Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

chuyen de tap doc lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.97 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP ĐỌC KHỐI 2 Năm học : 2016 - 2017 Người viết: NGUYỄN THỊ THUẬN I/ Mục đích yêu cầu: Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm) , nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi , những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,... ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Trong giờ đọc tập đọc, cái đích của mỗi giáo viên cần đạt tới là: cung cấp kiến thức cho học sinh qua bài đọc, giúp các em hiểu nội dung, từ đó có cách đọc đúng, đọc hay thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình qua cách đọc. Đọc bao gồm những yếu tố như : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm , các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đọc được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo . Trong thực tế giảng dạy, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc của các em còn nhiều hạn chế. Đọc đúng đã khó, để các em đọc hay còn khó khăn hơn nhiều. Do vậy các em cần có kỹ năng đọc bao gồm: - Đọc thành tiếng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi một cách hợp lý, cường độ đọc vừa phải ( không đọc to quá, không đọc lí nhí,) tốc độ đọc vừa phải không ê a, không ngắc ngứ, liếng thoắng ).Yêu cầu đọc rõ tiếng, đọc khoảng 50 tiếng / phút. - Đọc thầm, đọc hiểu nội dung là cách đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. Qua đọc thầm học sinh hiểu được các từ, ngữ trong đoạn văn, bài văn. Nắm được nội dung của câu, đoạn, bài đã học. - Qua tiết tập đọc giúp học sinh nghe, nắm cách đọc đúng các từ, ngữ trong đoạn văn, bài văn. Đồng thời nghe, hiểu các câu hỏi và yêu cầu của Thầy cô giáo. Bên cạnh đó các em nghe hiểu và có khả năng biết nhận xét ý kiến của bạn. - Qua tiết học Tập đọc các em phải biết cách đọc, biết trả lời các câu hỏi trong bài, biết trao đổi với các bạn trong nhóm, lớp, trong khối về các bài đã học. - Tập đọc giúp các em trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt. bồi dưỡng cho học sinh vốn sống và kỹ năng sống. - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán…) ban đầu cho học sinh. - Giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, thái độ cư xử đúng mực. Tình cảm yêu quý kính trọng, biết ơn, lòng vị tha, nhân hâu… thể hiện qua từng chủ đề… - Giáo dục học sinh ý thức tự học, tính tự lực, độc lập, năng lực thực hiện những giao tiếp tối thiểu với mọi người. giúp học sinh có ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ vẻ đẹp, cảm thụ văn học qua các bài Tập đọc. II/ Phương pháp dạy môn Tập đọc: 1) Phương pháp phân tích mẫu:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên hướng dẫn HS phân tích các mẫu ( là các văn bản ) để hình thành các kiến hực , các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng văn bản GV giúp học sinh phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu trong SGK để các em hiểu bài. Để tạo cho HS có điều kiện thuận lợi trong phân tích GV định hướng các em qua hệ thống các câu hỏi được chuẩn bị kỹ ( với những câu hỏi khó hiểu GV phân chia thành các đơn vị kiến thức nhỏ hơn, gợi mở hơn. Tùy từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể GV có thể cho các em làm việc đọc lập, theo nhóm…Sau đó các cá nhân, các nhóm trình bày trước lớp. 2) Phương pháp trực quan: Trong các giờ dạy Tập đọc thông qua các tranh ảnh minh họa, những hình ảnh thường gặp trong cuộc sống GV phân tích đẻ HS đễ hiểu, nắm các chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài đọc… 3) Phương pháp thực hành giao tiếp: GV cần tổ chức tốt các giờ học sao cho đều được đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc cá nhân đọc theo nhóm…) được trao đổi những nhận thức riêng của mình với Thầy cô, với bạn bè… 4) Phương pháp cá thể hóa sản phẩm của học sinh: GV chú ý đên từng học sinh, tôn trọng những phát hiện những ý kiến đóng góp của các HS trong lớp. thận trọng trong đánh giá học sinh. Khi đánh giá GV tạo điều kiện để các em tự phát hiện và sữa chữa lối diễn đạt. 5) Phương pháp tham gia: GV tố chức cho HS cộng tác thực hiện những nhiệm vụ học tập, tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển khả nng làm việc cộng đồng. các hình thức phổ biến được thực hiện đó là cùng tham gia luyện đọc và trao đổi nhóm. III/ Chuẩn bị của giáo viên cho tiết dạy Tập đọc: a. Xác định mục tiêu của bài dạy: Xác định mục đích, yêu cầu của giờ học là xác định cái đích mà giờ học hướng tới. Vì vậy, khi soạn bài, người GV phải hình dung bài văn đọc lên với giọng điệu như thế nào? Truyền thụ những kiến thức, kỹ năng gì qua bài học . Giáo viên phải tạo được mục tiêu cụ theercho từng bài dạy. Giáo viên không thể hình thành ở học sinh những kĩ năng mà bản thân Giáo viên không có. Không thể gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân chúng ta không làm được. b. Giới thiệu bài: Việc giới thiệu bài học tuy chỉ với thời lượng ngắn (từ 1 đến 2 phút) nhưng nếu giới thiệu bài hay, hấp dẫn chúng ta sẽ lôi cuốn được học sinh , tạo cho các em hứng thú, niềm say mê muốn khám phá nội dung của bài học. Có nhiều cách giới thiệu bài, chúng ta cần lựa chọn để áp dụng với từng bài phù hợp, có sự thay đổi, tránh lặp lại theo “khuôn mẫu” để gây sức hấp dẫn với học sinh. Cụ thể : + Giới thiệu chủ điểm rồi vào bài dạy. + Giới thiệu bài mới bằng tranh vẽ (giới thiệu trực tiếp)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Liên hệ, móc nối bài trước để giới thiệu bài dạy. Với cách giới thiệu bài thứ nhất, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm rồi giới thiệu bài dạy đầu tiên của chủ điểm ấy. c) Đọc mẫu: Việc đọc mẫu của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên không thể luyện đọc cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm nếu bản thân chúng ta chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào. Cụ thể: Khi giáo viên không đọc mẫu được thì sẽ không nhận ra lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc và không biết cách chữa cho học sinh như thế nào để đọc đúng, đọc hay với mỗi bài, chúng ta cần đọc giọng phù hợp. Việc đọc mẫu hay sẽ có sức lôi cuốn, dẫn dắt học sinh vào bài một cách hứng thú, tự nhiên, tạo không khí ban đầu thuận lợi cho việc luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài ở các giai đoạn tiếp sau. Việc đọc mẫu thường được tiến hành : - Đọc toàn bài: thường gây cảm xúc tạo hứng thú cho học sinh. - Đọc câu, đoạn nhằm hướng dẫn HS, gợi ý hoặc tạo tình huống cho HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc. - Đọc từ, đọc các cụm từ nhằm sửa những tiếng, từ HS phát âm sai và rèn luyện cho các em đọc đúng d) Giảng từ khó: Với những từ khó trong bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ (ngữ) đó. Việc nắm được nghĩa của từ giúp học sinh hiểu được bài đọc. Có rất nhiều cách giải nghĩa từ khác nhau nhưng chúng ta cần giải nghĩa từ giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể của bài Tập đọc, không nên mở rộng ra những nghĩa khác nhau, nghĩa xa lạ với các em bởi học sinh lớp 2 còn quá bé, tư duy lại chưa phát triển. Các cách giải nghĩa từ: Cách 1: Định nghĩa từ (Giáo viên hoặc học sinh đọc nghĩa của từ đã được chú giải ở bài đọc). Đây là cách giải nghĩa từ đơn giản nhất. Cách 2: Giải nghĩa từ theo phương pháp: “Từ điển tra ngược”. Giáo viên có thể nêu nghĩa của từ trước để học sinh tìm từ đó. Cách 3: Tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ ngữ cần giải thích. Cách 4: Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa. Đây là cách giải nghĩa gián tiếp, đặt từ ngữ cần giải nghĩa trong văn cảnh cụ thể. Cách 5: Giải nghĩa từ bằng mô hình, vật thật. Tuy nhiên, trong một bài dạy có nhiều từ cần giải nghĩa, chúng ta không nên áp dụng một cách giải nghĩa, chúng ta không nên áp dụng một cách giải nghĩa từ nào mà giáo viên cho là tối ưu. Để tránh sự nhàm chán, chúng ta nên áp dụng nhiều cách giảng từ để làm phong phú vốn từ cho học sinh đồng thời gây hứng thú cho các em trong việc tiếp thu để hiểu nghĩa của từ. Ngoài những từ có chú giải trong sách giáo khoa, trong bài đọc còn xuất hiện các từ ngữ mà học sinh địa phương chưa quen hoặc các từ ngữ đóng vai trò chủ đạo trong việc khai thác nội dung chúng ta cần giải nghĩa trong quá trình hướng dẫn học sinh “Tìm hiểu nội dung” của bài. e, Hướng dẫn HS, tìm hiểu nội dung bài:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV cần căn cứ vào câu hỏi, các bài tập trong SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Tùy thuộc vào tình hình lớp dạy, GV có thể nêu nguyên câu hỏi hoặc tách thành nhiều câu hỏi nhỏ để hướng dẫn. Thông qua hệ thống bài đọc xếp theo chủ điểm và các câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc xếp theo chủ đỉêm và các câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc còn cung cấp cho học sinh hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật....) Góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc, giáo viên cần chú ý: trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở các câu hỏi, giáo viên dựa vào hệ thống câu hỏi để giúp học sinh nắm được nội dung bài. Giảng ý của mỗi đoạn văn, đoạn thơ, cần bám sát vào vốn từ ngữ trung tâm của đoạn, hoặc câu văn có hình ảnh trọng tâm của đoạn cần khai thác. Sau khi đã khai thác hết đoạn, cần nêu ý chính của đoạn (thao tác tiểu kết đoạn) để học sinh nắm được từng mảng kiến thức trong bài...Trong khi khai thác nội dung từng đoạn, chúng ta không nên bỏ qua việc khai thác nghệ thuật. Trong chương trình lớp 2, thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là nhân hóa, so sánh, dùng từ ngữ gợi cảm để thể hiện nội dung của văn bản, của tác phẩm một cách hữu hiệu nhất. Trong chương trình lớp 2, thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là nhân hóa, so sánh, dùng từ ngữ gợi cảm để thể hiện nội dung của văn bản, của tác phẩm một cách hữu hiệu nhất. Trong các văn bản thơ, ngoài những thủ pháp trên, tác giả còn chú ý thể hiện nội dung của tác phẩm bằng thể thơ, số chữ, số dòng trong mỗi khổ thơ. Không phải ở bài nào cũng có cách thể hiện nội dung giống nhau, cách sử dụng phương pháp nghệ thuật giống nhau... nói chung văn phong của mỗi tác giả có nét riêng biệt. g) Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng :  Luyện đọc thành tiếng: bao gồm các hình thức cá nhân, đồng thanh, theo vai…  Luyện đọc thầm: dựa vào các câu hỏi GV giao cho HS cụ hể những nhiệm vụ nhằm định hướng cho Hs đọc hiểu ( đọc câu, đoạn, khổ thơ…) , ghi nhớ điều gì ?  Luyện HTL: GV ghi bảng một số từ làm điểm tựa để HS dễ nhớ và đọc thuộc. sau đó xoá dần dể HS tự đọc thuộc và nhớ toàn bộ ( đọc đồng thanh nhịp nhàng vừa phải) hoặc tổ chức cho HS cuộc thi hay trò chơi nhằm gây hứng thú cho các em trong luyện đọc. Cách trình bày bảng trong giờ dạy Tập đọc: chia bảng thành 2 phần Môn Tập đọc Tên bài học  Luyện đọc  Câu, đoạn cần luyện đọc  Tìm hiểu bài  Ý chính của đoạn hoặc khổ thơ…  Từ ngữ cần luyện đọc ( Phần này có thể ghi vào bảng phụ )  Từ ngữ hình ảnh, chi tiết nổi bật cần ghi nhớ Các bước thực hiện trong giờ dạy Tập đọc: 1/ Kiểm tra bài cũ 2/ Dạy bài mới a) Giới thiệu bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> b) c) d) e) -. Luyện đọc Hướng dẫn tìm hiểu bài Luyện đọc lại Củng cố dặn dò ( hoạt động nối tiếp ) GV hướng dẫn, chốt lại ý chính ( nêu ý nghĩa, đọc lại bài Tập đọc….) Nhận xét tiết học Dặn dò học ở nhà và chuẩn bị bài học sau Cách dạy bài Tập đọc Truyện kể ở đầu tuần: được dạy trong 2 tiết . Có 2 cách thực hiện :  Cách 1: Tiết 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài , luyện đọc Tiết 2: Tìm hiểu bài, Luyện đọc lại ( HTL ), cúng cố dặn dò ( hoạt động nối tiếp )  Cách 2 : Tiết 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài , luyện đọc, tìm hiểu nội dung nửa bài Tập đọc. Tiết 2: Luyện đọc, Tìm hiểu nội dung nửa bài Tập đọc còn lại, Luyện đọc lại, cúng cố dặn dò ( hoạt động nối tiếp ) Sơn Thành Đông, ngày 15 tháng 9 năm 2016 Người viết Nguyễn Thị Thuận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×