Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án địa lý 9 tuần 27 tiết 44

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.18 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 20/3/2021 KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố toàn bộ kiến thức cơ bản đã học trong học kì II: Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ: + Tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên + Dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế 2. Kỹ năng - Rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản: Đọc, phân tích các bản đồ,biểu đồ, bảng số liệu, cách vẽ biểu đồ. 3. Thái độ: Nghiêm túc và có ý thức làm bài 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ, năng lực tính toán, sử dụng số liệu thống kê II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS - GV: Đề kiểm tra phô tô - HS: Giấy, Atlat địa lý VN, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp Lớ Ngày giảng Vắng Ghi chú p 9A 9B 2. Kiểm tra: GV phát đề.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIÊU TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG. A. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Chủ đề Vùng Đông Nêu đặc điểm vị Nam Bộ trí địa lí, tự nhiên, dân cư của vùng. Số câu: 8 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35%. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tiết 43 (Theo PPCT) (Không kể thời gian phát đề). Vận dụng thấp Vận dụng cao Thông hiểu Giải thích vì sao ĐNB trở thành vùng trồng cây CN lớn nhất cả nước. TN: 5 câu 1,25 TL:1 câu điểm 2 điểm 20%. Vùng Đồng Nêu đặc điểm các bằng sông ngành kinh tế và Cửu Long các trung tâm kinh tế của vùng. Giải thích được điều kiện và tình hình phát triển kinh tế của vùng. Số câu: 10 Số điểm: 6,5 Tỉ lệ: 65% TS câu: 18 TS điểm: 10 Tỉ lệ 100%. TN: 6 câu 1,5 điểm 15% 7 câu 3 điểm 35%. TN: 4 câu 1 điểm 10% 9 câu 2,25 điểm 22,5%. giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút với lao động cả nước TN: 1 câu 0,25 điểm 2,5% Vẽ biểu đồ, các thế mạnh tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL TL: 1 câu 4 điểm 40% 1 câu 1 câu 4 điểm 0,25 điểm 40% 2,5%.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIÊU TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tiết 43 (Theo PPCT) (Không kể thời gian phát đề). I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu trả lời sau (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Cà Mau. B. Mỹ Tho. C. Cần Thơ. D. Long Xuyên. Câu 2. Ngành sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là A. vật liệu xây dựng. B. cơ khí nông nghiệp. C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. chế biến lương thực thực phẩm. Câu 3. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long là A. gạo. B. thịt gia cầm. C. trái cây nhiệt đới. D. thủy sản đông lạnh. Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vườn quốc gia nào không nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Cát Tiên. B. Tràm Chim. C. U Minh Hạ. D. Mũi Cà Mau. Câu 5. Vùng nào dưới đây không giáp với Đông Nam Bộ? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 6. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Long An. B. Đồng Nai. C. Tây Ninh. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 7. Khoáng sản có giá trị nhất ở Đông Nam Bộ là A. sét. B. bô xít. C. cao lanh. D. dầu mỏ và khí tự nhiên. Câu 8. Di tích nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ? A. Nhà tù Côn Đảo. B. Thành cổ Quảng Trị. C. Bến cảng Nhà Rồng. D. Địa đạo Củ Chi. Câu 9. Yếu tố tự nhiên chính nào làm cho cơ cấu cây trồng của Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đông Nam Bộ? A. Vị trí. B Khí hậu. C. Đất đai. D. Nguồn nước. Câu 10. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. khí hậu nóng ẩm quanh năm. B. đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn. C. rừng ngập mặn ven biển chiếm diện tích lớn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> D. có nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa mưa. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long? A. Sản lương lúa lớn nhất cả nước. B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. C. Là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước. D. Bình quân lương thực đầu người gấp nhiều lần trung bình cả nước. Câu 12. Những tỉnh nào không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam A. TP. HCM, Bình Dương. B. Cần Thơ, Tây Nin C. Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây Ninh D. Đồng Nai , Long An, Bình Phước . Câu 13. Ý nào sau đây không phải là điều kiện để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm trồng cây lương thực ở nước ta? A. Diện tích đất phù sa lớn B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm. C. Rừng ngập mặn ven biển chiếm diện tích lớn. D. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào. Câu 14. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì đây là vùng có A. Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đẹp. B. Kinh tế đứng đầu cả nước có nhu cầu lớn về lao động . C.Khí hậu tốt có lợi cho sức khỏe . D. Tài nguyên lâm sản lớn nhất cả nước Câu 15. Lợi thế của vùng biển Đông Nam Bộ là A. Khai thác dầu khí B. Sản xuất muối. C. Du lịch biển D. Dịch vụ biển Câu 16. Đất phù sa ngọt ở ĐBSCL khoảng A. 1,2 triệu ha B. 1,3 triệu ha C. 1,4 triệu ha D. 1,5 triệu ha II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Giải thích vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu 2. (4,0 điểm) Cho BSL về sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn) 2002 2010 2014 Đồng bằng sông Cửu Long 1354,5 2999,1 3619,5 Cả nước 2647,4 5142,7 6332,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2014. b. Hãy cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản? C. HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C D C A B A D. 8 B. 9 C. 10 11 12 13 14 15 16 B C B C B A A. Câu Điểm * ĐNB trở thành vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn 1 nhất nước ta do: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi - Điều kiện tự nhiên. + Địa hình tương đối bằng phẳng, + Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi 0,5 lượn sóng, 0,5 + Khí hậu cân xích đạo nóng ẩm + Khiều sông lớn (Đồng Nai và các phụ lưu là sông Bé, Vàm 0,5 Cỏ..) với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp..... 2. - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Đông Nam Bộ là vùng có nguồn lao động có kinh nghiệm 0,5 sản xuất - Cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước. - Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất là tp. HCM - Vẽ biểu đồ cột đúng tỉ lệ, đẹp, đầy đủ dữ liệu. 2,0 - Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản: + Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc biển Đông và vịnh Thái 2,0 lan với trên 700km đường bờ biển. + Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn. + Có ngư trường trọng điểm Cà Mau- kiên Giang, gần ngư trường Bà Rịa- Vũng Tàu. + khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, ít bão .. + Hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> rừng ngập mặn....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3) Củng cố: Nhận xét thái độ và ý thức làm bài của học sinh 4) Hướng dẫn học ở nhà - Đọc trước bài mới: Chủ đề “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo” 1) Biển VN có đặc điểm gì? Hãy kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta? 2) Hãy cho biết biển VN tiếp giáp với vùng biển của những Quốc gia nào? 3) Dựa vào sự hiểu biết của mình + sơ đồ H38.1 em hãy kể tên các hoạt động kinh tế biển ? 4) Dựa kiến thức đã học cho biết vùng biển VN có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×