Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬNTÁC ĐỘNG của CẠNH TRANH TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG các điều KIỆN cần tạo lập để CHUYỂN đổi từ nền sản XUẤT xã hội lạc hậu SANG nền sản XUẤT xã hội TIẾN bộ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại HOÁ ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.56 KB, 17 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG,, CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN TẠO LẬP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI TỪ
NỀN SẢN XUẤT - XÃ HỘI LẠC HẬU SANG NỀN SẢN XUẤT - XÃ HỘI
TIẾN BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
Ở VIỆT NAM

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG? CÁC TÁC
I.
ĐỘNG NÀY ĐANG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY? MINH HOẠ BẰNG VÍ DỤ CỤ THỂ
Phân tích các tác động cơ bản của cạnh tranh trong nền kinh
1.1.
tế thị trường
Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền


kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
1.3.
Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN TẠO LẬP ĐỂ
CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN SẢN XUẤT - XÃ HỘI LẠC
II.
HẬU SANG NỀN SẢN XUẤT - XÃ HỘI TIẾN BỘ
TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN
ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở
2.1.
vật chất - kỹ thuật
2.2.
Chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến
Đổi mới quan hệ sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất
2.3.
trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.2.

1
2

2
2
6
7

8

8
10
10
14
15


MỞ ĐẦU
Ngày nay, khơng ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế
thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản
xuất xã hội. Không ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế thị trường
trong các chế độ khác nhau. Khơng cịn ai cho rằng kinh tế thị trường là sản
phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà nó là một tài sản chung của nhân loại và sẽ
tiếp tục phát triển sau chủ nghĩa tư bản, trong một thời kỳ lịch sử mới, một chế
độ xã hội mới - xã hội hiện đại, tiến bộ, công bằng, văn minh, cần thiết cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi
thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị
trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền
kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong
những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
còn yếu kém. Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là
thành viên của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa
hội nhập AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh
tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành
nước cơng nghiệp vào năm 2045. Do vậy, nghiên cứu phân tích tác động của
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này đang biểu hiện như
thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đồng thời phân tích các điều

kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất
- xã hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam hiện
nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

1


NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG? CÁC TÁC ĐỘNG NÀY ĐANG BIỂU HIỆN
NHƯ THẾ NÀO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY? MINH HOẠ BẰNG VÍ DỤ CỤ THỂ
1.1. Phân tích các tác động cơ bản của cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan
hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua - bán hàng hoá, dịch vụ trên
thị trường( người bán cần tiền, người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị
trường) thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội trong đó, các quan
hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế
là hướng vào việc kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của thị trường
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả
các quan hệ kinh tế trong quá trình phát triển sản xuất xuất hiện đều được tiền tệ
hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật
chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất
xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế trong
việc tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là một tất yếu
của nền kinh tế thị trường

Các chức năng của cạnh tranh:
Cạnh tranh có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng các hành vi sản xuất
tiêu dùng của xã hội
Cạnh tranh thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật
Cạnh tranh thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng

2


Cạnh tranh tạo chính sách cho việc phân phối thu nhập ban đầu nghĩa là các
doanh nghiệp nào thắng trong cạnh tranh thì sẽ thu được lợi nhuận hơn đối phương.
Các loại cạnh tranh gồm có:
Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh trên thị trường nước ngoài
Cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau theo ba hướng: giá
cả, chất lượng hàng hoá và thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng.
Cạnh tranh giữa một bên là những người bán và một bên là những người mua.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. Trên thương trường khơng
có chuyện "đơn phương độc mã" mà là "bn có bạn, bán có phường".
Cạnh tranh kích thích tính năng động, tính tự chủ của các doanh nghiệp,
vì thế nó làm cho kinh tế thị trường phát triển rất năng động (hoàn toàn khác với
nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế trong thời kì bao cấp).
Cạnh tranh huy động được mọi nguồn lực của xã hội vào việc phát triển
kinh tế.
Cạnh tranh thúc đẩy được cải tiến kỹ thuật và sử dụng công nghệ mới.
Cạnh tranh hiệu quả là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự phân bổ tối
ưu các nguồn lực và hệ quả mà nó mang lại là năng suất tối ưu.Cạnh tranh thúc
đẩy các nguồn lực di chuyển tới nơi nào có hiệu quả nhất bởi người sản xuất
muốn sử dụng chúng để đem lại lợi nhuận càng nhiều, càng tốt.
Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa người mua
và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hai nhóm này tác

động lẫn nhau với tư cách là một thể thống nhất, một hợp lực. ở đây cá nhân chỉ
tác động với tư cách là một bộ phận, một lực lượng xã hội, là một ngun tử của
một khối. Chính dưới hình thái đó mà cạnh tranh đã vạch rõ cái tính chất xã hội
của sản xuất và tiêu dùng.
Bên canh tranh yếu hơn cả cũng đồng thời là cái bên mà ở đó mỗi cá nhân
đều hoạt động một cách độc lập với đơng đảo những người cạnh tranh với mình
và thường thường là trực tiếp chống lại những người đó. Chính vì sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa một người cạnh tranh cá biệt với những người khác lại càng thêm
3


rõ ràng. Trái lại bên mạnh hơn bao giờ cũng đương đầu với đối phương với tư
cách là một chỉnh thể ít nhiều thống nhất.
Người mua làm cho giá thị trường càng thấp, càng tốt. Mỗi người chỉ
quan tâm đến đồng nghiệp trong chừng mực thấy đi với họ có lợi hơn việc
chống lại họ.
Khi một bên yếu hơn bên kia thì hành động chung sẽ chấm dứt, mỗi người
sẽ tự lực xoay sở lấy. Nếu một bên chiếm ưu thế thì mỗi người bên đó đều sẽ
được lợi, tất cả diễn ra như là họ cùng nhau thực hiện độc quyền chung vậy.
Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hố. Cạnh tranh có tác
dụng san bằng các giá cả mấp mơ để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá
cả sản xuất đều hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.
Tóm lại: Trong cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ,
phương tiện gây áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị, cạnh
tranh trong một cơ chế vận động chứ khơng phải cạnh tranh nói chung.
Như vậy có thể khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế, những người cung cấp hàng hoá,
dịch vụ và sự lựa chọn của người tiêu dùng đều diễn ra trong sự tác động tổng
hợp của các yếu tố cấu thành thị trường và sự chi phối của các quy luật kinh tế
khách quan như đã trình bày ở trên và đã hình thành nên một cơ chế vận hành

của nền kinh tế - đó là cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là sự tác động tổng hợp của các yếu tố cấu thành thị
trường, sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan vốn có của kinh tế thị
trường, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường có thể vận động và tái vận động
được; tạo cơ sở khách quan để các chủ thể kinh tế ứng xử kịp thời và có hiệu
quả những vấn đề cơ bản mà kinh tế thị trường đặt ra và sự lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ cần đến và có khả năng thanh tốn.
Cơ chế này được A.SMít gọi là “bàn tay vơ hình”. Kế thừa và có phê phán lý
thuyết về “bàn tay vơ hình” của A.SMít, C.Mác, trong quyển I bộ “tư bản”, đã
đưa ra khái niệm giá trị, thời gian lao động xã hội cần thiết, giá cả, quy luật giá
trị, quy luật lưu thông tiền tệ [1, tr.289].
4


Nhưng tất cả những khái niệm và quy luật này được nghiên cứu trong quá
trình sản xuất trực tiếp, chưa xét đến q trình lưu thơng, q trình tái sản xuất
xã hội, cạnh tranh và cung-cầu. Hay nói cách khác, C.Mác đã trừu tượng hố
lĩnh vực lưu thơng cùng các nhân tố khác có liên quan để xem xét sản xuất trong
trạng thái thuần tuý, bản chất của nó. Do đó chỉ khi nắm được bản chất của
chúng, C.Mác mới áp dụng phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, để tiếp tục
nghiên cứu các phạm trù và quy luật của chúng trong đời sống hiện thực vốn có
của nó. C.Mác thực hiện phương pháp và mục đích nghiên cứu của mình trong
quyển 3 bộ “Tư bản”. Khác với các nhà kinh tế học trước đó, C.Mác tiếp cận cơ
chế thị trường tự điều chỉnh từ lý luận giá trị và quy luật giá trị. Ơng có xét đến
cạnh tranh, quan hệ cung-cầu và quy luật cung-cầu, nhưng không nhấn mạnh
cung-cầu như A.SMít trước đây và kinh tế học ngày nay. C.Mác coi yếu tố trung
tâm quyết định nhất của cơ chế thị trường tự điều chỉnh là giá cả thị trường, là
tín hiệu của thị trường về nhu cầu xã hội.
Nhưng cái gì quyết định giá cả ? Có thể có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
giá cả như giá trị, cạnh tranh, quan hệ cung-cầu, sức mua của đồng tiền, yếu tố

tâm lý, tập quán và cuối cùng bao trùm lên tất cả là trình độ xã hội hố sản xuất.
C.Mác đã coi giá trị, trình độ xã hội hoá sản xuất là nhân tố số một quyết
định giá cả, chứ khơng phải hồn tồn do cung-cầu, hoặc một nhân tố nào khác,
cung-cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả thị trường. C.Mác cho rằng: Dù giá cả hàng
hố được điều tiết như thế nào thì quy luật giá trị cũng vẫn chi phối sự vận động
của chúng. Theo ông, ai coi cung-cầu quyết định giá cả hàng hố thì khi cungcầu bằng nhau, giá cả hàng hố do cái gì quyết định ? Chắc chắn lúc đó là do giá
trị quyết định. Họ nhầm tưởng rằng, giá cả hàng hoá sẽ đứng im một chỗ khi
cung bằng cầu. Khi đó giá cả thơi khơng vận động nữa, đó là nhận thức sai lầm.
C.Mác cịn chỉ ra rằng : Giá cả có thể lên cao ngay cả khi cung đáp ứng cầu vì
giá trị có thể thay đổi. Điều đó càng luận giải rõ là giá cả khơng do cung-cầu
quyết định, mà nó chỉ ảnh hưởng đến sự lên, xuống của giá cả thị trường xoay
quanh trục giá trị hàng hố mà thơi. Tất nhiên, giá trị hàng hố mà giá cả thị
trường xoay quanh khơng cịn là giá trị trừu tượng mà là giá cả sản xuất trong
5


các làn sóng cạnh tranh và quan hệ cung-cầu. C.Mác cho rằng, mặc dù giá cả thị
trường tự điều tiết theo cách nào đó vẫn có thể kết luận:
Một là, sự vận động của giá cả là do quy luật giá trị chi phối. Vì mỗi khi
số lao động cần cho sản xuất giảm hay tăng thì đều làm cho giá cả sản xuất tăng
hay giảm.
Hai là, sự vận hành của cơ chế thị trường thông qua sự tác động của các
nhân tố: cạnh tranh, cung-cầu, giá cả thị trường, trong đó giá cả thị trường là
nhân tố trung tâm.
Ba là, cơ chế thị trường tự điều chỉnh trong mô hình kinh tế thị trường tự
do cạnh tranh được nhận dạng qua các đặc trưng:
- Mỗi hãng sản xuất kinh doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ về hàng hoá mà
mình sản xuất và lưu thơng trên thị trường với tư cách là những người bình đẳng.
- Các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường chưa bị biến dạng hay chưa
bị chi phối bởi các thế lực độc quyền, hoặc sự can thiệp của Nhà nước.

- Giá cả thị trường cao hay thấp là kết quả khách quan của quan hệ cạnh
tranh và cung-cầu.
- Các yếu tố gắn với “đầu vào” của sản xuất đều là hàng hoá trên thị
trường được tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, địa phương sang
địa phương khác theo sự biến động của giá cả thị trường.
Phân tích về các yếu tố cấu thành, các quy luật tác động trên thị trường và
sự hình thành cơ chế thị trường là cơ sở quan trọng để tìm hiểu những mặt tích
cực cũng như những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
1.2. Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay
Cạnh trạnh trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, tuy nhiên
các tác động của cạnh tranh đó ở Việt Nam khơng sâu sắc như ở các nước tư
bản. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là:
Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nền kinh tế ấy lấy các
thành phần kinh tế dựa trên sở hữu xã hội và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy
kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
6


xã hội công bằng và văn minh làm mục tiêu. Do vậy, tính chất cạnh tranh ở đây
là cạnh tranh vì mục tiêu chung, cùng phát triển.
Tuy vậy, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cũng
diễn ra gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các nhóm lợi ích khác nhau trong xã
hội. Cạnh tranh đó đã có những tác động tiêu cực (hay còn gọi là mặt trái của cơ
chế thị trường) đối với xã hội nói chung và vai trị quản lý của nhà nước nói
riêng. Bởi vì, cơ chế thị trường về bản chất thường vận động tự phát, tất yếu dẫn
đến cơ cấu cung cầu mất cân đối, dẫn đến khủng hoảng kinh tế hàng hóa theo
chu kỳ, tệ nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo quá mức... Nếu khơng có sự
quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì sẽ
dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa về kinh tế, từ đó dẫn đến chệch hướng về

chính trị và các mặt khác của xã hội. Bên cạnh đó, cạnh tranh trong kinh tế thị
trường có tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội như: tư tưởng, đạo đức, lối
sống… Kinh tế thị trường “làm nảy sinh tệ sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà
chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người; xuất hiện các hiện tượng buôn
lậu, chốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, lừa đảo, môi giới lừa đảo
làm cho công tác quản lý của nhà nước đối với kinh tế đã phức tạp lại càng phức
tạp hơn” [3, tr.189]. Nếu nhà nước khơng có chính sách quản lý chặt chẽ thì sẽ
dẫn đến dối loạn thị trường, đình chệ sản xuất, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
khó tránh khỏi.
1.3. Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể
Trước sự cạnh tranh của thị trường trong nước, Công ty Cổ phần Bóng
đèn Phích nước Rạng Đơng đã chuẩn bị cho việc phát triển bóng đèn cơng nghệ
chiếu sáng rắn (LED) từ rất sớm. Ngay từ năm 2003, lãnh đạo công ty đã tiếp
cận các nhà cung cấp sản phẩm thiết bị bóng đèn LED để chọn pha cơng đoạn,
tham gia chuỗi sản phẩm LED Rạng Đơng có lợi thế. Với sự cố gắng của tồn
cơng ty, năm 2008 bóng đèn LED đầu tiên của công ty Rạng Đông ra đời để tiếp
cận thị trường. Năm 2011, công ty đã thành lập Trung tâm R&D chiếu sáng
(trung tâm hiện đại) xây dựng nền tảng công nghệ cho việc sản xuất LED. Tiếp
7


đó, năm 2014 cơng ty thành lập xưởng LED và Điện tử sản xuất với quy mô
công nghiệp hiện đại.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chiến lược giai đoạn 2016 - 2020, căn
cứ vào dự báo, lãnh đạo công ty đã hoạch định, nghiên cứu thị trường, dựa vào
kết quả nghiên cứu uy tín quốc tế như của Mc Kinsey cho rằng đèn huỳnh quang
(FL) cịn có thể duy trì đến năm 2022, đối với đèn huỳnh quang compact (CFL)
thì tốc độ suy giảm hàng năm lên đến 10-15%/năm. Chính vì vậy, nhà quản trị
cơng ty đã hoạch định chiến lược phát triển đèn công mới, lấy mốc năm 2010
(trước khi thành lập Trung tâm R&D), cả năm công ty chỉ tiêu thụ được 14.900

sản phẩm, với doanh thu đạt 1 tỷ 540 triệu đồng, thì đến năm 2018 (tức là chỉ
sau chỉ sau 7 năm 8 tháng) công ty đã đạt cả năm đã tiêu thụ 32.900 ngàn sản
phẩm, gấp đến 2.400 lần, mang lại doanh thu 2.311 tỷ gấp 1.600 lần.
Vào thời điểm đó, ban giám đốc công ty Rạng Đông đã tập trung phát
triển theo chiến lược đặc biệt “một trục - hai cánh”: một trục là phát triển con
người, công nhân viên, lãnh đạo công ty cùng chia sẻ trách nhiệm, gắn bó. Hai
cánh là phát triển khoa học và công nghệ song song, kết hợp với khoa học quản
trị. Đầu tư cho khoa học và công nghệ là điểm nhấn khác biệt của Rạng Đông so
với nhiều công ty nhà nước khác thời điểm đó, thể hiện tư duy lãnh đạo.
Trong “Mơ hình Rạng Đơng”, ngồi tầm nhìn chiến lược tinh tế, khả năng
dự báo của người lãnh đạo, những quyết định đầu tư hợp lý, đổi mới công nghệ
sản xuất ở những thời điểm phù hợp để đón đầu được sự phát triển, thì lãnh đạo
cơng ty cịn chủ động hợp tác, tiếp cận với các viện nghiên cứu ở các trường đại
học, đón nhận tri thức từ các nhà khoa học… đây là bài học về chức năng lãnh
đạo đã giúp công ty trở thành đơn vị tiên phong, dẫn đầu trong công tác nghiên
cứu để phát triển, đổi mới và sáng tạo.
II. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN TẠO LẬP ĐỂ CHUYỂN
ĐỔI TỪ NỀN SẢN XUẤT - XÃ HỘI LẠC HẬU SANG NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI TIẾN BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN
ĐẠI HỐ Ở VIỆT NAM
8


2.1. Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật: cuộc cách mạng kỹ
thuật mà nội dung chủ yếu của nó là cơ khí hóa xuất hiện đầu tiên ở nước Anh
vào ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ
XX. Đến khoảng giữa thế kỷ XX xuất hiện cuộc cách mạng khoa học- công
nghệ hiện đại. Mờy thập niên đã qua, nhất là thập niên gần đây loài người đang
chứng kiến những thay đổi rất to lớn, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế,

chính trị và xã hội.
Vào khoảng những năm 80, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (hay
công nghệ) hiện đại chuyển sang giai đoạn thứ ba- giai đoạn có nhiều quan điểm
khác nhau đặt tên gọi cho nó. Tương ứng với giai đoạn thứ ba cuộc cách mạng
này cịn có một nội dung mới: điện tử và tin học.
Về điện tử và tin học: một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn, nhất là
lĩnh vực máy tính, diễn ra theo 4 hướng nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính);
máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học).
Cuộc cách mạng này có hai đặc trưng chủ yếu:
Một là, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách đây hơn
100 năm C.Mác đã từng dự đoán về mối quan hệ và sự phát triển giữa khoa học
và lực lượng sản xuất. Người viết “Thiên nhiên khơng tạo ra máy móc, đầu xe
lửa điện báo... tất cả các thứ đó là thành quả của bộ óc con người, được bàn tay
con người tạo ra là sức mạnh tri thức đã được vật hóa. Sự phát triển vốn cố định
là chỉ tiêu cho thấy rằng tri thức xã hội chung đã biến thành lượng sản xuất với
mức độ cao, và do đó cũng là chỉ tiêu nói lên mức độ phụ thuộc và biến đổi của
chính những điều kiện hoạt động xã hội với trí tuệ chung” [2, tr.182].
Nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là nó bao gồm cả khoa
học tự nhiên - kỹ thuật lẫn khoa học - xã hội, nhất là khoa học kinh té; nó do con
người tạo ra thông qua con người - nhân tố trung tâm - nhân tố chủ thể - đến lực
lượng sản xuất. Nó địi hỏi phải có chính sách đầu tư đúng đắn cho khoa học kỹ
9


thuật. Ngày nay, bất cứ sự tiến bộ nào của kỹ thuật (công nghệ) sản xuất đều
phải dựa trên những thành tựu của khoa học làm cơ sở lý thuyết cho nó.
Hai là, thời gian cho một phát minh mới của khoa học rút ngắn lại và
phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày
càng mở rộng.
Ở nước ta, một nước bỏ qua chế độ tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, cơng

nghiệp hóa và hiện đại hóa được tiến hành trong điều kieej thế giới đã trải qua
hai cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra trong xu hướng tồn cầu hóa,
khu vực hóa. Trong hồn cảnh đó cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta
phải bao gồm cơ khí hóa và hiện đại hóa, coi nó là “ then chốt” và coi khoa họccơng nghệ “động lực” cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
2.2. Chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến
Nhận chuyển giao công nghệ mới là cách đi sớm đưa nhanh nước ta lên
hiện đại gắn với con đường rút ngắn con đường phát triển hiện đại.
Thực chất của việc chuyển giao công nghệ mới là sự chuyển đổi quyền sở
hữu và quyền sử dụng hàng hóa kỹ thuật công nghệ từ các nước công nghiệp
tiên tiến sang các nước có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển.
Nếu như hàng hóa thơng thường thì sự vận động của ló đi từ nơi có giá
thấp đến nơi có giá cao, thì trái lại hàng hóa kỹ thuật cơng nghệ lại có đặc điểm
đi từ nơi có trình độ cao đến nơi có trình độ thấp.
Để hiện thực hóa việc chuyển giao cần coi trọng các điều kiện về vốn và
đội ngũ làm công tác nhận chuyển giao...
2.3. Đổi mới quan hệ sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất trong
q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Ở nước ta trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây, đã có lúc
chúng ta tưởng rằng có thể thiết lập được một quan hệ sản xuất cao hơn, đi trước
để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Song kết quả lại diễn ra trái với
mong muốn của chúng ta. đó là lực lượng sản xuất khơng phát triển, tình trạng
trì trệ kéo dài, hàng hóa sản xuất rra kém chất lượng, giá thành cao không thể
10


cạnh tranh với hàng ngoại, lại khan hiếm không đủ để thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng, đời sống nhân dân rất khó khăn.
Tình hình trên do nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Song, một trong những nguyên nhân quan trọng là do chúng ta đã áp đặt chủ
quan một quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất . Trong điều

kiện lực lượng sản xuất cịn ở trình độ thấp kém, phổ biến là sản xuất nhỏ nhưng
vì muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã nhấn mạnh quá mức
quan hệ sở hữu mà chưa chú ý đúng mức tới quan hệ tổ chức, quản lý và quan
hệ phân phối, trao đổi. Từ đó đã dẫn đến việc mở rộng ồ ạt hai hình thức sở hữu
tồn dân và tập thể, các thành phần kinh tế khác bị ngăn cấm hoặc xóa bỏ để
chuyển sang kinh tế quốc doanh và tập thể qua các đợt cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh. Bên cạnh đó, việc duy trì q lâu cơ chế hành chính, tập
trung, quan liêu, bao cấp và kèm theo nó là sự phân phối bình qn, lợi ích cá
nhân chưa được quan tâm đúng mức đã kìm hãm sức sản xuất của xã hội. Các
thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước chưa được phát huy tác dụng. Động
lực sản xuất bị giảm, người lao động xa lánh tư liệu sản xuất, thờ ơ với các kế
hoạch của tập thể và Nhà nước [4, tr.310].
Thực tế phát triển kinh tế ở nước ta gần 40 năm qua đã chứng minh rằng:
quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất khơng chỉ khi nó
trở nên lạc hậu, mà cả khi nó được áp đặt một hình thức đi trước quá xa so với
lực lượng sản xuất, một lần nữa quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại thể hiện rõ tính tất yếu và
tính phổ biến mạnh mẽ của nó bất chấp cả ý muốn chủ quan của con người. Dù
mong muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhanh chóng thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chúng ta cũng khơng thể bất chấp quy luật, mà trái
lại phải tôn trọng và hành động đúng quy luật khách quan. Đó là một trong
những bài học lớn mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng đã chỉ rõ.
Với Nghị quyết Đại hội VI, chúng ta đã dứt khốt đoạn tuyệt với cơ chế
hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển dần kinh tế sang cơ chế thị
11


trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới khuyến khích phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế với các

nước, các khu vực trên thế giới, động viên mọi người làm giàu trong khuôn khổ
luật pháp cho phép.
Đường lối của đảng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân lao
đọng hứng khởi hưởng ứng và đã đem lại nguồn sinh khí mới, tạo đà cho nền
kinh tế phát triển nhanh chóng và dần dần đi vào thế ổn định. Sau tám năm thực
hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: tăng
trưởng kinh tế khá, lạm phát được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện
từng bước. Sở dĩ có sự chuyển biến đi lên theo hướng vững chắc như vậy chính
là nhờ chúng ta đã đổi mới từng bước quan hệ sản xuất cho phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, do đó đã giải phóng sức sản xuất của xã hội, khai
thác được các tiềm năng cả ở bên trong và bên ngoài, làm cho lực lượng sản
xuất nước ta có những bước phát triển nhảy vọt về chất.
Việc giải phóng lực lượng sản xuất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta, bởi vì:
Thứ nhất: nền kinh tế nước ta còn kém phát triển do điểm xuất phát thấp,
đang ở trạng thái đan xen nhiều loại hình và thành phần kinh tế ở những trình độ
rất khác nhau như phân tán và tập trung, thủ công và hiện đại, lạc hậu và tiên
tiến... Trong tình hình đó, nếu khơng kiến tạo được những hình thức quan hệ sản
xuất đa dạng thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất ở tất cả các thành
phần kinh tế hiện có, chúng ta sẽ khơng thể khai thác được tiềm năng to lớn của
những thành phần kinh tế đó. Vì vậy, thừa nhận sự tồn tại lâu dài và thực hiện
nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là giải pháp quan trọng
nhất để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta.
Thứ hai: Khi lực lượng sản xuất được giải phóng sẽ tạo ra động lực để khai
thác và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kực hiện có như nguồn lực nhàn rỗi
trong dân cư, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và trí tuệ con người.
Thứ ba: chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng sản
xuất được gợi mở, khơi thơng, chúng ta mới có thể thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư
12



của nước ngồi để tranh thủ vốn, kỹ thuật cơng nghệ hiện đại và tri thức quản lý
kinh nghiệm tiên tiến nhằm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh ế nước ta.
Giải phóng lực lượng sản xuất thực chất là giải tỏa, tháo gỡ những lực
lượng cản kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giải phóng và phát
triển lực lượng sản xuất là hai quá trình diễn ra đồng thời và có tác động qua lại
hỗ trợ lẫn nhau.
Do vậy, điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố ở Việt Nam địi hỏi chúng ta phải thường xuyên đổi mới quan hệ sản xuất,
khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể có, cả nguồn lực bên
trong và bên ngồi. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất của nhiều quốc gia
trên thế giới phát triển nhanh chóng và ngày càng mang tính chất quốc tế hóa
cao. Do đó giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu hướng vừa
cạnh tranh gay gắt vừa giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng
nghệ... Bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải hòa nhập vào
xu thế chung đó. Đối với nước ta, để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với
các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập
chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ trung tâm có
tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới là phải thúc đẩy sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó địi hỏi chúng ta
phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với tất cả các
nước, các khu vực trên thế giới. Để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất,
chúng ta thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
trong đó có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa.

13



KẾT LUẬN
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi
lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là q trình tích luỹ về
lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay
đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt
đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất
yếu khách quan. Cạnh tranh đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế nước ta, trong
đó có cả mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước
ta cần có chính sách để hạn những mặt tieu e cực do cạnh tranh mang lại.
Ben cạnh đó, hiện nay chúng ta cần phải tạo ra các tiền đề để đẩy mạnh quá
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kỳ quá độ nhằm đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức và tận dụng
thời cơ để phát triển trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
3. Nguyễn Văn Đoài (2019), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Nguyễn Trần Văn (2018), Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15




×