Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương ddvn6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.92 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
----------------

VÕ THỊ THU GIANG

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƢỠNG CHÍNH
HẠN CHẾ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG ĐVN6
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG HỌC
KHOA NƠNG LÂM NGƢ THUỘC XÃ NGHI PHONG,
NGHI LỘC, NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

VINH - 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
----------------

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƢỠNG CHÍNH
HẠN CHẾ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG ĐVN6
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG HỌC
KHOA NÔNG LÂM NGƢ THUỘC XÃ NGHI PHONG,
NGHI LỘC, NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC


Ngƣời thực hiện : Võ Thị Thu Giang
Lớp
: 48K2 - Nông học
Ngƣời hƣớng dẫn : KS. Nguyễn Hữu Hiền

VINH - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp là sản phẩm của q trình lao động khoa học khơng biết
mệt mỏi của chúng tơi. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do
tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo KS. Nguyễn Hữu Hiền.
Những kết quả đạt được đảm bảo tính chính xác và trung thực về khoa
học. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác ở trong nước và ở
nước ngồi.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong khóa luận này
đã được thơng tin đầy đủ và trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai, tôi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước tổ bộ mơn Nơng học và Nhà trường.

Tác giả
Võ Thị Thu Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp ngồi sự nổ lực của

bản thân, tơi còn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
KS. Nguyễn Hữu Hiền đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện cũng như hồn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại
học Vinh đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thiện khóa luận.
Sự thành cơng của khóa luận cịn có sự động viên khích lệ q báu của
gia đình và bạn bè.
Tất cả sự giúp đỡ trên đây là điều kiện tốt để tơi hồn thành tốt đề tài
khóa luận của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 7 năm 2011
Tác giả

Võ Thị Thu Giang


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 0
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................ vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ .................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1


2.

Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu đề tài ................................................ 3

3.

Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ............................................... 3

4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5
1.1.

Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................. 5

1.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6
1.2.

Yếu tố hạn chế và định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất
cây trồng ...................................................................................................... 7

1.3.

Tình hình sản xuất đậu tương ...................................................................... 9

1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ................................................. 9

1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ................................................ 12
1.4.

Tình hình nghiên cứu phân bón cho đậu tương ........................................ 15

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
2.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................. 18

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 18
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 18
2.2.2. Quy trình kĩ thuật và chăm sóc cây đậu tương .......................................... 19


iv

2.3.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 20

2.3.1. Xác định chiều cao thân chính .................................................................. 20
2.3.2. Xác định diện tích lá và chỉ số diện tích lá ............................................... 21
2.3.3. Tích luỹ chất khơ ....................................................................................... 21
2.3.4. Xác định số lượng nốt sần ......................................................................... 22

2.3.5. Đánh giá mức nhiêm sâu bệnh hại của các cơng thức thí nghiệm ............ 22
2.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................ 23
2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25
3.1.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến chiều cao cây ..................... 25

3.2.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến diện tích lá và chỉ số
diện tích lá ................................................................................................. 28

3.3.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng tích lũy chất khô ..... 31

3.4.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng hình thành
nốt sần ....................................................................................................... 34

3.5.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng chống chịu
sâu bệnh .................................................................................................... 36


3.5.1. Mật độ nhiễm sâu hại ................................................................................ 37
3.5.2. Mức độ nhiễm bệnh hại ............................................................................. 38
3.6.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành
năng suất ở các cơng thức thí nghiệm ....................................................... 38

3.6.1. Số cành cấp 1/ cây ..................................................................................... 39
3.6.2. Số quả/ cây ................................................................................................ 40
3.6.3. Tỷ lệ quả chắc ........................................................................................... 40
3.6.4. Tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt ................................................................................. 40
3.6.5. Khối lượng 100 hạt.................................................................................... 41
3.7.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến năng suất ở các cơng
thức thí nghiệm.......................................................................................... 41


v
3.7.1. Năng suất cá thể ........................................................................................ 43
3.7.2. Năng suất lý thuyết .................................................................................... 43
3.7.3. Năng suất thực thu..................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 44
Kết luận ................................................................................................................. 44
Kiến nghị ............................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 46
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

V3

:

Thời kỳ cây có 4 lá thật

V5

:

Thời kỳ cây có 6 lá thật

R3 (BĐHTQ)

:

Thời kỳ bắt đầu hình thành quả

R5 (BĐHTH)

:

Thời kỳ bắt đầu hình thành hạt

R7 (BĐC)

:


Thời kỳ bắt đầu chín

CT

:

Cơng thức

LA

:

Diện tích lá

LAI

:

Chỉ số diện tích lá

NSCT

:

Năng suất cá thể

NSLT

:


Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

P100

:

Khối lượng 100 hạt


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới ............... 10

Bảng 1.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số quốc gia
sản xuất đậu tương lớn trên thế giới.................................................. 11

Bảng 1.3.


Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam ............... 12

Bảng 1.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số tỉnh trong
cả nước .............................................................................................. 15

Bảng 3.1.

Chiều cao thân chính của các cơng thức qua các thời kỳ
sinh trưởng ....................................................................................... 26

Bảng 3.2.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐVN6
qua các thời kỳ .................................................................................. 29

Bảng 3.3.

Khối lượng chất khô ở các cơng thức thí nghiệm qua các
thời kỳ ............................................................................................... 32

Bảng 3.4.

Khả năng hình thành nốt sần qua các thời kỳ ở các cơng thức
thí nghiệm.......................................................................................... 35

Bảng 3.5.

Tình hình sâu bệnh hại ở các cơng thức thí nghiệm ......................... 37


Bảng 3.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và việc bón thiếu hụt một số
yếu tố dinh dưỡng chính ................................................................... 39

Bảng 3.7.

Năng suất giống đậu tương ở các cơng thức thí nghiệm ................... 42


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 3.1.

Chiều cao thân chính của các cơng thức qua các thời kỳ ................ 26

Đồ thị 3.2.

Sơ đồ biểu thị diện tích lá của các công thức qua các thời kỳ ......... 30

Đồ thị 3.3.

Số lượng nốt sần ở các công thức qua các thời kỳ sinh trưởng ....... 35

Biểu đồ 3.1. Khả năng tích lũy chất khơ ở các cơng thức qua các thời kỳ .......... 33
Biểu đồ 3.2. Năng suất của ở các cơng thức thí nghiệm của giống đậu
tương ĐVN6 .................................................................................... 42



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max. (L) Merrill) còn được gọi là cây đậu nành
thuộc nhóm cây ngắn ngày, là một trong số những cây trồng có từ lâu đời nhất
của nhân loại. Đây là cây trồng có rất nhiều giá trị như giá trị dinh dưỡng, giá trị
kinh tế, giá trị trong y học, giá trị cải tạo đất…
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng Protein bình
quân từ 35,5 - 40%, lipit từ 12 - 24%, hydrat các bon từ 10 - 16%; Trong khi đó
Protein của gạo tẻ chỉ đạt 6,2 - 12%; Protein của ngô 9,8 - 13,2%; P của thịt bò
21%; P thịt gà 20%; P Cá 17 - 20%; P trứng 13 - 14,8%. Protein có giá trị cao
khơng những về hàm lượng dinh dưỡng lớn mà nó cịn đầy đủ và cân đối các loại
axit amin cần thiết, đặc biệt giàu lizin và triptophan (là hai loại axit amin không
thay thế cần thiết cho cơ thể người và gia súc). Trong hạt đậu tương cịn có khá
nhiều loại Vitamin: B1, B2, PP, A, E, D, C…và các loại muối khoáng. Như vậy,
Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các prơtein có nguồn gốc thực
vật, cao hơn ở cá, thịt và co hơn gấp 2 lần hàm lượng protein trong các loại đậu
đỗ khác, nó được xem là nguồn phục vụ thiết yếu đời sống con người [9].
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cây đậu tương còn có nhiều
giá trị trong y học. Lipit của đậu tương chứa một tỷ lệ rất cao các axit béo chưa
no có hệ số động hóa cao, mùi vị thơm ngon. Dùng dầu đậu tương thay mỡ động
vật có thể tránh được xơ mỡ động mạch. Ngày nay người ta mới biết thêm trong
hạt đậu tương có chứa thêm chất lexithin, cazein có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu,
sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh mơ, cứng xương và tăng sức đề kháng
cho cơ thể. Hạt đậu tương không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho con người mà
nó cịn có tác dụng về mặt y học chữa các bệnh bẩm sinh ở trẻ em, bệnh đứt
mạch máu não, đái đường, béo phì… Đặc biệt hạt đậu tương đen, có tác dụng rất
tốt cho tim, thận, dạ dày, ruột, người mới ốm dậy hoặc lao động quá sức… [9]

Thân lá cây đậu tương có thể dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm rất tốt.
Khô dầu đậu tương làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh bột giàu đạm ngày


2
càng được đánh giá cao trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
Trong công nghiệp, sản phẩm của đậu tương được sử dụng để làm xi, sơn, mực
in, chế biến xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo, len nhân tạo, thuốc trừ sâu, chất
lỏng bôi trơn trong nghành hàng không,...[8].
Đậu tương không chỉ là cây thực phẩm, cây cơng nghiệp, cây thức ăn gia
súc mà nó cịn là cây ln canh cải tạo đất có giá trị kinh tế cao. Trồng đậu tương
có tác dụng rõ rệt cải thiện cấu tượng và làm giầu đạm cho đất. Cây đậu tương có
khả năng tạo ra nguồn đạm liên kết mà không làm rối loạn cân bằng sinh thái nhờ
sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ đậu tương. Cây đậu tương có khả
năng cố định 50 - 70 kg N/ ha/ năm [5], mặt khác sau khi thu hoạch phần thân lá
để lại có tác dụng làm tơi xốp tăng độ phì cho đất có hiệu quả rất lớn cho cây
trồng sau. Bởi vậy trồng cây đậu tương có tác dụng tích cực trong việc cải tạo và
bồi dưỡng đất.
Với những ưu thế như trên kết hợp thời gian sinh trưởng ngắn đáp ứng
được yêu cầu luân canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất làm
đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững. Cây đậu tương ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông
nghiệp của thế giới cũng như của Việt Nam. Chính vì vậy cần tạo được những
điều kiện thuận lợi nhất cho cây đậu tương sinh trưởng phát triển tốt, trong đó có
yếu tố dinh dưỡng. Cũng giống như các cây trồng khác, năng suất phụ thuộc
nhiều yếu tố: giống, phân bón, chế độ chăm sóc, thời tiết, khí hậu,… Để sinh
trưởng , phát triển và cho năng suất, cây đậu tương cũng địi hỏi được bón phân
một cách cân đối và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Việc bón phân hiện nay của nhiều hộ nơng dân phần lớn phụ thuộc vào
trình độ thâm canh, kinh nghiêm, khả năng về vốn, nhìn chung cịn mất cân đối

và chưa hợp lý. Việc thừa hay thiếu các yếu tố dinh dưỡng là nguyên nhân hàng
đầu hạn chế năng suất. Bón phân cân đối và hợp lý là một trong những biện pháp
góp phần nâng cao sản lượng cây trồng.


3
Xuất phát từ những thực tiễn trên đồng thời để góp phần xây dựng cơ sở
cho một quy trình phân bón cân đối, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác
định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương
ĐVN6 tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa Nông Lâm Ngư thuộc xã Nghi
Phong, Nghi Lộc, Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích
Từ kết quả nghiên cứu xác định được một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn
chế năng suất của giống đậu tương ĐVN6 trong điều kiện của vùng sản xuất
nhằm sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương ở các
cơng thức thí nghiệm.
- Nghiên cứu đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây
đậu tương ở các cơng thức thí nghiệm.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh ở các cơng thức thí nghiệm.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu là giống đậu tương ĐVN6 và các yếu tố: đạm, lân,
kali, phân chuồng và vôi.
Giống đậu tương ĐVN6: giống này do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện
nghiên cứu Ngô (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) chọn ra từ tổ hợp lai
AK03/ DT96 theo phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ.
Đặc tính chủ yếu: Giống đậu tương ĐVN6 có thời gian sinh trưởng trung

bình từ 90 - 92 ngày ở vụ xuân, 84 - 86 ngày ở vụ hè và vụ đơng, có thể trồng
được cả 3 vụ xn, hè và đông. Giống sinh trưởng khỏe, cứng cây, chiều cao từ
40 - 60 cm, chống đổ và chống bệnh tốt, khối lượng 1000 hạt là 170 -180 gam.
ĐVN6 nổi bật ở hàm lượng protein trong hạt rất cao, đạt khoảng 41,69 %. Giống
ĐVN6 được công nhận sản xuất thử theo quyết định số 1096 QĐ/ BNN-TT, ngày


4
20/4/2007. Giống đã được đem ra trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Bắc. Giống
đã được trồng khảo nghiệm tại huyện Nam Đàn - Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên giống đâu tương ĐVN6 trong vụ xuân 2011 tại
trại thực nghiệm nông học của khoa nông lâm ngư thuộc xã Nghi Phong - Nghi
Lộc- Nghệ An, chỉ giới hạn nghiên cứu ở các yếu tố dinh dưỡng chính là đạm,
lân, kali, phân chuồng và vơi.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: chiều cao cây, diện
tích lá, chỉ số diện tích lá, số lượng nốt sần, khả năng tích lũy chất khơ.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các
cơng thức thí nghiệm.
- Nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh ở các cơng thức thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đậu tương là cây trồng có rất nhiều giá trị đặc biệt là giá trị dinh dưỡng rất
cao. Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học rất cao trong cung cấp các dữ liệu khoa
học để có biện pháp thâm canh năng suất đậu tương đồng thời phục vụ cho các
ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất các mặt hàng thực phẩm hàng ngày.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong việc
tìm ra yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương ĐVN6 để

nhằm bổ sung, điều chỉnh yếu tố dinh dưỡng đó hơp lý để giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt và đem lại năng suất cao cho người trồng. Kết quả đề tài
làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người dân bón phân cân đối hợp lí
cho cây đậu tương.


5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Cây trồng cũng như các lồi sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất
dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các
loại phân bón thì cần chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh.
Bón tập trung vào một lúc cây với nồng độ và liều lượng phân bón q cao, cây
khơng thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều, thậm chí phân cịn có
thể gây ra những tác động xấu đối với cây.
Mỗi loại phân có những tác dụng riêng. Bón khơng đúng loại phân không
những phân không phát huy hiệu quả mà cịn có thể gây ra những hậu quả xấu.
Bón đúng loại phân khơng những phải tính cho nhu cầu của cây mà cịn phải tính
đến đặc điểm và tính chất của đất. Ví dụ đất chua khơng bón các loại phân có
tính axit và ngược lại, trên đất kiềm khơng nên bón các loại phân có tính kiềm.
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối vơí đậu tương. Đạm
thường được tích lũy trong giai đoạn đầu của thời kì sinh trưởng dinh dưỡng và
nhu cầu cao nhất vào giai đoạn ra hoa, kết quả (Theo apromaco.vn). Đạm giúp
cho quá trình hình thành các cơ quan, bộ phận của cây và thúc đẩy hoạt động của
các vi khuẩn nốt sần hoạt động sớm. Thiếu đạm cây sinh trưởng chậm và cằn cỗi,
lá bé lại.

Lân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới dinh dưỡng của đậu tương, lân có
tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ, nốt sần, hoa và quả. Rễ và vi khuẩn nốt
sần lấy lân để tăng cường hoạt động cố định đạm. Lân là thành phần cấu tạo của
tế bào, giữ vai trị quan trọng trong q trình quang hợp. Lân tham gia vào thành
phần nucleotit, axit nucleic, photpholipit, góp phần trong quá trình trao đổi
gluxit, thúc đẩy quá trình quang hợp và hô hấp ( theo apromaco.vn). Thiếu lân
làm thân cây nhỏ, sinh trưởng chậm, lá hẹp, đầu lá nhọn và cong lên có màu xanh


6
tối, mặt lá có những chấm nâu, nếu thiếu nghiêm trọng làm thân có màu đỏ, hoa
quả thưa thớt, nhưng nếu quá thừa lân sẽ gây hiên tượng thiếu kẽm.
Kali giúp cho quá trình quang hợp, các hoạt động của enzim, tăng hàm
lượng tinh bột trong hạt sau này. Kali có vai trị đặc biệt quan trọng trong q
trình trao đổi đạm, trong chuyển hóa gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng trao
đổi khác trong cây, điều hòa quá trình cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh và chống đổ. Thiếu kali sẽ làm chậm hàng
loạt các q trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao
đổi chất. Thiếu kali thường dẫn tới mép lá bị cháy, lá chuyển màu vàng, lá bị
cong lên phía trên ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt thương phẩm.( theo
apromaco.vn).
Phân chuồng là loại phân có thể trả lại hầu hết các nguyên tố vi lượng cho
đất, làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật trong đất. Các chất hữu cơ sau khi
mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất, do vậy nó làm tăng tính đệm cho đất
[14]. Phân chuồng làm tăng độ mùn trong đất, duy trì và tăng cường độ màu mỡ
của đất làm đất có cấu tượng tốt, giữ ẩm và thoát nước tốt, tăng độ xốp của đất,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dưỡng khí và hoạt động của vi khuẩn
cộng sinh cố định đạm. Vai trò của phân hữu cơ càng thể hiện rõ trên chân đất 3
vụ/năm, vì chân đất này cần hàm lượng mùn rất lớn.
Canxi là yếu tố có tác dụng khống chế PH của đất đồng thời là yếu tố dinh

dưỡng cần thiết đối với cây đậu tương. Ở PH thích hợp, chúng ngăn ngừa sự gây
độc của nhôm và các yếu tố gây độc khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
của vi khuẩn nốt sần và làm tăng hiệu quả của các yếu tố khác.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nghệ An là tỉnh có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mùa mưa bão kéo dài,
kèm theo các quá trình khống hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho đất bị xói mịn, rửa
trơi dẫn đến thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nên không đủ cung cấp cho cây
trồng. Do vậy việc bón phân cho đất là rất cần thiết khi muốn tăng năng suất cây
trồng.


7
Trên thực tế ngay từ khi mới ra đời, phân bón đã tác động thúc đẩy nhanh
q trình sinh trưởng, phát triển và làm tăng năng suất các loại cây trồng. Việc sử
dụng phân bón giúp con người có nhiều lợi ích như tăng năng suất, tiết kiệm
ngày cơng và sức lao động… Cho đến nay tác dụng ưu việt của phân bón đối với
cây trồng cũng được con người phát huy và sử dụng rộng rãi trong trồng trọt.
Cây đậu tương là cây trồng có nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng
rất cao. Việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất đậu
tương để bổ sung, điều chỉnh các yếu tố dinh dưỡng phù hợp cho cây là vấn đề có
ỹ nghĩa thiết thực để giúp cây đạt năng suất cao.
1.2. Yếu tố hạn chế và định luật yếu tố dinh dƣỡng hạn chế năng suất cây trồng
Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng được Liebig phát
hiện năm 1840 như sau [13]: “Năng suất cây trồng tỉ lệ với yếu tố phân bón có tỉ
lệ thấp nhất so với yêu cầu cây trồng”.
Khi cây trồng không phát triển hay phát triển khơng bình thường thì cây
trồng đó khơng cho năng suất hay cho năng suất thấp hơn so với bình thường,
hoặc khơng đạt chỉ tiêu về chất lượng, ta nói đất đó có yếu tố hạn chế. Có
những loại đất rất phì nhiêu, xét về độ phì nhiêu tự nhiên nhưng lại quá thiếu
một chất dinh dưỡng nào đó làm cho các chất dinh dưỡng khác khơng phát huy

được. Ví dụ trong đất phèn nói chung, hữu cơ và đạm không thiếu, bản chất đất
phèn cũng là đất phù sa nên vẫn chưa phải là khủng hoảng kali, đặc tính của đất
phèn là nghèo lân, nếu bón lân, năng suất sẽ tăng vọt. Hay lâu nay nơng dân
thường hay dùng ure và lân nung chảy bón cho lạc và đậu, như vậy đất đã bắt
đầu thiếu lưu huỳnh, nếu bón đạm sunphat hay ure, bón supe lân hay nung chảy
hoặc bón kali sunphat sẽ thấy năng suất tăng lên rõ ràng. Như vậy, sự thiếu hụt
một số chất dinh dưỡng này hay chất dinh dưỡng khác sớm muộn cũng dẫn tới
yếu tố hạn chế.
Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên đất thường
rất chua, thiếu lân hay khả năng cố định lân cao, thiếu kali, magie và lưu huỳnh ở
những vùng đất ẩm. Đất có khả năng hấp thụ và lưu trữ chất dinh dưỡng thấp,


8
thiếu đạm, mặc dù các chất hữu cơ chóng bị vơ cơ hóa [3]. Ở Việt Nam hơn một
nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, có những yếu tố
cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn và kiềm cũng như khả
năng giữ chất dinh dưỡng kém. Trong số các thiếu hụt về chất dinh dưỡng trong
đất Việt Nam lớn nhất và quan trọng nhất là thiếu hụt về đạm, đất phèn chiêm
trũng thiếu lân trầm trọng, đất bạc màu, đất xám ngồi việc nghèo đạm, lân cịn
nghèo kali trầm trọng. Đất đỏ bazan, đất cát biển thiếu lưu huỳnh rõ rệt [13]. Đây
cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi
phối hướng sử dụng phân bón. Trong các vùng đất chua, sự thiếu hụt magiê,
canxi cũng trở nên quan trọng.
Hầu hết đất trồng trọt của Việt Nam có cân bằng dinh dưỡng âm. Việc
hồn trả khơng đầy đủ về số lượng các chất dinh dưỡng ở dạng vô cơ và hữu cơ
đã làm cho đất triệt màu khá rõ, đây cũng là nguyên nhân xuất hiện yếu tố dinh
dưỡng hạn chế.
Những sự thiếu hụt đó của đất là hậu quả của quá trình xói mịn, rửa trơi
và sự hồn trả khơng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà nông sản đã lấy đi qua

mơt thời gian dài đó là yếu tố hạn chế thiếu. Yếu tố hạn chế cũng xuất hiện khi
nồng độ một chất hóa học vượt quá ngưỡng cho phép đã trở thành độc tố thì
cũng hạn chế sự phát triển của cây trồng, thậm chí khơng cho thu hoạch, trong
trường hợp này người ta gọi là yếu tố hạn chế thừa. Những nguyên nhân xuất
hiện yếu tố hạn chế:
-Hậu quả của q trình thổ nhưỡng tự nhiên.
- Bón q ít hoặc khơng bón một yếu tố dinh dưỡng.
- Các giống năng suất cao đã hút đi từ đất một lượng lớn các chất dinh
dưỡng nhưng khơng được hồn trả lại một cách đúng mức
- Bón cố định một loại phân.
- Những q trình hóa học và sinh học tích lũy độc tố mới xảy ra trong đất.
Trên cùng một địa điểm có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều yếu tố hạn
chế nhưng không thể khắc phục được triệt để nếu khơng tìm ra yếu tố đứng đầu.


9
Đối với các chất giàu mùn, giàu đạm thì yếu tố hạn chế được khắc phục theo quy
luật cân đối lân - đạm, với các đất mà tỉ lệ đạm trung bình hoặc thấp thì vai trị
yếu tố hạn chế được khắc phục theo quy luật tối thiểu nghĩa là lân ít thì bón lân ắt
phải có bội thu cao.
Hiện tại trong thực tế sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, sau khi yếu tố
hạn chế năng suất chính là đạm đã được giải quyết thì lân nổi lên là yếu hạn chế
năng suất trong suốt 3 thập kỉ và hiện tại vẫn còn là yếu tố hạn chế trên nhiều loại
đất. Riêng kali tuy mới được coi là yếu tố hạn chế năng suất trên một số loại đất,
một vài loại cây trồng song do lượng hút canxi ngày càng lớn và tốc độ ngày
càng cao, thậm chí cao hơn đạm thì kali cũng sẽ sớm trở thành yếu tố hạn chế
năng suất cây trồng ở Việt Nam.[12].
Tuy nhiên định luật yếu tố hạn chế năng suất cây trồng có thể mở rộng
đối với các yếu tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, ánh sáng vì mặc dù các yếu tố
phân bón đầy đủ nhưng thiếu nước thì việc cung cấp nước sẽ quyết định mức

năng suất cây trồng. Nhiệm vụ của nhà trồng trọt là phải tìm ra được yếu tố hạn
chế, yếu tố hạn chế này được giải quyết thì lại phát sinh yếu tố hạn chế mới.
Muốn đầy đủ và cung cấp cho việc bón phân có hiệu quả thì định luật này phải
được mở rộng như sau: “Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào
có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với yêu cầu cây trồng”[13].
1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng
1.3.1.Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới
Do khả năng thích ứng rộng và nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, hiện
nay cây đậu tương đã được trồng ở 78 nước trên thế giới của các châu lục. Đậu
tương được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ tiếp đến là châu Á.
Về vị trí gieo trồng trên thế giới, đậu tương đứng vị trí hàng đầu trong các
cây họ đậu: 52 triệu ha. ( Ngô Thị Đào, 1997) [2].
Sản lượng đậu tương của thế giới tính đến năm 2009 là 259,7 triệu tấn
tăng 53,7 triệu tấn so với năm 2008. Trong đó lượng đậu tương dùng để ép lấy


10
dầu là 205,61 triệu tấn, lượng còn lại dùng để làm thực phẩm cho con người và
chế biến thức ăn cho gia súc. (nguồn agro.vn)
Cây đậu tương đã trở thành một trong 4 cây trồng chính đứng sau lúa mì,
lúa nước và ngô. Trong những năm gần đây cây đậu tương có tốc độ tăng trưởng
nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Theo tài liệu thống kê của tổ chức Nơng lương thế giới FAO (2008) tình
hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây trên thế giới ngày càng được
mở rộng và phát triển
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1985

54,1

17,5

88,3

1995

62,4

20,35

126,4

2000

74,4

21,70


161,4

2001

76,8

23,02

176,7

2002

78,6

22,97

180,6

2003

83,6

22,67

189,5

2004

87,2


24,90

217,0

2005

91,3

23,00

210,3

2006

93,0

23,82

221,5

2007

94,9

22,78

216,14

Năm


(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
Các nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới là: Mỹ, Achentina, Brazin
và Trung Quốc. Nước có nhiều diện tích đậu tương nhất là Mỹ. Nhờ các phương
pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai tạo, họ đã tạo ra được những giống
đậu tương mới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nơng Nghiệp Hoa Kỳ năm 2008 diện tích
trồng cây đậu tương chuyển gen tại Hoa Kỳ chiếm 92% trong tổng diện tích


11
trồng đậu tương trên cả nước. Đậu tương chuyển gen được người dân Mỹ sử
dụng nhiều. Hàng năm khoảng 70 triệu tấn bột đậu tương là có nguồn gốc từ đậu
tương chuyển gen được dùng làm thức ăn chăn nuôi. (Báo nơng nghiệp 2009).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số quốc gia
sản xuất đậu tương lớn trên thế giới

Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


2007 2005 2006 2007 2005

2006

2005 2006
Thế giới

2007

91,39 92,98 94,90 22,93 23,82 22,78 209,53 221,50 216,14

Mỹ

28,84 30,20 30,56 28,76 28,70 23,14 82,82 86,12

70,71

Braxin

22,89 20,70 20,64 21,92 28,50 28,20 50,19 59,00

58,20

Acghentina 14,04 15,22 16,10 27,28 26,60 28,26 38,30 40,50

45,50

Trung Quốc

15,60


9,50

9,26

8,90 17,79 17,05 17,53 16,90 16,20

(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
Qua bảng trên ta thấy, Mỹ là nước có diện tích và sản lượng đậu tương lớn
nhất thế giới. Năm 2007 diện tích trồng đậu tương của Mỹ đạt 30,56 triệu ha
chiếm 32% diện tích đậu tương thế giới. Sản lượng đậu tương của Mỹ năm 2007
là 70,71 triệu tấn chiếm 33% tổng sản lượng đậu tương của thế giới.
Sau Mỹ hai nước sản xuất đậu tương lớn là Brazin và Argentina. Diện tích
trồng đậu tương của Argentina năm 2007 đạt 16,1 triệu ha, tăng 880 nghìn ha so với
năm 2006 (15,22 triệu ha). Trong khi đó diện tích của Brazin có giảm nhẹ: năm
2006 là 20,70 triệu ha đến 2007 còn 20,64 triệu ha. Năng suất đậu tương của Brazin
và Argentina khá cao đạt 28,5 tạ/ha (Brazin) và 26,60 tạ/ha (Argentina).
Nhìn chung, sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây có nhiều
biến động do tác động của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật…Hiện nay đậu tương
biến đổi gen, kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu bệnh đang được mở rộng diện tích,
đặc biệt ở Mỹ, Argentina, Úc, Braxin, Canada, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,…


12
Ở châu Á, các nước có diện tích sản xuất đậu tương chỉ tương đương với
diện tích sản xuất đậu tương của Brazin nhưng sản lượng mới chỉ đạt xấp xỉ
50% của Brazin, có sự chênh lệch này là do năng suất của các nước trong khu
vực còn rất thấp Ấn Độ 9 - 10 tạ/ha, Việt Nam 13 - 15 tạ/ha, Indonexia 10 - 11
tạ/ha. Hiện nay sản lượng đậu tương ở châu Á mới đáp ứng được 1/2 nhu cầu
đậu tương làm thực phẩm và thức ăn cho chăn nuôi. Những nước nhập khẩu

đậu tương nhiều là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia,
Malaixia, Philippines [12].
1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam
Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng chính sau cây lúa và ngô. Hiện nay
cây đậu tương được quan tâm và đưa vào vị trí xứng đáng trong cơ cấu cây trồng
ở các địa phương trong cả nước.
Cây đậu tương là cây cơng nghiệp ngắn ngày lại khơng kén đất, có khả
năng trồng luân canh, xen canh, gối vụ ở các mùa trong năm nên ở nước ta diện
tích trồng đậu tương ngày một mở rộng và được trồng phổ biến trên khắp các
vùng, miền của cả nước
Là cây trồng đang được quan tâm trong phát triển nông nghiệp, hiện nay
Việt Nam đứng thứ 6 ở châu Á về sản xuất đậu tương sau các nước Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan .
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1980

42,20

6,60

32,10


1985

102,00

7,80

79,10

1990

110,00

7,90

86,60

1995

121,10

10,30

125,50

2000

122,30

11,60


141,90

2005

203,60

14,30

291,5

2006

185,60

13,90

258,1

2007

190,10

14,50

275,5
( Nguồn FAOSTAT, 2008)


13
Cây đậu tương đã có từ lâu và được gieo trồng ở nhiều vùng trong cả

nước. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, nhiều năm qua nước ta đã
phải nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước. theo cục
chăn nuôi: năm 2006, chỉ riêng nghành chăn nuôi đã phải nhập 1,5 triệu tấn khô
dầu đậu tương (tương đương 2 triệu tấn đậu tương hạt) để chế biến làm thức ăn
chăn nuôi, ngồi ra cịn chưa kể các nguồn nhập khác. Đánh giá về tình hình sản
xuất và phát triển cây đậu tương trong nước thời gian qua, theo Niên giám thống
kê 2008 cho thấy: năm 2000 diện tích trồng đậu tương là 124,1 nghìn ha, năng
suất bình quân đạt 12,0 tạ/ha và sản lượng đạt được là 149,3 nghìn tấn đậu tương,
đến năm 2005 diện tích tăng lên 204,1 nghìn ha và năng suất bình quân đạt được
là 14,3 tạ/ha (năng suất cao nhất trong khối ASEAN và bằng 66,5% so với năng
suất bình quân của thế giới), sản lượng đạt được là 292,7 nghìn tấn. Như vậy sau
5 năm, diện tích đậu tương cả nước đã tăng 80,0 nghìn ha (tăng 64,5%), năng
suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng 19,2%) và sản lượng tăng 143,4 nghìn tấn
(gần gấp 2 lần). Từ năm 2006 đến 2008 diện tích có biến động giảm so với các
năm trước do điều kiện thiên tai ảnh hưởng (bão, úng…), sau đó có xu hướng lại
tăng dần, nhưng sản lượng đậu tương của cả nước vẫn tương đối ổn định. Điều
đó cho thấy khoa học cơng nghệ mới về giống và kỹ thuật canh tác đối với cây
đậu tương của nước ta đã có ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Tuy vậy, sản lượng đậu
tương trong nước cũng mới chỉ đáp ứng đủ cho khoảng 15% nhu cầu tại chỗ [14]
Ở nước ta với 7 vùng sinh thái khác nhau, thì vùng ĐBSH có điều kiện
thuận lợi hơn cả cho việc phát triển kinh tế nói chung, nhất là sản xuất nơng
nghiệp. ĐBSH là vùng có điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình, đất đai màu mỡ,...
thích hợp cho nhiều loại cây, con và gieo trồng được nhiều vụ trong năm, đặc
biệt có mùa đơng lạnh càng làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng về chủng
loại giống. Nhiều cây trồng vụ đông đang hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung với quy mô lớn đem lại nguồn thu nhập cao nhất trong năm, trong đó có
cây đậu tương.


14

Về tình hình sản xuất đậu tương của vùng ĐBSH, Niên giám thống kê
2008 cho thấy năm 2006 diện tích là 66,5 nghìn ha, sản lượng đạt 103,0 nghìn
tấn, đến năm 2007 tăng lên là 66,7 nghìn ha, sản lượng tăng là 106,3 nghìn tấn...
và đang được mở rộng, phát triển. Đây cũng là vùng đã đạt được năng suất đậu
tương bình quân cao nhất so với cả nước.
Về cơ cấu mùa vụ và hệ thống luân canh: Cây đậu tương xuân được gieo
trồng chủ yếu trên đất bãi ven sông, trên đất chuyên màu; Vụ hè thường được
đưa vào tham gia trong hệ thống luân canh cho vùng có lợi thế phát triển cây vụ
đông sớm, với loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: cây rau, hoa, ngô,...
theo công thức luân canh: Lúa xuân + đậu tương hè (hè thu) + cây vụ đông sớm
và ngô xuân hè + đậu tương hè thu + ngô thu đông; Cây đậu tương được gieo
trồng chủ yếu trên đất 2 lúa, theo công thức: Lúa xuân + lúa mùa sớm + đậu
tương đông. Song, cây đậu tương trong hệ thống cây trồng của vùng vẫn chỉ
mang tính chất là cây trồng phụ, cây để cải tạo đất.... Cho nên, diện tích đậu
tương có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao
như: Cây rau, cây dưa các loại..
Cây đậu tương là cây cơng nghiệp ngắn ngày có thời gian sinh trưởng
ngắn có khả năng trồng luân canh, xen canh, gối vụ nên ở nước ta diện tích trồng
đậu tương ngày một mở rộng và được trồng ở các thời vụ khác nhau trên khắp
các vùng, miền của cả nước tuy nhiên năng suất đậu tương hàng năm của nước ta
đang còn thấp. Ngun nhân chính do nước ta gặp khơng ít khó khăn từ những
biến động của thời tiết, sự phá hại của sâu bệnh, bộ giống sản xuất và kỹ thuật
canh tác.


15
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số tỉnh trong cả nước
Tỉnh
2005


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2006

2007

2005

2006 2007

2005

2006

2007

Cả nước

204,1 185,8 190,1


14,3

13,9

14.6

292,7 258,2 275,1

Hà Tây

27,5

31,8

33,6

15,5

15,0

15,4

42,5

47,7

51, 7

Hà Giang


15,7

15,9

18,2

09,4

08,9

09,5

14,7

14,1

17,3

Đắk Nông

15,1

13,7

14,8

19,2

19,5


19,8

29,0

26,7

29,3

Đắk Lắk

11,5

9,6

9,9

11,3

10,8

10,3

13,0

10,4

10,2

Sơn La


12,1

9,2

9,2

11,2

12,1

12,4

13,6

11,1

11,4

Đồng Tháp

11,5

6,7

7,3

20,9

20,9


22,7

24,1

14,0

16,0

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2008)
Qua bảng 1.4 cho ta thấy năng suất đậu tương ở các vùng trên cả nước
nhìn chung đang cịn thấp. Việc sử dụng giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất do đó các địa phương chưa sử dụng nhiều về các giống đậu mới và các giống
biến đổi gen cũng là nguyên nhân trực tiếp làm hạn chế năng suất đậu tương.
1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho đậu tƣơng
Trước đây do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, khả năng đầu tư để thâm
canh cây trồng còn thấp nên việc bón phân cho cây đậu tương chưa được chú
ý đúng mức. Nhưng càng ngày việc cung cấp phân bón cho cây càng được
chú trọng hơn, chính vì vậy cũng có nhiều nghiên cứu về chế độ bón phân
cho đậu tương.
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp
cho cây. Do vậy người ta thường bón ít đạm cho đậu tương, khả năng cố định
đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper, 1974 thấy rằng
việc cố định đạm (N2) và sử dụng nitrat (NO3) có tầm quan trọng để thu được
năng suất tối đa (Ngô Thế Dân và CS, 1999). Tuy nhiên, nếu dư thừa đạm có hại
tới năng suất, vì lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho


×