cường dịch), Tạp chí Văn học nước ngồi, sớ 1, Lê Nguyên Cẩn (2003),
“Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỷ XVIII”,

7


Tạp chí Văn học, số 3, Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb.
Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
Tuy nhiên khi chúng tôi tìm kiếm các công trình khoa học nghiên cứu về
Kazuo Ishiguro cùng Gã khổng lồ bị vùi chôn thì tình hình nghiên cứu ở nước ta
lại không được khả quan mấy. Bởi một lý do là ngay tại Anh tác phẩm này cũng
chỉ mới được xuất bản vào vào năm 2015. Còn tại Việt Nam cuốn sách này cũng
mới chỉ được ấn hành năm 2017. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi được thực
hiện vào năm 2018, khoảng cách thời gian là q ít ỏi để chúng tơi có thể chờ
mong mợt nghiên cứu sâu sắc có thẩm qùn đủ đầy về tác phẩm này. Tuy nhiên
ngay khi cuốn Gã khổng lồ bị vùi chôn xuất bản vào năm 2017 ở Việt Nam nó
cũng đã gây được nhiều chú ý. Nhất là khi cùng năm Hội đồng Hàn lâm Thụy
Điển đã trao giải Nobel cho tác giả của nó là Kazuo Ishiguro.
Do thế chúng tơi vẫn có thể tìm thấy nhiều bài viết có giá trị giới thiệu ćn
Gã khởng lồ bị vùi chôn như “Người khổng lồ ngủ quên (Kazuo Ishiguro) – Khi ký
ức bị chôn vùi” (Huy Minh) trên trang docsach.org, trong đó tác giả đã đề ra những
mối quan tâm và xâu chuỗi của mình với vấn đề ký ức trong các tác phẩm của
Kazuo Ishiguro mà tiêu biểu là cuốn sách Gã khổng lồ bị vùi chơn này. Ngồi ra
ngày 10.05.2017 trên trang giaitri.vnexpress.net có bài viết “Nhà văn Anh gốc
Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017” trong bài viết này tóm lược lại ý
nghĩa của lần trao giải Nobel này cho Kazuo Ishiguro lẫn vị thế của ông trên văn
đàn thế giới, lẫn văn hóa đại chúng, trong đó cũng nhấn mạnh bút lực không giảm

sút của ông khi vẫn tiếp tục xuất bản cuốn Gã khổng lồ bị vùi chôn vào năm 2015
và được dịch ra tiếng Việt chỉ ngay sau đó 2 năm. Trên thanhnien.vn cũng có bài
viết của Trọng Kha với nhan đề “Trong vực sâu ký ức” thể hiện quan điểm rằng
Ishiguro là một nhà văn giàu sáng tạo và quan tâm sâu sắc tới những bí ẩn trong
tâm lý con người, bên cạnh đó Trọng Kha nhấn mạnh mới liên hệ được chính
Kazuo Ishiguro thừa nhận với hai đại văn hào là Fyodor Dostoyevsky và Marcel
Proust… Từ những tham khảo chúng tơi đã tìm được, chúng tơi có thể đưa ra luận
điểm rằng hiện nay những nghiên cứu về Kazuo Ishiguro ở Việt Nam đặc biệt là
8


tác phẩm Gã khổng lồ bị vùi chôn là còn rất ít ỏi, hiếm có cơng trình khoa học
đáng nói nào.

2.2. Lịch sử nghiên cứu nước ngoài
Giống như ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về tự sự học ở nước ngồi tới
nay vẫn là mợt đề tài hấp dẫn. Song vì giới hạn về khả năng tìm kiếm thông tin nên
chúng tơi chỉ có thể tham khảo được mợt vài tài liệu về tự sự học như:
- Fludernik, Monika (2009) An Introduction to Narratology, London and
New York, Routledge
Fludernik, Monika gợi mở cho tôi những quan điểm mới về tự sự học. Trong đó
những vấn đề về ẩn dụ, hình thức tường thuật, cũng như các chú giải thuật ngữ
mới của cuốn sách này là những diều vô cùng quý giá cho người mới bắt đầu
nghiên cứu về tự sự học như tôi.
- Mieke Bal (1997), Narratology, introduction to the theory of narrative,
University of Toronto Press, London.
Công trình Narratology, introduction to the theory of narrative của Mieke Bal
hiện này được xem như một trong những công trình quan trọng nhất của ngành tự
sự học. Bản tái bản thứ ba này của cuốn sách được đánh giá là dễ hiểu hơn cho
sinh viên và người nhập môn. Tôi chưa được dịp đọc những bản trước của nó,

song riêng về bản này thì tương đối dễ hiểu nhất là những lý tuyết về tự truyện, kỹ
thuật tường thuật của tự sự học.
- Johnnie Gratton, Postmemory, prememory, paramemory: the writing of
patric modiano, French Studies, Vol. LIX, No. 1, 1–7
Bài viết ngắn gọn về vấn đề chúng tôi tạm dịch là “hậu ký ức” này là một trong
những bài viết tôi thích thú nhất trong các tài liệu mà tôi tham khảo. Trong bài viết
ngắn gọn về một nhà văn chuyên viết chủ đề ký ức là Patric Modiano này, tác gải
Gratton đã chỉ ra những tiềm ẩn biến đổi của ký ức con người. Những biến đởi có
9


thể khiến ký ức trở nên sai lạc, thậm chí tan vỡ niềm tin vào bản thân. Sự thay đổi
của ký ức bởi những điều bị vùi chôn này được chúng tôi khai thác lại khi nghiên
cứu Gã khổng lồ bị vùi chơn.
Ngồi ra chúng tơi cũng được gợi ý về thuật tự sự học rất nhiều qua các tài
liệu từ điển lớn như: Peter Childs, Roger Fowler (2006), The routledge dictionary
of literary terms, Routledge, New York, Peter Childs, Roger Fowler (2006), The
routledge dictionary of literary terms, Routledge, New York, Prince, Gerald
(2003), A Dictionary of Narratology, Lincoln University of Nebraska Press.
Riêng về tình hình nghiên cứu tự sự ký ức và tác phẩm Gã khổng lồ bị vùi
chôn ở nước ngồi trong sự tham cứu có giới hạn của mình, chúng tơi cũng chưa
tìm thấy những cơng trình có nợi dung phù hợp có thể hỡ trợ cơng trình của mình.
Tuy nhiên tơi vẫn có thể điểm qua mợt sớ tài liệu nghiên cứu về Gã khổng lồ bị vùi
chôn, ký ức hay Kazuo Ishiguro như sau:
Trong các bài viết mang tính giới thiệu ta có thể kể đến trên nytimes.com
ngày 25.02.2015 có bài “Kazuo Ishiguro’s ‘The Buried Giant’”(tạm dịch: “Kazuo
Ishiguro “Người khổng lồ bị vùi chôn””), bài viết này thể hiện sự đón nhận và chờ
mong của thế giới với các tác phẩm của Kazuo Ishiguro. Bài viết điểm qua những
khả năng diệu kỳ của Kazuo Ishiguro trong việc tạo ra thế giới kỳ ảo cho tác phẩm,
một thế giới mang tính huyền thoại đầy mới mẻ cho văn đàn thế kỷ XXI này. Cũng

trên newyorker, ngày 18.02.2015 có bài viết Kazuo Ishiguro “For Kazuo Ishiguro,
‘The Buried Giant’ Is a Departure”(tạm dịch: Gã khổng lồ bị vùi chôn như một sự
khởi hành mới với Kazuo Ishiguro), bài viết về sự chờ đợi ấn bản của cuốn sách
mới này tại cộng đồng hâm mộ văn chương Kazuo Ishiguro ở Mỹ, trong đấy chỉ ra
những điểm mới trong mối liên kết vào thần thoại ký ức văn hóa Anh mà Kazuo
Ishiguro sẽ vận dụng để sáng tác…
Riêng về công trình mang tầm vóc tương đới có giá trị khoa học có thể nhắc
tới bài viết “Making a ‘Once-upon-a-Time’ Mythology in Kazuo Ishiguro’s The
Buried Giant”(Tạm dịch: “Tạo ra một huyền thoại “Ngày xửa ngày xưa” trong Gã
khổng lồ bị vùi chôn của Kazuo Ishiguro”) bài viết của Masami Usui, đăng trên
10


Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Thế giới Tạp chí Q́c tế về Khoa học
xã hợi và nhân văn quyển: 10, số: 7, năm 2016. Trong bài viết Masami Usui đã chỉ
cho chúng ta mối liên kết sâu sắc mà Kazuo Ishiguro đã sử dụng để tạo ra tác
phẩm Gã khổng lồ bị vùi chôn qua các huyền thoại còn để lại về vua hiệp sĩ Arthur
và những bề tôi trung thành của ông. Bài viết nhấn mạnh về khả năng kỳ diệu của
Kazuo Ishiguro khi chạm đến những huyền thoại đã bị lãng quên trong chính tâm
thức người Anh hiện đại. Ngoài ra Masami Usui cũng cho rằng thông qua việc
khắc họa câu chuyện về một nước Anh xa xưa, thì Kazuo Ishiguro đang ẩn dụ cho
những vấn đề mang tầm vóc di sản chung trong cách đối xử của nhân loại trên thế
giới với những di sản ký ức tiền nhân của họ.
Nhìn chung, vì năng lực giới hạn của bản thân, nên chúng tôi khó lòng đọc
tồn văn hay tiếp cận được những tài liệu nghiên cứu của một tác phẩm còn quá
mới ngay cả trên thế giới như Gã khổng lồ bị vùi chơn nên chúng tơi chỉ có thể chỉ
ra thêm mợt tài liệu đáng giá đã tham khảo nữa. Tài liệu này tuy rằng không liên
quan đến Người khổng lồ ngủ quên nhưng nó chỉ ra những ẩn ức sâu dày trong các
vấn đề ký ức của Kazuo Ishiguro là “Murder for Honour: A Psychoanalytic
Approach to the Father Character in Kazuo Ishiguro’s A Family Supper” (Tạm

dịch: “Sát nhát vì danh dự: Một lối tiếp cận từ phương pháp tâm lý học cho nhân
vật người cha trong tác phẩm “Bữa tiệc gia đình” của Kazuo Ishiguro”). Bài viết
thể hiện bí ẩn nằm trong tiềm thức của Kazuo Ishiguro liên quan tới quan điểm của
ông về nước Nhật, đất nước quê hương của ông song chỉ xuất hiện qua những cuốn
sách và ký ức của cha mẹ ông từ khi ông sang Anh lúc 5 tuổi.
Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng tôi nhận thấy, dù trong
nước hay quốc tế, nghiên cứu tự sự học đã và đang trở thành một khuynh hướng
nghiên cứu quan trọng. Các vấn đề về chủ đề ký ức lấy những nhà văn sáng tác
quanh chủ đề này hiện nay cũng rất được quan tâm trên văn đàn quốc tế. Với sự ra
đời của Gã khổng lồ ngủ quên (2015) và danh tiếng mà Kazuo Ishiguro có được từ
giải Nobel năm 2017, cũng như việc tơi đã được xem qua các công trình tuy còn
nhỏ về dung lượng song lại có nhiều gợi mở. Tơi tin trong tương lai rất gần các
11


nghiên cứu mới về tự sự, ký ức sẽ trở thành nhũng vấn đề ngày một cần thiết trong
việc nghiên cứu Kazuo Ishiguro nói riêng, các tác phẩm văn học khác trên thế giới
nói chung. Do đó việc tơi lựa chọn đề tài Tự sự ký ức trong tác phẩm Gã khổng
lồ bị vùi chôn (The Buried Giant) của Kazuo Ishiguro là vô cùng cần thiết với
tôi.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu về tự sự ký ức trong tác phẩm Gã khổng lồ bị vùi
chôn của Kazuo Ishiguro chúng tơi xem xét nó bằng hai phương pháp nghiên cứu
chính là tự sự học và thi pháp học. Trong đó tự sự học hỡ trợ chúng tơi cách thức
đi sâu vào những lối tự sự mà Kazuo Ishiguro đã dùng trong tác phẩm, song vấn đề
quan trọng nhất mà phương pháp này gợi mở cho chúng tôi chính là những quan
niệm mới. Rằng khơng chỉ có nhân vật mới có thể thực hiện việc tự sự. Mà thậm
chí các đờ vật, hiện tượng,… cũng có thể tham gia vào tự sự của câu chuyện. .
Phương pháp văn hóa học, phương pháp huyền thoại cũng gợi mở chúng tôi nhiều
ý tưởng để đi sâu hơn vào các tầng văn hóa trong Gã khởng lờ ngủ qn.

4. Đới tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của chúng tôi trong công trình nàu là bản dịch Người
khổng lồ ngủ quên (2017, Nxb Văn học) của dịch giả Lan Young. Tuy nhiên vì
những lý do cảm nhận riêng về tác phẩm mà chúng tôi quyết định đổi tên bản dịch
này thành Gã khởng lờ bị vùi chơn. Ngồi sử dụng bản dịch chúng tôi cũng tham
khảo bản tiếng Anh The Buried Giant, Nxb Vintage.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm nghiên cứu, chúng tôi chỉ khảo sát một số vấn đề liên quan đến tự
sự ký ức trong tác phẩm Gã khổng lồ bị vùi chôn. Để làm rõ luận điểm tự sự ký ức
trong tác phẩm này của Kazuo Ishiguro chúng tôi sẽ thực hiện việc trình bày trước
những quan niệm tự sự học mà chúng tôi đã tiếp cận được, sau đó sẽ trình bày các
quan điểm của riêng mình về tự sự ký ức.
12


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết ḷn, phần Tài liệu tham khảo khóa ḷn gờm 3
chương:
CHƯƠNG MỘT: KAZUO ISHIGURO, TỰ SỰ KÝ ỨC VÀ GÃ KHỞNG LỒ
BỊ VÙI CHƠN
Chương này chúng tơi sẽ giới thiệu qua những nguồn cảm hứng trong lịch
sử thật sự của thế giới đã ảnh hưởng tới sáng tác Gã khổng lờ bị vùi chơn của
Kazuo Ishiguro. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ cố gắng dựng lên lại được bức
tranh văn hóa Anh thời Trung cở, lẫn những vấn đề chính trong các truyện cổ về
vua Arthur đã gợi cảm hứng cho Ishiguro Kazuo. Tiểu sử của nhà văn gốc Nhật
này cũng sẽ được chúng tôi trình bày trong chương này.
CHƯƠNG HAI: PHÁC HỌA BỨC TRANH TỰ SỰ KÝ ỨC TRONG GÃ
KHỞNG LỒ BỊ VÙI CHƠN
Chương hai chúng tới đi sâu vào những ẩn ức bị chôn vùi trong các chủ đề

về tình yêu, tinh thần hiệp sĩ, xung đột sắc tộc đã được Kazuo Ishiguro thể hiện
thế nào trong Gã khổng lồ bị vùi chôn. Trong tổng thể rộng hơn các chủ đề này, có
thể nhắc tới địa đàng. Dẫu địa đàng này chỉ là một hòa bình ảo ảnh được hàn gắn
bằng ma thuật lãng quên của vua Arthur. Qua những phác họa này chúng tôi muốn
thể hiện ra được những ý tưởng bị vùi chơn trong tồn thể các vấn đề nhân loại mà
Kazuo Ishiguro theo đuổi.
CHƯƠNG BA: PHƯƠNG THỨC SÁNG TẠO TRONG GÃ KHỔNG LỒ BỊ
VÙI CHƠN
Chương ći này chúng tơi dành để trình bày các kỹ thuật sáng tạo nghệ
thuật của Kazuo Ishiguro trong Gã khổng lồ bị vùi chôn. Tiêu biểu như các vấn
đề về kỹ thuật trần thuật đa dạng của nhà văn này. Kết cấu tự sự ký ức cũng là vấn
đề đáng bàn đến, kết cấu này có thể được diễn dịch qua chuyến hành trình thuộc về
tự sự của ký ức được tạo nên bằng những lớp ý nghĩa ra sao. Ngồi ra chúng tơi
cũng sẽ trình bày về những cảm hứng của Romance và Bi ca Anh đã tạo nên điều
13


gì cho tác phẩm. Những trạng thái ký ức bị vùi chôn cũng như lời bộc bạch và tự
sự của những đối tượng nhân vật được chúng tôi quan tâm cũng sẽ được thể hiện
trong chương này.

14


CHƯƠNG MỘT:
KAZUO ISHIGURO, TỰ SỰ KÝ ỨC VÀ GÃ KHỔNG LỜ BỊ VÙI
CHƠN

Gã khởng lờ bị vùi chơn (2015) (The Buried Giant) là một biểu tượng xuất
hiện từ ngay tựa đề cuốn sách của Kazuo Ishiguro như một chỉ báo về một điều bí

ẩn, một xúc cảm bị lãng quên trong ký ức của con người. Xuyên suốt tác phẩm
những ẩn ức bị vùi chôn, các ký ức bị che phủ lần lượt mở ra cho người đọc.
Chương Một của khóa ḷn nhằm tìm kiếm những ẩn ức bị chơn vùi này
trong chính Kazuo Ishiguro trong cả những hoàn cảnh lịch sử của thời đại đã ám
ảnh ông, lẫn những vấn đề từ trong cuộc đời và các câu chuyện huyền tích, lối
nghệ thuật mà Kazuo Ishiguro đã lựa chọn cho các sáng tác của mình. Đặc biệt
chương này sẽ giới thuyết về vấn đề tự sự ký ức.
1.1. Tự sự của Kazuo Ishiguro
Kazuo Ishiguro (1954 - ) sinh tại Nhật, năm 5 tuổi ông đã rời khỏi
Nagasaki. Mẹ của ông là một trong những phụ nữ hiếm hoi đã trải qua ký ức về
c̣c dợi bom kinh hồng tại thành phố này năm 1945. Chính bản thân Kazuo
Ishiguro cũng dành một tình yêu sâu sắc với thành phố Nagasaki. Cuốn Những
ngọn đồi xa mờ (1986) (A Pale View of Hills) của ông là câu chuyện về việc
thành phố Nagasaki cố gắng khôi phục lại mình từ sau chiến tranh. Khát khao
hướng về nguồn cội Nhật Bản, đặc biệt là Nagasaki của Kazuo Ishiguro có thể đến
từ chính những câu chuyện mà mẹ ông thuật cho ông từ những ngày t̉i thơ. Ơng
nói dù đang giữa nước Anh ơng đã cảm nhận được mẹ ơng có những cung cách
hành xử vô cùng lạ kỳ, lạ kỳ với chính cả những người Nhật hay người châu Á mà
ơng có thể biến đến trong tuổi thiếu niên. Đến năm 30 tuổi, Kazuo Ishiguro mới
quyết định trở về viếng thăm quê nhà và nhận ra bóng hình của người mẹ của mình

15


trong những phụ nữ truyền thống ở xứ sở này. Đồng thời ông cũng thấu hiểu được
nước Nhật trong trí tưởng tượng của ông khác xa thế nào với thực tế.
Năm 1960, Kazuo Ishiguro theo cha mình là một nhà hải dương học đến
Anh để sống. Ban đầu như chính những lời bộc bạch của ông trong diễn từ Nobel
2017, gia đình ông đã thực sự nghĩ họ sẽ sớm hồn thành cơng việc và trở về nước
Nhật. Do thế śt nhiều năm sau đó họ đã khơng nghĩ đến việc xem xét học hỏi

phong tục, văn hóa của những người hàng xóm của mình. Điều này thể hiện mợt
đặc trưng thường thấy của người Nhật Bản, hay ít nhất là gia đình của Kazuo
Ishiguro đó là khép kín và lựa chọn duy trì những nếp sống truyền thống mà họ đã
thân quen thay vì khám phá vươn ra ngoài các biên giới lạ lẫm. Thế giới tuổi thơ
của Kazuo Ishiguro như thế bị chia ra làm hai. Một là thế giới được giáo dục trong
sự dừng lại của một tiểu văn hóa Nhật Bản, âm thanh của thứ tiếng mẹ đẻ của ông
sau cửa nhà. Thế giới còn lại là thế giới cộng đồng Anh ngữ mà ông buộc lòng
phải tự thích nghi khi bố mẹ ông khước từ việc hòa nhập với nó. Vậy nên theo mợt
cách tự nhiên gia đình Kazuo Ishiguro, lẫn bản thân ông trở thành một hiện tượng
đặc biệt ở vùng Guildford ở Surrey.
Trong cuộc trao đổi của ông với nhà văn Kenzaburo Oe, nhà văn chuyên
viết về những nỗi đau của một Nhật Bản hiện đại. Kazuo Ishiguro đã giãi bày nỗi
lòng của ông về những cố gắng trong thời kỳ đầu bắt đầu nghiệp viết Trong cuộc
trao đổi của ông với nhà văn Kenzaburo Oe, nhà văn chuyên viết về những nỗi đau
của một Nhật Bản hiện đại. Kazuo Ishiguro đã giãi bày nỗi lòng của ông về những
cố gắng trong thời kỳ đầu bắt đầu nghiệp viết. Kazuo Ishiguro đã đổ vào hai tác
phẩm Những ngọn đồi xa mờ và Người nghệ sĩ phù thế (An Artist of the
Floating World), tất cả dư ảnh của một Nhật Bản riêng tư của tuổi thơ ông. Suốt
tuổi thơ lẫn nhưng năm niên thiếu Kazuo Ishiguro đã không hề bước chân trở về
Nhật Bản. Nhật Bản tuổi thơ của Kazuo Ishiguro là Nhật Bản qua những món đờ
chơi, sách vở mà ơng nợi ở Nhật gửi sang cho ông. Hoặc một Nhật Bản dư ảnh từ
các ký ức của cha mẹ ông thuật lại và những quyển sách, bộ phim Kazuo Ishiguro
đã xem được trong giai đoạn này. Do đó sau khi viết xong hai cuốn sách trên,
16


Kazuo Ishiguro đã quyết định không viết về Nhật Bản nữa, một phần vì ông đã lựa
chọn đề tài khác thích hợp hơn cho mình. Phần còn lại vì ông đã tự thấy mình đã
hồn thành cơng việc lưu trữ lại những ký ức, cảm xúc riêng tư của ông về Nhật
Bản trước khi chúng trôi tuột đi. Trong những b̉i phỏng vấn ơng vẫn nói rằng

dẫu mình chỉ từng sống ở Nagasaki, trong ngôi nhà truyền thống với cha mẹ có vài
năm nhưng những hình về nơi trớn đó vẫn sống động mãi trong ký ức của ông như
một trớn đặc biệt. “Giờ thì tơi chắc chắn cảm giác này, rằng Nhật Bản “của tôi”
là độc nhất và đồng thời rất mong manh—thứ gì đó không thể xác minh từ bên
ngồi—chính là cái thúc đẩy tơi viết trong căn phịng nhỏ ở Norfolk”[55]. Mợt
điều thú vị trong dòng máu Nhật Bản cũng như lương duyên của ông với vùng đất
này, đó chính Kazuo Ishiguro tḥc về mới gia đình có trùn thớng Samurai ở
Nhật Bản.
Trong ćn Thế giới là một cuốn sách mở của Lévai Baláz, Kazuo
Ishiguro đã bộc bạch về mối duyên nợ với samurai này của gia đình ông. Rằng xưa
kia gia đình ông quả thật đã từng chiến đấu như những Samurai kể từ thời đại của
các lãnh chúa. Song Kazuo Ishiguro xin từ chối mọi niềm tự hào liên quan đến
danh tước này. Thứ nhất là vì ông thể hiện rõ quan điểm ông hài lòng với những gì
tự thân gia đình ông, cùng chính bản thân ơng đã có được bằng sức mình thay vì
dựa vào danh vọng có từ tở tiên. Thứ nhì tổ tiên Kazuo Ishiguro thật sự không phải
những người quá nổi tiếng, tuy rằng trong tiến trình lịch sử của Nhật Bản, tầng lớp
chiến binh từng sở hữu vị thế cao trong xã hợi song điều đó khơng thể lấy làm binh
phong tự hào. Bởi lẽ ơng biết rõ có rất nhiều người đã lấy danh tước võ sĩ đạo của
tổ tiên mình để che dấu cho những hành vi xấu xa của cá nhân họ. Dẫu vậy trong
cuốn Gã khổng lồ bị vùi chôn cũng như chính bản thân nước Anh mà ơng đã sớng
có mợt tầng lớp tương tự đến đáng ngạc nhiên với samurai, đó là các hiệp sĩ. Cả
hai tầng lớp này đều chứa những chuẩn mực về sự thanh nhã, lòng cao thượng của
con người, đặc biệt là những tác phẩm về lòng dũng cảm sự can trường và nghĩa
hiệp của họ Các samurai của Nhật Bản, hiệp sĩ của Anh quốc đều được biết đến
với nhiều truyền thuyết tôn vinh lòng kiêu hãnh và sự trung thành, tận thụy của họ
17


với chủ nhân. Điều này cũng sẽ dễ hiểu tại sao Kazuo Ishiguro lại thân quen như
thế khi lựa chọn vị hiệp sĩ có tấm lòng kiên trung nhất của Arthur, Gawain.

Nhưng nhìn chung Kazuo Ishiguro vẫn từ khước mọi liên can của mình tới
tở tiên samurai. Ơng còn chân thành chia sẻ mình từng ao ước trở thành ca sĩ nổi
tiếng như Bob Dylan và Leonard Cohen trước cả khi nghĩ mình sẽ trở thành nhà
văn. Kazuo Ishiguro thể hiện niềm say mê âm nhạc từ khi còn bé, năm 5 tuổi cậu
đã biết chơi piano và từ năm 14 tuổi cậu bé Kazuo Ishiguro đã liên tục khao khát
được biểu diễn guitar ở mọi nơi mà cậu đến. Kazuo Ishiguro trong những năm
tháng thiếu niên còn từng muốn “Cho Bob Dylan ngửi khói”, tuy nhiên rất may
cậu nhanh chóng nhận ra mình khơng có chất giọng đủ nghệ thuật nên đã từ bỏ con
đường trở thành ca sĩ. Đây là may mắn cho văn chương bởi khởi đi từ niềm nhạy
cảm với âm nhạc, Bob Dylan đã liên tục tìm cách gõ lên những thanh âm của nhạc
điệu vào văn chương của mình. Hay ít nhất chính Kazuo Ishiguro đã nghĩ thế về
nghệ thuật của bản thân, mặc dù những người đọc phổ thông hay chỉ đọc qua bản
dịch dẫu không cảm thấy được nhạc tính tử các con chữ của ơng thì vẫn có thể
nhận ra chất âm nhạc của Kazuo Ishiguro ở điểm khác. Đó là Kazuo Ishiguro khi
sáng tác thực sự rất quan tâm tới âm nhạc. Những hình tượng âm nhạc mà Kazuo
Ishiguro đưa vào các sáng tác của ông không chỉ là đơn giản là phần thêm vào mà
còn chính là một phần của ký ức, về sự hồi tưởng của con người. Ngoài ra Kazuo
Ishiguro còn thừa nhận rằng trí tưởng tượng, hình ảnh và cách cư xử của các nhân
vật của ông chịu sự chi phối rất lớn từ những kinh nghiệm từ các ca từ và chất
giọng ông từng tiếp thu. “Qua năm tháng, những khía cạnh cụ thể trong văn của
tôi đã chịu ảnh hưởng của Bob Dylan, Nina Simone, Emmylou Harris, Ray
Charles, Bruce Springsteen, Gillian Welch, và bạn cũng như cộng sự của tôi
Stacey Kent, cùng với những người khác. Bắt được cái gì đó trong giọng hát của
họ, tôi tự nhủ: “À đấy, nó đấy. Đây là cái mình cần nắm bắt trong cái cảnh ấy.
Cái gì đó rất gần như thế.” Thường thì đó là một cảm xúc mà tôi không thể diễn
đạt bằng lời, nhưng nó ở đó, trong giọng hát của ca sĩ, và bây giờ tôi đã được trao
cho cái gì đó để mà nhắm tới”[55]. Trong bài viết trên tạp chí L’Express năm
1997, khi giới thiệu cuốn Khôn nguôi (The Unconsoled) rằng thập niên 70 ông đã
18



chẳng thể tìm thấy một nhà văn nào làm cho ông cảm thấy thích thú. Niềm say mê
âm nhạc vẫn tiếp tục nảy nở trong lòng Kazuo Ishiguro đến nhiều năm sau, tiếp tục
thắp sáng cho những sáng tác của ông sau này ví dụ như truyện về người ca sĩ hết
thời trong Người hát tình ca, âm thanh của niềm an ủi trong lòng những người bạn
cũ Mưa đến hay nắng đến.
Năm 1974, ông theo học Trường ĐH Kent tại Canterbury và tốt nghiệp với
tấm bằng Cử nhân danh dự bộ môn Anh ngữ và Triết học. Sau khi dành một năm
để tập trung viết truyện, ông tiếp tục ghi danh vào Đại học Tây Anglia, cùng khoá
với Malcom Bradbury và Angela Carter. Ông lấy tấm bằng Thạc sĩ Viết sáng tạo
trong năm 1980. Luận văn của ông đồng thời là cuốn tiểu thuyết đầu tiên mà ông
xuất bản trong năm 1982 là cuốn Những ngọn đồi xa mờ . Mợt năm sau đó, ơng
chính thức trở thành mợt nhà văn Anh thật sự.
Năm 1983 ông cùng người bạn đời Lorna đã đến sống tại London. Họ sống
trên tầng của một tòa nhà nhìn ra được một ngọn đồi nhỏ, ông vẫn nhớ mãi về
những giấy phút được nằm trên sofa và lắng nghe những giọng hát từ chiếc máy
phát giản dị của mình. Cứ thế ta có thể tưởng tượng ra hàng giờ tuổi trẻ Kazuo
Ishiguro đã dành cho những lời ca từ, cùng trao đổi với người bạn thân thương
suốt từ ngày này qua ngày nọ. Điều hẳn đã đọng lại cho ông để khiến ông sáng tác
lên Mưa đến hay nắng đến, trong tác phẩm này hai người bạn tri kỷ một nam và
một nữ đã chụm đầu bên máy nghe nhạc cùng bàn luận tất cả những gì về âm nhạc
mà họ yêu thương. Trong năm này Kazuo Ishiguro đã bắt tay viết kịch cùng với
bản thảo tiểu thút đầu tay. Nhưng ơng nhanh chóng nhận ra vấn đề của chúng,
chúng quá giống nhau. Chính trong giây phút đó ơng đã đặt ra những câu hỏi đầu
tiên cho văn chương của chính mình. “Làm sao văn chương hư cấu có thể hy vọng
sống sót trước sức mạnh của điện ảnh và truyền hình nếu như nó không đem lại
được cái gì độc đáo, cái gì đó mà những hình thức khác khơng thể đem lại
được?”[55]. Câu trả lời này nhanh chóng được tìm ra khi Kazuo Ishiguro rơi vào
một trận ốm virut nặng, lúc này ông tìm đọc được bộ Đi tìm thời gian đã mất của
Marcel Proust. Ông nhận ra điện ảnh dường như là cái gì đó ln đang diễn ra, còn

19


văn chương liên quan mật thiết tới cách thức hồi tưởng, tới ký ức của con người
“Tơi có thể đặt một cảnh từ hai ngày trước cạnh một cảnh từ hai mươi năm trước,
và đề nghị người đọc suy ngẫm về mối quan hệ giữa hai cảnh. Bằng cách này, tôi
bắt đầu nghĩ, mình có thể gợi ra nhiều tầng lớp tự lừa dối và phủ nhận vốn che
đậy cái nhìn của bất cứ người nào về bản thân họ và về quá khứ của họ.”[55]
Tháng 3 năm 1988 lần đầu tiên Kazuo Ishiguro đã có được phòng viết riêng
cho chính mình trong một căn hộ nơi thành London. Ngày tháng này ơng bắt đầu
hồn thiện ćn sách đầu tiên được cải biên thành điện ảnh của ông, cuốn Tàn tích
của ngày (The Remains of the Day). Cuốn sách đánh dấu một phong cách sáng tác
mới làm chính Kazuo Ishiguro cũng phải ngạc nhiên bởi điều ông gọi là Anh hơn
cả Anh. Cuốn sách kể về người quản gia thuật lại những năm tháng làm việc với
người chủ ông từng vô cùng kính mến, cho đến khi vị quản gia này nhận ra ông
chủ của mình là một kẻ thân Đức và bài Do Thái cực độ. Đây là dấu mốc thể hiện
Kazuo Ishiguro bắt đầu quan tâm tới những vấn đề sắc tợc, tởn thương văn hóa, tàn
tích mà chiến tranh để lại trong lòng phương Tây và cả xã hợi lồi người. Khi hời
tưởng lại giai đoạn này Kazuo Ishiguro đã phát biểu “Lúc này, các nhà văn như
Salman Rushdie và V. S. Naipaul đã mở đường cho một nền văn học Anh quốc tế,
hướng ngoại hơn, một nền văn học khơng đặt ra tính trung tâm hay sự quan trọng
tự động nào cho người Anh. Văn của họ là hậu thuộc địa theo nghĩa rộng
nhất”[55]. Điều này là hợp lý với nhiều câu trả lời phỏng vấn trước đó của Kazuo
Ishiguro khi ơng nói rằng mình đã từ bỏ từ sớm viêc cố gắng trở thành một nhà
văn nới Đơng và Tây với nhau. Thay vào đó ông sẽ trở thành một nhà văn sáng tác
vì những vấn đề chung nhất của tâm thức nhân loại. Khi trở về Nhật và trao đổi với
Kenzaburo Oe về vị thế mới của văn chương Anh. Rằng cái thời mà văn chương
Anh tồn tại như một trong những trung tâm văn hóa lớn của con người đã qua đi từ
lâu, ngày nay những nền văn chương phương Tây như Anh theo cách nói của ơng
đã khơng còn là trung tâm nữa. Ngày nay nếu nói thẳng văn chương Anh hiện đại

cũng chỉ là một vùng đất nhỏ trên văn đàn thế kỷ 21. Song tại Mỹ và Nhật Bản thì
khác, dường như đời sống văn chương ở hai đất nước này đang cháy rực lên chưa
từng có, theo mợt cách nào đó quyền lực của văn chương đã bay đến hai quốc gia
20


này. Đặc biệt đã qua lâu rồi cái thời mà những người sáng tác ở các nước phương
Đông, như Nhật Bản cần phải tự ti với thân phận ngoại biên của họ. Nếu không
khéo chính Anh quốc sẽ là đất nước chịu thân phận đó. Song ngày nay văn chương
đã thay đổi, con người ta cần phải hướng đến một giá trị phở qt cho tồn thể
nhân loại, khơng còn cái như là trung tâm duy nhất nữa.
Năm 1999, Kazuo Ishiguro được nhà thơ Đức, Christoph Heubner đại diện
cho Ủy ban Auschwitz Quốc tế mới tới viếng thăm trại tập trung cũ. Hình ảnh điêu
tàn của những chứng tích quá khứ đã qua này khiến Kazuo Ishiguro nhận thực ra
những điều mà các tác phẩm về sau của ông hướng tới ví dụ như cuốnặc biệt là
trong cuốn Gã khổng lờ bị vùi chơn.
Đó là chúng ta nên bảo lưu các tàn tích của ngày tháng đau khổ cũ của thế giới, để
chúng ta và con cháu chúng ta biết được những đớn đau mà loài người đã trải qua.
Những đớn đau của những tháng ngày bóng tới, của những kẽ sâu man rợ của loài
người. Hay chúng ta cứ để chúng điêu tàn, thậm chí nên đẩy nhanh sự điêu tàn của
các phế tích, các bóng ma kinh hồng này thật nhanh. Điều đó sẽ rất tớt nếu chúng
ta lựa chọn che giấu đi mãi mãi bóng tới đã qua đi của lịch sử con người. Năm 44
tuổi, Kazuo Ishiguro vẫn nghĩ sức sống của con người trong thế chiến thứ II, thuộc
về niềm vinh quang của thế hệ cha mẹ ơng. Nhưng thế hệ đó rời sẽ qua đi, gánh
nặng và sự lựa chọn sẽ đổ lên những người như ông. Những người sinh ra ngay
sau thế hệ đã chiến đấu sinh tồn qua những ngày tháng bom lửa, chiến tranh.
Chính thời điểm đó Kazuo Ishiguro đã nhận ra những vấn đề tổn thương, vấn đề
căn tính làm nên chính bản thân ông, lẫn mỗi thế hệ và dân tợc. “Mợt dân tợc thì
có nhớ và qn giống như mợt cá nhân hay khơng? Hay là có những khác biệt
quan trọng? Chính xác thì ký ức của mợt dân tộc là gì? Nó được lưu giữ ở đâu?

Nó được định hình và kiểm sốt như thế nào? Có phải có những lúc quên đi là
cách duy nhất để ngăn chặn những vòng tròn bạo lực, hay ngăn chặn một xã hội
tan rã thành hỗn loạn hoặc chiến tranh? Mặt khác, các dân tợc tự do, ởn định, có
thể nào thực sự được xây dựng trên nền tảng của sự mất trí nhớ tự nguyện và cơng
lý thất bại? Tơi nghe thấy mình trả lời người hỏi rằng tơi muốn tìm cách viết về
21


những thứ này, nhưng không may là trong lúc này, tôi chưa thể nghĩ được tôi sẽ
làm điều đó như thế nào”[55]
Năm 2017, khi ông đọc diễn từ Nobel mối bận tâm này về căn tính, ký ức
dân tộc đã trở đi trở lại trong ơng khi đứng trước tồn thể thế giới. Ông đã để hy
vọng giao lại cho các thế hệ tương lai lựa chọn, dẫu thế giới vẫn còn ngập tràn
những mối lo, bận tâm từ các xung đột sắc tộc, vấn đề ly khai đến suy giảm kinh
tế…. Bởi với ông cũng như cha mẹ ông đã tìm ra lựa chọn tốt đẹp cho tương lai, ít
nhất bức tường Berlin đã sập đổ. “Vậy là tôi ở đây, mợt người đàn ơng đã ngồi
sáu mươi, dụi mắt và cố nhìn ra những đường nét, ngồi kia trong sương mù, của
thế giới mà đến hôm qua tôi cịn khơng tin là có tờn tại. Liệu tơi, mợt nhà văn mệt
mỏi, từ một thế hệ đã mệt mỏi về trí tuệ, giờ có thể tìm được năng lượng để nhìn
vào nơi chốn lạ lùng này khơng?”[55]. Như thế trong cái nhìn của mình Kazuo
Ishiguro đánh thực sự tin tưởng vào sự phát triển, cơ hội ở tương lai của con người
trong những giải pháp mà thế hệ đã mệt mỏi như ông đã phải dừng lại. Thứ duy
nhất theo ơng mà thế hệ ơng còn có thể làm đó là ch̉n bị nền tảng cho mợt thế
giới mới. Đó là mở rợng văn chương đến với tất cả mọi người, tìm kiếm tất cả mọi
nguồn cảm hứng và lắng nghe mọi tiếng nói nhỏ dẫu là xa vời nhất trên bản đồ thế
giới. Trên hết thật sự cẩn trọng khi trở nên bảo thủ với những định nghĩa có thể dễ
dàng lỡi thời. Thế hệ cũ cần phải lắng nghe những điều đang nảy nở dần trong màn
sương tương lai, của thế hệ và ngày mai sắp tới.
1.2. Tác phẩm Kazuo Ishiguro, tự sự ký ức và Gã khổng lồ bị vùi chôn
1.2.1. Kazuo Ishiguro và Gã khổng lồ bị vùi chôn

Ở nước Anh Kazuo Ishiguro thuộc về cộng đồng di cư, phần nhiều đứng
giữa hai lựa chọn đã có từ t̉i ấu thơ. Sáng tác với cảm hứng của nền văn hóa
trong huyết mạch, trong tiếng nói được cha mẹ ông duy trì ở nhà. Hay sáng tác như
một công dân Anh thông thường thuộc về nền văn học này. Kazuo Ishiguro có vẻ
đã đi đến quyết định cứ sáng tác một cách tự nhiên theo bất kỳ nhũng gì mà ông
muốn thể hiện, trong tất cả những quan niệm văn hóa đã hòa tan vào suy tư śt
c̣c đời ơng. Kazuo Ishiguro có lẽ đã lựa chọn theo cách thứ hai, một cách thức
22


theo chúng tôi cụ thể hơn chính là ông tự nhiên bám lấy dòng chảy của ký ức chính
mình. Ký ức với Kazuo Ishiguro theo chúng tôi thứ quan trọng nhất chính là cảm
xúc, đây là chìa khóa hành trình để chúng tôi đi vào các tác phẩm của nhà văn này:
Những ngọn đồi xa mờ (1982) là tác phẩm đầu tay của Kazuo Ishiguro, cùng với
cũng là tác phẩm Người nghệ sĩ phù thế (1986) ông dành cho Nhật Bản trong trí
tưởng tượng của mình. Đây là hai tác phẩm đầu tay trong đó tâm thức Kazuo
Ishiguro bợc lợ ra những phẩm chất đa dạng của trí tưởng tượng được thêu dệt từ
cảm xúc phong phú đơn thuần của ông kể từ ngày thơ bé. Hai tác phẩm kế tiếp là
Tàn tích của ngày (1989) nói về quá khứ của người quản gia từng tận tụy và trung
thành với người một người chủ quý tộc quan trọng của nước Anh, cho đến khi ông
thất vọng trước sự cổ vũ tinh thần Hitler của ông. Tác phẩm này phác họa lại một
hình mẫu tự tôn, thanh nhã và tận tụy với công việc của mình giữa người cha và
người con quản gia ở đây, nhưng người sẵn sàng hy sinh cả tình yêu cá nhân của
họ về lý tưởng bản thân theo đuổi. Đến Khôn nguôi (1995), Kazuo Ishiguro đã có
mợt bước mới trong sáng tác của mình. Ơng khơng còn phục dựng thế giới tác
phẩm của mình trong một bối cảnh thực tế nữa, thành phố mà nhân vật Ryder bước
vào để đánh lên khúc nhạc kỳ diệu trên cày đàn Piano ở Trung Âu chỉ là một biểu
tượng. Thành phố không thực sự khiến người ta nghĩ rằng nó tờn tại, nó là mợt
khơng gian hùn thoại, biểu trưng làm người ta nhớ đến thế giới mà Lâu đài của
Kafka dựng lên. Sang cuốn Mãi đừng xa tôi (2015), Kazuo Ishiguro đã thử sức với

một không gian vị lai, một phác họa địa đàng không còn bệnh tật nhờ nguồn cấy
ghép nội tạng và thân thể từ kỹ thuật tạo ra những người nhân tạo. Cuốn sách này
đưa Kazuo Ishiguro trở thành mợt nhà văn có sức ảnh hưởng tới đại chúng, còn
hơn cả lần cuốn Tàn tích của ngày được cải biên. Lần này Kazuo Ishiguro không
chỉ dừng lại với tư cách nhà văn của ký ức nữa, Kazuo Ishiguro đã tạo nên một lối
viết mới cho thể loại phản địa đàng, trong đó khơng có sự bạo động và xung đột
hay truy sát. Phản địa đàng trong Mãi đừng xa tôi chỉ đơn giản là những nặng trĩu
của niềm hoài cảm, tiếc thương cho những thân phận bé nhỏ bị lãng quên khỏi xã
hội con người. Đến Gã khổng lồ bị vùi chôn Kazuo Ishiguro trở lại sau 10 năm

23


×