Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.03 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Đề bài:</b> Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu Học.
<b>Ý tưởng</b>
Để học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập. Học sinh phải tự tìm tòi
kiến thức từ những cái đã có và dự kiến cái chưa có (cái cần tìm), thì ngành giáo
dục hiện nay đang đổi mới cách học và dạy đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo
viên lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trở thành người tổ chức và điều khiển
quá trình dạy học, để học sinh tích cực chủ động sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức.
Do vậy, các hoạt động dạy học trong một tiết dạy ở tiểu học phải được thiết kế sao
cho khơi gợi được sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thức
cần chiếm lĩnh.
<b>Thực hiện</b>
Bài: Từ ngữ về Quê hương
<b>*Hoạt dộng 2</b>: Bài mới
Giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài dạy và các hoạt động dạy.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm một số từ ngữ về quê hương
2. Tiến hành: (tổ chức hoạt động dạy – học)
- Lấy học sinh làm trung tâm.
Giáo viên điều khiển và tổ chức để học sinh tìm tòi chiếm lĩnh tri thức.
Ở bài tập 1: học sinh xếp các từ có sẵn vào 2 nhóm “ nhóm chỉ sự vật quê
hương và nhóm chỉ tình cảm đối với quê hương ”.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (dự kiến)
<b>*Bài tập 1:</b>
- Cho học sinh xem clip và nghe nhạc bài:
Quê hương
-Hãy nói một số sự vật ở quê hương mà
em vừa được xem và nghe bài hát nhắc tới.
+ Nhận xét – tuyên dương.
-Tìm một số từ ngữ chỉ tình cảm đối với
quê hương.
+ Nhận xét – tuyên dương.
-Em hiểu thế nào là bùi ngùi ?
-Để cảnh vật quê hương ngày càng tươi
đẹp em sẽ làm gì ?
+ Nhận xét – tuyên dương.
-Quê hương em ở đâu ?
<b>*Bài tập 2</b> (liên kết kiến thức bài tập 1):
-Tìm từ thay thế cho từ quê hương ?
+ Nhận xét – tuyên dương.
-Vậy em hiểu thế nào là quê hương.
+ Nhận xét – tuyên dương.
<b>*Trò chơi:</b><i>Hướng dẫn viên du lịch</i>
Giáo viên gợi ý:
-Cả lớp
-Chùm khế, cây đa, con đò, dòng
sông, hoa cau, bướm, mái đình, cò,
trâu,...
<i><b>Thảo luận nhóm 4</b></i>
-Yêu quý, bùi ngùi, nhớ thương, gắn
bó,...
-Bùi ngùi là có cảm giác buồn,
thương nhớ lẫn lộn.
-Em sẽ bảo vệ môi trường xanh, sạch
đẹp, trồng nhiều cây xanh,...
-Học sinh tự nêu tên quê hương của
mình.
<i><b>Thảo luận nhóm 6</b></i>
-Quê quán.
-Nơi chon rau cắt rốn.
-Quê cha đất tổ.
<i><b>Thảo lận nhóm 2</b></i>
-Quê hương là nơi mình sinh ra và
lớn lên.
-Quê hương là nơi ông cha ta đã sống
nhiều đời ở đấy.
Cảnh vật ở nông thôn
Cảnh vật ở thành phố
<b>*</b>Các em đã được đi du lịch tới quê hương
của bạn rồi. Vậy tình cảm của em đối với
quê hương như thế nào ?
-Cá nhân
-Em rất yêu quê hương, đất nước ta.
<b>*</b>Qua các hoạt động trên học sinh hiểu được nghĩa của một số từ nói về quê hương.
Quê hương có thể ở thành phố hoặc nông thôn, từ đó các em phát triển được vốn từ
do chính bản than học sinh tự khám phá theo sự điều khiển và tổ chức của giáo
viên. Đây chính là ý tưởng mới cho dạy học tích cực hiện nay.
Nhà cửa
Cây cối
ruộng đồng,
dòng sông
đường xá, nhà
cửa
phố phường,
công viên...