Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Không cắt ngang lời nói ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.95 KB, 2 trang )

Một dấu hiệu khác của tâm Khiêm hạ là biết lắng nghe ý kiến của người khác. Ý
kiến của người nào chính là đại diện của người đó. Nếu ta tôn trọng con người, ta
phải tôn trọng ý kiến của họ. Đó là nguyên tắc căn bản. Dĩ nhiên không phải ý
kiến nào cũng đúng, nhưng thái độ biết lắng nghe đã là biểu lộ sự tôn trọng con
người. Khi lắng nghe, ta sẽ đồng ý với một số điểm này và không đồng ý với một
số điểm khác, nhưng điều quan trọng của Đạo đức là biết quan tâm đến quan điểm
của người khác trước đã.
Có một số người bị cái tật là hay bác bỏ ý kiến của người khác dù nghe chưa hết
câu. Đó là dấu hiệu rất rõ của kiêu mạn. Chúng ta cũng vậy, nếu cứ thích gạt ngang
ý kiến của người khác, phải biết là kiêu mạn đã ngự trị trong tâm mình rồi.
Thật ra không phải chúng ta chỉ học lẽ phải, Đạo lý ở trường, mà phải biết học
ngay trong cuộc đời. Trong nhiều người mà ta tiếp xúc, sẽ có rất nhiều điều đáng
cho ta học hỏi từ nơi họ. Đôi khi ta nhìn thấy việc làm của họ và tìm thấy một bài
học lớn; đôi khi ta nghe một câu nói của họ và tìm thấy nhiều điều thú vị. Hầu hết
ai cũng có điểm hay ở đâu đó. Nếu khiêm tốn, chúng ta sẽ thu hoạch nhiều bài học
bổ ích từ nhiều người trong cuộc sống. Còn tâm kiêu mạn sẽ ngăn che khiến ta
không thấy được cái hay của người.
Chính tâm kiêu mạn đã thúc đẩy chúng ta hay săm soi khuyết điểm của người và
bỏ qua ưu điểm của họ. Vì kiêu mạn, chúng ta muốn người chung quanh phải dở
xấu để chỉ còn ta là hay giỏi. Thế nên chỉ cần người khác nhúc nhích là ta đã đoán
ra khuyết điểm –đôi khi suy diễn lẹ hơn sự thật, nghĩa là chỉ cần người đưa tay lên
là ta đoán ngay người này sắp móc túi ! Cái khuynh hướng thích nghĩ xấu người
khác rõ ràng có nguồn gốc từ kiêu mạn.
Còn khi khiêm hạ, thấy mình tầm thường nhỏ bé, tự nhiên ta dễ nhìn thấy ưu điểm
của người để học hỏi. Đó cũng là động cơ khiến ta biết lằng nghe ý kiến của người
khác. Rồi những khi tìm thấy những điều hay của người, lòng chúng ta hoan hỷ tán
thán. Và khi biết hoan hỷ trước ưu điểm của người, Nhân quả sẽ cho chúng ta một
quả báo lành tương tự ở vị lai. Khi cảm phục, hoan hỷ tán thán điều lành của
người, tự nhiên điều lành đó sẽ dính vào tâm ta, trở thành của ta mà không mất
công huân tập nhiều.
Ví dụ ta trông thấy người có đức tính trầm tĩnh kỳ lạ và đem lòng ngưỡng mộ. Sau


này tự nhiên ta cũng bắt đầu có tính cách trầm tĩnh giống giống như vậy.
Hoặc ta nễ phục người siêng năng công quả lao tác, tự nhiên sau này ta cũng siêng
năng giống như vậy.
Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người
khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ. Lão Tử có câu nói nỗi
tiếng: Tại sao biển cả làm vua của trăm sông, bởi vì biển thấp mà sông cao nên các
sông phải chầu về. Cũng vậy, vì ta thấp xuống nên những ưu điểm của mọi người
tìm về đọng lại. Nếu ta đứng lên cao như ngọn núi đá sừng sững thì các ưu điểm từ
từ chảy đi mất cả. Khi kiêu mạn, ta sẽ ngày càng cô độc và cằn cỗi như ngọn núi đá
khô khan đó vậy.

×