Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Con người sự khác biệt giữa triết học mác xít và triết học hiện sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.87 KB, 76 trang )

Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Con người vừa là sản phẩm tối cao của tự nhiên, song đồng thời nó
cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội. Con người sẽ luôn là hiện tượng đầy
hấp dẫn đối với chính bản thân nó, bởi ở đó dung chứa biết bao điều bí ẩn
mà khơng một đối tượng nghiên cứu nào phức tạp và bí ẩn hơn thế.
Con người - một vấn đề muôn thuở, một đề tài cũ nhưng luôn mới,
một đề tài nghiên cứu của nhiều ngành khoa học mà như Mác đã dự báo:
Trong tương lai, mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất đó là
khoa học về con người. Càng tiến về phía trước bao nhiêu trong việc chinh
phục giới tự nhiên, con người càng cảm thấy sự nghèo nàn, thiếu hụt, hời
hợt của mình bấy nhiêu trong việc nhận thức, tìm hiểu khám phá bản thân
mình. Lấy con người làm mục đích tự thân của sự phát triển xã hội đang là
vấn đề nóng hổi của thời đại, là miếng đất náo nhiệt của cuộc đấu tranh ý
thức hệ.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật-công nghệ đang gây ra
những thay đổi lớn lao không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, mà ngay cả đối với
chính bản thân con người. Sự biến đổi đến chóng mặt của khoa học kỹ thuật,
đã làm cho con người mất thăng bằng, khủng hoảng về mặt tinh thần, nhân
cách tạo nên lối sống bi quan, lối sống hưởng lạc, sống gấp, mất niềm tin vào
con người, sự thù địch đối với khoa học kỹ thuật ở các nước phương Tây...
Trong số các ngành khoa học nghiên cứu về con người bao gồm cả
khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, nổi bật lên vai trò to lớn của triết học.
Lịch sử triết học cho thấy, vấn đề con người nói chung, vấn đề bản chất con
người nói riêng là một đề tài mà không một trào lưu triết học, một trường
phái nào không thể không đề cập đến. Triết học tự nhiên của thời Hy Lạp,
La Mã, các học thuyết chính trị - xã hội của phương Đông đã để lại một di
sản tư tưởng khá phong phú về vấn đề con người. Xơcrát nhà triết học với
câu nói nổi tiếng "Con người hãy tự nhận thức chính mình" đã khao khát


"đánh thức lịng khát khao đi tìm chân lý" ở con người. Pitago nhà triết học,
nhà tốn học cũng nói rằng "con người là thước đo tất thảy mọi vật". Lịch
sử triết học đã thể hiện một chủ đề xuyên suốt rằng, con người ln có nhu
cầu tự tìm hiểu mình và ln tự nhận thức được vai trị to lớn của mình
trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đặc biệt trong triết học hiện đại,
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 1 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
vấn đề con người và vị thế của con người được đề cập đến dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Triết học Mác (K.Marx) ra đời, là một học thuyết khoa học về con
người. Mác đã xuất phát từ thực tiễn để xem xét vấn đề con người một cách
nhất quán, đầy đủ và sâu sắc, trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng triệt để và khoa học. Con người là điểm xuất phát và giải phóng con
người là mục đích cao nhất của triết học mác-xít. Mặc dù, trong sự nghiệp
của các ơng chưa bao giờ có một tác phẩm, một phần riêng biệt nào viết về
con người.
Chính vì vậy, các thế lực thù địch của triết học Mác cho rằng: Triết
học Mác là triết học "phi nhân" tính, "bỏ rơi" con người. Người ta cho rằng
Mác quá đề cao kinh tế - chính trị, mà khơng chú trọng đến vấn đề con
người. Trong số các trào lưu triết học đã và đang nhân danh con người, nhân
danh sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng cá nhân để cơng kích,
chống phá chủ nghĩa Mác phải nói đến chủ nghĩa phi duy lý - trào lưu triết học
tư sản phương Tây hiện đại. Đại biểu xuất sắc và đầy đủ nhất của chủ nghĩa phi
duy lý là triết học nhân bản mà trung tâm của nó là triết học hiện sinh.
Thậm chí Sartre - một triết gia hiện sinh, cịn có tham vọng kết hợp
chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa hiện sinh. Sartre muốn dùng chủ nghĩa hiện
sinh để "bổ sung", "chế tác" chủ nghĩa Mác. Điều mà Sartre lấy làm căn cứ

để luận chứng cho sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh
được ơng trình bày trong một loạt bài "chủ nghĩa tồn tại và chủ nghĩa Mác"
phát biểu năm 1959. Sartre cho rằng: Chủ nghĩa Mác muốn trở thành chủ
nghĩa nhân đạo chân chính, một triết học "nhân bản" thì phải lấy cơ sở là
thực tiễn cá nhân. Điều đó, lại là điều chủ nghĩa hiện sinh chủ trương. Sartre
phê phán Mác và những người theo chủ nghĩa Mác đã bỏ rơi con người.
Ông cho rằng chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa quan liêu của những người
theo chủ nghĩa Mác đã làm cho chủ nghĩa Mác mắc bệnh "thiếu máu" làm
cho chủ nghĩa Mác "xơ cứng", "đình trệ" mất sức sống, chủ nghĩa hiện sinh
là thứ thuốc để chữa bệnh này cho chủ nghĩa Mác.
Liệu chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh có thể kết hợp được hay
không, nhất là trên lĩnh vực về con người và những vấn đề liên quan đến
con người? Mục đích sâu xa và thực chất của vấn đề này là gì? Đây là
những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa

Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 2 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
những người vô sản và những người tư sản, giữa quan điểm mác-xít về con
người với chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của giới triết học nói riêng.
Đặc biệt, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xơ và
các nước Đơng Âu thì cuộc đấu tranh này lại càng trở nên gay gắt và quyết
liệt hơn. Bởi có một bộ phận khơng nhỏ các nhà triết học trước kia đã từng
là những người mác-xít hay nhân danh chủ nghĩa Mác, nay quay trở lại cơng
kích, nói xấu phủ nhận chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xét lại cũng trỗi dậy khá
mạnh mẽ trong giới triết học thuộc các nước Liên Xô cũ và các nước Châu
Âu. Và có lẽ điều mà tất cả mọi sự chống đối, phê phán mà các trào lưu triết
học chống triết học mác-xít là vấn đề con người, họ hùng hồn tuyên bố "chủ

nghĩa Mác đã chết".
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất
nước ta đang bước vào cơng cuộc đổi mới tồn diện, với nền kinh tế có sự
quản lý của nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này, cũng đồng
nghĩa với việc thừa nhận sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lối sống tư bản, hệ tư tưởng tư
sản... trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta (cho dù tự phát). Bên cạnh sự du
nhập của những yếu tố lành mạnh, có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển của
đất nước thì đồng thời cũng là sự du nhập hàng loạt các vấn đề tiêu cực cản
trở sự phát triển của đất nước, đến sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta
như sự bi quan, chán chướng, bế tắc trước cuộc sống, trước những vấn đề
tiêu cực của xã hội, mất niềm tin vào cuộc sống, vào con người, vào tương
lai. Đó là, biểu hiện của lối sống hiện sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải
nhận thức đúng đắn vấn đề vai trò, vị trí của con người đã và đang sẽ là vấn
đề mang tính thời sự của cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Điều này
địi hỏi cần có thái độ khoa học, khách quan, công bằng trong việc nhận
thức, đánh giá các trào lưu của chủ nghĩa phi mác -xít về vấn đề con người
nhất là các trào lưu triết học phi duy lý mà trọng tâm của nó là chủ nghĩa
hiện sinh. Thơng qua lăng kính triết học mác-xít, khơng chỉ mang ý nghĩa lý
luận mà cịn mang tính thực tiễn sâu sắc.
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Con người - sự
khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh" có một ý nghĩa cực
kỳ to lớn đối với việc đấu tranh chống mọi lại sự xuyên tạc của chủ nghĩa
hiện sinh đối với chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, đang trở thành vấn đề
cấp bách trong cuộc đấu tranh ý thức hệ.
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 3 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường

Với đề tài này, chúng tơi khơng có tham vọng phê phán với tính chất
phê phán chủ nghĩa hiên sinh một cách đầy đủ nhất, mà chỉ mong muốn chỉ
ra sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh trong
quan niệm về con người và các vấn đề liên quan đến con người với tính chất
là vấn đề trung tâm của hiện sinh.
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Như ở phần lý do chọn đề tài chúng tơi đã nói: Con người là đề
tài muôn thuở của triết học, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học khác nhau. Bàn đến con người và các vấn đề liên quan đến con người
luôn thu hút được sự chú ý không chỉ giới khoa học nói riêng mà cịn thu
hút được đơng đảo sự chú ý của dư luận xã hội nói chung. Chính vì vậy, con
người và các vấn đề của con người ln nóng hổi và mang tính thời sự sâu
sắc. Nhất là ngày nay, với sự nở rộ của các trào lưu hiện đại trong đó có
"Triết học về con người" luôn nhân danh con người, nhân danh sứ mạng giải
phóng con người để chống lại chủ nghĩa Mác, thì vấn đề sự khác biệt giữa
con người trong triết học Mác và triết học phương Tây hiện đại cần được
làm rõ hơn dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, đề tài "Con người - sự
khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh" tuy chưa được nhiều
tác giả đề cập đến với tư cách là một tác phẩm riêng biệt, song con người
trong triết học Mác và con người trong triết học phương Tây hiện đại, trong
đó con người trong triết học hiện sinh, đã được nhiều tác giả bàn đến trên
nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau như:
1. Về vấn đề xây dựng con người mới. Phạm Như Cương (chủ
biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 1978
2. Con người - những ý kiến mới về một đề tài cũ - Tập thể các tác
giả Liên Xơ và Cộng hồ dân chủ Đức, NXB Sự thật . 1986.
3. Triết học tư sản phương Tây hôm nay - Vũ Khiêu (chủ biên),
NXB Thông tin lý luận, Hà Nội - 1986...
Ngồi ra cịn nhiều tác phẩm, bài viết được đăng lên các tạp chí

khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu về con người, bàn
về con người trong triết học Mác-Lênin và con người trong triết học Phương
Tây hiện đại cịn ở bình diện chung chung, khái quát chưa đề cập đến một
cách cụ thể, chưa có sự so sánh về sự khác biệt giữa con người trong chủ
nghĩa Mác-Lê nin với con người trong triết học phương Tây hiện đại với tư
cách là một trường phái triết học cụ thể.
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 4 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Với vốn kiến thức và tài liệu có được cũng như khả năng có hạn của
người làm khố luận, nên khố luận cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự khác
biệt căn bản trong quan niệm về con người giữa triết học mác-xít và triết
học hiện sinh. Qua đó, góp phần vào việc khẳng định giá trị cũng như mục
tiêu cao nhất của triết học Mác là giải phóng con người, làm rõ giá trị thực
tiễn của học thuyết đối với sự nghiệp xây dựng con người ở nước ta hiện
nay.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định đúng đắn vị trí, vai trị của con
người trong triết học Mác - Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung,
đồng thời phê phán những quan điểm sai lầm của triết học hiện sinh, trong
quan niệm của họ về con người và những biện pháp nhằm giải phóng con
người. Từ đó, khẳng định giá trị đích thực của triết học Mác - Lênin là triết
học vì con người, vì sự nghiệp giải phóng quần chúng nhân dân lao động.
Nhiệm vụ của khố luận là đi sâu vào phân tích quan điểm triết học
Mác - Lênin về vấn đề con người. Qua đó, chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa
triết học Mác - Lênin và triết học hiện sinh trong quan niệm về con người
cũng như các vấn đề của con người.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của triết học Mác Lênin về vấn đề con người. Đồng thời, khoá luận cũng sử dụng kết quả
nghiên cứu của nhiều cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu - tổng hợp, phương pháp
logic, phương pháp trừu tượng - khái qt hố... những phương pháp đó
được sử dụng dựa trên cơ sở thế giới quan và nhận thức luận mác-xít.
5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN:

Với đề tài "Con người - sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết
học hiện sinh", chúng tơi khơng có tham vọng gì lớn, ngồi mong muốn
góp phần làm rõ sự khác biệt căn bản giữa triết học mác-xít với triết học
hiện sinh về vấn đề con người. Đồng thời chỉ ra những hạn chế của triết học
hiện sinh và khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học của triết học Mác Lênin về con người, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc học thuyết mác-xít về
con người.
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 5 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Khoá luận cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai có tâm
huyết với nội dung của đề tài.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khố
luận gồm có hai chương:
Chương 1: Con người trong Triết học mác-xít
Chương 2: Con người trong Triết học hiện sinh - Sự khác biệt với con
người trong Triết học mác-xít.


Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 6 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - XÍT
1.1. VỊ TRÍ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-XÍT

Từ trước đến này, khơng ít các nhà triết học tư sản đã phủ nhận và tìm
cách để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, học thuyết về con người
trong chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng. Họ cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ
bàn đến kinh tế, chính trị, mà "bỏ rơi" mất con người, chỉ chủ trương đấu
tranh giai cấp, bạo lực, chuyên chính, cách mạng xã hội.... như thế là đã phá
vỡ truyền thống "nhân đạo" vốn có trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Cũng có người muốn tỏ ra "cơng bằng" hơn khi cho rằng chủ nghĩa
Mác-Lênin nếu như có bàn đến vấn đề con người thì chỉ là ở giai đoạn sơ
khởi, vào thời kỳ "Mác trẻ", chứ sau này (tức là Mác trưởng thành) thì chủ
nghĩa Mác là một học thuyết "phi nhân", vì nó nói nhiều đến tính chất quyết
định của những quy luật khách quan, quyết định luận kinh tế. Còn đối với
Lênin người ta cho rằng, ông đã phát triển lý luận của Mác theo xu hướng
phản nhân văn. Nếu được người ta chỉ thừa nhận Lênin là một nhà cách
mạng chứ không phải là một nhà triết học.
Nói như vậy, nếu khơng muốn cố tình xuyên tạc sự thật thì ,cũng
chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực ra, chưa có chủ nghĩa nào lại
quan tâm đầy đủ đến vấn đề con người như chủ nghĩa Mác-Lênin. Lịch sử
quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã
chứng tỏ một sự thực hiển nhiên rằng: con người là điểm xuất phát và giải
phóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác.

Đúng là trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, khơng
có bộ phận nào chuyên nghiên cứu về con người một cách riêng biệt. Song
mọi người đều biết, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác không bao giờ
xem xét vấn đề con người một cách cô lập, điều mà hầu hết các tường phái
triết học tư sản sau này đều mắc phải, mà bao giờ cũng gắn vấn đề con
người vào những cơ sở nảy sinh ra nó, cùng với các mối xã hội gắn chặt với
nó. Nếu như mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác là giải phóng con người
đã được đặt ra xem xét dưới những góc độ khác nhau, trong ba bộ phân hợp
thành chủ nghĩa Mác. Thì chính triết học Mác nghiên cứu quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp chúng ta hiểu được các bản chất
nhất trong mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội. Kinh tế chính
trị học Mác-Lênin giải phẫu cái xã hội đang mang lại nhiều thảm hoạ nhất
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 7 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
cho con người - xã hội tư bản. Từ đó, chỉ ra quy luật diệt vong của nó. Và
chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và biện pháp tốt nhất để giải
phóng con người.
Trong bài luận tốt nghiệp nhan đề ''Sự suy nghĩ của một thanh niên
đối với việc lựa chọn nghề nghiệp'' Mác viết: ''khi chúng ta đã chọn được
một nghề mà qua đó, chúng ta có thể phục vụ được lồi người một cách tốt
nhất, thì những sự nặng nhọc không thể làm chúng ta phải cúi đầu, bởi vì đó
là những hy sinh có lợi cho mọi người... Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng
hạnh phúc là càng làm cho có nhiều người sung sướng càng tốt''. ''Nhưng
muốn làm nên sự việc có ích thì khơng được tách rời lý tưởng với hiện thực,
tư tưởng với hành động... Đối với thanh niên cái nghề nguy hiểm nhất là các
nghề đáng lẽ đưa anh ta vào cuộc sống, thì lại chỉ chú trọng đến cái chân lý
trừu tượng''.

Ngay từ khi còn là một cậu học sinh trung học, C.Mác đã ý thức được
rằng: ''Mỗi người chỉ lao động vì mình thì người đó có thể trở thành mỗi nhà
bác học nổi tiếng... nhưng người đó khơng bao giờ trở thành một con người
thật sự hoàn thiện vĩ đại''. Cịn ''Nếu mọi người chọn nghề trong đó người ấy
có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm thấy
khơng phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc
người đó sẽ thuộc về hàng triệu người" khác[2; 3-5].
Thử hỏi, một con người ngay từ 16 tuổi đã trăn trở với việc lựa chọn
nghề của mình khi ra trường như thế nào? Một con người đã xác định làm
cái nghề có thể phục vụ được nhiều người nhất mà lại là ''phi nhân'', ''bỏ rơi''
con người được sao?
Tinh thần nhân đạo ấy không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đấu tranh cho lý tưởng giải phóng
con người của các ơng. Mác - Engen - Lênin với tư cách là những người
sáng lập ra chủ nghĩa Mác và triết học mác-xít là những con người thể hiện
tính nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo cao cả nhất. Chủ nghĩa nhân đạo đó
khơng chỉ dừng ở mặt lý luận, về mặt học thuyết mà đã thể hiện thông qua
hoạt động thực tiễn, không chỉ dừng lại ở cá nhân Mác hay Lênin mà thể
hiện trong phong trào quần chúng nhân dân, trong cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoạt động thực tiễn cách mạng của mình, Mác bao giờ và ln
ln coi việc đấu tranh giải phóng con người là sứ mệnh triết học của mình.
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 8 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Điều này khác với các nhà triết học trước ông: ''Các nhà triết học trước kia
chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đề là ở chổ cải
tạo thế giới''. Điều này khơng có nghĩa thay đổi về bộ mặt thế giới nói chung

một cách trừu tượng. Cải tạo thế giới chính là cải tạo con người, chính là
giải phóng con người, giải phóng dân loại thốt khỏi mọi hình thức '''tha
hố''. Nhiệm vụ chân chính của triết học theo Mác là giải phóng con người.
Triêt học không phải là tôi tớ cho thần học mà triết học phải vì con người và
phục vụ con người.
Trong tác phẩm ''Bản thảo kinh tế - Triết học'' 1844 Mác đã phân tích
khái niệm ''Lao động bị tha hố''. Qua đó phân tích, mổ xẻ để tìm ra hệ
thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường giải phóng nhân loại,
khắc phục triệt để tình trạng "tha hoá" bản chất con người. Mác nghiên cứu
khái niệm ''lao động bị tha hố'' nhằm mục đích để giải phóng con người ra
khỏi "lao động tha hố", tìm ngun nhân cũng như biện pháp để khắc phục
cải tạo tình trạng đó. Trong tư duy của Mác, khái niệm ''lao động bị tha hố''
có nội hàm hồn tồn khác với nội hàm khái niệm ''tha hoá'' trong triết
Hêghen. Lao động đưa lại bản thân con người nhưng cũng chính con người
cũng đã làm cho lao động bị tha hoá. Lao động bị tha hố chính là lao động
bị cưỡng bức, lao động kiếm sống, nơ dịch. Lao động bị tha hố cũng chính
là lúc con người cũng bị tha hố mà đỉnh cao của sự tha hoá là ở thời kỳ chủ
nghĩa tư bản.
Vậy, phải chăng chủ nghĩa Mác và cụ thể là triết học Mác đã ''lãng
quên'' đã ''bỏ rơi'' con người chỉ vì đã cắt nghĩa lịch sử khơng phải từ con
người mà từ nguyên nhân kinh tế? Phải chăng có sự đối lập giữa "Mác trẻ"
(Mác nhân đạo) và "Mác trưởng thành" (Mác duy kinh tế, duy chính trị)?.
Thực tế lịch sử đã bác bỏ sự phê phán mang tính chất xuyên tạc trên
đây, thể hiện ở chỗ: khơng hề và khơng thể nói rằng có sự đối lập giữa ''Mác
trưởng thành'' đã xa rời tính nhân văn với Mác nhân đạo thời trẻ. Theo logic
nội tại của tư duy thì đó chính là sự chuyển biến tư tưởng triết học. Trong
đó, chủ nghĩa nhân đạo ln là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và nhất quán trong triết
học Mác, tính nhân văn ngày càng trở nên sâu sắc hơn, vì đã vượt qua
những hạn chế do ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản Phơ Bách.
Tác phẩm đánh dấu cho sự chuyển biến sâu sắc đó là ''Hệ tư tưởng

Đức'' được Mác và Ph. Ăngghen (F.Engen) cộng tác viết vào cuối năm 1845
-1846. Trong đó các ơng đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử của mình
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 9 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
mà không dừng lại ở chỗ lấy ''lao động bị tha hoá'' làm phạm trù xuất phát
cho hệ thống lý luận triết học của mình. Song điều đó khơng có nghĩa là
quan niệm về duy vật lịch sử của các ông không xuất phát từ con người.
Trái lại, các ông khẳng định: ''Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại
dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người''[2; 268], nhưng đó
''khơng phải là những con người ở trong tình trạng biệt lập và cố định tưởng
tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - q trình phát triển
hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm của họ dưới những điều
kiện nhất định''[6; 268-278]. Ngồi ra, ta cịn có thể bắt gặp ở bất kỳ tác
phẩm nào của các ông cũng chứa đựng tinh nhân văn và nhân đạo chủ nghĩa
cao cả, như: ''Luận cương về Phơbách'', ''Gia đình thần thành hay là phê
phán có tính chất phê phán chống Brunobeur và đồng bọn'' (1894). ''Tuyên
ngôn của đảng cộng sản'' (1898), hay thậm chí trong bộ ''Tư bản'', một cơng
trình vĩ đại và đồ sộ của Mác mà từ trước tới nay người ta vẫn đánh giá cao
giá trị về mặt kinh tế-chính trị nhiều hơn cũng thể hiện nổi bật, đầy đủ tư
tưởng giải phóng con người. Nói một cách khác, tính nhân văn của triết học
Mác đã được thể hiện rõ ràng trong các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, nhất là trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như: Lý luận hình thái kinh tế
- xã hội, lý luận về đấu tranh giai cấp, lý luận về cách mạng xã hội... Đó là
những điều mà những người phê phán Mác đã không thấy được hoặc chưa
chú ý đầy đủ hoặc là cố tình bỏ qua để phục vụ cho một âm mưu đen tối
khác.
Triết học Mác-Lênin xuất phát từ con người nhưng khác với những

nhà triết học đương đại và cả sau này. Mác luôn luôn lấy con người hiện
thực, con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt làm tiền đề xuất phát của
mình. Khi nhận thức về con người, ông đã vượt qua những quan niêm trừu
tượng về con người của Phơbách và Hêghen. Theo Mác, “con người có đời
sống thực của nó, trong đó phương thức sản xuất vật chất khơng chỉ là đơn
thuần tái sản xuất ra tồn tại thể xác của con người cá nhân, mà hơn thế nó đã
là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức
nhất định của sự biến đối đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất
định của họ''[2; 269]. Từ đó, mà triết học của các ơng vạch ra được nguyên
nhân sâu xa của tình trạng tha hoá bản chất con người và nhận thức được
đúng đắn con đường giải phóng con người, giải phóng nhân loại. Mác đã đi
vào chính trị, kinh tế học để tìm ra đâu là nguyên nhân thực sự của những
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 10 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
cảnh đói nghèo và đâu là con đường tốt nhất để xố bỏ mọi nổi bất cơng
trong xã hội. Nhờ đó, Mác mới có thể chuyển từ lập trường dân chủ tư sản
sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, từ chủ nghĩa nhân đạo chung chung đến
thừa nhận đấu tranh giai cấp và chun chính vơ sản là con đường duy nhất
để giải phóng con người.
Đó cũng là lẽ vì sao trong các tác phẩm sau này của các ông, chúng ta
không thấy những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác bàn đến những vấn đề
thuần tuý con người, mà dành thời gian và tinh lực cho việc nghiên cứu
những vấn đề chính trị và kinh tế, vạch ra đường lối chiến lược và sách lược
chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, nhằm lật đổ xã hội cũ
''thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó,
xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người''[6; 569].

Tóm lại, khơng tun bố triết học của mình là ''Triết học về con
người'', nhưng triết học Mác-Lênin lại quan tâm con người nhiều hơn cả và
đi sâu giải quyết vấn đề con người một cách triệt để nhất. Mác-ĂnghenLênin không chỉ chỉ ra nguyên nhân sâu xa cội nguồn của sự tha hoá là do
chế độ tư hữu, mà các ơng cịn vạch ra con đường thích hợp để giải thốt
con người thốt khỏi sự tha hoá ấy. Chủ nghĩa nhân đao Mác-Lênin là sản
phẩm của công cuộc nghiên cứu về cội nguồn của con người, xã hội loài
người, nghiên cứu các động lực của lịch sử. Khẳng định lý tưởng con người
trong sự thống nhất hài của mặt sinh vật - xã hội của con người, gắn với con
đường thực hiện lý tưởng ấy. Đó là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chân
chính phục vụ cho cơng cuộc đấu tranh giải phóng con người. Con người
trong triết học Mác là con người lịch sử cụ thể, con người bằng hoạt động
thực tiễn của mình làm ra lịch sử, cải tạo hồn cảnh con người đó trong bản
chất và tồn tại của nó với tính cách là một cá thể tộc lồi hoặc cá nhân thuộc
một tập đoàn, một giai cấp, một xã hội nhất định. Và chỉ có thể giải quyết
được các vấn đề của con người khi gắn những vấn đề ấy với cuộc cách
mạng xã hội rộng lớn và triệt để nhất của lịch sử loài người - cuộc cách
mạng vô sản.
1.2. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI:

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, những biến động lớn lao trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm cho vấn đề con người trở nên sôi
nổi và bức xúc hơn bao giờ hết. Nhất là sau hai cuộc đại chiến thế giới lần I
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 11 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
và lần II dường như ở các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào vào cuộc khủng
hoảng tư tưởng trầm trọng trong đó có cuộc khủng hoảng về vấn đề nhận
thức con người. Các trào lưu triết học tư sản hiện đại thi nhau mở rộ và đều

tuyên bố là "Triết học về con người" nhưng khi giải thích về con người cũng
như các vấn đề liên quan đến con người thì hoặc là duy tâm hoặc là siêu
hình thiếu hẳn tính tồn diện khi nhìn nhận về con người.
Trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại, con người là vấn đề
triết học lớn lôi cuốn tư duy triết học của mọi thời đại, con người và bản
chất con người sớm được đề cập ngay từ thời đầu tiên của lịch sử, trong cả
nền triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại. Mỗi thời đại lịch
sử lại đặt ra những vấn đề mang tính thời đại khác nhau và cách giải quyết
khác nhau. Chính vì thế, vấn đề con người vẫn là đề tài mới mẽ và sẽ khơng
bao giờ kết thúc. Nền văn hố văn minh của mọi thời đại lại thêm những hạt
giá trị mới trong nhận thức về bản chất con người.
Song trước Mác, vẫn chưa có một sự lý giải khoa học thoả đáng về
con người. Quan điểm duy tâm quy đặc trưng bản chất con người vào lĩnh
vực tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó có sẵn từ lực lượng
siêu nhiên từ bên ngoài. Theo Hêghen con người chỉ là sự "tha hoá" của "thế
giới ý niệm". Ngay đến Phơbách một nhà triết học có cơng lao to lớn trong
việc khôi phục lại chủ nghĩa duy vật nhưng cũng khơng thốt khỏi quan
niệm duy tâm về lịch sử, về con người, khi Phơbách quy bản chất con người
vào tính "tộc lồi" và Phơbách đã tìm đặc trưng cho tính "tộc lồi" đó ở tình
cảm đạo đức, tơn giáo và tình u. Mác phê phán Phơbách đã "hồ tan bản
chất tơn giáo vào bản chất con người"[6; 257]. Do đó, khi Phơbách là nhà
duy vật thì ơng khơng bao giờ vận dụng đến lịch sử, cịn khi tính đến lịch sử
ơng thường khơng phải là nhà duy vật.
Các nhà duy vật theo quan điểm duy vật siêu hình trước Mác lại coi
bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng, bản chất con người được quy
về bản tính tự nhiên của con người, Do đó, nó là bất biến cho mọi người và
mọi thời đại, mà khơng thấy rằng nó hinh thành và biến đổi cùng với quá
trình biến đổi của đời sống xã hội. Ngay cả các nhà duy vật Pháp và Anh thế
kỷ XVIII, mặc dù đã thấy được sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh
nhưng rốt cuộc vẫn xem những biểu hiện bản chất con người trong cuộc

sống thực thuộc (tính ích kỷ, hành vi chinh phục...) như những bản tính tự
nhiên của con người.
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 12 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Các trường phái triết học về con người sau này như: chủ nghĩa nhân
vị, triết học đời sống, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc.... lại quy con
người xã hội thành con người cá nhân, con người đơn độc, cô đơn, con
người bị tước đi tính "tộc lồi" mà chỉ thấy con người như một cá nhân đơn
độc trong xã hội, phủ nhận tính lịch sử tự nhiên ở con người. Hoặc là tuyệt
đối mặt sinh học (chủ nghĩa cấu trúc) hoặc tuyệt đối mặt xã hội ở người
(triết học đời sống, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh).
Nói tóm lại, vấn đề con người và bản chất con người đã được nhiều
nhà triết học trước và sau Mác đề cập đến theo những cách khác nhau,
nhưng chỉ triết học mác-xít mới xem xét vấn đề con người một cách nhất
quán, toàn diện, đầy đủ và sâu sắc nhất trên quan điểm chủ chủ nghĩa duy
vật biện chứng triệt để và khoa học. Xuất phát từ phạm trù thực tiễn để lý
giải vấn đề con người và bản chất con người Mác đã đi đến khẳng định
rằng: con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội.
1.2.1. Con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã
hội.
Triết học Mác là sự kế tục biện chứng của những nghiên cứu đã có
trong lịch sử triết học về con người. Trên cơ sở tiếp tục dòng chảy và khắc
phục những hạn chế của dòng chảy đó và xuất phát từ phạm trú thực tiễn
triết học Mác-Lênin khẳng định: ở con người cái sinh vật và cái xã hội
không độc lập, không tách rời nhau mà liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại hữu cơ với nhau. Sẽ không hiểu được đầy đủ và khơng thể khám phá
được gì về con người, nếu chỉ dừng lại ở những thuộc tính chung của động

vật hoặc mặt xã hội của con người. Việc tách rời mặt tự nhiên và mặt xã hội
của con người chỉ có ý nghĩa nhận thức luận cịn trong thực thế nó khơng
tách rời mà thống nhất với nhau. Đó là hai mặt song song cùng tồn tại trong
một thực thể - thực thể con người.
1.2.1.1. Con người với tư cách là một bộ phần cuả tự nhiên.
Cái logic mà triết học Má-Lênin chỉ ra là: con người trước hết là con
người sinh vật rồi sau đó mới là con người xã hội. Ngay từ tác phẩm đầu
tiên của mình "Bản thảo kinh tế -triết học" (1844), khi còn mang nặng ảnh
hưởng của triết học nhân bản Phobách, Mác viết: "Con người là một sinh
vật có tính lồi" và xem giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người".
Trong "Hệ tư tưởng Đức", khi Mác đã đi tới quan niệm duy vật về lịch sử,
ông viết: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 13 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều đầu tiên cần xác định là
tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy
tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên"[6; 268]. Trong các tác phẩm
của mình, Mác-Ănghen đã khẳng định: con người bước ra từ thế giới động
vật sang thế giới của chính mình.
Nguồn gốc tự nhiên của con người đã được Ănghen luận giải một
cách chi tiết trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên". Ănghen đã bác bỏ
và kịch liệt lên án việc thần bí hố nguồn gốc ra đời của con người do tôn
giáo và chủ nghĩa duy tâm bày đặt ra. Theo Ănghen, con người không phải
do thần thành hay một đấng tối cao nào đó sáng tạo ra, mà con người có
nguồn gốc từ tự nhiên. Đó là kết quả tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên trải
qua hàng trăm triệu năm. Ănghen viết: "Không thể phủ nhận cái sự thật là
lồi người bắt đầu từ thú vật, và vì vậy mà đã phải dùng nhiều thủ đoạn dã

man gần như có tính chất thú vật, để thốt ra khỏi tình trạng dã man"[3;
257]. Sự xuất hiện của con người là một bước nhảy vọt về chất trong sự tiến
hoá của tự nhiên. Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là
sản phẩm cao nhất của sự tiến hố của vật chất "bộ óc người là sản phẩm
cao nhất của vật chất"[7; 173].
Điều đó đã được khoa học chứng minh, ở góc độ này khơng cịn nghi
ngờ gì nữa: Con người là một thực thể tự nhiên, con người bước ra từ tự
nhiên và gắn chặt với tự nhiên, sự vận động, phát triển sinh tồn của con
người sẽ mãi mãi không tách rời với quá trình vận động phát triển của giới
tự nhiên. Với tư cách là một bộ phận của tự nhiên (sinh vật), con người biểu
hiện bản chất của mình ở chỗ: nó thống nhất hữu cơ trong bản thân cái sinh
vật (tự nhiên) với cái xã hội (lịch sử).
Trong quá trình tiến hố của giới tự nhiên nói chung và của bản thân
động vật nói riêng, nhờ có lao động và ngơn ngữ con người đã thực hiện
bước nhảy vọt về chất. Đó là việc chuyển từ động vật với sự thống trị của
bản năng thành động vật - xã hội có ý nghĩa. Ban đầu khi mới chuyển từ
động vật sang người, con người "cịn là nửa động vật, thơ lỗ, còn bất lực
trước những lực lượng tự nhiên, còn chưa nhận thức được lực lượng của
chính mình; vì vậy họ cũng nghèo như động vật và cũng không hơn động
vật mấy về sức sản xuất”[3; 253]. Là một bộ phận của tự nhiên, là con
người sinh vật, con người bản năng trước khi trở thành con người với tư
cách là Người, thì con người cũng có những nhu cầu thiết yếu nhất như: ăn
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 14 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
mặc, đi lại, ở, sinh con đẻ cái... thuộc về bản năng trước khi nói tới văn hố,
chính trị, nghệ thuật... Đó khơng chỉ là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và
hoạt động của đời sống con người từ hàng ngàn năm về trước mà còn là điều

kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người và loài người mãi mãi
sau này.
Lao động là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chuyển hoá từ vượn
thành người, lao động sản xuất còn là tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của con
người, của lịch sử. Trong q trình lao động sản xuất, con ngươi khơng chỉ
tác động vào tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau giữa người với người, nhờ
vậy mà hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Theo Mác: "Muốn sản xuất
được người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau: và
sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là việc sản xuất chỉ diễn ra trong
khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó"[6; 274].
Triết học Mác-Lênin khẳng định con người là một bộ phận của tự
nhiên, nhưng triết học Mác không hiểu mặt tự nhiên của con người một cách
riêng của mình, con người thực hiện các nhu cầu sinh lý một các có ý thức,
có văn hố, có tổ chức đạo đức ngày càng cao tạo thành văn hố của cộng
đồng người và của tồn nhân loại. Triết học Mác-Lênin không thừa nhận
quan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh
học, là bản năng sinh học của con người. Mác nhìn nhận con người một
cách cụ thể, tồn diện, xem xét bản chất con người không phải chung chung,
trừu tượng, mà trong tính hiện thực của nó, trong q trình phát triển của nó.
C.Mác và Ănghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất vật chất và coi
đó là tiêu chí cơ bản để phân biệt con người với con vật: "Có thể phân biệt
con người với súc vật bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói chung bằng bất cứ cái
gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật
ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Đó
là bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống
vật chất của mình"[4; 29].
Con người là một bộ phận của tự nhiên nhưng trong quan hệ với tự
nhiên con người khác hoàn toàn với con vật: "Về mặt thể xác con người chỉ
sống bằng những sản phẩm của tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm,

nhiên liệu, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại... về mặt thực tiễn tính phổ
biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến tồn giới tự nhiên
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 15 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
thành thân thể vô cơ của con người"[5; 137]. Mác chỉ ra rằng: "Con vật chỉ
sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn bộ giới tự
nhiên"[5; 137]. Câu nói vĩ đại này của Mác nêu lên tính tất yếu của sự hồ
hợp giữa con người và tự nhiên. Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan
hệ với tự nhiên, cũng có nghĩa là con người quan hệ với chính bản thân
mình bởi tự nhiên là "Thân thể vô cơ của con người".
Như vậy, con người là bộ phận của tự nhiên nhưng không phải vì thế
mà con người phụ thuộc hồn tồn vào tự nhiên, bị tự nhiên quyết định. Bởi,
con người tồn tại không phải chỉ tồn tại với tư cách là một con vật mà sự tồn
tại đó con người được đặt trong mối liên hệ với xã hội và chỉ trong mối quan
hệ với xã hội con người mới là Người.
1.2.1.2. Con người là một thực thể xã hội:
Nếu tự nhiên là cái có trước con người, sinh ra con người "Thân thể
vơ cơ con người", thì xã hội khơng thể có trước con người mà ra đời cùng
với sự ra đời của con người, từ khi con người bắt đầu biết sử dụng cơng cụ
lao động. Nhưng khơng phải vì thế mà xã hội khơng giữ vai trị gì trong việc
hình thành con người, mà trái lại cái làm cho con người trở thành người viết
hoa chính là xã hội. C.Mác đã từng đánh giá rất cao vai trò của xã hội trong
việc hình thành con người. Ơng viết: "Xã hội đã sản xuất ra con người".
Bởi, khơng có và khơng thể có con người sống ngồi xã hội. Điều này đã
được khoa "nhân chủng học" chứng minh một cách rõ ràng cả bằng quan sát
và thực nghiệm con người không phải là một cá thể cô lập, tách biệt kiểu
Robinson. Không chỉ công cụ lao động và những sản phẩm do con người tạo

ra mới mang dấu ấn xã hội mà ngay cả ngôn ngữ, ý thức và các giác quan
của con người cũng đều là sản phẩm của xã hội.
Triết học mác-xít chỉ ra rằng con người sở dĩ có tính xã hội bởi vì con
người khơng thể chỉ tồn tại như con vật được, con người muốn tồn tại được
thì khơng phải chỉ lệ thuộc một cách thụ động vào tự nhiên mà cần phải
tham gia hoạt động sản xuất và chính trong hoạt động sản xuất ấy con người
không tách khỏi xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, thông qua hoạt động sản xuất
của cải vật chất con người đã tạo các mối quan hệ xã hội và cũng qua các
mối quan hệ xã hội, con người tự khẳng định mình. Để sản xuất con người
phải có sự liên hệ với nhau thơng qua nhiều mối dây chằng chịt con người
gắn với nhau thông qua "các mối ràng buộc đó".
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 16 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Như vậy, từ khi vừa mới sinh ra con người dù muốn hay không cũng
đã phải đứng vào một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc nhất định. Con
người đó tiếp thu xu hướng, tình cảm, tư tưởng, đạo đức của tầng lớp và giai
cấp xã hội đó và dĩ nhiên thế giới quan của anh ta, cô ta cũng sẽ mang màu
sắc của tầng lớp, giai cấp, dân tộc mà anh ta chào đời. Thực tế cuộc sống rất
phong phú, từ khi con người sinh ra, trải qua thời thơ ấu trưởng thành và già
mà chết thì tất cả đều gắn với các mối quan hệ xã hội và nó ảnh hưởng đến
từng chặng đường cuộc sống của con người. Mác - Ăng ghen đã nhấn mạnh
mỗi cá nhân, mỗi nhóm giai cấp đều đụng chạm đến "hàng loạt vấn đề về
lực lượng sản xuất, về của cải, về hồn cảnh thực tế. Những vấn đề đó, một
mặt được biến đổi bởi lực lượng mới nhưng mặt khác lại quy định trước
những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó và định cho nó một sự phát triển
nhất định, một tính chất riêng biệt"[5; 35].
Hình thức chung nhất trong sự khác nhau của các quan hệ xã hội là sự

phân chia chúng thành các quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. Các quan
hệ sản xuất và quan hệ kinh tế - thuộc phạm vi các quan hệ vật chất, có ảnh
hưởng quan trọng đến tồn bộ cơ cấu môi trường xã hội của con người. Lịch
sử chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và qua đó
phát triển các quan hệ sản xuất, hình thức giai cấp. Chính trong sự tác động
qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà các hình thức của
kiến trúc thượng tầng được hình thành: nhà nước, pháp quyền, tư tưởng, văn
hóa, tơn giáo,... nhằm bảo vệ quyền lực, lợi ích của con người trong từng
giai cấp nhất định.
Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, hình thức cơ bản về mối quan hệ
giữa người với người xuất hiện bao gồm: Sự phân công lao động xã hội và
trao đổi lao động cững như các hoạt động xã hội; phương thức phân phối
những phương tiện thiết yếu đối với đời sống con người. Với ý nghĩa trên
đây, có thể nói con người phân biệt với động vật ở tư duy và ngôn ngữ là cái
vỏ vật chất của nó. Bởi, cơ sở của tư duy là hành động thực tiễn, hoạt động
thực tiễn làm cho tư duy ngày càng phát triển cao hơn, "những miền sâu
thẳm của tâm linh" cũng khơng thể có được nếu khơng có hoạt động mang
tính xã hội và những quan hệ xã hội của con người.
Nói tóm lại, con người khác con vật hoàn toàn ở cả 3 mối quan hệ:
Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ voái bản thân. Cả 3 quan
hệ đó đều được xã hội hóa.Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ bản chất
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 17 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
và có ý nghĩa quyết định đến tất cả các mối quan hệ khác. Nó bao quát mọi
hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻ cái đến sinh hoạt
tâm lý và cả tư duy. Trong mỗi con người cái sinh vật và cái xã hội không
tồn tại cô lập mà liên kết với nhau, tạo điều kiện tiền đề cho nhau, không bài

trừ nhau mà thống nhất với nhau. Chính vì vậy việc tuyệt đối hóa một mặt
nào đấy trong con người sẽ đưa đến một hệ quả sai lầm trong nhận thức về
con người. Xem xét con người ngoài mối quan hệ ấy sẽ dẫn đến nhận thức
trừu tượng, phiến diện về con người. Trong khi phê phán Phơ bách (Luwing
Feuerbach), Mác đã khẳng định bản chất con người "Chỉ có thể được hiểu là
tính lồi, là tính phổ biến nội tại, cần gắn bó một cách tự nhiên đơng đảo cá
nhân lại với nhau"[5; 28].
Vì thế trên thực tế, con người lại là những con người ở những thời đại
khác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp khác nhau... nên trong mỗi
người cái tự nhiên tồn tại trong sự tác động của cái xã hội. Năng khiếu bẩm
sinh của mỗi con người có thể được nuôi dưỡng hoặc thui chột đi tùy thuộc
điều kiện mơi trường xã hội, do hồn cảnh xã hội quy định mỗi con người
khi sinh ra đều là một cơ thể sinh học - xã hội đưới dạng tiềm tàng. Cá nhân
đó lớn lên, trưởng thành như thế nào ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố sinh
học di truyền: thể lực, trí lực thì cịn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng
của môi trường xã hội đây là yếu tố mang ý nghĩa quyết định đánh giá việc
hình thành con người và tư cách con người. Bác Hồ của chúng ta đã nhìn
nhận một cách biện chứng về vấn đề này:
"Hiền giữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
1.3 VẤN ĐỀ VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lãng tránh một
vấn để đã được đặt ra trong lịch sử: bản chất con người là gì? Nếu như cần
biến đổi thì làm như thế nào có thể biến đổi được bản chất đó?.
Tùy theo cách trả lời, người ta có thể hiểu được học thuyết đó là duy
tâm hay duy vật, ảo tưởng hay khoa học. Cho nên đó khơng chỉ là vấn đề lý
luận mà còn là vấn đề thực tiễn .
Các nhà triết học trước kia đã từng quan niệm bản chất con người nếu
như không phải là nguồn động lực quyết hết thảy mọi hành vi thì cũng là

tấm gương phản chiếu mọi hoạt động của nó. Từ đó, người ta đã chủ trương
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 18 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
phải xây dựng một xã hội phù hợp với "Tính người” và lấy tính người bất
biến đó làm thước đo của mọi chân lý.
Với cách nhìn duy vật biện chứng thời Mác - Ăng ghen - Lê nin xuất
phát từ phạm trù thực tiễn để nghiên cứu, xem xét bản chất con người. Các
ông đã xem xét vấn đề bản chất con người khơng phải cơ lập, phiến diện mà
đặt nó trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Đây là ba nhân tố
hoàn chỉnh hợp thành thế giới con người. Trong đó, con người vừa là điểm
xuất phát, vừa là khâu trung gian của những mối quan hệ ấy.
Trong khi phê phán Phơbách xuất phát từ những cá thể cô lập theo
kiểu Robinsơn để nhận thức bản chất con người, Mác đã đưa ra một luận đề
nổi tiếng, tạo nên bước ngoặc cách mạng trong nhận thức con người: "Bản
chất con người khơng phải là cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người tổng hịa những quan
hệ xã hội"[8; 493].
1.3.1. "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hịa các mối quan hệ xã hội"
Xuất phát từ phạm trù thực tiễn, từ sinh hoạt sản xuất vật chất trên cơ
sở kế thừa chọn lọc có tính phê phán những tri thức mà nhân loại đã đạt
được khi nghiên cứu về bản chất con người. Mác đã đưa ra một "định
nghĩa" có tính chất kinh điển về bản chất con người "Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội"[8; 493].
Với luận đề nỗi tiếng này, triết học Mác - Lê nin đã làm nên bước
ngoặc cách mạng trong việc nghiên cứu bản chất của con người. Hơn một
thế kỷ qua luận đề ấy đã thành định nghĩa mang tính chất kinh điển và là cơ

sở lý luận của việc nghiên cứu các vấn đề về con người. Nó khơng chỉ trở
thành mối quan tâm của các nhà triết học mác-xít mà cịn là mối quan tâm
của mỗi triết học nói chung. Với định nghĩa này, Mác đã đưa ra phạm trù
con người thực tiễn, đặt nó vào trong hoạt động sản xuất thực tiễn xem xét
nó trong mối quan hệ khơng tách rời với tự nhiên - xã hội
Trong luận đề này, Mác phê phán Phơbách đã coi con người như
những cá nhân trừu tượng, cô lập "bản chất con người chỉ là cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt"; hoặc "bản chất con người chỉ có thể hiểu
được là "lồi", là tính phổ biến nội tại, cần gắn bó một cách thuần túy tự
nhiên đông đảo cá nhân với nhau"[9; 11]. Đối với con người đứng đầu nhà
nước mà Hêghen (George Wilhelm Hegel) gọi là "con người đặc thù" thì
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 19 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
bản chất của nó như Mác nói "khơng phải là râu của nó, khơng phải là máu
của nó, khơng phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất
xã hội của nó"[10; 337].
Mác đã phê phán cái tính chất duy tâm thần bí của Hêghen, cái siêu
hình của Phơbách khi giải thích về bản chất con người đã không xuất phát
từ thực tiễn, không hiểu một chút gì về thực tiễn nên hệ quả mà triết học của
các ơng đạt được khi giải thích về xã hội chỉ là một sự thần bí về "đời sống
xã hội", cịn "đời sống về xã hội về thực chất có tính thực tiễn. Tất cả sự
thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách
hợp lý trong đời sống thực tiễn của con người và trong hiểu biết thực tiễn
ấy.
Như vậy, giải thích bản chất con người không phải trong lý luận,
trong tư duy mà là trong hoạt động thực tiễn. Bản chất con người không
phải là trừu tượng mà là hiện thực cụ thể, không phải là tự nhiên mà là lịch

sử, khơng phải là các vốn có trong mỗi cá nhân riêng lẻ, cơ lập mà là tổng
hịa của tồn bộ các quan hệ của xã hội.
Tư tưởng đó là sự vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật lịch sử vào lý
luận con người: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại cá nhân
quyết định ý thức cá nhân. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quyết định tồn tại
và ý thức cá nhân. Như thế cũng có nghĩa những mối quan hệ trong mọi hệ
thống xã hội nhất định sẽ là nhân tố quyết định tồn tại của cá nhân, quyết
định nhiều nhu cầu, mục đích hoạt động của từng cá nhân trong xã hội.
Ngồi những yếu tố sinh học quy định "tính người", ở người thì yếu tố có ý
nghĩa quyết định đến việc hình thành bản chất con người chính là ở chỗ con
người còn chịu sự liên hệ ràng buộc bởi một hệ thống các mối quan hệ xã
hội, ràng buộc giữa cá nhân với xã hội và giữa xã hội với cá nhân vv...
Lịch sử loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,
mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những mối quan hệ xã hội của nó.
Con người vừa cất tiếng khóc chào đời là đã gia nhập ngay vào những mối
quan hệ xã hội đó, và rồi dù muốn hay không cũng sẽ trở thành "Cái giá
mang những mối quan hệ xã hội" đó. Chính vì thế, trong đời sống của mình
con người khơng chỉ biểu hiện ra là một thực thể sinh học mà còn chủ yếu
biểu hiện ra là một thực thể xã hội. Khác hẳn với các mối quan hệ với tự
nhiên, các mối quan hệ xã hội phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của con
người. Điều này có nghĩa các mối quan hệ xã hội nhiều hay ít là phụ thuộc
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 20 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
vào việc anh ta tham gia nhiều hay ít hoạt động sản xuất. Địa vị của mỗi con
người không phải được tính từ các điều kiện tự nhiên mà là ở chỗ anh ta
thuộc về giai cấp nào? Quan hệ của anh ta đối với tư liệu sản xuất như thế
nào? Vị trí, vai trị của cá nhân đó trong q trình sản xuất và tổ chức lao

động, sản phẩm mà anh ta được phân phối ở mức nào?
Trong hiện thực con người là con người xã hội, con người gắn với xã
hội, là những cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội. Nếu tách con người ra
khỏi các quan hệ xã hội thì lúc đó con người sẽ là không phải con người
nữa, mà chỉ là một sinh vật như mọi sinh vật khác và sự gắn bó những cá thể
người lúc đó cũng chỉ mang tính chất bầy đàn sinh vật, chứ khơng có xã hội
của con người.
Khi nói “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa
các quan hệ xã hội” cũng có nghĩa tất cả các mối quan hệ xã hội đều tham
gia quá trình hình thành bản chất của con người. Nhưng vai trị của các quan
hệ xã hội góp phần vào việc hình thành bản chất con người là khác nhau.
Trong tất cả các mối quan hệ xã hội tham gia vào việc hình thành bản chất
con người thì quan hệ xã hội có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất,
nó đóng vai trị chi phối, định hướng các quan hệ xã hội khác. Tất cả các
quan hệ xã hội khác hoặc là trực tiếp, hoặc là giám tiếp đều ảnh hưởng đến
việc hình thành bản chất con người. Điều này không được các nhà triết học,
xã hội học tư sản trước kia và hiện nay thừa nhận. Họ chỉ nhấn mạnh đến
các quan hệ về gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp... Chính quan hệ sản xuất
trong xã hội chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã quyết định sự phân
chia các thành viên trong xã hội thành các giai cấp khác nhau trong xã hội.
Trong xã hội có giai cấp thì bản chất con người bao giờ cũng bao giờ mang
tính giai cấp của nó. Bản chất người in đậm trong giấu ấn của mỗi cá nhân.
Sẽ là xuyên tạc quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất con
người khi xem xét các quan hệ xã hội một cách giản đơn, thơ thiển và cứng
nhắc, và cho rằng chỉ có những mối quan hệ xã hội hiện tồn mới quyết định
bản chất của những người đang sống. Trong lịch sử của mình con người bắt
buộc phải kế thừa di sản của những người đi trước. Trong lĩnh vực văn hóa
tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn lên nhưng cũng
có những truyền thống "đang đè nặng lên những người đang sống". Do đó,
khi xem xét bản chất con người không nên tách rời quá khứ - hiện tại tương lai.

Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 21 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
Các quan hệ xã hội bao gồm nhiều loại: nếu xét mối quan hệ giữa cá
nhân với xã hội hay giữa cá nhân với con người và cộng đồng xã hội thì có
quan hệ gia đình, họ tộc, quan hệ làng xã, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,
quan hệ tôn giáo,... Nếu xét về sự vận động của các quan hệ xã hội trong
thời gian thì có quan hệ xã hội hiện tồn và các quan hệ xã hội đã được hình
thành trong quá khứ nhưng đã bị đảo lộn biến đổi hoặc được thừa kế, phát
triển trong hiện tại. Như vậy, các quan hệ xã hội rất đa dạng, rất phong phú,
luôn luôn đan xen lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ chi phối
quyết định các loại quan hệ khác. Nếu quan hệ sản xuất thể hiện bản chất
tầng một của con ngườ, thì các quan hệ xã hội khác thể hiện bản chất tầng
hai của con người và lại được thể hiện thông qua cái bản chất của tầng một,
tạo nên sự khác biệt giữa con người với con người. Tính chi phối, quyết
định của quan hệ sản xuất đối với các mối quan hệ xã hội khác là ở chỗ đó.
Việc đề cao tính chi phối và quyết định của quan hệ sản xuất đối với
các quan hệ xã hội khác trong việc hình thành bản chất con người khơng có
nghĩa, quan hệ sản xuất là quan hệ duy nhất tham gia vào q trình hình
thành bản chất con người. Nói như vậy là đã tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất.
Khơng ít người đã nhận thức không đúng vấn đề này. Vì vậy, đã đi đến chỗ
lệch lạc về hai phía: một là, coi bản chất con người chỉ là bản chất giai cấp,
đồng nhất bản chất giai cấp với bản chất con người làm cho bản chất con
người khơng cịn là tổng hòa các quan hệ xã hội. Hai là, chỉ thấy bản chất
con người là tổng hòa các quan hệ xã hội mà khơng thấy được trong xã hội
có giai cấp, quan hệ sản xuất là quan hệ chi phối, quyết định các quan hệ xã
hội khác. Những lệch lạc trên đã dẫn đến hậu quả hoặc là mơ hồ về giai cấp,
hoặc là cứng nhắc về lập trường giai cấp vô sản khi tác động đến con người,

huy động con người vào tiến trình đi lên của cách mạng, nhất là trong việc
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Con người vốn dĩ là một hiện tượng phức tạp. Đem quy bản chất con
người vào các mối quan hệ xã hội, không phải Mác muốn đơn giản một vấn
đề vốn dĩ rất phong phú về nội dung. Trái lại, chúng ta cho rằng khơng có gì
phong phú và phức tạp hơn các mối quan hệ xã hội giữa người với người hình
thành và phát triển trong quá trình đấu tranh, cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.
Chủ nghĩa Mác cũng không bao giờ chủ trương nghiên cứu con
người chỉ dừng lại bản chất của nó, mà chủ trương xem xét con người trong
sự thống nhất giữa bản chất và tồn tại, giữa lý luận và thực tiễn. Và cho rằng
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 22 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
chỉ có thừa nhận bản chất con người là thực thể hoạt động xã hội, thì mới có
khả năng phân tích một cách khoa học tồn tại của con người, cũng tức là
hồn cảnh của con người.
Chính vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho
nên muốn thay đổi bản chất con người không thể không thay đổi những mối
quan hệ xã hội, tức là thay đổi cái cội nguồn, gốc rễ tạo nên bản chất con
người. Từ trong luận đề ngắn gọn của Mác đã vang lên lời hiệu triệu, thôi
thúc hành động cách mạng, sự nghiệp cách mạng mà giai cấp vô sản tiến hành
khơng chỉ nhằm biến đổi hồn cảnh, mà cịn nhằm biến đổi bản chất con người.
Các quan hệ xã hội khơng phải là nhất thành bất biến: có loại quan hệ
xã hội biến đổi nhanh, nhưng cũng có loại quan hệ xã hội biến đổi chậm; có
loại nó tồn tại, ẩn chứa lâu dài. Trong đó, những gì tốt đẹp có ích vẫn được
kế thừa, lưu giữ, phát triển trong điều kiện mới (quan hệ gia đình, họ tộc,
làng xã, văn hố...); có loại bị thay thế bởi các quan hệ xã hội mới khi điều
kiện lịch sử tồn tại của nó khơng cịn nữa (quan hệ sản xuất - quan hệ giai

cấp). Từ đó, có thể thấy rằng bản chất con người cũng không phải là bất
biến, là cố định mà nó cùng biến đổi với sự biến đổi của các quan hệ xã hội,
trước cái cơ sở tồn tại của bản chất người thay đổi.
Quan điểm này hoàn toàn đối lập với những quan điểm duy tâm, siêu
hình cho rằng bản chất con người hay bản tính người là bất biến: đó là tính
thiện hay ác, là vị tha hay vị kỷ, là tình yêu phổ biến hay "người với người
là cho sói", "chiến tranh của tất cả chống tất cả", hoặc cho rằng bản chất,
bản tính là bất biến đối với nhiều loại người khác nhau: quân tử hay tiểu
nhân, thượng trí hay hạ ngu. Sinh ra để trị người hay để người trị... Điều này
đã được Mác nói: "tồn bộ lịch sử chỉ là sự biến đổi liên tục của bản tính
con người”. Chính vì vậy, triết học mác-xít khơng chỉ coi nhiệm vụ của
mình là chỉ ra bản chất con người nói chung, mà phải thấy được bản chất đó
thay đổi như thế nào trong mỗi thời đại lịch sử nhất định. Chính điều này đã
lý giải tại sao khơng ít người thuộc tầng lớp giai cấp khác nhau lại có thể từ
bỏ xuất thân của mình để chạy theo hàng ngũ của giai cấp khác, đấu tranh
để giải phóng cho giai cấp khác như Mác - Ănghen - Lênin đã làm.
Trước Mác, cũng có những nhà duy vật thấy được con người là sản
phẩm của hoàn cảnh tạo ra con người, nhất là các nhà Triết học tạo ra duy
vật khai sáng Pháp và Anh thế kỷ XVII - XVIII. Nhưng biến đổi hoàn cảnh
như thế nào?, làm thế nào để biến đổi hồn cảnh, cải tạo hồn cảnh cho nó
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 23 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
phù hợp với bản tính người?. Đứng trước những câu hỏi vừa mang tính lịch
sử vừa mang tính thực tiễn thì họ trở nên lúng túng, giải thích một cách thần
bí, duy tâm và cuối cùng rơi vào cái vòng luẩn quẩn khơng lối thốt.
Vận dụng quan điểm thực tiễn vào việc nghiên cứu con người, lần
đầu tiên trong lịch sử, Mác đã chuyển vấn đề con người từ cách giải đáp tư

biện sang cơ sở vững chắc của đời sống thực tiễn. Mác đã giải đáp được vấn
đề con người không phải từ trong "thế giới bên kia" hay trong bản thân con
người mà trong hoạt động thực tiễn sản xuất của nó, tức là trong đời sống xã
hội con người.
Có thể nói, nếu như Mác và Enghen đã bỏ nhiều công sức để đấu
tranh với những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật cũ về vấn đề con người, đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hội
nói chung và con người nói riêng, thì Lênin do u cầu cụ thể của thời đại
mình chẳng những người đã bảo vệ và phát triển học thuyết về con người
của Mác và Ăngghen, mà cịn vận dụng học thuyết đó vào việc cải tạo con
người cũ, xây dựng con người mới của chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ quan điểm quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng. Lênin coi việc xây dựng con người mới
trong xã hội mới là nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nó khơng chỉ xố bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xây dựng một
phương thức sản xuất tiên tiến hơn, mà phải xây dựng được những con
người mới đủ sức hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó và cịn là chủ thể xây dựng
xã hội mới. Con người đó phải là con người phát triển tồn diện cả về thể
lực và trí lực. Lênin cực lực phê phán, đấu tranh với hai khuynh hướng sai
lầm: một là, chủ nghĩa xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng cần đến "những
nhãn hiệu của chủ nghĩa tư bản", nhất là những chuyên gia tư bản, những
người rất am hiểu về khoa học kỹ thuật. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể được
xây dựng bởi những con người "hồn tồn mới". Hai là, có thể dùng những
người đã được đào tạo từ các nhà trường tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã
hội mà không cần phải cải tạo và giáo dục theo tinh thần xã hội chủ nghĩa.
Lênin cho rằng đó là những quan điểm ảo tưởng, mơ hồ, sai lầm, ngây thơ.
Theo Lênin, việc xây dựng con người mới không chỉ hạn chế trong
tầng lớp tri thức, mà phải xây dựng ở mọi tầng lớp xã hội. Cải tạo họ, giáo
dục họ không chỉ đơn thuần về mặt tư tưởng, mà điều cốt yếu có vai trị
quyết định là phải cải tạo về lề lối và phong cách làm việc, khắc phục những

Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 24 -


Luận văn cử nhân Triết học - Trần Văn Cường
gì của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Xem lao động không phải là bắt buộc mà là
tự nguyện. Không phải lao động là lao động cưỡng bức, lao động kiếm sống
mà lao động là trách nhiệm là nghĩa vụ và quyền lợi của con người.
Tóm lại, bằng phương pháp biện chứng của con người và với sự phát
triển của con người trong thời đại ngày nay cho phép chúng ta khẳng định
rằng: quan niệm về bản chất con người của các nhà triết học trước Mác đã
khơng tính đến mối liên hệ giữa các sinh vật và cái xã hội, xem xét bản chất
con người một cách siêu hình, coi bản chất con người là vốn có, bất biến.
Những quan điểm đó khơng những khơng đem lại ý nghĩa tích cực mà còn
bộc lộ những hạn chế trước sự phát triển của các khoa học về con người. Đó
chỉ là những cơng cụ phục vụ cho mục đích thống trị của giai cấp bóc lột
trong xã hội có gai cấp. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, trên cơ sở thực
tiễn và với phương pháp biện chứng duy vật Triết học mác-xít đã xố tan
"lớp sương mù mờ ảo" thần bí vây quanh con người, vạch ra bản chất đích
thực của con người. Các quan niệm của các ơng là cơ sở phương pháp luận,
là ngọn đèn pha soi sáng cho nhiều ngành khoa học hiện đại và các khoa
học nghiên cứu về con người. Đồng thời, nó cũng là cơ sở vững chắc cho lý
luận đấu trang giai cấp, giải phóng con người ra khỏi lao động bị tha hóa
trong chủ nghĩa tư bản, khỏi áp bức bất cơng, trả lại giá trị đích thực của con
người, để con người vươn tới tự do. Tư tưởng khẳng định "Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã hội" của các
ơng cịn cho thấy, trong quan niệm đó con người khơng chỉ luôn tồn tại
trong mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội mà còn là chủ thể của lịch
sử, con người là chủ nhân sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
1.3.2. Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử .

Khi giaỉ quyết những vấn đề của con người, liên quan đến con người,
triết học Mác-Lênin đã giải quyết hàng loạt các vấn đề mà triết học trước
các ơng chưa giải quyết được. Trong đó, có vấn đề chủ thể trong hành động
lịch sử hay nói cách khác là vấn đề: ai thực sự làm nên lịch sư. Dĩ nhiên,
ngay trong triết học trước Mác cũng đã chỉ rõ ràng là chỉ có con người mới
làm nên lịch sử, nhưng hành động lịch sử này của con người thể hiện trong
các quan điểm triết học như là chịu sự chi phối bởi cái gì đó cao hơn con
người, đứng trên con người và bên ngoài đời sống con người: các chúa trời,
tinh thần thế giới (Hêghen), sức mạnh đạo đức... Từ đó, dẫn đến một vấn đề
khác cịn chưa được giải thích rõ ràng: trong lĩnh vực nào của đời sống con
Con người - Sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh.
- 25 -


×