Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.78 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: TỰ LUẬN Loại 4: Dạng toán axit nitric HNO3 Dạng 1: Kim loại tác dụng HNO3 Bài 1: Cho 2,7g Al vào dd HNO3 dư thu được V (l) khí khộng màu hóa nâu trong không khí (sp khử duy nhất). Tìm V Bài 2: Cho m gam Fe vào dd HNO3(đ,to) dư thu được 2,24 lít khí X (sp khử duy nhất). Tính lượng Fe đã cho vào? Bài 3: Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dd Axit HNO 3 thu được khí NO (sp khử duy nhất) và dd A. a. Tính thể tích khí NO sinh ra ở đktc. b. Tính nồng độ mol/l dd HNO3 cần dùng . c. Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Tìm m d 18, 5 Bài 4: Cho 5,94 gam Al tác dụng với dd HNO 3 1M ta được hỗn hợp khí X gồm NO và N 2O có X / H 2 . Tính thể tích của NO và N2O thu được và thể tích dd HNO3 cần dùng. Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dd A và 1,344 lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỷ khối của Y so với H 2 là 18. Sau phản ứng đen cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?. Dạng 2: Hỗn hợp tác dụng với HNO3 Bài 6 : Cho 7,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với 140 ml dd HNO 3 đặc, nóng thu được 7,84 lít khí màu nâu (sp khử duy nhất). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính CM của dd HNO3 cần dùng. Bài 7: Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đkc). Phần 2: Tác dụng với dd HCl thì thu được 13,44 lít khí H2 (đkc) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO 3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Sục từ từ khí NH 3 (dư) vào dd Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. a. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X. b. Tính m gam kết tủa thu được. Bài 9: Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với HNO 3 loãng tạo thành dd chứa 8 gam NH 4NHO3 (sp khử duy nhất) và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 10: Cho 4,2 gam hỗn hợp Al và Al 2O3 hòa tan trong 1 lượng vừa đủ dd HNO 3 10% thu được 0,672 lít khí N 2O (sp khử duy nhất) và dung dịch A. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. c. Thêm một lượng dư dung dịch NH3 vào dd A. Tính khối lượng kết tủa thu được.. Dạng 3: Xác định công thức Bài 11: Khi hòa tan 6,4 g một kim loại trong dd HNO3, sản phẩm thu được là 1 muối của kim loại hóa trị II và 4,48 lít khí X (sp khử duy nhất), dX/H2 = 23. Xác định tên kim loại. Bài 12: Hòa tan 2,7g Al vào một lượng dd HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí X (sp khử duy nhất). Tìm khí X và khối lương muối nitrat thu được.. Loại 5: Dạng toán muối nitrat Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8g Cu(NO3)2 thu được m gam chất rắn và V lít khí X (đktc). Tìm m và V. Bài 2: Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 thu được 13,4 gam chất rắn. a. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. b. Tính thể tích các khí thoát ra (đkc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO 3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X ( mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Bài 4: Nung nóng 51,1 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Al(NO3)3 thu được 4,48 lít khí O2 (đkc) a.Tính % khối lượng 2 muối ban đầu. b.Tính % thể tích hỗn hợp khí thu được.. d X / H 2 18,8. ).Tính %.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 5: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đkc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.. PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Câu 1: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do A. HNO3 tan nhiều trong nước. B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh. D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2. Câu 2: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3. C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3. D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2. Câu 3: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2. B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO. C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2. D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag. Câu 4: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường? A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi. Câu 5: Nước cường toan là hỗn hợp của dung dịch HNO3 đậm đặc với: A. Dung dịch HCl đậm đặc. B. Axit sunfuric đặc. C. Xút đậm đặc. D. Hỗn hợp HCl và H2SO4. Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng A. NaNO3 + H2SO4 (đ) HNO3 + NaHSO4. B. 4NO2 + 2H2O + O2 4HNO3. C. N2O5 + H2O 2HNO3. D. 2Cu(NO3)2 + 2H2O Cu(OH)2 + 2HNO3. Câu 7: Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau: NaNO3 (rắn) + H2SO4 đặc HNO3 + NaHSO4 Phản ứng trên xảy ra là vì: A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3. B. HNO3 dễ bay hơi hơn. C. H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3. D. Một nguyên nhân khác. Câu 8: Cho các dung dịch X1: dung dịch HCl X3: dung dịch HCl + KNO3 X4: dung dịch Fe2(SO4)3 X2: dung dịch KNO3 Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là A. X2, X3, X4. B. X3, X4. C. X2, X4. D. X1, X2. Câu 9: Có các mệnh đề sau: 1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. 2) Ion NO3 có tính oxi hóa trong môi trường axit. 3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2. 4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt. Các mệnh đề đúng là A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (2). Câu 10: Để nhận biết ion NO3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì: A. Tạo ra khí có màu nâu. B. Tạo ra dung dịch có màu vàng. C. Tạo ra kết tủa có màu vàng. D. Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. Fe2O3, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2. Câu 12: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại? A. AgNO3, Hg(NO3)2. B. AgNO3, Cu(NO3)2. C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2. D. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. Câu 13: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi? A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. Câu 14: Phản ứng nhiệt phân không đúng là : 0. t A. 2KNO3 2KNO2 + O2. t0. B. NH4NO3 N2 + H2O.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> t0. C. NH4Cl NH3 + HCl. t0. D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>