Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.61 KB, 10 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

XUẤT KHẢU RAU QUẢ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
VIETNAM’S VEGETABLES AND FRUITS EXPORT SITUATION AND SOLUTIONS
ThS. Phạm Thị Dự
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Xuất khẩu hàng hóa đóng góp trên dưới 80% tổng GDP của Việt Nam ở giai đoạn 2011 – 2015, trong
đó xuất khẩu rau quả chỉ chiếm khoảng 1%, tuy nhiên đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Trong kim
ngạch xuất khẩu rau quả, mặt hàng quả chiểm tỷ trọng trên dưới 70%, kế đến là mặt hàng rau còn mặt hàng
rau quả chế biến chiếm tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%. Năm 2017 là năm mà ngành rau quả Việt Nam đã có bước đột
phá, có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng lớn nhất trong nhóm hàng nông, thủy sản và lập kỷ lục trong năm 2018.
Bên cạnh các thị trường truyền thống là châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, rau quả Việt Nam đã từng bước khẳng
định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada, Australia,
Newzealand… vừa tăng về giá trị, vừa cân đối giữa cơ cấu các mặt hàng. Song hành cùng những lợi thế sẵn có
về đa dạng chủng loại, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu; rau quả xuất khẩu còn gặp phải
nhiều hạn chế về cơ cấu xuất khẩu chưa mang lại hiệu quả kinh tế, sản lượng và chất lượng không ổn định, rào
cản kỹ thuật… Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản phẩm, thị
trường, tổ chức và quản lý xuất khẩu.
Từ khóa: xuất khẩu rau quả, Việt Nam, thực trạng, giải pháp
Abstract
Goods exporting contributes approximately 80% of Vietnam’s total GDP in 2011 – 2015 period, among
them, vegetables and fruits exporting makes up only about 1%, however this article has a lot of exporting
potiential. In vegetables and fruits export turn – over, fruit article accounts for the share of 70%, after that is
vegetable; as for processed products, it has a small share of below 10%. 2017 is the year that Vietnam's
vegetables and fruits industry has made a breakthrough, with the largest growth rate of exports among
agricultural and aquatic products and set a record in 2018. Next to traditional markets is Asia, led by China,
Vietnam vegetables and fruits have gradually asserted quality, conquered fastidious markets such as the US,
Japan, EU, Canada, Australia, Newzealand... which is both increase in value and balance between the structure
of items. Accompanied with the available advantages of wide – range of products, favorable naturalcondition
for producing and exporting; exported vegetables and fruits still have to face many challenges such as low


economy efficiency exporting structure, unstable yield and quality, technical barriers… We need to execute
synchronized solutions for products, markets, exporting organization and management if we want to boost the
vegetables and fruits export.
Keywords: Export vegetables and fruits, Vietnam, situation, solution

1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, về đất đai, lao
động, khí hậu và các điều kiện sinh thái cho phép nước ta phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững, đa ngành, đa canh với nhiều loại nơng sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Rau quả cũng là
một mặt hàng nông nghiệp được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Trên cơ sở khai thác và tận dụng lợi thế so sánh, xuất khẩu rau quả là một hướng đi
tốt cho các doanh nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cho Việt Nam. Nhận thức được vấn đề trên, bài
viết tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu, chỉ ra thành công và hạn chế trong xuất khẩu rau quả của
Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam.
2. Đặc điểm mặt hàng và tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
2.1. Đặc điểm mặt hàng rau quả của Việt Nam
Rau quả Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, mặt hàng rau quả có thể chia ra các nhóm: rau
tươi, quả tươi và rau quả chế biến. Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau:
874


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Thứ nhất, mặt hàng rau quả chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên: như các điều kiện
về đất đai, thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn ngước… Những nhân tố này tác động trực tiếp đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá cả, nguồn hàng
rau quả cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho
năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng đều giảm.
Thứ hai, mặt hàng rau quả mang tính thời vụ: Việc sản xuất, thu hoạch thường được tiến hành
theo mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện

thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại rau
quả theo từng mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều, số lượng lớn, phong phú về chủng loại,
giá cả vì thế mà cũng sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời tiết khơng thuận lợi thì hàng rau quả khan hiếm,
chất lượng không đồng đều, giá sẽ cao hơn.
Thứ ba, mặt hàng rau quả mang tính phân tán và tính địa phương: Mỗi loại cây khác nhau phù
hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như
cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh miền núi phía Bắc trong khi đó cây
cà phê lại thích hợp với mơi trường đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng…
Mặt khác, hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu thụ
lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là
phân tán – tập trung, nông thôn – thành thị vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua,
chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
Thứ tư, mặt hàng rau quả có tính tươi sống: Hàng rau quả phần lớn là các loại rau quả tươi, số
ít là rau quả đã qua chế biến, nên trong quá trình thu hoạch và vận chuyển dễ bị dập, nát dẫn đến kém
phẩm chất. Hơn nữa chủng loại, số lượng chất lượng cũng rất khác nhau khi thu mua cần đặc biệt lưu ý
phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp đặc điểm
của từng loại, thu mua, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời tránh hao tổn.
Thứ năm, hàng rau quả phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chất lượng của nó tác
động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dung nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
được đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay,
chất lượng đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính
thì địi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường đó
đặt ra.
Thứ sáu, hàng rau quả gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng mặt hàng cũng rất khác
nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trưởng và phát triển trong các
điều kiện không giống nhau, thu hoạch và chế biến theo những cách thức riêng nên chất lượng cũng
khó đồng đều, ngay trong mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy định thành rất nhiều loại
khác nhau.
Hàng rau quả có những nét đặc trưng riêng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ cũng như

xuất khẩu. Tìm hiểu những đặc trưng của hàng rau quả từ đó đưa ra các phương thức kinh doanh phù
hợp là một cách để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị
trường thế giới.
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
a. Về diện tích canh tác và sản lượng rau quả của Việt Nam
Diện tích canh tác và sản lượng rau quả của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Do
người dân chuyển một số cây trồng có giá bán thấp, chi phí đầu tư cao sang trồng rau cho thu hoạch
nhanh, khơng mất nhiều cơng chăm sóc nên diện tích trồng rau trong những năm gần đây tiếp tục tăng.
Diện tích trồng rau tăng 7,5% từ 845.000 ha năm 2015 lên 908.000 ha năm 2016 và tăng 3,2% lên
937.000 vào năm 2017. Sản lượng rau cũng tăng tương ứng trong vòng hai năm đã tăng 2 triệu tấn từ
875


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

14,5 triệu tấn năm 2015 lên 16,5 triệu tấn năm 2017. Cơ cấu rau đa dạng, trong đó các loại rau có sản
lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành,
tỏi… Diện tích cây ăn quả năm 2016 tăng 24,5% so với năm 2015, năm 2017 tăng 6% so với năm
2016. Diện tích cây ăn quả chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, đu đủ… (đổi
với các loại quả khác diện tích trồng chỉ hơn 1%/năm). Sản lượng quả cung cấp cũng tăng mạnh từ 7
triệu tấn năm 2015 đã tăng lên 9,48 triệu tấn năm 2017. Cơ cấu quả gồm 3 nhóm chính: nhiệt đới
(chuối, dừa, xồi, thanh long, chơm chơm…); cận nhiệt đới (cam, quýt, vải nhãn…); ôn đới (mận, đào,
lê, nho…).
Xét về tỷ trọng: diện tích canh tác và sản lượng rau có xu hướng giảm dần qua các năm; trong
khi đó diện tích canh tác và sản lượng quả có xu hướng tăng lên do nhiều cây trồng tăng về diện tích
và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, sản lượng rau vẫn đạt trên 60% và sản lượng
quả mới chỉ đạt 36,5% năm 2017.
Bảng 1: Diện tích canh tác và sản lượng rau quả của Việt Nam
Năm
2015

2016
2017

Loại
Rau
Quả
Rau
Quả
Rau
Quả

Diện tích canh tác (ha)
845.000
700.000
908.000
871.400
937.300
923.900

Tỷ trọng (%)
54,7
45,3
51,0
49,0
50,4
49,6

Sản lượng (triệu tấn)
14,5
7

16
8,92
16,5
9,48

Tỷ trọng (%)
67,4
32,6
64,2
35,8
63,5
36,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Xuất nhập khẩu

b. Về các chủ thể tham gia
Các chủ thể tham gia vào ngành rau quả chủ yếu là các hộ nông dân (trang trại, nhà vườn). Tuy
nhiên, một vài năm trở lại đây đã có sự tham gia của các chủ thể khác vào ngành này:
- Các doanh nghiệp, đầu tư phát triển mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, chủ yếu trồng rau,
các loại quả (trong đó khoảng 70% là doanh nghiệp dân doanh, 25% là doanh nghiệp FDI và khoảng
5% là doanh nghiệp Nhà nước).
- Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và các hộ nông dân (doanh nghiệp bỏ vốn và xây
dựng quy trình, người nơng dân tập trung đất đai và lao động hình thành nên những hình thức hợp tác
xã kiểu mới).
- Xu hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị tiếp tục được nhân
rộng. Đến nay, hầu hết các địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ từ vài chục
ha đến vài trăm ha với nhiều loại cây trồng (rau, đậu, trái cây các loại).
c. Về công nghệ trồng rau quả
Trong khi đa phần các hộ nông dân trồng rau quả theo phương pháp truyền thống, việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất rau quả đang được thúc đẩy, góp phần tăng sản

lượng rau quả. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với mơi trường như VietGAP, GlobalGAP…
được phổ biến nhân rộng. Tính đến hết năm 2017, đã có 1.495 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận
VietGAP với diện tích 19.213,5 ha, trong đó cây ăn quả là 13.119,3 ha, rau là 3.463,8 ha. Ở nhiều địa
phương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để nâng cao
chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và làm tốt cơng tác phịng trừ sâu bệnh nên sản lượng và
chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tăng lên, cụ thể năm 2017, giá trị sản xuất trồng
trọt đã tăng 2,33%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (2%).
876


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

2. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
3.1. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong xuất khẩu hàng hóa nói
chung và xuất khẩu rau quả nói riêng. Nhìn vào tỷ trọng của xuất khẩu hàng hóa trong tổng GDP đều
trên dưới 80% từ năm 2011 – 2016; đặc biệt là hai năm gần đây 2017 và 2018 đều trên 95% cho thấy
xuất khẩu hàng hóa đóng góp rất lớn vào GDP của nước ta. Rau quả dù không phải là mặt hàng xuất
khẩu (XK) chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa (XKHH) Việt Nam, với tỷ trọng XK khoảng hơn 1%
trong tổng giá trị XKHH và tổng GDP. Tuy nhiên, giá trị XK của mặt hàng này ngày càng tăng lên rõ
rệt cho thấy những chuyển biến tích cực của XK rau quả Việt Nam. Nếu như trong những năm 2011 –
2015, tỷ trọng XK rau quả rất thấp chưa được 1% tổng GDP thì trong hai năm gần đây đã đánh dấu sự
tăng trưởng vượt bậc và đạt khoảng 1,5% tổng GDP.
Bảng 2: GDP và xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018
Năm
2011
2012
2013
2014

2015
2016
2017
2018

Tỷ trọng XKRQ/
GDP (triệu XK hàng hóa
Tỷ trọng
XK rau quả
Tỷ trọng
USD)
(triệu USD) XKHH/GDP (%) (triệu USD) XKRQ/GDP (%)
XKHH (%)
135.500
96.910
71,5
460
0,34
0,47
155.800
114.530
73,5
827
0,53
0,72
171.200
132.030
77,1
1.073
0,63

0,81
186.200
150.220
80,7
1.489
0,8
0,99
193.200
162.020
83,9
1.839
0,95
1,14
205.300
176.630
86,0
2.457
1,19
1,39
223.900
215.100
96,0
3.500
1,56
1,63
254.140
243.700
95,9
3.805
1,49

1,56
Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan

a. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Kim ngạch XK rau quả liên tục tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2011 – 2018.
Đơn vị tính: USD

Kim ngạch xuất khẩu rau quả
3,805,622,369
3,500,192,203

4,000,000,000
3,500,000,000
3,000,000,000

2,457,246,432

2,500,000,000

1,839,270,142
1,488,995,470
1,500,000,000
1,073,226,123
827,043,273
1,000,000,000
460,272,996
500,000,000
2,000,000,000

0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018
Nguồn: Tổng cục thống kê

877


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Nếu như năm 2011 kim ngạch XK rau quả của Việt Nam đạt hơn 460 triệu USD thì đến năm
2012 đã tăng gần gấp đơi đạt 827 triệu USD và đến năm 2013 là năm đặt dấu mốc đầu tiên kim ngạch
XK trên 1 tỷ USD. Với đà tiếp tục tăng trưởng qua các năm tiếp theo và với sự tăng vượt bậc của kim
ngạch XK rau quả vào năm 2017 đạt tới 3,5 tỷ USD và thiết lập kỷ lục trong giai đoạn này là 3,8 tỷ
USD vào năm 2018.


Tốc độ tăng trưởng XK rau quả
50
40

32.84

30
20

42.44

38.74
29.77

18.42

33.6
23.52

10

8.7

0

2011

2012

2013


2014

2015

2016

2017

2018

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2011 – 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng trưởng XK rau quả của Việt Nam trong giai đoạn này có sự tăng trưởng liên tục
qua các năm. Năm 2016, mức tăng trưởng lên tới 33,6%; có thêm 5 loại quả tươi được cấp phép nhập
khẩu vào 4 thị trường đó là: xồi đi Australia, thanh long đi Đài Loan (Trung Quốc), nhãn và vải đi
Thái Lan, hạt điều đi Peru. Sản lượng XK đi các thị trường Mỹ, Hàn tăng gấp đôi so với năm 2015.
Hai năm gần đây, trong khi nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực như tiêu, điều, cao su, cà phê...
thường xun rơi vào tình trạng khó khăn, kim ngạch tăng giảm thất thường, giá cả kém cạnh tranh thì
riêng mặt hàng rau quả lại "tỏa sáng". Năm 2017, XK rau quả đem về 3,5 tỷ USD, tăng tới 42,44% so
với năm 2016. Bước sang năm 2018, dù không duy trì được mức tăng trưởng "khủng" như năm 2017,
song con số 3,8 tỷ USD, vượt dầu thô, tăng trưởng 8,7% so với năm 2017 cũng đủ làm toàn ngành
phấn khởi.
b. Cơ cấu nhóm hàng rau quả xuất khẩu
Nhóm hàng rau quả XK có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm hàng rau (bao gồm: cà chua, bắp
cải, hành, cà rốt, củ cải, dưa chuột,… tươi hoặc ướp lạnh, các loại rau thái lát, vụn, bột nghiền, ngâm
dung dịch nhưng không ăn được ngay); nhóm hàng quả (bao gồm: chuối, cam, quýt, bưởi, nho, táo,
thanh long…tươi, khô, đông lạnh, ngâm trong dung dịch nhưng khơng ăn được ngay); nhóm rau quả
chế biến (bao gồm: rau quả đã qua chế biến sâu như: muối, ngâm nước đường, rau quả nghiền có thể

ăn liền, các loại mứt,…). Với cách phân loại này có thể cho thấy mức độ chế biến của rau quả XK.
Bảng 3: Cơ cấu nhóm hàng rau quả xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015
Loại hàng
Rau
Quả
Rau quả chế biến

Năm 2011
22,98
68,82
8,19

Năm 2012
24,29
69,27
6,45

Năm 2013
18,6
71,36
10,04

Năm 2014
25,7
66,6
7,7

Đơn vị tính: %
Năm 2015
21,9

71,1
7,1

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào cơ cấu nhóm hàng rau quả XK qua 5 năm (2011 - 2015) khơng có nhiều biến động.
Cụ thể, nhóm hàng quả là nhóm hàng XK chính, với tỷ trọng khoảng 70% kim ngạch XK rau quả, tiếp
878


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

đến là mặt hàng rau với tỷ trọng trên dưới 20%, còn lại là rau quả chế biến. Theo số liệu ước tính của
Cục Trồng trọt, giá trị XK của nhóm hàng quả năm 2018 chiếm trên 80% tổng giá trị. Các loại quả XL
chủ yếu là thanh long (chiếm 1,1 tỷ USD); kế đó là chuối, chơm chơm, nhãn, vải, xồi, măng cụt, sầu
riêng. Có thể nói, mặt hàng quả có nhiều lợi thế XK khi nhìn vào tỷ lệ XK vượt trội so với hai nhóm
hàng cịn lại. Mặt hàng rau quả qua chế biến (là rau quả có hàm lượng kỹ thuật chế biến lớn), chiếm tỷ
lệ rất thấp, chỉ trên dưới 10% kim ngạch XK. Với đặc điểm hàng XK thường vận chuyển với khoảng
cách địa lý xa, nếu chỉ XK các mặt hàng rau quả tươi, sơ chế đơn giản thì khơng đảm bảo được chất
lượng hàng hóa sau thời gian vận chuyển, giá trị hàng XK thu về cũng sẽ thấp. Do vậy, yêu cầu đặt ra
cần tăng tỷ trọng mặt hàng rau quả chế biến trong tổng kim ngạch XK của nhóm hàng này.
c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả
Các thị trường XK rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nếu như năm 2004 có 13
thị trường XK với giá trị trên 1 triệu USD thì đến năm 2018, đã có 13 thị trường XK lớn với giá trị trên
25 triệu USD; bên cạnh Trung Quốc là thị trường lớn nhất (chiếm 73,1% thị phần), nhiều loại trái cây
nước ta đã được XK vào các thị trường khó tính: Mỹ (3,7%), Hàn Quốc (3,0%), Nhật Bản (2,8%), Hà
Lan (1,6%); tiếp đến là Malaysia, Thái Lan, Úc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Á-rập Thống nhất (lần
lượt từ 1,2 - 1,0%).
Điểm sáng trong kim ngạch XK theo thị trường đó là sự tăng lên của kim ngạch XK sang các
nước: Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2011, kim ngạch XK rau quả sang thị trường Nhật Bản xếp thứ 7,

đến năm 2015 đã vượt lên xếp thứ 5, còn kim ngạch XK của Hàn Quốc mạnh, từ xếp thứ 12 ở năm
2011, đến năm 2015 đã xếp thứ 9 trong tổng kim ngạch XK. Đến năm 2018, kim ngạch XK sang thị
trường Nhật Bản đứng thứ 2, Hàn Quốc đứng thứ 4. Xuất khẩu có được ở hai thị trường Nhật Bản và
Hàn Quốc là thành quả khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương với hai nước trên. Một điều đặc biệt ở hai thị trường này là tỷ lệ giữa các mặt hàng rau và mặt
hàng quả XK là tương đương nhau, trong đó mặt hàng rau có phần chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, mặt hàng
rau quả chế biến cũng có kim ngạch XK ở hai thị trường này khá lớn.
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2011 – 2018
Đơn vị tính: triệu USD
Thị trường

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc

Hà Lan
Nga
Anh
Hoa Kỳ
Australia
UAE

74,9
35,6
11,48
31,42
28,81
3,45
25,84
5,93
4,97

146,1
46,79
18,9
29,99
29,28
6,17
28,86
10,88
5,96

218,06
54,65
22,55

21,60
28,37
3,83
39,81
14,30
6,69

302,25
60,99
27,88
25,33
32,13
3,58
51,09
15,99
7,08

435,03
74,87
57,07
39,39
37,07
5,05
60,64
17,47
14,2

1.194,8
74,0
66,99

42,22
22,88
6,42
58,60
19,61
16,29

1.738,8
75,14
82,61
54,59
23,45
8,64
84,48
26,03
22,75

2.649,3
127,2
85,68
64,37
28,11
6,41
102,07
28,91
35,55

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.2. Đánh giá thành công và hạn chế trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam

a. Thành công trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam
- Xuất khẩu rau quả không những mang lại giá trị kinh tế lớn mà kim ngạch XK còn tăng lên
rất đáng kể. XK rau quả đã khai thác được lợi thế về chủng loại rau quả rất đa dạng và có nhiều giống
đặc sản, đặc biệt là có nhiều loại rau quả nhiệt đới phù hợp cho XK sang các thị trường ở khu vực khí
hậu hàn đới. Đồng thời, tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý khi tham gia XK: đường bờ biển dài,
thêm vào đó nằm ở vị trí giao thơng hàng hóa thuận lợi.
879


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

- Bước đầu chuyển đổi mô hình sản xuất và XK rau quả. Đã có những hộ dân, hợp tác xã,
doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng mơ hình sản xuất rau quả an tồn theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia
vào chuỗi liên kết giá trị hàng rau quả XK đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đã XK
thêm nhiều loại rau quả sang một số thị trường mới và triển vọng.
Hộp 1: Một số loại quả đã được cấp phép nhập khẩu ở một số thị trường lớn
Hoa Kỳ
Nhãn, vải thiều, thanh long, chơm chơm, xồi, vú sữa
Pháp, Đức, Anh, Hà Lan
Vải thiểu, xoài, thanh long
Nhật Bản
Chanh (limes), dứa, chuối, dừa, xoài và thanh long (ruột trắng,, ruột đỏ)
Australia
Vải, xoài, thanh long
Newzealand
Thanh long, xoài
Hàn Quốc
Thanh long, xoài, vú sữa
Singapore
Cam, quýt, thanh long

Nguồn: www.trungtamwto.vn
b. Những hạn chế và nguyên nhân trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam
- Về sản phẩm
Tỷ trọng XK rau quả trong tổng kim ngạch XKHH ở mức thấp. Điều này xuất phát từ nguyên
nhân sản xuất manh mún với quy mô sản xuất hộ cá thể là chính, có rất ít các vùng sản xuất chun
canh dẫn đến sản xuất không ổn định. Các hộ nông dân trồng trọt không theo kế hoạch dẫn đến chủng
loại và sản lượng biến động lớn làm ảnh hưởng đến nguồn cung cho XK khơng ổn định.
Cơ cấu nhóm hàng XK chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng hàng rau quả XK còn
thấp do sản xuất manh mún, hộ cá thể, rau quả được thu mua thông qua các thương lái nên chất lượng
rau quả không đồng đều. Vấn đề giống rau quả không được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng
thối hóa giống ảnh hưởng đến chất lượng rau quả. Bên cạnh đó, khâu thu hoạch, vận chuyển và bảo
quản kém dẫn đến rau quả giảm sút về mặt chất lượng rất lớn. Rất ít loại rau quả của Việt Nam đạt các
tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng sản phẩm như VietGAP, GlobalGAP... Công nghệ chế biến rau
quả của nước ta còn rất hạn chế. Hiện sản lượng rau chế biến đạt khoảng 16 triệu tấn/năm, còn trái cây
chế biến khoảng 8,5 triệu tấn/năm. Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau quả. Tuy nhiên,
khâu chế biến vẫn mới ở mức sơ chế, khâu bảo quản vẫn đang ở trình độ thấp. Vấn đề xây dựng các
vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng là vấn đề trăn trở với cơ quan quản lý bởi nếu xây
dựng các nhà máy chế biến rau quả khơng đúng vị trí thì khâu thu mua nguyên liệu đầu vào cho nhà
máy sẽ rất khó khăn.
- Về thị trường
Xuất khẩu rau quả phần lớn vẫn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống (Trung Quốc,
Mỹ…) dẫn đến nguy cơ rủi ro lớn. Cụ thể từ cuối năm 2018, Trung Quốc siết chặt nhập khẩu hàng tiểu
ngạch, yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở
đóng gói. Bởi vậy, một số loại trái cây vốn có lượng XK khá lớn sang Trung Quốc, song chưa được
cấp phép XK chính ngạch nên không thể XK sang Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả đã lập được thành
tích ấn tượng trong năm 2017 nhưng trên thực tế thì có đến 70% sản lượng XK đi Trung Quốc dưới
dạng thơ, tươi, cịn những thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Nhật, EU thì số lượng hạn chế bởi khâu
bảo quản, chế biến sau thu hoạch không đáp ứng yêu cầu.
Các hạn chế về hạ tầng thương mại logistic, tiêu thụ, chi phí XK. Chi phí XK rau quả cao, giá
cả khơng cạnh tranh. Chi phí XK cao là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp XK chứ không chỉ

riêng XK rau quả. Đặc điểm của rau quả XK là có tính tươi sống, và yêu cầu có kỹ thuật bảo quản, nếu
XK đường hàng khơng thì sẽ rất phù hợp với đặc điểm này nhưng chi phí vận chuyển cao; XK bằng
880


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

đường biển chi phí thấp hơn nhưng lại có thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm. Điều này dẫn đến rau quả của Việt Nam khơng có tính cạnh tranh về giá. Giá rau quả XK của
Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với các nước XK rau quả trong khu vực như Thái Lan,
Philippines. Điều này ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả XK rau quả của Việt Nam.
Rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm rau quả XK: Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, các
nước tham gia tiến hành giảm và tiến tới loại bỏ các rào cản thương mại và thuế quan, ở các nước nhập
khẩu sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật làm công cụ hữu ích để bảo vệ sản xuất trong nước. Với yếu điểm về
chất lượng rau quả XK thấp, sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, công tác quản lý về chất
lượng sản phẩm cịn hạn chế thì hàng rào kỹ thuật là một thách thức lớn mà XK rau quả phải đối mặt.
Ví dụ: mất 7 năm nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện đặt ra của nước sở tại, chôm chôm Việt Nam
mới được cấp phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand. Đối với thị trường Mỹ, mất đến 10 năm
đàm phán, quốc gia này mới mở cửa cho Việt Nam XK trái vú sữa.
- Về tổ chức, quản lý xuất khẩu
Các doanh nghiệp hiểu biết cịn hạn chế về chính sách và quy định của thị trường liên quan đến
tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng doanh nghiệp quy mơ vừa và lớn cịn ít.
Thiếu các kênh phân phối ổn định kết nối trực tiếp người sản xuất và tiêu dùng, đa phần vẫn thông qua
thương lái tự phát, dẫn đến khó kiểm sốt cung cầu, chất lượng và giá cả mặt hàng rau quả. Vùng
nguyên liệu phục vụ xuất khẩu chưa ổn định.
4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam
4.1. Giải pháp về sản phẩm
- Để bán được rau quả ra thị trường thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo chất lượng. Mà yêu
cầu của mỗi thị trường về tiêu chuẩn chất lượng này lại khác nhau, do vậy điều đầu tiên cần quan tâm
là tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm. Ví dụ như muốn chính phục được một thị trường như thị

trường Hàn Quốc chẳng hạn thì việc đầu tiên người có rau quả muốn XK phải hiểu rõ tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể hàng hoá nhập khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh đó, muốn đi được thị trường xa thì thời
gian thu hoạch và thời gian sản phẩm lên kệ ở siêu thị của nước ngồi phải được tính tốn hợp lý. Hầu
hết hiện nay sản phẩm tươi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu rau quả XK. Vì vậy, bài tốn đặt ra là phải
đầu tư khoa học công nghệ vào khâu bảo quản sản phẩm trái cây XK ra nước ngoài bởi hiện nay thời
gian bảo quản dài nhất cho rau quả ra nước ngoài khoảng 30 - 35 ngày. Mỗi doanh nghiệp cần chủ
động đầu tư hơn nữa cho khâu bảo quản này để có thể XK rau quả sang các thị trường xa. Các doanh
nghiệp có thể sử dụng cơng nghệ bảo quản tiên tiến hiện nay như công nghệ Cells alive system, cơng
nghệ điều chỉnh khí quyển, cơng nghệ đơng lạnh nhanh, tiệt trùng bằng nước nóng, cơng nghệ chiếu xạ
để loại bỏ tác nhân gây bệnh… hay đầu tư các phương tiện vận chuyển đường dài có hệ thống bảo
quản mát…
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: để vào được các thị trường khó tính, Việt Nam phải giải quyết
các vấn đề gồm kiểm dịch, an tồn (khơng được còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây. Đến nay,
Cục Bảo vệ thực vật đã cấp gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm,
vải và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ
XK. Các doanh nghiệp nên áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO,
SSOP, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tổng thể TQM. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này cần được
thực hiện nghiêm túc, liên tục, tránh tình trạng thực hiện đối phó.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: chủ động đăng ký nhãn hiệu riêng cho qua quả xuất
khẩu, nghiên cứu các luật quảng bá sản phẩm tại các thị trường để áp dụng các hình thức quảng bá,
giới thiệu sản phẩm cho phù hợp như đăng hình ảnh, thông tin rộng rãi trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng như trang web, truyền thông xã hội, email, báo giá…
- Cần xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP… nhằm tạo nguồn cung ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng và an toàn về mặt
881


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

chất lượng. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng 7 nhà máy

chế biến với quy mô vùng và khu vực. Sản xuất và XK theo chuỗi liên kết nhằm giảm chi phí và tăng
hiệu quả XK. Cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đi cùng với các tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm cao. Để khắc phục đặc tính tươi sống của rau quả, cần các doanh nghiệp nghiên cứu
chuyển hướng sản xuất và XK các sản phẩm từ rau quả, vừa khắc phục được hạn chế, bên cạnh đó cịn
mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
4.2. Giải pháp về thị trường
- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các
thông tin cần thu thập và xử lý, dự báo khi tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm cung cầu, giá giả,
chất lượng, xu hướng tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh. Các thơng tin này có thể thu thập thơng qua
việc tiến hành khảo sát trực tiếp, thông qua các đại sự quán, qua các hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp,
qua hội chợ triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng… Bên cạnh đó, các bộ phận quản lý
XK cần có sự cung cấp đầy đủ thơng tin kết nối thị trường. Hàng tháng, Cục Chế biến và Phát triển Thị
trường kết hợp với các cơ quan của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao để cung cấp thông tin rau quả
định kỳ; trong đó tích hợp các thơng tin về rau quả trong và ngoài nước. Đồng thời phối hợp với các cơ
quan tham tán thương mại của Bộ Cơng Thương tại nước ngồi để chuyển tải thơng tin từng thị trường
nước ngoài cụ thể về Việt Nam để các doanh nghiệp, người sản xuất nhận thức rõ, từ đó có định hướng
đầu tư, sản xuất chế biến phù hợp.
- Cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm trong nước phù hợp, đáp ứng với các tiêu chuẩn
quy chuẩn của nước ngoài cũng đang được triển khai. Đây là giải pháp khó nhưng buộc phải thực hiện
để từng bước tiệm cận với các tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường lớn trên thế giới. Từ đó giúp
rau quả Việt Nam có thể vượt qua các rào cản thị trường và tiến xa ra thị trường thế giới.
- Việt Nam cần tận dụng thị trường EU và Mỹ để gia tăng XK. Để làm được điều này, cần có
sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp XK và người sản xuất, để đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, nên quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP và áp dụng thao tác bọc
trái, quản lý vùng sản xuất theo mã số... Bên cạnh đó, thị trường châu Phi là thị trường có lượng cầu
lớn, lại tương đối dễ tính, đây là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu rau quả trong tương lai.
- Lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối hợp lý. Nếu muốn xuất khẩu với khối
lượng lớn rau quả thì doanh nghiệp nên tìm đến các công ty chế biến thực phẩm, hay hệ thống siêu thị
nơi tiêu thụ đồng thời các loại rau quả tươi và rau quả đóng gói. Với khối lượng nhỏ thì doanh nghiệp
nên tìm đến các cửa hàng tiện ích thường ít cung cấp các loại rau quả tươi mà cung cấp nhiều loại sản

phẩm rau quả đóng hộp.
4.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý xuất khẩu
- Về phía Nhà nước, cần có các quy định, hướng dẫn, gợi mở các sản phẩm cũng như thị trường
XK cho các doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho XK. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp
tục chỉ đạo tổ chức lại sản xuất trên cơ sở rà soát quy hoạch, đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng địa
phương, vùng, miền, tiến tới xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó,
Bộ cũng thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ
thuật của các thị trường nhập khẩu.
- Về phía các doanh nghiệp XK
Với sự hỗ trợ từ phía nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, phát triển
thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, tìm đến những thị trường mới. Trong quá trình
giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý phải giải thích rõ về các sản phẩm rau quả mà doanh
nghiệp cung cấp, nêu được quy trình sản xuất, những chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị
dinh dưỡng của sản phẩm… Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phát triển các ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng website, dùng email, facebook… để giới
thiệu, trao đổi thông tin. Các doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên trách về cơng tác XK, tìm tịi nhằm
882


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

đa dạng hóa hình thức XK, đa dạng hóa điều kiện giao nhận hàng nhằm tăng hiệu quả XK. Doanh
nghiệp cần tăng cường quảng bá và tận dụng tốt hơn nữa hình thức giao dịch thương mại điện tử để
thúc đẩy tiêu thụ. Phối hợp với các Đại sứ, thương vụ Việt Nam tại các thị trường, hiệp hội Doanh
nghiệp Việt Nam tại các nước… để tham gia vào các chương trình hội chợ, triển lãm, tuần hàng,…
nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm.
5. Kết luận
Với những lợi thế về XK rau quả: đa dạng chủng loại, điều kiện tự nhiên thuận lợi, XK rau quả
Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về mức tăng tổng kim ngạch.
Thị trường đã có sự chuyển biến tích cực, mở ra những thị trường mới tiềm năng như Nhật Bản, Hàn

Quốc, châu Phi. Bên cạnh có vẫn có tồn tại những yếu kém như: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim
ngạch XK của cả nước; 90% trái cây và rau quả được XK ở dạng thô và sơ chế, chưa đáp ứng được các
tiêu chuẩn kỹ thuật của rau quả XK, cơng tác tổ chức, quản lý XK cịn nhiều bất cập. Để đẩy mạnh XK
rau quả cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và hướng tới triển vọng XK rau quả đạt được giá
trị 10 tỷ USD khơng cịn xa, sẽ cần mở rộng diện tích canh tác để trồng trái cây và rau quả cho kế
hoạch tái cấu trúc nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Phương Nhung, Đỗ Thị Thúy Hằng, Võ Thị Hải Hiền (2017), Xuất khẩu rau quả Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ lâm nghiệp
2. Đặng Phúc Nguyên (2018), Cơ hội kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam về trái cây và rau quả, Hiệp hội
Rau quả Việt Nam
3. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Phan Thị Diệu Linh (2018), Tăng cường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 196, Học viện Ngân hàng
4. Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nơng nghiệp và nông thôn miền Nam (2017), Thị trường rau quả Việt
Nam
5. Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (2017), EVFTA với ngành rau quả và ngành chế biến các sản
phẩm thịt Việt Nam
6. Niêm giám thống kê, Tổng cục thống kê các năm 2011 - 2018
7. Website:
/> /> /> /> /> /> /> />
883



×