Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Giáo trình Kỹ thuật bấm ối docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.91 KB, 3 trang )

Kỹ thuật bấm ối
I. ÐỊNH NGHĨA

Bấm ối hay còn gọi là chọc đầu ối là một thủ thuật được làm trong quá trình
chuyển dạ đẻ, khi cổ tử cung đã xóa mở, mục đích làm vỡ màng ối chủ động để
nước ối thoát ra ngoài.
II. CHỈ ĐỊNH

Cổ tử cung mở 3 - 4cm, màng ối dầy, đầu ối phồng cản trở cuộc đẻ, cổ tử cung
mở chậm, ngôi đầu cao khó lọt.

Gây đẻ chỉ huy hay làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hoặc đẻ thai thứ hai trong
đẻ sinh đôi.

Rau bám bên, bám mép chảy máu nhiều, chọc cho màng ối đỡ co kéo vào bánh
rau, để ngôi thai tì vào bánh rau để cầm máu.

Bấm ối cho nước ối chảy ra từ từ trong trường hợp đa ối.

Bấm ối khi cổ tử cung mở hết để đỡ đẻ.
III. CHỐNG CHỈ ÐỊNH

Chưa chuyển dạ thực sự, cơn co chưa đều đặn.

Sa dây rau trong bọc ối.

Cổ tử cung chưa mở hết trong ngôi mông, ngôi mặt, ngôi vai.
IV. CHUẨN BỊ

Cán bộ chuyên khoa: nữ hộ sinh, y sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phụ sản.


Phương tiện: một kim dài 15 - 20cm đầu tù có nòng.

Sản phụ: nằm trên bàn đẻ, tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Rửa sạch âm hộ bằng nước vô khuẩn

Ðeo găng vô khuẩn.

Trước khi bấm ối, kiểm tra lại xem có sa dây rau trong bọc ối không. Cách bấm
ối khác nhau tùy theo chỉ định.

Nếu bấm ối trong ngôi đầu, đầu ối dẹt thì nên bấm ối trong cơn co tử cung.
Người thầy thuốc đứng giữa hay đứng bên phải người bệnh, hai ngón trỏ và
giữa đưa vào âm đạo tới màng ối, tay kia cầm đầu kim luồn vào âm đạo theo
hướng hai ngón tay, chọc vào màng ối để nước ối chảy ra từ từ theo ngón tay,
sau đó xé rộng màng ối.

Nếu bấm ối trong ngôi đầu, đầu ối phồng thì sau khi dùng đầu kim trọc màng
ối, cho nước ối chảy từ từ, hướng cho đầu thai nhi chúc vào eo trên rồi sau đó
mới xé rộng màng ối để đề phòng sa dây rau.

Ðối với ngôi ngược, thường là đầu ối phồng, rất dễ bị sa dây rau, nên bấm ối
ngoài cơn co tử cung, cho nước ối chảy từ từ rồi mới xé rộng màng ối .

Ðối với ngôi ngang khi có chỉ định và đủ điều kiện để nội xoay thai thì sau khi
chọc đầu ối phải xé dần màng ối để đưa được cả bàn tay vào buồng tử cung để
nắm lấy chân thai nhi làm nội xoay. Cần lưu ý trường hợp này, nước ối càng
được giữ trong buồng tử cung nhiều càng tốt vì còn nhiều nước ối nội xoay thai
nhi càng dễ, cổ tử cung càng đỡ bóp chặt vào thai nhi. Vì vậy, phải chọc ối và

xé màng ối từ từ, đưa ngay cả bàn tay vào cổ tử cung, vừa tìm chân thai nhi vừa
ngăn không cho nước ối chảy ồ ạt ra ngoài.

Nếu bấm ối trong rau tiền đạo thì sau khi chọc đầu ối, phải xé rộng màng ối
song song với bờ bánh rau, tránh xé vào bánh rau gây chảy máu.

Nếu bấm ối trong đa ối cẩn để sản phụ nằm đầu dốc, mông hơi cao. Dùng
phương pháp tia ối, nghĩa là dùng kim chọc một lỗ nhỏ, chọc ngoài cơn co tử
cung, để cho nước ối chảy từ từ, khi nước ối chảy gần hết mới xé rộng màng ối.
Trong trường hợp này nếu để nước ối chảy ào ra ngoài, sản phụ dễ bị sốc vì áp
lực ổ bụng giảm đột ngột, hơn nữa dễ gây sa dây rau, sa các chi hoặc có thể trở
thành ngôi bất thường.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

Sau khi bấm ối phải kiểm tra lại xem có sa dây rau hay không, có hiện tượng sa
các chi hay không và ngôi thai có thay đổi gì không để có hướng xử lý kịp thời.
Sau cùng nghe lại tim thai xem có bình thường hay không rồi đo lượng nước ối
và nhận định màu sắc nước ối.

Nếu sau khi bấm nước ối bị sa dây rau, phải cho sản phụ nằm đầu thấp, mông
cao, dùng 2 ngón tay đẩy dây rau lên, nếu không được phải phẫu thuật lấy thai.
Nếu chảy máu sau bấm ối hay nước ối bất thường (màu hồng, màu xanh) phải
tìm nguyên nhân để xử lý kịp thời.

×