MC LC
TàI liệu tham khảo..................................................................................................................114
2
mở đầu
1. Lý do chn đề tài
ng Cng sn Vit Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện;
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta sớm thấy được vấn đề bảo vệ Đảng vô cùng
quan trọng, có ý nghĩa sống cịn của Đảng, của chế độ. Bảo vệ Đảng, bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng gắn liền với quá trình ra đời, đấu tranh và trưởng thành của
Đảng, là cơng việc tất yếu, một địi hỏi khách quan của lịch sử đấu tranh cách
mạng lâu dài, gian khổ của dân tộc ta.
Mỗi khi cách mạng nước ta chuyển qua thời kỳ mới, Đảng ta đã kịp thời
đề ra chủ trương, biện pháp bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ Đảng cho phù
hợp, chính vì vậy, Đảng ta đã làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ
thù, bảo vệ được tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên để lãnh đạo quần chúng đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Sau khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế
lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ
nhằm xóa bỏ các Đảng Cộng sản và các nước Xã hội chủ nghĩa cịn lại, trong đó
Việt Nam, được chúng coi là một trọng điểm và tiến hành nhiều âm mưu, thủ
đoạn thâm độc, phá hại ta trên mọi lĩnh vực; chúng mua chuộc lôi kéo, cài cắm
người vào nội bộ ta để chống phá lâu dài từ bên trong, dùng kinh tế, văn hóa,
giáo dục để chuyển hóa vấn đề chính trị; sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân
quyền”, vấn đề dân tộc, tơn giáo để chia rẽ đồn kết dân tộc, hịng làm thay đổi
chế độ chính trị nước ta.
Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết lợi dụng những
sơ hở, yếu kém của ta để kích động, lơi kéo, hỗ trợ vật chất, tài chính cho các
nhóm, các đối tượng cơ hội chính trị, cực đoan, phản động trong nước tiến hành
3
các hoạt động chống phá ta; chúng tăng cường các hoạt động móc nối, cài cắm
người vào các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức
chính trị - xã hội nhằm tạo thành lực lượng đối lập để chống phá ta từ bên trong;
tìm cách thâm nhập, tác động vào tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, khoét
sâu mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động, hồi nghi về vai
trị lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Một số cán bộ, đảng viên đã cơng khai nói, viết, tán phát các tài liệu, hồi
ký, trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ
của Đảng; phủ nhận lịch sử, đề cao vai trò cá nhân một cách thiếu trung thực.
Nhiều cán bộ, đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí cơng tác, sơ hở trong
cơ chế, chính sách quản lý để trục lợi, làm giàu bất chính, chạy theo lối sống
thực dụng. Hiện tượng “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy
thi đua khen thưởng…” diễn ra ở nhiều nơi và được nói đến nhiều nhưng chưa
có biện pháp để ngăn chặn, xử lý một cách có hiệu quả.
Tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành, quản lý ở
nhiều ngành, nhiều cấp kể cả ở Trung ương đang trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Hiện tượng tham ô, tham nhũng đã trở thành vấn đề chính trị của Đảng, nó
khơng cịn là biểu hiện ở các cá nhân đơn lẻ mà đã có dấu hiệu liên kết với nhau,
che chắn cho nhau nhằm phục vụ lợi ích nhóm trái pháp luật. Các vụ án kinh tế
liên quan đến cán bộ, đảng viên xảy ra thời gian gần đây ngày càng cho thấy
mức độ nghiêm trọng của tệ nạn tham ô, tham nhũng.
Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên bị giảm sút, thậm chí
có nơi bị tê liệt hoặc bị vơ hiệu hóa. Sự thối hóa, biến chất về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp kéo dài và chưa có dấu hiệu
suy giảm đã gây ra sự bất bình trong nội bộ Đảng và trong nhân dân, làm xói
mịn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ.
4
Một số cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc
về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong
cơng tác xây dựng Đảng; chưa quan tâm đúng mức, thậm chí có nơi cịn coi nhẹ
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; coi cơng tác này khơng thuộc trách nhiệm của
mình; chưa củng cố, kiện tồn cơ quan tham mưu về bảo vệ chính trị nội bộ
ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ. Công tác quản lý cán bộ đảng viên thiếu
chặt chẽ, không giữ vững kỷ luật về sinh hoạt đảng; việc chấp hành các nguyên
tắc, thủ tục trong công tác đào tạo, tuyển chọn, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ cịn có những sơ hở, thiếu sót.
Ở một vài nơi, cấp ủy và người đứng đầu vẫn chưa thật sự quan tâm đúng
mức đến cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, chưa xác định được vị trí, vai trị và
tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; q trình thực hiện thiếu sự
kiểm tra, đơn đốc thường xuyên dẫn đến hạn chế hiệu quả của cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ, đặc biệt trong một số lĩnh vực như nắm tình hình chính trị nội
bộ, tình hình chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên.
Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phương thức, phạm vi hoạt động và
thẩm quyền của cơ quan Bảo vệ chính trị nội bộ chưa đáp ứng được u cầu
nhiệm vụ cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay.
Một số nội dung của Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ
Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và Hướng dẫn 11HD/BTCTW, ngày 24/10/2007 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực
hiện Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị chưa được cụ thể
dẫn đến mỗi nơi có sự vận dụng khác nhau khi xem xét, xử lý và đưa ra kết luận
đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị cần xem xét. Các tiêu chí về
chính trị hiện nay chưa cụ thể, chưa định lượng rõ ràng nên khó áp dụng dẫn đến
việc giải quyết vấn đề chính trị hiện nay còn hạn chế.
Thực hiện Quyết định số 69-QĐ/TW, ngày 25/7/2007 của Ban Bí thư về
ban hành Quy chế phối hợp thực hiện trong cơng bảo vệ chính trị nội bộ chưa
5
được thường xuyên, kịp thời trao đổi cung cấp thông tin, tình hình; nội dung
thơng tin trao đổi cịn hạn chế chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao. Mối quan hệ giữa
các cơ quan làm cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ và các ban xây dựng Đảng, các
cơ quan chức năng liên quan ở một số nơi chưa được chặt chẽ, chưa thật sự gắn
kết nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hoạt động của cán bộ, đảng viên liên quan đến yếu tố nước ngoài diễn ra
đa dạng, phức tạp. Cơng tác quản lý cán bộ, đảng viên có liên quan đến yếu tố
nước ngoài, cán bộ, đảng viên, lưu học sinh, người lao động làm việc ở nước
ngoài còn nhiều bất cập. Thiếu những quy định cụ thể, chặt chẽ về quản lý cán
bộ, đảng viên có hoạt động liên quan đến yếu tố nước ngồi hoặc có quy định
nhưng thực hiện không nghiêm.
Công tác bảo mật, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia cịn nhiều sơ hở,
thiếu sót. Những năm qua đã xảy ra nhiều vụ lộ, lọt bí mật, mất tài liệu mật rất
nghiêm trọng kể cả những bí mật nội bộ Đảng ở nhiều cơ quan, đơn vị cả Trung
ương và địa phương.
Qua cơng tác nắm tình hình chính trị nội bộ, kiểm tra, theo dõi việc thực
hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ thời gian qua cho thấy, vẫn còn
một số cấp ủy, người đứng đầu ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa nhận
thức đúng ý nghĩa tầm quan trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình
hình mới, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơng tác này;
việc đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất
lượng công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nhiệm vụ cần được quan tâm.
Từ những thực tiễn nêu trên, là cán bộ trực tiếp cơng tác tại Vụ Bảo vệ
chính trị nội bộ - Ban Tổ chức Trung ương, hàng ngày, hàng giờ làm cơng tác
bảo vệ chính trị nội bộ, tơi nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng nhiệm vụ
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta trong tình hình hiện nay.
6
Với những kiến thức đã được học, trước nhiệm vụ chun mơn, tơi mong
muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào cơng tác xây dựng
Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài: “Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
của Đảng ta trong tình hình hiện nay” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay có nhiều đề tài khoa học, sách, báo, tạp chí… viết về cơng tác bảo
vệ chính trị nội bộ; tuy nhiên, mỗi cơng trình có phương pháp, nội dung, phạm vi
tiếp cận khác nhau về nội dung hay đề cập tới những giai đoạn khác nhau của
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng. Tổng kết 5 năm thực hiện Quy định số
75-QĐ/TW ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII “Một số vấn đề về bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng”, các địa phương, ban, ngành đều có đánh giá chung: Vấn đề
lịch sử chính trị ngày càng thu hẹp dần, nhưng vấn đề chính trị hiện nay đang phát
sinh, ngày càng phức tạp. Đánh giá đúng thực trạng tình hình chính trị nội bộ
Đảng, đặc biệt chú ý vấn đề chính trị hiện nay theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban
Bí thư giao là cơng việc khó, địi hỏi phải rất cơng phu. Trong thực tế, việc xác
định vấn đề chính trị hiện nay là cơng việc rất khó khăn, lúng túng.
- Năm 2004-2005, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương chủ trì đề tài
khoa học thuộc Hội đồng khoa học Ban Đảng: "Đấu tranh phịng chống cơ hội
chính trị trong các tổ chức đảng". Kết quả nghiên cứu bước đầu nhận diện, cơ hội
chính trị, cơ hội thực dụng, vụ lợi của cán bộ, đảng viên trong cơ quan đảng, nhà
nước trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Đây là một hướng tiếp cận,
một khía cạnh nhìn nhận vấn đề chính trị hiện nay.
- Ban Chỉ đạo đấu tranh chống "diễn biến hồ bình" trên lĩnh vực tư
tưởng- văn hố của Trung ương có Báo cáo “Cuộc đấu tranh chống âm mưu
"diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá
7
trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay” (phát hành tháng 1/2005), đã cung cấp
tình hình, cách nhìn nhận về âm mưu, thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch.
- Đề tài "Hoạt động của các thế lực thù địch phá hoại nội bộ và các giải
pháp cơ bản đảm bảo an ninh nội bộ trong tình hình mới" (Mã số: KX.07.02)
thuộc Chương trình KX.07: "Âm mưu, ý đồ chiến lược và hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia của các thế lực thù địch trong giai đoạn mới. Đối sách của ta,
giai đoạn 2001-2005". Nội dung của Đề tài có tác dụng tham khảo về yếu tố bên
ngồi tác động đến vấn đề chính trị hiện nay.
- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Vấn đề chính trị hiện nay trong
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ - Thực trạng và giải pháp”, Mã số: ĐTĐL–
2006/16 do đồng chí Phạm Văn Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban
Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài đã xây dựng một số khái niệm về
“chính trị nội bộ”, “bảo vệ chính trị nội bộ” và khái niệm “vấn đề chính trị hiện
nay”; đã đánh giá thực trạng, nêu lên những biểu hiện của “vấn đề chính trị hiện
nay”. Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng tham khảo rất quan trọng về nội
dung và phương pháp tiếp cận vấn đề chính trị của đảng cầm quyền.
Các đề tài nói trên là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả nghiên cứu,
tham khảo và kế thừa.
Trong tình hình hiện nay, thế giới và khu vực đang có những biến đổi khó
lường; các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện các âm mưu “diễn biến hịa
bình”, bạo loạn lật đổ hòng phá hoại nội bộ Đảng ta. Chúng thực hiện âm mưu
"diễn biến hịa bình" trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, tư tưởng, tổ chức,
kinh tế, văn hóa, xã hội... Trong các mặt trận chúng chống phá ta, thì mặt trận tư
tưởng là quan trọng nhất nếu chúng ta thất bại trên mặt trận này thì tất cả những
chiến thắng kia đều là vô nghĩa. Đây là chiến lược vô cùng thâm độc và xảo
quyệt, mà kẻ thù đang dốc sức thực hiện.
Để tiếp tục bảo vệ Đảng, để Đảng đủ sức lãnh đạo đất nước bước vào thời
kỳ đẩy tới một bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong các kỳ Đại
hội, Đảng ta luôn nhấn mạnh: Đặc biệt quan tâm làm tốt cơng tác bảo chính trị
8
nội bộ Đảng trong tình hình mới. Trong các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác xây
dựng Đảng, Đảng ta đều nhấn mạnh về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng
tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đảng ta ln ln xác định bảo vệ chính trị nội bộ là
một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, có quan hệ đến sự sống
cịn của Đảng và của chế độ.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác bảo vệ Đảng đối với thành
quả cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên coi trọng và tăng cường
công tác bảo vệ Đảng, nhất là trong những điều kiện khó khăn phức tạp những
bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, việc chọn nội dung nghiên cứu “Cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ của Đảng ta trong tình hình hiện nay” là vấn đề thiết thực,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong
tình hình hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị
nội bộ Đảng, phân tích thực trạng, một số kết quả cơng tác bảo vệ chính trị nội
bộ Đảng trong thời gian qua.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay, nhằm góp phần làm tốt cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ;
yêu cầu tăng cường thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình chính trị nội bộ và
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong thời gian qua từ 2007 đến nay, chỉ rõ ưu
9
điểm, khuyết điểm tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện
có hiệu quả cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong thời gian tới.
- Dự báo tình hình, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay và đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn thông qua việc thực hiện cơng tác
bảo vệ chính trị nội bộ của cấp ủy đảng các cấp và cơ quan chuyên trách bảo vệ
chính trị nội bộ trong hệ thống chính trị của Đảng.
Tổ chức và hoạt động của Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung
ương và các Phịng (bộ phận) Bảo vệ chính trị nội bộ các địa phương, đơn vị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn ở giai đoạn gầy đây nhất (từ năm:
2007 đến nay); phương hướng, giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến
năm 2020, cụ thể:
Nghiên cứu cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng từ năm 2007 đến nay,
thông qua việc thực hiện Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính
trị (Khóa X) “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”; Hướng dẫn số 11HD/BTCTW, ngày 24/10/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Quy
định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị.
Nghiên cứu việc thực hiện Quyết định 69-QĐ/TW, ngày 25/7/2007 của
Ban Bí thư (Khóa X) về ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ giữa Ban Tổ chức Trung ương với các cơ quan liên quan.
Việc thực hiện Thông báo Kết luận số 104-TB/TW, ngày 27/9/2012 của
Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW, ngày 26/11/2012 của Ban Tổ
chức Trung ương “về chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề
về lịch sử chính trị”.
10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng; quán triệt, vận dụng các quan điểm cơ bản của Đảng ta về cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ.
Dựa trên thực tiễn xây dựng và bảo vệ Đảng, nhất là những vấn đề về
chính trị (lịch sử chính trị, chính trị hiện nay) để nghiên cứu những vấn đề đặt ra.
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Đảng, của Ban Tổ chức Trung ương và
báo cáo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ của các địa phương, đơn vị; kết
quả nghiên cứu các đề tài luận văn, luận án có liên quan; kết hợp khảo sát thực tế ở
một số địa phương, đơn vị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lơgíc, kết hợp với phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, trao đổi ý kiến... đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết
thực tiễn.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Xác định rõ cơ sở lý luận của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Đảng. Góp phần làm rõ thêm mục đích, u cầu nhiệm vụ của cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong thời
gian từ năm 2007 đến nay; đưa ra một số kinh nghiệm có giá trị từ thực tiễn
trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ. Dự báo tình hình và
đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo vệ chính trị
nội bộ của Đảng ta trong tình hình hiện nay và đến năm 2020.
11
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn về công tác xây dựng Đảng và bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm mục đích, u cầu nhiệm vụ của cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
- Đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Trung ương, với cấp ủy các cấp
nhằm từng bước hoàn thiện giải pháp thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo vệ chính
trị nội bộ của Đảng ta trong tình hình hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Đảng ta.
Chương 2: Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta trong thời gian
qua (2007 - 2014) - Thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Dự báo tình hình, phương hướng và một số giải pháp nhằm
thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta trong tình
hình hiện nay.
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ
NỘI BỘ CỦA ĐẢNG TA
1.1. Một số khái niệm về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
Bảo vệ Đảng: Bảo vệ Đảng là chống lại sự phá hoại Đảng của các thế lực
thù địch, là loại trừ những yếu tố cản trở sự phát triển của Đảng nảy sinh trong
nội bộ Đảng nhằm giữ cho Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, xứng đáng là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Công tác bảo vệ Đảng: Là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, của các tổ chức
Đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở; của các cơ quan, lực lượng bảo vệ Đảng
chuyên trách; của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị nhằm bảo vệ
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; bảo đảm sự trong sạch
về chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn
phá hoại của các thế lực thù địch hòng mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ,
đảng viên làm tay sai cho chúng, cài cắm người của chúng vào nội bộ Đảng để
phá hoại Đảng.
ChÝnh trÞ nội bộ Đảng là những vấn đề liên quan trực
tiếp đến tổ chức, hoạt động của Đảng, đến sự vững mạnh của
Đảng; vai trò lÃnh đạo của Đảng. Đó là những vấn đề thuộc về
quan điểm, đờng lối, phẩm chất, năng lực cán bộ, đảng viên
của Đảng; uy tín chính trị, niềm tin của nhân dân với Đảng.
Cụng tỏc bo vệ chính trị nội bộ trước đây gọi là cơng tác Bảo vệ Đảng.
Thuật ngữ “Bảo vệ chính trị nội bộ” được sử dụng trong Chỉ thị 23-CT/TW ngày
12/6/1993 của Bộ Chính trị Khố VII về “Tăng cường cơng tác bảo vệ chính trị
nội bộ trong tình hình mới” gắn liền với Quyết định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính
trị về việc thành lập Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
13
Như vậy: Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng; về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ
Đảng về chính trị, tư tưởng là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị, nền tảng
tư tưởng của Đảng. Bảo vệ Đảng về nguyên tắc, tổ chức của Đảng là bảo vệ Điều
lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức của Đảng được thực hiện đúng; bảo vệ tổ chức của
Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh. Bảo vệ cán bộ, đảng viên của Đảng là
bảo vệ phẩm chất, tiêu chuẩn chính trị. Trong thể chế chính trị của nước ta là
Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn xã hội bằng các chủ
trương, đường lối; thơng qua chính quyền Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội và thơng qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng hoạt động trong hệ thống
chính trị.
Khái niệm về bảo vệ chính trị nội bộ: “Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị,
đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ tổ chức đảng, bảo vệ
cán bộ, đảng viên, nhằm làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là một đảng
cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, trí tuệ,
lương tâm và danh dự của dân tộc Việt Nam”. [15. trang 36-37].
Lịch sử chính trị là những vấn đề chính trị của cán bộ, đảng viên liên
quan với chế độ cũ (bản thân hoặc quan hệ gia đình tham gia chính quyền, lực
lượng vũ trang, bán vũ trang; tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị phản
động, tổ chức chính trị xã hội do địch lập ra vi phạm các quy định của Đảng.
Chính trị hiện nay là những biểu hiện, tình huống về đường lối chính trị,
tư tưởng, tổ chức, hoạt động của Đảng; phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng
viên, đang diễn ra, sẽ diễn ra; làm suy giảm đồn kết nội bộ, uy tín chính trị, sức
mạnh của Đảng; đe dọa vị trí, vai trị lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đe doạ sự tồn vong của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. “Vấn đề chính trị hiện nay” có hai nhân tố (bên trong, bên ngồi). Những
vấn đề thuộc về bên trong, thuộc về nội bộ của Đảng, của Nhà nước, hệ thống
chính trị, của cán bộ, đảng viên; những vấn đề bên ngoài là sự chống đối, phá
14
hoại nội bộ Đảng. Trong hai nhân tố đó, nhân tố bên trong giữ vai trị quan trọng,
quyết định.
VÊn ®Ị chính trị hiện nay đà và đang tác động trực
tiếp đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Vì vậy, cần có sự
quan tâm thích đỏng đối với vấn đề chính trị hiện nay trong
công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong thời kỳ mới. Phải nhìn
nhận đúng đắn yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài; mối
quan hệ giữa yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài của công tác
bảo vệ chính trị nội bộ.
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng
Thứ nhất: Coi trọng và tăng cường công tác bảo vệ Đảng là quy luật tồn
tại và phát triển của Đảng:
C.Mác và Ph.Ănghen là những người đầu tiên đưa ra luận điểm khoa học
về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân với tư
cách là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa
cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Hai ông cho rằng để thực
hiện được sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra được chính
đảng cách mạng của mình. C.Mác và Ph.Ănghen đã trực tiếp thể hiện ý tưởng đó
trong thực tiễn, đầu tiên là xây lãnh đạo "Liên đoàn những người cộng sản" chính Đảng cách mạng đầu tiên trên thế giới của giai cấp công nhân tiếp đến là
xây dựng và lãnh đạo những tổ chức quốc tế của các đảng cộng sản và đảng công
nhân trên phạm vi thế giới. Trong suốt quá trình lãnh đạo, xây dựng và chỉ đạo
hoạt động của Liên đoàn, của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai, C.Mác,
Ph.Ănghen đã đặc biệt coi trọng việc bảo vệ sự tồn tại và hoạt động của các tổ
chức cách mạng.
Ngay khi soạn thảo Điều lệ của “Liên đoàn những người cộng sản",
15
C.Mác, Ph.Ăngghen đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ Liên đoàn. Cùng với việc
thể hiện trong Điều lệ những nguyên tắc, quy định, quy chế về xây dựng tổ chức
và hoạt động của Liên đoàn, vấn đề bảo vệ Liên đoàn cũng được coi là một
nguyên tắc, một điều khoản của Điều lệ: Mỗi cơ quan của Liên đoàn phải thi
hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của Liên đoàn và tăng
cường hoạt động của Liên đồn. Vì sự sống cịn và lớn mạnh của Liên đoàn,
những người cộng sản tất yếu phải chống lại sự tấn công của các thế lực thù địch
bằng những chủ trương, biện pháp phù hợp với điều kiện và hồn cảnh cụ thể.
Nhờ coi trọng cơng tác bảo vệ Đảng, coi nó là một trong những nhiệm vụ đầu,
nên trong điều kiện hoạt động bí mật cũng như hoạt động cơng khai, nhất là
trong điều kiện bí mật, các chi bộ, các cơ quan của "Liên đoàn những người cộng
sản" vẫn được bảo vệ vững chắc trước sự chống phá của kẻ thù.
Cùng với "Liên đoàn những người cộng sản", Quốc tế thứ nhất đã chuẩn
bị điều kiện cho thời đại mới của giai cấp công nhân. Thời đại thành lập nhiều
Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa có tính chất quần chúng trong từng quốc gia
dân tộc; đã cung cấp cho các Đảng cộng sản và công nhân những kinh nghiệm
quý báu trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong đó, khơng thể khơng kể đến những
kinh nghiệm về bảo vệ sự tồn tại và phát triển của Đảng cách mạng của giai cấp
công nhân. Các Đảng được thành lập trong năm sau đó và được đặt dưới sự lãnh
đạo của Quốc tế thứ hai ngay trong buổi đầu thành lập.
Vận dụng kinh nghiệm xây dựng Đảng và nhất là kinh nghiệm bảo vệ sự
tồn tại và phát triển của Đảng, Ph.Ănghen đã hết sức coi trọng việc bảo vệ Quốc
tế thứ hai. Vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân đã cùng các bạn chiến đấu của
mình chiến đấu khơng mệt mỏi, đấu tranh quyết liệt không để cho những tư
tưởng, những phần tử cơ hội, bọn phản bội lọt vào nội bộ của quốc tế ngay từ
buổi đầu thành lập và trong suốt quá trình Ph.Ăngghen lãnh đạo Quốc tế thứ hai.
Dưới sự lãnh đạo của Ph.ănghen, Quốc tế thứ hai là một tổ chức cách mạng
của giai cấp công nhân thế giới trong nội bộ khơng có phần tử cơ hội phản động
và những tổ chức vơ chính phủ, là một tổ chức vững mạnh, thực sự cách mạng,
16
vững vàng trước sự tấn công của các thế lực thù địch. Các đảng cộng sản công
nhân ở các nước dưới sự lãnh đạo của Quốc tế thứ hai để hiện rõ và khẳng định
mình là Đảng cách mạng chân chính của giai cơng nhân, thực sự là người lãnh
đạo, người tổ chức giai cấp cơng nhân nước mình đấu tranh với giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của Quốc tế thứ hai trong thời kỳ sau lại
không diễn ra như thời kỳ đầu. Sau khi Ph.Ănghen qua đời, nội bộ Quốc tế thứ
hai đã xuất hiện khơng ít phần tử cơ hội, phản động, đặc biệt là đa số những
người lãnh đạo Quốc tế đã chuyển từ lập trường cách mạng sang lập trường cải
lương, cơ hội, phản động tiêu biểu là Bec-xtanh, Causky tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ănghen về coi trọng công tác bảo vệ Đảng, coi đó là nhân tố quan trọng đối
với mọi sự tồn tại và phát triển của Đảng, mặc dù đã được kiểm nghiệm trong
thực tiễn nhưng lại bị những người lãnh đạo Quốc thứ hai ở thời kỳ sau cố tình
lãng quên. Quốc tế thứ hai chẳng những đã khơng bảo vệ lại cịn bị chính những
kẻ ấy phá hoại nên đã đứng trước nguy tan rã và diệt vong.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, đa số các Đảng Cộng sản ra khỏi quỹ
đạo của chủ nghĩa cơ hội, V.I.Lênin kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ănghen,
đã bóc trần những luận điệu cơ hội của những kẻ phản bội chủ nghĩa Mác, phản
bội giai cấp công nhân, chỉ rõ bản chất, nguồn gốc và tác hại to lớn của nó,
khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác trong điều kiện và hoàn cảnh mới,
khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ đế quốc, Người đã chuẩn bị
mọi điều kiện cho việc thành lập một đảng mácxít chân chính, một Đảng kiểu
mới của giai cấp cơng nhân, khác hẳn với các Đảng của Quốc tế thứ hai trước đó.
Đảng cơng nhân dân chủ xã hội Nga, sau đó là Đảng Bơn-sê-vích Nga ra đời
theo tư tưởng của V.I.Lê nin và do V.I. Lênin lãnh đạo.
Để tồn tại và trưởng thành, V.I.Lênin và Đảng Bơn-sê-vích Nga phải ra
sức tự bảo vệ mình. Họ đã phải đấu tranh bền bỉ, quyết liệt, không mệt mỏi
chống lại sự tấn công của kẻ thù trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức
từ phía ngồi vào, từ phía các phần tử cơ hội ở trong Đảng và những kẻ cơ hội
17
khác tìm cách chui vào nội bộ Đảng, đặc biệt là cuộc đấu tranh đuổi bọn cơ hội
ra khỏi Đảng.
Cuộc đấu tranh quyết liệt của những người Bơn-sê-vích Nga đứng đầu là
V.I.Lênin, chống bọn Men-sê-vích đứng đầu là Mác-tốp bắt đầu từ tháng
07/1903, đến tháng 01/1912 mới đuổi được bọn Men- sê-vích trong Đảng cơng
nhân Dân chủ - xã hội Nga. Đảng công nhân Dân chủ - xã hội Nga lúc đó là một
đảng mác xít chân chính, thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, được
V.I.Lênin và những người cộng sản Nga chuẩn bị chu đáo và bảo vệ vững chắc
ngay từ khi ra đời và trong suốt q trình tồn tại và trưởng thành. Đảng cơng
nhân Dân chủ - xã hội Nga đã nhận rõ và kiên quyết tẩy gột, cắt bỏ khỏi mình
những ung nhọt, đã biết coi trọng, tăng cường và thường xuyên bảo vệ mình,
đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù từ bên ngồi. Nó ngày
càng lớn mạnh, làm nên những thắng lợi xoay chuyển thế giới. Đó là thắng lợi
của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, lập nên Nhà nước công
nông đầu tiên trên thế giới, Đảng đã xứng đáng là người lãnh đạo, là niềm tự hào
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước Nga, đã từng làm chỗ dựa và
niềm tin của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong nhiều
thập kỷ.
Đương thời, khi nhìn nhận lại quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của
Đảng Bơn-sê-vích Nga, V.I.Lênin đã khẳng định rằng: "Đảng khơng thể tồn tại
nếu nó khơng bảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó khơng kiên quyết đấu chống
những kẻ thủ tiêu nó, hủy bỏ nó, khơng thừa nhận nó, từ bỏ nó”.
Những năm cuối của Thế kỷ 20 những kết luận của C.Mác, lời khẳng định
của V.I.Lênin, đã không được những người lãnh đạo các Đảng cộng sản cầm
quyền ở Đông Âu và Liên Xô thực hiện. Họ đã không coi trọng công tác bảo vệ
Đảng, khơng chống lại được chiến lược “diễn biến hịa bình” của địch, đã để
chúng phá hoại Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đặc biệt
là họ đã để cho địch tạo ra sự chuyển hóa về ý thức hệ, để cho khá nhiều phần tử
cơ hội luồn lọt vào Đảng, một số kẻ đã luồn sâu, leo cao, nắm giữ những cương
18
vị chủ chốt, quan trọng trong các quan lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tạo
ra những lực lượng chống phá từ trong nội bộ Đảng. Đó là một trong những
nguyên nhân chủ yếu khiến cho các Đảng cộng sản cầm quyền ở các nước Đông
Âu và Liên mất sức chiến đấu, phân liệt, tan rã và tiêu vong nhanh chóng hoặc
biến chất trở thành các Đảng xã hội dân chủ, hoặc chỉ cịn một nhóm nhưng mất
vai trị lãnh đạo. Thực tế ấy một lần nữa khẳng định và chỉ ra cho các Đảng cộng
sản và Công nhân trong thời đại ngày nay rằng: hễ lơ là và xem nhẹ cơng tác bảo
vệ Đảng thì sinh mệnh của Đảng sẽ không tránh khỏi tổn thương nặng, biến chất,
thậm chí cịn bị tiêu vong,
Từ những điều trình bày trên có thể khẳng định rằng: Việc coi trọng và
tăng cường công tác bảo vệ Đảng là vấn đề thường xuyên, liên tục trong bất kỳ
điều kiện và hoàn cảnh nào, đối với tất cả các Đảng cộng sản, Đảng công nhân ở
các nước trên thế giới. Điều này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ bóc lột, xây dựng
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, coi trọng và tăng cường công tác
bảo vệ Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; chỉ cần lơ là, sao nhãng,
xem nhẹ cơng tác bảo vệ Đảng thì ta sẽ bị tổn thất khơng nhỏ, thậm chí cịn bị
tiêu vong. Công tác bảo vệ Đảng được coi trọng và tăng cường thì âm mưu, thủ
đoạn phá hoại Đảng của kẻ thù dù có thâm độc, xảo quyệt đến đâu cũng khơng
thể phá hoại được Đảng, Đảng vẫn có thể giữ vững được vị trí chiến đấu của
mình, đương đầu với thử thách, vượt qua mọi khó khăn, hồn thành được sứ
mạng lịch sử cao cả.
Thứ hai: Công tác bảo vệ Đảng, một nhân tố quan trọng quan hệ đến
thành quả của cách mạng:
Sự lãnh đạo đúng đắn của một Đảng mác xít chân chính là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Kết luận đó đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
chứng minh một cách khoa học, lại được thực tiễn lãnh đạo phong trào cơng
nhân, phong trào giải phóng dân tộc của các Đảng cộng sản, Đảng Công nhân
19
trên thế giới hơn 150 năm qua kiểm nghiệm và khẳng định, nhưng đến nay vẫn
cịn khơng ít người, nhất là phía đối phương cố tình khơng thừa nhận và tìm cách
bác bỏ... tập trung bác bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đưa nhân loại tiến đến xã hội công bằng văn minh; cho rằng,
nhân loại sẽ tiến đến xã hội công bằng văn minh mà không cần sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, không cần đi qua con đường xã hội chủ nghĩa và phải trải qua
con đường tư bản chủ nghĩa. Trước đây, khi các Đảng cộng sản, Đảng cơng nhân
vững mạnh, chủ nghĩa xã hội cịn là một hệ thống lớn mạnh đối lập với hệ thống
tư bản chủ nghĩa, họ đã từng đưa ra luận điệu đó. Những năm gần đây, khi chủ
nghĩa xã hội hiện thực ở nhiều nước lâm vào khủng hoảng, thoái trào, nhất là từ
khi chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các cộng sản cầm
quyền ở đó mất chính quyền, tan rã, luận điệu này lại được họ lặp đi, lặp lại
nhiều hơn.
Dù có cố tình đưa ra luận điệu này hay luận điệu khác nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, họ cũng không thể lẩn tránh được trước một sự
thật hiển nhiên đã được khẳng định bởi lịch sử phát triển của nhân loại. Đó là,
khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng thì cuộc đấu tranh giữa các giai
cấp luôn luôn xảy ra. Khi xuất hiện giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, cuộc đấu
tranh của hai giai cấp này ngày càng quyết liệt. Để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó
các chính đảng của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã ra đời.
Trước đây, khi còn là lực lượng tiến bộ trong lịch sử, giai cấp phong kiến
đã chiến thắng giai cấp chủ nô đưa xã hội tiến lên. Giai cấp tư sản đã tấn cơng
mạnh mẽ vào thành trì phong kiến, chấm dứt đêm dài phong kiến trung cổ, đưa
xã hội tiến một bước dài trong lịch sử phát triển. Song, khi giai cấp tư sản đã trở
nên lỗi thời, bộc lộ tính chất phản động rõ rệt, chủ ra tư bản với mâu thuẫn cơ
bản không thể khắc phục trong xã hội, theo quy luật phát triển của lịch sử, nó sẽ
bị thay thế bởi chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa tư bản tuy đã đưa nhân loại tiến một bước dài trong lịch sử, song
nó cũng đã và đang mang lại cho nhân loại nhiều đau khổ, oan trái, nó khơng thể
20
khắc phục được những căn bệnh cố hữu của chế độ bóc lột người, nên vẫn bị nhân
loại tiến bộ lên án và tìm mọi cách xóa bỏ. Vì thế nó khơng thể là con đường mà
nhân loại tất yếu phải đi qua để tiến đến xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên, trong thực tế việc lật đổ chủ nghĩa tư bản cũng như lật đổ một
xã hội cũ ở một nước nào đấy có thể khơng do đảng của giai cấp công nhân, mà
do một lực lượng xã hội tiến bộ lãnh đạo. Song, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở các nước ấy dứt khoát phải do Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo thì mới
thành công. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đồng thời phải
tăng cường công tác bảo vệ Đảng để Đảng thực sự giữ vai trị lãnh đạo cơng
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, khơng có và khơng thể có chủ nghĩa
xã hội mà khơng có sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân.
Nếu Đảng bị tổn thất trước sự chống phá của kẻ thù, năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu bị giảm sút, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành quả của cách
mạng. Với ý nghĩa đó, cơng tác bảo vệ Đảng là một nhân tố quan trọng quan hệ
đến thành quả của cách mạng. Điều này đã được chứng minh bởi thực tiễn lãnh
đạo cách mạng của các Đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế hơn 150
năm qua.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Trước hết nói về Đảng-nhờ đồn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay,
Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
21
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (8. Tr 38).
… “Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một
nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung.
.... Toàn thể đảng viên phải theo đúng Đảng chương thống nhất, kỷ luật
thống nhất của Đảng. Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thống nhất của
Trung ương. Nói tóm lại: Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật
thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức
và tính kỷ luật” [9, T7, Tr 240-241].
“Tính tổ chức, tức là ta làm gì cũng phải do tổ chức, khơng được ra ngồi
tổ chức, phê bình cũng phải trong tổ chức. Khơng nên nói lung tung, làm việc gì
cũng phải bàn với tổ chức, khơng được đặt mình ngồi tổ chức. Tính kỷ luật
không những là kỷ luật lao động, mà kỷ luật Đảng, kỷ luật của Chính phủ, kỷ
luật của đồn thể nữa cũng phải chặt chẽ” [9, T8. tr 385].
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác bảo vệ Đảng:
Một là: Giữ vững lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống mọi biểu
hiện, khuynh hướng cải lương, cơ hội.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng
định: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nịng cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như
người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam” [9. T2, tr240-242]. Theo Hồ
Chí Minh, đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở xác định
một đảng cách mạng chân chính, là ranh giới phân định với các đảng, các phong
trào xã hội dưới nhiều màu sắc.
22
Hai là: Nâng cao lý luận, nhận thức, kiên định lập trường giai cấp cơng nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi lý luận là cái “cẩm nang” là công cụ và là “ánh
đèn pha soi đường”. Khơng có lý luận hành động sẽ mù quáng, dễ dẫn đến thất
bại, Đảng cách mạng chân chính phải có lý luận cách mạng. Trong “Thư gửi Bộ
Phương Đông” ngày 16/1/1935 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẩn thiết nói lên
“hậu quả của tình trạng thiếu kiến thức về lý luận”. Người viết: "Đa số các đồng
chí - ngay cả những đồng chí có trách nhiệm - cũng không hiểu thật rõ “cách
mạng dân chủ tư sản” là gì? Các đồng chí ấy nhắc đi nhắc lại những chữ ấy mà
khơng hiểu nghĩa. Vì khơng thể giải thích được cho cơng nhân và nơng dân, cho
nên các đồng chí ấy thường tỏ vẻ lúng túng trong công tác tuyên truyền và cổ
động. Để khỏi lúng túng, các đồng chí buộc phải “bịa ra". Do đó, một sự ngu dốt
này làm phát sinh một sự ngu dốt khác và một sai lầm này gây nên các sai lầm
khác (...) [9, T3. tr 83]”.
Ba là: Về công tác phát triển đảng viên: Làm thế nào để không lọt những
phần tử cơ hội, phản động vào Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn rất tường
tận về kết nạp đảng viên mới sau cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức: "Khi
kết nạp đảng viên mới, cần phải giữ đúng những điều kiện Trung ương đã quy
định và kết hợp với những công tác trung tâm. Quyết không nên tuỳ tiện, cẩu thả,
tách rời công việc thực tế. Trước khi kết nạp một đảng viên mới, phải dựa vào
quần chúng mà xem xét cẩn thận (...)” [9, T8. tr 517]. Người còn nhấn mạnh
thêm: “Việc lựa chọn người vào Đảng phải rất thận trọng, không để bọn đầu cơ
vào để làm quan ăn trên ngồi trốc, cho nên phải chọn lọc rất cẩn thận, không
được bừa bãi” [9, T8. tr 518].
Bốn là: về công tác giữ gìn kỷ luật của Đảng: Người đã chỉ bảo ân cần và
sâu sắc về phương pháp và trách nhiệm: “Làm cơng tác bảo vệ Đảng, duy trì kỷ
luật, kỷ cương của Đảng khơng có nghĩa là cứ “chiểu theo các điều quy định”
một cách xơ cứng, máy móc. Khi họ sai lầm thì dùng cách “thuyết phục” giúp họ
sửa chữa. Không phải một sai lầm to lớn, mà đã vội cho họ là “cơ hội chủ
23
nghĩa”, đã “cảnh cáo”, đã “tạm khai trừ”. Những cách quá đáng như thế đều
không đúng” [9, T5. tr 276-277].
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Người căn dặn: Phải chỉnh
đốn Đảng, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ Đảng
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ Đảng, coi bảo vệ Đảng là
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Một mặt Đảng đã có những chủ trương, biện
pháp bảo vệ sự an toàn của Đảng, của các tổ chức cơ sở và đảng viên của Đảng
trong điều kiện hoạt động bí mật vơ cùng khó khăn và ác liệt. Mặt khác, Đảng đã
phát hiện kịp thời, đấu tranh quyết liệt, vạch mặt và nghiêm trị những tên phản
động, nội gián đã chui vào Đảng, đã đưa ra khỏi Đảng những kẻ thối hóa biến
chất. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc tạm thời
với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ mà đi vào con
đường thỏa hiệp. Nhận rõ tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa Tơrốtxky đối với
công tác bảo vệ Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đang hoạt động ở Trung Quốc
(Quế Lâm, Quảng Tây Trung Quốc) đã viết nhều bài dưới hình thức những bức
thư gửi về nước cho Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong bài về chủ
nghĩa Tơrốtxky, Người vạch rõ thủ đoạn của bọn Tơrốtxkít đang thực hiện ở Tây
Ban Nha, ở Nhật, ở Pháp, ở Nga: Người chỉ ra rằng bọn Tơrốtxkít không chỉ là
kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, mà còn là kẻ thù của nền dân chủ tiến bộ. Đó là
bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất. Trong bài Hoạt động của bọn Tơrốtxkít ở
Trung Quốc Người đã vạch mặt chỉ tên bọn Tơrốtxkít đầu sỏ ở Trung Quốc và
những hành động quá phản bội, vạch trần những thủ đoạn của bọn chúng như
chui vào Hồng Quân để phá hoại, nói xấu Đảng Cộng sản, gây cản trở cho phát
triển của mặt trận dân tộc.
24
Ở nước ta vào thời kỳ đó, bọn Tơrốtxkít được chính quyền thực dân Pháp
lợi dụng đã hết sức khiêu khích chống phá cách mạng. Vì vậy, để Đảng vững
mạnh, đủ sức thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đấu tranh
loại trừ những tư tưởng phản động như khuynh hướng Tơrốtxkít, một khuynh
hướng cực kỳ phản động đã xuất hiện trong Đảng, cùng với nó là xu hướng thỏa
hiệp với bọn Tơrốtxkít, lên án, đấu tranh và sắc phục bệnh hẹp hòi, bè phái gây
chia rẽ về tư tưởng và tổ chức của Đảng. Người đã nhấn mạnh: Đối với bọn
Tơrốtxkít, khơng có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để
lột mặt nạ chúng làm tay cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị.
Những năm diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiệm vụ bảo vệ
Đảng, tăng cường sức chiến đấu cho Đảng trong thời kỳ mới lại được Đảng ta
coi trọng. Dưới sự lãnh đạo của Người, Đảng ta lại một lần nữa đặt lên hàng đầu
việc tập trung khắc phục khuynh hướng hữu và tả khuynh, tư tưởng bi quan cũng
như nóng vội trong Đảng. Đảng đã đề ra chủ trương biện pháp bảo vệ các tổ
chức cơ sở đảng, bảo đảm bí mật, bảo toàn lực lượng, bảo vệ an toàn cán bộ và
cơ quan đầu não của Đảng… Những biểu hiện chia rẽ mất đoàn kết cũng được
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán kịch liệt và khắc phục triệt để.
Như vậy, trong giai đoạn lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền,
Đảng ta đã ln ln đặt lên hàng đầu và chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ
giữ vững và tăng cường tính chất giai cấp cơng nhân, tính tiền phong của Đảng,
nên Đảng đã trở thành một Đảng triệt để cách mạng, một Đảng không thỏa hiệp
với bất kỳ một lực lượng thù địch nào ngay từ khi Đảng ra đời và trong suốt quá
trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền. Trong q trình ấy, Đảng ta đã nhận
rõ, cuộc đấu tranh giành chính quyền là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết
liệt, ranh giới rõ ràng, không được một chút mơ hồ. Cuộc đấu tranh đó diễn ra
trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, khơng được cải lương, nửa vời,
dù cho khi đó, Đảng hoạt động trong hồn cảnh bí mật, khơng hợp pháp. Nhờ đó
Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân đấu tranh từ thấp đến cao và
giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám. Thắng lợi của Cách mạng tháng
25
Tám không những là thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền, mà cịn là
thắng lợi của cơng tác bảo vệ Đảng.
Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống Pháp rồi lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lãnh đạo
chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, các
thế lực thù địch lại chống phá Đảng bằng những âm mưu và thủ đoạn thâm độc,
xảo quyệt hơn.
Ở miền Bắc, chúng vu khống, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, tìm mọi cách chui vào hàng ngũ của Đảng, móc nối, mua chuộc. Nhờ
coi trọng công tác bảo vệ Đảng, luôn luôn đề cao cảnh giác, Đảng ta đã kịp thời
và kiên quyết đấu tranh vạch mặt chúng. Những vụ chống phá đường lối cách
mạng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và đòi chia quyền lãnh đạo
với Đảng, như vụ Nhân văn giai phẩm, vụ án chống Đảng làm tay sai cho nước
ngồi, vụ Hồng Minh Chính, Đặng Kim Giang… đã bị phanh phui và bị xử lý
thích đáng. Đảng được bảo vệ và tiếp tục đưa cách mạng nước ta tiến lên.
Ở miền Nam, Đảng Cộng sản và những cán bộ đảng viên luôn luôn là đối
tượng săn lùng, khủng bố và hủy diệt cũng như mua chuộc, dụ dỗ của đế quốc
Mỹ, bọn tay sai bán nước và các lực lượng đội lốt tôn giáo, dân tộc phản động.
Những người cộng sản đã bị luật tháng 10 năm 1959 của chính quyền ngụy Sài
Gịn đặt ra ngồi vịng pháp luật. Những cuộc tố cộng, ly khai tàn sát đẫm máu
của những người cộng sản, những cuộc dồn dân vào ấp chiến lược hòng cắt đứt
sự bảo vệ của dân đối với Đảng diễn ra trên khắp miền Nam của Tổ quốc. Thực
hiện những điều nêu ở trên, chúng nuôi ảo tưởng sẽ hủy diệt được Đảng ta và
những người yêu nước, ngăn chặn không cho họa cộng sản vượt qua sông Bến
Hải. Đảng đã chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương biện pháp làm vơ hiệu
hóa hành động chống phá của chúng. Nhờ đó, tuy có những lúc, những nơi tổ
chức Đảng và đảng viên bị quân thù khủng bố tàn bạo và bị tổn thất nặng nề, có
nơi tổ chức Đảng tan rã hoàn toàn, một số nơi kẻ địch cũng đã chui vào tổ chức
Đảng để phá hoại, một số đảng viên dao động đã đầu hàng, nhận làm tay sai cho