Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu BIẾT ƠN LÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.11 KB, 4 trang )

BIẾT ƠN LÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC.
Sống trên cuộc đời này, chúng ta đã chịu ơn rất nhiều người. Nhưng đối với vấn đề ơn
nghĩa, con người thường có hai thái độ: Một là biết ơn ân nhân của mình và luôn nghĩ đến
chuyện đền trả. Hai là tỏ thái độ vô ơn.
Ở đây, chúng ta thừa nhận một điều : Người biết ơn là người có Đạo đức, còn người vô ơn
là người không có Đạo đức. Nhưng tại sao thái độ biết ơn là biểu hiện thuộc về Đạo đức ?
Phân tích rõ điều này, chúng ta sẽ chọn cho mình một cách sống thích hợp.
Ngay ở tiêu đề, chúng ta đã định nghĩa biết ơn là một tính chất của Đạo đức. Để hiểu điều
này, chúng ta phải dựa trên một cơ sở lý luận. Trước hết, mỗi người là sở hữu chủ của
chính mình và phải tự lo cho bản thân mình, tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Dẫu lâm
vào cảnh nghèo khổ, đói rách, không người giúp đỡ, chúng ta cũng không có quyền trách
bất cứ ai. Hoặc thấy người hàng xóm đói khổ, chúng ta không quan tâm cũng chẳng ai trách
móc hay bắt tội mình. Đó là lý thường tình trong cuộc đời. Nghĩa là trên nguyên tắc, điều đó
không ai bắt buộc được ai. Đây là một nguyên tắc căn bản. Nếu trong cuộc sống, con nguời
có sự san sẻ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn là nhờ những nguyên tắc ứng xử giữa người
với người khi đạo đức xã hội phát triển.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lo được cho mình một
cách chu đáo. Có những lúc, thực sự chúng ta không đủ sức để lo cho mình. Đó là những
lúc rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, ốm đau mà ngay đến những việc đơn giản nhất trong sinh
hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ…, chúng ta cũng không tự làm được. Những
lúc ấy, có người đến chia sẻ trách nhiệm đó với mình hay nói đơn giản hơn là đến giúp đỡ
mình, chúng ta cảm thấy đó là điều rất quý. Khi quý trọng sự giúp đỡ của người khác, trong
chúng ta xuất hiện một tâm lí gọi là biết ơn. Như vậy, biết ơn là quý trọng sự giúp đỡ, là luôn
nhớ đến ân nhân của mình với lòng quí mến và mong có dịp đền ơn.
Từ tâm lí đó, chúng ta có thể suy ra biết ơn cũng có nghĩa là quý trọng lòng tử tế, sự hy sinh
của người khác. Vì hành động giúp đỡ của người khác đối với chúng ta là biểu hiện của đức
hy sinh, lòng tử tế. Người yêu thích sự tử tế, xem trọng sự tử tế nghĩa là xem trọng tính
thiện của con người trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta cũng xuất hiện một tâm lý là chính
mình sẽ cư xử tử tế với người khác. Theo định nghĩa, Đạo đức là những khuynh hướng tốt
ở trong tâm, được biểu lộ ra bên ngoài trở thành sự ứng xử tốt đẹp giữa người và người với
nhau. Vì vậy, biết ơn là tính chất của Đạo đức.


Trái với lòng biết ơn là thái độ vô ơn. Vô ơn nghĩa là không quý trọng sự tử tế, sự giúp đỡ
của người khác đối với mình. Chẳng hạn, một lần rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, chúng
ta được người khác giúp đỡ nhưng khi đã vượt qua cơn khó khăn đó, chúng ta lại không
quan tâm, không nhớ đến, nghĩa là không quý trọng sự giúp đỡ của họ. Như vậy, đối với sự
tử tế trong cuộc sống, chúng ta đã không trân trọng. Điều đó cũng có nghĩa là chính mình
không cần tử tế với ai. Vô ơn là thái độ trái với Đạo đức, với lẽ phải nên thường bị người
đời lên án, chỉ trích.
CẢ MỘT ĐỜI TRĨU NẶNG ÂN NGHĨA.
Nhìn lại quãng đời đã qua, chúng ta sẽ thấy mình mang nặng ơn nghĩa của không biết bao
nhiêu người. Trước hết, là ơn của cha mẹ. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này sâu sắc hơn
trong đề tài Hiếu. Tuy nhiên, nói đến lòng biết ơn, chúng ta không thể không nhắc đến ơn
cha mẹ. Vì đây là công ơn trời bể.
Cha mẹ đã sinh ta ra, cho ta hình hài thể xác để đựợc làm người trên cuộc đời này. Chỉ như
thế thôi, công ơn ấy đã không có gì so sánh được. Khi chúng ta chưa thể tự lo cho mình,
cha mẹ đã không quản sớm hôm, nhọc nhằn vất vả để nuôi dạy chúng ta nên người. Ân
nghĩa ấy không thể cân đong đo đếm được. Dẫu có ví với “núi Thái Sơn” hay “nước trong
nguồn chảy ra” cũng không diễn tả hết được công ơn “sinh thành dưỡng dục” của cha mẹ.
Không ít người tâm sự khi đã có gia đình mới biết thương cha mẹ. Khi có con, phải lo lắng,
thức khuya dậy sớm chăm sóc trong những hôm con trái gió trở trời, họ mới nhận ra ngày
xưa cha mẹ mình cũng vất vả như thế và càng thấm thía hơn công ơn của cha mẹ.
Bây giờ thử nghĩ lại, những lúc bị bệnh không giặt nổi quần áo phải nhờ bạn bè giặt giúp,
chúng ta thấy cảm động và biết ơn vô cùng. Vậy mà, những việc ấy cha mẹ đã làm giúp
chúng ta cả hàng ngàn lần. Hoặc hôm nào đó lỡ đường, bụng đói, được người khác tốt
bụng, mời cơm nước tử tế, chúng ta luôn biết ơn họ. Trong cuộc đời, không biết đã bao
nhiêu lần cha mẹ cho ta ăn no, mặc đẹp. Từ lúc mới chào đời, chúng ta đã được cha mẹ
cho bú mớm, nâng niu để nên vóc nên hình. Ân nghĩa đó lớn như trời bể. Chưa kể những
lúc chúng ta ốm đau, mẹ cha phải thức canh hôm sớm. Nếu một lần đi đường, lỡ bị ngã
chân đau không thể nào đi được và người nào đó đã cõng chúng ta cả cây số đến trạm xá
để cấp cứu, chúng ta sẽ biết ơn họ vô cùng. Và cũng vì thế mà chúng ta thấm thía hơn công
ơn cha mẹ. Vì cả quãng đời thơ ấu của mình, cha mẹ đã bồng ẵm, nâng niu, đã vất vả biết

bao nhiêu mỗi khi chúng ta đau bệnh. Viết bao nhiêu, kể bao nhiêu cũng không hết được ơn
nghĩa ấy.
Bây giờ, có thể ký ức tuổi thơ trong mỗi chúng ta đã nhạt nhòa theo năm tháng. Chúng ta
không nhớ được tất cả những hình ảnh ấy. Những lo toan, vất vả trong việc chăm sóc con
cái để gợi nhớ công ơn cha mẹ, chúng ta cũng không thể trải qua. Nhưng chắc chắn ai cũng
hiểu rằng, ơn nghĩa đó không thể so sánh với bất kỳ ơn nghĩa nào khác. Nghĩa là trong cuộc
sống của chúng ta từ đây cho tới khi lìa khỏi cuộc đời này, sẽ không bao giờ có một ân
nghĩa thứ hai nào có thể so sánh được với ân nghĩa của cha mẹ. Khi đã trưởng thành, nhìn
mái tóc pha sương của cha mẹ, chúng ta mới thấm thía nghĩ rằng mái tóc ấy bạc là để tóc
con ngày một xanh hơn. Hay nhìn dáng mẹ cha gầy yếu, lưng còng, chúng ta càng hiểu
rằng lưng mẹ cha còng xuống là do đã dành trọn sức lực của cuộc đời mình cho con khôn
lớn, trưởng thành.
Đúng ra, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình nhưng cha mẹ lại lo cho
chúng ta từng ly, từng tí. Công ơn đó lớn không sao tính kể được. Bởi vậy, chúng ta phải
biết ơn cha mẹ. Biết ơn là một trong những tính chất của lòng Hiếu. Để làm tròn đạo Hiếu,
con cái phải biết ơn, đền ơn cha mẹ, kính thương, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi
người tuổi cao sức yếu. Theo quan niệm Đông phương, Hiếu có nghĩa là thể hiện lòng biết
ơn sâu sắc của người con đối với cha mẹ. Trong tiếng Anh, người ta không có khái niệm về
chữ hiếu, chỉ có chữ obedient là ngoan, vâng lời, dễ bảo; hoặc chữ pious là ngoan. Vì vậy,
có thể nói khái niệm biết ơn cha mẹ của người Tây phương không sâu sắc bằng người
phương Đông chúng ta.
Trong quan hệ xã hội, chúng ta còn chịu ơn của nhiều người khác. Trước hết, đó là ơn của
thầy cô giáo. Đây cũng là ơn nghĩa lớn. Ngày xưa, người Á Đông theo đạo Nho rất coi trọng
công ơn của người thầy. Họ đã đặt sự tôn trọng theo thứ bậc : Quân – Sư – Phụ. Quân là
Vua. Hiểu theo bây giờ là những viên chức nhà nước, những người có công điều hành đất
nước, giữ gìn đất nước bình yên để người dân có thể sống yên vui, yên tâm học hành, làm
việc. Với người dân, ơn bảo vệ sự ổn định cho đất nước là một ơn nghĩa lớn. Hơn nữa,
ngày xưa, người ta tôn Vua lên hàng đầu còn vì quan niệm Trung quân. Người được tôn
kính thứ hai sau Vua là Sư- người thầy. Sau đó, mới đến Phụ- người sinh thành ra mình.
Đây là điều rất lạ.

Vậy, tại sao người xưa lại coi công ơn thầy cô nặng hơn công ơn cha mẹ ? Phân tích điều
này, chúng ta mới thấy đựơc sự sâu sắc trong cách nghĩ của người phương Đông. Quan
niệm như vậy vì người ta cho rằng công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con
cái không thể tính kể được nhưng dẫu sao công ơn đó cũng mang ý nghĩa vật chất. Cha mẹ
cho chúng ta hình hài, nuôi chúng ta khôn lớn…. nhưng tất cả những điều đó đều thuộc về
vật chất. Còn thầy cô cho chúng ta trí tuệ, đời sống tâm hồn. Đó là những yếu tố thuộc về
giá trị tinh thần nên có ý nghĩa lớn lao. Thử nghĩ, nếu không biết đọc, biết viết, không được
dạy dỗ về lẽ sống, về cách cư xử…, chúng ta sẽ sống như thế nào ? Chúng ta sẽ không
hiểu biết gì về cuộc sống, chúng ta tỏ ra hỗn láo với người lớn tuổi, sẵn sàng gây gổ với mọi
người. Lúc ấy, chúng ta không có một chút giá trị nào vì giá trị của con người được đánh giá
trên khía cạnh tinh thần hơn là vật chất. Điều này được biểu hiện qua trí tuệ, đạo đức, khả
năng ứng xử với mọi người. Bởi vậy, thân tuy quan trọng nhưng giá trị tâm hồn, giá trị tinh
thần còn quan trọng hơn. Người Á Đông đã khẳng định điều đó. Đây là điều rất sâu sắc, táo
bạo mà người phương Tây không nghĩ đến.
Nhưng giá trị tinh thần ấy có được phần lớn là nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Nhờ
được học hành mà chúng ta có trí tuệ, hiểu sâu sắc những vấn đề về tự nhiên - xã hội, biết
nói năng lễ độ, biết cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền lợi của người khác vv...
Chính vì thế mà người phương Đông đã đặt công lao của người thầy trên công lao của cha
mẹ. Cho đến hôm nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” đều được
mỗi thế hệ người dân Việt Nam gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, theo hệ thống giáo dục ngày
nay, từ khi mới chập chững vào trường cho đến khi thành tài, chúng ta đã được rất nhiều
thầy cô dạy dỗ, chăm sóc. Mỗi người lớn lên đều mang theo biết bao nhiêu hình ảnh thầy cô
trong trái tim mình. Vì vậy, để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã dạy dỗ mình
không phải là điều đơn giản. Năm tháng qua đi, cuộc sống có biết bao thay đổi, nhiều khi
hình ảnh các thầy cô giáo đã dõi theo bước chân mình một thời thơ ấu cũng dần nhạt phai.
Đôi lúc nghĩ lại, chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động, biết ơn thầy cô vô vàn nhưng có
thể sẽ không bao giờ được gặp lại. Vì vậy, biết ơn thầy cô, chúng ta chỉ cần sống tốt, tu
dưỡng tài năng, đạo đức từng ngày góp phần đem lại lợi ích cho chúng sinh. Đó cũng là
cách đền ơn có ý nghĩa nhất đối với những người đã có công bồi dưỡng cho chúng ta
những giá trị tinh thần.

Trong cuộc đời, không ai có thể sống mà không có bạn bè. Bên cạnh những người thân
trong gia đình, những người bạn tốt cũng có thể chia sẻ với chúng ta những niềm vui, nỗi
buồn trong cuộc sống. Những lúc gặp khó khăn, bạn bè sẽ giúp đỡ chúng ta vượt qua để
cùng hướng về phía trước. Nếu có những người bạn tốt, chúng ta có thể san sẻ kinh
nghiệm, học hỏi lẫn nhau những điều hay lẽ phải để cùng tiến bộ. Chúng ta cũng phải quý
trọng và biết ơn những người bạn ấy.
Con người sống cũng không thể tách rời mối quan hệ với cộng đồng, xã hội. Trong cuộc
đời, chúng ta còn chịu ơn của láng giềng, của bà con hàng xóm. Ông bà ta thường nói : “Bà
con xa không bằng xóm giềng gần”. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, những khi gặp khó khăn
hoạn nạn, hàng xóm láng giềng là người gần gũi nhất có thể giúp đỡ chúng ta.
Càng trưởng thành, càng hiểu biết nhiều, chúng ta càng thấy rõ tương quan xã hội là một ân
nghĩa lớn. Chúng ta gần như bị đặt trong mối tương quan ơn nghĩa chằng chịt của xã hội.
Bát cơm chúng ta ăn là kết quả những ngày lao động vất vả “một nắng hai sương” của
người nông dân. Quần áo chúng ta mặc có công lao của những người thợ dệt. Những vật
dụng hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng như: cây bút, quyển vở, bàn ghế, tủ giường, chén
đũa vv… có công lao không nhỏ của những người công nhân – kỹ thuật, những người thợ.
Chúng ta phải biết ơn tất cả những con người ấy.
Suy rộng ra, trong cuộc sống còn rất nhiều người chúng ta cần phải biết ơn. Không chỉ biết
ơn người nông dân tạo ra lương thực, người thợ dệt tạo ra vải vóc, chúng ta còn biết ơn tất
cả những người đã góp phần xây dựng cuộc sống này, xã hội này. Bất kể họ đã làm được
điều gì, miễn là có ích cho xã hội, đều tạo thành ơn nghĩa đối với chúng ta. Những người
cảnh sát giữ gìn an ninh trật tự đem lại cho mọi người cuộc sống bình yên cũng làm chúng
ta biết ơn. Nếu không có họ, xã hội sẽ rối loạn, mạnh ai nấy sống, chúng ta cũng không thể
yên tâm tu hành. Bệnh tật là một nỗi khổ lớn của con người. Những bác sĩ, những thầy
thuốc đã cố gắng xoa dịu phần nào nỗi đau khổ về bệnh tật cho chúng ta. Mỗi người chúng
ta ai cũng phải biết ơn họ. Những người lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước (trừ những người
lãnh đạo độc tài, tham nhũng, vơ vét, bóc lột nhân dân… ) đều là những người chúng ta
phải biết ơn. Vì họ đã “đứng mũi chịu sào”, lo cho dân, cho nước, tìm cách làm cho xã hội
ngày càng văn minh, tiến bộ. Nếu chúng ta luôn mong cho xã hội được phát triển, tăng tiến
về mặt Đạo đức, ai cũng biết thương yêu nhau thì những người làm trong bộ máy Nhà nước

mong xây dựng một đất nước có nền kinh tế phát triển, vật chất dư thừa, đời sống người
dân ổn định vv
Nói tóm lại, chúng ta phải luôn nhớ rằng, sống trong cuộc đời này mình đã chịu biết bao ơn
nghĩa chằng chịt và mỗi người phải có ý thức đền ơn.
( Theo Tâm lý đạo đức – TT Chân Quang)

×