Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã liên hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.9 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------O0O----------

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LỢN
CỎ ĐỊA PHƢƠNG TẠI XÃ LIÊN HỢP – HUYỆN QUỲ
HỢP – TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH KHUYẾN NÔNG & PTNT

Người thực hiện : Trần Thị Bình
Lớp

: 48 K3 – KN & PTNT

Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Thị Hƣơng Giang
Vinh, năm 2011

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng trong q trình làm luận văn tơi có sử dụng các thơng
tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như các sách báo, các dự án, các báo cáo,...
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để báo cáo ở bất kỳ kết quả nghiên cứu nào.
Vinh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Bình



2


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian hực tập tốt nghiệp, để hồn thành được khóa luận tốt
nghiệp này ngồi sự cố gắng hết mình của bản thân tơi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cơ giáo trong khoa Nông – Lâm – Ngư trường Đại Học Vinh, cùng
với sự động viên, khích lệ của tồn thể gia đình và bạn bè trong suốt q trình tơi
học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng tồn thể các thầy, cơ
giáo trong khoa Nơng – Lâm – Ngư, trường Đại Học Vinh đã trang bị cho tơi những
kiến thức cũng như điều kiện để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tơi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Hương Giang đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Phan Thanh Tâm – trưởng trạm Khuyến nông
– Khuyến ngư Quỳ Hợp cùng tồn thể các cơ, các chú, anh chị trong trạm và các hộ
gia đình cùng các cơ quan đồn thể trên địa bàn xã Liên Hợp – Huyện Quỳ Hợp đã
tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình đi thực tế để
nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Ngồi ra tơi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến chú Lương Tất Thành – cán bộ khuyến nông xã Liên Hợp, là người
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu ở xã và dẫn tôi đi đến từng hộ
chăn nuôi lợn cỏ để điều tra.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè, và người
thân đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tơi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cơ và các bạn
để đề tài được hồn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Bình

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
I. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
II. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 5
1.1.1.1. Hộ nông dân ..............................................................................................................5
1.1.1.2. Kinh tế hộ nơng dân .................................................................................................5
1.1.2. Vị trí, vai trị chăn ni lợn trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế hộ
gia đình ..................................................................................................................... 6
1.1.3. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương 9
1.1.3.1. Khái niệm về bảo tồn ................................................................................. 9
1.1.3.2. Công tác bảo tồn các giống vật nuôi trên thế giới ..................................... 10
1.1.3.3. Công tác bảo tồn các giống vật nuôi ở Việt Nam ...................................... 10
1.1.3.4. Nguồn gốc các giống lợn địa phương ........................................................ 12
1.1.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành giống
lợn ............................................................................................................................ 13
1.1.4. Một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi ..................... 13
1.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .................................................................. 15

1.1.5.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................... 15
1.1.5.2. Phân loại hiệu quả kinh tế .......................................................................... 15
1.1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................. 18
Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

4


2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 27
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ............................................ 28
2.4.2.1. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 28
2.4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 28
2.5. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu ....................................................... 29
2.5.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 29
2.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 31
Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 38
3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương trên địa bàn huyện Quỳ Hợp và xã
Liên Hợp .................................................................................................................. 38
3.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương của huyện Quỳ Hợp ..................... 38
3.1.2. Thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương của xã Liên Hợp .......................... 41
3.1.3. Một số đặc điểm của giống lợn cỏ địa phương xã Liên Hợp ......................... 42
3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương của các hộ điều tra .......................... 43

3.2.1. Thông tin chung về các hộ chăn nuôi lợn cỏ địa phương điều tra năm 2011 43
3.2.1.1. Quy mô chăn nuôi ...................................................................................... 43
3.2.1.2. Giống và công tác giống ............................................................................ 44
3.2.2.3. Quy trình chăn ni lợn cỏ ......................................................................... 46
3.2.1.4. Điều kiện chuồng ni ............................................................................... 46
3.2.1.5. Lao động và trình độ lao động ................................................................... 48
3.2.1.6. Tình hình sử dụng thức ăn và cơng tác phịng bệnh .................................. 51
3.2.1.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ....................................................................... 54
3.2.2. Hiệu quả trong chăn nuôi lợn cỏ ................................................................... 55
3.2.2.1. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 55
3.2.2.2. Hiệu quả xã hội .......................................................................................... 60
3.2.2.3. Tác động môi trường .................................................................................. 61
3.2.2.4. Tính bền vững và khả năng nhân rộng ....................................................... 61
3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc chăn ni ............................................. 62

5


3.3.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 62
3.3.2. Khó khăn ....................................................................................................... 63
3.3.3. Tổng hợp ma trận SWOT .............................................................................. 65
3.4. Các giải pháp nhằm bảo tồn giống lợn cỏ địa phương ..................................... 66
3.4.1. Các giải pháp về kỹ thuật .............................................................................. 66
3.4.2. Các giải pháp về chính sách .......................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 69
1. Kết luận ............................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 71
PHỤ LỤC


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BKHCN & MT

Bộ khoa học cơng nghệ và mơi trường

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CS

Cộng sự

CT

Chỉ thị

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

HQKT


Hiệu quả kinh tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KN – KN

Khuyến nông – Khuyến ngư

NQ

Nghị quyết

NQ - CP

Nghị quyết – Chính phủ

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

PTNT

Phát triển nơng thôn



Quyết định


S

Strengths – Điểm mạnh

SL

Số lượng

TA

Thức ăn

TT

Thứ tự



Trung ương

T

Threats – Thách thức

UBND

Ủy ban nhân dân

O


Opportunities – Cơ hội

W

Weaknesses – Điểm yếu

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 ........................................................... 32
Bảng 3.1. Số lượng lợn cỏ của huyện Quỳ Hợp (Giai đoạn 2008 - 2010) .............. 39
Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi lợn ............................................................................ 43
Bảng 3.3. Nguồn gốc các giống lợn được nuôi ....................................................... 44
Bảng 3.4. Các giống lợn nái mà các chủ hộ nuôi .................................................... 45
Bảng 3.5. Điều kiện chuồng trại chăn nuôi lợn của các hộ gia đình ....................... 47
Bảng 3.6. Nhân khẩu và lao động ở các hộ điều tra ................................................ 48
Bảng 3.7. Trình độ của các người chăn nuôi lợn .................................................... 50
Bảng 3.8. Nguồn thức ăn được sử dụng trong nuôi lợn cỏ (% số hộ sử dụng) ....... 52
Bảng 3.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi ................................. 55
Bảng 3.10. Thu nhập trung bình của mỗi hộ/ năm .................................................. 56
Bảng 3.11. Chi phí chăn ni lợn tính cho một lứa của các hộ nuôi ...................... 57
Bảng 3.12. Chi phí chăn ni lợn thịt ở các nơng hộ được điều tra ....................... 58
Bảng 3.13. Chi phí chăn ni lợn đực giống ở các nông hộ điều tra ...................... 59
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn cỏ ............................................... 61

8



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH VÀ HỘP
Biểu đồ 1: Tổng đàn lợn của huyện Quỳ Hợp trong 3 năm 2008 – 2010
Biểu đồ 2: Số lượng lợn cỏ của xã Liên Hợp từ năm 2008 – 2010
Hộp 3.1. Tuổi của con giống
Hộp 3.2. Sức sản xuất tinh và chất lượng tinh của lợn đực giống
Hộp 3.3. Tại sao gia đình khơng xây chuồng mà lại làm bằng các ván ghép
Hộp 3.4. Thức ăn của lợn cỏ
Hộp 3.5. Thời gian và lao động cho q trình chăm sóc lợn

9


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nơng nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm vì vậy
con người đã biết thuần hố động vật thành vật ni phục vụ cho mục đích sản xuất
của mình. Cùng với thời gian và những biến động về tự nhiên, xã hội đã có nhiều
lồi động vật được sinh ra và mất đi theo lịch sử. Tuy nhiên, cùng với việc thuần
hóa và lai tạo giống vật nuôi các dân tộc Việt Nam đã tạo ra một số lượng lớn giống
vật ni bản địa, hiện nay có hơn 50 giống nội địa và đứng đầu về tỷ lệ con giống
trên một đơn vị diện tích (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004) [4].
Trước đây do nền kinh tế cịn khó khăn, mục tiêu là tạo ra nhiều sản phẩm,
chủ trương của nhà nước là phát triển các giống cao sản vì vậy chúng ta đã nhập
nhiều giống lợn ngoại năng suất cao (Yorkshire, Landrace, Duroc…) để cải tạo đàn
lợn nội năng suất thấp. Nhưng hiện nay u cầu về số lượng sản phẩm khơng địi hỏi
cao như trước nữa, mặt khác các giống bản địa và các nguồn gen quý đang mất dần
và có nguy cơ tuyệt chủng. Ý thức về việc bảo vệ và phát triển các nguồn gen này là
hết sức cần thiết, vì vậy từ những năm 2000 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có
chương trình “Bảo tồn nguồn gen Động, Thực vật và Vi sinh vật”.

Trong những năm qua hệ thống chăn ni trang trại trang phát triển một cách
nhanh chóng. Hồng Kim Giao (2006) [19] cho rằng các biện pháp để phát triển
chăn ni được khuyến khích theo cả hai hướng: Chăn nuôi thâm canh trong các
trang trại tập trung quy mô lớn và phát triển chăn nuôi theo hướng truyền thống.
Chính sách phát triển chăn ni theo hướng truyền thống vì các giống nội địa phong
phú, thích ứng tốt với điều kiện và tập quán chăn nuôi theo các vùng khác nhau;
trình độ chăn ni khơng đồng đều; nhu cầu đa dạng về sản phẩm và sự cần thiết
phải bảo tồn sự đa dạng vật nuôi. Hiện nay ở vùng trung du và đồi núi, người dân
vẫn sử dụng các giống lợn bản địa để chăn nuôi theo phương thức quảng canh.
Ngoài ra, do nhu cầu của thị trường tiêu dùng, ở một số nơi ở miền Trung người dân
đã tự phát sử dụng lợn rừng hoặc lợn lai từ lợn bản địa để chăn nuôi với quy mô nhỏ
nhằm tạo sản phẩm phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy vậy, các nghiên cứu
hàn lâm, các công bố về những giống lợn bản địa này rất ít.
Miền Tây Nghệ An là một vùng rất đa dạng về nguồn tài nguyên sinh học, đa

10


dạng về hệ thống sinh thái và hệ thống sản xuất. Ở một số vùng người dân đã
sử dụng các giống lợn bản địa để chăn nuôi, giống lợn này thường được gọi là lợn
cỏ (lợn nít). Phần lớn giống lợn này được người đồng bào dân tộc thiểu số nuôi do
dễ nuôi, thịt ngon nên dù năng suất thấp nhưng vẫn được ưa chuộng. Tuy vậy, cho
đến nay chưa có các nghiên cứu đánh giá một cách cơ bản và toàn diện về các giống
lợn bản địa này đồng thời cũng chưa có các nghiên cứu đồng bộ nhằm quản lý và
khai thác tiềm năng giống lợn bản địa vào việc phát triển đa dạng các hệ thống canh
tác, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái và trình độ sản xuất của từng
vùng. Trên địa bàn tỉnh, hình thức chăn ni lợn cỏ đã và đang được khuyến khích
phát triển. Hệ thống chăn ni này có nhiều đặc điểm rất khác so với hệ thống trang
trại chăn nuôi lợn công nghiệp. Việc nghiên cứu các đối tượng vật nuôi phù hợp với
khu vực vùng núi và nhằm phát huy tốt tài nguyên của địa phương trong định hướng

thị trường thịt lợn chất lượng cao và an toàn là hết sức cấp bách.
Xã Liên Hợp là một xã vùng cao của huyện Quỳ Hợp, đời sống của phần lớn
người dân phụ thuộc vào thu nhập nông nghiệp nhưng diện tích trồng lúa ít, năng
xuất thấp, đất màu có khơng đáng kể thường xun bị hạn. Các nghề khác chưa phát
triển, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nên việc phát triển chăn ni để
nâng cao thu nhập là hướng đi phù hợp, chăn nuôi lợn không thể thiếu được đối với
người nông dân. Nuôi với quy mô lớn bằng thức ăn hỗn hợp chưa thể thực hiện
được, trong khi đó giống lợn cỏ địa phương dễ ni, đầu tư ít mang lại hiệu quả
kinh tế cao, sản phẩm vào loại đặc sản dễ tiêu thụ [14].
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng chăn ni lợn
cỏ của huyện nói chung xã Liên Hợp nói riêng là rất cần thiết, nhằm đề xuất một số
giải pháp bảo tồn và nhân rộng giống lợn cỏ địa phương trong những năm tới, nên
tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và
phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã Liên Hợp – Huyện Quỳ Hợp”.

11


II. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương trên địa bàn xã Liên Hợp
huyện Quỳ hợp. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống
lợn cỏ địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các vấn đề về hộ và kinh tế
hộ, vị trí và vai trị của chăn ni hiện nay, hiệu quả kinh tế cũng như việc bảo tồn
và phát triển các giống vật ni địa phương,.... Hệ thống hóa cơ sở thực tiễn về tình
hình nghiên cứu các giống lợn trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển nghành chăn nuôi lợn cỏ địa phương tại các
nông hộ ở xã Liên Hợp – huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An.

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong q trình chăn ni ở các
nơng hộ trên địa bàn xã Liên Hợp – huyện Quỳ Hợp.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa
phương trên địa bàn xã Liên Hợp – huyện Quỳ Hợp trong thời gian tới.
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc triển khai nghiên cứu về đa dạng các lồi động vật ni, bảo tồn vốn gen
động vật nói chung và nghiên cứu giống lợn cỏ địa phương nói riêng có tính cấp
bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
khoa học tiếp theo về giống lợn cỏ địa phương.
- Phản ánh được thực trạng chăn nuôi lợn cỏ địa phương trên địa bàn xã Liên
Hợp – huyện Quỳ Hợp.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển được giống lợn
cỏ địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đa dạng hố các giống động vật ni sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng về thị trường
tiêu thụ thịt của người tiêu dùng. Là biện pháp an tồn trong cơng tác giống động
vật ni để chống lại các tình huống bất lợi có thể diễn ra trong tương lai như thiên

12


tai, dịch bệnh. Xác định được tầm quan trọng kinh tế của các giống động vật nuôi và
bảo tồn được các giống gia súc gia cầm có giá trị kinh tế cao. Đóng góp vào việc
bảo tồn và tơn vinh các giá trị văn hố và lịch sử. Góp phần duy trì sự đa dạng của
hệ sinh thái nơng nghiệp.

13



Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.
Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “ Hộ nông dân là một đơn vị sản
xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng nghiệp tại
nhiều nước trên thế giới.
Theo Frank Ellis (năm 1988) [25]: “ Hộ nơng dân là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, ln nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao”.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê Đình
Thắng (1993) [6] cho rằng: “ Nơng hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở
trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (1997) [11] cho rằng: “ Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở
nông thôn”.
Như vậy, hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất
chính là nơng nghiệp, nguồn thu và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi hoạt động
nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp như tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các mức độ khác nhau. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ
sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
1.1.1.2. Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov (1920): “ Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình thức tổ
chức kinh tế nơng nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình nhằm thỏa mãn những

nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà khơng dựa trên chế độ trả công theo
lao động với mỗi thành viên của nó”.

14


Có ý kiến cho rằng: “ Kinh tế hộ gia đình nơng dân là một hình thức kinh tế phức
tạp xét từ mức độ quan hệ kinh tế có tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công
việc khác nhau trong quy mơ gia đình nơng dân”.
Theo Frank Ellis (1988) [25]: “ Kinh tế hộ gia đình nơng dân là kinh tế của những
hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia
đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ
khơng hồn hảo vào các hoạt động của thị trường”.
Theo TS. Đỗ Văn Viện (2006) [12]: “ Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền
vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ,
ngủ chung một nhà, quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào
chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển”.
Song kinh tế nơng hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản xuất đòi hỏi
các hộ phải có sự hợp tác, đồn kết mới làm được. Một số hộ nơng dân riêng lẻ khó có
thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh – dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, tiêu thụ nơng sản hàng hóa, phịng trừ thiên tai và rủi ro trong
sản xuất kinh doanh. Ở đây lại nổi bật sự cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác,
kinh tế tư nhân cũng như nhiều tổ chức khác có quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế
nông hộ phát triển”.
Từ các khái niệm trên cho thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
1.1.2. Vị trí, vai trị chăn ni lợn trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế hộ gia đình
* Vị trí chăn ni lợn
Chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni ở nước ta. Sự hình thành

sớm nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề ni lợn có
vị trí hàng đầu, khơng những thế việc tiêu thụ thịt lợn trong những bữa ăn hàng ngày
của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là thực phẩm có mùi vị dễ
thích hợp với mọi đối tượng (người già, trẻ em, phụ nữ, nam giới), mùi vị của thịt
lợn không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy
nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khoẻ của con người, điều
quan trọng trong quá trình chọn giống và chăm sóc đàn lợn phải ln ln khoẻ

15


mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích luỹ vào thịt có chất
lượng tốt và có giá trị sinh học [18].
* Vai trị chăn ni lợn
Chăn ni lợn có vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng với
lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nơng nghiệp ở
việt nam. Nói chung chăn ni lợn có một số vai trị nổi bật sau:
- Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung cấp
thực phẩm dinh dưỡng cho đời sống con người. Khi kinh tế ngày càng phát triển,
mức sống của con người ngày càng được nâng lên. Trong điều kiện lao động của
nền kinh tế và trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố cao địi hỏi cường độ lao động
và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ
ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi lợn sẽ
đáp ứng được yêu cầu đó. Các sản phẩm từ thịt lợn đều là các sản phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn
các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Theo GS Harris cho biết (1956), cứ 100g thịt lợn
nạc có 376 Kcal, 22g protein. Vì vậy, thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm
quý trong dinh dưỡng con người.
- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên

liệu từ thịt lợn. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các cơng nghiệp thịt xơng
khói (bacon), xúc xích, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người
việt nam như giò nạc, giò mỡ, cũng đều được làm từ thịt lợn.
- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng và thức ăn cho nuôi
trồng thuỷ sản
Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể
đến vai trị của phân bón hữu cơ nhận được từ phân lợn, phân lợn là một nguồn phân
hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.
Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân. Ngồi ra cịn có
hàm lượng nước tiểu chứa photpho và nito cao.
- Chăn ni lợn có thể giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con
người. Trong nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là loại vật nuôi quan trọng và là

16


một thành phần quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nơng nghiệp. Chăn ni
lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn ni trong
nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ
sinh học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khoẻ con
người.
- Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kỳ sản xuất
ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn ni cao. Bên cạnh đó chăn ni lợn cịn tận
dụng được các phế phụ phẩm của gia đình, của ngành trồng trọt, ngành cơng nghiệp
thực phẩm để tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, góp phần nâng cao đời sống và làm
tăng thu nhập quốc dân.
- Chăn ni lợn cịn khai thác tối đa sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động,
đất đai nhất là nguồn lực lao động nhàn rỗi trong trong nông thơn hạn chế được tính
thời vụ trong nơng nghiệp.

- Chăn ni lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nơng dân trong các
hoạt động trong xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thơng qua chăn ni
lợn, người nơng dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các hoạt động văn
hố khác như cưới hỏi, ma chay, đình đám [18].
Xét về tầm vĩ mơ, chăn ni lợn góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát
triển tồn diện và vững chắc. Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp có điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thuận lợi, nếu chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt mà
không quan tâm đến chăn ni thì tốc độ phát triển nơng nghiệp ở địa phương đó sẽ
bị mất cân đối trong cơ cấu sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó là sự lãng phí trong
việc sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn... không được sử dụng triệt để. Do
vậy việc phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn càng phải được chú trọng và
quan tâm hơn nữa trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nên sự cân đối và phát triển
ngành nơng nghiệp tồn diện vững chắc.
Xét về tầm vi mô, chăn nuôi lợn cỏ địa phương đóng một vai trị rất quan
trọng trong nền kinh tế gia đình cũng như góp phần ổn định xã hội. Thứ nhất, chăn
nuôi lợn cỏ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, vệ sinh thực phẩm, sản phẩm thịt lợn cỏ
có thể xem là một loại đặc sản có thương hiệu trên thị trường. Chăn nuôi lợn cỏ hạn

17


chế được ô nhiểm môi trường do chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất gâu ra.
Hạn chế được dư lượng thuốc kháng sinh, các chất kích thích tăng trọng tồn dư
trong thịt. Thứ hai, chăn nuôi lợn cỏ có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi trong
nơng thơn, góp phần giải quyết việc làm cũng như xóa đói giảm nghèo trong nơng
thơn nhất là vùng sâu và có người dân tộc. Thứ ba, chăn ni lợn cỏ có thể tạo ra
nguồn thu nhập ổn định, đóng góp khơng nhỏ vào kinh tế hộ gia đình, giúp cải thiện
bữa ăn và là một sản phẩm không thể thiếu được trong những dịp quan trọng như
cưới hỏi, ma chay, làm vía,....của người dân tộc thiểu số. Thứ tư, lượng phân thải ra
trong q trình chăn ni lợn là một nguồn phân bón khơng thể thiếu cho cây trồng.

Bên cạnh đó, chăn ni lợn cỏ cịn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nơng
dân, làm cho mỗi quan hệ giữa người với người ngày càng thân thiết hơn.
1.1.3. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương
1.1.3.1. Khái niệm về bảo tồn
Theo định nghĩa của IUCN (1991) [22]: “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của
con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại
trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế
hệ tương lai”. Khái niệm Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) là biện pháp
đặc biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện có hai phương pháp bảo tồn sinh học đang được sử dụng là: Bảo tồn tại chỗ
(in-situ conservation) là khoanh vùng bảo tồn động thực vật tại nơi gốc mà chúng
sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên và tốt nhất để bảo tồn động thực vật quý
hiếm; Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation) là biện pháp di chuyển động thực vật
từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống đến nơi khác để gìn giữ bảo vệ, kể cả
gìn giữ hay bảo quản tồn bộ hoặc một phần động thực vật trong điều kiện đông
lạnh (cryo-reservation) ở trong phịng thí nghiệm. Biện pháp này được áp dụng khá
phổ biến, đặc biệt, trong trường hợp nơi ở nguyên gốc của động thực vật bị thu hẹp
hoặc bị đe dọa khác cần phải di chuyển động thực vật để bảo vệ, nhân nuôi và thả lại
tự nhiên hoặc phục vụ nghiên cứu, đào tạo, du lịch...
1.1.3.2. Công tác bảo tồn các giống vật nuôi trên thế giới
Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã đã được người dân và chính phủ nhiều
nước trên thế giới quan tâm từ nhiều thập kỷ qua với các hoạt động của nhiều tổ

18


chức phi chính phủ như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới. Quỹ động vật hoang
dã Quốc tế. Bên cạnh số phận các loài thú đang bị đe dọa triệt chủng, người ta đã
phát hiện ra rằng nhiều giống vật ni cũng đang có nguy cơ bị tiệt chủng, từ đó con
người chính thức quan tâm đến các giống vật nuôi. Hiện nay trên thế giới đang phát

triển mạnh hướng nghiên cứu phục hồi các giống cây con bản địa bởi đây là những
giống đã phù hợp lâu đời với các vùng sinh thái bản địa. Có khả năng chống chịu
khí hậu khắc nghiệt và bệnh tật tốt hơn hẳn so với các giống gây thành nhập nội.
Trong thời gian gần đây khí hậu quả đất đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi cho
con người vì vậy việc phục hồi những giống bản địa lại càng có ý nghĩa thiết thực.
Nhiều tổ chức quốc tế đang hết sức chú ý đến sự bảo tồn và phát triển các giống bản
địa như ALPA( Châu Mỹ La tinh), Hội Chăn nuôi Á Úc, Hội nghiên cứu thúc đẩy
công tác giống Châu Á - Thái Bình Dương, nhiều cuộc hội thảo Quốc tế về vấn đề
bảo tồn giống vật nuôi được tổ chức. Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ sinh
học, các nước phát triển không ngừng cố gắng khơi phục giống bản địa mà cịn đánh
cắp các nguồn gen quý hiếm của các quốc gia khác cũng như phục hồi những giống
đã và đang có nguy cơ triệt chủng.
Theo định nghĩa của PAO ghi trong công ước đa dạng sinh học về giống đối với
các nước đang phát triển là : Một nhóm động vật ở một vùng địa lý nào đó có một
số đặc điểm kiểu hình giống nhau và được nhân dân địa phương xem là một kiểu
hình (Type) thì đều được xem là một giống
Căn cứ vào định nghĩa này thì giống lợn cỏ (lợn nít) tỉnh Nghệ An được xem là
một giống được phân bố dọc theo dọc Miền Tây Nghệ An.
1.1.3.3. Công tác bảo tồn các giống vật nuôi ở Việt Nam
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, tài nguyên di truyền có vai trị quan
trọng, nó vừa là một bộ phận của giống, vừa là vật liệu ban đầu để lai tạo ra giống
mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học.
Các giống đang ở trạng thái dễ nguy hại hoặc có xu thế giảm số lượng được bảo tồn
theo hướng nguyên vị. Các giống đang được bảo tồn chuyển vị là các giống đang ở
trạng thái tối nguy hiểm hoặc cần chọn lọc nhân giống để cung cấp cho thị trường.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, giàu tiềm năng sinh học và đa dạng sinh học
phong phú. Tuy nhiên các số liệu đánh giá cho thấy một phần nguồn tài nguyên di

19



truyền của chúng ta đã và đang bị mất đi rất nhanh. Các chương trình lai tạo dịng
đực giống ngoại để cải tạo giống địa phương đã làm cho các giống bị pha tạp và
giảm tỷ lệ thuần chủng. Các giống ni thuần có những tính trạng đặc hữu về khả
năng thích nghi, tính chống chịu và kháng bệnh thật cao, thịt thơm ngon nhưng năng
suất thấp đã bị giảm số lượng do áp lực của kinh tế và thị trường. Nhà nước đã nhìn
thấy tầm quan trọng của nguồn gen trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật quốc gia
nên đã sớm coi việc bảo tồn và lưu giữ nguồn gen là nhiệm vụ cấp bách trong hiện
tại và tương lai.
Việt Nam đã tham gia công ước đa dạng sinh học và đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam phê chuẩn từ năm 1993, năm 1997 Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường đã ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và
sinh vật (Quyết định 2177/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30/12/1997) quy định nội
dung công tác quản lý, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, các đối tượng cần được lưu giữ.
Theo nghĩa của nó là điều hành việc sử dụng tài nguyên động vật sao cho đạt
được lợi ích bền vững nhiều nhất cho thế hệ hơm nay, đồng thời gìn giữ tiềm năng
của chúng để đáp ứng nhu cầu và mong muốn thế hệ mai sau. Do đó, bảo tồn là việc
làm tích cực bao gồm lưu giữ, bảo tồn, sử dụng bền vững, phục hồi và cải thiện môi
trường tự nhiên. Trong bảo tồn động vật ni có 2 phương thức bảo tồn: Nguyên vị
(In-Stitus) và bảo tồn chuyển vị ( Ex-Stitus).
Ở Việt nam qua nhiều thập kỷ, do áp lực phát triển nhanh về lương thực, thực
phẩm nên chúng ta đã nhập các giống gây thuần về Việt nam và từng bước làm mất dần
các giống về bản địa. Vào những năm 1990 của thế kỷ 20 các nhà khoa học Việt nam
đã đánh giá lại những giá trị của các giống bản địa trong việc bảo tồn đa dạng sinh học
và cả trong phát triển kinh tế, từ đó đến nay nhiều giống quý hiếm như cừu Phan Rang,
gà Hmông, lợn Mường Khương, lợn Ỉ, lợn Cỏ,... được bảo tồn và phát triển trở thành
hàng hóa có giá trị trên thị trường (Theo Trần Văn Đo và CS) [23].
Hiện nay giống lợn Cỏ địa phương đang được người dân xã Liên Hợp nói
riêng người dân miền Tây Nghệ An nói chung chăn ni và bảo tồn. Ngồi ra ở Quỳ
Hợp, Trạm khuyến nông - khuyến ngư (KN - KN) huyện Quỳ Hợp đã tham mưu

UBND huyện Quỳ Hợp xin được tổ chức xây dựng mơ hình bảo tồn giống lợn cỏ
truyền thống tại xã Liên Hợp và được UBND huyện đồng ý số tiền đầu tư để tổ chức

20


mơ hình tuy khơng lớn, chỉ trong vịng 90 triệu đồng cho việc đầu tư giống, thức ăn,
tập huấn kỹ thuật, tiêm phịng, chăm sóc, chỉ đạo nhưng nó mang ý nghĩa lớn, đó
chính là sự bảo tồn lại giống lợn q hiếm này khơng để mai một, thất thốt trên địa
bàn. Lợn cỏ đã thành món ăn có thương hiệu ở các nhà hàng, khách sạn tại Vinh, Hà
Nội. Nếu không tiến hành bảo tồn và phát triển nhằm giữ lại giống lợn quý hiếm này
thì thật là sai lầm và có lỗi với bà con đồng bào dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Giống lợn này hiện nay ngày càng bị mai một do người mua q nhiều mà người
ni q ít.
Phát triển đàn lợn tại xã Liên Hợp, từ đó cung cấp giống để nhân rộng ra các xã
khác đó chính là mục tiêu của mơ hình mà Trạm KN - KN huyện Quỳ Hợp đang tiến
hành việc làm trên. Ngoài bảo tồn lại giống lợn q hiếm nó cịn có một ý nghĩa quan
trọng đó là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc miền núi (Phan Thanh Tâm) [21].
1.1.3.4. Nguồn gốc các giống lợn địa phương
Giống lợn nhà hiện này là do lợn rừng tiến hóa mà thành và bắt nguồn từ hai
nhóm lợn rừng hoang dại đó là lợn rừng Châu Âu (Sus Scrofaferus) và lợn rừng
Châu Á (Sus Orientalis, Sus Cristatus Sus vittatus) được con người thuần hóa trong
thời gian dài mà thành. Căn cứ vào hình dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn
nguyên thủy Châu Âu và Châu Á thành hai loại: lợn tai dài và lợn tai ngắn.
Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thủy Châu Âu và nguyên thủy Châu
Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi nhiều chủ yếu tại các nước theo dọc Địa
Trung Hải. Trong đó lấy giống lợn lông xoăn La Mã và lợn ở bán đảo Ban Căng lai với
lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm chất thịt ngon, mềm, ở đời sau cho tự
giao phối và hình thành giống lợn lai cổ đại. Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các
giống lợn Cổ Đại trước kia thông qua các phương pháp tạp giao cải lượng khác nhau

mà dần hình thành nên, (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 2004),[5].
1.1.3.5. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành
giống lợn
Trong q trình thuần hóa lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng khác
nhau, điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất khơng giống nhau dẫn đến
việc hình thành các giống lợn khác nhau.

21


Để giải quyết các các nhu cầu về thị trường thì con người đã cải thiện các
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thủy Châu Á từ lợn
rừng Châu Á có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở Châu Âu cũng do điều kiện tự
nhiên đã hình thành nên các giống lợn nguyên thủy Châu Âu có đặc điểm như thành
thục muộn, có khả năng chịu đựng kham khó cao.
Nguyễn Thiện và CS (2005) [9], cho biết khi đã được thuần hóa lợn hoang đã
có nhiều thay đổi. Điều trơng thấy rõ rệt là thân hình bé hẳn đi nên các loại lợn to
lớn , có những đặc điểm bên ngồi như tai rũ, mãi về sau này do lai tạo có ý thức
nên khối lượng lợn mới đa dạng hơn về hình dạng và dần dần dài thêm, cao chân,
mông phát triển.
Vào những thập kỷ 20, trong từng thời kỳ khác nhau, ở cả hai miền Nam Bắc
chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản.
Ở Việt Nam từ những năm 1950 đã tuần tự nhập các giống Berkshire,
Yorkshire, Larrge white, Lanrace,..
Miền Bắc từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước nhập hàng loạt lợn Tân Kim,
Tân Lương,.. từ Trung Quốc. Sau đó tồn quốc vào những năm 70 – 80 đã nhập các
giống có tỷ lệ nạc cao như Berkshire, Yorkshire, Larrge white, Lanrace,.. và vài chục
năm nay nhập các dòng Hybrid, các tổ hợp lai siêu nạc từ các nước Đông Âu,Tây Âu,
Mỹ,... để phát triển lợn lai các loại. Các giống lợn cao sản thường được dùng để cho lai
các giống lợn địa phương như: Đại Bạch x Ỉ, Landerace x Móng Cái, Yorkshire x Ba

Xuyến,…hoặc để pha máu cho các giống lợn cao sản khác.
1.1.4. Một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất vật chất quan trọng của ngành nông nghiệp và
được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại sản phẩm của ngành chăn
nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu của người dân. Nó cung cấp thực phẩm
giàu dinh dưỡng cho nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao thu nhập cho
người dân, góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ.
Với tầm quan trọng của ngành chăn nuôi, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những
chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn ni phát triển.
1. Quyết định 125/CT ngày 18/04/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay
là Chính phủ) về việc cấp bù kinh phí để duy trì và nâng cao chất lượng đàn gia súc,

22


gia cầm giống gốc. Nội dung của quyết định là: Hỗ trợ kinh phí đối với các trại
giống nhà nước để duy trì và nâng cao chất lượng đàn giống gốc vật ni. Hình thức
hỗ trợ đó là: hỗ trợ, quản lý, chọn lọc và cải tiến chất lượng đàn giống. Hỗ trợ kinh
phí giá giống vật ni sinh sản ra thấp hơn giá thành sản xuất.
2. Nghị quyết số 06 – NQ/TƯ ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số
vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thơn.
Hình thành các vùng tập trung sản xuất hàng hóa, cây cơng nghiệp, rau, hoa
quả,... sử dụng các giống có chất lượng cao gắn với chế biến và bảo quản sau thu
hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và
lớn, chú trọng khâu giống và công nghệ chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm
chăn nuôi; thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn
ni thực sự là ngành sản xuất chính.
3. Nghị quyết 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang
trại. Nghị quyết ban hành nhằm khuyến khích phát triển về bảo hộ kinh tế trang trại,

một số chính sách cụ thể:
- Chính sách đất đai: được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy, chấp nhận quyền
sử dụng lâu dài,... để tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Chính sách thuế: miễn thuế thu nhập trang trại.
- Chính sách đầu tư, tín dụng: được vay vốn tín dụng thương mại của các
ngân hàng thương mại quốc doanh.
4. Nghị định 33/2005/NĐ – CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Thú y.
1.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.5.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phẩn ánh chất lượng của q trình
sản xuất. Nó được xác định bằng việc so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra
(Nguyễn Hữu Ngoan, Tô Dũng Tiến, 2005) [4], khi bàn về hệ thống kinh tế có 3
quan điểm sau:
+ Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất/ chi phí bỏ ra
Cơng thức: H = Q/C

23


Quan điểm này có ưu điểm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
một đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để có một đơn vị kết quả cần
tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực. Tuy nhiên quan điểm này không thấy được quy mô
của hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí bỏ ra
Công thức: H = Q – C
Đây là hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường. Phương pháp này cho thấy
quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng không phản ánh được mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế = Phần tăng thêm kết quả thu được/Phần

tăng thêm chi phí bỏ ra
Hay: Hiệu quả kinh tế = Phần tăng thêm kết quả thu được – Phần tăng thêm
chi phí bỏ ra.
Trên quan điểm kinh tế học vi mô, các doanh nghiệp tham gia thị trường đều
đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn hạn nguyên tắc chung lựa chọn sản
lượng tối ưu để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là MR = MC (trong đó: MR là
doanh thu biên, MC là chi phí biên).
1.1.5.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
* Căn cứ vào yếu tố cấu thành, hiệu quả kinh tế phân thành:
- Hiệu quả kỹ thuật: số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được thêm một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật
có tính đến giá cả đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà ở đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
Mỗi quan hệ giữa chúng thể hiện: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x
Hiệu quả phân bổ
* Căn cứ vào mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:

24


- Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu
quả đó.
- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh cơng
ích, phục vụ lợi ích chung cho tồn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,
giảm tệ nạn xã hội…

- Hiệu quả môi trường: thể hiện ở việc bảo vệ môi trường như giảm ơ nhiễm
đất, nước, khơng khí, tăng độ che phủ đất,…
* Căn cứ vào phạm vi hiệu quả kinh tế chia ra:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được một cách toàn diện tình hình kinh tế trong nước.
- Hiệu quả kinh tế ngành: chỉ tiêu này cho từng ngành cho trồng trọt, chăn ni,…
- Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng kinh tế hay vùng lãnh thổ.
1.1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Công thức tổng quát: HQKT= Q/C
Q : là kết quả sản xuất.
C : là chi phí bỏ ra.
Từ đó có thể có các chỉ tiêu tổng quát của hiệu quả kinh tế:
+ Chỉ tiêu tương đối:
- HQKT = Q/C => Max
- HQKT = (Q - C)/C => Max
- HQKT = Q/C => Min
+ Chỉ tiêu tuyệt đối: HQKT = (Q - C)
- Giá trị sản xuất GO (Gros output): là giá trị tính bằng tiền của các loại sản
phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một chu kỳ sản
xuất hoặc một năm trên một đơn vị diện tích).
Cơng thức:

GO = ∑ QiPi

Qi : khối lượng của sản phẩm thứ i.
Pi : đơn giá người sản xuất bình qn năm của sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian IC (intermediate cost): Là tồn bộ chi phí thường xuyên
bằng tiền mà chủ bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong
thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.


25


×