Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de kiem tra 15 phut van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.84 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 15: KIỂM. TRA 15 PHÚT – Văn 7. Đề bài Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. (Lý Lan, Cổng trường mở ra) Câu1: Chỉ ra những từ ghép, từ láy được dùng trong đoạn văn. (2 điểm) Câu 2: Đặt 1 câu với 1 từ láy, 1 câu với 1 từ ghép vừa tìm được. (4 điểm) Câu 3: Đoạn văn có đảm bảo tính liên kết không? Hãy chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn? (4 điểm). Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu1: (2 điểm) - HS chỉ ra được ít nhất 4 từ ghép (1 điểm, mỗi từ đúng 0,25 đ) 4 từ láy (1 điểm, mỗi từ đúng 0,25 đ): nôn nao, chơi vơi, hốt hoảng, hồi hộp. Câu 2: (4 điểm) - HS đặt được 1 câu với 1 từ láy (1 điểm), gạch chân chỉ rõ (1 điểm) 1 câu với 1 từ ghép (1 điểm) gạch chân chỉ rõ (1 điểm) Câu 3: (4 điểm) Đoạn văn có đảm bảo tính liên kết. (0,5đ) Vì: - Về nội dung: các câu trong đoạn cùng nói về 1 chủ đề, đó là ngày đầu tiên đi học của người mẹ. (1đ) - Về hình thức: các câu trong đoạn được kết nối bằng các phép liên kết (2,5đ) + Phép lặp: từ "mẹ", "bà ngoại"... + Phép nối: "cho nên" + Phép thế: "ấn tượng ấy"thay thế cho "ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên ..." + Phép liên tưởng: nhà trường, khai trường, học trò, thầy, bạn, ngôi trường, cổng trường.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ………………………………………………………………………………………………………. Tiết 15: KIỂM. TRA 15 PHÚT – Văn 7. Câu 1: (3 điểm) a. Bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan có câu: "Một mảnh tình riêng ta với ta" Trong chương trình Ngữ văn 7 - tập I cũng có một bài thơ có cụm từ "ta với ta", đó là bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Hãy so sánh cụm từ "ta với ta" trong hai bài thơ đó. Câu 2: (7 điểm) Cho câu thơ: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" a. Hãy viết tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Cho biết tên bài thơ và tên tác giả. b. Bài thơ đã sử dụng những nghệ thuật đặc sắc như thế nào? c. Viết một đoạn văn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về bài thơ trên (trong đoạn văn có sử dụng một phép tu từ, gạch chân chỉ rõ). Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu1: (3 điểm) a. Bài thơ có cụm từ "ta với ta", là bài thơ "Bạn đến chơi nhà" - Tác giả: Nguyễn Khuyến b. So sánh cụm từ "ta với ta" trong hai bài thơ - Ở bài "Qua đèo Ngang" chỉ một mình tác giả cô đơn giữa cảnh trời non nước ở đèo Ngang. - Ở bài "Bạn đến chơi nhà" chỉ tác giả và người bạn với niềm vui, tình cảm đậm đà, thắm thiết. Câu 2: (7 điểm) a. Viết đúng 3 câu thơ còn lại (0,5). - Tên bài thơ: "Bánh trôi nước". (0,25đ) - Tác giả: Hồ Xuân Hương. (0,25đ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b. Những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: (2đ) - Vận dụng ca dao than thân qua cụm từ "Thân em" - Sử dụng thành ngữ "bảy nổi ba chìm" - Sử dụng cặp từ trái nghĩa: rắn - nát. - Đối lập, ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn - Mà em vẫn giữ tấm lòng son -> dù thân phận bị phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời, số phận của mình nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sáng, son sắt c. - Hình thức: (1đ) + Viết đúng đoạn văn từ 5-7 câu (0,5đ) + Trong đoạn văn có sử dụng một phép tu từ, gạch chân chỉ rõ (0,5đ) - Nội dung: (3đ) Nêu cảm nhận về bài thơ: "Bánh trôi nước" - Hồ Xuân Hương + Với những nghệ thuật đặc sắc ở trên (......) + Bài thơ đã miêu tả hình ảnh bánh trôi nước "vừa trắng lại vừa tròn" + Qua đó thể hiện hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa xinh đẹp trong trắng nhưng số phận long đong chìm nổi, không có quyền quyết định cuộc đời, số phận của mình. Dù như vậy, nhưng họ vẫn giữ phẩm chất trong sáng, son sắt tốt đẹp của mình.. *********************************************.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×