Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Quy định chung ATLĐ, VSMT, PCCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.57 KB, 62 trang )

QUY ĐỊNH CHUNG
AN TỒN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MƠI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
(Ban hành kèm theo quyết định số … /2019/ ……/……. ngày …../…../2019

Người Soạn Thảo

Người kiểm tra

Người phê duyệt


Nguyễn Văn Khôi

Phú Quốc, Ngày 20 Tháng 3 năm 2019


-

Căn cứ Luật lao động ngày 18 tháng 06 năm 2012 của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.

-

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 06 năm 2015 có hiệu lực ngày 01
tháng 07 năm 2016 của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

-

Căn cứ Luật xây dựng có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 của Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


-

Căn cứ nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình.

-

Nghị định 44/CP/2016 của Chính phủ - Quy định chi tiết một số điều về Luật an toàn lao
động, vệ sinh lao động.

-

Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 23/08/2013 - Quy định xử phạt hành chính hành vi vi
phạm pháp luật lao động.

-

Căn cứ thơng tư số 22/2010 của Bộ xây dựng Quy định về an tồn lao động trong thi
cơng xây dựng cơng trình và các Văn bản pháp luật hiện hành về an tồn lao động của
nhà nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

-

Căn cứ vào tình hình thực tế về an toàn, vệ sinh lao động tại các dự án của tập đồn Bim.

Cơng ty TẬP ĐOÀN BIM (Sau đây gọi là TẬP ĐOÀN) ban hành quy định về an tồn lao
động, vệ sinh mơi trường và phịng chống cháy nổ áp dụng cho tất cả các dự án do TẬP
ĐOÀN quản lý và làm chủ đầu tư.
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chủ Đầu Tư


CĐT

Ban Quản Lý Dự Án

BQLDA

Ban chỉ huy

BCH

Cán bộ kỷ thuật

CBKT

An tồn lao động

ATLĐ

Vệ sinh mơi trường

VSMT

Người sử dụng lao động

NSDLĐ

Người lao động

NLĐ


Phòng cháy chữa cháy

PCCC


Phòng chống cháy nổ

PCCN

Dụng cụ điện cầm tay

DCĐCT

Phương tiện bảo vệ cá nhân

PTBVCN

CHƯƠNG 1
MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
I.

Mục đích xây dựng quy định ATLĐ, VSMT & PCCN

-

Thực hiện các yêu cầu của pháp luật Nhà nước Việt Nam về ATLĐ, VSMT, PCCN;

-


Triển khai chi tiết quy định về ATLĐ, VSMT, PCCN của công ty phù hợp với thực tế thi
công tại các dự án của tập đồn BIM.

-

Đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh, nâng
cao trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm hướng dẫn để NLĐ đang làm
việc tại các dự án phải có kiến thức về BHLĐ, các tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ có liên quan
đến cơng việc và nhiệm vụ của mình.

-

Thống nhất thực hiện công tác quản lý ATLĐ, VSMT, PCCN tại các dự án do BIM làm
chủ đầu tư.

-

Thống nhất các biểu mẫu áp dụng trong việc thực hiện xử lý vi phạm ATLĐ VSMT &
PCCN tại các dự án thi cơng.

II.

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

BCH cơng trình, các nhà thầu phụ làm việc tại các dự án BIM Group.
CHƯƠNG II
HỒ SƠ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MƠI TRƯỜNG, PHỊNG CHỐNG CHÁY
NỔ.
BCH cơng trường, nhà thầu phụ khi tham gia thi công tại các dự án do BIM Group quản lý thi
công phải đầy đủ các hồ sơ sau:

1.

Thuyết minh biện pháp ATLĐ - VSMT - PCCN.

2.

Kế hoạch triển khai tổ chức công tác ATLĐ - VSMT - PCCN tại cơng trường.

3.

Sổ nhật ký an tồn cơng trình.

4.

Cơ cấu tổ chức và phân cơng trách nhiệm cụ thể về công tác ATLĐ - VSMT - PCCN,


5.

Hồ sơ quản lý công nhân


Hợp đồng lao động;



Giấy khám sức khỏe;




Hồ sơ huấn luyện an toàn lao động cho cơng nhân (có cam kết an tồn và được ký
bởi công nhân, tổ đội trưởng);



Hồ sơ cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân;



Chứng chỉ nghề của thợ điện, công nhân hàn điện;



Chứng chỉ hành nghề/ an tồn của cơng nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như cẩu tháp, cần trục bánh lốp, vận
thăng…vv.

6.

Danh sách, lý lịch, hồ sơ kiểm định các máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt cần
kiểm định về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TỒN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MƠI TRƯỜNG VÀ
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
1.

Quy định chung về ATVSLĐ

-


Quy định về ATVSLĐ được quản lý và thực hiện nghiêm túc tại các dự án mà BIM làm
chủ đầu tư và các nhà thầu phụ tham gia.

-

Quy định về ATVSLĐ này cung cấp một tài liệu bao gồm các vấn đề an toàn cơ bản
nhưng đã được mở rộng theo cách mà mỗi dự án riêng lẻ có thể thiết lập để phù hợp với
yêu cầu và nhu cầu đặc biệt của dự án đó.

-

Quy định này đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu pháp luật và hợp đồng được tn thủ.

-

Để quy định này có hiệu quả thì các Cán bộ quản lý, các giám sát của Công ty và các nhà
thầu phụ phải đọc và hiểu nội dung của nó.

-

Bim sẽ tổ chức Đào tạo về ATVSLĐ và tất cả nhân viên bao gồm nhà thầu phụ bắt buộc
phải tham gia để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ.

-

BIM yêu cầu sự hổ trợ từ tất cả nhân viên nhà thầu tham gia vào dự án này để bảo vệ sự
an toàn và sức khỏe của bản thân và đồng nghiệp. Bất kì vi phạm nào từ nhân viên, nhà
thầu phụ về các yêu cầu của Quy định này sẽ bị nhắc nhở hoặc kỷ luật.



-

Quy định này xác định các hoạt động thi công, lắp đặt trong đó có nguy cơ an tồn và
sức khỏe có thể lường trước được và các biện pháp phịng ngừa được thiết lập nhằm loại
bỏ và kiểm sốt các mối nguy tương ứng để đảm bảo rằng một tiêu chuẩn về an tồn và
sức khỏe được duy trì trong suốt dự án.

2.

Quy định pháp luật về lực lượng tuổi lao động.

-

Độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi;

-

Nghiêm cấm trẻ em vào cơng trường.

-

Có giấy phép sức khỏe đủ điều kiện làm việc được cấp bởi cơ quan y tế cấp Huyện trở
lên.

-

Được học tập, hướng dẫn các quy định an tồn lao động đối với cơng việc thực hiện.

-


Có bằng cấp/ chứng chỉ hành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng đối với các nghề
như: Thợ điện, thợ hàn, vận hành các thiết bị nâng, thiết bị áp lực …;

-

Được huấn luyện an toàn lao động chuyên biệt đối với các ngành nghề như: Thợ điện,
thợ hàn điện, hàn khí, vận hành các thiết bị nâng, thiết bị áp lực, làm việc trên cao, làm
việc dưới hố sâu, không gian hạn chế,…

3.

Trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị tham gia trực tiếp các hoạt động trên công
trường tại các dự án.
3.1. Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ về ATVSLĐ
3.1.1. Trách nhiệm của Giám Đốc Dự Án/ Chỉ Huy Trưởng

-

Giám Đốc Dự Án/ Chỉ Huy Trưởng đại diện cho công ty tại dự án và chỉ đạo tất cả các
hoạt động thực hiện dự án theo các yêu cầu Hợp đồng, các Luật và Quy định có liên
quan.

-

Các trách nhiệm của Giám Đốc Dự Án/ Chỉ Huy trưởng đối với ATVSLĐ bao gồm:
+

Đảm bảo các quy định về ATVSLĐ đã được phê duyệt được thông qua để xác định
các phương pháp và hệ thống được áp dụng.


+

Đảm bảo rằng tất cả các luật, quy định và các yêu cầu khác liên quan đến ATVSLĐ
đều được tơn trọng.

+

Duy trì quan hệ với nhân viên, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, chính quyền và các tổ
chức cho tất cả các hạng mục liên quan đến ATVSLĐ.


+

Trách nhiệm chung trong việc tổ chức, đào tạo và quản lý ATVSLĐ, bao gồm chăm
sóc y tế và cấp cứu, an toàn và sức khỏe,…

+

Tiến hành cuộc họp và đánh giá công tác ATVSLĐ hàng tháng.

3.1.2. Trách nhiệm của Giám Đốc, Trưởng Ban ATVSLĐ
-

Thiết lập và cải tiến liên tục về hệ thống ATVSLĐ của cơng ty tập đồn.

-

Hổ trợ Ban Tổng Giám Đốc, các ban trong tất cả các vấn đề liên quan đên ATVSLĐ


-

Quản lý tổ chức ATVSLĐ tại các dự án.

-

Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động liên quan đến ATVSLĐ được thực hiện theo Chính
sách và Quy định ATVSLĐ của Cơng ty tập đồn.

-

Hổ trợ Giám đốc dự án trong việc phân tích và phê duyệt kế hoạch ATVSLĐ của các nhà
thầu phụ, các báo cáo phương pháp liên quan và quy trình làm việc an toàn.

-

Đánh giá các hoạt động của nhà thầu phụ liên quan tới việc tuân thủ luật pháp, các quy
định và các yêu cầu khác có liên quan đến ATVSLĐ.
3.1.3. Trách nhiệm của Giám sat ATVSLĐ

-

Giám sát ATVSLĐ sẽ giúp Giám đốc, Trưởng Ban ATVSLĐ bằng cách đảm bảo rằng các
nhân viên Công ty và các Nhà thầu phụ trong mỗi khu vực làm việc đều phải tuân thủ
đúng các quy định về ATVSLĐ và các yêu cầu liên quan khác. Giám sát trực tiếp và điều
phối hoạt động của các Nhà thầu phụ để giải quyết các vấn đề về ATVSLĐ.

-

Trách nhiệm chung bao gồm:

+ Xác minh toàn bộ lực lượng lao động thuộc công ty bao gồm các Nhà thầu phụ, trực tiếp

hoặc gián tiếp nhận thông tin ATVSLĐ và đào tạo, bao gồm giám sát và kiểm sốt
chương trình đào tạo về ATVSLĐ của các Nhà thầu phụ.
+ Tư vấn cho Trưởng Ban ATVSLĐ về các hoạt động bắt buộc và cần thiết để cải thiện

điều kiện làm việc trong lĩnh vực ATVSLĐ.
+ Tổ chức, quản lý và ghi lại nội dung các cuộc họp với CĐT, QLDA, các nhà thầu phụ

theo chương trình họp an toàn.
+ Điều tra sự cố và tham dự bất kỳ cuộc điều tra tai nạn lớn nào trong các lĩnh vực thuộc

trách nhiệm của mình và báo cáo cho Giám đốc, Trưởng Ban ATVSLĐ theo quy định.
+ Tổ chức, quản lý y tế và sơ cứu trong các khu vực thuộc sự kiểm soát của họ.


+ Các giám sát ATVSLĐ sẽ báo cáo với Giám đốc ATVSLĐ các vấn đề về ATVSLĐ.
3.1.4. Trách nhiệm của nhân viên Cơng ty, kỹ sư & giám sát phịng thi công.
-

Hỗ trợ Giám đốc dự án/ Chỉ huy trưởng, quản lý ATVSLĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ
của mình.

-

Các trách nhiệm chung của Người quản lý, Kỹ sư và Giám sát viên bao gồm:
+ Thực hiện các yêu cầu về ATVSLĐ, báo cáo Phương pháp và Đánh giá rủi ro… áp dụng

cho nơi làm việc của họ và đảm bảo rằng chúng được thi hành.
+ Lồng ghép hướng dẫn về ATVSLĐ vào các nội dung thi công hàng ngày, đảm bảo rằng


chúng được hiểu và tuân theo.
+ Đảm bảo rằng tất cả NLĐ được đào tạo phù hợp với công việc mà họ sẽ tham gia.
+ Đảm bảo rằng nhân viên mới/ thời vụ hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa TNLĐ.
+ Phối hợp kiểm tra tất cả các thiết bị, bao gồm cả điện và dụng cụ cầm tay được bảo

dưỡng ở điều kiện tốt và không sử dụng bất kỳ vật dụng bị lỗi nào.
+ Duy trì các khu vực làm việc gọn gàng, sạch sẽ và an toàn.
+ Đảm bảo rằng tất cả NLĐ được cung cấp và sử dụng các PTBVCN phù hợp.
+ Ngừng bất kỳ hoạt động nào tại chỗ nếu có phát hiện nguy cơ gây thương tích cho NLĐ

hoặc khả năng gây ra sự cố nghiêm trọng.
3.1.5. Trách nhiệm của Nhà thầu phụ và Nhà cung cấp

Mỗi Nhà thầu phụ/ Nhà cung cấp làm việc trong dự án sẽ:
-

Tuân thủ tất cả các Quy định luật pháp về ATVSLĐ và các quy định của tập đồn BIM.

-

Bố trí một người phụ trách về ATVSLĐ, có chức năng để hổ trợ Ban chỉ huy của nhà
thầu phụ, đảm bảo ATVSLĐ cho tất cả các hoạt động của nhà thầu phụ/ nhà cung cấp
trong phạm vi công việc trên dự án.

-

Đảm bảo rằng tất cả NLĐ của họ đều biết các yêu cầu về ATVSLĐ bằng cách lập kế
hoạch đào tạo thích hợp cho NLĐ của họ.


-

Xác đinh, phân tích tất cả các mối nguy trong công việc của NLĐ, áp dụng tất cả các
biện pháp phòng ngừa và đưa ra các PTBVCN cần thiết để thực hiện công việc.

-

Đảm bảo các cuộc kiểm tra an toàn được ghi lại và kiểm tra phù hợp để bảo trì các thiết
bị/ dụng cụ làm việc, PTBVCN nhằm mục đích xác định sớm những mối nguy tiềm ẩn.


-

Hợp tác Với CĐT để điều tra sự cố, tai nạn để xác định và thực thi hành động khắc phục
để ngăn ngừa sự tái phát.

-

Tham dự các cuộc họp ATLĐ - VSMT - PCCN và tuân thủ các quy trình phối hợp đã nêu
để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh từ các hoạt động khác nhau
được thực hiện trong cùng một khu vực.

-

Thông báo kịp thời cho Công ty về bất cứ sự cố/ tai nạn xảy ra với các thông tin cần thiết
cho thống kê về TNLĐ của dự án, theo thủ tục báo cáo sự cố/ tai nạn trong Quy định
ATVSLĐ.

4.


Quy định về tổ chức công trường

-

Các Ban chỉ huy dự án thuộc Công ty bao gồm các nhà thầu phụ thực hiện đầy đủ các
quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như
sau:
+ Tổ chức mặt bằng công trường, lối vào an tồn cho mọi người. Các lối đi lại khơng có

chướng ngại vật, chú ý những yếu tố gây nguy hiểm như vật liệu rơi, mấy nâng vật liệu
hay xe cộ. Thiết lập những biển báo, chỉ dẫn phù hợp. Bố trí các lối vào - ra cho các
phương tiện cấp cứu, phịng cháy chữa cháy. Bố trí rào chắn bảo vệ biên như lan can, cầu
thang và tại những nơi có độ cao 1,8m trở lên so với mặt bằng ổn định gần nhất.
+ Bố trí kho bãi làm việc. Bố trí khu vực tập kết vật tư, chức từng loại vật tư, nơi gia công

vật tư… cụ thể, gọn gàng, ngăn nắp.
+ Bố trí nhân viên y tế, trang bị tủ thuốc y tế và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tại các

cơng trường phải bố trí các phòng vệ sinh cho cả nam và nữ tại những vị trí phù hợp.
+ Bố trí đủ ánh sáng tại những nơi làm việc dưới hầm hoặc buổi tối.
+ An ninh cơng trường cần được bố trí rào chắn để người khơng có phận sự tránh xa khỏi

khu vực nguy hiểm.
+ Sắp xếp công trường ngăn nắp, thu gom phế liệu, rải thải đúng nơi quy định.
5.

Trang bị BHLĐ

5.1. Nón và giầy BHLĐ
5.1.1. Quy định sử dụng nón BHLĐ

-

Phải mang nón bảo hộ trong suốt thời gian làm việc, đảm bảo nón bảo hộ phù hợp (đội
nón đúng tiêu chuẩn, phải kéo dây xuống cằm)


-

Trang bị nón BHLĐ chất lượng tốt chống va đập gây chấn thương phần đầu cho công
nhân, tối thiểu sử dụng nón Bảo Bình, Thùy Dương loại tốt hoặc chất lượng tương
đương.

-

Quy định màu sắc sử dụng nón BHLĐ:

STT

Phân loại cơng việc theo màu nón BHLĐ

1

Nón BHLĐ màu trắng dùng cho các đối tượng là:

Hình ảnh

- BCH Cơng trường, BCH nhà thầu phụ;
- Kỹ sư/ Giám sát bao gồm của nhà thầu phụ.

2


Nón BHLĐ màu vàng dùng cho các đối tượng là cơng
nhân có logo Cơng ty.

3

Nón BHLĐ màu xanh dương dùng cho các đối tượng là:
Tổ/ Đội trưởng thi cơng của nhà thầu phụ.

4

Nón BHLĐ màu đỏ dùng cho các đối tượng là:
- Cán bộ An tồn cơng ty.
- Cán bộ An toàn nhà thầu

5.1.2. Quy định về sử dụng giày BHLĐ
-

Phải đi giày BHLĐ hoặc ủng trong suốt thời gian làm việc cho phù hợp với công việc
được phân công.

-

Phải sử dụng giầy BHLĐ đúng cách: thắt chặt dây giầy, khơng được để hở gót chân ra
ngồi giày.


-

Giày BHLĐ trang bị cho công nhân theo quy định sau:


Mô tả công việc

Loại Giầy

Ghi chú

Công tác sắt, thép, vận

Giầy mũi bịt thép:

Tối thiểu ABC hoặc tương

chuyển vật tư, gia công sắt,

đương

kết cầu nặng cần bảo vệ chân
bị va đập và đinh đâm xuyên

Công tác dọn dẹp về sinh

Giầy bata:

trong phịng, lắp đặt giàn
giáo, làm cơng tác ốp gạch
mái

Cơng tác móng, hố đào lầy
lội, trũng nước


5.2. Phương tiện bảo vệ mắt (Kính BHLĐ, kính hàn, mặt nạ hàn).

Trang bị cho cơng nhân kính BHLĐ phù hợp với cơng việc:
-

Cơng nhân phải sử dụng suốt thời gian làm việc ở bất cứ nơi nào có nguy cơ văng bắn,
nhiệt độ, ánh sáng mạnh làm tổn thương mắt.

-

Công nhân thực hiện công tác hàn bắt buộc phải sử dụng mặt nạ hàn phù hợp với quy
định pháp luật.

ST

Phân loại công việc cần sử dụng kính BHLĐ, mặt nạ

T

hàn

Hình ảnh


1

Cơng nhân phải sử dụng mắt kính BHLĐ/ Mặt nạ
chống văng bắn như: Khoan, cắt bê tông, cắt kim loại,
cắt gỗ, cắt gạch.


2

Công nhân phải sử dụng mặt nạ hàn khi thực hiện các
công việc hàn hồ quang điện.

5.3. Quần áo BHLĐ
-

Trang bị đồng phục dễ phân biệt giữa các nhà thầu với quy định về màu sắc đặc thù của
nhà thầu.

-

Trang bị quần áo bảo hộ đảm bảo gọn gàng, phù hợp với môi trường làm việc:
+ Phải sử dụng áo BHLĐ vải bạt dày, dài tay khi làm việc trong điều kiện ngoài trời nắng.
+ Phải sử dụng áo phản quang khi làm việc tại khu vực thiếu ánh sáng hoặc vào ban đêm.

Hình mẫu áo phản quang


+

Phải sử dụng áo mưa bộ có lớp chống thấm nước và giữ ấm (áo và quần) trong điều kiện
trời mưa.

5.4. Dây an tồn chống ngã cao
-

Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thiết bị an toàn chống ngã cao cho công

nhân làm việc trên cao ≥1,7m so với mặt bằng gần nhất hoặc các vị trí sát mép biên, hố
sâu.

-

Tất cả các công nhân khi làm việc trên cao ≥ 1,7m so với mặt bằng gần nhất hoặc cách vị
trí sát mép biên, hố sâu phải sử dụng dây an toàn.

-

Nghiêm cấm sử dụng dây an tồn thắt lưng nhằm đảm bảo cơng nhân khơng bị tổn
thương cột sống khi bị té ngã. Dây an toàn được phép sử dụng là dây bán toàn thân hoặc
toàn thân (1 móc/ 2 móc) như hình bên dưới (chủng loại và chất lượng):

Dây bán thân


Hướng dẫn sử dụng dây an tồn chống ngã cao:

Hình ảnh dây an tồn
6.

Dây tồn thân

Biển báo an toàn lao động

Cách đeo dây an toàn trước và sau trên cơ thể người


-


Các băng rôn, biển báo phải được đặt, treo ở những nơi dễ nhìn thấy, đặt đúng vị trí cần
cảnh báo. Kích thước biển báo cần xác định như sau:
+ Khoảng cách từ vị trí an tồn tối thiểu tới thiết bị dưới 2m: KT biển 300x400mm;
+ Khoảng cách từ vị trí an tồn tối thiểu tới thiết bị từ 2m đến dưới 10m: KT 400x600mm.
+ Khoảng cách từ vị trí an tồn tối thiểu tới thiết bị từ 10m đến 20m: KT 600x800mm;
+ Khoảng cách từ vị trí an toàn tối thiểu tới thiết bị từ 20m trở lên: KT 800x1200mm.

-

Nội dung các băng rôn, các loại biển báo phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính nhân văn và thẩm
mỹ.

-

Ngôn ngữ dùng thể hiện trong các băng rôn, biển báo phải là tiếng việt hoặc những từ
ngữ đã được quốc tế hóa, hoặc những từ ngữ khơng thể thay thế bằng tiếng việt.

-

Phân loại các loại biển báo:
+ Biển báo cấm được sử dụng khi sự nguy hiểm cao nhất mà rủi ro mất an toàn lao động

lên tới 100% tức là tai nạn lao động sẽ xảy ra tức thì nếu NLĐ làm trái với nội dung biển
báo đã quy định. Có 3 tơng màu chủ đạo thường là đỏ, trắng, đen. Nội dung cấm luôn
mang màu đen và có một vệt đỏ gạch chéo có góc nghiêng 45 0 so với phương ngang,
xung quanh viền màu đỏ hình trịn.

+ Biển cảnh báo nguy hiểm được sử dụng khi mức độ nguy hiểm tồn tại tuy rằng khả


năng không xảy ra rủi ro đến 100% như ở biển báo cấm nhưng xác xuất xảy ra mất an
toàn vẫn rất cao, có khi lên tới trên 90%. Ý nghĩa của biển báo an toàn này là cảnh báo
nguy cơ mất an tồn có thể xảy ra nếu khơng hành động theo nội dung của biển báo an
tồn. Tơng màu chủ đạo của dạng biển báo an toàn này thường là màu đen và màu vàng,
cũng giống như biển báo cấm đối tượng cảnh báo gây ra mất an toàn vẫn ở màu đen, tông
màu nền là màu vàng mang ý nghĩa cảnh báo và viền màu đen.


+ Biển báo yêu cầu được sử dụng khi nó mang ý nghĩa hầu như là bắt buộc để đảm bảo an

toàn cho cá nhân cũng như người khác tại nơi làm việc. Nội dung chủ yếu của biển báo
này chủ yếu là yêu cầu NSDLĐ các trang thiết bị BHLĐ để bảo vệ cho chính cá nhân đó
hoặc làm bắt buộc những việc khác để đề phòng mất an toàn trong lao động.
Với biển báo này, cho chúng ta biết cần phải thực hiện các quy định để bảo vệ cá nhân
như bắt buộc phải mặc BHLĐ theo từng vị trí làm việc để giảm thiểu rủi ro ATLĐ. Với
biển báo này chúng ta thấy cho hai tông màu chủ đạo thường là màu trắng và màu xanh
da trời. Màu trắng là đối tượng bắt buộc thực hiện còn màu xanh là nền.

+ Biển báo chỉ dẫn được sử dụng khi nó mang ý nghĩa là chỉ dẫn phương hướng, cách

thức để thao tác trong một trường hợp nhất định như chỉ dẫn lối thốt hiểm, chỉ dẫn
phịng ban, hay chỉ dẫn nơi tập trung an tồn. Nói chung biển báo này có ý nghĩa chỉ dẫn
phương hướng cho mọi người để thực hiện, thao tác trong lao động.
Biển này để chỉ dẫn mọi người biết cách hành động khi có mốt sự cố hay một yêu cầu
nào xảy ra mà phải thực hiện ngay tức khắc để tránh rủi ro.

ĐI LỐI NÀY

VỊI CHỮA CHÁY


BÌNH CHỮA CHÁY

THIS WAY

FIRE HOSE

FIRE EXTINGUISHER


+ Biển báo an toàn kết hơp là dạng biển báo kết hợp nhiều yếu tố trong một biển báo để

NLĐ dễ nhận biết, dễ hiểu và dễ áp dụng khi nhìn thấy biển báo an tồn này. Đây là một
dạng thức biển báo an toàn nhưng nội dung của nó được chi tiết hơn bởi câu chữ và hình
ảnh để NLĐ dễ nhận biết hơn.

-

Vật liệu làm báo cáo: các biển báo thường được làm bằng tấm nhôm composit, mica, tơn,
nhựa;

Biển báo có thể được in trực tiếp hoặc in decal và ép lên vật liệu làm báo cáo. Chất lượng
biển báo phải chịu được trong môi trường mưa nắng & nhiệt độ cao trong thời gian dài.
CHƯƠNG IV
AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG
1.

An tồn lao động khi sử dụng điện trên cơng trình

1.1. Quy định chung
-


Thợ điện phải được huấn luyện kỹ thuật An toàn điện, được kiểm tra & cấp giấy chứng
nhận đạt yêu cầu KTAT điện, đồng thời phải được hướng dẫn sơ cấp cứu người bị điện
giật.


-

Trên cơng trường phải có sơ đồ mạng điện, bố trí tủ điện chính và tủ điện nhanh để đảm
bảo an tồn điện. Cơng tắc, cầu dao điện phải bố trí những nơi thuận tiện an tồn khi sử
dụng.

-

Chỉ có thợ điện mới giải quyết các công việc về điện trên công trường. Nghiêm cấm mọi
người khác làm công việc về điện.

-

Trong khi làm việc bắt buộc thợ điện sử dụng các trang bị BHLĐ như: găng tay cao su,
ủng cao su, bút thử điện và bóng đèn thử điện, dây an toàn khi làm việc trên cao, các
trang bị khác,…

-

Các lối đi lại, các khu vực nguy hiểm phải được chiếu sáng về ban đêm.

-

Các trạm điện phải được bố trí đầy đủ các phương tiện phịng cháy chữa cháy cầm tay

thích hợp.

1.2. Tủ điện
-

Dùng tủ điện cơng nghiệp có 2 của nắp che có khóa.

-

Có các chi cắm cơng nghiệp.

-

Cơng trường có 1 tủ chính và 1 số tủ phụ khác để phân chia khu vực.

-

Tủ điện phải có dây tiếp địa

-

Tủ điện phải có thơng tin thợ điện (họ tên, số điện thoại…)

1.3. Dây điện
-

Phải dùng loại dây có 3 ruột 2 vỏ bọc.

-


Dây dẫn điện phải treo cao tối thiểu 2m nơi có người đi bộ và 5m nơi có xe cơ giới đi
qua và có biển báo.

-

Có biện pháp chống dập đối với trường hợp phải đi dây trên mặt đất.

-

Phải chôn sâu tối thiểu 40cm nơi có xe cơ giới đi qua.

-

Phải có bộc lót bằng vật cách điện như luồn dây qua ống cao su hoặc ống nhựa khi đi dây
trực tiếp trên nền đất.

-

Các mối nối phải bảo đảm chắc chắn băng kín và khơng trùng nhau.

-

Khơng dùng dây trần khơng có vỏ bọc cách điện để làm dây dẫn điện trên công trường.

-

Không dùng dây kẽm để cột treo dây dẫn điện.


-


Sử dụng ổ cắm, phích cắm cơng nghiệp trong thi cơng

1.4. An tồn lao động đối với thợ điện
-

Những người làm việc ở những bộ phận này phải có đủ điều kiện về độ tuổi lao động, có
giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành do cơ quan y tế cấp, đã được đào tạo, huấn
luyện về ATLĐ, PCCC & VSMT và được cấp chứng chỉ ATLĐ, bằng cấp theo quy định
của pháp luật. Sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp phát.

-

Thợ điện cho dù có trình độ tay nghề cao nhưng đang ở trong tình trạng say rượu, mệt
mỏi… đều không được phép làm việc.

-

Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện qui định, không cho
nối bằng cách xoắn các đầu dây (sử dụng đầu cos).

-

Khi tiến hành sửa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây… nhất thiết phải cắt điện tại
bộ phận đó, đường dây đó, treo biển “ĐANG SỬA CHỮA”.

-

Sau khi kết thúc công việc sửa chữa điện phải tháo bảng báo sửa chữa.


-

Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao phải ln ln có hai
người cùng làm

1.5. An toàn lao động khi sử dụng Dụng cụ điện cầm tay (DCĐCT).
-

Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) được cấp phát.

-

Các DCĐCT phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ
máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ.

-

Phải cất dụng cụ trong các tủ nghề riêng và việc kiểm tra chúng phải được giữ cho các
chuyên viên (thường các thợ lắp ráp điện). Chu kì kiểm tra khơng ít hơn một lần mỗi
tháng, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác như hỏng hóc, vừa nhận lại từ người
khác.

Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ, còn trên vỏ dụng cụ thì ghi rõ ngày tháng kiểm tra định kỳ
tiếp theo.
-

Khi đang làm việc nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ nhưng cảm nhận được tác dụng yếu của
dòng điện thì phải tức khắc dừng ngay cơng việc để đưa chúng đi kiểm tra, sửa chữa.

-


DCĐCT bắt buộc phải sử dụng ổ cắm công nghiệp.


-

Khi DCĐCT đang làm việc nghiêm cấm các trường hợp sau:
+ Dùng tay cầm vào đầu công tắc, đầu cất của nó.
+ Ngắt nguồn điện trước khi ngừng hồn tồn chuyển động quay.
+ Dùng tay thu dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay.
+ Làm việc trên cao với thang di động.
+ Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây.
+ Tháo lớp vỏ bảo vệ hao che phần cắt của nó.
+ Làm việc ngồi trời dưới mưa.
+ Để dây dẫn điện tiếp xúc với cáp điện có bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu.
+ Khơng được mang các thiết bị biến áp di động và độ biến đổi tần số vào bên trong các

phần hình trống của lị hơi, các bình bằng kim loại và trong các vị trí đặc biệt nguy hiểm
điện.
-

Khi ngừng làm việc dù chỉ trong chốc lát, khi bị cúp điện đột xuất hay kết thúc công việc
nhất thiết phải ngắt DCĐCT khỏi lưới để loại bỏ hoàn toàn điện áp. Tại những vị trí nguy
hiểm về điện khi chỉ có một người sử dụng DCĐCT làm việc thì những người khác cần
sẵn sàng cấp cứu. Nên tổ chức làm việc thành từng nhóm có từ hai người trở lên.

-

Kết thúc cơng việc phải cắt DCĐCT vào nơi quy định. Thu dọn trật tự ngăn nắp, sạch sẽ
nơi làm việc trước khi ra về.


1.6. An toàn khi hàn điện.
-

Những người làm việc ở những bộ phận này phải có đủ các điều kiện về độ tuổi lao
động, có giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành do cơ quan y tế cấp, đã được đào
tạo, huấn luyện về ATLĐ, PCCN & VSMT và được cấp chứng chỉ ATLĐ, bằng cấp theo
quy định của pháp luật. Có giấy chứng nhận về chun mơn, đã học tập và kiểm tra đạt


yêu cầu về KTAT vận hành. Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được
cấp phát.
-

Trong thời gian hàn điện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy biến thế
hàn, máy phát điện hàn…) trong điều kiện bình thường khơng được có điện áp. Vỏ máy
hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào
nguồn.

-

Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng để hàn các chi
tiết ở ngoài trời được đặt trong phịng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiến hành cơng việc
hàn điện ở ngoài trời dưới mưa.

-

Chiều dài dây từ nguốn điện đến thiết bị hàn di động không được vượt quá 10m. lớp vỏ
bọc cách điện của dây phải được bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rãi trên mặt đất.
Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.


-

Trước lúc bắt đầu hàn điện và trong thời gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của lớp
cách điện của dây dẫn, độ cách điện và cách nhiệt của cán kìm hàn, sự liên kết chắc chắn
của tất cả các tiếp điểm. Phải chú ý để không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây cáp
thép, dây điện hàn phải đặt cách các ống mềm dẫn oxy va axetylen, các thiết bị có ngọn
lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các đường ống dẫn nước nóng khơng dưới 1m.

-

Khơng cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện chiếu
sáng, mạng điện tiếp xúc.

-

Việc nối ngắt thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay cầu chì cũng như việc theo dõi trạng
thái của chúng trong quá trình sử dụng phải được tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp.
Nghiêm cấm những người thợ hàn làm các cơng việc đó. Khi di chuyển thiết bị hàn nhất
thiết phải cắt chúng khỏi nguồn điện.

-

Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách điện

-

Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ
thuật vệ sinh (ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng) cũng như các
kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép dùng vỏ xà

lan, bể chứa, các kết cấu kinh loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng
hàn.

-

Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế điện
cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện.

-

Nghiêm cấm dùng kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện của tay cầm bị hư.


-

Cạnh chỗ hàn phải có giá đặt kìm hàn: cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn.

-

Nghiêm cấm việc đồng thời thực hiện công việc bởi người thợ hàn và thợ hàn hơi (hay
cắt) trong các thùng kín.

-

Thiết bị hàn phải có khóa liên động để tự động nối mạch khi chạm que hàn và có bộ phận
khống chế hạ điện áp xuống 12V khi không tải nhưng không được chậm quá 1 giây sau
khi ngắt mạch điện hàn khi hàn ở những chỗ nguy hiểm.

-


Khi tiến hành hàn điện trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm
kim loại hay những vật liệu khó cháy khác. Khơng cho phép hàn điện nếu chưa triển khai
biện pháp phòng chống cháy.

-

Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà (theo chiều thẳng đứng) phải có biện pháp
bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẫu que hàn
cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.

-

Nếu làm việc trên cao mà khơng có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai
an tồn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các chất cháy dở.

-

Khi tiến hành hàn điện trong các vị trí ẩm ướt người thợ hàn phải ở trên sàn khô hay sàn
được phủ tấm cách điện.

-

Nghiêm cấm hàn các bình hoặc thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu và khí nguy hiểm
nổ nếu chưa qua làm sạch (xịt rữa) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch soude hay
chưng hấp với sự thơng gió tiếp theo.

-

Nghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa: xăng, axeton, spirit trắng,…) ở
gần vị trí hàn.


-

Nghiêm cấm tiến hành hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.

-

Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau không
dưới 0,35m.

-

Đường đi giữa các nguồn điện một trạm phải có chiều rộng 0,8m.

-

Khi đặt các nguồn cấp một trạm ở gần tường thì khoảng cách giữa nguồn và tường không
được nhỏ hơn 0,5m.

-

Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi lưới điện.

-

Nghiêm cấm để qn kìm hàn khi vẫn cịn điện áp.


-


Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ làm
việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và sắp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng, phải tin
chắc rằng sau khi làm việc khơng cịn để lại các vật cháy âm ỉ như: giẻ, mảnh gỗ, vật liệu
cách điện…

2.

An tồn khi làm việc trên cao - phịng chống ngã cao

-

Những người làm việc trên cao phải đủ điều kiện về độ tuổi lao động, có giấy khám sức
khỏe theo đúng quy định hiện hành do cơ quan y tế cấp, phụ nữ có thai, những người có
bệnh tim, huyết áp cao, mắt kém không được làm việc trên cao. Đã được đào tạo, huấn
luyện về ATLĐ, VSMT & PCCN và được cấp chứng chỉ ATLĐ.

-

Làm việc trê cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ bắt buộc phù hợp với
nhiệm vụ công việc được phân công. NLĐ phải biết sử dụng đúng và đủ các trang bị bảo
hộ bắt buộc (đặc biệt chú ý dây an tồn tồn thân phải được móc vào dây cứu sinh được
bắt ổn định, chắc chắn; giầy chống trượt) và phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy
đủ.

-

Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng lối quy định. Nghiêm cấm leo, trèo, đi lại tùy
tiện (như đi trên mặt tường, mặt dầm, đà và các kết cấu lắp ghép khác, trèo qua lan can
an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên xuống,…). khi làm việc
không được đùa nghịch, uống rượu, hút thuốc lào…


-

Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giơng bão, gió
mạnh giật cấp 5 trở lên (ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này là
ống khói, đập nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà,…)

2.1. An toàn khi dùng thang
-

Không được sử dụng thang quá dài (không dài quá 5m), chỉ làm việc với thang đủ chiều
dài.

-

Việc nối dài thang phải đúng qui cách (với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc
với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài là 5m).

-

Chỉ có khơng q một người là việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang
thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải).

-

Phải có biện pháp cố định chắc thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết
cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào
sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng của thang làm với mặt sàn



nằm ngang một góc khoảng 700…khi cần đặt thang sau cánh cửa kín để làm việc thì phải
chốt cửa lại để đề phịng người khác xơ cửa bước vào.
-

Khi làm việc trên thang khơng được với q xa ngồi tầm với sẽ gây tai nạn do mất
thăng bằng.

-

Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm 2 tay vào
thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đúng làm việc ở
các bặc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn)

-

Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm viếc trong điều kiện dây dẫn điện có thể
chạm vào thang.

-

Ln chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra
thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng.

-

Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang (kiểu
thử lĩnh) xem thang còn chịu được khơng.

2.2. Kiểm tra & sử dụng dây an tồn
-


Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của
móc treo (chú ý độ nảy của lị xo gài trong móc và các chốt hãm).

-

Dây an tồn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều
cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng cách
không gian bên dưới vị trí đó khơng có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong
tình huống rơi;

-

Phải sử dụng dây an tồn tồn thân 2 móc lớn đối với các công việc như sau:
+ Làm việc trên mái;
+ Lắp đặt giàn giáo bao che.
+ Tô trát, sơn bả mặt ngoài nhà;
+ …..

Các thiết bị phương tiện sử dụng cho việc làm trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất
lượng nghiêm ngặt theo định kỳ.
Phải chủ động tạo ra các vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằm ngang,
nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
dụng dây đai an toàn.


2.3. Các lỗ trống và biên cơng trình


Hệ thống các lỗ trống trong thi công


+

Lỗ chờ thang máy phải được rào chắn, che đậy lắp dựng giàn giáo bên trong.

+

Biển báo khu vực thang máy.

+

Bắt lan can ở các cửa thang máy

+

Lỗ cầu thang bộ được rào chắn che đậy.

+

Khu vực cầu thang bộ phải bắt lan can.

+

Các lỗ mà người dễ bị lọt qua trên mặt sàn phảo được bịt lại, rào lại hoặc đặt tính hiệu
báo nguy hiểm.

+

Căng dây, gắn biển báo khu vực nguy hiểm.


+

Giếng trời đã được rào chắn, ngăn vật tư và con người có thể lọt qua.

+

Khu vực giếng trời có biển báo khu vực nguy hiểm hạn chế người qua lại.

+

Các lỗ thông sàn phải được che đậy và thường xuyên kiểm tra;

+

Các lỗ kĩ thuật: hệ thống thoát nước, PCCC…, được rào ngăn che đậy, gắn biển báo, bắt
lan can an toàn.

+

Các lỗ, hố móng phải rào chắn che đậy chắc chắn, treo biển báo.

+

Khu vực hố móng diện rộng phải được bắt lan can, sơn màu cảnh báo người qua lại và
cao từ 1m trở lên.

+

Lưới an toàn che đậy toàn bộ giếng trời, đảm bảo kết cấu chắc chắn


+

Platform phải đảm bảo an toàn - lan can xung quanh.



Khu vực biên cơng trình

-

Khu vực mép sàn các tầng đã được lắp giàn giáo bao che xung quanh cơng trình:
+ Hệ giàn giáo bao che phải được neo, chống, giằng, cùm chắc chắn.
+ Giàn giáo được bắt thẳng đứng đầy đủ chéo, chân đế, ống nối,
+ Khoảng cách giữa giàn giáo và mép sàn không được lớn hơn 25cm.

-

Kiểm tra và nghiệm thu giàn giáo an toàn khi lắp xong.


-

Giàn giáo đã được gắn lưới bao che vật rơi.

-

Lưới bao che được lắp dựng chắc chắn, đúng cách tránh trường hợp bị gió thổi tung ra.

-


Lưới chống vật rơi đảm bảo con người và vật tư không bị xuyên tầng.

-

Mái hứng chống vật rơi đảm bảo con người và vật tư.
+ Chiều dài của mái hứng bằng 1/3 chiều cao cơng trình.
+ Mái hứng phải đảm bảo độ dốc, gốc xiên để vật tư rơi không bị văng bắn ra ngồi.

-

Các khu vực mép sàn đang thi cơng chưa bắt được giàn giáo bao che phải được lắp lan
can chắc chắn, đúng cách:
+ Lan can phải bắt tối thiểu 2 thanh chắn
+ Lan can phải được sơn 2 màu xen kẽ (trắng - đỏ hoặc vàng - đen)
+ Lan can phải được bọc lưới đề phòng vật tư văng rơi ra ngồi và có tấm dìm kích thước

20x2 được cột chặt để chắn vật rơi từ trên cao xuống.
-

Hàng rào bảo vệ xung quanh cơng trình đảm bảo độ chắc chắn, tách ly cơng trình với
tồn bộ khu vực xung quanh và chiều cao của hàng rào tối thiểu 2m trở lên, nếu hệ thống
dẫn nước và dẫn điện dọc theo hàng rào đảm bảo khoảng cách với hàng rào ít nhất 0,5m.

3.

An tồn khi lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo
3.1. Khi lắp đặt giàn giáo




Lắp dựng giàn giáo phải theo sự hướng dẫn của đội trưởng thi công giàn giáo, đảm bảo
đúng thiết kế và trình tự lắp dựng.



Trước khi lắp dựng giàn giáo thép phải kiểm tra tình trạng các thanh thép ống, ống nối,
các mối hàn bảo đảm khơng bị mịn gỉ rạn nứt, bị bẹp, biến dạng và còn đầy đủ thanh
giằng mới được sử dụng.



Giàn giáo thi công phải lắp đủ 2 chân, 2 chéo, 2 mâm thao tác.



Nền đặt chân cột giàn giáo phải bằng phẳng, ổn định, đảm bảo chịu lực, thốt nước tốt,
dưới từng đơi chân cột phải hướng thẳng gốc với cơng trình phải đặt một xà gồ thép sử
dụng kích chữ U hoặc tấm gỗ kê liền dày 5mm.



Dựng giàn giáo từ 4 lớp giàn trở lên phải neo chắc vào cơng trình, khơng được neo vào
các kết cấu kém ổn định.



Giàn giáo khi lắp phải theo hàng, lối để dễ dàng thiết lập lối đi thoát hiểm.



×