NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - YẾU TỐ QUAN TRỌNG
TẠO THẾ VÀ LỰC CHO ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
I. TÌNH HÌNH CÁC CHIẾN TRƯỜNG VÀ HÌNH THÁI BA NƯỚC ĐƠNG DƯƠNG.
1. Đế quốc Mỹ tiếp tục xâm lược Việt Nam bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng
chiến tranh sang Cam-pu-chia, Lào.
Sau bốn năm đưa quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược
miền Nam và dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, chẳng những Mỹ không đạt được
một mục tiêu nào trong bốn mục tiêu chúng đã đề ra, mà còn bị quân và dân ta đánh cho thất bại nặng nề,
làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thất bại này đã tác động sâu sắc đến tình hình
chính trị nước Mỹ, Ních-xơn trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20- l-1969) đã phải thú nhận: “Nước
Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến
tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã
hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết
quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn cịn lâu mới lành”.
Ních-xơn và những chiến lược gia Mỹ nhận thấy chiến lược quân sự tồn cầu “Phản ứng linh hoạt” thời
Ken-nơ-đi, L.Giơn-xơn khơng có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi phong trào đấu tranh giành độc lập của
nhân dân Á - Phi - Mỹ La-tinh, mà tiêu biểu là Việt Nam, nó đã tỏ rõ “lỗi thời” trước cuộc tiến cơng của
ba dịng thác cách mạng thế giới.
Để cứu vãn tình hình đang thua của Mỹ, Tổng thống Mỹ Ních-xơn sau nửa năm cầm quyền đã đề ra “Học
thuyết Ních-xơn” và chiến lược quân sự toàn cầu “Răn đe thực tế” thay thế cho chiến lược “Phản ứng linh
hoạt”.
Nội dung chủ yếu của Học thuyết Ních -xơn là :
1. Chia sẻ trách nhiệm: Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước đồng minh. Các nước đồng
minh phải “thực hiện” nghĩa vụ của mình trong khu vực.
2. Xây dựng sức mạnh: Mỹ gánh chịu phần chủ yếu về lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng các nước
đồng minh phải cùng Mỹ “Chung sức gạch vác” việc xây dựng lực lượng tác chiến trên khu vực chiến
trường.
3. Thương lượng: Mỹ thương lượng với các nước đồng minh thành lập nhưng liên minh khu vực, thương
lượng giải quyết xung đột xảy ra giữa các nước thứ ba, thương lượng với Liên Xơ về việc hạn chế sự phát
triển vũ khí chiến lược.
Mục tiêu tập trung của Học thuyết Ních-xơn là ra sức phá hoại phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào
giải phóng dân tộc, duy trì và củng cố sự thống tn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ trong phạm vi
toàn cầu… Chiến lược quân sự toàn cầu mới dùng sức mạnh làm nản lòng đối phương một cách thực tế,
gọi tắt là chiến lược “Răn đe thực tế”, chủ trương:
Duy trì lực lượng mạnh để giữ thế cân bằng và “răn đe”, đồng thời giữ mọi cam kết của Mỹ với đồng
minh trên cơ sở cùng nhau ‘chia sẻ trách nhiệm”, nhưng Mỹ vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo đối với “thế
giới tự do”. “Việt Nam hóa chiến tranh” là sự áp dụng đầu tiên của Học thuyết Ních-xơn vào cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, mà thực chất là chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” bằng vũ khí, kỹ
thuật của Mỹ, do Mỹ điều khiển . Áp dụng Học thuyết Ních-xơn vào Việt Nam, trước tiên Mỹ điều chỉnh
clủ trương “Phi Mỹ hóa” thành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nếu trước đây Giơn-xơn chủ
trương “Phi Mỹ hóa” nhằm đẩy qn ngụy ra phía trước, quân Mỹ đứng phía sau yểm trợ bằng pháo binh,
không quân để tránh cho quân Mỹ khỏi bị thương vong và từng bước rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh
dự. Nay chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là một kế hoạch hồn chỉnh cả về qn sự, chính trị, kinh
tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là chiếm giừ miền Nam Việt Nam,
nhưng quân Mỹ lui về phía sau để rút dần về nước, giảm bớt sự dính líu của quân chiến đấu Mỹ trên bộ.
Lê-đơ (Laird) - Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ coi “Việt Nam hóa chiến tranh” là “Học thuyết Ních-xơn
trong hành động”, là ‘biện pháp kết thúc sự tham gia của Mỹ, bước mở đầu tăng cường lực lượng đồng
minh ở châu Á”, Việt Nam hóa nghĩa là chuyển dần cho người Việt Nam trách nhiệm. Ních-xơn đánh giá:
“Chính sách này thỏa mãn được mục tiêu của chúng ta (Mỹ) là giảm bớt sự dính líu của Mỹ”. Ngày 18
tháng 2 năm 1970 Ních-xơn cơng bố nội dung chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” là một chương
trình nhằm tăng cường khả năng tự vệ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam bằng kế hoạch 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho ngụy quân, rút dần quân chiến đấu
trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.
Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân đội Sài Gòn, làm cho quân ngụy đủ sức đương
đầu với lực lượng cách mạng, giữ vững được Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Mỹ.
Giai đoạn 3: Hồn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, “Việt
cộng” suy yếu và chiến tranh sẽ tàn lụi.
Trong ba giai đoạn đó, theo Mỹ, giai đoạn 1 (dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972) là giai
đoạn quan trọng nhất được chia làm ba bước để thực hiện:
Buớc 1: (từ năm 1969 đến giũa năm 1970). Bình định một số vùng đơng dân quan trọng. Xóa bỏ hoàn
toàn các cơ sở cách mạng ở vùng ta kiểm soát. Rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường
Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi lực lượng vũ trang giải phóng, làm cho ta khơng hoạt động được ở quy
mô từ đại đội trở lên.
Bước 2: (từ giữa những năm 1970 đến giữa năm 1971): Bình định được tất cả các vùng đơng dân quan
trọng. Làm cho lực lượng vũ trang cách mạng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở
lên ở những vùng căn cứ. Hoàn thành kế hoạch “hiện đại hóa quân ngụy”, rút phần lớn quân Mỹ về nước.
Bước 3: (từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972): Cơ bản bình định xong cả miền Nam. Lực lượng vũ
trang cách mạng khơng cịn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Cam-pu-chia, quân
ngụy đủ sức đương đầu với khối chủ lực miền Bắc Việt Nam. Rút hết quân chiến đấu trên bộ của Mỹ về
nước
Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, Mỹ đề ra các biện pháp cụ thể:
1. Phát triển và hiện đại hóa quân ngụy để có đủ sức đối phó với ta, thay thế dần quân Mỹ bằng
cách ráo riết bắt lính, tăng cường và đổi mới trang bị, vũ khí cho quân ngụy, huấn luyện cấp tốc
cho quân nguỵ nhằm tiêu hao và đẩy lùi chủ lực ta ra khỏi các vùng đông dân, nhiều của, xây
dựng cơ sở xã hội cho bọn tay sai, củng cố ngụy quyền.
2. Bao vây đánh phá kinh tế, đánh phá đường hành lang vận chuyển chiến lược, cắt đứt sự chi
viện của miền Bắc cho miền Nam, tăng cường chiến tranh ở Lào, mở rộng chiến tranh sang
Cam-pu-chia, xúc tiến liên minh khu vực, đảm bảo cho “Việt Nam hóa chiến tranh” thành công.
3. Xúc tiến thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, tranh thủ hồ hỗn giữa các nước lớn, hạn chế viện
trợ cho ta, tiến tới cô lập cách mạng Việt Nam và Đông Dương, buộc ta phải chấp nhận những
điều kiện của Mỹ trong cuộc thương lượng tại Hội nghị Pa-ri.
Những biện pháp chiến lược nêu trên chứng tỏ bản chất ngoan cố hiếu chiến và thâm độc của đế
quốc Mỹ. “Việt Nam hóa chiến tranh” khơng phải là sự rút lui chịu thua để tìm một lối thốt gọn
ghẽ cho Mỹ. Trái lại, Ních-xơn đang tìm mọi cách giành giật với ta để kết thúc chiến tranh trên
thế mạnh. Thực hiện kế hoạch của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ gấp rút củng cố
và phát triển qn ngụy, có đủ sức đảm nhận tồn bộ trách nhiệm về an ninh của Nam Việt Nam
và làm lực lượng nịng cốt cho “Khơ-me hóa”, “Lào hóa” chiến tranh của Mỹ; đồng thời đẩy
mạnh chương trình bình định, mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, Lào.
Việc phát triển quân ngụy miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gịn dự kiến cứ mỗi năm tăng từ
50.000 đến 100.000 quân cho đến khi qn đội chính quy Việt Nam cộng hồ đạt 1. 100.000 vào
cuối năm 1971. Trong kế hoạch này, Mỹ chú trọng phát triển cả ba quân chủng Hải, Lục, Không
quân, nhưng ưu tiên củng cố và phát triển Lục quân. Nếu năm 1969, Lục quân ngụy chia thành 4
loại lực lượng xung kích, lực lượng chống xâm nhập; lực lượng bảo vệ đô thị; lực lượng yểm trợ
xây dựng nơng thơn thì từ năm 1970 trở đi, lực lượng này được tổ chức thành 2 loại:
1. “Lực lượng lưu động” làm nhiệm vụ thường xuyên đánh phá căn cứ, hệ thống tiếp vận của ta,
đẩy lùi, ngăn chặn chủ lực ta trở lại hoạt động trong nội địa.
2. “Lực lượng lãnh thổ” làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa, bình định nơng thơn.
Các sư đồn chủ lực bộ binh được bổ sung quân số, hoàn thiện biên chế: một sư đồn có 12 tiểu
đồn, một trung đồn có 4 tiểu đồn. Các đơn vị biệt kích được cải tổ thành các tiểu đoàn biệt
động quân biên phịng (37 tiểu đồn). Hỏa lực yểm trợ cho Lục quân cũng được tăng cường.
Trong 3 năm quân ngụy lên 1.300 khẩu pháo và 10.000 súng cối các loại. Tăng, thiết giáp từ 1
037 chiếc năm 1968 lên 1.879 chiếc năm 1972. Địch rất quan tâm xây dựng khối bộ binh cơ
động, dù, thủy quân Lục chiến. Khối bộ binh cơ động năm 1968 mới có 50 tiểu đồn, chiếm tỷ lệ
l8%, đến cuối năm 1970 tăng lên 90 tiểu đoàn (đạt tỷ lệ 42%).
Với sự phát triển Lục quân như trên, đến tháng 6 năm 1970, theo Mỹ, quân ngụy có thể đảm
nhiệm hầu hết nhiệm vụ chiến đấu trên bộ. Ngày 1 tháng 7 năm 1970, bộ tư lệnh Lục quân ngụy
miền Nam chính thức được thành lập Cùng với Lục quân, Hải quân cũng được phát triển. Cuối
năm 1971, đầu năm 1972 lực lượng đã lên đến gần 50.000 quân, với 1.600 tàu các loại hoạt động
trên biển và trên sông. Khơng qn ngụy được củng cố và kiện tồn, qn số tăng nhanh từ
35.000 năm 1968 lên hơn 50.000 năm 1971. Với lực lượng đã được tăng cường, năm 1970,
không quân ngụy được tổ chức lại thành 6 sư đoàn, 1 phi đoàn liên lạc, 1 phi đoàn vận tải, 5 phi
đoàn trực thăng, 3 phi đoàn khu trục. Mỹ đã trang bị cho bộ binh quân đội Sài Gòn 70.000 súng
M.16 - loại súng trường cực nhanh và hiện đại nhất của quân đội Mỹ lúc đó và 30.000 súng
phóng lựu, 10.000 súng máy các loại.
Bên cạnh lực lượng chủ lực, Mỹ còn chú trọng xây dựng, phát triển quân địa phương (bảo an,
dân vệ và phòng vệ dân sự). Đây là lực lượng quân sự trực tiếp làm nhiệm vụ bình định và kìm
kẹp đồng bào ta ở nơng thơn. Từ năm 1969, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã xây dựng thêm nhiều
đại đội, trung đội bảo an, dân vệ và phòng vệ dân sự; bảo đảm mỗi xã có 2 trung đội phịng vệ
dân sự để đưa dần lực lượng này thay thế cho dân vệ, lấy dân vệ đôn lên bảo an, bảo an đôn lên
bổ sung cho qn chính quy.
Cơng tác đào tạo, huấn luyện cũng được Mỹ quan tâm nhằm “cải tiến” và nâng cao chất lượng
quân ngụy. Đến đầu năm 1970, Mỹ - ngụy đã mở 23 trung tâm huấn luyện, 25 trường quân sự
cho cấp các quân binh chủng.
Nhìn chung sau 3 năm thực hiện kế hoạch “phát triển và hiện đại hóa qn đội”, Mỹ và chính
quyền Sài Gịn đã thu được kết quả đáng kể. Quân số linh ngụy tăng nhanh, vũ khí trang bị được
hiện đại hóa với tỷ lệ khá cao (vũ khí đạt 98,7%, quân xa cơ giới đạt 100%, thiết giáp, chiến xa
đạt 99,5%, vô tuyến điện các loại đạt 75%), cơ cấu, tổ chức được củng cố thêm một bước. Dù
vậy, quân ngụy cũng không thể sánh được với quân Mỹ về chất lượng. Việc thay thế dần quân
Mỹ bằng quân ngụy đương nhiên tạo ra thế bất lợi cho chúng.
Nội dung chủ yếu thứ 2 của chiến lược “Việt Nam hóa” theo Ních-xơn là vấn đề “bình định”.
Trong “Việt Nam hóa chiến tranh”, bình định khơng chi là một biện pháp chiến lược quan trọng
mà cịn là mục đích xâm lược của Mỹ. Vì vậy, Ních-xơn coi bình định là “trận cuối cùng, ai
thắng trận này sẽ thắng cuộc chiến tranh”. Theo Mỹ và chính quyền Sài Gịn thì bình định, dồn
dân vào các ấp Tân sinh đời mới là biện pháp chiến lược quyết định sự tồn vong của chế độ Sài
Gòn và sự thành, bại của “Việt Nam hóa” chiến tranh. Cho nên, Mỹ - ngụy quyền miền Nam
chia bình định làm nhiều giai đoạn để thực hiện:
Bình định cấp tốc từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 6 năm 1969; bình định phát triển nơng thơn từ
tháng 7 năm 1969 đến tháng 6 năm 1970; bình định đặc biệt (7-l970 đến 2-1971) rồi chương
trình “cộng đồng tự vệ” và “phát triển nông thôn” (3- 1971 đến 3 - 1972).
Biện pháp cơ bản hàng đầu để thực hiện bình định là tăng cường mở rộng và đẩy mạnh quy mô,
mật độ hành quân càn quét. Từ năm 1969, các cuộc hành quân càn quét của quân đội Mỹ - ngụy
tăng lên một cách đột ngột so với các năm trước đó, nhất là chiến trường Nam Bộ. Năm 1968 có
2.192 cuộc hành quân càn quét, năm 1969 tăng lên 4.344 cuộc, song chỉ riêng 10 tháng đầu năm
1970 đã có tới 745 cuộc hành quân từ cấp tiểu đồn trở lên. Nếu tính cả hoạt động dưới cấp tiểu
đồn, thì năm 1969 có 10.980 cuộc, năm 1970 tăng lên 23.783 cuộc hành quân càn quét.
Cùng với tăng cường và đẩy mạnh hành quân càn quét, địch còn sử dụng tổ chức Phượng Hồng
do phân cục tình báo CIA Mỹ ở Sài Gòn lập ra từ cuối năm 1967 dưới danh nghĩa là Văn phòng
phụ tá đặc biệt (OSA) để đánh phá cách mạng, hỗ trợ cho chương trình bình định. Từ năm 1969,
tổ chức này phát triển nhanh với quy mô to lớn và sâu rộng từ trung ương đến địa phương với
phương thức hoạt động rất thâm độc như sử dụng các tổ chức tình báo, cảnh sát chìm kết hợp
khai thác những đối tượng đầu hàng, đầu thú của ta, điều tra phân loại hạ tầng cơ sở cách mạng.
Trên cơ sở đó phát hiện cộng sản nằm vùng hoặc những người có cảm tình với cách mạng để bắt
giam và tiêu diệt.
Theo đánh giá của chính quyền Sài Gịn, từ năm 1969 đến giữa năm 1970 là thời kỳ bình định
đạt kết quả tốt nhất. Trong thời gian này địch đã chiếm lại được đại bộ phận vùng nơng thơn giải
phóng, kiểm sốt được thêm nhiều dân. Chỉ tính riêng năm 1969, địch đã kiểm soát thêm được
2.622 ấp (tăng 34,5%) và 2.932.700 dân (tăng 16,6%) so với năm 1968. Từ tháng 6 năm 1970,
chương trình bình định của địch mới bị chặn lại.
Những năm 1971, 1972, cơng tác bình định của địch càng gặp khó khăn hơn. Cuối năm 1971,
theo báo cáo của địch thì chúng đã kiểm sốt được 7.194 ấp, chiếm 4,4% tổng số ấp loại A và B
(loại ấp có an ninh vững - theo phân loại cửa địch) và 14 triệu/17 triệu dân toàn miền Nam lúc
bấy giờ, song theo đánh giá của Tơm-sơn (Thom xon) cố vấn bình định của Ních-xơn sau khi đi
kiểm tra 117 xã ở miền Nam thì: “An ninh bấp bênh, 70% số xã có chế độ cộng sản. Nếu khơng
giải quyết ngăn chặn thì ngày nào đó cộng sản sẽ lật đổ chế độ”.
Một biện pháp chiến lược không kém phần quan trọng mà Mỹ đã thực hiện trong “Việt Nam hóa
chiến tranh” là mở các cuộc phản kích ra vịng ngồi nhằm đánh phá hậu phương, đánh phá vùng
giải phóng, đánh phá căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến đánh phá hệ thống giao thông tiếp tế
hậu cần để cô lập và làm suy yếu lực lượng cách mạng. Không kể các cuộc hành quân hỗ trợ trực
tiếp cho công tác bình định, trong 3 năm (từ 1969 đến 1971) Mỹ - ngụy đã mở tất cả 27.968 cuộc
hành quân phản kích từ cấp tiểu đồn trở lên trong đó có 724 cuộc quy mơ cấp sư đồn trở lên,
4.208 cuộc cấp trung đoàn với hàng chục ngàn lần chiếc máy bay chiến thuật và máy bay B52 rải
khoảng 623. 13 tấn bom. Địch tập trung chủ yếu vào việc đánh giá căn cứ, hành lang tiếp tế, cơ
sở hậu cần, kinh tế nhằm ngăn chặn ta từ xa, thu hẹp phạm vi vùng g li phóng và đẩy chu lực ta
ra xa tận biên giới.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ trong
những năm 1969, 1970 vô cùng gian khổ và quyết liệt. Ta và địch đều cố giành nhau từng tấc
đất, từng xóm làng. Địch dồn dân vào ấp Tân sinh, ta đấu tranh phá ấp, giải phóng dân. Trong
cuộc đấu tranh đó, địch đã gây cho ta mn vàn khó khăn. Đây là một trong những thời kỳ khó
khăn tưởng chừng không thể vượt qua.
Do ta bị tổn thất trong Tết Mậu Thân và các cuộc Tổng tiến công đợt 2 , đợt 3 năm 1968 và đánh
giá không sát đúng tính chất phức tạp, nham hiểm của chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”,
địch lại ngăn chặn ‘tuyến hành lang chiến lược ác liệt, tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam bị gián
đoạn, làm cho đời sống của bộ đội và nhân dân vùng giải phóng thiếu thốn, sức chiến đấu giảm
sút. ở Tây Nguyên, toàn bộ gạo tồn lại của năm 1968 chỉ bằng 1/3 số tồn kho năm 1967. Dự trữ
lương thực đến giữa năm l969 chỉ nuôi được bộ đội trong khoảng 1 tuần. Ở cực Nam Trung Bộ
và Trị Thiên, do địch dành phá ác liệt, nhất là việc chúng dùng chất độc rải thảm, phát quang,
cộng với thiên tai mất mùa dẫn đến nạn đói hồnh hành nghiêm trọng. Bộ đội trực tiếp chiến đấu
ở tuyến trước cũng chỉ được cấp phát mỗi người một ngày từ 1 đến 3 lạng gạo, tuyến sau chỉ ăn
củ rừng, khoai, sắn thay cơm . . . Riêng ở Khu 5 từ năm l969 đến 1970, bộ đội và nhân dân gặp
rất nhiều khó khăn. Bộ đội đói, mỗi chiến sĩ trực tiếp chiến đấu ăn nửa lon gạo một ngày; còn
cán bộ, chiến sĩ cơ quan cứ 8 người một lon gạo một ngày. Vì thế Khu 5 phải giải thể Sư đoàn 3
Sao Vàng; đưa ra Đường 9 - bắc Quảng Trị. Sư đoàn và các trung đoàn 141 , 220 cùng một số
đơn vị thu dung, phục vụ. ở Tây Nguyên, các đơn vị không trực tiếp chiến đấu được đưa ra miền
Bắc, một số đơn vị chiến đấu bổ sung cho B2, các trung đoàn 6, 24, 28, 95, Tiểu đồn 631, cịn
lại phải cơ động vào nam Tây Nguyên ăn gạo từ Cam-pu-chia chuyển sang. Ở Nam Bộ, địch lấn
và chiếm lại gần hết vùng giải phóng của ta ở đồng bằng. Có nơi như ở Trà Vinh, Vĩnh Long chỉ
qua hai đợt “bình định cấp tốc” vùng giải phóng từ 182 ấp chỉ cịn 1 ấp, vùng tranh chấp từ 192
ấp giảm còn 1 -‘8 ấp. Lực lượng vũ trang ta ở đây cũng giảm sút rất nhanh, nhất là Tây Nam Bộ.
Chỉ sáu tháng đầu năm 1969, du kích xã, ấp tại Tây Nam Bộ bị tổn thất trên 15.000 người. Bộ
đội chủ lực Quân khu 8 từ 2 trung đoàn dồn lại cịn 1; Qn khu 9, 3 trung đồn dồn lại cịn 1
trung đồn và 1 tiểu đồn. Vùng giải phóng bị thu hẹp, mất bàn đạp và chỗ đứng chân ở đồng
bằng, các sư đoàn 5, 7, 9 chủ lực Miền bị đẩy lên tận biên giới Cam-pu-chia. Thừa cơ hội này,
địch tăng cường hành quân, càn quét, lấn chiếm. Trên chiến trường miền Đơng Nam Bộ, các sư
đồn 1 kỵ binh khơng vận, sư đồn 101 dù, sư đồn 25 bộ binh cơ giới Mỹ luân phiên đánh phá
dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Ở Tây Nam Bộ, sư đoàn 21 bộ binh và liên đoàn 4 biệt
động ngụy chốt chặn biên giới đoạn từ Kiến Tường đến kênh Vĩnh Tế. Ở Khu 5, sư đồn 1 lính
thủy đánh bộ, sư đoàn A-mê-ri-cơn, lữ đoàn dù 173 Mỹ cùng lữ đoàn 2 “Rồng xanh” thủy quân
Lục chiến, sư đoàn Bạch Mã (Nam Triều Tiên) đánh vào vùng căn cứ ta ở Giằng, Đại Lộc
(Quảng Đà), An Lão, Kim Sơn, Núi Bà (Bình Định), Cây Vừng, Kỳ Lộ, Sơng Hình (Phú Yên)…
__________________
Cách mạng miền Nam đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Cục diện chiến trường tạm thời có
lợi cho địch. Trước tình hình đó, tháng l năm 1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn. Bộ Chính trị nhận định, lợi dụng lúc ta có khó khăn địch tập trung lực
lượng phản kích quyết liệt trên nhiều hướng làm cho lực lượng vũ trang, chính trị của ta bị tiêu hao, cơ sở
của ta tiếp tục bị vỡ, vùng giải phóng bị thu hẹp. Tuy vậy, địch khơng mạnh mà là hành động điện cuồng
trong thế thua, vì thất bại, suy yếu buộc phải xuống thang chiến tranh, nhưng lại muốn xuống thang trên
thế mạnh, thế chủ động là một mâu thuẫn vốn có trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
Mâu thuẫn đó càng bị khoét sâu mỗi khi chiến tranh kéo dài. Bộ Chính trị chủ trương động viên những nỗ
lực cao nhất của cả 2 miền tiến công và nổi dậy tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, phá
vỡ chương trình bình định, đánh đổ và làm suy yếu ngụy quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương,
khôi phục và mở rộng vùng giải phóng, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải từ bỏ ý đồ kết
thúc chiến tranh, rút quân Mỹ v nước trên thế mạnh.
Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị và quân ủy Trung ương đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường
cơng tác tư tưởng, kiện tồn tổ chức, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang trên cả
hai miền Bắc - Nam.
Tại Hà Nội, tháng 5 năm 1969, Hội nghị cán bộ cao cấp tồn qn được tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói chuyện thân mật với các đại biểu dự hội nghị. Bác chỉ thị cho quân đội: “Phải xây dựng lực lượng
thật tốt, chất lượng thật cao. Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi, bảo vệ tốt miền
Bắc xã hội chủ nghĩa. Chú ý tiết kiệm sức người và sức của, giừ gìn thật tốt vũ khí trang bị”.
Cùng với việc tổ chức hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân, quân ủy Trung ương ra chỉ thị về “Kiện toàn tổ
chức, nâng cao chất lượng và điều chỉnh số lượng bộ đội thường trực một cách thích hợp” nhằm bảo đảm
cho các đơn vị làm tốt nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam, bảo vệ miền Bắc, giúp cách mạng Lào và phát
triển lực lượng khi cần thiết. Một đề án chấn chỉnh lực lượng do Bộ Tổng tham mưu đề xuất đã được
quân ủy Trung ương phê duyệt. Theo đó các sư đoàn, trung đoàn bộ binh chủ lực của Bộ Tổng tư lệnh và
các quân khu được kiện toàn đủ quân số và trang bị. Khối cơ quan, đơn vị phục vụ thuộc quân binh
chủng, quân khu, nhà trường giảm bớt để tăng cường lực lượng trực tiếp chiến đấu.
Đến cuối năm l969, toàn quân đã kiện toàn một bước biên chế tổ chức các đơn vị, rút được 13.200 cán bộ,
chiến sĩ tăng cường cho chiến trường.
Nhằm bảo đảm sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang ở miền Nam trong tình hình mới, Quân ủy Trung
ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và trang bị vào chiến trường,
đồng thời điều chỉnh các đơn vị chủ lực ở chiến trường cho phù hợp với khả năng bảo đảm vật chất cũng
như đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trên từng địa bàn. Vừa củng cố tổ chức, các lực lượng vũ trang ta ở
miền Nam vừa tiếp tục tiến công và phản công địch. Chỉ trong tháng đầu năm 1969, ta đã mở 2 đợt hoạt
động lớn. Đợt hoạt động Xuân (từ 22-2 đến 30-3-1969) và đợt hoạt động Hè (từ 11-5 đến 25-6-1969).
Trong đợt hoạt động Xuân năm 1968, quân và dân ta ở miền Nam đã đánh vào 3 thành phố, thị xã, trên
100 quận lỵ, nhiều kho tàng, sân bay, sở chỉ huy của Mỹ - ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực
địch. Đợt hoạt động hè các lực lượng vũ trang ta đánh vào 830 mục tiêu cửa địch, trong đó có 57 căn cứ
sở chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên, 41 sân bay quân sự. Đáng chú ý trong đợt hoạt động này, ngoài
những trận đánh vừa và nhỏ nhằm tiêu hao một bộ phận lực lượng địch, ta mở được một số chiến dịch và
trận đánh lớn như chiến dịch Đắc Tô II ở Tây Nguyên từ 5-5 đến 11-7-1969, chiến dịch Long Khánh ở
miền Đông Nam Bộ (từ 5-5 đến 20-6-1969). Ở Trị Thiên, ta chặn đánh quyết liệt các cuộc tấn công của
địch vào tuyến vận tải chiến lược ở các khu vực Cô Ca Va, Tam Tanh, A Lưới, A Bia, trong đó trận đánh
ở đồi A Bia là trận dành đẫm máu nhất đối với quân Mỹ. A Bia được báo chí Mỹ và phương Tây đặt cho
cái tên là Hamburger (đồi băm thịt) còn Thượng nghị sĩ Mỹ Ken-nơ-đi thì chua xót nhận xét: “Cuộc tiến
công lên núi A Bia là vô đạo đức, là dã man, là vô nghĩa, vô trách nhiệm. Không thể đem sinh mệnh của
người Mỹ làm vật hy sinh vì lòng tự ái quân nhân” (AP ngày 21-5- 1969).
Mặc dù trong nửa đầu năm 1969, ta tiếp tục tiến công, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận lớn lực lượng địch,
song do hoạt động liên tục và bị tổn thất nặng trong năm l968, ta chưa có thời gian củng cố, nguồn tiếp tế
từ miền Bắc vào gặp nhiều khó khăn, lực lượng và cơ sở vật chất có hạn, trong khi đó, địch phản kích
quyết liệt, nhất là sau đợt hoạt động Hè đã đẩy đại bộ phận chủ lực ta bật lên vùng rừng núi. Ở nông thôn
đồng bằng, lực lượng vũ trang địa phương cũng bị tiêu hao nặng. Mùa mưa năm 1969, địch tiếp tục lấn
tới đẩy mạnh “bình định cấp tốc” giành lại nơng thơn đồng bằng và đánh phá các căn cứ ở miền núi các
hành lang vận chuyển tiếp tế của ta, kết hợp với các hoạt động tình báo, gián điệp thơng qua chương trình
Phượng Hồng gây cho ta nhiều khó khăn.
Tháng 7 năm 1969, Trung ương Cục tổ chức Hội nghị lần thứ 9. Hội nghị đánh giá: “Từ Xuân năm l969
đến nay, trên cơ sở quán triệt quyết tâm chiến lược cửa Trung ương, ta đã có một bước tiến bộ rõ rệt trong
việc vận dụng phương châm, phương thức đấu tranh và xây dựng cả về quân sự và chính trị… Nhưng so
với yêu cầu và nhiệm vụ to lớn của chiến trường, ta vẫn chưa tạo ra được những chuyển biến nhảy vọt có
ý nghĩa quyết định… Bên cạnh những thắng lợi và những ưu điểm lớn, chúng ta còn khuyết điểm và khó
khăn… Mũi tiến cơng binh vận cịn q yếu, du kích chiến tranh phát triển chậm và khơng đều… Việc bổ
sung lực lượng, công tác bảo đảm vật chất cho chiến trường cịn nhiều thiếu sót và nhiều nơi đang gặp
khó khăn”. Nguyên nhân của những khuyết điểm trên là các cấp lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ và vận
dụng chưa linh hoạt chủ trương của Trung ương và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, chưa thấy hết âm
mưu và thủ đoạn mới của địch. Trung ương Cục đã đề ra nhiệm vụ trước mắt cho quân và dân Nam Bộ là:
“Động viên nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phát huy thắng lợi đã giành
được, kiên quyết khắc phục các khuyết điểm và nhược điểm, nắm vừng và sáng tạo thời cơ, tiếp tục đẩy
mạnh Tổng tiến công và nổi dậy với 3 mũi giáp công đến đinh cao nhất, kết hợp với tấn công ngoại giao,
khẩn trương xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển thế tiến cơng chiến lược một cách tồn
diện liên tục và mạnh mẽ trên cả 3 vùng chiến lược, đánh bại chiến lược “qt và giữ”, chính sách bình
định và các mục tiêu biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh
và chủ trương “Phi Mỹ hóa chiến tranh” của chúng, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho ngụy phải suy
sụp và ta giành được thắng lợi quyết định”.
1. Đẩy mạnh tấn công quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang: Phối hợp hoạt động của ba thứ quân
trên các chiến trường, ra sức tiêu diệt, tiêu hao và kìm chân lực lượng lớn Mỹ - ngụy ở đô thị, mặt
khác căng địch ra trên các chiến trường nông thôn đồng bằng, miền núi, tập trung chủ lực mạnh
trên chiến trường có lợi, kéo địch ra để tiêu diệt sinh lực và mở rộng vùng giải phóng, tập trung
những cố gắng cao nhất, đẩy mạnh tấn công quân sự, kết hợp chặt chẽ với tấn cơng chính trị và
ngoại giao, giành thắng lợi lớn nhất, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch; đồng thời tạo ra
thế và lực mạnh, tạo ra thời cơ mới để giành thắng lợi quyết định trong thời gian tới và bảo đảm
đánh thắng địch trong mọi tình huống.
2. Tăng cường cơng tác dân vận làm cơ sở đẩy mạnh phong trào chính trị và binh vận tiến kịp
tình hình mới.
3. Ra sức phát huy vai trị của chính quyền cách mạng, tăng cường lãnh đạo công tác an ninh, đẩy
mạnh mặt trận kinh tế tài chính, ra sức mở rộng và xây dựng căn cứ địa.
4. Xây dựng Đảng mạnh về tư tưởng, chính trị vá tổ chức để hồn thành mọi nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Về tổ chức chiến trường, Trung ương Cục quyết định lập lại Khu 7 gồm phân khu 4, tỉnh Biên
Hoà, Bà Rịa, Long Khánh và Đặc khu rừng Sác. Các quận nội thành Sài Gòn trước kia tách về
các phân khu, nay nhập lại như cũ Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó bí thư Trung ương Cục kiêm
Bí thư Thành ủy Sài Gịn. Miền Tây Nam Bộ cũng được tăng cường lãnh đạo chỉ huy. Đồng chí
Võ Văn Kiệt được cử làm Bí thư Khu ủy, đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh Quân khu 9. Ở Khu
5, tháng 9 năm 1969, Quân khu ủy cũng họp và chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quân khu
là: “diệt kẹp, giành dân”. Mọi hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực cũng như bộ đội địa phương
đều phải nhằm đạt được mục tiêu này. Muốn vậy, cùng với phát triển lực lượng vũ trang địa
phương phải tập trung củng cố các đơn vị chủ lực, phải đánh được những trận lớn làm chuyển
biến tình hình.
Giữa lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên cả hai miền nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để đưa
cách mạng miền Nam tiến lên thì ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Người
mất đi là một tổn thất lớn cho đất nước và dân tộc đang anh dũng kháng chiến chống Mỹ, khơng
có gì bù đắp được cho cách mạng Việt Nam, làm chấn động sâu sắc tình cảm, niềm tin, ý chí của
đồng bào, chiến sĩ cả nước.
Nén đau thương, biến thành hành động cách mạng làm theo Di chúc của Người, quân và dân ta ở
miền Nam mở các cuộc tiến công và phản công đánh bại địch càn quét vào khu vực Đỗ Xá (căn
cứ của Quân khu 5), vùng Nam Bộ lộ 4 (căn cứ của Quân khu , vùng rừng núi phía bắc miền
Đơng Nam Bộ (căn cứ Bộ tư lệnh Miền), U Minh (căn cứ Quân khu 9).
Tháng 11 năm 1969, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đập tan kế hoạch “nhổ cỏ” U Minh lần thứ
nhất của Mỹ - ngụy. Chiến thắng này một lần nữa khẳng định vai trò của bộ đội chủ lực, đồng
thời nó chứng minh với sự phối hợp chặt chẽ của ba thứ quân, ta có thể đánh bại các cuộc hành
quân càn quét quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ.
Trên địa bàn Tây Nguyên, ta mở chiến lịch Bu-prăng - Đức Lập (từ 29-10 đến 5- 1969) tiến cơng
vào tuyến phịng thủ của địch ở Tây Nam thị xã Buôn Ma Thuột. Sau hơn một tháng chiến đấu
liên tục, lực lượng vũ trang Tây Ngun đã loại khỏi vịng chiến đấu các chiến đồn 220, 53 và
một chiến đoàn hỗn hợp. Đây là một chiến công lớn của lực lượng vũ trang Tây Nguyên sau
chiến dịch Đắc Tơ II hồi giữa năm 1969. Nó chứng tỏ sức chiến đấu bền bỉ dẻo, dai của bộ đội
chủ lực Tây Nguyên.
Mặc dù nửa cuối năm 1969, các lực lượng vũ trang ta trên các chiến trường đã có nỗ lực rất lớn,
song việc chống phá các kế hoạch bình định của trịch nhất là vùng đơng dân cơ ở đồng bằng sông
Cửu Long và Khu 5, ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1969 địch đã lấn chiếm hầu hết
vùng đồng bằng sông Cửu Long, trừ căn cứ U Minh, Đồng Tháp Mười và một số “lõm” giải
phóng ở phía bắc đường 14. Khu 5 và Tây Nguyên đến năm 1968 số dân vùng giải phóng là
1.110.000 người thì năm 1969 chỉ cịn 838.000. Trên tồn chiến trường, địch lập 5.800 ấp chiến
lược, đóng 6.964 đồn bốt, kiểm soát 10.000.000 dân . Vùng giải phóng và vùng làm chủ của ta từ
1114 xã với 7,7 triệu dân năm 1968 nay tụt xuống còn 950 xã với 4,7 triệu dân. Ngay các vùng
căn cứ và vùng giải phóng mà ta đã làm chủ cũng thường xuyên bị địch bao vây. Tình hình này
làm một số cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lo ngại, có người bi quan, dao động.
Tháng 1 năm 1970, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 được triệu tập. Hội
nghị phân tích sự phát triển cục diện chiến trường từ đầu Xuân Mậu Thân, chủ yếu là đánh giá lại
tình hình năm 1969, vạch rõ những thiếu sót về chỉ đạo sau đợt tiến cơng Tết, đánh giá âm mưu
thủ đoạn mới của địch và đề ra những chủ trương, nhiệm vụ công tác lớn. Nghị quyết khẳng định:
“Sang năm 1969, quân và dân ta đã nỗ lực vượt bậc, tiếp tục phát huy thế chiến lược tiến công…
Mặc dầu địch ra sức giành giật quyết liệt với ta, gây cho ta một số khó khăn, đồng thời ta cũng có
những thiếu sót và những chỗ yếu, song về căn bản địch không sao gỡ được khỏi thế phòng ngự,
xuống thang và thất bại”.
2. Nghị quyết chỉ rõ những mặt yếu và hạn chế của ta là: “Hoạt động của bộ đội chủ lực tiến
lên không đều. Có chiến trường cịn chưa phát huy hiệu lực lớn. Đặc biệt là chiến tranh
du kích chưa được đẩy mạnh đúng tầm chiến lược của nó. Việc phá âm mưu bình định,
giành dân chưa được coi trọng đúng mức. Về mặt đấu tranh chính trị nhất là ở các thành
thị, phong trào chưa phát triển kịp với tình hình, chưa khai thác hết khả năng to lớn của
nhân dân, cơng tác binh vận cịn yếu. Việc giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, chúng
ta làm chưa tốt, có nơi vùng giải phóng bị thu hẹp. Việc động viên sức người, sức của tại
chỗ để bồi dưỡng lực lượng của ta cũng còn hạn chế. Việc xây dựng lực lượng vũ trang
nói chung có tiến bộ, nhưng chưa cân đối về nhiều mặt, chất lượng bộ đội chủ lực chưa
tiến kịp yêu cầu của nhiệm vụ tác chiến. Bộ đội địa phương chưa được tăng cường đúng
mức và có nơi cịn yếu. Lực lượng du kích phát triển chậm”.
Sau khi phân tích những mặt mạnh, yếu của ta, âm mưu và chủ trương chiến lược mới
của địch, Hội nghị Trung ương lần thứ 18 đề ra nhiệm vụ trước mắt cho quân và dân ta
là: “Động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát
huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển
chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến cơng qn
sự, chính trị và kinh tế, kết hợp với tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch, vừa ra sức
xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh, đánh bại âm mưu
việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu xuống thang từng bước,
kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh, hịng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở
miền Nam Việt Nam, làm thất bại thế chiến lược phòng ngự của địch, tạo ra chuyển biến
mới trong cục diện chiến tranh giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết
định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để
thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hịa bình, trung lập tiến tới thống nhất đất
nước”.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, Trung ương chỉ ra những công tác lớn:
1. Đẩy mạnh tiến công quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang.
2. Đẩy mạnh đấu tranh chính trị và xây dựng lực lượng chính trị ở thành thị.
3. Đẩy mạnh đấu tranh qn sự và chính trị ở nơng thơn, phát động cao trào nôi dậy của
quần chúng, ra sức giành dân, giữ dân, mở rộng vùng giải phóng, đánh bại kế hoạch bình
định nơng thơn của địch.
4. Đẩy mạnh cơng tác binh vận, địch vận.
Đối với miền Bắc, Trung ương xác định: “Miền Bắc có nhiệm vụ tích cực khắc phục
những hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển một bước nền kinh tế, tiếp tục đưa
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên; ra sức tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốc
phòng; củng cố tổ chức Đảng vững mạnh, đồng thời hết lòng chi viện cho miền Nam để
góp sức lớn nhất cùng đồng bào miền Nam đánh tháng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, làm
tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn”.
2. Tình hình chiến trường ba nước Đông Dương.
Lúc này ở Lào, cuộc chiến tranh đặc biệt được Mỹ đẩy lên với quy mô và cường độ ngày
càng cao. Cuộc hành quân Cù Kiệt ở Mỹ chỉ đạo tháng 8 năm 1969 có thể xem như một
cuộc hành qn điển hình việc áp dụng Học thuyết Ních-xơn ở Lào: Quân ngụy Viên
Chăn cộng với hậu cần và hỏa lực tối đa của không quân Mỹ. Địch đã gây thiệt hại đáng
kể cho cả ta và bạn Lào. Trên 200 bản làng, 3.000 nóc nhà bị phá hủy, hàng ngàn dân
thường thuộc các bộ tộc Lào bị thương vong, hàng ngàn người phải dời làng đi nơi khác.
Lực lượng vũ trang Pa-thét Lào và Trung đoàn 174 bộ đội tình nguyện Việt Nam, mặc dù
chặn đánh địch quyết liệt, diệt được một số, nhưng sức địch quá mạnh, cuối cùng ta phải
rút ra ngoài để ‘củng cố, chỉ để lại 1 tiểu đoàn cùng quân đội bạn giữ bàn đạp tiến công.
Lợi dụng cơ hội này, địch mở rộng phạm vi đánh chiếm ra những vùng xung quanh Cánh
Đồng Chum - Xiêng Khoảng, tiến gần tới phía tây Nghệ An.
Nhằm khôi phục lại địa bàn chiến lược vừa bị mất, đập tan cuộc hành quân Cù Kiệt, tạo
thế thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển, từ ngày 25 tháng 10 năm 1969, ta và bạn phối
hợp mở chiến dịch phản cơng mang tên chiến dịch 139 cịn gọi là chiến dịch Toàn
Thắng). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 2 Sư đoàn 316, 312, Trung đoàn 86 bộ binh,
Trung đồn i6 pháo binh, 6 tiểu đồn đặc cơng, cơng binh và 10 tiểu đồn bộ binh, 1 đại
đội xe tăng của Pa-thét Lào. Đồng chí Vũ Lập được cử làm Tư lệnh, đồng chí Huỳnh Đắc
Hương làm Chính ủy chiến dịch Chiến dịch bắt đầu vào mùa mưa, hệ thống đường sá
kém phát triển, thường xuyên bị sụt lở, lầy lội, địch lại liên tục đánh phá ác liệt, việc
chuẩn bị vật chất, tập kết và triển khai đội hình chiến đấu gặp rất nhiều khó khăn.
Đến đầu tháng 2 năm 1970, giai đoạn tạo thế chiến dịch mới xong. Ngày 11 tháng 2 năm
1970, bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pa-thét Lào bắt đầu nổ súng tiến công địch
ở Cánh Đồng Chum. Sau 3 ngày tiến cơng, ta hồn tồn làm chủ trận địa, địch phải rút
toàn bộ lực lượng khỏi Cánh Đồng Chum vào ngày 21 tháng 2 năm 1970. Cùng thời gian,
ở hướng tây, bộ đội Pa-thét Lào tiến công Sa-la Phu-cum, buộc địch rút bỏ Xiêng Khoảng
(25-2-1970).
Phát huy thắng lợi, ngày 18 tháng 3 năm 1970, liên quân Lào - Việt tiến cơng giải phóng
Sảm Thơng, uy hiếp sào huyện của “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao ở Long Chứng. Địch
phải rút lực lượng từ các quân khu 1, 2, 3 về tăng cường phòng thủ Long Chứng và tổ
chức phản kích chiếm lại Sảm Thơng. Đây cũng là lúc mùa mưa ở Lào bắt đầu. Việc vận
chuyển tiếp tế của ta gặp khó khăn. Bộ chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch để bảo toàn
lực lượng, tổ chức chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Lào.
Ta loại khỏi vịng chiến đấu 6.500 tên, diệt 5 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 4 tiểu đoàn. Nhiều phương tiện
chiến tranh hiện đại của địch bị phá hủy và phá hỏng. Khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được
giải phóng. Với chiến thắng trong chiến dịch mang tên 139, Đông Xuân năm 1970, ta đã đập tan cố gắng
quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ và tay sai trong việc tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào, khôi phục
và mở rộng vùng giải phóng Lào, làm thất bại âm mưu ngăn chặn và bóp nghẹt cách mạng miền Nam của
Mỹ.
Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, tháng 3 năm 1970 quân giải phóng Tây Nguyên mở chiến dịch
Đắc Siêng (Bắc Kon Tum). Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 28 tháng 4 năm 1970, quân ta tiêu diệt 361 tên
địch, bắt sống 86 tên khác, thu 122 súng các loại, bắn rơi, phá hủy 17 máy bay các loại. Với chiến thắng
Đắc Siêng, Tây Nguyên đã sáng tạo một hình thức chiến thuật dùng bao vây cơng kích liên tục để đánh
tiêu diệt các đơn vị địch đóng quân dã ngoại (trận núi Éc trong chiến dịch Đắc Siêng).
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Khu 5, Trị Thiên, chiến tranh du kích sau một thời
gian chìm lắng, nay trỗi dậy phát triển mạnh, tiêu diệt các đồn bốt nhằm cô lập địch, hỗ trợ cho nhân dân
phá thế kìm kẹp của địch, giải phóng được nhiều vùng địch đã lấn chiếm trước đây. Các đơn vị chủ lực cơ
động bắt đầu di chuyển xuống các vùng ven đô thị và vùng giáp ranh, tạo ra một thế đứng mới chủ động
trên các chiến trường.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam ở miền Nam đang hồi phục và trên đà phát triển, ngày 8 tháng 3 năm 1970,
đế quốc Mỹ chỉ huy bọn tay sai Lon-non Xi-rích Ma-tắc làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ trung lập
Vương quốc Cam-pu-chia do Hồng thân Xi-ha-núc đứng đầu. Tình hình Cam-pu-chia xấu đi rõ rệt. Mới
lên cầm quyền, Lon-non đã gửi tối hậu thư cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa miền Nam Việt
Nam, buộc lực lượng ta phải rời khỏi Cam-pu-chia trong vòng 48 giờ; trong khi đó chúng đưa qn ngụy
Nơng Pênh áp sát biên giới Việt Nam từ Tây Ninh, Kiến Tường đến Châu Đốc, Hà Tiên. Cách mạng Việt
Nam ở miền Nam, Lào, Cam-pu-chia đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng.
Động viên nỗ lực cao nhất của cả nước, đoàn kết với nhân dân Cam-pu-chia và Lào, kiên quyết đánh bại
âm mưu, hành động mở rộng chiên tranh ra tồn cõi Đơng Dương của Mỹ.
Sau cuộc đảo chính Xi-ha-núc, ngày 4 tháng 4 năm 1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam chỉ thị cho Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền (B2), Tây Nguyên chuẩn bị sẵn sàng lực
lượng và kế hoạch tác chiến để khi bạn yêu cầu, sẽ giúp đỡ bạn giành quyền làm chủ ở các tỉnh tiếp giáp
với ta. Bộ Chính trị nhắc các chiến trường “cần nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với
tình hình mới, bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Cam-pu-chia có hiệu lực vừa
mạnh, vừa vững chắc, chủ động và lâu dài”.
Ngày 24 tháng 4 năm 1970, Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương được tổ chức tại Trung Quốc, gần
biên giới Việt Nam - Lào nhằm tăng cường đồn kết giữa nhân dân ba nước Đơng Dương chống kẻ thù
chung là đế quốc Mỹ xâm lược và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi
nước. Hội nghị gồm những người đứng đầu Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phạm Văn Đồng; Cộng hoà
miền Nam Việt Nam, Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ; Vương quốc Cam-pu-chia Hoàng thân Xi-ha-núc; và
Pa-thét Lào. Hồng thân Xu-pha-nu-vơng. Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Chu Ân Lai cũng tham gia hội nghị.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: Trên đà thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc ở ba nước chúng ta, và trong tình hình rất nghiêm trọng hiện nay do sự can thiệp và xâm lược của đế
quốc Mỹ gây ra.
Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương lần này là hội nghị tăng cường đoàn kết, xiết chặt hàng ngũ
của nhân dân Cam-pu-chia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam để kiên trì và đẩy mạnh chiến đấu ngoan
cường và quyết liệt, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. . . Các đại biểu tham dự hội nghị căm phẫn lên án
hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và nhất trí, quyết tâm lãnh đạo nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu
chống Mỹ và bè lũ tay sai của mỗi nước. Hội nghị đã ra một bản tun bố chung có tính chất cương lĩnh
đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời cũng là hiến chương về mối quan hệ đoàn kết
giữa nhân dân Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
Ngày 30 tháng 4 năm 1970, đế quốc Mỹ huy động 10 vạn quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn vượt biên giới,
tiến cơng xâm lược Cam-pu-chia, nhằm xóa bỏ nền trung lập Cam-pu-chia, đưa nước này vào quỹ đạo
của Mỹ, phá “đất thánh của Việt cộng” trên đất Cam-pu-chia, cắt đứt hành lang vận chuyển của ta qua
cảng Xi-ha-núc Vin và bao vây, uy hiếp cách mạng miền Nam Việt Nam từ hướng tây.
Những hành động của đế quốc Mỹ được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta chỉ rõ: Đây là
một trong những sai lầm chiến lược rất quan trọng của Mỹ, ta phải nắm lấy để đưa cuộc kháng chiến
chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương sang giai đoạn phát triển mới. Đông Dương trở thành một
chiến trường thống nhất, là đặc điểm mới trong cuộc kháng 20’ chiến chống Mỹ. Bộ Chính trị chỉ thị cho
Trung ương Cục và Quân ủy Miền phải quán triệt nhiệm vụ của lực lượng vũ trang ta trong tình hình mới:
“Đồn kết chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, cùng nhau chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, phối hợp
chặt chẽ với bạn, làm thất bại âm mưu quân sự của địch trên chiến trường Cam-pu-chia, giữ vừng và mở
rộng cho được những địa bàn đứng chân của ta và căn cứ của bạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân
dân Cam-pu-chia và của Việt kiều, bảo đảm các dường giao thông chiến lược và các cơ sở hậu cần của ta,
đồng thời tích cực giúp cách mạng Cam-pu-chia phát triển và củng cố theo phương hướng đã định, chủ
động đánh nhanh, đánh mạnh, đánh liên tục nhằm tạo nên một chuyển biến có lợi cho ta trong một thời
gian ngắn trong khi địch chưa kịp củng cố, đồng thời chuẩn bị đối phó với khả năng khó khăn và kéo
dài..."
Bộ Chính trị đánh giá: “Cam-pu-chia là một địa bàn khá quan trọng về mặt quốc tế, nên ta cần ngăn chặn
và hạn chế sự tập hợp của các lực lượng phản động quốc tế ta phải làm nhanh, làm mạnh... phát động
được nhân dân Cam-pu-chia nổi dậy càng mạnh mẽ bao nhiêu, càng làm cho bọn đế quốc và lực lượng
phản động khác lăm le can thiệp vào Cam-pu-chia phải lúng túng bấy nhiêu”.
Trên tinh thần đoàn kết chiến đấu mà Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương đã xác định, đồng thời
thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, ta đã phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia mở
cuộc phản công nhằm đánh bại âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh ra tồn cõi Đơng Dương của
đế quốc Mỹ.
Cuộc phản công được mở trên cả hai hướng. Hướng Đơng và Đơng Nam có các Sư đồn 1, 5, 7, 9 bộ đội
chủ lực Miền dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục và
đồng chí Hồng Văn Thái, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Miền từ Nam Bộ đánh sang. Hướng Đơng Bắc có
các trung đoàn 24, 95 và Tiểu đoàn 631 độc lập do các đồng chí Hồng Minh Thảo, Tư lệnh và Trần Thế
Mơng Chính ủy Mặt trận Tây Ngun từ Tây Ngun tiến sang và từ Hạ Lào đánh xuống.
Mặc dù chưa quen chiến trường mới lạ với điều kiện địa hình phức tạp, thời gian chuẩn bị gấp, nhưng với
quyết tâm cao, các lực lượng vũ trang ta đã phối hợp chặt chẽ với bạn chiến đấu giành thắng lợi lớn. Chỉ
sau 2 tháng (cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 1970), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch,
(trong đó có hàng ngàn tên Mỹ), phá hủy trên 1.500 xe quân sự, (trong đó có 750 xe tăng và xe bọc thép),
thu 113 xe vận tải, hơn 5.000 súng các loại 400 tấn đạn, 1.570 tấn gạo, 100 tấn thuốc và nhiều đồ dùng
quân sự khác. Ta đã giúp bạn giải phóng hồn tồn 5 tỉnh đơng bắc Cam-pu-chia với hơn 4 triệu dân.
Thắng lợi quân sự trên chiến trường, cùng với phong trào phản đối mạnh mẽ của nhân dân thế giới kể cả
nhân dân Mỹ, ngày 30 tháng 6 năm 1970, Ních-xơn phải tuyên bố rút quân khỏi Cam-pu-chia. Đây là thất
bại nặng nề đầu tiên của việc ứng dụng Học thuyết Ních-xơn trên chiến trường ba nước Đơng Dương.
Nhân cơ hội quân Mỹ - ngụy Sài Gòn đang bị sa lầy ở chiến trường Cam-pu-chia, các lực lượng vũ trang
giải phóng tiến cơng vào hàng loạt căn cứ địch ở các thành phố, thị xã và tuyến phòng thủ vòng ngoài của
chúng trên toàn miền Nam Việt Nam.
Ở Trị Thiên, Sư đoàn 324 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến cơng vào tuyến giữa hệ thống phịng
thủ tây Thừa Thiên. Khu 5, Sư đoàn 2 và chủ lực Mặt trận 4 tiến cơng tuyến phịng thủ cơ bản của địch ở
Thượng Đức, Hiệp Đức, các căn cứ đóng quân của lữ đoàn 198, lữ đoàn 11 Sư đoàn A-mê-ri-cơn. Sư
đồn 3 tiến cơng cứ điểm Núi đá và cùng với lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định tiêu diệt 15 cứ điểm địch
ở Hoài ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ.
Ở Tây Nguyên, ta vây ép cụm cứ điểm Đắc Siêng, đánh bại các cuộc phản kích của trung đồn 21 ngụy.
Tại cực Nam Trung Bộ, ta liên tục tập kích vào căn cứ Sông Mao, đánh thiệt hại sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn
23 và sở chỉ huy trung đoàn 44 ngụy.
Ở Nam Bộ ta liên tục tiến công vào các cứ điểm, sở chỉ huy các chiến đoàn, Sư đoàn ngụy, bẻ gãy nhiều
cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ của ta.
Cùng với địn tiến cơng qn sự, trên mặt trận chống phá bình định, quân và dân miền Nam ta cũng thu
được kết quả đáng kể. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1970, quân và dân đồng bằng sông Của Long đã bao
vây, bức rút gần 1.000 đồn bốt, phá hỏng 1.600 ấp chiến lược và khu dồn dân, làm chủ 320 ấp với 40 vạn
dân.
Ở Khu 5, từng mảng hệ thống cứ điểm địch bị, phá vỡ, gần 2.000 ác ôn đầu sỏ bị tiêu diệt. Chương trình
bình định của địch từ đầu năm 1970 đã chững lại.
Những thắng lợi của ta trong nửa đầu năm 1970 trên chiến trường ba nước Đông Dương đã mở ra bước
ngoặt mới để ta đưa cuộc kháng chiến vượt qua những khó khăn ác liệt, tiếp tục phát triển đi lên trong
những năm sau.
Từ khi Ních-xơn cơng khai mở rộng chiến tranh xâm lược sang Cam-pu-chia và Lào, nhân dân Mỹ càng
nhận ra rằng chính phủ đã lừa dối họ thật sự Chiến tranh chẳng những không chấm dứt như hàng triệu
người dân Mỹ cũng như trên thế giới mong đợi, mà ngày càng lan rộng, ác hệt hơn trước. Họ phẫn nộ lên
tiếng phản đối chính quyền Ních-xơn. Phong trào chống chiến tranh Việt Nam, chống chính phủ Níchxơn bùng lên mạnh mẽ dưới hình thức biểu tình, tuần hành của các tầng lớp nhân dân Mỹ. Hơn 200 tổ
chức chống chiến tranh của Uy ban phối hợp tồn quốc đấu tranh địi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt
Nam được thành lập ở hầu hết các bang nước Mỹ, thu hút hàng vạn cơng dân Mỹ tham gia. Đặc biệt cuộc
bãi khóa của sinh viên Mỹ thuộc 1.000 trường cao đẳng và đại học tháng 5 năm 1970, phản đối cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam
không chỉ diễn ra trong nước Mỹ mà lan rộng trên tồn thế giới. Tính ra có đến 160 triệu thanh niên thuộc
nhiều nước ở khắp các châu lục ghi tên tình nguyện sang giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ. Ở 16 nước
châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh và châu Âu có phong trào hiến máu và quyên góp tiền ủng hộ nhân
dân Việt Nam. Cảm động trước những tấm lòng cao cả ấy, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi sâu những
đóng góp đầy tình hữu nghị của bè bạn trên thế giới. Những cuộc đấu tranh đó đã tác động đến nhiều nghị
sĩ quốc hội Mỹ đứng về phía nhân dân tiến bộ Mỹ phản đối chiến tranh. Ngày 6 tháng 4 năm 1970, Quốc
hội Mỹ buộc phải bỏ phiếu chấm dứt hiệu lực Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, tước quyền sử dụng quân đội Mỹ
ở nước ngoài của tổng thống. Ngày 30 tháng 4, Thượng nghị viện Mỹ thông qua quyết định bổ sung cấm
việc sử dụng quân Mỹ ở Cam-pu-chia. Cùng ngày, Ních-xơn phải tuyên bố rút quân Mỹ khỏi Cam-puchia. Đó là thất bại có tính chất chiến lược của Ních-xơn và chính quyền hiếu chiến Mỹ.
Chiến tranh còn diễn biến phức tạp và ác liệt trên nhiều mặt, những gì ta và bạn giành được trong năm
1969 và nửa đầu năm 1970 là rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, mở ra thời cơ và thế chiến lược mới
cho cách mạng 3 nước Đông Dương. Từ nay 3 nước Đông Dương có một vùng căn cứ cách mạng rộng
lớn bao gồm vùng đông bắc Cam-pu-chia, Hạ Lào và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên nối với miền Bắc xã
hội chủ nghĩa.
Mặc dù, ta đã giành được những thắng lợi to lớn, nhưng đến lúc này nhiều vấn đề mới đặt ra trong sự phát
triển của từng chiến trường và cục diện chiến tranh cần phải nghiên cứu giải quyết, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng thấy cần kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách lãnh đạo, đưa cách
mạng tiến lên. Trên tinh thần đó, ngày 19 tháng 6 năm 1970, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về “tình hình
mới ở bán đảo Đơng Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta”. Bộ Chính trị nhận định, tình hình Cam-puchia là sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây trên bán đảo Đông Dương, “tuy đã bị thất bại nặng nề,
nhưng do bản chất ngoan cố, lại cịn có tiềm lực đế quốc Mỹ sẽ tìm cách kéo dài chiến tranh, vừa xuống
thang, vừa phản công bộ phận, vừa rút quân Mỹ, vừa tiếp tục những hành động phiêu lưu trong thế bị
động và thất bại; chúng cịn tìm cách mở rộng chiến tranh xâm lược ra các nước trên bán đảo Đông
Dương theo phương thức và hạn độ chúng cho là có lợi và thích hợp nhằm phối hợp với “Việt Nam hóa”
ở miền Nam Việt Nam và để đàn áp cách mạng Cam-pu-chia, Lào; đồng thời chúng sẽ dựa vào bọn tay
sai để xây dựng tuyến chiến lược mới bao gồm miền Nam Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, ra sức
tập hợp bọn phản động khác ở châu Á nhằm tiếp sức cho đế quốc Mỹ trên chiến trường Đông Dương...
Nhưng trước âm mưu xảo quyệt và hành động phiêu lưu của đế quốc Mỹ, “Mặt trận đoàn kết chiến đấu
của nhân dân ba nước Đông Dương chống Mỹ đã phát triển lên một bước mới rất cơ bản”.
Từ nhận định trên, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ cho quân và dân ta là: “Động viên nỗ lực cao nhất của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền nước ta, tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân
dân ba nước Đông Dương, làm cho lực lượng của ba nước trở thành một khối thống nhất, có một chiến
lược chung, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ
xâm lược và bè lũ tay sai”. Miền Nam Việt Nam được Bộ Chính trị xác định là chiến trường quan trọng
nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đơng Dương. Qn chủ lực ngụy
Sài Gịn là lực lượng nịng cốt để thực hiện “Việt Nam hóa”, “Khơ-me hóa”, “Lào hóa” chiến tranh. Vì
vậy, chúng ta phải “kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến, kết hợp chặt chẽ hơn nữa đấu tranh quân sự với
đấu tranh chính trị và binh vận, tiếp tục xây dựng thế tiến công chiến lược mới ngày càng mạnh mẽ, tiêu
diệt thật nhiều lực lượng quân sự của Mỹ - ngụy. Tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân đội
ngụy tay sai, tập trung lực lượng đập tan kế hoạch bình định và âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” làm
thất bại chiến lược phòng ngự và kéo dài chiến tranh của chúng”.
Trên cơ sở nhiệm vụ chung, mỗi chiến trường có đặc điểm và tính chất khác nhau, Bộ Chính trị cho rằng
Cam-pu-chia là chiến trường mới mở. Tại đây đang diễn ra một kiểu chiến tranh xâm lược rất đặc biệt với
lực lượng tham gia khơng chỉ có tay sai bản xứ với sự viện trợ của Mỹ, mà có lúc, quân Mỹ cũng trực tiếp
tham gia, lại có quân ngụy Nam Việt Nam làm nòng cốt. Thắng lợi của nhân dân Cam-pu-chia khơng
những có tác dụng quyết định đối với cách mạng nước này mà cịn có tác dụng quan trọng đối với cách
mạng miền Nam Việt Nam và Lào. Nhiệm vụ của chúng ta là phải “ra sức giúp đỡ bạn và phối hợp với
bạn nắm vững thời cơ, tiếp tục phát triển thế tiến công liên tục, đưa cách mạng Cam-pu-chia tiến lên
mạnh mẽ”. Vấn đề quan trọng là phải tiêu diệt quân ngụy Nam Việt Nam vì đây là lực lượng nịng cốt
trên chiến trường này. Do đó phải có chủ trương và biện pháp cụ thể để thực hiện.
Lào là một chiến trường quan trọng. Từ khi chiến tranh mở rộng sang Cam-pu-chia, vị trí của chiến
trường này càng trở nên hiểm yếu, nhất là bộ phận Trung, Hạ Lào vì đó là hành lang nối liền hậu phương
miền Bắc nước ta với chiến trường miền Nam và Cam-pu-chia. “Chúng ta cần ra sức giúp đỡ bạn và phối
hợp với bạn tiếp tục khuếch trương thắng lợi vừa qua, kiên quyết tiến công định về mọi mặt, đưa cách
mạng Lào tiếp tục tiến lên”. Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới là “Giúp đỡ bạn và phối
hợp với bạn mở rộng và xây dựng vùng Trung, Hạ Lào thành căn cứ địa ngày càng vững mạnh, có kế
hoạch sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công lớn hoặc những hành động lấn chiếm của địch, bảo vệ hành
lang chiến lược của ta”. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đơng Dương địi
hỏi phải có một chiến lược chung. Chiến lược đó hướng vào mục đích “đánh bại âm mưu kéo dài và tăng
cường chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi từng bước, tiến
lên giành thắng lợi quyết định ở miền Nam Việt Nam, ở Cam-pu-chia và lào, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi
Nam Việt Nam và toàn cõi Đông Dương”.
Miền Bắc lúc này, không chỉ là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam mà còn là hậu phương chung
của cả cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Nhiệm vụ của chúng ta ở miền Bắc là: “Phải ra sức động viên sức
người sức của chi viện cho tiền tuyến góp phần lớn nhất của mình vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam cũng như của nhân dân hai nước Cam-pu-chia và Lào.
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6 năm 1970 là sự phát triển của Nghị quyết Trung ương 18 (1-1970) . Nó
thể hiện tầm nhìn chiến lược rộng lớn và sâu sắc của Đảng ta. Nghị quyết đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của
tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả bán đảo Đông Dương.
Nhằm động viên hơn nữa nỗ lực của quân và dân miền Bắc phát huy sức mạnh của hậu phương lớn phục
vụ các chiến trường, tháng 6 năm 1970, Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện Trung ương.
Đồng chí Đỗ Mười, ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ được cử làm Chủ tịch.
Cũng trong tháng 6 năm 1970, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị bàn các biện pháp cấp bách nhằm
phát triển lực lượng củng cố tuyến vận tải chiến lược. Từ đây Đoàn 559 được sáp nhập thêm Mặt trận 968
và Đoàn chuyên gia quân sự 565 ở Hạ Lào để xây dựng thành một đơn vị tương đương cấp quân khu do
Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên được
cử làm Tư lệnh, đồng chí Đặng Tính làm Chính ủy.
Cùng với củng cố và phát triển tuyến vận tải chiến lược, Quân ủy Trung ương chủ trương đẩy mạnh việc
xây dựng lực lượng chủ lực mạnh làm trụ cột cho cả chiến trường Đông Dương. Theo phương hướng này,
các Sư đoàn chủ lực 308, 304, 312, 320 được tập trung củng cố, huấn luyện nâng cao sức mạnh chiến đấu
và khả năng cơ động. Các Sư đoàn 325, 320B được chuyển từ nhiệm vụ huấn luyện quân bổ sung thành
Sư đoàn cơ động trực thuộc Bộ. Sư đoàn 316 làm nhiệm vụ ở Lào được tăng cường thành phần binh
chủng. Một số đơn vị binh chủng như pháo binh, đặc công, thông tin, công binh được xây dựng thêm, bộ
đội chủ lực ở miền Nam cũng được xây dựng đủ mạnh để có thể đánh những trận tiêu diệt lớn.
Trong lúc ta đang củng cố, tăng cường phát triển lực lượng, thì Mỹ - ngụy ở miền Nam đẩy mạnh kế
hoạch bình định, giành được một số vùng nông thôn đồng bằng đông dân ở Nam Bộ và Khu 5, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho địch bắt lính, tăng quân. Đến cuối năm 1970 quân đội Sài Gịn đã có 70 vạn trong đó
có 35 vạn qn chính quy. Quân ngụy Lon-non ở Cam-pu-chia cũng được Mỹ chú trọng xây dựng từ 4
vạn tháng 3 năm 1970 đến cuối năm tăng lên 12 vạn tên. Ngụy Lào có 6 vạn (tăng 1 vạn), chưa kể 10 tiểu
đồn quân Thái -Lan vẫn hoạt động trên chiến trường này. Quân Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt
Nam lúc này vẫn còn gần 40 vạn.
Tuy đã bị thất bại liên tiếp trên chiến trường ba nước Đông Dương, song Mỹ - ngụy vẫn ngoan cố tiếp tục
thực hiện các mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh, trước mắt là củng cố Cam-pu-chia không xấu thêm
và giằng co với ta ở Lào. Để đạt được mục tiêu trên, Mỹ cho rằng phải cắt đứt được hoàn toàn tuyến vận
tải chiến lược của ta làm cho các lực lượng chiến đấu của ta ở chiến trường khơng cịn nguồn chi viện về
người và vật chất kỹ thuật lúc đó cách mạng miền Nam sẽ tàn lụi, Việt Nam hóa chiến tranh sẽ thành
công.
Một trong những trọng điểm mà Mỹ nhằm vào là khu vực Đường 9 - Nam Lào. Theo địch, đây là nơi tập
trung nhiều kho tàng dự trừ chiến lược của ta, là cuống họng của tuyến vận tải chiến lược 559. Vì vậy,
chúng sử dụng một lực lượng lớn mở cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 đánh vào khu vực này.
Cùng với cuộc hành quân Lam Sơn 719, Mỹ - ngụy còn mở cuộc hành quân “Tồn thắng 1-1971” đánh
sang vùng đơng bắc Cam-pu-chia và cuộc hành quân “Quang Trung 4” đánh ra Vùng 3 biên giới tại tỉnh
Kon Tum. Cùng một lúc mở 3 cuộc hành quân tại 3 địa điểm trên tuyến hành lang chiến lược Bắc - Nam,
âm mưu của Mỹ là phân tán lực lượng chủ lực của ta để chúng tập trung đánh sang Nam Lào; đồng thời
thực hiện chia cắt “kép” tuyến hành lang chiến lược của ta ở điểm Sê Pôn, A-tô-pơ, Mỏ Vẹt - Lưỡi Câu,
trọng điểm là Sê Pôn.
Sớm nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, từ tháng 6-1970, Bộ Chính trị đã nhận định mùa khơ 19701971, địch có thể mở những cuộc tiến công với quy mô vừa và lớn vào vùng Trung và Hạ Lào, đông bắc
Cam-pu-chia. Mùa Hè năm 1970, Bộ Tổng tham mưu bắt đầu vạch kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến
trường và điều động lực lượng ém sẵn ở các hướng dự kiến địch có thể tiến công lớn.
Ở khu vực đường 9, các lực lượng thuộc mặt trận B4, B5 gấp rút điều chỉnh lực lượng, tổ chức thế trận
sẵn sàng đánh địch. Sư đoàn 2 chủ lực Quân khu 5 cũng được bí mật điều động từ Quế Sơn lên khu vực
này. Các cơ quan tiền phương của Tổng cục Hậu cần, Đoàn 559 gấp rút xây dựng tuyến hậu cần chiến
dịch. Tháng 11 năm 1970, các trạm hậu cần và các cụm kho chiến dịch bắt đầu được xây dựng. Một số
đoạn đường mới được mở thêm, bảo đảm cho các đơn vị vận tải cơ giới vận chuyển vật chất vào các khu
tập kết chiến dịch.
Tính đến tháng 1 năm 1971, dự trữ vật chất của các binh trạm thuộc Đoàn 559 trên các hướng chiến dịch
đã đạt 6.000 tấn, cùng với dự trữ của Bộ, có thể bảo đảm cho 5 đến 6 vạn quân tác chiến trong thời gian
từ 4 đến 5 tháng.
Cùng với điều chỉnh lực lượng, chuẩn bị hậu cần, nhằm bảo đảm cho nhiệm vụ tác chiến, đáp ứng yêu cầu
tình hình, tháng 10 năm 1970, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Binh đoàn
70 gồm các Sư đoàn bộ binh 304, 308, 320, Trung đoàn pháo 43, Trung đoàn cao xạ 241 và các đơn vị
binh chủng khác. Đại tá Cao Văn Khánh được cử làm Tư lệnh. Đại tá Hồng Phương làm Chính ủy. Đây
là binh đồn đầu tiên của quân đội ta được thành lập làm nhiệm vụ cơ động chiến lược, chiến dịch. Nó là
tiền đề cho sự ra đời của các quân đoàn chủ lực sau này. Nhờ chủ động chuẩn bị trước một bước về lực
lượng và vật chất nên ngay sau khi địch mở cuộc hành quân (30-1-197l), Bộ Chính trị đã khẳng định: Đây
là bước phiêu liêu quân sự cực kỳ nghiêm trọng của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng:
"Nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người sức của và hy sinh như thế nào, vì
đây là một trong những trận có ý nghĩa chiến lược, thắng trận này, khơng những ta giữ được tuyến vận tải
chiến lược, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng quân chủ lực địch, phá hủy một khối lượng lớn phương
tiện chiến tranh của chúng, làm thất bại cố gắng cao nhất trong quá trình thực hiện “Việt Nam hóa chiến
tranh”, tạo chuyển biến căn bản có tính chiến lược cho phong trào cách mạng ba nước Đơng Dương. Bộ
Chính trị và Qn ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn
719 của Mỹ - ngụy ở Đường 9 - Nam Lào.
Ngày 7 tháng 2 năm 1971, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 với mật danh Bộ tư lệnh 702 được
thành lập do Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Phó tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang
Đạo - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy. Đại tá Cao Văn Khánh - Phó tư lệnh đại tá Phạm
Hồng Sơn - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, đại tá Hồng Phương - Phó chính ủy. Thượng tướng Văn
Tiến Dũng - ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng được cử làm
đại diện của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tại mặt trận chỉ đạo chiến dịch.
Lực lượng tham gia chiến dịch, nịng cốt là binh đồn 70 với 3 Sư đoàn bộ binh 308, 304, 320; Sư đoàn 2
chủ lực Quân khu 5, Sư đoàn 324 chủ lực Quân khu Trị Thiên, các lực lượng tại chỗ của B4 (Quân khu
Trị Thiên) và B5 (Mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị), 4 trung đoàn pháo mặt đất, 3 trung đồn cao xạ,
trung đồn cơng binh, 4 tiểu đoàn thiết giáp, một số tiểu đoàn đặc cơng của Bộ và lực lượng Đồn 559.
Từ 30 tháng 1 năm 1971, khi địch bắt đầu triển khai lực lượng chuẩn bị phát động tiến cơng, thì các lực
lượng chiến đấu của ta trên toàn mặt trận cũng nhanh chóng tổ chức đội hình, tạo thế trận sẵn sàng đánh
địch. Các bộ phận thuộc Đoàn 559 khẩn trương chấn chỉnh tổ chức, bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với
yêu cầu chiến đấu. Một số cán bộ cơ quan ở các binh trạm và kho được rút bớt để tổ chức thêm lực lượng
chiến đấu, lực lượng phịng khơng được tăng cường để bảo vệ tuyến vận chuyển, các kho tàng gần các
trọng điểm địch đánh phá được sơ tán để bảo đảm an toàn. Các đơn vị thuộc Binh đoàn 70 và Sư đoàn 2
khẩn trương hành quân đến các vị trí tập kết. Các lực lượng của B5 cũng gấp rút được triển khai theo
phương án đánh địch đã xác định. Đến ngày 7 tháng 2 năm 1972, việc bố trí lực lượng theo kế hoạch
chiến dịch về cơ bản đã hoàn tất
Ngày 8 tháng 2 năm 1971, địch chính thức mở cuộc hành quân Lam Sơn 7 19 đánh sang Đường 9 - Nam
Lào. Dưới sự yểm trợ đắc lực của không quân và hỏa lực Mỹ, 7 trung đoàn bộ binh, dù, thiết giáp ngụy
Sài Gịn hình thành 3 cánh vượt biên giới đánh sang Nam Lào. Cánh chủ yếu do chiến đoàn đặc nhiệm
bao gồm lữ đoàn 1 dù, 2 thiết đoàn số 11 và 17 theo đường 9 qua Lao Bảo đánh chiếm Bản Đơng, Sê Pơn.
Hai cánh khác ở phía bắc có lữ đồn 3 dù, liên đồn 1 biệt động qn và phía nam do Sư đồn 1 bộ binh
đảm nhiệm chiếm các điểm cao phía bắc đường số 9 và phía nam sơng Sê Pơn, khu vực Sa Đi, Mường
Noọng, bảo vệ hai bên Sườn cho cánh quân chủ yếu.
Ngay khi địch vừa xuất phát hành quân, Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các lực lượng tại chỗ đánh ngăn
chặn, làm chậm bước tiến của địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực cơ động đánh những trận tiêu diệt
lớn. Ở phía bắc đường 9, trong những ngày đầu tiên, lực lượng tại chỗ đã bắn rơi hàng chục máy bay lên
thẳng của địch khi chúng đổ quân xuống khu vực này. Kết hợp với lực lượng tại chỗ, các đơn vị thuộc
Binh đoàn 70 kịp thời cơ động lực lượng đến tiến công vào cánh quân bảo vệ Sườn phía bắc của địch.
Đến ngày 3 tháng 3 năm 1971, lữ đoàn 3 dù và liên đồn 1 biệt động qn bảo vệ Sườn phía bắc bị ta
đánh thiệt hại nặng.
Phía nam, các chốt, điểm tựa phòng ngự trên các điểm cao do lực lượng tại chỗ của Đoàn 559 đảm nhiệm
đánh địch đạt kết quả tốt và cùng với Sư đoàn 394 (thiếu) đẩy lùi được mũi tiến cơng phía nam của địch
và đánh thiệt hại cánh quân này.
Trên hướng chủ yếu trục đường số 9, trong 2 ngày 8 và 9 tháng 2 năm 1971, Trung đoàn 24 Sư đoàn 304
và lực lượng tại chỗ của Đoàn 559 đã chặn đánh và bẻ gãy nhiều đợt tiến công vượt biên giới của quân
ngụy Sài Gòn, giữ vừng điểm tựa 351.
Ngày 10 tháng 2 năm 1971, địch dùng một lực lượng lớn với trên 100 xe tăng, thiết giáp chở chiến đồn
đặc nhiệm có sự chi viện mạnh của hỏa lực pháo binh, vượt qua trước điểm tựa 351 lên Bản Đông. Đồng
thời chúng dùng máy bay lên thẳng đổ tiểu đoàn 9 dù xuống Bản Đông. Do điểm tựa 351 cách xa đường
(khoảng 400 mét), địch lại dùng tốc độ cao kết hợp thả khói màu che khuất; hệ thống phịng ngự ở Bản
Đơng của ta chưa đủ mạnh và chắc, nên ta đã để mất Bản Đông.
Từ ngày 10 tháng 2, một mặt ta sử dụng lực lượng vây chặt địch tại Bản Đông, kiên quyết không cho
chúng phát triển lên Sê Pôn, mặt khác ta tiếp tục đánh cắt đường số 9 đoạn Lao Bảo - Bản Đông, nhằm
chặn tiếp tế đường bộ và cô lập địch.
Hai cánh quân địch bảo vệ sườn phía bắc và nam đường 9 bị đánh thiệt hại nặng, lực lượng chủ yếu của
địch bị ta vây chặn ở Bản Đông không phát triển được, chúng buộc phải đưa lực lượng dự bị chiến lược
vào tham chiến.
Ngày 28 tháng 2 năm 1970, lữ đoàn 2 dù, 2 thiết đoàn 4 và 7 (lực lượng phát triển lên Sê Pơn theo kế
hoạch chúng đã dự tính) được tung vào tăng cường phịng thủ Bản Đơng và bảo vệ đường 9 đoạn Lao
Bảo - Bản Đông. Trong khi ở mặt trận chính, địch bị ta đánh thiệt hại trên các hướng phải co cụm chống
đỡ không thực hiện được ý đồ đánh chiếm Sê Pơn, thì ở tuyến sau các lực lượng của Mặt trận Đường 9 bắc Quảng Trị liên tiếp tổ chức các trận phục kích giao thơng, pháo kích và tập kích vào các căn cứ hậu
cần, sở chỉ huy của địch ở Khe Sanh, Sa Mưu, Đông Hà, Ái Tử... gây nhiều tổn thất về sinh lực và
phương tiện chiến tranh của Mỹ, ngụy.
Bị bất ngờ vì chủ lực ta xuất hiện sớm ngoài dự kiến, lại bị đánh thiệt hại nặng ngay từ đầu, nên địch lúng
túng tìm cách đối phó. Trong thế bất lợi đó, để tiếp tục thực hiện ý đồ của cuộc hành quân, địch đã tăng
cường thêm lực lượng và chuyển cánh phía nam (do Sư đồn 1 bộ binh đảm nhiệm thành hướng chủ yếu
để phát triển lên Sê Pôn.
Từ ngày 3 đến 6 tháng 3 năm 1971, địch dùng máy bay bay lên thẳng đưa phần lớn Sư đoàn 1 bộ binh
xuống chiếm các điểm cao 660, 723, Phu Rệp, Phu Om ở nam đường 9. Sau khi tạo được bàn đạp, chúng
đổ 2 tiểu đoàn thuộc trung đồn 2, Sư đồn 1 xuống đơng bắc Sê Pôn. Đồng thời, từ Bản Đông, địch cũng
tổ chức một mũi theo đường 9 đánh lên Sê Pôn để phối hợp với 2 tiểu đoàn của trung đoàn 2, Sư đồn 1.
Quyết khơng cho địch chiếm Sê Pơn và tiến xuống Sa Đi - Mường Noọng, Bộ tư lệnh chiến dịch điều
Trung đoàn 64 của Sư đoàn 320 lên phía tây để tăng cường giữ Sê Pơn, dùng Sư đồn 2 (thiếu) tiến cơng
tiêu diệt Sư đồn 1 và Trung đoàn 24 của Sư đoàn 304 đánh cắt đường 9 đoạn Lao Bảo – Bản Đông và
đánh địch từ Lao Bảo về Hướng Hóa . Sau khi Sư đồn 1 của địch bị diệt, Sư đồn 308 có nhiệm vụ tiêu
diệt địch ở Bản Đông. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ lực cơ động với lực lượng tại chỗ, ta
đã ngăn chặn các cánh quân địch.
Ở cánh Nam, khi địch vừa đổ quân xuống chiếm các điểm cao nam đường 9, chúng đã bị các lực lượng
tại chỗ diệt 8 đại đội, bắn rơi 40 máy bay lên thẳng.
Ở đường 9, các trung đoàn 24 và 102 kiên cường đánh địch giải toả diệt trên 300 tên, phá hủy và phá
hỏng nhiều xe tăng, xe bọc thép. Ở Bản Đông địch vẫn bị bao vây chặt. Các mũi quân địch đánh lên Sê
Pôn, chúng không thực hiện được. Đường bộ bị cắt, đường không bị khống chế, hàng vạn tên ngụy Sài
Gòn ở Đường 9 - Nam Lào lâm vào tình thế khốn đốn. Chính t-mo-len đã thú nhận: “Qn Bắc Việt
Nam phản cơng quyết liệt. Sức ép của họ hết sức nặng nề, hỏa lực bắn máy bay của họ hết sức ác liệt đến
mức trong một số trường hợp không thể tiếp tế được, mà việc dùng máy bay trở thành phương tiện duy
nhất còn lại. Thế rồi bắt đầu một việc làm khó khăn nhất trong tất cả hoạt động quân sự, rút lui trước cuộc
tiến công mãnh liệt của đối phương”. Vậy là, dù đã đến cách Sê Pôn lkm, quân ngụy Sài Gòn vẫn buộc
phải tháo chạy dưới làn đạn truy kích mạnh mẽ của quân ta. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị
chuyển sang tiến cơng trên tồn tuyến chiến dịch, kiên quyết cắt đứt đường rút lui của chúng, không cho
chúng rút nhanh, rút có tổ chức, rút an tồn, tập trung lực lượng đánh trận then chốt quyết định của chiến
dịch.
Ở hướng chính của chiến dịch, trên cơ sở thế trận bao vây, ta tập trung lực lượng đánh tập đoàn chiến
dịch chủ yếu của địch đang co cụm ở Bản Đông.
Ngày 13 tháng 3 năm 1971, quân ta bắt đầu đột phá Bản Đông. Trước sức tiến công mãnh liệt của ta,
ngày 18 tháng 3 địch bắt đầu rút khỏi Bản Đơng. Ta cơng kích vào tồn bộ khu vực Bản Đông. Đến 20
tháng 3 ta đã diệt 1.762 tên, bắt sống 107 tên, thu và phá hủy 113 xe quân sự, 24 khẩu pháo, bắn rơi 52
máy bay lên thẳng, trong đó có lữ đồn dù 3, bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng.
Hỗ trợ cho hướng chính, ở cánh nam, ngày 16 tháng 3 năm 1971, Sư đoàn 2 được tăng cường 1 tiểu đoàn
của Trung đồn 48, Sư đồn 320 tiến cơng tiêu diệt đại bộ phận trung đoàn 1 của Sư đoàn 1 ngụy ở điểm