Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Quản lý đầu tư dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.8 KB, 67 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG............................................................9
PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ...............................................................10
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC.............................................10
Tăng trương tổng tài sản và số dư huy động.......................................................................40
1
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PVFC: Công ty tài chính Dầu khí
PTSC: Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
PVD: Công ty dịch vụ Khoan Dầu khí
PETROSETCO: Công ty dịch vụ Du lịch Dầu khí.
PVtranco: Công ty vận tải Dầu khí
PVI: Công ty bảo hiểm Dầu khí
DMC: Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm Dầu khí
NHNN: Ngân hàng nhà nước
QLRR: Quản lý rủi ro
QLVUT: Quản lý vốn uỷ thác
CTCG: Chứng từ có giá
HĐQT: Hội đồng quản trị
HTKD: Hợp tác kinh doanh
CTTC: Công ty tài chính
QLDT: Quản lý dòng tiền
TXV: Thu xếp vốn
TCNSTL: Tổ chức nhân sự tiền lương
TCT: Tổng công ty
2
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế năng động với tốc


độ tăng trưởng kinh tế 8% hàng năm.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 và kết quả
của nó là dòng đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh mẽ cùng với nó là sự tăng
trưởng mọi mặt của nền kinh tế.Hoà cùng sự phát triển chung của kinh tế đất
nước một ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất là ngành tài chính, ngân
hàng, hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 ngân hàng và công ty tài chính với số
vốn điều lệ mỗi đơn vị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2006 có nhiều
ngân hàng được thành lập mới.Các ngân hàng và công ty tài chính đã phát
huy tích cực vai trò trung gian huy động vốn cho nền kinh tế,sự phát triển của
các doanh nghiệp. Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một trong những
công ty lớn mạnh nhất trong ngành tài chính; là một định chế tài chính của
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong quá trình hoạt động đã được sự giúp đỡ
tích cực của tổng công ty, tuy mới ra đời năm 2000 nhưng cho đến nay PVFC
đã khẳng định được vị thế là một công ty tài chính mạnh của tập đoàn dầu khí
và góp phần tích cực trong vai trò huy động vốn cho sự phát triển của đất
nước nói chung và của ngành Dầu khí nói riêng.Ngoài chức năng huy động
vốn, hoạt động đầu tư của công ty cũng là một mảng lớn, có tầm quan trọng
đặc biệt; PVFC đã tham gia đầu tư vào các dự án lớn với số vốn hàng nghìn tỷ
đồng trong ngành Dầu khí, năng lượng đặc biệt là lĩnh vực sản xuất điện, xi
măng. Vì vậy việc quản lý đầu tư dự án tại PVFC là việc hết sức cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả hoạt động của công ty. Đó cũng là
đề tài mà tôi nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh đã giúp
đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC.
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ.
1.1.1. Giới thiệu về công ty.

Công ty tài chính dầu khí (PVFC).
Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí
thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương
châm hoạt động Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm
nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng
tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.
Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định
chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân
thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm
bảo nguồn vốn cho các dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố
quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Công ty.
"Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là
tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể
hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
phát triển của ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi
nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí.
Hiện nay trụ sở chính của công ty tại Hà Nội và hơn 10 chi nhánh khắp
các tỉnh thành trong cả nước trong đó chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, chi
nhánh Vũng Tàu, Đà Nẵng là những chi nhánh triển khai hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhất.Cho đến 1-1-2007 PVFC có vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng và
4
Chuyên đề tốt nghiệp
tổng tài sản gần 21000 tỷ đồng. Công ty có khoảng 1000 lao động và có tổng
quỹ lương khoảng 66 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động của PVFC đang được tích cực triển khai tại các
địa phương có hoạt động kinh tế, đầu tư sôi động. Đến hết năm 2006, PVFC
đã có chi nhánh tại Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng. Trong kế

hoạch năm 2007, PVFC sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống các chi nhánh tại Nam
Định, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nghệ An. Tại Hà nội, công ty sẽ mở thêm chi
nhánh Thăng long, tại Tp.HCM mở thêm chi nhánh Sài Gòn.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty.
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính.
Công ty tài chính dầu khí được thành lập ngày 19/6/2000 bởi Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam(PetroVietnam) trong chiến lược xây dựng tập đoàn
Dầu khí phát triển vững mạnh ,với 100% vốn của tổng công ty nhằm đảm
đương vai trò là công cụ tài chính của tập đoàn, tạo lập và quản lý vốn đầu tư,
thực hiện chức năng thu xếp vốn của tổng công ty Dầu khí Việt Nam một
cách đa dạng và hiệu quả.
PVFC không chỉ đảm đương nhiệm vụ thu xếp vốn cho Tập đoàn Dầu
khí và các đơn vị thành viên, thực hiện kinh doanh sinh lợi nguồn tài chính
của PetroVietnam mà còn làm đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của
PetroVietnam trong các liên doanh, công ty cổ phàn trực thuộc.
Trong quá trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế
PVFC đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình nhằm đem
lại cho các nhà đầu tư nước ngoài những sản phẩm dịch vụ an toàn, hiêu quả.
1.1.2.2 Các hoạt động trọng yếu của PVFC.
*. Thu xếp vốn:PVFC có mạng lưới các đối tác là các ngân hàng
thương mại quốc doanh,các quỹ đầu tư có uy tín, PVFC đã thu xếp vốn thành
công cho hơn 30 dự án dàu khí, điện… với tổng thu xếp đạt hơn 5.500 tỷ
5
Chuyên đề tốt nghiệp
đồng. PVFC cũng là thành viên đồng tài trợ trực tiếp ký kết hợp đồng theo dõi
việc giải ngân; quản lý khoản vay.
*. Tư vấn tài chính: gồm tư vấn tài chính dự án và tư vấn tài chính
doanh nghiệp.
-Tư vấn tài chính Dự án: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu phân tích và
đánh giá tính kinh tế của dự án, đánh giá năng lực các nguồn tài trợ tiềm

năng, từ đó xây dựng, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-tài chính
cho Dự án.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn cho doanh nghiệp xử lý các
vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tài chính, tư vấn cho doanh
nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính trong kinh doanh, lập đề án thu xếp vốn
theo nhu cầu doanh nghiệp.

*. Đầu tư: PVFC là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong hai lĩnh vực
chính: Một là đầu tư dự án trong đó PVFC cùng khách hàng tìm kiếm các dự
án chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý vận hành, khai thác dự án. Hai là
đầu tư chứng khoán, chứng từ có giá và vào các công ty cổ phần.
*. Tư vấn đầu tư và nhận uỷ thác đầu tư: PVFC thực hiện cung cấp
cho các khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc nhận uỷ thác quản lý vốn
đầu tư vào dự án ,đầu tư chứng khoán,chứng từ có giá hoặc vào các công ty
cổ phần.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ chủ yếu trên PVFC còn thực hiện các hoạt
động cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, bảo lãnh,bao thanh toán
trong nước;bảo lãnh và phát hành trái phiếu doanh nghiệp;tư vấn cổ phần
hoá,tư vấn quản lý dòng tiền, tư vấn tài chính doanh nghiệp,thẩm định dự án;
kinh doanh ngoại hối , vàng bạc; thực hiện các dịch vụ kiều hối và dịch vụ
chuyển tiền nhanh…
6
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty.
 BAN GIÁM ĐỐC
 VĂN PHÒNG
 PHÒNG QUẢN LÝ VỐN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
 PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
 PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
 PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

 PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
 PHÒNG ĐẦU TƯ
 PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG TÂM
 PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐỘC LẬP
 PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ
 PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
 PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
 PHÒNG KẾ TOÁN
 PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
 KIỂM TOÁN NỘI BỘ
 TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
 BAN CHUẨN BỊ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRỤ SỞ
 CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
Chức năng từng phòng ban:
VĂN PHÒNG
Văn phòng là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ đạo, quản lý
và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm : công tác thư ký, trợ lý
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Ban Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác pháp chế, công
tác đối ngoại công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ.
PHÒNG QUẢN LÝ UỶ THÁC ĐẦU TƯ VỐN
Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức
triển khai huy động và quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước.

PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN

Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh
doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu
quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp là Phòng nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong thu xếp vốn
cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển
khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp.
PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÀ NHÂN
Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và chỉ
đạo triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt
động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu
cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và các cá nhân khác.
8
Chuyên đề tốt nghiệp
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Phòng Dịch vụ Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung
cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.
PHÒNG ĐẦU TƯ
Phòng đầu tư là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý
đầu tư vốn của Công ty vào các dự án và các doanh nghiệp; nghiên cứu và
triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành
các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân

lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn
vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty.
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG
Phòng Kế hoạch và thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo
thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên
cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
PHÒNG KẾ TOÁN
Phòng Kế toán là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp
việc cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý
tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công
ty.
9
Chuyên đề tốt nghiệp
PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán
các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của
pháp luật và của công ty.
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC
Phòng Thông tin và công nghệ tin học là phòng nghiệp vụ có chức
năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác thu thập,
tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động
của Công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và
nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng.
1.1.4. Chiến lược phát triển của PVFC.
1.1.4.1.Quan điểm chủ đạo.
Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của
ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí.
Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn

Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ
hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài
chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu
khí
Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn
Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm
vụ chính sau:
Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu
khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.
Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập
đoàn
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị
trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.
1.1.4.2.Mục tiêu chiến lược.
Xây dựng PVFC trở thành định chế đầu tư tài chính mạnh của Tập
đoàn Dầu khí - Định chế đầu tư tài chính hàng đầu ở Việt Nam.
1.1.4.3.Nội dung chiến lược.
Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: Dựa vào vị thế,
tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành
một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị
vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn
Dầu khí.
Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo, chiến lược
phát triển PVFC về đầu tư và phát triển sản phẩm ,dịch vụ là:
Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ
PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư
tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu
cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế

mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm
dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ năm 2015 PVFC cung cấp các sản phẩm
dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên
tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng:
-Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn:
Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự
án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa
hoạt động đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành
hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010,
tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang từ hoạt động đầu tư tài chính
chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong tổng doanh thu
và tổng lợi nhuận của PVFC.
11
Chuyên đề tốt nghiệp
-Thứ hai:Các sản phẩm dịch vụ nền tảng:
Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ
sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty.
+ Huy động vốn:
Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy
động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng Công ty và
các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Petrovietnam, các
nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính
trong và ngoài nước
+ Hoạt động tín dụng: Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các
loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đẩy
mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt
động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ.
-Thứ ba: Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị:
PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản

lý đầu tư tài chính của PetroVietnam. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ
quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài
chính, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn
thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam và tạo ra các
sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC.
1.2.1. Quy trình đầu tư dự án của PVFC.
1.2.1.1.Tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Các thông tin kinh tế, chính trị và pháp luật…
- Các thông tin hoạt động của các lĩnh vực đầu tư nằm trong danh
mục đầu tư của PVFC.
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Các thông tin về các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nằm
trong danh mục đầu tư của PVFC.
- …..
Thông tin về cơ hội đầu tư được tìm hiểu thông qua các kênh thông tin:
- Thông tin từ đối tác.
- Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin do các phòng ban khác trong công ty cung cấp.
- Thông qua các cá nhân, đơn vị khác trong công ty.
Biện pháp thu thập thông tin:
- Thu thập trực tiếp thông qua các buổi làm việc trực tiếp với đối tác,
với các đơn vị chủ đầu tư dự án.
- Thu thập gián tiếp qua các kênh thông tin tại mục 1.2.
Thông qua các thông tin thu thập được, Phòng Đầu tư tiến hành chọn
lọc, nghiên cứu và tìm ra các cơ hội đầu tư dự án, đầu tư cổ phần, xác định cơ
hội đầu tư phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quy mô về vốn đầu tư của
PVFC để làm mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1.2.Tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư.

Phòng Đầu tư tiến hành thu thập và tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư.
Các nội dung thông tin yêu cầu thu thập bao gồm:
- Các thông tin về các bên liên quan đến dự án (chủ đầu tư, đối tác hợp
tác đầu tư…) bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý của đơn vị.
+ Báo cáo tài chính.
+ Các thông tin có liên quan khác.
- Môi trường pháp lý liên quan đến dự án.
- Thị trường:
+ Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án.
+ Các nhà cung cấp.
+ Sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
13
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.1.3.Phân tích thông tin về dự án
phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư dự án trên các mặt:
- Đánh giá chủ đầu tư dự án, các đối tác tham gia đầu tư dự án (đánh
giá về khả năng tài chính, uy tín trên thị trường, kinh nghiệm, số dự
án tương tự đã thực hiện, mức độ quan hệ với PVFC…)
- Hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án (đánh giá về thị trường tiêu
thụ sản phẩm của dự án, phân tích các chỉ tiêu kinh tế như: tổng
mức đầu tư, giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
hàng năm do dự án đem lại, chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn
vốn… )
- Hiệu quả về mặt xã hội (đánh giá tác động môi trường, đánh giá các
lợi ích xã hội do dự án đem lại…)
- Khả năng tham gia hợp tác đầu tư của PVFC.
1.2.1.4.Lập phương án hợp tác đầu tư sơ bộ
Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ , Phòng Đầu tư tiến hành lập phương
án tham gia hợp tác đầu tư trình Giám đốc Công ty gồm:

- Báo cáo đánh giá sơ bộ về cơ hội đầu tư.
- Đánh giá khả năng hợp tác của chủ đầu tư.
- Đề xuất về phương án tham gia của PVFC.
1.2.1.5.Ký hợp đồng nguyên tắc
Sau khi Giám đốc Công ty/ HĐQT phê duyệt phương án đầu tư sơ bộ,
P.ĐT tiến hành soạn thảo Thoả thuận hợp tác/ Hợp đồng nguyên tắc quy định
quyền và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án
1.2.1.6.Lập báo cáo nghiên cứu khả thi(FS)
Dựa trên các điều khoản của Hợp đồng nguyên tắc/ Thoả thuận hợp tác,
P.ĐT cùng các đối tác lập FS của dự án (trong một số dự án cụ thể, P.ĐT có
thể phối hợp với P.DVTC để cùng tham gia lập FS), thực hiện các công việc:
14
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chuyên viên đầu tư thu thập, nghiên cứu đánh giá các thông tin liên
quan tới dự án, phối hợp với chủ đầu tư và các đối tác để lập báo
cáo nghiên cứu khả thi của dự án (FS).
- Do đặc thù của một tổ chức tài chính, PVFC không thực hiện toàn
bộ các công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Trong báo
cáo nghiên cứu khả thi, PVFC chỉ tham gia đánh giá và thực hiện
các công việc như: Khảo sát thị trường, lập phương án tài chính,
đánh giá hiệu quả tài chính…
- Tiến hành đàm phán với đối tác và các bên liên quan (nếu có)
phương án hợp tác đầu tư, quản lý vận hành dự án.
1.2.1.7.Xây dựng phương án đầu tư chi tiết
Sau khi thu thập và đánh giá đầy đủ các thông tin có liên quan đến dự
án, Phòng Đầu tư tiến hành lập phương án đầu tư vào dự án.
Phương án đầu tư phải đảm bảo các khía cạnh:
- Tính hiệu quả.
- Phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Phù hợp với khả năng về nguồn vốn, nhân lực… của PVFC.

- Phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược của PVFC.
Phương án đầu tư được xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin:
- Khối lượng vốn đầu tư, tỷ lệ tham gia đầu tư tương ứng của PVFC.
- Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của PVFC khi tham gia đầu tư dự án
dựa trên một số chỉ tiêu tài chính như: NPV, IRR, Thời gian thu hồi
vốn đầu tư…
- Tiến độ đầu tư: Khối lượng vốn đầu tư theo tiến độ góp vốn, cân đối
theo danh mục đầu tư của Công ty.
- Phương án nguồn vốn tham gia đầu tư:
+ Nguồn uỷ thác đầu tư: P. ĐT lên phương án uỷ thác vốn đầu tư và
thực hiện theo Quy trình Uỷ thác đầu tư hiện hành của Công ty.
15
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Nguồn vốn tự có: Phối hợp với P. QLDT để cân đối nguồn vốn tham
gia đầu tư.
- Đánh giá rủi ro và đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro.
Đưa ra kết luận về phương án tham gia đầu tư: hiệu quả đầu tư, những
thuận lợi và khó khăn của PVFC khi tham gia đầu tư, biện pháp khắc phục…
1.2.1.8.Phê duyệt đầu tư
1.2.1.9.Hoàn thiện thủ tục thành lập tổ chức kinh doanh mới
PVFC cùng các bên liên quan phối hợp hoàn thiện các thủ tục pháp lý
cần thiết để dự án được đầu tư:
+ Soạn thảo Điều lệ Công ty (trong trường hợp thành lập Công ty để
quản lý, vận hành dự án); hoặc Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Hợp
doanh (trường hợp thực hiện Hợp đồng HTKD).
+ Thực hiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư và xin phép thành lập pháp
nhân mới (nếu có thành lập pháp nhân mới).
+ P. ĐT đề nghị Giám đốc Công ty cử cán bộ trực tiếp hoặc kiêm
nhiệm tham gia các mô hình quản lý dự án.
1.2.2. Một số nguyên tắc chủ yếu đầu tư dự án của PVFC.

1.2.2.1. Lĩnh vực đầu tư.
Công ty đầu tư vào các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên sau:
Các hoạt động Dầu khí và năng lượng: Các doanh nghiệp thành viên
của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực dầu khí, năng lượng... dưới mọi hình thức.
Hoạt động tài chính – tín dụng: Các ngân hàng, định chế tài chính, các
Công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư...
Du lịch cao cấp: Khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, khu du
lịch...
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Các ngành nghề về sản xuất công nghiệp đang được Nhà nước khuyến
khích, hỗ trợ phát triển.
1.2.2.2. Đối tượng đầu tư.
Các doanh nghiệp được Công ty xem xét thực hiện việc hợp tác đầu tư
bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
- Các doanh nghiệp thành viên của các tổ chức mà Công ty đang tham
gia hoặc có thoả thuận hợp tác toàn diện.
- Các doanh nghiệp khác hội đủ các tiêu chí đầu tư của Công ty.
- Điều kiện bắt buộc:
- Đối với dự án: Công ty chỉ xem xét tham gia đầu tư góp vốn khi đáp
ứng đủ các điều kiện thời gian xây dựng dự án không quá 24 tháng, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn góp dự kiến đạt tối thiểu 15%.
- Đối với đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, Chứng tư có giá (CTCG):
Công ty chỉ xem xét tham gia đầu tư khi doanh nghiệp 03 năm liên tục có tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 12%. Các trường hợp khác có
thể được xem xét ra quyết định đầu tư, bao gồm:
+ Doanh nghiệp mới cổ phần hoá, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
3 năm trước cổ phần hóa tăng dần, có năm đạt 12%.

+ Doanh nghiệp đã có 03 năm tăng trưởng liên tục với tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu đạt 12%, nhưng do đang triển khai các dự án đầu tư mà
làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận.
+ Doanh nghiệp có 03 năm tăng trưởng liên tục với tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu đạt 12%, tuy nhiên do việc tăng vốn điều lệ để phát triển
sản suất kinh doanh mà làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
+ Doanh nghiệp mới thành lập và/hoặc mới đi vào hoạt động nhưng đã
có lợi nhuận. Đồng thời, trong báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập Doanh
nghiệp, tỷ suất lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp khi hoạt động ≥ 12%/năm.
-Các trường hợp đặc biệt khác.
17
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2.3. Thẩm định đầu tư.
*. Thẩm định đầu tư áp dụng bắt buộc đối với các hoạt động đầu tư
ngoài ngành Dầu khí, bao gồm:
- Góp vốn đầu tư dự án dưới các hình thức.
- Đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, CTCG của các doanh nghiệp và tổ
chức tín dụng.
*. Thẩm định đầu tư không áp dụng bắt buộc đối với các hoạt động đầu
tư trong ngành Dầu khí, trừ các trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công ty yêu
cầu.
*.Thẩm định đầu tư được thực hiện theo Quy trình thẩm định độc lập
và các văn bản hướng dẫn về công tác thẩm định của Công ty.
*.Nội dung thẩm định đầu tư Dự án bao gồm:
- Thẩm định chủ đầu tư: thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư;
đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình công
nợ của chủ đầu tư cũng như mối quan hệ của chủ đầu tư với Công
ty.
- Thẩm định chi tiết của dự án: thẩm định về mục tiêu, quy mô, tiến
độ dự án; thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; đánh

giá về cung sản phẩm, thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi
phương án nguồn vốn; các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự
án,…
- Thẩm định phương án tham gia đầu tư của Công ty: thẩm định
nguồn vốn tham gia, hình thức tham gia, thời hạn, nhân sự tham gia
quản lý dự án…
*.Nội dung thẩm định đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, CTCG bao
gồm:
- Thẩm định đơn vị phát hành: thẩm định tư cách pháp lý của đơn vị
phát hành; đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình
18
Chuyên đề tốt nghiệp
hình công nợ của đơn vị phát hành cũng như mối quan hệ với Công
ty.
- Thẩm định phương án phát hành: thẩm định về mục tiêu, quy mô,
tiến độ phát hành…
- Thẩm định phương án tham gia đầu tư của Công ty: thẩm định
nguồn vốn tham gia, hình thức tham gia, hiệu quả đầu tư dự kiến…
- Thẩm định hiệu quả đầu tư: phương án kinh doanh, hiệu quả sau đầu
tư...
*. Tổ chức thẩm định:
- Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tổ Thẩm định độc lập, Giám đốc
Công ty hoặc HĐQT Công ty quyết định đầu tư theo phạm vi phân
cấp.
- HĐTĐ được quyền ra quyết định đầu tư theo nhiệm vụ và yêu cầu
của Giám đốc Công ty phân công.
1.2.2.4. Quản lý vốn đầu tư.
*. Việc quản lý vốn đầu tư dự án, nắm giữ cổ phần, CTCG được thực
hiện bằng các biện pháp sau đây:
- Phải tổ chức theo dõi quản lý chặt chẽ số vốn đã đầu tư, cử cán bộ

tham gia quản lý vốn đầu tư theo quy định và hướng dẫn tại quy
trình quản lý sau đầu tư và quy chế cử cán bộ biệt phái của Công ty.
- Thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư theo quy định của
Công ty:
+ Trước ngày 31/12 hàng năm, tiến hành thẩm định lại các khoản đã
đầu tư theo các nội dung quy định.
+ Đề xuất các giải pháp quản lý vốn đầu tư Dự án, cổ phần, CTCG
trình Giám đốc Công ty/ HĐQT Công ty theo phạm vi phân cấp quy định.
*. Quản lý vốn đầu tư Dự án, cổ phần, CTCG:
Công ty cử cán bộ tham gia đại diện cho phần vốn góp của Công ty, tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể được đề cử vào các vị trí sau:
19
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thành viên Ban hợp vốn.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên HĐQT.
- Trưởng ban kiểm soát.
- Các chức danh khác theo thoả thuận hợp tác đầu tư hoặc/và theo
Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư.
Việc quản lý vốn đầu tư phải tuân thủ các chế độ báo cáo được quy
định hiện hành của Công ty, bao gồm:
- Trước ngày 25 hàng tháng, cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tư phải
có báo cáo gửi về Giám đốc Công ty và Trưởng các bộ phận đầu tư.
- Báo cáo bất thường (khi có các nghiệp vụ phát sinh ngoài dự kiến,
khi phát sinh sai phạm hoặc khi có yêu cầu của lãnh đạo).
- Các báo cáo phải được thực hiện đúng thời hạn, kịp thời, đúng biểu
mẫu quy định tại các quy trình nghiệp vụ đầu tư, quy trình quản lý
sau đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện hành.
1.2.3. Mạng lưới, bộ máy thực hiện đầu tư:
Các phòng, ban có liên quan trong hoạt động đầu tư:
- Hiện nay, hoạt động đầu tư tại PVFC được thực hiện và quản lý bởi:

Đơn vị Chức năng đối với hoạt động đầu tư
Phòng Đầu tư Thực hiện đầu tư, quản lý sau đầu tư
Phòng Thẩm định Tiến hành thẩm định độc lập
Phòng QLVUTĐT Chịu trách nhiệm đối với các khoản vốn uỷ thác
Phòng Quản lý Dòng tiền Kiểm soát dòng tiền đầu tư
Phòng Kế toán Thực hiện công tác quản lý, hạch toán các khoản
đầu tư
Phòng KTKSNB Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động
đầu tư đúng quy định của Pháp luật và PVFC
Phòng Kế hoạch Xây dựng kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch
Phòng TXV&TDDN Thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của PVFC
Phòng TCNS&TL Đảm bảo nhân sự cho hoạt động đầu tư và quản lý
sau đầu tư
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Hoạt động đầu tư là hoạt động do Phòng Đầu tư thực hiện và quản lý
song lại có liên quan đến hoạt động của rất nhiều Phòng, Ban khác nhau trong
Công ty. Trên thực tế, trong giai đoạn 2000-2006, hoạt động đầu tư còn thực
hiện ở mức khiêm tốn, các đơn vị đã thực hiện khá tốt chức năng và nhiệm vụ
của mình đối với hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, khi
mạng lưới hoạt động của Công ty được mở rộng, nhiều phòng ban mới được
thành lập trong khi chưa quy định rõ về chức năng và nhiệm vụ đã gây nhiều
khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện và kiểm soát thực hiện hoạt
động đầu tư. Cụ thể:
- Phòng QLRR được thành lập mới, tuy nhiên chưa có văn bản nào
thông báo về chức năng nhiệm vụ của phòng QLRR với các đơn vị,
chế độ thực hiện công tác giữa Phòng QLRR và Phòng Đầu tư.
- Phòng QLVUT chịu trách nhiệm đối với các khoản vốn uỷ thác của
Công ty, tuy nhiên, về chức năng và nhiệm vụ Phòng Đầu tư vẫn là
đơn vị đi thực hiện đầu tư của Công ty. Chính vì vậy, nhiều khi

Phòng Đầu tư rất bị động trong việc thực hiện đầu tư đối với các
khoản vốn uỷ thác do thông tin chậm.
- Việc đề cử nhân sự tham gia quản lý các dự án đầu tư đến nay vẫn
do Phòng Đầu tư đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhân lực tham gia quản lý
dự án đến nay vẫn còn nhiều bất cập và điển hình là khi P.TCNSTL
điều chuyển nhân sự phòng Đầu tư sẽ rất bị động đối với các cán bộ
đang tham gia quản lý được điều động đi thực hiện nhiệm vụ khác.
- Hiện nay, có rất nhiều dự án mà PVFC vừa tham gia đầu tư vừa
thực hiện cấp tín dụng cho dự án. Điều này có thuận lợi vì PVFC
tham gia đầu tư sẽ kiểm soát tốt hơn việc thực hiện dự án tuy nhiên
lại phát sinh rủi ro rất cao vì PVFC vừa chịu rủi ro tín dụng, vừa
chịu rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên, chưa có cơ chế phối hợp giữa
P.TXV và P. ĐT để nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động trên.
1.2.4. Các dự án mà PVFC đã tham gia trong thời gian qua.
21
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.4.1. Các dự án tiêu biểu mà PVFC đã tham gia.
-Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của PVFC:
+ Dầu khí: Là một đơn vị trong ngành Dầu khí, PVFC luôn dành quyền
ưu tiên đầu tư vào các dự án trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư phát triển
các sản phẩm dịch vụ của ngành Dầu khí.
+ Năng lượng: Ngoài ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực Dầu khí, PVFC còn
đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình vào các lĩnh vực cùng ngành kinh tế
kỹ thuật khác. Mong muốn được hợp tác với các đối tác để thực hiện các dự
án trong lĩnh vực năng lượng.
+ Du lịch cao cấp: Trong chiến lược đầu tư của mình, PVFC luôn ưu
tiên tham gia đầu tư vào các dự án du lịch có hiệu quả đầu tư cao.
- Cụ thể là trong những năm qua tổng giá trị thu xếp vốn của PVFC đạt
hơn 7000 tỷ đồng trong đó thu xếp vốn cho các dự án của ngành Dầu khí đạt
5.500 tỷ đồng,chiếm 70% tổng số thu xếp vốn với 38 dự án.Có các dự án tiêu

biểu sau:
*Dự án đường ống khí Rạng Đông Bạch Hổ: Tổng giá trị thu xếp 24
triệu USD.
*Dự án mua tàu trở dầu thô:33 triệu USD.
*Dự án xây dựng cảng đạm Phú mỹ:15 triệu USD.
*Đường dây 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên :100 tỷ VNĐ.
- Các dự án tiêu biểu PVFC tham gia góp vốn đầu tư dự án và góp
vốn mua cổ phần với tư cách là cổ đông chiến lược:
*Dự án nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh
*Dự án tàu FPSO
*Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
* Nhà máy thuỷ điện
* Nhà máy thuỷ điện Nậm chiến 1+2
*Công ty xây lắp điện 1
*Ngân hàng HABUBANK
22
Chuyên đề tốt nghiệp
*Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
*Ngân hàng toàn cầu Gbank
*Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Đảo Ngọc Hoà Bình.
-PVFC là đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp
*Phát hành trái phiếu dầu khí đợt 1 năm 2003: Tổng giá trị phát hành
300 tỷ đồng
*Phát hành trái phiếu Tài chính dầu khí đợt 1 năm 2006: Tổng giá trị
phát hành 690 tỷ đồng
* Đang tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế của PetroVietnam dự
kiến khoảng 200 triệu USD.
-PVFC tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp : Cổ phần hoá , công ty TNHH
một thành viên cho một số công ty sau:
*Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm dầu khí(DMC)

*Công ty dịch vụ khoan dầu khí (PVD)
* Công ty dịch vụ du lịch dầu khí (PETROSETCO)
* Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)
* Công ty vận tải dầu khí (PVTranco)
* Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI)
* Các đơn vị thành viên trực thuộc của Tổng công ty Sông Đà
- PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân:
*Bộ tài chính
*Tổng công ty dầu khí
*Các đơn vị trong ngành dầu khí
-Các dự án đầu tư PVFC đang tham gia:
* Các dự án trong ngành Dầu khí:
+ Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí.
+ Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO.
* Các dự án phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngành Dầu
khí:
23
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”.
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”.
* Lĩnh vực Năng lượng:
+ Dự án Thuỷ điện An Điềm II.
* Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp:
+ Dự án Khu đô thị mới Nghi phú – Vinh – Nghệ An.
* Lĩnh vực kinh tế môi trường:
+ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ Bỉm Sơn.
* Lĩnh vực Vật liệu xây dựng:
+ Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Tây.
+ Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm – Hà Nam.
* Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn:

+ Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng.
+ Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO)
Với phương châm đặt mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận lên hàng đầu(không
để mất vốn) và thực hiện nghĩa vụ chính trị với tập đoàn dầu khí Việt Nam,
PVFC thường tập trung đầu tư các dự án lớn trong ngành dầu khí với vai trò
thu xếp vốn cho các dự án của tổng công ty hay các thành viên của Tổng công
ty Dầu khí Việt Nam, hoặc là cổ đông góp vốn cho các dự án đó. Ngoài ra
những dự án trong lĩnh vực năng lượng như thuỷ điện, nhiệt điện có lợi nhuận
thấp nhưng rủi ro thấp nên cũng được PVFC chú trọng và thuộc vào nhóm các
dự án được ưu tiên đầu tư.
1.2.4.2.Các dự án đang trong giai đoạn thực hiện.
Hầu hết các dự án PVFC tham gia dưới hình thức góp vốn (PVFC thu
xếp vốn hoặc tài trợ tín dụng cho các dự án) với các đối tác hoặc kí hợp đồng
hợp tác trong đó PVFC có thể là chủ đầu tư, là cổ đông góp vốn hay cung cấp
dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia dự án như tư vấn tài chính,
tư vấn lập dự án và vận hành dự án…
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1:Các dự án đang trong giai đoạn thực hiện.
Đơn vị:VNĐ
Stt Tên công trình Tổng mức đầu tư
1 Nhà máy xi măng Long thọ 486,802,281,000
2 DA nhà máy sản xuất sắt xốp va phôi thép
Cao Bằng
144,740,000,000
3 CTCP thuỷ điện Nậm Chiến 4,174,000,000,000
4 CTCP dầu khí Sông Hồng 28,000,000,000
5 Toà nhà Petro Tower 25,660,260(USD)
6 Tàu EFSO 15,341,107(USD)
7 Xi măng Hạ Long 5,219,000,000,000

8 Thuỷ điện An Điền 315,000,000,000
9 Thuỷ điện Hủa Na 4,000,000,000,000
10 Thủy điện Thác Xăng 235,650,000,000
11 Kho LPG Đình vũ 388,000,000,000
12 Nhà máy chuyển hoá than thành nhiên liêu
lỏng
4,000,000,000(USD)
13 Xi măng Sơn Dương 428,703,126,887
14 Nhà máy sử lý rác thải rắn và phân hữu cơ 39,141,741,000
15 Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn 1,200,000,000,000
16 Trụ sở văn phòng cho thuê của TCT XD
Sông Hồng
400,000,000,000
17 Nhà B4 và B14 B4: 110,978,417,000
B14: 100,236,595,000
18 Trường ĐH tư thục Công nghệ Đông á 170,000,000,000
19 Thuỷ điện Hương Sơn 555,306,624,000
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty tài chính dầu khí (2006).
25

×