Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sinh 6Tuan 8Tiet 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.51 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần: 8 Ngày soạn: 09/10/2016</b>
<b>Tiết: 15 Ngày dạy: 12/10/2016</b>


<b>Chương III : THÂN</b>



<b>Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN</b>


<b>I. MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Nêu được vị trí , hình dạng của thân.


- Phân biệt được chồi cành, chồi ngọn với chồi nách.


- Phân biệt được các lọai thân: thân đứng, thân bị, thân leo.


<i><b>2.Kĩ năng:</b></i>


<i>- </i>Nhận biết, phân tích, tổng hợp.
- Thảo luận nhóm.


<i><b>3. Thái độ: </b></i>


- Bảo vệ thân cây phát triển tốt.


<b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.</b>
<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Thí nghiệm 13.1, 13.2, 13.3. Tranh một số cây lớn.
- Bảng phân loại thân cây trên bảng phụ.



<i><b>2.Học sinh: </b></i>Mẫu :


- Cành cây đủ các bộ phận.


- Thân 1 số cây bìm bìm, đậu hà lan, rau má, cỏ mần trầu.


<b>III.TIẾN TRÌNH LÊN L ỚP :</b>
<i><b>1. Ổn định lớp:</b></i>


6A6:……….
6A7:……….


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ </b></i>


<b>- </b>Em hãy trình bày đặc điểm của các loại rễ biến dạng?


<b>3. Hoạt động dạy và học:</b>


<i><b>Mở bài: </b></i>Thân là 1 cơ quan sinh dưỡng của cây có chức năng vận chuyển nước chất
hữu cơ trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia
thành mấy loại?


<b>Hoạt động 1: Vị trí và hình dạng của thân:</b>


<b>Hoạt động giáo viên</b> <b>Hoạt động học sinh</b>


- GV yêu cầu HS quan sát thân cây
bàng và cây phượng ở trước sân trường
và trả lời câu hỏi:



+ Em hãy cho biết hình dạng và vị trí
mọc của thân cây mà em quan sát?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.


- HS quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Cây có thân hình trụ và thường ở trên mặt
đất.


- HS nghe giảng và ghi bài.


<i><b>Tiểu kết : </b></i>


Thân thường ở trên mặt đất và có hình trụ.


<b>Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bộ phận bên ngồi của thân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- GV cho HS quan sát mẫu, so sánh
với hình vẽ, tự xác định các bộ phận
bên ngồi của thân. Vị trí chồi ngọn,
chồi nách


- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên
xuống dưới:


+ Thân gồm những bộ phận nào ?
+ Giữa chồi ngọn và cành có đặc điểm
gì giống và khác nhau?


GV trình bày lại trên tranh



HS quan sát mẫu cây mang đi và đối chiếu
với hình vẽ, tự xác định 5 nội dung của
SGK


+1 HS cầm cành mẫu chỉ vào các bộ
phận : Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi
nách


+ Giống: Các bộ phận giống


+ Khác: Cành do chồi nách phát triển
thành, mọc xin


Chồi ngọn phát triển thành thân và mọc
thẳng


<i><b>Tiểu kết : </b></i>


- Chồi ngọn mọc thẳng và phát triển thành thân.


- Cành thường mọc xiên và do chồi nách phát triển thành.
GV treo hình 13.2. Hướng dẫn HS mang


1 cây có cành mang lá và cành mang hoa
ra quan sát đối với hình 13.2 và thảo
luận:


- Tìm sự giống và khác nhau về cấu tạo
giữa chồi hoa và chồi lá ?



- Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành
các bộ phận nào của cây ?


- Yêu cầu HS trình bày phần thảo luận
của từng nhóm.


GV nhận xét và bổ sung .
Cho HS đọc thơng tin trang 43


- Các nhóm quan sát cành có hoa lá để
thấy chồi nách có 2 loại, chồi lá và chồi
hoa và sự phát triển của 2 loại chồi này.
Yêu cầu nêu:


+ Giống nhau: đều có mầm lá.


+ Khác nhau: Chồi lá: có mơ phân sinh
ngọn.


Chồi hoa: có mầm hoa.
+ Chồi lá: Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: Phát triển thành cành mang
hoa.


Đại diện nhóm đứng lên trình bày phần
thảo luận  HS khác bổ sung.


<i><b>Tiểu kết: </b></i>


- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cánh mang hoa.


- Chồi lá phát triển thành cành mang lá.


- Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.


<b>Hoạt động 3 : Phân biệt các loại thân</b>


<b>Hoạt động giáo viên</b> <b>Hoạt động học sinh</b>


GV treo tranh các loại thân.


GV gợi ý cho HS phân chia các cây:
- Vị trí của thân cây trên mặt đất:


+ Nằm sát đất hay cao so với mặt đất?
Độ cao so với mặt đất?


+ Độ cứng mền của thân cây?


+ Sự phân cành của thân: có hay khơng
có cành.


+ Đứng độc lập hay phải bám, dựa vào
vật khác leo lên? leo bằng cánh tua cuốn
hay thấn quấn?


HS mang mẫu đặt lên bàn, đối chiếu với
thân. Phân chia cây thành các nhóm theo
gợi ý của GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

GV đưa bảng phụ ghi tên các thân cây:


- Hãy đọc phần bài làm của mình.


- Có những loại thân nào? Nêu đặc điểm
từng loại thân. Cho ví dụ?


- Một HS lên bảng điền tiếp bảng phụ.
- HS phát biểu  lớp nhận xét, bổ sung.


- HS dựa vào mẫu trả lời.


<i><b>Tiểu kết: </b></i>Có 3 loại thân chính:
- Thân đứng :


+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành . VD: cây đa, mít, xồi, cây cam…
+ Thân cột: cứng, cao, không cành. VD: cây dừa, cây cau…
+ Thân cỏ: mền, yếu thấp. VD: cỏ mần trầu, cây cà chua…
- Thân leo:


Bằng : + Thân quấn. VD: bìm bìm, đậu leo…
+ Tua cuốn. VD: đậu hà lan , su su …
- Thân bò: Mềm yếu, bò lan sát đất. VD: rau má…


<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.</b>
<i><b>1. Củng cố:</b></i>


<b>Câu 1</b> : Chọn từ thích hợp điền vào ơ trống :


- Có 2 loại chồi nách: ………phát triển thành cành mang lá ………phát
triển thành cành………



- Tuỳ theo cánh mọc của thân mà chia làm 3 loại thân: thân đứng ( thân …………
thân………… thân………) thân …………( thân …………tua…………) và thân
………


<b>Câu 2: </b>Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
a. Thân cây dừa, cau, cọ là thân cột.


b. Thân cây lúa , cải , ổi là thân cây co.


c. Thân cây bạch đàn, gỗ lim, cà phê là thân cây gỗ.
d. Thân cây đậu ván, bìm bìm, mướp là thân leo.


<i><b>2. Dặn dò:</b></i>


- Làm bài tập về nhà trang 45.


- Báo cáo kết quả thí nghiệm gieo hạt bấm ngọn đã chuẩn bị 2 tuần trước.


- Điều tra ở địa phương những loại cây được áp dụng kĩ thuật bấm ngọn, tỉa cành.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×