Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu Luận - Quá trình xây dựng Joseon của Thái tổ Lee Seonggye

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.54 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC
----------

ĐẶNG LÊ THANH NHÃ

BÀI TIỂU LUẬN
THÁI TỔ LEE SEONGGYE

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VƯƠNG TRIỀU JOSEON

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MƠN LỊCH SỬ KOREA
Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG KHOA

THÀNH PHỐ HCM – 2020


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Để có được sự phát triển ổn định đất nước và hội nhập Thế giới hiện đại như ngày nay,
thì bán đảo Triều Tiên cũng đã trải qua nền lịch sử kéo dài từ rất lâu trước hơn 70 vạn
năm để có nhiều biến chuyển mang tính thay đổi sâu sắc, hình thành nên đất nước, con
người hiện tại ở bán đảo Triều Tiên. Và khi nói đến thời kỳ phong kiến thịnh vượng
nhất trong lịch sử Triều Tiên cũng như công lao xây dựng nên một vương quốc huy
hoàng vượt qua những định kiến thời đại thì khơng thể khơng nói đến triều đại Joseon
và Thái tổ Lee Seonggye.
Tồn tại hơn 5 thế kỷ cùng trải qua những chuyển mình của thế giới, và chính triều đại


Joseon cũng là bước chuyển biến lớn đối với lịch sử nước nhà khi đây là triều đại
phong kiến cuối cùng kết thúc chế độ chuyên chế do Vua đứng đầu, bắt đầu bước sang
thời kì hiện đại hịa nhập với thế giới.
trong thời kỳ này đã có rất nhiều thành tựu vĩ đại mà đến bây giờ vẫn còn tồn tại cũng
như những thành tựu đó chính là những thứ khiến người dân Triều Tiên phải hãnh diện
tự hào với thế giới như có riêng bảng chữ cái Hangeul cho dân tộc và bây giờ rất nhiều
người trên thế giới phải theo đuổi học hỏi, cho đến những công trình kiến trúc vĩ đại
mang nét đẹp cổ kính hùng vĩ như cung điện Gyeongbokgung vẫn tồn tại sừng sững
giữa Seoul và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng khơng thể bỏ lỡ khi đến Hàn Quốc
Để có thể xây dựng nên một triều đại huy hồng đã đóng góp thêm cho bề dày lịch sử
nước nhà thế thì khơng thể nhắc đến cơng ơn của người đã có cơng xóa bỏ nền chính
trị suy thối cũ để thành lập nên vương triều hùng mạnh Joseon hơn 5 thế kỷ qua chính


Thái

tổ

Lee

Seonggye.

Là một vị tướng quân tài giỏi với kinh nghiệm chinh chiến cũng như khả năng lãnh
đạo quân đội trăm trận trăm thắng vang danh khắp chốn, người nhìn thấu được tình
trạng nguy cấp của đất nước khi phải đối mặt với vô số vấn đề nghiêm trọng, đứng trên
bờ vực diệt vong khi là miếng mồi ngon cho các vương triều lớn xung quanh. Với bản


3


lĩnh tài năng cũng như tấm lòng yêu nước thương dân, vì vậy, tướng qn Lee
Seonggye lúc đó khơng thể nào đứng nhìn đất nước càng ngày càng lũng đoạn suy
thối thêm nữa. Có thể nói, quyết định khi ấy tại Wihwado của Lee Seonggye trở
thành bước ngoặt to lớn cho Lịch sử Triều Tiên thay đổi vận mệnh cả đất nước, dân tộc
và nếu nhìn vào hiện thực có thể thấy quyết định đúng đắn của Lee Seonggye lúc đó.
Nếu khơng nhanh chóng lật đổ triều đại suy thối Goryeo lúc bấy giờ và trờ thành vua
ban hành nhiều chính sách cải cách và củng cố lại quân sự, thì có thể bây giờ lịch sử
đã thay đổi, bán đảo Triều Tiên lúc ấy có thể trở thanh thuộc địa của nhà Minh hay
chịu thiệt hại nặng nề do sự cướp bóc của cướp biển Nhật Bản.
Có thể có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc lật đổ triều đại Goryeo và thành lập
nên triều đại Joseon của Thái tổ Lee Seonggye khi cho rằng ông chỉ là tên phản bội,
tranh quyền đoạt lợi, lợi dụng sự tin tưởng của Woo Wang mà tiến hành đảo chính, lật
đổ cả triều đại Goryeo đã tồn tại hơn 4 thế kỷ.
Tuy nhiên, khơng thề phủ nhận quyết định mang tính bước ngoặt đó đã mang một đất
nước bên bờ vực thẳm vực dậy, giữ vững chủ quyền và xây dựng lại đời sống n bình
cho người dân, tạo nền móng vững chắc cho sự độc lập cho dân tộc torng hơn 5 thế kỷ.
để hiểu rõ hơn về những ý kiến tranh cãi đó thì bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu cụ thể hơn
về con người của Thái tổ Lee Seonggye cũng như bối cảnh lịch sử lúc đó khiến ơng có
quyết định hồi qn. Thêm vào đó là tìm hiểu rõ về quá trình lật đổ vương triều
Goryeo đã mục nát và công cuộc gây dựng đất nước phát triển thịnh vượng sau đó của
Thái

tổ

Lee

Seonggye.


4


PHẦN NỘI DUNG
1.

Bối cảnh đất nước cuối triều đại Goryeo
Cuối thế kỷ XIV, trải qua hơn bốn thế kỷ tồn tại thịnh vượng, sau cơng cuộc thống
nhất tồn bộ đất nước của Goryeo Taejo Wang Geon từ năm 918, Goryeo đi vào thời
kỷ suy tàn nhanh chóng. Thật ra, triều đại này đã sụp đổ sau khi bị biến thành một
nước phiên thuộc của Đế chế Mông Cổ, sau đấy lại trở thành một thuộc quốc của nhà
Nguyên, không được độc lập tự chủ khiến đất nước suy sụp nhanh chóng.
Ngồi việc bị khống chế bởi các thế lực bên ngồi, nội bộ bên trong triều đình bấy giờ
cũng vơ cùng rối loạn, khi các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các quý tộc
tướng lĩnh quan lại diễn ra liên miên. Thêm vào đó, tình hình càng tồi tệ hơn khi trong
Vương thất, thân mẫu của Goryeo Woo Wang lúc bấy giờ đang trị bị cho là chỉ là một
tì nữ nên bị dấy lên nghi ngờ rằng, liệu Woo Wang có đúng là dịng dõi cao q của
Gongmin

Wang

hay

khơng

?

Từ trong ra ngồi, đất nước Goryeo hồn tồn suy sụp, cùng lúc này, bên Trung Quốc,
nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đuổi. Ban đầu, Goryeo và nhà Minh vẫn giữ quan hệ
hịa hảo nhưng sau đó vào năm 1388, khi Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ chủ
trương tất cả những vùng vốn thuộc đất của nhà Nguyên trước đây bây giờ sẽ thuộc sở
hữu của nhà Minh, yêu cầu thu nạp vùng đất phía Bắc Goryeo thì quan hệ hai bên dần

xấu đi. Khi đó trong triều đình Goryeo chia làm 2 phe trái ngược nhau: phe theo nhà
Minh do tướng Lee Seonggye đứng đầu đối đầu với phe theo nhà Nguyên do Tể tướng
Choi Young đứng đầu. Khi nhà Minh cử sứ thần sang đòi lại đất thì Goryeo từ chối và
hơn thế nữa, tướng Choi Young cịn hạ lệnh tấn cơng cướp lấy bán đảo Liaodong với lí
do đó là vùng đất của Gogoryeo xưa nên Goryeo có quyền sở hữu thừa kế vùng đất đó.
Tướng Lee seonggye đã phản đối cuộc viễn chinh này thế nhưng lệnh trên do Woo
Wang đã ban xuống và giao trọng trách cầm quân cho Lee Seonggye, thế nhưng vì
nhìn ra được tình hình khẩn cấp của vận mệnh quốc gia lúc đấy nên thay vì phục tùng
mệnh lệnh, Lee Seonggye đã dẫn quân quay về kinh thành Gaeseong và tiến hành đảo
chính lật đổ chính quyền, kết thúc hơn 4 thế kỷ cầm quyển của dòng dõi họ Wang
(Vương), chính thức viết nên trang lịch sử mới cho lịch sử Triều Tiên.


5

2. Tiểu sử vua Lee Seonggye và quá trình thành lập triều đại Joseon
2.1. Tiểu sử sơ lược về Lee Seonggye và cuộc đời binh nghiệp
2.1.1. Tiểu sử
Lee Seonggye được biết đến là tướng qn
thời Goryeo sau đó ơng chính là người có
cơng thành lập ra triều đại Joseon nên được
gọi là Triều Tiên Thái Tổ, niên hiệu là
Hồng Vũ và miếu hiệu là Thái tổ.
Vua Lee Seonggye có tên Hán Việt là Lý
Thành Quế, sinh ngày 27 tháng 10 năm
1335 tại Hamgyeong Nam, mất ngày 18
tháng 6 năm 1408 tại Changdukgung và
được an táng tại Geonwonleung.
Vào thời kì Triều Tiên vương quốc, ông
được biết đến với thụy hiệu Thái tổ Thần

Vũ đại vương. Sau khi Triều Tiên Cao
Tông thành lập đế quốc Đại Hàn năm 1897,
ông được tôn làm Hoàng đế với thụy hiệu là Thái Tổ Quang Đức hồng đế.
Thân phụ của ơng là Lee Jachun người có một chức quan nhỏ tại Mông Cổ tuy nhiên
Lee Seonggye là người gốc Triều Tiên.
Ơng trị vì đất nước trong vòng 6 năm từ ngày 17 tháng 7 năm 1392 đến ngày 5 tháng 9
năm 1398.
Xuất thân từ gia đình võ thần nên từ nhỏ ơng đã có khí chất anh hùng dũng mãnh, mưu
trí, cưỡi ngựa, chinh chiến, lĩnh vực quân sự nào cũng giỏi, đặc biệt là bắn cung. Vì
vậy, ơng được biết đến với danh gọi “thần điêu” vì khả năng bắn cung của mình.
Nhờ vào tài năng thiên bẩm về quân sự cũng như khả năng lãnh đạo, nhìn xa trơng
rộng của mình nên tướng qn Lee Seonggye được biết đến như vị tướng giỏi chinh
chiến, trăm trận trăm thắng trên chiến trường hơn 30 năm, đóng góp to lớn trong cơng
cuộc bảo vệ lãnh thổ vương triều Goryeo.


6

Khi cha của ông qua đời, vào đời vua Gongmin thứ 5 (năm 1356), ông được thừa
hưởng chức quan và trở thành tướng quân lục quân - người đứng đầu mặt trận Đơng
Bắc Goryeo.

2.1.2. Cuộc đời binh nghiệp
Có thể nói, cuộc đời tướng quân Lee Seonggye là gắn liền với cơng cuộc giữ gìn bờ
cõi, bao lần cứu nguy cho triều đại Goryeo, ngăn chặn sự xâm nhập của giặc ngoại
bang, suy nghĩ vượt thời đại giúp lịch sử Triều Tiên viết thêm một trang vĩ đại mới.
Có thể kể đến một số trận đánh lịch sử mang danh tiếng của Lee Seonggye vang xa
như:
Điển hình vào năm 1362 (đời vua Gongmin thứ 11), Nahachu – một tướng quân của
nhà Minh đã dẫn dắt hàng chục ngàn binh sĩ vào Hongwon, tỉnh Hamgyeong nhằm lật

đổ Goryeo. Lee Seonggye đã mang quân đẩy lùi toàn bộ quân của Nahachu chỉ sau vài
trận chiến. Điều này khiến ông càng trở nên nổi tiếng, ngay cả tướng Naha Chu cũng
ngưỡng mộ tướng sĩ tài giỏi và khả năng quân sự xuất sắc của Lee Seong-gye.
Tiếp đó vào năm 1364 hồng hậu Ki nước Yuan vì có thù ốn với với Gongmin Wang
nên đã dẫn dắt quân đội vượt sông Apluk với âm mưu lật đổ Goryeo. Tuy nhiên, sau
đó tướng quân Lee Seonggye cùng tướng Choi Young ngăn chặn điều này, tiêu diệt
đạo quân tại Dalcheon.
Năm 1382, sau khi trở thành tổng chỉ huy khu vực Đông Bắc, ông đã cùng Lee Jiran
đẩy lùi 40000 kỵ binh đánh chiếm của tộc người Yeojin do nữ chiến binh Hobatu đứng
đầu.
.

2.1.2.1 Đánh đuổi giặc Waegu và giặc Honggeon
Đặc biệt sau khi trở thành Tướng quân lục quân lãnh đạo vạn quân đứng đầu mặt trận
Đông Bắc, Lee Seonggye càng chứng minh tài lãnh đạo của mình khi dẹp loạn rất
nhiều trận chiến xâm lược của qn đội bên ngồi đất nước ln có âm mưu thâu tóm
Goryeo. Điển hình là đánh đuổi sự xâm nhập của giặc Waegu và giặc Honggeon .


7

Giặc Wae là hải tặc có căn cứ ở đảo
Tsushima của Nhật. Từ đầu thế kỷ
XIV, chúng lợi dụng lúc tổ chức thủy
quân Goryeo bị tan rã, chúng đã xâm
nhập vùng dun hải và cướp bóc,
thậm chí, dưới thời vua Gongmin,
chúng cướp phá ở đảo GangHwa và
uy hiếp cả kinh đô Gaegyeong.
Do sự xâm nhập của giặc Waegu, việc

vận chuyển sưu thuế giao thương
bằng đường biển trở nên khó khăn
khiến tình hình tài chính của quốc gia
suy giảm, kể cả những khu vực cách
xa biển cũng gặp thiệt hại.
(giặc Waegu - Ảnh minh họa)
Vào lúc này, Choi young, Lee Seonggye và Choi Museon đã dẫn quân đứng ra đẩy lùi
giặc Waegu, tiếp đó Park Wi đã mang 100 chiếc thuyền đánh vào đảo Tsushima nơi
sào huyệt giặc Wegu ẩn náu và giành được thắng lợi. Trong quá trình tạo nên những
chiến tích oai hùng này thì thế lực võ thần Choi Young và Lee Seonggye đã dần trưởng
thành, ngày một lớn mạnh hơn.
Giặc Honggeon là quân nông dân của tộc
người Hán lợi dụng lúc nhà Nguyên suy
yếu để tạo phản. Chúng tấn cơng hai lần
vào Goryeo và có đợt đã tiến vào
Gaekyeong khiến vua Gong Min phải đi
lánh nạn ở tận vùng Andong.

(giặc Honggeon - Ảnh minh họa)


8

Cuộc xâm lược Goryeo đầu tiên của giặc Honggeon nổ ra vào tháng 12 năm 1359, khi
đó chúng bị nhà Nguyên đánh đuổi đã rút về Liaodong, sau đó đã dẫn quân băng qua
sông Aplok và âm mưu xâm lược Goryeo, chúng bắt đầu cướp bóc và đánh chiếm
Uiju , Jeongju và Inju. Lúc này, quân đội Goryeo phản công, và giành chiến thắng khi
đánh 40000 quân của giặc Honggeon chỉ cịn 300 qn chạy rút về sơng Aplok.
Khơng dừng lại ở đó, giặc Honggeon lại âm mưu tiến hành xâm lược Goryeo lần 2
vào tháng 9 năm 1360. Tuy nhiên, một lần nữa, sức mạnh quân đội Goryeo đánh tan

100.000 người còn lại kết thúc bằng việc chạy trốn một lần nữa qua sông Aplok.

2.1.2.2. Trận Jinpo 8/1380
Vào cuối triều đại Goryeo thời Woo Wang thứ 6, đây là thời kỳ xâm lược mở rộng lãnh
thổ của Nhật Bản đã triển khai một trận hải chiến đã làm xáo trộn khu vực phía nam
của Goryeo vào thời điểm đó. Nó cũng được xem là một trong những trận đánh dấu sự
kết thúc của tình trạng hỗn loạn Đơng Á.
Tháng 8 năm 1380, hơn 500 tàu chiến Nhật Bản xâm nhập Jinpo. Có thể nói vào thời
điểm đó, 500 tàu chiến Nhật Bản thuộc quy mô áp đảo nhất trong lịch sử Nhật Bản,
quân đoàn này kết nối với nhau bằng sợi dây thừng lớn lập căn cứ trên biển và đổ bộ


9

lên

bờ

để

cướp

bóc.

(tháng 8/1380 – hơn 500 tàu chiến quân Nhật xâm nhập Jinpo)
Trong khi đó, lực lượng thủy chiến của Goryeo bấy giờ chỉ huy động được 100 chiến
hạm. Nói cách khác, đấy là tình huống khơng thể chiến thắng dẫn đến việc lực lượng
thủy quân của Goryeo bị đánh bại bởi sức mạnh áp đảo của quân đội Nhật Bản nhanh
chóng, thủ đơ Gaekyeong bị đe dọa.
Khi đội qn Nhật Bản tiến quân tấn công thủ đô Gaekyeong, cả Vua, hạ thần, binh

lính đã chuẩn bị cơng cuộc sơ tán nhanh chóng, chỉ cịn lại tướng Choi Young và Lee
Seonggye ở lại chỉ huy, huy động toàn bộ kỵ binh tinh nhuệ đẩy lùi quân Nhật. Tuy
nhiên, chính lúc này, tướng Choi Museon đã chuẩn bị chiến lược khai hỏa pháo nổ,
nhấn chìm những chiến hạm được nối với nhau bằng dây thừng một cách nhanh
chóng, khiến quân đội Nhật Bản suy sụp. Tàu chiến, quân lính bị thiêu cháy và chết rơi
xuống biến, cảnh tượng vô cùng thảm khốc khi thi thể chất khắp nơi và chỉ còn khoảng


10

300 quân sĩ Nhật Bản sống sót và trốn chạy vào đất liền Goryeo.

(Choi Museon khai pháo đánh chìm tàu chiến Nhật Bản - Ảnh minh họa)

2.1.2.3.Trận Hwangsan 9/1380
Một tháng sau đó, sau khi trận chiến tại Jinpo được khống chế thì một đội quân lớn
của Nhật do Ajibaldo lãnh đạo 5000 quân lính đã tiến vào sâu trong dất liền và đánh
chiếm Okcheon, Geumsan, Seongju, Hamyang và chuẩn bị tấn cơng phía Bắc Goryeo.
Do đó, Lee Seonggye được giao nhiệm vụ đến Đông Bắc dẹp loạn cùng với người anh
em kết nghĩa là Lee Jinran. Ajibaldo được đồn đại chỉ là một cậu bé chỉ 15, 16 tuổi nên
Lee Jinran đã chủ quan mà một mình dẫn quân chiến đấu trước, thế nhưng, trái với suy
nghĩ của ông, Ajibaldo thật sự là một tướng lĩnh tài giỏi đã đánh cho đội quân của Lee
Jinran phải quay ngựa trở lại. Thấy vậy, Lee Seonggye đã hạ lệnh bắn cung vào mặt
Ajibaldo thế nhưng hắn ta đã chặn được những mũi tên ấy và tấn công ngược lại đội
quân Goryeo. Vài ngày sau đó, khi hành quân qua Unbong, Lee Seonggye đã nhìn thấy
con đường hiểm trở bên phải và nói “quân địch nhất định sẽ tấn công chúng ta trên con
đường này” cuối cùng theo đúng như dự đoán, quân Nhật thật sự đã mai phục và tấn
công tại đấy.



11

Ajibaldo biết được quân đội Goryeo đã tiến hành phản cơng nhưng ơng chỉ tin vào sức
mạnh của mình sẽ đánh thắng quân Goryeo như lần trước và tỏ ra chủ quan.
Cuối cùng Ajibaldo đã bị bắn chết
xuyên cổ họng bởi mũi tên của Lee
Seonggye và Lee Jinran. Tinh thần
của quân Nhật lập tức rơi xuống
khi thủ lĩnh đã bị qn giết chết,
tiếp tục khí thế đó,cuộc tấn cơng
của qn Gogyeo trở nên khốc liệt
hơn và tất cả quân tinh nhuệ của
Nhật Bản đều bị giết chết. Theo ghi
chép “tiếng khóc của quân nhật bị giết giống như tiếng kêu của 10000 con bò, tất cả
nước suối đều bị nhuộm đỏ màu máu” trận chiến này được gọi là “ Đại chiến
Hwangsan”.

Lee Seonggye một lần nữa là người đã cứu nguy cho đất nước, vì vậy sự tin tưởng
cũng như tinh thần ủng hộ của nhân dân ngày càng được củng cố thêm, ông trở thành
một anh hùng quốc gia và có danh tiếng to lớn trong triều đình. Tuy nhiên, Lee
seonggye vẫn cịn thiếu sự ảnh hưởng đến chính trị so với những chiến công rực rỡ đã
tạo nên, thêm vào đó, ơng nhìn thấy được sự suy thối mục nát của vương triều hiện
tại, vì vậy, ơng đã tiếp nhận Tân Nho giáo và định cải cách Goryeo nên cùng bất tay
cùng với Phái sĩ đại phu tiến bộ (Sinjinsadaebu)2.
2.2.Quá trình lật đổ nhà Goryeo – Trận Wihwado
2.2.1.Bối cảnh
Cuối thế kỷ 14, sau khi nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đuổi khỏi Trung Quốc, triều
đình Goryeo, chia làm hai phe với hai đường lối đối ngoại trái ngược nhau: phe
theo nhà Minh do tướng Lee Seogngye đứng đầu và phe theo nhà Nguyên do Tể tướng
Choi Young đứng đầu.

Vào tháng 2 năm 1388, nhà Minh yêu cầu quyền sở hữu vùng đất ở phía Bắc Goryeo.


12

Tuy nhiên, Woo Wang và tướng Choi Young kiên quyết từ chối, khơng những thế cịn
hạ lệnh đem qn tấn công Yudong để đánh tan tham vọng của nhà Minh mặc cho sự
phản đối với những lí do vơ cùng hợp lý của Lee Seonggye.
2.2.2.Quá trình lật đổ nhà Goryeo
Lúc này đây, Woo Wang cử nhà ngoại giao Seol Jang Soo đến nhà Minh để yêu cầu về
vấn đề lãnh thổ ở phía Bắc Goryeo.
Mặt khác nhà Minh đã gửi quân đến khu vực Tây Bắc để chuẩn bị cho tình huống bất
ngờ. Cùng lúc đó, Choi Young đã triệu tập các tướng lĩnh lại để thảo luận về việc liệu
họ sẽ đánh hay kết giao cùng nhà Minh. Vào thời điểm đó, tất cả các tướng lĩnh đều
tán thành chủ trương kết giao hịa thuận, vì vậy, Choi Young đã cử một sứ giả đến đàm
phán cùng nhà Minh nhưng đã bị đuổi khỏi Yudong. Do đó, Choi Young đã triệu tập
các tướng lĩnh một lần nữa để thảo luận về việc có nên nhượng lại khu vực đó hay
không, và lần này, tất cả mọi người đều phản đối.
Cùng thời điểm đó, nhà Minh cũng đã ý thức được ý định phản cơng của qn đội
Goryeo vì vậy đã tiến hành xây dựng tuyến phòng ngự với hơn 1000 binh sĩ ở khu vực
Tây Bắc Goryeo. Và Nhà Minh đã phái quân đến kinh thành thông báo rằng quân đội
nhà Minh đã xây dựng thành lũy thế nhưng vì Woo Wang vốn đã xem nhà Minh là kẻ
thù vì vậy đã khơng cho diện kiến.
Lúc này đây, Goryeo vơ cùng bận rộn để triệu tập binh lính để chuẩn bị cho cuộc chinh
phạt.Woo Wang lấy lí do là đi săn bắn nên di chuyển lên vùng lân cận Hwanghae và
bắt đầu chuẩn bị kế hoạch viễn chinh.
Tại Hwanghae, Woo Wang đã triệu tập Tể tướng Choi Young và tướng Lee Seonggye
đến để bàn bạc, thời gian trước đó, Woo Wang chỉ bàn bạc kế hoạch với Tế tướng Choi
Young và đây là lần đầu đề cập với Lee Seonggye. Cũng khơng có gì lạ khi Woo Wang
tìm hỏi ý kiến của Lee Seonggye vì đây là một vấn đề quan trọng của đất nước, Lee

Seonggye lại nổi tiếng là một đại tướng và là nhân vật quan trọng của Goryeo lúc bấy
giờ.
Tuy nhiên, Lee Seonggye đã thể hiện ý kiến phản đối rõ ràng trong việc dẫn quân đi
đánh trả nhà Minh với 4 lí do mà sau này các nhà qn sự đều cơng nhận đó là 4 chiến
lược quân sự đầy thông minh.


13
1.

Một quốc gia nhỏ không nên tấn công một quốc gia lớn hơn, vì nó đi ngược lại

2.

với quy luật thứ tự của Khổng giáo
Vì thời điểm bấy giờ là mùa hè nên khó có thể vận động lực lượng quân đội cho
chiến dịch trong suốt mùa canh tác nông nghiệp, vì nó sẽ cho kết quả thu hoạch

3.

kém cho nơng dân.
Nếu đem lực lượng dồn về phía Bắc thì quân Nhật có thể lợi dụng thời cơ đó

4.

mà tấn cơng phía Nam Goryeo
Vì là mùa hè nên mưa nên sẽ làm giảm hiệu quả của vũ khí cũng như đất dễ sạt
lỡ và khiến binh lính dễ bị bệnh.

Tuy nhiên, vua woo và Choi young đã phản đối ý kiến đó của ơng, Lee Seonggye biết

là khó có thể thay đổi tham vọng của Woo Wang vì thế Lee Seonggye không ngăn cản
việc xuất quân nhưng việc xuất quân bây giờ không phải là thời điểm khôn ngoan, mà
hãy xuất phát vào một thời điểm hợp lí thích hợp hơn vào mùa thu, ông đã đề nghị với
Woo Wang hãy ở lại Gaekyeong và bắt đầu xuất quân vào mùa thu. Khi đó lương thực
đã được thu hoạch và qn lính sẽ có đủ lương thực để ăn, qn lính sẽ có hành qn
với tinh thần cao hơn. Bây giờ khơng phải là thời điểm thích hợp để xuất qn, chỉ cần
một biến động thì qn đội sẽ khó thể tiến lên và quân số sẽ bị giảm dẫn đến kết cục
thảm họa.
Việc Lee Seonggye phản đối việc dẫn quân vào thời điểm mùa hè lúc bấy giờ không
phải vì lợi ích cá nhân mà hồn tồn vì chiến lược quân sự. Mặc dù nếu cuộc chiến
diễn ra Lee Seonggye là người trong triều đình chịu thiệt hại to lớn. Bởi vì nếu qn
lính kiệt sức trong một cuộc chiến và nếu cuộc phản công của nhà Minh tiến hành dữ
dội, thì nơi đầu tiên bị tàn phá chính là căn cứ quân sự ở vùng Đông Bắc của Lee
Seonggye.
Lúc này Choi Young được cho là đã phản bác lại ba căn cứ chống lại bốn điều bất khả
thi trong cuộc viễn chính mà Lee Seonggye đã đưa ra chính là:

1. Mặc dù nhà Minh là một cường quốc, nhưng tuyến phịng thủ ở Liaodong vẫn
cịn

yếu



chiến

tranh

với


nước

Yuan.

2. Nếu tấn cơng Liaodong vào mùa thu thì có thể canh tác vào mùa thu nên có thể


14

đảm

bảo

được

lượng

quân

số.

3. Điều kiện mùa mưa ở hai nước là giống nhau mà quân đội nhà Minh ghét chiến
đấu

vào

mùa

mưa


hơn

nên

chúng

ta

sẽ



lợi

thế

hơn.

Thêm vào đó giặc Waegu không phải là quân đội tự phát không có tổ chức nên
khơng thể đe dọa sự tồn vong của quốc gia.
Mặc dù đã đưa ra những lí do vơ cùng hợp lí để ngăn việc dẫn qn đánh chiếm thế
nhưng ý kiến của Lee Seonggye lại bị bác bỏ hoàn toàn và trận chiến vẫn được lên kế
hoạch thực hiện.
Và với bất cứ vấn đề gì xảy ra đi chăng nữa thì binh lính đã được triệu tập và tập hợp
trên toàn Goryeo là hơn 50 000 quân. Tổng tư lệnh quân đội là Choi Young, tướng
quân cánh tả là Jo Minsu tướng quân cánh hữu là Lee Seonggye.
Đội quân xuất phát từ Seogyeong và bất đầu tiến quân, và tận cho đến khi quân đội sẵn
sàng, Woo Wang vẫn đang chiêu mộ thêm quân lính. Khi quân đội sắp bắt đầu hành
quân, Choi Young lo rằng một đội quân lớn muốn đến Jangdo thì sẽ mất một tháng nên
ơng sẽ đi theo để khuyến khích đội qn.

Tuy nhiên, Woo Wang lo lắng khi Choi Young rời đi nên đã ngăn cản.
Trong khi đó, Lee Seonggye và Jo Minsu bắt đầu xuất quân và theo yêu cầu của Woo
Wang nên Choi Young sẽ ở lại Seogyeong và giám sát tiền tuyến, tuy nhiên Choi
Young đã thuyết phục Woo Wang cho ông xuống Gaegyeong . Tuy nhiên, Wang Wu đã
từ chối vì một lần nữa. Bởi vì tồn bộ lực lượng của Goryeo đều đang tiến lên phía
Bắc, nếu khơng có sự bảo vệ của Choi Young thì Woo Wang sẽ nguy hiểm.
Lee Seonggye và Jo Minsu - những người đã lãnh đạo quân đội trong sự vắng mặt của
Choi Young, đã băng qua sông Apluk và đến đảo Wihwa vào ngày 7 tháng 5. Tại đây,
Lee Seonggye, Jo Minsu đã báo cáo lên Woo Wang rằng vì nước dâng lên do mưa lớn
khiến hàng trăm người bị chết đuối và quân đội không thể đi lại được, và không thể đi
đến được nơi nên việc thành lập quân đội là nước đi không khôn ngoan nên kiến nghị
vua trên ra lệnh rút quân về.
Tuy nhiên, Woo Wang và Choi Young đã không chấp nhận điều này, thay vào đó ơng
bổ nhiệm Kim Wan làm sứ giả bù nhìn đi đến vừa căn cứ phía Bắc, có thể đây là quyết
định của vua Choi Young và Woo Young để giám sát Jo Minsu, Lee Seonggye. Tuy


15

nhiên, Lee Sunggye, Jo Minsu đã bắt giữ Kim Wan và yêu cầu một lần nữa được cho
phép rút quân vì có nhiều binh lính chết đói và qn đội khó có thể tiến quân.
Và việc Woo Wang và Choi Young lại từ chối điều một lần nữa khiến ý định cho việc
lật đổ Vương triều Goryeo vốn đã sụp đổ từ lâu của Lee Seonggye càng trở nên nung
nấu. Trong tình huống đó, Lee Sunggye để lại đội quan và chạy về phía Đơng Bắc. Khi
có tin đồn rằng một trong những người chỉ huy đã bỏ trốn sau khi chống lại mệnh lệnh
của nhà vua, bầu khơng khí của quân đội bị xáo trộn trong chốc lát và Jo Minsu, người
khơng biết phải làm gì một mình, đã đi tìm Lee Sunggye. Lee Sunggye nói rằng ơng
khơng hề có ý định trốn chạy, Lee Seonggye muốn quay trở lại kinh thành để gặp trực
tiếp Woo Wang, tìm hiểu rõ cái gì đúng cái gì sai và loại bỏ những kẽ xấu đang lợi
dụng để trấn an người dân.


Với sự đồng ý của các tướng lĩnh, cuộc đảo chính của quân viễn chinh do Lee
Seonggye lãnh đạo bắt đầu tiến qn.
Có khoảng hơn 1000 binh lính bao gồm cả tộc người Yeojin từ khu vực Đông Bắc di
chuyển dần xuống tham gia khi nghe tin hồi quân đảo chính. Thêm vào đó, vào thời
gian Lee Seonggye yêu cầu được hồi quân lần hai thì ở kinh thành, đã cho xuất đội
qn cịn lại đi xuống phía Nam ngăn chặn sự xâm nhập của giặc Waegu.

Các lực lượng viễn chinh bắt đầu tiến nhanh.


16

Tổng số lực lượng viễn chinh hồi quân là 50.000 quân, và đó là số lượng quá lớn để di
chuyển nhanh chóng. Xem xét rằng phải mất 20 ngày để các binh sĩ viễn chinh đi về
phía bắc từ Seogyeong đến Wihwado, tuy nhiên, quân đội viễn chinh cho thấy sức
mạnh của mình khi hành quân 400km trong 10 ngày. Các đội quân rời đi vào ngày 22
tháng 5 đã đến gần Gaekyung vào ngày 1 tháng 6, và cuộc chiến toàn diện diễn ra vào
ngày 3 tháng 6.

Woo Wang và Choi Young đã nhanh chóng di chuyển đến thành phố khác và cố gắng
chiêu mộ thêm binh sĩ, tuy nhiên, vẫn khơng tập hợp được nhiều sức mạnh.
Rất khó để ước tính lực lượng quân đội mà Woo Wang và Choi Young có thể tập hợp
vào thời điểm đó, nhưng nếu gộp tất cả lại thì ước tính khoảng 8000 quân, tuy nhiên
bất lợi ở đây chính là lại khơng thể tập hợp lượng qn đó được vì hầu hết họ đã di
chuyển xuống phía Nam để chống lại quân xâm lược Nhật Bản.
Nếu Woo Wang và Choi Young có thêm một chút thời gian, họ có thể đã triệu tập tất cả
quân đội lại số lượng lúc đó có thể tập hợp hơn 10.000 qn thơng qua sự bắt buộc.
Mặc dù số lượng binh sĩ chiến đấu hồi quân trở về từ Wihwado là hơn 30.000 quân,
nhưng nếu đủ thời gian thì xem xét tình hình lúc ấy, bằng cách nào đó phe quân Woo

Wang có thể chống đỡ được.

Cuộc chiến khai hoang kinh thành
Mặc dù đã gửi nhà ngoại giao Seol Jang Soo đến để cố gắng thuyết phục một lần nữa,
nhưng quân đội viễn chinh hồi quân đã xây dựng trận địa bên ngoài kinh thành và
không hề di chuyển. Vào khoảng thời gian này, hơn 1.000 binh sĩ bao gồm các nữ
quân nhân của tộc Yeojin ở vùng Đông Bắc đã đến, sức mạnh của lực lượng viễn chinh
trở nên mạnh mẽ hơn.
Quân đội viễn chinh được chia thành quân đội cánh hữu và quân đội cánh tả.
Qn đội cánh hữu đóng qn bên ngồi Sungnyemun ở phía Đơng kinh thành
Gaekyeong, qn đội cánh tả đóng qn bên ngồi cổng Seonui ở phía Tây kinh thành
Gaekyeong. Cánh trái và cánh phải đã gặp khó khăn trong việc vượt qua thành lũy này,
Choi Young đã ngăn chặn cuộc tấn công đầu tiên của cánh tả và cánh hữu một cách


17

thuận lợi. Vào thời điểm đó, quân đội viễn chinh đã hồi qn với tốc độ q nhanh, vì
vậy khơng thể mang theo bất kỳ cơng cụ vũ khí đặc biệt nào cần thiết cho cuộc chiến .
Nếu khơng có phương tiện đặc biệt nào thì việc tấn cơng thành Gaekyeong sẽ rất khó
khăn.
Mặt khác, Jo Minsu - người lãnh đạo quân đội trái và đột phá Sunuimun, đã đi đến cầu
Yeonguiseogyo, nhưng bị Choi Young đẩy lùi. Vào thời điểm đó, những người bảo vệ
Gaekyeong tập hợp nhiều quân đội và tập hợp họ vào Kaekyung, đồng thời tạo ra một
chướng ngại vật bằng cách để xe ngựa để chặn ngay lối vào. Do đó, dường như rất khó
để phá vỡ quân đội của Choi Young.
Trong khi quân đội của Choi Young đã chiến đấu với quân đội của Jo Minsu thì vào
ngay lúc đó, đội qn của Lee Seonggye xuất hiện. Quân đội của Lee Seonggye đã xây
dựng một đội qn hào hùng khí thế khơng những thế cịn chơi trống một cách hào
hùng.

Vào thời điểm đó, dưới sự chỉ đạo của Choi Young, Ansan đang thống lĩnh một đội
quân lính tinh nhuệ với nhiệm vụ bảo vệ vị trí trung tâm của kinh thành Gaekyeong là
Nam, nhưng khi nhìn thấy cảnh tượng hùng vĩ này, ơng ta sợ hãi và bỏ chạy nhanh
chóng, do đó, đội quân của Lee Seonggye đã chiếm lĩnh Namsan. Khi Namsan bị
chiếm đóng bởi quân viễn chinh, trên thực tế cuộc chiến lật đổ đã được quyết định
thắng thua.
Choi Young đã cảm nhận được sự thất bại và rút lui, tại thời điểm này đội quân của Jo
Minsu - người đã bị Choi Young đánh trả cũng đã bị tấn công ngược lại khi đội quân
Choi Young bắt đầu rút lui.
Cuối cùng, khi tường thành sụp đổ, Choi Young đã hai lần cúi đầu chào Woo Wang đi
ra ngồi và nhìn thấy Lee Seonggye. Theo nhiều giai thoại kể lại, lúc đấy, Lee
Sunggye nhìn Choi Young vừa khóc vừa nói "Việc này không phải ý đồ của tôi. Quốc
gia không được độc lập nhân dân lầm than, điều này đã xảy ra là bất đắc dĩ.” Sau đó
thì ơng bị truật xuất đến Goyang và mất tại đây.
Cho dù trước đây có rất nhiều ý kiến cho rằng Lee Seonggye và Choi Young ngoài mặt
là cộng sự ăn ý nhưng bên trong lại ln tìm cách loại trừ lẫn nhau. Nhưng nếu phân
tích ý nghĩa ẩn giấu trong câu nói ấy thì gần như khơng có bất cứ mối hận thù hay


18

phẫn nộ trực tiếp đối với tướng Choi Young, nhưng chính thời thế bắt buộc khơng cịn
cách nào khác vì mục tiêu hồi sinh lại đất nước Goryeo đã bước vào giai đoạn thối
trào, người dân sẽ khơng thể nào sống mãi trong cảnh chiến tranh cướp bóc triền miên
như thế này được nữa.
Sau đó, Lee Seonggye và quân đội đã thống trị toàn bộ cung điện, như vậy cuộc chiến
cuối cùng đã kết thúc.
Sau khi Lee Seonggye đứng lên và thay thế các vị vua bù nhìn trong một thời gian
ngắn, cuối cùng ông đã tự lên ngôi vua và cuộc cách mạng đã thành công khi triều đại
Goryeo thống trị hơn 500 năm bị sụp đổ. Và Joseon, vương triều 500 năm mới được

thành lập. Hai lần thống nhất tam quốc vừa qua mất hàng chục năm, việc thay thế đầu
tiên cuối cùng đã kết thúc trong một thời gian ngắn, vì vậy nếu chỉ tính đơn giản là tác
động của sự kiện thì rất khó để nhìn thấy sự kiện lớn như vậy trong lịch sử Hàn Quốc.
2.3. Lên ngơi Hồng đế và thành lập triều đại Joseon
Sau cuộc hồi quân lật đổ triều đình Goryeo của Lee Seonggye, Woo Wang đã bị buộc
phải thoái vị.
Năm 1388 Chang Wang là con trai của Woo Wang lúc ấy mới 8 tuổi lên ngôi để kế vị
phụ vương.
Năm 1389, những người ủng hộ của Lee Seonggye đã truất ngôi Chang Wang và đưa
Gongyang Wang lên thay thế nhưng do ơng khơng được coi là có dịng máu vương thất
thực sự nên dường như toàn bộ quân binh đều do Lee Seonggye kiểm sốt. Nên khơng
lâu sau đó Chang Wang cùng Woo Wang bị đầu độc.
Năm 1392, Gongyang Wang cũng bị lật đổ, bị đầy đến Wonju và bị sát hại.
Triều đại Goryeo đi đến hồi kết sau hơn 4 thế kỷ trị vì của vương triều họ Wang.

Đổi tên nước và dời đô


19

Ban đầu, Lee Seonggye vẫn tiếp tục dùng tên Goryeo sau đó đến năm 1393, ơng quyết
định lập ra triều đại Joseon với ý nghĩa là sự kế thừa nhà nước Gojoseon của 4000 năm
trước. Ơng cũng dời đơ từ Gaekyeong về Hanyang (tức Seoul ngày nay) với lí do,
Hanyang có vị trí nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên nên rất dễ cho việc cai trị toàn
bộ đất nước, thêm vào đó, phía Nam Hanyang có sơng Hán chảy qua thuận lợi cho
việc trao đổi hàng hóa và giao thông đường thủy, xung quanh vùng đất được bao
quanh bởi đồi núi giúp củng cố thêm cho việc phòng ngự chống giặc.
Ý nghĩa
Việc thành lập nhà nước Joseon không chỉ dừng ở việc người đứng đầu vương quốc
chỉ thay đổi từ dòng họ Vương vào tay dòng họ Lý mà cịn thể hiện sự thay đồi tồn

diện trên nhiều phương diện.

3. Chính sách sau khi lên ngơi của vua Lee Seonggye

Sau khi lên ngơi Hồng đế, Lee Seonggye cùng với Phái sĩ đại phu tiến bộ
(Sinjinsadaebu) đứng đầu là Jeong Dojeon và Jo Jun nỗ lực tiến hành cải cách lại đất
nước đang suy sụp thời Goryeo qua những chính sách ban hành xây dựng, củng cố lại
nền tảng quốc gia.
Thời gian đầu, Thái tổ Lee Seonggye cùng những cận thần trong triều đình dốc tồn bộ
sức lực vào việc ổn định lại vương quyền, tập trung quyền lực về trung ương đế củng
cố lại trật tự thống trị, lấy Nho giáo làm gốc để cai trị, khuyến khích nông nghiệp và
ổn định lại cuộc sống cho người dân.
Và có thể nói, nhờ những chính sách của Thái tổ Lee Seonggye và các cận thần lúc
bấy giờ đã đặt nền móng cho sự phát triển rực rỡ vượt trội của triều đại Joseon về sau,
làm nên một lịch sử phát triển kéo dài hơn 5 thế kỷ.
3.1.Chính trị
3.1.1.Hệ thống vương triều
3.1.1.1.Bộ máy chính quyền trung ương


20

So với Goryeo trước đây, sau khi lên ngơi thì Lee Seonggye cho xây dựng thêm nhiều
quy tắc cũng như điều chỉnh bộ máy chính quyền cho phù hợp với sự hoạt động của
Vương triều mới, tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương, sự ổn định chính
trị được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
Vì Joseon là một nước chuyên chế nên quyển lực của Vua là tối cao. Cơ quan quyền
lực cao nhất điều hành đất nước, quyết định các chính sách quan trọng trên cơ sở đồng
ý của ba vị chính thượng là Euijeongbu, kế đó Yookjo đảm nhiệm các cơng việc hành
chính, thêm vào đó các vị trưởng quan cịn có quyền đưa ra ý kiến ngang hàng với các

quan Tể tướng ở Euijeongbu khi thảo luận các vấn đề trọng đại quốc gia. Ngoài ra cịn
nhiều cấp cơ quan phía dưới giúp củng cố, đảm nhiệm các cơng việc hành chính giúp
phát triển đất nước như
Cơ quan Sanganwon có nhiệm vụ cảnh tỉnh, giúp Vua thực hiện chính sách một cách
đúng đắn.
Cơ quan Hongmungwan có nhiệm vụ tư vấn việc nước và ghi chép mệnh lệnh của Vua
Cơ quan Saheonbu có nhiệm vụ giám sát những hành vi tiêu cực trong quản lí.
Ba cơ quan này được gọi chung là Elleon samsa có vai trị là cơ quan ngôn luận giúp
kiềm chế sự độc tài của Vua và các đại thần.
Ngồi ra cịn có Seungjeongwon đảm trách thư ký ghi chép cho Vua. Uigeumbu là cơ
quan xét xử tội phạm. Chunchugwan là cơ quan ghi chép lại lịch sử và Hanseongbu
đảm trách công việc hành chính. Cuối cùng là Seonggyungwan là trường học cao nhất
thời Joseon.


21

3.1.1.2.Tại địa phương
Bộ máy chính quyền địa phương cũng được củng cố để cai trị người dân, giữ gìn trật
tự quốc gia.
Thời bấy giờ, Joseon được chia là 8 đạo (tỉnh), bên dưới là các quan lại

địa

phương (Suryeong), tổ chức tự quản (Yuhyangso). Các quan

lại

địa phương (Suryeong) không chỉ đảmnhie65m


những

việc hành chính mà cịn có trách nhiệm liên

quan đến

qn sự, pháp luật. Cịn tại các tổ

chức

quản (Yuhyangso), thực hiện

tự

giáo hóa người

dân đồng thời tố cáo những hành vi

tiêu cực của Suryeong.

Thêm vào đó, chính quyền nhà nước

Josoen cịn cho

xây dựng Sinmungo, đây là nơi để người dân có
thể đến đánh trống xin được bày tỏ ý kiến,
nguyện vọng của mình nếu có

việc


xảy ra để giúp những người dân khơng biết chữ




thể

được trình bày ý kiến, tuy nhiên thì việc này

vẫn cịn hạn

chế vì vấn đề có thể sẽ rất lâu sau đó mới được

truyền đi và được giải

quyết. Vì vậy, sau này, khi vào dịp Vua đi tuần

hành thì người dân có thể gõ

chiên khua trống để thu hút sự chú ý của
nguyện vọng của mình để được nhanh chóng giải quyết.

Vua và trực tiếp bày tỏ


22

3.1.2.Qn sự
Thái tổ Lee Seonggye trước khi lên ngơi thì cũng là một tướng quân thống lĩnh, chinh
chiến bao năm trên mặt trận nên ông biết rõ, để giữ vững ổn định một quốc gia điều

quan trọng đó là củng cố xây dựng vững chắc hệ thống quốc phịng. Vì vậy, ơng ban
hành chính sách nghĩa vụ buộc nam giới từ 16 đến 60 tuổi đều có nghĩa vụ phải đi
quân dịch. Tại các đạo, đều có Binh mã tiết độ sứ và Thủy quân tiết độ sứ để quản lí,
huấn luyện lục quân và thủy quân. Tại các khu vực quan trọng ở địa phương thì cho
xây những bức tường phịng ngự chống giặc ngoại xâm.
Ngồi ra cịn ban hành chính sách ln chuyển qn đội. Có nghĩa là, một phần quân
đội ở địa phương sẽ chuyển lên kinh đơ, thêm vào đó số qn dự bị cịn lại sẽ ở lại địa
phương sản xuất như dân thường, chỉ khi đất nước gặp khó khăn mới nhanh chóng đi
ra mặt trận.
3.2.

Xã hội
3.2.1.Tầng lớp xã hội

Xã hội của vương triều Joseon là xã hội theo chế độ quan liêu, tuyển chọn những
người đỗ đạt làm quan lại, do đó hệ thống chính trị của vương triều Joseon lấy ban
văn và ba võ (Yangban) làm trung tâm. Những ban này một mặt kiềm chế sự chuyên
chế của vua và nỗ lực mở rộng quyền lực chính trị của mình, đồng thời mặt khác tập
trung sức lực vào việc nâng cao đời sống cho người dân
Trong xã hội Joseon thời kì này, nhìn chung, về cơ bản có 4 giai tầng: Yangban,
Chungmin, Yangmin và Cheonmin.
Yangban là tầng lớp quý tộc, không những giàu có về vật chất mà cịn nắm quyền
lãnh đạo ở trung ương và địa phương điều hành bởi các Nho sĩ.. So với thời Shilla và
Goryeo, Yangban Joseon giàu có và có thế lực mạnh hơn, được hưởng nhiều đặc quyền
đặc lợi hơn.
Dưới Yangban là Chungmin (tầng lớp trung lưu), bao gồm các quan lại cấp dưới ở
địa phương, thầy đồ,...
Dưới Chungmin là Yangmin (thường dân), bao gồm nông dân, thợ thủ công, các
nhà buôn bán…



23

Dưới cùng là Choenmin (tiện dân), bao gồm nô tỳ và gia nhân…
3.2.2.Chế độ giáo dục
vương triều Joseon chủ trương cai trị theo lý luận và quan niệm của Nho giáo. Từ vua
quan sĩ phu cho đến thường dân đều ủng hộ lễ tục của Nho giáo. Nho giáo được coi là
một chuẩn mực để định ra những giá trị đạo đức và các hành vi ứng xử cho dân. Tư
tưởng Nho giáo được tiếp thu và phát triển theo xu hướng dân tộc, coi trọng tình cảm
gia đình, yêu kính cha mẹ, thương yêu anh em, nhân hậu với người thân, q trọng
tình bằng hữu, hồ mục với xóm làng, trọng nghĩa lý, biết cứu giúp người trong khó
khăn hoạn nạn, ứng xử đúng với vị trí của mình.
Bời vì vươgn triều mới lấy chủ trương Nho giáo làm gốc, xem Nho giáo là quốc giáo
và như đã nói trên truyền thống Nho giáo là hiếu học, vì vậy, vấn đề giáo dục vào thời
kì đầu này có những chuyển biến đáng kinh ngạc tại vương triều Joseon. Thái tổ Lee
Seonggye tập trung xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc, mang lại tầm ảnh
hưởng sâu sắc đến thế sau này.
Quan lại thời kì này chủ yếu được tuyển chọn qua thi cử và trong cơ quan giá dục –
nơi đảm nhiệm việc đào tạo quan lại. Ai cũng có thể đi học trừ nơ tỳ tiện dân nhưng
chủ yếu đối tượng được di học là con cái của các gia đình quan lại q tộc.
Trong thời kỳ này, hệ thống giáo dục tập trung vào việc dạy chữ, kiến thức cơ bản về
Nho giáo và Hán văn, sau đó là những kinh điển của Nho học như Tiểu học, Tứ thư,....
Thời kì này, Seonggyungwan- học việc tối cao của vương triều Joseon được lập ra và
đặt tại Kinh đô Hanyang ( vào thời Goryeo, Seonggyungwan đã được hình thành xây
dựng và đặt tại kinh đơ Gaekyeong). Tại đây chủ yếu giảng dạy giáo lý liên quan
đến Nho giáo, pháp luật, số học, thư pháp và chủ yếu để chuẩn bị kiến thức để trở
thành quan lại triều đình.
3.2.3. Hệ thống giao thơng
Thuế được thu bằng lương thực hằng năm ở địa phương được vận chuyển bằng đường
sông hoặc đường biển lên kinh đô và cất trữ và kho dự trữ của quốc gia. Vì thế, triều

đình khá chú trọng phát triển hệ thống giao thông đường sông và biển.


24

Về đường bộ, triều đình cho xây dựng hệ thống trạm dịch, khoảng 30 lý (hơn 100km)
thì xây dựng một trạm dịch để người thực hiện cơng vụ có thể sử dụng.
Bên cạnh đó, khi có tình huống cấp bách phát sinh ở những địa phương vùng biên giới
thì có thể sử dụng hệ thống báo hiệu bằng lửa để báo hiểu nhanh chóng cho kinh thành
Trong lĩnh vực tư tưởng, tơn giáo và tín ngưỡng, Joseon tuy từng bước hạn chế sự phát
triển của Phật giáo và Đạo giáo, đưa Nho giáo lên vị trí độc tơn nhưng vẫn thừa nhận
và cho phép các tôn giáo khác hoạt động trong phạm vi nhất định. Vì vậy kiến trúc
phát triển từ sự kế thừa nền văn hóa của triều đại trước với những nguyên tắc định
hướng

chính

trị

mới

của

Nho

giáo

đã

( Cung Gyeongbuk)


3.3.

Kinh tế

thế

chỗ

cho

Phật

giáo.


25

3.3.1.Cải cách ruộng đất
Sau khi lên ngôi, Lee Seonggye và phái sĩ phu tiến hành một cuộc cải cách thực sự. Và
mục tiêu trong cuộc cải cách này chính là cải cách ruộng đất, kiểm soát chế đồ điền
thổ bị rối loạn, khiến cho xã hội lúc bấy giờ mâu thẫn cực độ. Ông ban hành ra luật
pháp về đất đai, tịch thu ruộng đất của các thể lực cũ, phân chia lại cho quan lại.
Trong xã hội Joseon, nông nghiệp là cơ sở kinh tế quan trọng nhất. Việc tăng cường
sức sản xuất nông nghiệp được chú trọng, nhà nước đặc biệt quan tâm và triển khai
việc khai hoang, cải tạo mở rộng đất nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật nơng nghiệp
nhằm nâng cao sản lượng. Nhờ có kỹ thuật canh tác mới, sản lượng lượng thực tăng đã
khiến cho thu nhập của nông dân tăng lên, cuộc sống no đủ.
3.3.2. Đối ngoại


Thái tổ Lee Seonggye trước khi lên ngôi vẫn luôn giữ mối quan hệ thân thiết với nhà
Minh, và sau khi lên ngôi, mối quan hệ ấy càng tiến triển thêm, vì vậy, vương triều
mới được xây dựng đã được hỗ trợ bởi nước lớn về các mặt kinh và văn hóa.
Mặt khác, ơng cho tập trung tăng cường lực lượng thủy quân vì mối đe dọa của cướp
biển Waegu vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên một thời gian sau khi Nhật Bản đề nghị thiết
lập mối quan hệ hịa bình giữ hai quốc gia thì Joseon đã cho xây dựng ba cảng biển
trong đó có cảng Busan nhằm duy trì mối quan hệ ngoại giao với Nhật bản, tuy nhiên,
việc mua bán trong thời gian này còn nhiều hạn chế do yêu cầu cống nạp thường
xuyên cho nhà Minh khiến Joseon ngừng sản xuất nhiều loại vật dụng xa xỉ (ví dụ như
vàng, bạc...) và chỉ nhập khẩu lượng cần thiết từ Nhật Bản
Ngoài ra, vương triều Joseon còn mở rộng mối quan hệ rộng rãi với nhiêu quốc gia
như Siam (Thái Lan), Java,...


×