Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vai trò của Ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.24 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của
xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước
xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các
chức năng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý
hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã
hội.
Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần
phải có nguồn lực tài chính đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và
hoạt động.
Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò
của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội. Vì vậy xây dụng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ
bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta,
trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo trong nền tài
chính quốc gia.
Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền
kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ vởi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống
tài chính đặc bịêt là tài chính doanh nghiệp và tín dụng. Hơn nữa NSNN là
kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài
chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng thực hiện công bằng xã hội.
Trên cơ sở nhận thức quan trọng vai trò trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, em đã mạnh dạn trọn đề tài ‘’Vai trò của NSNN trong

1
việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt nam hiện nay ‘’ nhằm mục
đích nghiên cứu sử dụng hiệu quả và phát huy ngày càng tốt vai trò của
NSNN.
BÀI VIẾT GỒM 3 PHẦN:


A:Những lý luận cơ bản về NSNN.
B: Nhận thức về thị trường ở Việt nam hiện nay
C: Vai trò của NSNN trong điều chỉnh và ổn định nền KTTT
Tuy nhiên, NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu
biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài viết của em không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Dương Đăng Chinh đã hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành bài viết của mình.

2
A : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ NSNN
I.KHÁI NIỆM VỀ NSNN:
Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện
vật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước do hiến pháp
quy định, nó còn là công cụ quan trọng của Nhà nước có tác dụng điều tiết
vĩ mô nền kinh tế xã hội, muốn sử dụng tốt công cụ này phải nhận thức
được những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN.
Thuật ngữ NSNN ‘’Budget’’ bắt nguồn từ tiếng anh có nghĩa là cái ví,
cái xắc . Tuy nhiên trong cuộc sống kinh tế thuật ngữ này đã thoát ly ý
nghĩa ban đầu và mang nội dung hoàn toàn mới, Do đó để đảm bảo khách
quan chúng ta sẽ tham khảo các tài liệu kinh điển của nước ngoài để rút ra
những kết luận cần thiết vừa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, vừa phản
ánh được những đặc điểm cụ thể của nước ta.
Theo cuốn từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô ‘’cũ’’ thì NS là:
1.Bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong giai đoạn nhất định
của NN.
2.Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền bất kỳ một cơ q uan, cá nhân nào
trong một giai đoạn nhất định
Cuốn tư liệu xanh của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn một số

luật định tài chính và thuế, trong đó NS được hiểu là:
1,Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của NN
2,Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày cá khoản chi phí củaNN
trong một năm.
3,Toàn bộ các khoản trình bày tiền mà một Bộ được cấp trong một
năm

3
Từ những tài liệu vừa nêu, có thể rút ra một số kết luận của NS như
sau:
Thứ nhất: NS là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến cho phép thực
hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó ‘’Nhà nước,
Bộ…’’
Thứ hai: NS tồn tại trong khoảng thời gian nhất định thường là một
năm
Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát triển trong quá trình
NN huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
Xét về nhiều mặt thì NSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của
nhà nước, vì vậy khái niệm NSNN phải được xem xét trên các mặt hình
thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng bên trong NSNN.
Xét theo hình thức biểu hiện bên ngoài và ở trạng thái tĩnh, NSNN
bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định
hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và
các các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Cũng cần phải thấy rằng, thu chi NSNN hoàn toàn không giống như
bất kỳ một hình thức thu chi nào khác. ở đây thu chi của NN luôn được
thực hiện bằng luật pháp do luật định ‘’về thu có các luật thuế và các văn
bản khác về chi có các tiêu chuẩn luật định’’. Trên cơ sở đó nhằm đạt mục
tiêu cân đối giữa thu và chi NSNN.
Mặt khác NSNN còn phản ánh các quan hệ kinh tế giữa một bên là

NN một bên là các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia
phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
là chủ yếu. Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan

4
hệ được xác định trước, được định lượng và NN sử dụng chúng để
điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Từ những phân tích trên, ta có thể xác định được ‘’NSNN phản ánh
các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ chung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn tài
chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định’’
Để làm rõ thêm quan niệm về NSNN cần thiết phải chỉ ra các đặc
điểm và vị trí của NSNN, chúng ta sẽ đề cập vấn đề này trong phần
nghiên cứu tiếp theo.
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA NSNN:
Qua nhận định cơ bản đã trình bày ở trên chúng ta đã hiểu được phần
nào vai trò của nó cụ thể trong việc điều chỉnh ổn định thị trường hiện nay
Để có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu
đặc điểm của NSNN. Trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như trong
khu vực tài chính NN nói riêng NSNN đóng vai trò quan trọng trong đảm
bảo nguồn tài chính cho sự tồn tại cũng như hoạt động của NN. NSNN bao
gồm quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tàI chính quốc
gia, gồm các quan hệ sau:
-Quan hệ tài chính NN với dân sự
-Quan hệ tài chính NN với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
-Quan hệ tài chính NN với các tổ chức xã hội
Các quan hệ trên mang 4 đặc điểm sau:
Thứ nhất: Tạo lập và sử dụng NSNN gắn liền quyền lực với việc
thực hiện các chức năng của NN, đây cũng chính là điểm khác biệt giữa
NSNN với các khoản tài chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính

chất pháp lý, còn chi NSNN mang tính cấp phát ‘’không hoàn trả trực
tiếp’’. Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-Xã

5
hội NN đã sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi
pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho NN với
tư cách là một chủ thể.
Các hoạt động thu chi NSNN đều tiến hành theo cơ sở nhất định đó
là các luật thuế, chế độ thu chi…do NNban hành, đồng thời các hoạt
động luôn chịu sự kiểm tra của các cơ quan NN.
Thực vậy khi NN ban hành một loại thuế mới hay sửa đổi phải được
Quốc hội thông qua’’Ví dụ: luật thuế thu nhập DN đi vào thực hiện ngày
1/1/2004’’. Theo luật thuế mới này các DN chịu thuế suất 32% giảm 28%
riêng DNNN trước đây chịu 25% thì nay tăng 28% để chính xách thuế có
hiệu lực, trước đó Quốc hội đã họp thông qua ngày 17/6/2003 ‘’ Khóa XI’’
Thứ hai: NSNN luôn gắn chặt với NN chứa đựng lợi ích chung và
công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện các mặt KT-XH của NN, dù
dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế
giữa NN và XH thể hiện qua các khoản cấp phát từ NSNN cho các mục
đích tiêu dùng và đầu tư. Quan hệ kinh tế giữa NN và XH dó đó thể hiện ở
phạm vi rộng lớn.
Thứ ba: Cũng như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm
riêng của một quỹ tiền tệ, nó tập chung lớn nhất của NN là nguồn tài
chính nên NSNN là giá trị thặng dư của xã hội do đó nó mang đặc đIểm
khác biệt.
Thứ tư: Hoạt động thu cho của NSNN được thể hiện theo nguyên
tắc không hoàn lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích
rút ngắn khoản thời gian giữa người giàu và nghèo để công bằng xã hội,
‘’Ví dụ: Xây dựng đường xá, an ninh quốc phòng…’’người chịu thuế sữ
được hưởng lợi từ hàng hóa này nhưng hoàn trả một cách trực tiếp. Bên


6
cạnh đó NN còn trợ cấp cho gia đình chính sách, thương binh…’’từ nguồn
thu được.
III.THU VÀ CHI NSNN:
1.Thu NSNN:
Thu NSNN là một việc làm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình
được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau trong đó chủ yếu là thu nhập
quốc dân, giữa thu nhập quốc dân và thu nhập NSNN có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tăng thu nhập cho NN cũng là kích thích sự tăng thu
nhập cho quốc dân.
Thu NSNN được hình thành từ nhiều phía, việc phân loại các khoản
thu có ý nghĩa thiết thực, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN có
hai cách phân loại phổ biến như sau:
1.1.Phân loại nội dung kinh tế có thể chia làm 2 nhóm:
a.Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế phí, lệ phí
với nhiều hình thức cụ thể của luật định
1-Thu từ thuế:
Thuế là khoản đóng góp theo quy định pháp luật bắt buộc mọi tổ
chức cá nhân có nghĩa vụ phảI nộp NSNN
Khác với các khoản vay NN thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá
nhân nhưng không hoàn trả trực tiếp cho người nộp sau khoảng thời gian
với khoản tiền mà họ đã nộp NSNN
Thuế còn là phương thức huy động chủ yếu, nó tạo lên bộ phận
quan trọng quyết định sự tồn tại NSNN của nhiều quóc gia trên thế giới,
theo số liệu thống kê của nhà nước Việt nam thì tỷ lệ thuế chiếm 91,6%
tổng số thu NSNN đến năm 1999 tỷ lệ này là 95,1% ( trích theo số liệu năm
1999).

7

Nó bao gồm các khoản sau:
1.Thuế tiêu thụ đặc biệt
2.Thuế GTGT ( VAT)
3.Thuế nhà đất
4.Thuế DN
5.Thuế tài nguyên
6.Thuế xuất nhập khẩu
7.Thuế sử dụng đất nông nghiệp
8.Thuế môn bài
9.Thuế chuyển quyền sử dụng đất
10.Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
2-Thu từ lệ phí:
Khác với thuế, lệ phí là khoản thu mang tính bắt buộc nhưng có
tính chất dân bỏ ra trả Nhà nước khi họ hưởng những dịch vụ hành chính do
Nhà nước cấp ví dụ: lệ phí trước bạ, công chứng, xác nhận, cấp visa…lệ
phí thu từ cơ quan công quyền thu và nó có tính điều tiết cao.
3-Thu từ phí:
Phí là khoản thu có tính chất bắt buộc do dân chúng trả cho Nhà nước
khi hưởng dịch vụ, hàng hóa cũng như lệ phí nó có tính chất đối giá.
Nhưng phí mang tính chất bù đắp các khoản chi phí đầu tư mà Nhà nước
bỏ ra, đây là điểm khác biệt với lệ phí, phí do các đơn vị hoạt động thu như
phí cầu đường, phí chợ…
b.Nhóm thu không thường xuyên:
+Thu từ hoạt động kinh tế
+Thu từ vón đóng góp của NN
+Thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế
+Thu tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi)

8
+Phần nộp cho NSNN theo quy định của pháp luật từ các hoạt động

sự nghiệp
+Thu từ bán hoặc cho thuê tàI nguyên thuộc sở hữu của NN
+Thu từ viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, tổ chức cá
nhân, tự nguyện của các cá thể trong và ngoài nước
+Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như từ: phạt, tịch
thu, tịch biên tài sản…
1.2.Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN có thể chia
thành:
-Thu trong cân đối NSNN: bao gồm các khoản thu thường xuyên và
không thường xuyên trừ thu từ vay nợ và viện trợ
-Thu để bù đắp thiếu hụt NSNN không đáp ứng nhu cầu chi tiêu NN
phải đi vay, bao gồm vay trong nước, các tầng lớp dân cư, NH…
2.Chi NSNN
Chi NSNN là việc phân phối sử dụng quỹ NSNN nhằm thực hiện các
chức năng của NN theo nguyên tắc nhất định
Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng
NSNN, quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để
hình thành các quỹ trước khi đưa ra sử dụng, quá trình sử dụng là quá trình
trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN ví dụ như: Dùng quỹ
NSNN đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình kinh tế có mục tiêu….
Việc phân biệt hai quá trình trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa trong
quản lý NSNN
Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi tiêu NSNN theo mục
đích nhất định ở đây ta chỉ xét căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý
nội dung của khoản chi, người ta có thể phân khoản chi thành các nhóm sau:
2.1.Nhóm chi thường xuyên:

9
Là khoản chi có tính chất hàng năm mà Chính phủ phải lên kế hoạch
và dự tính đầu mỗi năm tài chính, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của

NN nó bao gồm:
+Chi phí quản lý hành chính bộ máy NN (Chi trả lương và tiền công )
+Chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ…
+Các khoản thanh toán có tính chất một chiều : BHXH, BHYT…
2.2.Nhóm chi đầu tư phát triển:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các NN hiện đại,
để đạt sự phát triển, chính phủ hoạch định chiến lược đúng đắn, phù hợp
vốn đầu tư của NN cho nên các nhóm chi đó có thể chi cho từng đơn vị cá
nhân hay DN Nhà nước để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng….
Để đạt được điều đó NSNN cần phải đối chiếu sao cho phù hợp với
mọi hình thức như: Hóa đơn, chứng từ , và các hạng mục đầu tư để từ đó đầu
tư cho các công trình, xí nghiệp, hoặc là các cá thể.
2.3.Chi trả nợ và viện trợ:
ở nước ta mặc dù cơ cấu chi NSNN được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
như sau: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ nhưng tỷ lệ
chủ đầu tư còn chiểm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng 20% tổng chi NSNN và
trong một số năm gần đây còn có xu hướng giảm. Trong đó tỷ lệ chi
thường xuyên còn quá lớn gần 70% tổng số chi NSNN, theo thống kê thì
đến cuối năm 2004 khoảng 14 tỷ (74% GDP ) trong đó 70% của chính phủ
và các khoản gắn nợi ( đây là số tiền giãn nợ khoảng 1,7 tỷ USD, hàng
năm chính phủ phải dành khoảng 10% tổng chi phí NSNN để trả nợ cho
các chủ đến hạn.
3.Cân đối NSNN:
NSNN của mỗi quốc gia có thể ở một trong ba tình trạng sau:
Thặng dư NS thu > chi

10

×