Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.35 KB, 5 trang )

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà
văn Kim Lân.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Minh Thúy
Trong cuốn nhật ký của mình, nhà văn Nguyễn Văn Thạc đã viết “Cuốc sống còn
tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết
bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. cái nên thơ cịn lóng lánh giọt nước mắt ở
đời”. Cuộc sống được tạo nên bởi sự kết hợp hài hịa của những tơng màu khác nhau và
khi đi vào văn chương nghệ thuật cũng vậy. Nhà văn Kim Lân dường như đã thấm nhuần
những cung bậc cảm xúc của cuộcc sống để rồi trong tác phẩm của ông là một hiện thực
cuộc sống đầy tối tăm của nạn đói nhưng đâu đó vẫn là những trái tim nhân hậu, tình
người tha thiết. Trong “Vợ nhặt” cũng vậy, nhân vật bà cụ Tứ là hiện thân của người mẹ
với tấm lòng thương con, thương người làm bật sáng cả một bức tranh u tói của nạn đói
năm Ất Dậu (1945). Được sáng tác vào năm 1945 nhưng tác phẩm vẫn giữ được sự mới
mẻ của mình, đi vào lịng người bằng tinh thần nhân đạo mà Kim Lân đac gửi gắm đến
độc giả.
“Vợ nhặt” trước hết là một thiên truyện về cái đói. Khơng phải ngẫu nhiên mà nhà
văn lại miêu tả tình cảnh thê lương của nạn đói lúc bấy giờ “Cái đói đã tràn đến xóm ngụ
cư từ lúc nào”. Nạn đói “tràn đến” như một cơn lũ mà chẳng biết bao giờ sẽ rút lui. Một
cõi dương như hòa vào cõi âm, cái sống bên mấp mé bên miệng vực của cái chết. Dù vậy,
nạn đói chỉ là cái phơng nền mà Kim Lân tạo ra để làm tỏa sáng “chất thơ đặc biệt của
hồn người”. bức tranh hiện thực của nạn đói như một phép địn bẩy cho mảng sáng tình
người của một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong đó, nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện như
một ngọn đèn sưởi ấm cho số phận của cả Tràng, người vợ nhặt và gia đình của họ.
Bà cụ Tứ, ngay từ những bước chân đầu tiên bước vào thiên truyện “Vợ nhặt”,
người đọc đã bị ấn tượng bởi hình ảnh một người mẹ già yếu đã gần đất xa trời. Dáng
người lọng khọng, húng hắng ho, vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn gì đó trong miệng. Nổi
bật trong cách khắc họa chân dung bà cụ Tứ là gương mặt “bủng beo u ám” của bà.
Những câu văn ngắn nhưng cũng đủ để ghi dấu ấn trong lòng đọc giả về một con người
lam lũ, vất vả, đau yếu, bệnh tật, nỗi lo hằn lên khuôn mặt. Không chỉ thể xác mà tinh
thần của bà cũng như bị vắt kiệt. Nỗi lo, nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt “bủng beo u
ám” đó. “Bà vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn gì trong miệng”. Làm sao có thể khơng tính


tốn khi mà nạn đói đang quét qua, cảnh tượng “người chết như ngả rạ” ngày ngày hiện
ra trước mắt. Nhưng dù khó khăn là thế, những nỗi lo cứ đè xuống đơi vai của người đàn
bà già yếu thì tình thương con tha thiết và tấm lòng trắc ẩn đã khiến cho bà trở nên cao cả
biết bao.
Bấy lâu nay hai mẹ con bà cụ Tứ nương tựa nhau mà sống, cho đến một ngày, số
phận đưa đẩy cho Tràng kiếm được vợ. có lẽ ngay từ khi bà lão phấp phỏng bước theo


con, bà dường như đã cảm nhận được điều gì đó đang thay đổi. Sau đó, bà lão ngạc nhiên
“đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn”. Rồi hàng loạt câu hỏi tu
từ đặt ra trong đầu bà “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ?”. Một người
mẹ vốn nhạy cảm trước hạnh phúc của con mình nhưng có lẽ chính sự túng quẫn đã đánh
mất đi sự nhạy bén của người mẹ khi con mình có vợ. Bà lão dường như bị động trong
chính căn nhà của mình: “Ơ hay, thế là thế nào nhỉ?”. Và rồi khi hiểu ra mọi chuyện, bà
lão “cúi đầu nín lặng”. bà lão hiểu ra với tâm trạng “vừa ai ốn vừa xót thương cho số
kiếp đứa con mình”. Cái cúi đầu của bà thể hiện sự bất lực, tự trách khi không làm trịn
bổn phận của người mẹ với con mình. Và như Nadimetlicmet đã nói: “Con hãy lắng nghe
nỗi buồn của cành cây héo khô, của chiêm muông què quạt, của hành tinh lạnh ngắt.
Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”. Kim Lân đã nghe thấy nỗi
đau của những số phận đầy bi kịch và rồi ơng cho nhân vật của mình được khóc “Trong
kĩ mắt lèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Nước mắt xót thương cho số phận
con người và những nỗi lo day dứt trong lòng người mẹ. Đằng sau những suy nghĩ bộn bề
thì bà cụ Tứ vẫn nhớ về hiện thực cuộc sống không thể không nghĩ đến: “Biết rằng chúng
nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng”. Nạn đói được nhắc lại một
lần nữa trong suy nghĩ của nhân vật cũng là lời nhắc nhở của tác giả đây là hiện thực
cuộc sống lúc bấy giờ. Nạn đói tàn khốc đã giết chết hơn hai triệu đồng bào ta. Nhà văn
viết văn nhưng không hề xa rời hiện thực cuộc sống mà gắn liền với thời đại mà nó ra
đời. Ở đây ta bắt gặp sự đồng điệu trong hồn văn của Kim Lân với Thạch Lam: “Đối với
tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;
trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo

và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch
và phong phú hơn”. Bằng việc nhắc lại nạn đói đã một lần nữa tố cáo tội ác của bọn thực
dân phát xít và ca ngợi vẻ đẹp trong tâm hn của những người nơng dân dưới cùng của
xã hộị.
Nạn đói như một lưỡi dao treo lơ lửng trước mặt, bà hiểu rằng thêm một người là
thêm một nỗi lo. Dù vậy, bà vẫn đồng ý và chấp nhận cô con dâu mới bằng cả tấm long.
Hành động của bà khơng chỉ xuất phát từ tình thương con mà cfon từ tấm long nhân hậu,
yêu thương, đùm bọc đồng loại. Bà đã vượt qua các lễ giáo, định kiến xã hội để chấp
nhận người người đàn bà đói. Quả thật đúng như lời Nguyễn Minh Châu đã từng nói:
“Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.
Nhà văn Kim Lân đã tìm thấy điều tốt đẹp nhất của người nơng dân ngay cả trong nạn đói
bằng sự đồng cảm và tinh thần nhân đạo của mình.
Sau đó, bà lão đón nhận nàng dâu bừng cách nói rõ gia cành nhà mình “Nhà mình
thì nghèo con ạ” và động viên các con “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Bà vui mừng vì con
lấy được vợ và vì thị đã chấp nhận gia cảnh của gia đình bà. Qủa thật khơng sai khi nói
rằng bà cụ Tứ là ngọn lửa niềm tin của cả gia đình vì bà đã thắp lên niềm tin, niệm lạc
quan trước cuộc sống để từ đó giúp cho các con quên đi cái đói, cái khổ, có bản lĩnh, nghị


lực, niềm tin vào cuộc sống. Bà lão thân thiện khi mời người đàn bà ngồi: “Con ngồi
xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” nhưng thái độ của thị đã làm bà lão hiểu ra
tất cả: “Kể ra có làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả có
ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”. Nói
đến đây, “bà cụ nghẹn lời khơng nói dược nữa, nước mắt cứ chảy rịng rịng”. Lần này
không phải chỉ là hai dong nước mắt chảy xuống nữa mà bà cụ đã khóc bằng cả tấm lịng
mình sau khi đã chấp nhận cơ con dâu.
Có thể thấy, xun st dịng chảy văn học, ta vẫn ln bắt gặp hình ảnh những
người mẹ tần tảo, hy sinh tất cả vì con. Khơng chỉ ở bà cụ Tứ mà còn ở người đàn bà
hang chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Nếu như
người đàn bà hàng chai vì lo cho tương lai của con mà cam chịu sống với người chông vũ

phu, đợi đến lúc con cái trưởng thành cả. Mụ chỉ tìm đến những hạnh phúc giản dị khi gia
đình hịa thuận, những đứa con của bà được ăn no. Bà cụ Tứ cũng vậy, vì thương con mà
bà chấp nhận người đàn bà đói, lo cho con qua khỏi nạn đói và hạnh phúc trước niềm vui
của con. Có lẽ, cả cuộc đời của bà đều tần tảo vì con, nay con lập gia đình , bà cũng vui
mừng, hạnh phúc. Hình tượng bà cụ Tứ đã được Kim Lân khắc họa thật tài tình. “Bà xăm
xăm” thu dọn, quét tước. Dường như niềm vui, niềm hạnh phúc mỏng manh ngay giữa
cái đói và cái chết nhưng cũng đủ làm cho “khuôn mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ lên
hẳn lên”
Đón nàng dâu mới mà chẳng có được một mâm cơm tươm tất, cũng chỉ có gì làm
của hồi mơn cho con, chỉ cịn lại niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống trong tương lai.
“Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối, một đĩa muối ăn với cháo”. Dù vậy “cả nhà đều ăn rất ngon lành” có lẽ là vì khơng
khí gia đình vui vẻ, đàm ấm mà bà cụ Tứ tạo ra. Bà nói tồn chuyện vui vẻ sau này, mở ra
cho con một con đường làm ăn. Khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của con người đã
được Kim Lân khắc họa tài tình đến thế “Những người đói họ khơng nghĩ đến cái chết
mà nghĩ đến cái sống”. Không chỉ bà cụ Tứ mà cả Thị cũng vậy. Khi cái đói đã làm thị
mất hết nhân cách thì “trên khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”. Đơi
mắt của khát vọng sống mãnh liệt vẫn cịn đó dù cho cái đói có hủy hoại nhân cách một
cin người.
Chi tiết nồi cháo cấm là hiện thực của cái đói, cái nghèo, của số phần đầy đau khổ.
Nhưng chính tình yêu thương, cái cách bà tuoi cười “chè khoán đây, ngon đáo để” đã
mang lạii giá trị nhaan văn sâu sắc. đọc đến đây, nhười đọc có thể cảm nhận được vị đắng
chat của miếng cảm nhưng trong long lại tỏa ra vị ngọt của tình người, của tình mẫu tử
thiêng liêng.
Bà cụ Tứ mang nét đẹp của đạo lí truyền thống. Bà là hiện thân của những ngời
mẹ yêu thương con, chăm lo cho gia đình. Trong cái thân hình khẳng khiu ấy lại là một ý
chí, khát vọng mãnh liệt về sự sống và hạnh phúc. Dù xuất hiện sau cùng trong tác phẩm


nhưng bà cụ Tứ đã lưu lại cho người đọc nhiều kí ức. Từ dáng người lọng khọng, khn

mặt bủng beo u ám, hai dòng nước mắt rỉ xuống đã cho thấy tài phân tích diễn biến tâm lí
sâu sắc cảu Kim Lân . Bằng phong cách sáng tác giản dị, mộc mạc, gần gũi, Kim Lân đã
miêu tả diễn biến tâm lí bà cụ Tứ một cách chân thật, đầy cảm xúc và tràn đầy lòng nhân
ái.
Truyên ngắn “Vợ nhặt” viết về số phận của con người trong nạn đói năm Ất Dậu. Cỏ
thể nói, đây khơng phải là một đề tài mới mẻ đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Nhưng vì sao tác phẩm lại in được dấu ấn to lớn đến vậy trong nền văn học dân tộc? Có
lẽ giống như lời nhà văn Nga Gamzatop đã khuyên các nhà văn trẻ: “Đừng nói “Trao cho
tơi đề tài”, hãy nói” TRao cho tơi đơi mắt””. Một đề tài quen thuộc nhưng qua lăng kính
của mỗi nhà văn thì sẽ đến trái tim người đọc theo những cách khác nahu. Cùng một đề
tài nhưng nổi bật ở “Vợ nhặt” là giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu một tác phẩm văn học mà
không chứa đựng giá trị hân đạo thì nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật chết bởi :“Tác
phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ dể tiêu tả, nếu nó khơng phải là
tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó khơng đặt câu hỏi hoặc trả lời cho câu
hỏi đó” (Beelinxi).
Với “Vợ nhặt”, giá trị nhân đạo được thể hiện qua việc nhà văn đã phát hiện và ca
ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Bà cụ Tứ-một người mẹ hết lịng vì con,
ln cảm thơng, thương xót cho số phận đồng loại. Đồng thời, những phầm chất tốt đẹp:
cưu mang, đùm bọc, khát khao hạnh phúc và niềm tin vào cuộc sống đều được Kim Lân
nhìn thấy và trân q. Chính niềm cảm thương sâu sắc đối với nỗi đau của kiếp người mà
tác phẩm càng có sức tố cáo mạnh mẽ hơn các thể lực chà đạp con người. “Vợ nhặt” đã
hội tụ đủ những giá trị tốt đẹp để trở thành một bài ca về người nghèo khổ đã “biết sống
cả khi cuộc đờii trở nên không thể chịu nổi nữa” (“Thép đã tơi thế đấy”-Oxtropxki). Và
Kim Lân cũng chính là một “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”(Sê khốp) khi đã cho nhân vật
của mình một con đường để đến với cuộc sơng mới. Đó là ánh sáng của Đảng, của niềm
tin và tình thương. Có thể thấy một cái nhìn mới mẻ, tư tưởng đỏi mới của tác giả khi
được soi sáng bởi lý tưởng của Cách mạng khác với những tác phẩm văn học hiện thực
phê phán trước đó. Khi “Trong óc của Tràng vẫn thấy đám người đói và là cờ đỏ bay
phấp phới” cũng chính là lúc tìm ra một sự giải thốt cho gia đình Tràng khỏi cuộc sống
tối tăm, mù mịt. Khác với cái vịng luẩn quẩn trong “Chí Phèo”: “Đột nhiên thị thấy

thống hiện ra cái lị gạch cũ bỏ hoang, xa nhà cửa và vắng người qua lại.” hay số phần
tăm tối trong “Tắt Đèn”: “Chị Dậu chạy ra ngoài trời, trời tối đén như mực, như cái tiền
đồ của chị”.
Nếu như “Anđecxen đã lượm nhặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, áp
ủ chúng nơi trái tinm ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đóa
hoa tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”(Pauxtopxki) thì Kim Lân đã
về với thế giớ của cảnh quê, người quê, của hương đồng gió nội để tạo nên những trang


viết sâu sắc, cảm động, sưởi ấm những số phận bi thương. Trong cái tình huống truyện éo
le, độc đáo cùnh cách kể chuyện hấp dẫn, nhân vật được khắc họa đầy ấn tượng, sinh
động. ngôn ngữ của nhà văn mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức gợi và chắt lọc. Kim Lân
quả thật là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của
cuộc sống”(Nguyên Hồng).
“Vợ nhặt” đã vượt ra khỏi cái khuôn khổ của văn học hiện thực để đến với một
thế giới tươi đẹp, giàu niềm tin và khát vọng sống, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của
nhà văn. Từ đấy, cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rõ nét qua hình
ảnh bà cụ Tứ. Tác giả tôn lên vẻ đẹp của người Việt Nam trong hoàn cảnh khốn cùng,
nghiệt ngã của cuộc sống. Dù rằng ngày nay, cuộc sống khơng cịn nhiều những mảnh đợi
bi kịch như Tràng, bà cụ Tứ hay người đàn bà đói nữa nhưng vẫn ln sáng ấm vẻ đẹp
của tình đời, tình người bởi “Yêu thương là cái gì đó vĩnh cửu” (Vincenl Van Gohg).



×