Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

LVTN 2018 nghĩa văn bản của các từ trái nghĩa khi đi thành cặp trong câu nói tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 255 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ TRẦN NGỌC MỸ

NGHĨA VĂN BẢN CỦA CÁC TỪ TRÁI NGHĨA
KHI ĐI THÀNH CẶP TRONG CÂU NÓI TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: NGƠN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy/ Cử nhân tài năng
Khóa học: 2014- 2018

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ TRẦN NGỌC MỸ

NGHĨA VĂN BẢN CỦA CÁC TỪ TRÁI NGHĨA
KHI ĐI THÀNH CẶP TRONG CÂU NÓI TIẾNG VIỆT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. Nguyễn Hữu Chƣơng, giảng viên Bộ mơn Ngơn ngữ học

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hồn thành báo cáo khóa luận một cách tốt nhất, chúng tôi chân thành
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn TS Nguyễn Hữu Chƣơng đã có những
định hƣớng và góp ý thiết thực trong q trình nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tôi trân
trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Văn học và Bộ môn Ngôn ngữ học, trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM đã tạo điều kiện cho chúng tơi có cơ hội đƣợc
tham gia vào hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ ứng dụng các kiến thức về ngôn ngữ trong
việc giải quyết vấn đề đặt ra.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn.
Ngƣời thực hiện

Lê Trần Ngọc Mỹ


MỤC LỤC

QUY ƢỚC VÀ KÝ HIỆU .................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
DẪN NHẬP ........................................................................................................................ 3
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 3

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 5

3.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 14


4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 14

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16

6.

Cấu trúc của khóa luận ......................................................................................... 16

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................... 18
1.1. Khái quát về từ trái nghĩa tiếng Việt .................................................................... 18
1.1.1.

Định nghĩa từ trái nghĩa tiếng Việt ........................................................... 18

1.1.1.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa.............................................................. 18
1.1.1.1.1. Theo góc nhìn nội quan .................................................................. 18
1.1.1.1.2. Theo góc nhìn ngoại quan .............................................................. 20
1.1.1.2. Định nghĩa dựa trên cả hai mặt ngữ âm, ngữ nghĩa .............................. 21
1.1.1.3. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa, ngữ dụng ............................................ 23
1.1.2.

Phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt .............................................................. 26

1.1.2.1. Phân loại dựa trên ngữ nghĩa ................................................................ 26
1.1.2.2. Phân loại dựa trên từ loại và nghĩa........................................................ 32



1.1.2.3. Phân loại dựa trên ngữ nghĩa và ngữ dụng ........................................... 35
1.2. Khái quát về nghĩa văn bản và hàm ý .................................................................. 41
1.2.1.

Quan niệm về nghĩa văn bản .................................................................... 41

1.2.2.

Định nghĩa về hàm ý ................................................................................. 41

1.2.2.1. Định nghĩa dựa trên ý nghĩa biểu thị..................................................... 42
1.2.2.2. Định nghĩa dựa trên phƣơng thức cấu thành ......................................... 43
1.2.2.3. Định nghĩa dựa trên ý nghĩa biểu thị và phƣơng thức cấu thành .......... 45
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................. 48
CHƢƠNG 2: CHỨC NĂNG CÚ PHÁP CỦA TỪ TRÁI NGHĨA .................................. 49
KHI ĐI THÀNH CẶP TRONG CÂU NÓI TIẾNG VIỆT .............................................. 49
2.1. Thống kê chức năng cú pháp của từ trái nghĩa khi đi thành cặp ........................... 49
2.1.1. Bảng ngữ liệu thống kê................................................................................... 49
2.1.2. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 51
2.1.2.1. Kết cấu cú pháp ....................................................................................... 52
2.1.2.2. Kết cấu so sánh ........................................................................................ 53
2.2. Cặp trái nghĩa đảm nhiệm chức vụ thành phần chính trong kết cấu ..................... 54
2.2.1. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 54
2.2.2. Cặp trái nghĩa làm chủ ngữ ............................................................................ 55
2.2.2.1. Cặp trái nghĩa mức độ làm chủ ngữ ........................................................ 55
2.2.2.2. Cặp trái nghĩa đối lập loại trừ làm chủ ngữ ............................................. 58
2.2.2.3. Cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng, vị trí làm chủ ngữ ................................... 59
2.2.3. Cặp trái nghĩa làm vị ngữ ............................................................................... 61
2.2.3.1. Cặp trái nghĩa mức độ làm vị ngữ ........................................................... 61



2.2.3.2. Cặp trái nghĩa đối lập loại trừ làm vị ngữ ............................................... 63
2.2.3.3. Cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng, vị trí làm vị ngữ ...................................... 65
2.3. Cặp trái nghĩa đảm nhiệm chức vụ thành phần phụ trong kết cấu ........................ 68
2.3.1. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 68
2.3.2. Cặp trái nghĩa đảm nhiệm chức vụ trong nồng cốt ........................................ 69
2.3.2.1. Cặp trái nghĩa làm định ngữ cho nồng cốt .............................................. 69
2.3.2.1.1. Cặp trái nghĩa mức độ làm định ngữ cho nồng cốt .......................... 70
2.3.2.1.2. Cặp trái nghĩa đối lập loại trừ làm định ngữ cho nồng cốt ............... 71
2.3.2.1.3. Cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng, vị trí làm định ngữ cho nồng cốt ..... 72
2.3.2.2. Cặp trái nghĩa làm bổ ngữ cho nồng cốt ................................................. 73
2.3.2.2.1. Cặp trái nghĩa mức độ làm bổ ngữ cho nồng cốt ............................. 73
2.3.2.2.2. Cặp trái nghĩa đối lập loại trừ làm bổ ngữ cho nồng cốt .................. 76
2.3.2.2.3. Cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng, vị trí làm bổ ngữ trong nồng cốt ..... 78
2.3.3. Cặp trái nghĩa đảm nhiệm chức vụ ngoài nồng cốt ........................................ 79
2.3.3.1. Cặp trái nghĩa làm trạng ngữ ................................................................... 79
2.3.3.1.1. Cặp trái nghĩa mức độ làm trạng ngữ ............................................... 79
2.3.3.1.2. Cặp trái nghĩa đối lập loại trừ làm trạng ngữ ................................... 80
2.3.3.1.3. Cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng, vị trí làm trạng ngữ .......................... 80
2.3.3.2. Cặp trái nghĩa mức độ làm thành phần giải thích.................................... 82
2.4. Tiểu kết .................................................................................................................. 85
CHƢƠNG 3: PHÂN LOẠI NGHĨA VĂN BẢN CỦA CẶP TỪ TRÁI NGHĨA ............ 86
3.1. Thống kê nghĩa văn bản của từ trái nghĩa khi đi thành cặp................................... 86
3.1.1. Bảng ngữ liệu thống kê................................................................................... 86


3.1.2. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 87
3.1.2.1. Đặc điểm kết cấu ..................................................................................... 87
3.1.2.2. Đặc điểm nội dung................................................................................... 88

3.2. Phân loại nghĩa văn bản chỉ có nghĩa đen ............................................................. 89
3.2.1. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 89
3.2.2. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa mức độ chỉ có nghĩa đen, khơng có hàm ý90
3.2.3. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa đối lập loại trừ chỉ có nghĩa đen ............... 92
3.2.4. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng vị trí chỉ có nghĩa đen ....... 94
3.3. Phân loại nghĩa văn bản có cả nghĩa đen và hàm ý ............................................... 96
3.3.1. Đặc điểm ngữ liệu .......................................................................................... 96
3.3.2. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa mức độ có cả nghĩa đen và hàm ý .......... 100
3.3.3. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa đối lập loại trừ có cả nghĩa đen và hàm ý .....
................................................................................................................ 107
3.3.4. Nghĩa văn bản của cặp trái nghĩa phƣơng hƣớng vị trí có cả nghĩa đen và hàm
ý

................................................................................................................ 113

3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 119
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 121
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 124


PHỤ LỤC
Bảng 1. Bảng ngữ liệu thống kê chức vụ cú pháp và nghĩa văn bản của cặp từ trái nghĩa
mức độ trong câu nói tiếng Việt ..................................................................................... 124
Bảng 2. Bảng ngữ liệu thống kê chức vụ cú pháp và nghĩa văn bản của cặp từ trái nghĩa
đối lập loại trừ trong câu nói tiếng Việt ......................................................................... 167
Bảng 3. Bảng ngữ liệu thống kê chức vụ cú pháp và nghĩa văn bản của cặp từ trái nghĩa
phƣơng hƣớng, vị trí trong câu nói tiếng Việt ................................................................ 207



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các định nghĩa về từ trái nghĩa của các nhà nghiên cứu ................... 25
Bảng 1.2. Tóm tắt các cách phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt của một số nhà nghiên cứu
.......................................................................................................................................... 40
Bảng 2.1. Bảng thống kê chức vụ cú pháp của từ trái nghĩa mức độ .............................. 49
Bảng 2.2. Bảng thống kê chức vụ cú pháp của từ trái nghĩa đối lập loại trừ .................. 50
Bảng 2.3. Bảng thống kê chức vụ cú pháp của từ trái nghĩa phương hướng, vị trí ......... 51
Bảng 2.4. Bảng thống kê khả năng đảm nhận chức vụ thành phần chính ....................... 54
Bảng 2.5. Bảng thống kê khả năng đảm nhận chức vụ thành phần phụ trong nồng cốt
của các tiểu loại trái nghĩa đi thành cặp .......................................................................... 68
Bảng 2.6. Bảng thống kê khả năng đảm nhận chức vụ thành phần phụ ngoài nồng cốt . 69
Bảng 3.1. Bảng thống kê các loại nghĩa văn bản của các loại trái nghĩa ....................... 86
Bảng 3.2. Bảng thống kê loại nghĩa văn bản chỉ có nghĩa đen của ................................. 89
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết cấu bao hàm loại nghĩa văn bản có cả nghĩa đen và hàm ý
của từ trái nghĩa mức độ khi đi thành cặp ....................................................................... 97
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết cấu bao hàm loại nghĩa văn bản có cả nghĩa đen và hàm ý
của từ trái nghĩa đối lập loại trừ khi đi thành cặp ........................................................... 98
Bảng 3.5. Bảng thống kê kết cấu bao hàm loại nghĩa văn bản có cả nghĩa đen và hàm ý
của từ trái nghĩa phương hướng vị trí khi đi thành cặp ................................................. 100


1
QUY ƢỚC VÀ KÝ HIỆU
Trong báo cáo khóa luận, những trích dẫn nguyên văn từ các tài liệu nghiên cứu
của các tác giả đƣợc đặt trong dấu ngoặc kép. Các thuật ngữ, tên gọi trong chƣơng cơ sở
lí luận và các ví dụ minh họa ở chƣơng 2, chƣơng 3 đƣợc in nghiêng tồn bộ. Ngồi ra,
chúng tơi sử dụng những ký hiệu viết tắt in hoa để biểu đạt các dạng kết cấu và chức vụ
cú pháp của cặp trái nghĩa, cụ thể nhƣ sau.
S: chủ ngữ trong kết cấu đơn (1 mệnh đề).
P: vị ngữ trong kết cấu đơn (1 mệnh đề).

A, B, C: mệnh đề trong kết cấu ghép.
CN: chủ ngữ.
VN: vị ngữ.
ĐN: định ngữ.
BN: bổ ngữ.
TN: trạng ngữ.
KN: khởi ngữ.
TPGT: thành phần giải thích.
Bên cạnh đó, trong q trình phân tích, chúng tơi in đậm các dạng kết cấu (ví dụ:
A nhƣng B, A cịn B, A mà B, v.v.) và gạch chân các thành phần cú pháp có chứa cặp
từ trái nghĩa trong ví dụ minh họa, để làm nổi bật đối tƣợng đƣợc nói đến. Đồng thời,
báo cáo có sử dụng dấu ngoặc vng để phân định ranh giới các nét nghĩa.


2

LỜI MỞ ĐẦU

Trái nghĩa là một trong những quan hệ ngữ nghĩa có tính phổ qt. Trong Việt
ngữ học, có thể thấy, từ trái nghĩa đƣợc xem là đối tƣợng cơ bản cấu thành hệ thống từ
vựng tiếng Việt nói chung. Các tác giả đã nghiên cứu từ trái nghĩa trên nhiều phƣơng
diện nhƣ ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Hầu hết đặc trƣng cốt lõi của chúng đƣợc đặt
trong góc nhìn nội quan, tĩnh tại.
Vì vậy, việc mở rộng phạm vi nghiên cứu từ trái nghĩa theo góc nhìn ngoại tại có
ý nghĩa thiết thực trong việc bổ sung và hồn thiện tiến trình nghiên cứu từ trái nghĩa
tiếng Việt nói chung. Đề tài Nghĩa văn bản của từ trái nghĩa khi đi thành cặp trong câu
nói tiếng Việt bƣớc đầu tìm hiểu khả năng đảm nhận các chức vụ cú pháp và phân loại
nghĩa văn bản đƣợc sản sinh thông qua sự đồng xuất hiện của cặp từ trái nghĩa.
Do một số hạn chế về năng lực của ngƣời thực hiện nghiên cứu, khóa luận khó
tránh khỏi những sai sót và cái nhìn chủ quan. Vì vậy, báo cáo chỉ mang tính đúc kết từ

những kết quả khảo sát trong phạm vi ngữ liệu thu thập, không mang tính triệt để. Bên
cạnh đó, chúng tơi hy vọng nhận đƣợc sự góp ý từ phía các thầy cơ để có thể hồn thiện
khóa luận một cách tốt nhất.


3
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Khi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với nhau sẽ tạo ra một loại nghĩa mới. Điển hình
nhƣ “nghĩa khái quát” của từ ghép đẳng lập, nghĩa biệt loại của từ ghép chính phụ, nghĩa
tăng tiến của các cặp liên từ (càng…càng), nghĩa nhân quả của các cặp liên từ (nếu…thì;
vì…nên), nghĩa nhƣợng bộ của các cặp liên từ (dù…nhưng), v.v.. Tƣơng tự các trƣờng
hợp trên, khi các từ trái nghĩa đi thành cặp cũng có khả năng tạo ra một loại nghĩa mới.
Đó là nghĩa văn bản biểu thị mối quan hệ đối lập, trái ngƣợc, không tƣơng xứng, v.v..
Những nghĩa văn bản này thƣờng làm cơ sở sản sinh hàm ý của các câu văn, câu thơ,
đoạn văn, đoạn thơ, v.v.. Vì vậy, việc nghiên cứu đối nghĩa văn bản của cặp từ trái nghĩa
góp phần nghiên cứu nghĩa văn bản của từ ngữ khi sử dụng trong văn bản.
Dựa trên các tiền đề về từ vựng học, nhìn chung, hiện tƣợng trái nghĩa là một
trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản trong hệ thống cơ tầng cấu thành đơn vị ngôn
ngữ. Hiểu theo cách chung nhất, từ trái nghĩa là những từ đối lập, trái ngƣợc nhau về
nghĩa, ví dụ: cao- thấp, dày- mỏng, trong- ngoài, lên- xuống, trời- đất, vợ- chồng, đụctrong, bồi- lở, xa- gần, yêu- ghét, động- tĩnh, nội- ngoại v.v. Bắt nguồn từ văn hóa lƣỡng
phân, mọi bản thể tồn tại đều có sự thống nhất giữa hai thái cực đối lập, bao gồm cả
ngôn ngữ. Vì vậy, trái nghĩa là đặc trƣng phổ quát của phạm trù từ vựng- ngữ nghĩa,
thƣờng có quan hệ tiệm cận với hiện tƣợng đồng nghĩa trong ngôn ngữ.
Phần lớn, các nghiên cứu trái nghĩa của các nhà Việt ngữ học nói chung chủ yếu
xem xét trái nghĩa trong ngôn ngữ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu xác lập tiêu chí trái nghĩa
của từ, phân loại từ trái nghĩa và chỉ ra những đặc tính ngữ pháp trong cùng hệ hình.
Điển hình nhƣ, về tiêu chí, các từ đƣợc xem là trái nghĩa với nhau khi cùng thuộc một
trƣờng từ vựng và có nghĩa trái ngƣợc nhau. Ví dụ: thiếu- thừa là cặp từ trái nghĩa dựa
theo mức độ cần phải có, trong đó thiếu: dƣới mức phải có, thừa: trên mức cần phải có

[5; 206]. Về ngữ pháp, từ trái nghĩa phải có sự tƣơng xứng trong khả năng kết hợp và


4
đảm nhiệm chức năng ngữ pháp theo trƣờng nghĩa dọc. Ví dụ: mạnh- yếu là cặp từ trái
nghĩa, đều là tính từ và có khả năng kết hợp đồng đẳng ở vị trí đối xứng.
Mạnh được, yếu thua (+), mạnh- yếu đều là tính từ làm chủ ngữ trong kết cấu.
Mạnh không phải là yếu (-), mạnh làm chủ ngữ, yếu làm vị ngữ, từ đó mạnh- yếu
tuy có nghĩa trái ngƣợc nhau nhƣng không đƣợc xem là từ trái nghĩa vì khơng đồng nhất
về đặc tính ngữ pháp.
Tuy nhiên, nhìn chung các nhà nghiên cứu chƣa tìm hiểu sâu về các trƣờng hợp
trái nghĩa trong lời nói, ví dụ: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược (+). Trong câu tục ngữ,
xuôi- ngược là cặp từ trái nghĩa, đứng sau động từ, đóng vai trị làm bổ ngữ. Ta xét các
trƣờng hợp sau.
Thứ nhất, nếu phân xuất xuôi- ngược ra khỏi ngữ cảnh, ta có xi- ngược là cặp
từ trái nghĩa với xuôi: thuận với chiều, hƣớng, trật tự đƣợc coi là thông thƣờng, ngược:
trái với chiều, hƣớng, trật tự đƣợc coi là thông thƣờng [5; 179].
Thứ hai, nếu tách tục ngữ thành hai vế câu độc lập trống đánh xuôi và kèn thổi
ngược, theo đó trống đánh xi (+) diễn tả hành động đánh theo chiều hƣớng thuận,
đánh từ trên xuống dƣới mặt trống, kèn thổi ngược (+) diễn tả hành động thổi theo chiều
hƣớng nghịch từ ngoài vào trong kèn để tạo ra âm thanh. Ở đây, hai vế câu diễn tả hai
hành động trái ngƣợc nhau.
Thứ ba, nếu xem xét hai vế câu trong mối quan hệ tƣơng quan, có thể thấy, hai
hành động đối nghịch nhau cùng diễn ra thể hiện sự không nhất quán, không phối hợp
nhịp nhàng. Nói cách khác, chúng khơng chỉ sự trái ngƣợc, đối lập theo nghĩa nguyên
bản mà chỉ sự không thống nhất trong quá trình làm việc. Đây là sự biến đổi nghĩa khi
các từ trái nghĩa xuất hiện thành cặp trong các câu nói tiếng Việt.
Từ ví dụ trên, đề tài hƣớng đến việc tìm hiểu và nghiên cứu khía cạnh trái nghĩa
trong lời nói, nhằm cụ thể hóa nghĩa văn bản của các từ trái nghĩa khi đi thành cặp.



5
Trong đó, nghĩa văn bản là loại nghĩa sinh ra khi dùng các từ trái nghĩa theo cặp. Nghĩa
văn bản thƣờng là hàm ý.
Đề tài kế thừa những thành tựu nghiên cứu về từ trái nghĩa trên phƣơng diện từ
vựng- ngữ nghĩa để làm cơ sở nền tảng trong việc phân tích nghĩa văn bản khi chúng đi
thành cặp trong câu nói tiếng Việt, bao gồm các câu nói trong ca dao dân ca, tục ngữ,
thành ngữ, thơ, văn xuôi, báo chí. Đồng thời, việc nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về
mặt ngữ nghĩa khi các từ trái nghĩa đi vào quá trình sử dụng trong hoạt động giao tiếp so
với phạm vi lý thuyết truyền thống trƣớc đây.
Do năng lực của ngƣời nghiên cứu cũng nhƣ phạm vi khảo sát ngữ liệu, đề tài
khơng mang tính tuyệt đối với các kết quả mà chỉ hƣớng đến việc đúc kết những quan
sát và tiến hành phân tích đối tƣợng thơng qua việc thống kê ngữ liệu, đóng góp một góc
nhìn mới về tiến trình nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vốn là phạm trù phổ quát, việc nghiên cứu từ trái nghĩa là thao tác mô tả cơ bản
về mối quan hệ ngữ nghĩa trong các hệ hình ngơn ngữ. Các nhà ngơn ngữ học trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có các cơng trình nghiên cứu, bài viết về từ trái
nghĩa từ những góc nhìn khác nhau. Hầu hết các tác giả tìm hiểu về bản chất của hiện
tƣợng trái nghĩa trong ngôn ngữ trên phƣơng diện quan hệ ngữ nghĩa (sense relations).
Đối với các nghiên cứu trên thế giới, điển hình nhƣ John Lyons (1977), Semantics
volume 1, Cambridge University Press, cho rằng có sự khu biệt tƣơng đối giữa các thuật
ngữ contrast, opposition và antonymy. Theo tác giả, contrast là thuật ngữ chung nhất,
bao hàm opposition và antonymy, không bao hàm số lƣợng thành tố trong tập hợp thành
tố tƣơng phản theo mô thức. Theo đó, opposition và antonymy có sự tiệm cận với nhau.
Cụ thể, opposition đƣợc sử dụng để mô tả giá trị nhị nguyên, lƣỡng phân, tƣơng phản,


6

trong khi antonymy tập trung hơn vào sự đối lập thang độ, ví dụ: big- small, high- low1,
v.v..
Thuật ngữ antonymy xuất hiện vào thế kỷ 19, miêu tả hiện tƣợng trái nghĩa và
đƣợc hiểu đối lập với quan hệ đồng nghĩa (synonymy). John Lyons cho rằng, cách hiểu
quan hệ trái nghĩa là sự đối lập cực đoan về nghĩa là khơng phù hợp vì thực chất những
ví dụ về quan hệ trái nghĩa đƣợc trích dẫn trong các từ điển hoặc sổ tay ngữ nghĩa có liên
quan với nhau2.
Trong cơng trình nghiên cứu, John Lyons đề cập đến hàm ý phủ định trong một
đơn vị hình thái có xuất hiện một thành tố trái nghĩa, để phân loại từ trái nghĩa. Đối với
trái nghĩa khơng có thang độ (ungardable opposites), hàm ý phủ định biểu thị ý nghĩa đối
lập, loại trừ giữa các thực thể lƣỡng phân cực. Ví dụ, X is male (+) có hàm ý phủ định X
is female (+). Tại vị trí male chỉ có thể thay thế thành tố trái nghĩa duy nhất female. Vì
vậy, hàm ý phủ định chỉ đúng đối với những trái nghĩa khơng có thang độ.
Trong khi đó, đối với trái nghĩa thang độ (gardable antonym), tính chân xác của
hàm ý phủ định không những phụ thuộc vào thành tố trái nghĩa xuất hiện mà còn phụ
thuộc vào thực thể X tùy thuộc vào quy ƣớc văn hóa của ngƣời bản ngữ. Ví dụ, X is hot
(+) có hàm ý phủ định X is not cold (+), tuy nhiên trên thực tế X có thể vừa khơng nóng
vừa khơng lạnh.

1

John Lyons (1977), Semantics volume 1, Structural semantics II: sense relations, Cambridge University Press,

page 279: Contrast will be taken as the most general term, carrying no implications as to the number of elements in
the set of paradigmatically contrasting elements. Opposition will be restricted to dichotomous, or binary,
contrasts; and antonymy will be restricted still further, to gradable opposites, such as “big”: “small”, “high”:
“low”, ect.
2

John Lyons (1977), Semantics volume 1, Structural semantics II: sense relations, Cambridge University Press,


page 286: The term “antonymy” was coined in the 19th to the describe a phenomenon, oppositeness of meaning,
which was itself conceived as being the opposite of synonymy […]Antonymy (in the broader sense of oppositeness
of meaning) has often been thought of as referring to the opposite extreme from identity of meaning: i.e to the
maximum degree of diference in meaning. But this is obviously wrong, in so far as most of the examples of
antonymy cited in dictionaries and handbooks of semantics are concerned.


7
Nhìn chung, John Lyons chủ yếu đề cập đến bản chất trái nghĩa và sự khu biệt
giữa cách định danh các tiểu loại trái nghĩa của các nhà nghiên cứu nhƣ gardable
opposites và ungarable opposites, contradictory và contrary, hay antonymy và
complementary. Tác giả chỉ ra yếu tính đặc thù của các tiểu loại trái nghĩa và sự hành
chức của chúng khi xuất hiện một cách đơn lẻ trong phạm vi ngữ nghĩa học của ngôn
ngữ, chƣa bàn đến từ trái nghĩa khi đi thành cặp với vị thế ngữ nghĩa học của lời nói.
Ngồi ra, James R. Hurford và Brendan Heasley (1983), Semantics a coursebook,
đã khái quát hóa những đặc trƣng cơ bản về từ trái nghĩa trong quan hệ ngữ nghĩa của
ngôn ngữ. Các tác giả cho rằng các nhà ngữ nghĩa học truyền thống quan niệm antonymy
hiểu theo cách chung nhất là sự đối lập về ý nghĩa (oppositioness of meaning), trong khi
các nhà ngữ nghĩa học hiện đại lại có góc nhìn sâu hơn và có sự phân định cụ thể dựa
trên nền tảng của trái nghĩa truyền thống. Theo đó, cách hiểu truyền thống chƣa thật sự
thỏa đáng, vì trên thực tế các từ có thể đối lập theo nhiều cách khác nhau hoặc một số từ
khơng hồn tồn đối lập nhau.
James R. Hurford và Brendan Heasley không đi sâu vào việc biện luận và lý giải
sự khác biệt giữa trái nghĩa truyền thống và hiện đại, chủ yếu trình bày đặc tính của các
tiểu loại trái nghĩa một cách chung nhất. Các tác giả chỉ ra trong ngơn ngữ có các loại
trái nghĩa cơ bản, bao gồm binary antonyms (true- false, dead- alive, marriedunmarried, v.v.), converses (parent- child, below- above, own- belong, v.v), gradable
antonyms (tall- short, long- short, clever- stupid, v.v.) và contradictory. Với mỗi tiểu
loại, các tác giả nêu ra định nghĩa ngắn gọn và có sự so sánh giữa các loại trái nghĩa.
Bên cạnh đó, các tác giả xếp ba loại trái nghĩa lƣỡng cực, trái nghĩa nghịch đảo và

trái nghĩa thang độ thuộc phạm vi quan hệ ngữ nghĩa giữa các vị ngữ trong các kết cấu.
Trong khi đó, loại trái nghĩa mâu thuẫn thuộc phạm vi quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.
James R. Hurford và Brendan Heasley cho rằng một hình thái cấu trúc câu đƣợc xem là
đối lập với một hình thái cấu trúc khác khi chúng phủ định lẫn nhau. Cả hai cấu trúc
không thể cùng đúng trong cùng một thời điểm hay một chu cảnh cụ thể. Nghĩa là,


8
khẳng định của câu này là phủ định của câu kia. Ví dụ, this beetle is alive trái nghĩa mâu
thuẫn với this beetle is dead [1; 119].
Các tác giả chỉ ra dấu hiệu để nhận biết trái nghĩa mâu thuẫn giữa các câu nhƣ
sau. A và B trái nghĩa mâu thuẫn với nhau nếu cả A và B đồng nhất loại trừ nhau ở hai
điểm, thứ nhất A (hoặc B) bao hàm một từ X có vị trí tƣơng ứng với B (hoặc A) bao
hàm một từ Y theo trục dọc, thứ hai X là từ trái nghĩa của Y (hoặc X khơng tƣơng thích
với Y).
Có thể thấy, James R. Hurford và Brendan Heasley có sự quan tâm đến mối quan
hệ giữa các cặp trái nghĩa khi chúng đặt trong tƣơng quan giữa câu với câu. Đồng thời,
các tác giả nhận định rằng, khi các cặp từ trái nghĩa đồng xuất hiện trong cùng ngữ cảnh
có thể biểu thị ý nghĩa mâu thuẫn. Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về nghĩa văn bản của
các từ trái nghĩa khi đi thành cặp bắt đầu có sự manh nha nhƣng vẫn chƣa đƣợc làm rõ.
Đối với các nghiên cứu trong nƣớc, hầu hết các nhà Việt ngữ học đều tập trung
miêu tả, phân loại và chỉ ra đặc trƣng của từng tiểu loại trái nghĩa trong tiếng Việt.
Nghiên cứu từ trái nghĩa ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20, chủ yếu
xoay quanh việc khái quát đặc trƣng từ trái nghĩa từ góc nhìn là một trong những quan
hệ ngữ nghĩa cơ bản trong tiếng Việt, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau.
Đỗ Hữu Châu (1962), trong Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, giới hạn phạm vi
nghiên cứu trái nghĩa trong ngôn ngữ, khơng đề cập đến trái nghĩa trong lời nói. Tác giả
nêu lên bản chất hiện tƣợng trái nghĩa theo góc nhìn truyền thống và hiện đại, chỉ ra tầm
quan trọng của trƣờng từ vựng trong việc xác lập mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ. Bên
cạnh đó, Đỗ Hữu Châu tập trung thống kê và phân tích các cặp tính từ trái nghĩa cũng

nhƣ đúc kết những nội dung của quan hệ trái nghĩa cũng nhƣ một số phƣơng thức cấu
tạo các đơn vị trái nghĩa.
Nguyễn Văn Tu (1968), trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, phân tích bản chất
khái niệm về từ trái nghĩa. Bên cạnh những vấn đề khác, tác giả đã đề cập đến khả năng
xuất hiện của cặp từ trái nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể. Tác giả cho rằng: “từ trái nghĩa


9
trong tiếng Việt thường xuyên dùng với nhau trong một câu hoặc một tục ngữ, một ca
dao hoặc trong một thành ngữ thậm chí cũng dùng để tạo ra một từ ghép” [24; 110].
Nguyễn Thiện Giáp (1985), trong Từ vựng học tiếng Việt, khái quát chung về
định nghĩa, chỉ ra một số đặc trƣng của từ trái nghĩa tiếng Việt nhƣ tính cân xứng, tính
so sánh, tính thay thế. Đồng thời, tác giả nêu ra 3 tiêu chí nhận diện từ trái nghĩa dựa
trên đặc trƣng ngữ pháp, khả năng kết hợp và tính liên tƣởng. Nguyễn Thiện Giáp đúc
kết mối quan hệ giữa trái nghĩa với các phạm trù ngữ nghĩa khác. Trong đó, khi bàn về
các kiểu trái nghĩa và vai trò của chúng, tác giả nêu ra sự khác biệt giữa 2 kiểu trái nghĩa
từ vựng và trái nghĩa ngữ cảnh.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến (1990) trong
Cơ sở Ngơn ngữ học và tiếng Việt, xem từ trái nghĩa là một trong những kiểu tổ chức từ
vựng cơ bản. Các tác giả chỉ ra 5 đặc điểm cơ bản của từ trái nghĩa tiếng Việt. Thứ nhất,
nêu khái quát định nghĩa “từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối
quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương
phản về logic”, ví dụ: Bây giờ chồng thấp vợ cao/Như đơi đũa lệch so sao cho bằng [16;
237]. Thứ hai, các tác giả sơ lƣợc mối quan hệ giữa các từ trái nghĩa cùng gốc đối với
ngơn ngữ biến hình nhƣ tiếng Nga, và các từ trái nghĩa khác gốc nhƣ tiếng Việt. Thứ ba,
nghiên cứu tiến hành so sánh từ trái nghĩa trong tƣơng quan với từ đồng nghĩa, đa nghĩa.
Thứ tƣ, các tác giả nêu ra những tiêu chí xác định từ trái nghĩa dựa trên mặt hình thức và
ngữ nghĩa. Thứ năm, các tác giả đề cập đến hiện tƣợng trái nghĩa trong một số trƣờng
hợp nhất định, gọi là trái nghĩa ngữ cảnh, “tức là chúng chỉ nằm trong thế đối sánh trái
nghĩa tại một vài ngữ cảnh nào đó chứ khơng phải là một quan hệ ngữ nghĩa trong tổ

chức ngữ nghĩa từ vựng” [16; 240]. Chúng thƣờng là các ẩn dụ, hoán dụ, biểu trƣng, v.v,
ví dụ Đầu voi đi chuột.
Nguyễn Cơng Đức- Nguyễn Hữu Chƣơng (2004), trong Từ vựng tiếng Việt, trình
bày khái niệm và các từ trái nghĩa. Trong đó, các tác giả đúc kết khái niệm từ trái nghĩa
theo quan niệm truyền thống và hiện đại, chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa trái nghĩa và


10
đồng nghĩa. Từ đó, cơng trình nêu ra đặc điểm cốt lõi cũng nhƣ phạm vi của hiện tƣợng
trái nghĩa. Bên cạnh đó, các tác giả phân loại từ trái nghĩa dựa trên tiêu chí cơ cấu nghĩa
của từ và tính chất thƣờng xun hay lâm thời. Ngồi ra, cơng trình trình bày những tiêu
chí ngơn ngữ học của từ trái nghĩa, cụ thể bao gồm khả năng kết hợp, khả năng đồng
hiện trong cùng một ngữ cảnh và qui luật của những liên tƣởng đối lập.
Hoàng Dũng- Bùi Mạnh Hùng (2007), trong Giáo trình Dẫn luận Ngơn ngữ học,
sơ lƣợc về định nghĩa và chỉ ra 4 loại trái nghĩa quan trọng. Cụ thể bao gồm trái nghĩa
lƣỡng phân nhƣ chẵn- lẻ trong trƣờng hợp Đây không phải là số chẵn và đƣợc hiểu Đây
là số lẻ [9; 126], trái nghĩa thang độ nhƣ nóng- lạnh, vì giữa hai thái cực cịn có các
trạng thái khác nhƣ ấm, mát [9; 126], trái nghĩa nghịch đảo, ví dụ Cơ là giáo viên của em
ấy, nghĩa là Em ấy là học sinh của cô [9; 126] và trái nghĩa phƣơng hƣớng (khơng gian
và thời gian), ví dụ trước- sau, trái- phải, lên- xuống, trẻ- già, ngủ- thức v.v..Đồng thời,
các tác giả chỉ ra một số đặc tính của các thành tố trong hệ thống các từ trái nghĩa.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, một số nhà Việt ngữ đã biên soạn từ
điển trái nghĩa tiếng Việt. Trong đó, Dƣơng Kỳ Đức (chủ biên)- Vũ Quang Hào (1994),
trong Từ điển Trái nghĩa- Đồng nghĩa (dành cho học sinh phổ thông các cấp) đã hệ
thống hóa các trƣờng hợp đồng nghĩa, trái nghĩa phổ biến. Theo đó, các tác giả nêu ra
một trƣờng hợp cụ thể, liệt kê những từ trái nghĩa, đồng nghĩa tƣơng ứng với trƣờng hợp
đã nêu ,đồng thời liệt kê một số ngữ cảnh sử dụng phổ biến. Có thể thấy, từ điển gián
tiếp phản ánh mối quan hệ giữa trái nghĩa với đồng nghĩa cũng nhƣ tiệm cận với vấn đề
nghiên cứu nghĩa văn bản của từ trái nghĩa khi xuất hiện thơng qua các ví dụ minh họa.
Dƣơng Kỳ Đức, Nguyễn Văn Dựng, Vũ Quang Hào (1999), trong Từ điển trái

nghĩa tiếng Việt, đã có sự chun mơn hóa về từ trái nghĩa. Nhóm tác giả biên soạn
những trƣờng hợp trái nghĩa theo mức độ phổ biến nhất ở mỗi mục từ, đồng thời liệt kê
một số cặp hoặc chuỗi trái nghĩa tƣơng ứng với mức độ thấp hơn. Trong mỗi trƣờng
hợp, nhóm tác giả giải thích nghĩa của cặp từ và đƣa ra một số ví dụ minh họa trong
nhiều ngữ cảnh nhƣ thành ngữ, tục ngữ, ca dao, báo chí, văn xi, v.v..


11
Ngoài ra, hiện tƣợng trái nghĩa cũng là đối tƣợng nghiên cứu trong các bài viết,
luận văn, luận án. Điển hình nhƣ Nguyễn Thị Hồi Nhân (2001) trong Sử dụng từ trái
nghĩa trong giao tiếp, từ những khái niệm chung về từ trái nghĩa từ góc nhìn ký hiệu học
và ngữ dụng học, tác giả đã đề cập đến việc “các từ trái nghĩa thường được sử dụng như
hai vế đối lập nhằm tạo nên tác động bất ngờ cho thơng tin cần truyền đạt. Vì vậy, từ
trái nghĩa tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp và thu hút được sự chú ý của người nhận
thông báo” [20; 406].
Tác giả cho rằng tính chất đối lập, trái ngƣợc thuộc về bản chất nội tại trong cấu
trúc nghĩa của các đơn vị. Từ đó, tác giả chỉ ra khả năng kết hợp chung và riêng của các
yếu tố trái nghĩa dƣới sự tác động của văn hóa- xã hội, mang tính quy ƣớc của một cộng
đồng ngơn ngữ nhất định. Tác giả chỉ ra phạm vi sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp
chủ yếu là các thành ngữ, tục ngữ hoặc đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật trong
tác phẩm văn học để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Lê Thị Thanh Bình (2006) trong Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt, tác giả xem
quan hệ trái nghĩa là quan hệ có tính phổ qt trong ngơn ngữ và có vai trị quan trọng
trong cấu trúc ngữ nghĩa. Theo tác giả, quan hệ trái nghĩa là “quan hệ giữa các từ đối
lập với nhau về nghĩa. Trong tiếng Việt, quan hệ đối lập này thường được dựa trên thế
tương liên toàn diện về nội dung và hình thức giữa các từ” [13; 18].
Ngƣời viết đƣa ra mơ hình quan hệ trái nghĩa giữa hai yếu tố A và B và nêu ra 3
đặc tính chính, bao gồm tính liên tƣởng, so sánh và hàm ý về sự giống nhau, tính dân
tộc, tính phụ thuộc và đặc điểm loại hình, cấu trúc ngơn ngữ. Trong tiếng Việt, quan hệ
trái nghĩa thể hiện qua 2 phƣơng diện: đặc điểm cấu tạo của các phƣơng tiện ngôn ngữ

(từ đơn, từ phức, từ ghép) và loại quan hệ trái nghĩa (trái nghĩa thang độ, trái nghĩa
nghịch đảo, trái nghĩa lƣỡng phân). Tác giả cho rằng quan hệ trái nghĩa giữa các đơn vị
đƣợc sản sinh trong một ngữ cảnh, cho phép ngƣời tiếp nhận liên tƣởng đến sự đối lập.
Từ những phân tích về mặt lý thuyết, tác giả chỉ ra những khuynh hƣớng vận
dụng quan hệ trái nghĩa đối với quá trình tạo lời nghệ thuật tiếng Việt. Ở chƣơng này,


12
tác giả đề cập đến những trƣờng hợp từ trái nghĩa xuất hiện theo từng cặp trong câu nói
tiếng Việt, nhƣng khơng tìm hiểu và nghiên cứu trên khía cạnh nghĩa văn bản. Tác giả
xem xét sự có mặt của các cặp trái nghĩa trong lời nói là hệ quả của việc vận dụng 2 thủ
pháp nghệ thuật tƣơng phản, đột giáng. Tác giả chỉ ra giá trị nghệ thuật khi các cặp trái
nghĩa hành chức trong thành ngữ, câu đối, câu đố, ca dao, dân ca, thơ hiện đại, truyện.
Phạm Văn Lam (2017) trong Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt, tổng thuật
một số hƣớng tiếp cận khi nghiên cứu từ trái nghĩa nhƣ triết học, lơgíc học, tâm lí học,
nhân học, ngơn ngữ học. Đồng thời, tác giả chỉ ra 5 tiêu chí nhận diện từ trái nghĩa tiếng
Việt nhƣ tiêu chí lơgíc, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp. Về cấu tạo từ trái
nghĩa, ngoài những đặc điểm cấu tạo về từ đơn, từ ghép, từ láy, tác giả chỉ ra 5 tính
tƣơng quan cấu tạo từ trái nghĩa nhƣ tính tƣơng quan về phạm trù từ loại, kích thƣớc vật
chất, tính chất quan hệ từ pháp, trật tự từ pháp, nguồn gốc.
Ngoài ra, Phạm Văn Lam cịn khảo sát, phân tích khả năng hoạt động của từ trái
nghĩa trong phạm vi khả năng đồng hiện. Tác giả cho rằng hầu hết các nhà Việt ngữ
trƣớc đây ít nhiều bàn đến khía cạnh đồng hiện của từ trái nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp
từ góc nhìn từ vựng học hay ngữ pháp học. Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa đƣợc
hiểu là “khả năng cùng xuất hiện trong một ngữ cảnh sử dụng gắn với những mơ hình
ngữ pháp xác định của những từ vốn có nghĩa trái ngƣợc nhau (để tạp thành các cặp từ
trái nghĩa); ngữ cảnh sử dụng đó đƣợc gọi là ngữ cảnh đồng hiện; ngữ cảnh đồng hiện
của từ trái nghĩa có kích thƣớc đƣợc giới hạn từ một tổ hợp song tiết tự do hay cố định
(cụm từ, từ ghép, thành ngữ) đến thƣờng là một câu nói (một câu tục ngữ, một câu văn
xuôi, một cặp lục bát) hoặc trong một số trƣờng hợp có thể là hai câu nói liền kề nhau

)hai câu văn xi hay hai cặp lục bát liền kề nhau)” [26; 124].
Đối với khả năng đồng hiện của các từ trái nghĩa trong tổ hợp song tiết, tác giả
nhận định tiếng Việt có một lƣợng từ ghép đẳng lập đƣợc cấu thành từ hai yếu tố trái
nghĩa, ví dụ: sinh + tử = sinh tử, to + nhỏ = to nhỏ, v.v.. Tác nhận định có hai vấn đề
cần giải quyết, bao gồm sự tham gia cấu tạo tổ hợp từ ghép đẳng lặp của các yếu tố và


13
trật tự của chúng ảnh hƣởng đến khả năng mang nghĩa trong ngữ cảnh. Về cấu tạo, trên
phƣơng diện từ loại, các mơ hình cấu tạo tổ hợp song tiết đẳng lặp có thể là danh từ +
danh từ, động từ + động từ, tính từ + tính từ, giới từ + giới từ, v.v..Trên phƣơng diện
nguồn gốc, các yếu tố tham gia có thể là từ thuần Việt nhƣ ngang dọc, trên dưới, đục
trong, mua bán, v.v. hoặc từ Hán Việt nhƣ vinh nhục, thiện ác, động tĩnh, ân oán, v.v..
Về trật tự, ngƣời viết chia thành 2 nhóm: nhóm cố định và nhóm có thể đảo trật
tự. Trong đó, nhóm cố định chịu sự chi phối của một số nhân tố nhƣ lơgíc khách quan,
thang đánh giá xã hội, trật tự xã hội, tránh hiện tƣợng đồng âm, mơ hồ nghĩa. Nhóm có
thể thay đổi trật tự mà không tác động đến nghĩa biểu hiện chia thành 3 nhóm, bao gồm
nhóm chỉ quan hệ xã hội, nhóm chỉ hiện tƣợng tự nhiên và nhóm chỉ hành động con
ngƣời. Tác giả tiến hành khảo sát và thống kê những trƣờng hợp đồng hiện của các từ
trái nghĩa thông qua tục ngữ, thành ngữ và trong tác phẩm Truyện Kiều làm khảo chứng.
Đối với khả năng đồng hiện của các từ trái nghĩa trong kết cấu ngữ pháp, tác giả
đúc kết 13 kết cấu với ý nghĩa biểu thị cơ bản, cụ thể nhƣ sau: (1) kết cấu lựa chọn ví dụ:
Đẹp chứ khơng xấu, (2) kết cấu đồng nhất, ví dụ: Bạn cũng như thù, (3) kết cấu tổng
hợp, ví dụ: Cả đi lẫn về, (4) kết cấu phủ định, ví dụ: Khơng khỏe cũng khơng yếu, (5) kết
cấu chuyển dịch, ví dụ: Từ đơng sang tây, (6) kết cấu chuyển hóa, ví dụ: Thắng trở nên
thua, (7) kết cấu nhận định, ví dụ: Nửa đen nửa trắng, (8) kết cấu tƣơng hỗ, ví dụ: Vợ
chồng với nhau, (9) kết cấu định vị, ví dụ: Giữa thiện và ác, (10) kết cấu giả định, ví dụ:
Bất luận là đúng hay sai, (11) kết cấu ánh xạ, ví dụ: Anh Ba là người khơng biết hay dở,
phải trái là gì, (12) kết cấu đề thuyết, ví dụ: Nắng được dưa, mưa được cà, (13) kết cấu
từ chứng, ví dụ: Chân trước chân sau. Theo đó, tác giả đúc kết kết quả khảo sát ngữ liệu

từ thành ngữ, tục ngữ và Truyện Kiều làm khảo chứng.
Nhìn chung, theo tiến trình nghiên cứu, các tác giả đi từ những bƣớc cơ bản, tìm
hiểu tính chất từ vựng thuần túy về từ trái nghĩa nhƣ nêu định nghĩa, phân loại, nêu bản
chất, nêu tiêu chí, đến những phạm vi rộng hơn nhƣ cấu tạo, hành chức ở những nghiên
cứu về sau. Trong đó, sự chuyển hƣớng nghiên cứu từ trái nghĩa từ góc nhìn nội tại sang


14
ngoại tại đã gián tiếp manh nha hƣớng tiếp cận mới về đối tƣợng trên phƣơng diện nghĩa
văn bản. Song, những nghiên cứu trên chủ yếu mang tính khái quát, sơ lƣợc cũng nhƣ
chƣa giải quyết sâu sắc những trƣờng hợp tạo ra nghĩa văn bản của các từ trái nghĩa khi
đi thành cặp trong câu nói tiếng Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu đi trƣớc, chúng tơi đặt ra vấn đề tìm hiểu và
phân tích nghĩa văn bản của từ trái nghĩa khi đi thành cặp trong câu nói tiếng Việt. Đề tài
tiến hành khảo sát các trƣờng hợp theo tiểu loại từ trái nghĩa, từ đó đúc kết kết quả
nghiên cứu trên hai phƣơng diện chính.
Thứ nhất, đề tài tập trung mơ tả vị trí cú pháp của các cặp trái nghĩa khi xuất hiện
trong ngữ cảnh cụ thể tạo ra nghĩa văn bản. Dựa trên sự tƣơng xứng giữa các yếu tố trái
nghĩa, chúng tôi đƣa ra những đặc trƣng cơ bản khi cặp từ đảm nhiệm chức năng cú
pháp cũng nhƣ lý giải mối quan hệ giữa các tiểu loại trái nghĩa với sự hành chức của
chúng để cấu thành nghĩa văn bản.
Thứ hai, đề tài phân loại các cặp từ trái nghĩa theo nghĩa văn bản. Khác với các
tác giả trƣớc, chúng tơi xem cặp từ có quan hệ chặt chẽ làm đối tƣợng nghiên cứu. Qua
đó, đề tài phân loại theo hệ thống tiểu loại và đúc kết các ý nghĩa biểu hiện của cặp từ
trái nghĩa trong việc tạo lập nghĩa văn bản.
Tựu trung, đề tài Nghĩa văn bản của các từ trái nghĩa khi đi thành cặp trong câu
nói tiếng Việt hƣớng đến sự bổ sung và hoàn thiện các thành quả nghiên cứu trƣớc về từ
trái nghĩa tiếng Việt. Đồng thời, đề tài đóng góp góc nhìn mới về đối tƣợng trên phạm vi
rộng mở hơn để có cái nhìn sâu hơn về sự phát triển của tiến trình nghiên cứu.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các cặp từ trái nghĩa đƣợc sử dụng trong câu nói tiếng
Việt. Chúng tơi sử dụng Từ điển trái nghĩa tiếng Việt của nhóm tác giả Dƣơng Kỳ Đức,
Vũ Quang Hào, Nguyễn Văn Dựng (1999), để kiểm tra và thống kê các cặp từ trái nghĩa
trong quá trình thu thập và khảo sát ngữ liệu.


15
Song, từ mục đích nghiên cứu, đề tài giới hạn khía cạnh triển khai vấn đề cũng
nhƣ nguồn ngữ liệu khảo sát. Trong đó, chúng tơi tập trung tìm hiểu vị trí và chức năng
cú pháp và sự phân loại nghĩa văn bản của các cặp từ trái nghĩa trong 300 trƣờng hợp
câu nói tiếng Việt tƣơng ứng. Nguồn ngữ liệu chủ yếu là ca dao, dân ca, tục ngữ, thành
ngữ, thơ trung đại, thơ hiện đại, tác phẩm văn học, báo chí, từ các nguồn cụ thể sau:
-

Hồ Xuân Hƣơng (1922), Bánh trôi nước, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, NXB
Văn học.

-

Hồ Chí Minh (1941), Tức cảnh Pác Pó, Thơ Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An.

-

Nguyễn Du, Lê Văn Hịe chú giải, hiệu đính, bình luận (1956), Truyện Kiều
chú giải, NXB Ziên Hồng, Sài Gịn.

-

Y Phƣơng (1980), Nói với con, Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.


-

Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Nhƣ Sơn dịch (1983), Thơ văn Nguyễn
Bỉnh Khiêm- Bạch Vân quốc ngữ thi tập, NXB Văn học Hà Nội.

-

Dƣơng Kỳ Đức, Vũ Quang Hào, Nguyễn Văn Dựng (1999), Từ điển Trái
nghĩa tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.

-

Vũ Bằng (2000), Thương nhớ mười hai, NXB Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội.

-

Vũ Ngọc Phan (2005), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học,
TPHCM.

-

Nhiều tác giả (2010), Hai mươi bốn giờ một phút, Tuyển tập tạp văn trên Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, NXB Tổng hợp, TPHCM, tr. 1- 67.

-

Nguyễn Nhật Ánh (2012), Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, TPHCM.

-


Lê Nguyễn Nhật Linh (2014), Nín đi con, NXB Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội.

Ngồi ra, đề tài khảo sát một số bài viết trên trang báo điện tử, bao gồm:
-

Một số bài viết chuyên mục Khoa học- Môi trƣờng trên Báo điện tử
Vnexpress, bài viết từ ngày 9/9/2017 đến 25/03/2018 < />tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong>

-

Một số bài viết chun mục Văn hóa trên Tạp chí điện tử Tia sáng, bài viết từ
ngày 26/08/2017 đến 31/03/2018 < />

16
Từ những nguồn ngữ liệu trên, chúng tôi thực hiện khảo sát và phân loại ngữ liệu
theo hệ thống tiểu loại từ trái nghĩa trong tiếng Việt và trình bày trong phụ lục đính kèm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tơi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, thống kê và miêu tả.
Trong đó, phƣơng pháp phân tích ứng dụng vào việc khảo sát vị trí và chức năng cú
pháp cũng nhƣ nghĩa văn bản của cặp từ trái nghĩa trong các đơn vị ngữ liệu cụ thể.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong việc so sánh các kết quả thống kê các chức vụ
cú pháp và nghĩa văn bản của từng tiểu loại trái nghĩa và giữa tiểu loại này với tiểu loại
khác. Phƣơng pháp thống kê sử dụng để tổng hợp và đúc kết các bảng ngữ liệu tổng kết
kết quả khảo sát. Phƣơng pháp miêu tả chỉ ra những đặc điểm số liệu phản ánh về chức
vụ cú pháp và nghĩa văn bản của từng tiểu loại trái nghĩa.
Ngồi ra, chúng tơi sử dụng một số thao tác nhƣ tổng hợp và liệt kê ngữ liệu.
Đồng thời, đề tài so sánh các kết quả đạt đƣợc giữa đặc trƣng của các tiểu loại trái nghĩa
khi cấu thành nghĩa văn bản cũng nhƣ so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu
trƣớc đây.

6. Cấu trúc của khóa luận
Từ những vấn đề đặt ra, khóa luận định hƣớng làm sáng tỏ vấn đề trong 4
chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Ở chƣơng mở đầu, chúng tôi nêu ra định hƣớng đề tài trên các phƣơng diện nhƣ
lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, xác định đối tƣợng và giới hạn phạm vi, phƣơng
pháp sử dụng khi nghiên cứu. Trong đó, chúng tơi sơ lƣợc một số cơng trình, bài viết,
luận văn, luận án để có cái nhìn tổng quan về những kết quả nghiên cứu trƣớc, tránh lặp
lại những vấn đề đã đƣợc giải quyết đồng thời đặt ra hƣớng khai thác mới.
Ở chƣơng 1, chúng tôi nêu cơ sở lý luận về từ trái nghĩa trong tiếng Việt thông
qua việc nêu ra các định nghĩa, đúc kết định nghĩa phù hợp với đề tài làm nền tảng. Bên
cạnh đó, chúng tơi phân loại từ trái nghĩa theo cơ cấu nghĩa biểu hiện tƣơng ứng với


×