ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ĐÌNH MINH KH
BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP
TỪ GĨC NHÌN LÝ THUYẾT DIỄN NGƠN
(TRƯỜNG HỢP PIERRE CORNEILLE)
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2014 – 2018
TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
o
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ĐÌNH MINH KH
BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP
TỪ GĨC NHÌN LÝ THUYẾT DIỄN NGƠN
(TRƯỜNG HỢP PIERRE CORNEILLE)
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2014 – 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HIẾU
TP. HỒ CHÍ MINH, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả được nêu lên trong cơng trình đều là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ tài liệu, văn bản nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả cơng trình
Nguyễn Đình Minh Khuê
LỜI CẢM ƠN
Sau gần sáu tháng tìm hiểu và triển khai, chúng tơi đã hồn thành Khóa luận tốt
nghiệp đại học với đề tài Bi kịch Cổ điển Pháp từ góc nhìn lý thuyết diễn ngơn (trường hợp
Pierre Corneille). Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong khoa
Văn học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG Tp. HCM, những người
đã dành hết tâm sức để dạy bảo và tạo dựng môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất cho
chúng tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất
đến PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu – người hướng dẫn khoa học cho khóa luận tốt nghiệp của
chúng tơi. Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ
bảo nhiệt thành của thầy về cả kiến thức lẫn các kỹ năng nghiên cứu. Thầy đã ủng hộ, động
viên và luôn sẵn sàng chia sẻ với chúng tôi những tài liệu, sách vở cũng như kinh nghiệm
của mình. Bên cạnh đó, người nghiên cứu xin gửi lời cảm tạ đến gia đình, đặc biệt là bố mẹ
vì đã cho con những lời khuyên, lời góp ý chân thành trong suốt q trình thực hiện cơng
trình nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn bè, anh chị em đã giúp đỡ, cung cấp cho
chúng tôi những tư liệu, kiến thức quý báu, hỗ trợ chúng tơi về cả vật chất lẫn tinh thần,
khuyến khích, khuyên bảo và nhận xét để đề tài của chúng tơi được hồn thiện hơn.
Có thể nói, hơn sáu tháng nghiên cứu vừa qua là cơ hội để chúng tôi dấn thân thực
hiện đam mê của mình cũng như tích góp những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu mới,
phục vụ cho định hướng nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài,
do hạn chế về thời gian, tư liệu cũng như năng lực chủ quan của người nghiên cứu, đề tài
chắc chắn còn nhiều bất cập, thiếu sót. Chính vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được những
ý kiến đánh giá, đóng góp từ phía hội đồng khoa học, các thầy cô, bạn bè để chúng tơi có
thể khắc phục và hồn thiện khóa luận này trong thời gian sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 3
3. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 8
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................. 8
Chương 1: DẪN LUẬN .................................................................................................... 10
1.1. Lược thuật lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault ............................................... 10
1.1.1. Diễn ngôn như là sự quy định cách hiểu của con người về thực tại ................ 13
1.1.1.1. “Khơng gì có nghĩa bên ngồi diễn ngơn” ................................................ 13
1.1.1.2. Lịch sử tính của diễn ngơn ........................................................................ 15
1.1.2. Diễn ngơn như là tập hợp các nhận định được nhóm gộp, cá thể hóa ............ 18
1.1.2.1. Diễn ngơn và nhận định ............................................................................. 18
1.1.2.2. Bốn giả thuyết về sự hình thành diễn ngôn ............................................... 19
1.1.3. Diễn ngôn như là thực hành bị điều chỉnh, kiểm soát ...................................... 22
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa diễn ngôn và quyền lực ................................................ 22
1.1.3.2. Các nguyên tắc loại trừ, sàng lọc và tạo lập diễn ngôn ............................. 24
1.1.4. Những chân trời của phê bình diễn ngơn ......................................................... 28
1.2. Bi kịch cổ điển và Pierre Corneille trong không gian văn học Pháp thế kỷ
XVII ............................................................................................................................... 33
1.2.1. Vài nét về văn học cổ điển và bi kịch cổ điển Pháp ......................................... 34
1.2.2. Pierre Corneille – người mở đường cho bi kịch cổ điển Pháp ........................ 39
1.2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học ................................................................. 39
1.2.2.2. Vị thế của Corneille trong nền bi kịch cổ điển .......................................... 42
1.3. Pierre Corneille như một trường hợp của phê bình diễn ngơn......................... 44
1.3.1. Những khả năng................................................................................................ 44
1.3.2. Những trở lực ................................................................................................... 45
TIỂU KẾT ...................................................................................................................... 47
Chương 2: ĐIÊN LOẠN ẨN TÀNG TRONG ĐAM MÊ: MỘT CÁCH ĐỌC ĐAM MÊ
TRONG BI KỊCH CỔ ĐIỂN PHÁP TỪ GĨC NHÌN CỦA HỆ DIỄN NGƠN VỀ
CHỨNG ĐIÊN (TRƯỜNG HỢP P. CORNEILLE) ..................................................... 48
2.1. Hệ diễn ngôn Cổ điển và sự cấu thành những ảnh tượng điên loạn trong bi kịch
Corneille ........................................................................................................................ 50
2.1.1. Lý trí bị che mắt: một mơ dạng điên loạn ........................................................ 51
2.1.2. Linh cảm và ác mộng: lớp ngụy trang của điên loạn ....................................... 59
2.2. Đam mê tình ái trong bi kịch Corneille hay là nền tảng cho khả tính của điên
loạn ................................................................................................................................. 66
2.2.1. Đam mê tình yêu trong bi kịch Corneille: một dẫn nhập ngắn ........................ 66
2.2.2. Bi kịch Corneille trong sự chi phối của tri thức Cổ điển về mối quan hệ giữa
đam mê và điên loạn ................................................................................................... 70
2.3. Sự trình hiện đam mê và điên loạn trong bi kịch Corneille hay thi pháp của sự
lưng chừng ..................................................................................................................... 76
TIỂU KẾT ...................................................................................................................... 80
Chương 3: SỰ LÊN TIẾNG CỦA LÝ TÍNH/ LÝ TRÍ TRONG BI KỊCH CỔ ĐIỂN
PHÁP: MỘT CÔNG THỨC ĐIỀU TRỊ/ LOẠI TRỪ ĐIÊN LOẠN (TRƯỜNG HỢP
P. CORNEILLE) .............................................................................................................. 81
3.1. Lý tính/ lý trí trong không gian tri thức hệ Cổ điển và bi kịch Corneille ........ 83
3.1.1. Lý tính/ lý trí: một định nghĩa........................................................................... 83
3.1.2. Lý tưởng anh hùng quốc gia chủ nghĩa hay là đức lý trong bi kịch Corneille 87
3.2. Lý tính/ lý trí: một liều thuốc chữa bệnh điên thời Cổ điển .............................. 92
3.2.1. Sự trịch thượng của lý tính/ lý trí ..................................................................... 93
3.2.1.1. Vượt thốt khỏi điên loạn hay là sự tẩy trần ............................................. 93
3.2.1.2. Sự huỷ diệt: liệu pháp cuối cùng ............................................................. 103
3.2.2. Mơ thức “lý tính/ lý trí khuất phục điên loạn” nhìn từ hệ diễn ngơn Cổ điển . 108
TIỂU KẾT .................................................................................................................... 112
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 117
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu văn chương, dù mn hình vạn trạng, nhưng xét cho cùng vẫn quy về
với bản chất của một sự nhìn: nhìn cái đang diễn ra, cái sắp diễn ra, và nhìn cả những gì đã
chỉ cịn là q vãng. Trong số ấy, sự nhìn về q khứ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.
Số lượng đối tượng của sự nhìn này không ngừng tăng thêm, bởi mỗi phút giây đi qua, lịch
sử văn học lại được nối dài ra, biên độ quan tâm của người làm phê bình vì vậy cũng phải
dày và đầy lên liên tục trong chiều hướng ấy. Tuy nhiên, tầm quan trọng của công việc
nghiên cứu văn chương q khứ cịn nằm ở chỗ nó hướng đến hai mục đích đặc biệt thiết
yếu: một mặt, nó truy tầm, lục lọi lại trong kho tàng ẩm mốc cũ nát của văn chương một
thời những cái tên bị vùi lấp trong quên lãng; một mặt, nó kiến tạo một mơi trường thuận
lợi, một khơng gian mở, thống, nơi những bí mật tầng sâu và những ẩn nghĩa của các tác
phẩm văn chương, vốn e dè, có cơ hội bước ra ánh sáng.
Trong lời nói đầu cho một khảo luận trác tuyệt về Racine, Roland Barthes cho rằng,
thông thường, người ta vẫn nghĩ nhà văn chính là nhân vật có khả năng tìm ra lời đáp cho
những câu hỏi của nhân loại về thế giới, vũ trụ và chính con người. Song sự thật không hề
như vậy. Theo Barthes, giữa người đọc và người viết là một cuộc tương giao giữa hai nghịch
biện: “[C]ú đúp chết người của nhà văn, người trơng có vẻ đang trả lời nhưng thực ra là hỏi,
phải tương giao với cú đúp của nhà phê bình, người ẩn mình dưới những nghi vấn nhưng
thực ra lại đang hồi đáp” [40; ix]. Như vậy, nhà phê bình thực ra mới chính là người trả lời
cho những tra vấn sâu thẳm mà nhà văn khơi gợi nên. Một tác phẩm văn chương lớn càng
lùi sâu về quá khứ, càng chứng kiến nhiều lớp người đọc đi qua, thì chắc hẳn sẽ cịn phát
lộ được thêm nhiều nghĩa, bởi mỗi thế hệ phê bình, mỗi thế hệ dự phần vào việc hồi đáp
cho những câu hỏi hóc búa của nhà văn lại thuộc về một hoàn cảnh lịch sử, một khn diện
văn hóa, một góc nhìn, một phương pháp, một tư duy mới. Tính xuyên lịch sử của một tác
phẩm văn chương, vì vậy, cũng là một tiêu chí để đánh giá tầm mức giá trị của chính tác
phẩm ấy.
2
Đề tài của khóa luận này tìm về với bi kịch Cổ điển Pháp, cụ thể là bi kịch Corneille
như là nỗ lực thực hiện một cái nhìn hồi cố, giải mã các ẩn ngữ và tìm kiếm một câu trả lời
thỏa đáng cho những truy vấn của tiền nhân.
Nhắc đến nền bi kịch Pháp thế kỷ XVII nói chung và các bi kịch Corneille nói riêng,
người ta thường nhớ về các từ khóa quan trọng như: đam mê, dục vọng, lý trí, luật tam duy
nhất, tập cổ,… Trong khi đó, chúng tơi cho rằng vẫn cịn nhiều từ khóa khơng thể thiếu
nhưng lại có xu hướng ẩn mình đi, và vì vậy đơi khi khơng hề dễ nhận ra. Một trong số ấy
là “điên loạn” (hay sự điên, chứng điên) – một nan đề ám ảnh và có vị trí vơ cùng đặc biệt
trong đời sống tinh thần thời Cổ điển.
Một trong số những đường hướng nghiên cứu phù hợp nhất để tìm hiểu các bi kịch
Corneille trên bình diện này chính là phê bình diễn ngơn.
Lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault, ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã bắt
đầu được biết đến rộng rãi và được ứng dụng thường xuyên trong các nghiên cứu nhân văn.
Các diễn giải về quyền lực/ tri thức và sự truyền dẫn quyền lực thông qua ngôn ngữ của
triết gia người Pháp có khả năng kích nhạy những hướng tư duy mới mẻ, thú vị mà từ đó,
những kết quả nghiên cứu đầy bất ngờ ra đời.
Khi được áp dụng vào nghiên cứu văn chương, lý thuyết này càng có cơ hội được
phát huy thế mạnh, nhất là đối với các cơng trình, đề tài chú tâm vào các chủ đề tính dục,
giới tính, dân tộc, phong trào thực dân hay điên loạn (khía cạnh mà đề tài chúng tôi sẽ tập
trung triển khai) – những vấn đề hàm ngụ trong nó những tương hợp và tương tranh khe
khắt giữa các đối kháng quyền lực. Bên cạnh đó, lý thuyết diễn ngôn cũng đặc biệt nhắc
nhở các nhà phê bình về sự cần thiết của việc đặt một hiện tượng văn học, một đối tượng
nghiên cứu trong khung cảnh của hệ diễn ngôn và thiết chế quyền lực bao chứa, chi phối,
kiểm sốt và loại trừ nó. Nói cách khác, lý thuyết này cảnh giác những nghiên cứu bỏ qua
việc tìm hiểu kỹ lưỡng về khơng gian tri thức hệ mà một tác phẩm văn chương thuộc về (và
tạo lập nên), từ đó có những cái nhìn quy chụp, áp đặt không xuất phát từ những tri thức,
những hệ diễn ngôn được kiến tạo bởi tri thức hệ ấy (với M. Foucault, tri thức về bất kỳ
3
một vấn đề nào cũng có thể có sự khác biệt giữa các thời đoạn – mà ông gọi là các tri thức
hệ [épisteme] – khác nhau).
Phát xuất từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Bi kịch Cổ điển
Pháp từ góc nhìn lý thuyết diễn ngơn (trường hợp Pierre Corneille) cho khóa luận tốt
nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc mơ tả, phân tích, bình luận
và lý giải các vấn đề được vừa được đề cập đến.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một hiện tượng văn học kinh điển mà hầu như khơng ai có thể phủ nhận được, bi
kịch Cổ điển Pháp nói chung và bi kịch Corneille nói riêng, trong suốt hơn 400 năm tính từ
lúc ra đời đến nay, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một khối lượng khổng lồ các dự
án và các cơng trình khoa học. Ở đây, chúng tơi chủ yếu tham khảo các tài liệu tập trung
vào nghiên cứu Pierre Corneille và kho tàng trước tác của ơng.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Ở nước ngồi1, tình hình nghiên cứu bi kịch Corneille diễn ra vô cùng sôi động. Các
đề tài cho thấy một sức bao quát rộng lớn đối với các vấn đề được đặt ra trong bi kịch
Corneille tuy vẫn không thiếu những kiến giải sâu sắc, đầy mới mẻ và thú vị. Trong phạm
vi tìm kiếm giới hạn, chúng tơi tìm thấy được nhiều nghiên cứu cơng phu về Corneille có
mặt từ nửa cuối thế kỷ XIX của các học giả nổi tiếng. Cơng trình Corneille and His Times
[Corneille và thời đại của ông] (1871) của tác giả M. Guizot đưa ra một cách tiếp cận “xã
hội học văn học” đối với Corneille, phân tích hành trình tìm kiếm và chiếm dụng quyền lực
của Pierre Corneille trong khơng gian văn chương/ văn hóa tinh thần Pháp thế kỷ XVII.
Năm 1886, khi Horace được dịch và in tại Anh, George Saintsbury viết một lời giới thiệu
hết sức đầy đủ và kỹ lưỡng về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của P. Corneille trong dịng chảy
bi kịch Pháp. Năm 1891, Lee Davis Lodge – giáo sư Văn chương tại Đại học Columbia,
Hoa Kỳ – cho xuất bản chuyên luận A Study in Corneille [Một nghiên cứu về Corneille].
Ở đây, do hạn chế về mặt thời gian và khả năng ngoại ngữ, chúng tơi chỉ có thể tiếp cận với các sách, tài
liệu viết bằng tiếng Anh.
1
4
Chuyên luận được chia thành 7 chương, mỗi chương chuyên chú nghiên cứu một tác phẩm
của Corneille, từ Le Cid, Horace, Cinna đến Polyeucte, bên cạnh hai chương khái quát đầu
tiên về các tiền đề của bi kịch Cổ điển Pháp, khởi đầu sự nghiệp Corneille và chương cuối
cùng với sự tập trung vào thời kỳ thoái trào của Corneille và kịch Cổ điển.
Sang thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của nhiều lý thuyết văn chương hiện đại, các
trước tác của Corneille trở thành một đề tài nhiều tiềm năng và thường xuyên được quan
tâm, mà bằng chứng là sự xuất hiện của hàng loạt các sách vở, cơng trình nghiên cứu có giá
trị về kịch tác gia này như The Stage Controversy in France from Corneille to Rousseau
[Xung đột sân phấu ở Pháp từ Corneille đến Rousseau] (1933) của M. Barras, Studies in
French-Classical Tragedy [Các nghiên cứu về bi kịch Cổ điển Pháp] (1958) của Lacy
Lockert hay The Tragedy of Origins: Pierre Corneille and Historical Perspective [Bi kịch
của các nguồn cội: Pierre Corneille và góc nhìn lịch sử] (1996) của John D. Lyons. Các
nghiên cứu này hầu như tập trung chủ yếu vào việc lý giải mối liên hệ giữa những tư tưởng
cốt yếu của bi kịch Corneille với khung cảnh chính trị, xã hội đương thời. Điều này là tất
yếu, bởi với một vị thế lịch sử đặc biệt, thế kỷ XVII ở Pháp chứng kiến những biến chuyển
kinh khủng về nhiều mặt và có những tác động nhất định đối với đời sống văn học: sự ra
đời một nhà nước chuyên chế, thống nhất; các chính sách kinh tế – văn hóa – dân sinh –
giáo dục hướng đến việc đưa nước Pháp và dân tộc Pháp lên một tầm cao mới;…
Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh về Corneille
khác lại đặt điểm nhìn của mình vào các vấn đề mới mẻ và “hợp thời” hơn như vấn đề phụ
nữ, tâm thức giới hay thậm chí là các mơ thức quyền lực. Năm 1919, tại Đại học Illinois,
Hoa Kỳ, Virginia Merrills bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học với tiêu đề The Woman
Characters of Corneille and Racine [Các nhân vật phụ nữ của Corneille và Racine], trong
đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa Corneille và Racine về vấn đề xây dựng
hình tượng các nhân vật nữ. Năm 1992, luận án tiến sĩ Triết học An Anthropology of Gender
and Death in Corneille’s Tragedies [Một nghiên cứu nhân học về phái tính và cái chết trong
bi kịch Corneille] của Michelle Leslie Brown tại Đại học Georgia nhấn mạnh mối liên hệ
giữa vai trị phái tính và ý nghĩa cái chết (một người sẽ phải lãnh nhận cái chết như là sự
trả giá cho sự bất tuân vai trị mà phái tính mình đảm nhận) cũng như mơ tả và giải thích
5
sự thống trị của nam giới trong kịch Corneille. Đặc biệt, nói về bi kịch Corneille nói riêng
và bi kịch Cổ điển Pháp nói chung là phải nhắc đến Michell Greenberg, một chuyên gia về
văn học Pháp thế kỷ XVII, đã viết trên dưới 10 đầu sách về thời đại văn học này, trải từ văn
chương baroque sang văn chương Cổ điển chủ nghĩa, đi từ Corneille đến Racine, với những
kiến giải đầy thú vị. Trong một cuốn sách về Corneille in lần đầu năm 1986 với tiêu đề
Corneille, Classicism and the Ruses of Symmetry [Corneille, chủ nghĩa Cổ điển và mưu mô
của sự đăng đối], Greenberg đã tiến hành nghiên cứu Corneille dọc theo 8 vở bi kịch nổi
tiếng nhất của ông, làm nảy nở ra rất nhiều câu hỏi thú vị có liên quan đến vấn đề phái tính,
chính trị, duy dân tộc chủ nghĩa hay thậm chí là yếu tố huyền thoại trong bi kịch Corneille.
Các nghiên cứu này có một đóng góp vơ cùng to lớn vào công việc diễn giải
Corneille cũng như đối thoại, tra vấn liên tục các giá trị của một thời kỳ văn chương rực rỡ
ở châu Âu cách đây gần nửa thiên niên kỷ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bi kịch Corneille vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Ảnh hưởng sớm
nhất có thể nhận thấy được chính là việc Hồ Biểu Chánh phóng tác Le Cid thành truyện thơ
Vậy mới phải vào năm 1918. Từ bấy đến nay, ngót nghét đã 100 năm đi qua, tuy vậy, trong
khả năng bao quát tài liệu của chúng tôi, tình hình nghiên cứu Corneille ở Việt Nam vẫn
chưa có nhiều cột mốc đáng chú ý.
Các tài liệu học thuật có liên quan đến kịch tác gia này mà chúng tơi tham khảo được
hầu như chỉ mang tính chất giới thiệu, vạch ra được những nét chính cơ bản về cuộc đời,
sự nghiệp và tư tưởng, nghệ thuật sáng tạo cốt yếu của văn tài Corneille, chứ không đi vào
chi tiết hay xây dựng thành các chuyên luận, các bài báo bình luận kỹ, rõ, sâu. Phần lớn các
tài liệu ấy là các giáo trình lịch sử văn học dành để dạy học tại đại học hoặc các chương
trình sau đại học. Có thể kể đến bộ Mười thế kỷ văn chương Pháp (2 tập, 1961 và 1962)
của nhóm tác giả Đoàn Rạng, Vũ Quý Mão, Trần Như Thuần, Đỗ Quang Giai; bộ Văn học
phương Tây được nhóm các tác giả từ Đại học Sư phạm Hà Nội soạn từ những năm 1990;
bộ Lịch sử văn học Pháp (tập 1, 2005) do Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu chủ biên;… Bên cạnh
đó, Tơn Gia Ngân và Hồng Hữu Đản là hai nhà nghiên cứu có cơng trong việc dịch thuật
6
và phổ biến kịch Corneille trong giai đoạn Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong quyển Bi kịch
Cổ điển Pháp (1978, NXB. Văn hóa), Tơn Gia Ngân có hai bài viết công phu về Corneille,
song cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các nét thiết yếu về kịch tác gia này mà hầu như đã
được nhiều người nói đến. Hoàng Hữu Đản, trong các ấn phẩm tái bản kịch Corneille của
nhà xuất bản Sân khấu trong những năm 2005 đến 2010, cũng có viết nhiều lời giới thiệu
về Corneille và về một số tác phẩm cụ thể của ông.
Trên bình diện các nghiên cứu độc lập về Corneille, chúng tơi chỉ tìm thấy hai bài
viết của Phùng Ngọc Kiên và Trần Thị Phương Phương. Bài Kịch Corneille trên tạp chí
Nam Phong và việc xây dựng huyền thoại lập quốc của Phùng Ngọc Kiên chú trọng nghiên
cứu mối quan hệ giữa diễn ngơn chính trị và diễn ngơn văn chương trong bối cảnh tiếp nhận
Corneille vào Việt Nam. Trong khi đó, bài của Trần Thị Phương Phương – Truyện thơ quốc
ngữ như hình thức chuyển tải lịch sử thế giới (trường hợp "Vậy mới phải" của Hồ Biểu
Chánh) tập trung nhiều hơn vào vấn đề thể loại truyện Nôm trong văn học quốc ngữ Nam
bộ sơ kỳ, tuy vẫn có chú ý đối sánh với kịch Le Cid của Corneille.
Một lược sử trên đây về tình hình nghiên cứu Corneille ở trong nước và nước ngoài
trước hết cho thấy rằng, Corneille và các bi kịch của ông là những đối tượng nghiên cứu
khơng bao giờ cũ, có thể liên tục được khai thác, tìm hiểu và bàn luận. Các vấn đề nghiên
cứu cũng hết sức đa dạng, phong phú, chú trọng vào nhiều khía cạnh khá độc đáo. Tuy
nhiên, từ những ghi nhận trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề điên loạn mà chúng tơi
từng có dịp đề cập đến ở phần Lý do chọn đề tài hầu như ít khi, hoặc thậm chí chưa hề xuất
hiện trong các nghiên cứu về bi kịch Corneille.
3. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra các mục tiêu cơ bản như sau:
Thứ nhất, khai thác, tìm hiểu tri thức về chứng điên mà hệ diễn ngôn của thời Cổ
điển đã kiến tạo nên, từ đó thử soi chiếu sự xuất hiện của các ảnh tượng điên loạn trong bi
kịch Corneille.
Thứ hai, đọc lại vai trò và ý nghĩa của phạm trù đam mê trong bi kịch Corneille từ
góc nhìn của hệ diễn ngơn Cổ điển về chứng điên.
7
Thứ ba, đọc lại mơ thức lý tính/ lý trí khuất phục đam mê trong bi kịch Corneille từ
góc nhìn của hệ diễn ngôn Cổ điển về sự điên và sự điều trị/ loại trừ điên loạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính yếu cho đề tài của chúng tơi là bi kịch Cổ điển Pháp thế
kỷ XVII. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi lựa chọn Pierre Corneille như một trường hợp nghiên
cứu cụ thể. Điều này xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, P. Corneille vẫn thường được xem là
một trong hai đại diện xuất sắc nhất của dòng bi kịch Cổ điển chủ nghĩa ở Pháp, và văn
chương của ông rõ ràng là kết tinh của tinh thần mỹ học Cổ điển, nên những kết luận về P.
Corneille cũng có thể được dùng như một tham chiếu quan trọng để nhìn thấy một phần
khn diện của bi kịch Cổ điển. Thứ hai, trong tương quan với Jean Racine – kịch tác gia
nhỏ hơn tận 30 tuổi, P. Corneille và các bi kịch của mình dường như thường được hiểu một
cách đơn nghĩa và giản dị hơn rất nhiều. Chỉ riêng ở Pháp đã có rất nhiều các nghiên cứu
xuất sắc về Racine như L'Inconscient dans l'œuvre et la vie de Jean Racine [Vô thức trong
tác phẩm và cuộc đời của Jean Racine] (1957) của Charles Mauron, các nghiên cứu của
Georges Poulet và Starobinsky, hay nổi tiếng hơn cả là Sur Racine [Về Racine] (1960) của
Roland Barthes. Trong Histoire de la folie à l'âge classique [Lịch sử chứng điên thời Cổ
điển] (1961), M. Foucault cũng dành khá nhiều phân đoạn quan trọng để bình luận Racine,
thậm chí chỉ ra những ảnh tượng rất rõ nét của điên loạn trong kịch Racine như biểu hiện
của một sự chi phối từ phía hệ diễn ngơn về chứng điên thời Cổ điển. Tuy nhiên, Corneille
thì ngược lại. Chính vì lý do ấy, trong đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu các bi kịch
của Corneille như một thử nghiệm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Số lượng bi kịch của P. Corneille khơng ít, nếu khơng muốn nói là rất nhiều và trải
dài trên nhiều hình thức từ bi kịch theo truyền thống Hy Lạp cổ cho đến các bi hài kịch và
trường kỳ bi kịch. Tuy nhiên, các trước tác lớn nhất của Corneille có thể kể đến là Le Cid,
Horace, Cinna và Polyeucte. Trong đề tài nghiên cứu này, phạm vi nghiên cứu ban đầu mà
chúng tôi dự kiến là bốn kiệt tác kể trên. Tuy nhiên, chúng tôi hiện vẫn chưa có được bản
8
dịch của Cinna (tên gọi chính thức của ấn phẩm là Mưu-sĩ Cinna, in tại NXB. Lưu Bằng,
Sài Gòn), mà thời gian lại q gấp gáp để có thể hồn thành một bản dịch chỉn chu cho tác
phẩm này, nên chúng tôi quyết định chỉ thực hiện nghiên cứu trên ba tác phẩm còn lại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, bên cạnh các thao tác cơ bản như phân tích, so sánh,
tổng hợp, thống kê,…, chúng tơi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính yếu sau:
Phương pháp phê bình diễn ngơn: Ứng dụng lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault
vào nghiên cứu văn học, phê bình diễn ngơn là một phương pháp đi tìm, khảo sát và lý giải
mối quan hệ giữa các vấn đề, các tầng nghĩa của văn bản văn học với hệ diễn ngôn về vấn
đề ấy mà không gian tri thức hệ tương ứng đã kiến tạo nên.
Phương pháp thi pháp học: Vận dụng các khái niệm công cụ và những ý tưởng nền
tảng của nghiên cứu thi pháp học, chúng tơi tiến hành phân tích và mổ xẻ các vấn đề có liên
quan đến thi pháp xây dựng nhân vật, hệ thống biểu tượng và mã ngôn ngữ.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng
tơi bao gồm ba chương:
Chương 1: Dẫn luận
Trong chương 1, đi từ việc khái quát một cách sơ lược về lý thuyết diễn ngơn của
M. Foucault, phương pháp phê bình diễn ngơn cũng như những điểm nổi bật về cuộc đời,
sự nghiệp và vị thế của P. Corneille trong tiến trình bi kịch Cổ điển Pháp, chúng tôi tiến
đến lý giải những nguyên nhân, cơ hội và thách thức của việc dùng phê bình diễn ngơn làm
điểm nhìn soi chiếu các trước tác của Corneille nói riêng và bi kịch Cổ điển nói chung.
Chương 2: Điên loạn ẩn tàng trong đam mê: một cách đọc đam mê trong bi kịch Cổ
điển Pháp từ góc nhìn của hệ diễn ngơn về chứng điên (trường hợp P. Corneille)
Trong chương 2, chúng tôi tiến hành giải quyết hai vấn đề cơ bản: thứ nhất, trong bi
kịch Corneille có xuất hiện các ảnh tượng của điên loạn hay khơng, và những ảnh tượng đó
9
là gì; thứ hai, điên loạn xuất phát từ đâu, và đam mê có vai trị, ý nghĩa như thế nào trong
tinh thần của bi kịch Cổ điển.
Chương 3: Sự lên tiếng của lý tính/ lý trí trong bi kịch Cổ điển Pháp: một công thức
điều trị/ loại trừ điên loạn (trường hợp P. Corneille)
Chương 3 của đề tài nhấn mạnh đến vấn đề: hệ diễn ngôn Cổ điến kiến tạo nên những
tri thức gì về việc điều trị điên loạn bằng lý tính/ lý trí, và bi kịch Corneille đã có đóng góp
như thế nào và chịu sự chi phối như thế nào từ hệ diễn ngôn ấy. Từ đó, chương này tiến đến
thử lý giải vấn đề: liệu mơ thức lý tính/ lý trí khuất phục đam mê trong bi kịch Cổ điển có
phải là một kiểu điều trị điên loạn theo tinh thần tri thức hệ Cổ điển hay không.
10
Chương 1
DẪN LUẬN
1.1. Lược thuật lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault
Khi Michel Foucault chào đời vào một ngày chớm đông giữa tháng 10 năm 1926 tại
tỉnh lỵ Poitiers miền trung tây nước Pháp, có lẽ bố mẹ ơng – vợ chồng bác sĩ Paul Foucault,
cũng khó có thể hình dung được rằng, đứa trẻ mà họ vừa sinh hạ rồi sẽ chối từ niềm kỳ
vọng tiếp nối truyền thống y thuật của gia đình để trở thành một giáo sư về lịch sử tư tưởng
tại Collège de France, một triết gia khoa học luận lỗi lạc với tầm ảnh hưởng rộng khắp trên
phạm vi toàn thế giới. Nếu bỏ qua những chi tiết được cho là không hay ho gì thuộc về đời
tư của M. Foucault (như đời sống tình dục bng thả, đơi khi “bệnh hoạn”, hay cái chết đến
từ căn bệnh AIDS nan y,…), thì rõ ràng, triết gia này đã sống một cuộc đời kỳ vĩ với một
vị thế tầm cỡ không thể chối cãi trên bản đồ tinh thần nhân loại.
Nói như vậy là bởi, khi nhìn về khơng gian học thuật châu Âu thế kỷ XX, một cách
khách quan, dễ thấy M. Foucault luôn đóng vai trị của một triết gia có cơng mở ra những
giai đoạn tư tưởng quan trọng. Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi hiện
tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh vẫn còn nắm giữ vị trí thời thượng, M. Foucault làm rúng
động học giới Pháp bằng cơng trình Les mots et les choses2 [Từ và vật] (1966), góp phần
cùng Claude Lévi-Strauss, Jacques Derrida, Roland Barthes xiển dương thuyết cấu trúc vốn
khá im lìm trước đó, để rồi biến nó trở thành một thứ chủ nghĩa có sức ám ảnh và độ phổ
qt rộng, thậm chí cho đến ngày nay sau non một thế kỷ tính từ lúc ra đời. Bên cạnh đó,
ơng cũng có thể được xem như một trong những nhân vật quan trọng u tiờn ó cựng vi
Jỹrgen Habermas, Jean-Franỗois Lyotard, Jean Baudrillard, Louis Althusser và một số ít
Thực ra, ban đầu, M. Foucault dự định đặt tên cho quyển sách của mình là L’Ordre des choses [Trật tự
của sự vật] với mục đích mơ tả trật tự, cấu trúc của các mơ hình lịch sử tư tưởng. Song tựa đề này đã được
Jacques Brosse sử dụng và xuất bản trước đó vào năm 1958, nên M. Foucault đành phải đổi thành Les mots
et les choses để tránh trùng lắp và làm vừa lịng biên tập viên khó tính của nhà xuất bản Gallimard (Paris) –
Pierre Nora.
2
11
các tư tưởng gia khác cùng thời khơi mào sự bùng nổ của tâm thức hậu hiện đại – thứ não
trạng bí ẩn và đầy ắp những khả thể đang trực tiếp chi phối và điều tiết đời sống tinh thần
của con người đương đại.
Hơn hết, M. Foucault đã có nhiều bước đi có ý nghĩa trên những con đường gần như
chưa có dấu chân người. Ấp ủ những tham vọng lớn lao, M. Foucault phác họa sự chuyển
biến của các mơ hình tư tưởng và tri thức qua suốt các thời đoạn lịch sử Tây phương, từ
thời tiền Phục hưng, Cổ điển cho đến các giai đoạn hiện đại và đương đại, trên cơ sở áp
dụng những phương pháp “khảo cổ học”, “phả hệ học” vào truy vấn những tầng ngầm của
các thiết chế quyền lực chi phối và cấu trúc nên các mơ hình này. Đặc biệt, M. Foucault
dường như bị ám ảnh nặng nề bởi sự tồn tại của ngôn từ. Với ông, ngôn ngữ là thứ uy quyền
phổ quát nhất nhưng cũng ẩn tàng nhất đã chi phối, kiểm sốt, đặt ra những định chế chuẩn
hóa nhận thức con người, đưa con người vào những mê lộ rối rắm của nghĩa và sự biểu đạt.
Dễ thấy, những luận giải lạ kỳ và đầy tinh thần khai phóng như thế biến M. Foucault trở
thành một lữ khách độc hành trên những lối đi rất hẹp và thâm u, thậm chí đơi khi đầy bất
trắc. Nhưng cũng chính từ những con đường ấy, M. Foucault có cơng mở ra những hướng
nghĩ mới độc đáo, những chuyến du hành tâm tưởng khác biệt mà những hậu bối của ông,
như chúng tôi, phải chịu ơn.
Trong số những di sản tư tưởng mà M. Foucault để lại, các nhà nghiên cứu thường
thể hiện mối quan tâm đặc biệt dành cho những luận giải của ơng về khái niệm diễn ngơn.
Tách mình ra khỏi hệ thống các phạm trù ngôn ngữ học cũng như vượt khỏi phạm vi biểu
đạt của một khái niệm tu từ học – thi pháp học, thuật ngữ diễn ngôn [discours; discourse]
được M. Foucault sử dụng không nên được hiểu như là lời nói đặt trong bối cảnh (như cách
lý giải của các nhà phân tích diễn ngơn hiện đại như Zellig Harris, John Sinclair, Paul
Simpson,…) hay những phát ngơn hàm chứa tính xun thấm, lưỡng giọng và một không
gian đối thoại rộng mở (từng được nhiều nhà thi pháp học đề cập đến, trong đó có cả Mikhail
Bakhtine), mà ngược lại nên được quan tâm xem xét từ góc độ văn hóa, xã hội học và lịch
sử tư tưởng.
Thực ra, xuyên suốt nhiều tác phẩm, M. Foucault hầu như chưa bao giờ đề đạt lý
thuyết hay trình bày một cách có hệ thống những luận điểm của mình về khái niệm phức
12
tạp này. Khơng biết cố ý hay vơ tình, những ý tưởng ấy thường bị phân tán theo một trật tự
bí ẩn nào đó trong rải rác nhiều quyển sách của ơng, như một trị giải đố thử thách lịng kiên
nhẫn của bạn đọc. Tuy nhiên, điều đó cũng chưa phải là vấn đề khó nhằn nhất khi tiếp xúc
với những quan niệm của M. Foucault về diễn ngơn. Nói như thế là bởi, với bản tính ưa
thích sự lấp lửng, mơ hồ và những nghịch biện rối rắm, M. Foucault thường dẫn dắt người
đọc của ông vào những mê cung: khái niệm diễn ngơn, với triết gia này, có những nét nghĩa
hồn tồn tách biệt, thậm chí đối chọi lẫn nhau, đúng như Sara Mills – một chuyên gia về
M. Foucault và diễn ngôn từng nhận xét: “Diễn ngôn là một trong những thuật ngữ được
sử dụng thường xuyên nhất trong các tác phẩm của Foucault, nhưng đồng thời cũng là một
trong những thuật ngữ chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất” [59; 53]. Thậm chí, chính bản
thân triết gia này, trong cuốn L'Archéologie du savoir [Khảo cổ học tri thức] (1969), cũng
thừa nhận rằng:
(…) thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi
đã bổ sung thêm ý nghĩa cho nó: lúc thì coi nó như một miền chung của tất cả các nhận
định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định mang tính cá thể, và đơi khi lại xem nó
như một hoạt động được quy chuẩn nhằm tạo nên một tập hợp xác định các nhận định [44;
80]
Thực ra, dễ thấy, trong phát biểu trên đây về nghĩa của khái niệm diễn ngôn, M.
Foucault cho phép chúng ta hiểu thuật ngữ của ơng ít nhất theo ba cách:
(1) Diễn ngôn là sự quy định cách con người nhận thức về thực tại
(2) Diễn ngôn là một tập hợp các nhận định được nhóm gộp và cá thể hóa
(3) Diễn ngơn là một thực hành bị điều chỉnh, kiểm soát nhằm tạo nên các nhận định
Tuy nhiên, khó ai có thể phủ nhận được rằng, những định nghĩa kể trên của M. Foucault
đối với khái niệm diễn ngơn vẫn cịn khá mơ hồ, nhập nhằng, vừa tách biệt nhau vừa bao
chứa nhau và nhất là chưa bao giờ được diễn giải một cách trọn vẹn, rõ ràng. Thái độ dè
dặt, lưỡng lự như thế của M. Foucault đối với thuật ngữ diễn ngôn đôi khi khiến nhiều học
giả băn khoăn, rằng liệu khái niệm này có phải là một trong những luận đề chính yếu của
13
triết thuyết Foucault? Thậm chí, một số nhà nghiên cứu về triết gia này, đơn cử như Gary
Gutting – tác giả của quyển Foucault: A very short introduction [Dẫn luận về Foucault]
nằm trong chuỗi sách dẫn nhập của nhà xuất bản Oxford, cịn khơng thiết dành riêng một
mục bàn luận về khái niệm diễn ngôn mà chỉ thi thoảng nhắc đến nó một cách thống qua
khi cần thiết.
Thực ra, theo ý kiến của chúng tơi, diễn ngơn hồn tồn có thể được xem như một
chủ điểm trung tâm của triết học M. Foucault. Điều đó là bởi, thuật ngữ này trước hết diễn
đạt nỗi ám ảnh lớn nhất của tư tưởng Foucault: nỗi ám ảnh về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, diễn
ngơn có mối liên hệ một cách mật thiết với quyền lực/ tri thức và các thiết chế – những nan
đề nổi bật trong triết thuyết Foucault: diễn ngôn vừa là một quyền lực xã hội, vừa được tạo
lập và kiểm sốt thơng qua các trật tự quyền lực. Hơn hết, chúng tôi cho rằng, việc M.
Foucault cố ý bỏ lửng không giải quyết đến tận cùng các định nghĩa và luận điểm về diễn
ngôn là bởi, trong tinh thần khai phóng cực độ, có lẽ ơng khơng muốn bản thân và độc giả
phải rơi vào những cái bẫy của ngôn từ, của sự định danh, và cũng là bởi, những khoảng
mờ của khái niệm đơi khi lại có khả năng mở ra những chân trời suy tưởng mới đầy thú vị.
1.1.1. Diễn ngôn như là sự quy định cách hiểu của con người về thực tại
1.1.1.1. “Khơng gì có nghĩa bên ngồi diễn ngơn”
Đó là một trong những phát ngôn nổi tiếng nhất của M. Foucault, được ông viết
trong cơng trình xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1969 – Khảo cổ học tri thức. Phát
biểu này đã tóm lược tồn bộ quan điểm của M. Foucault về nét nghĩa thứ nhất của diễn
ngơn. Theo đó, M. Foucault cho rằng, tất cả những tri thức, hiểu biết thường được xem như
“chân lý” của con người về bản thân mình và thế giới ngoại tại đều chỉ là những điều được
tạo lập, sản sinh, hư cấu mà kẻ đứng đầu là hệ thống những diễn ngôn. Chúng ta, thông qua
những diễn ngôn, thảo luận, đánh giá, mô tả, nhận định,… về mọi thứ. Diễn ngôn ở nét
nghĩa thứ nhất vì thế, như S. Mills tóm lược, là một “hệ thống cấu trúc nên cái cách thức ta
hiểu biết về hiện thực” [59; 55]. Chính M. Foucault cũng từng có một diễn giải đầy tính
phúng dụ về vấn đề này:
14
(…) chúng ta không nên dung nhập diễn ngôn vào cuộc chơi của những ý nghĩa tiền hiện;
không nên ảo tưởng rằng khuôn diện của thế giới đã được bày sẵn rõ ràng đến nỗi ta chỉ
cần tuần tự giải mã mà khơng có bất kỳ khó khăn nào; thế giới không phải là kẻ “đồng lõa”
với tri thức của chúng ta; khơng hề có một định mệnh tiền diễn ngôn sắp đặt thế giới theo
đúng sở nguyện của chúng ta. Chúng ta nên xem diễn ngôn như một loại bạo lực mà ta đã
giáng xuống các sự vật, hoặc một dạng thực hành mà ta đã áp đặt vào chúng, trong mọi
trường hợp; và cũng chính trong sự thực hành này mà các sự kiện diễn ngôn phát hiện ra
tính quy luật của mình [49; 67]
Những “bạo lực” mà diễn ngôn “giáng xuống” trực tiếp xô đẩy con người vào trò chơi của
sự đánh giá, phân biệt giữa đẹp và xấu, giàu có và nghèo hèn, sang trọng và bần tiện. Diễn
ngôn cho phép xã hội quy định thứ gì là bình thường và thứ gì là bất thường, khác thường.
Những chuẩn tắc ẩn chứa một quyền lực ngầm bên trong ấy nhiều khi kéo dài và có những
ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi, đa phần các cá nhân trong xã hội đồng nhất chúng với quy luật
vốn có từ xa xưa của thế giới tự nhiên.
Diễn giải sâu hơn về nét nghĩa thứ nhất này, Stuart Hall, một nhà xã hội học văn hóa
nổi tiếng người Anh, trong Representation: Cultural Representations and Signifying
Practices [Sự biểu trưng: Những biểu trưng văn hóa và các thực hành biểu nghĩa] (1997),
nhấn mạnh rằng diễn ngôn trong quan niệm của M. Foucault không nên, và không thể, đồng
nhất với khái niệm ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa một loại ký hiệu biểu nghĩa đơn giản qua cặp
nhị nguyên cái biểu đạt và cái được biểu đạt, trong đó cái biểu đạt là âm thanh, chữ viết có
khả năng biểu diễn một thực tại bất kỳ, vơ hình hoặc hữu hình (như quan niệm của
Ferdinand de Saussure, Roland Barthes có những diễn giải phức tạp hơn về vấn đề này song
vẫn xoay quanh cặp nhị ngun căn bản ấy để xây dựng mơ hình huyền thoại – siêu ký
hiệu). Theo Stuart Hall, điều đó là bởi, diễn ngôn không phải là một hệ thống ký hiệu
chuyên chở thực tại, mà là “một nhóm các nhận định cung cấp một thứ ngôn ngữ để bản
luận – một cách trình hiện tri thức – về một chủ đề nhất định hay một thời điểm lịch sử nhất
định”, là “sự tạo lập tri thức thông qua ngôn ngữ” [53; 291], hay như nhận định của S. Mills,
là “tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới
thực” [58; 7], cung cấp và tạo lập nên vốn liếng tri thức trong mỗi con người.
15
Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý rằng, nhiều người thường nhầm tưởng phát biểu “khơng
có gì có nghĩa bên ngồi diễn ngơn” của M. Foucault thành “khơng gì bên ngồi diễn ngơn”.
Nhầm tưởng ấy dẫn đến một hệ lụy lớn: sự hiểu lầm rằng M. Foucault chưa hề thừa nhận
sự tồn tại của một vùng phi diễn ngôn. Điều đó, trong một chừng mực, hồn tồn đi xa khỏi
quan niệm của M. Foucault. Theo triết gia này, có một vùng thực tồn của các vật chất, ý
niệm,… Song con người khó có thể vượt qua được sự thâu tóm của của diễn ngơn để nhìn
thấy hoặc nhận ra nó: “chúng ta chỉ có thể suy tư, trải nghiệm những đối thể vật chất và thế
giới như một toàn thể thơng qua diễn ngơn và những cấu trúc mà nó khn định vào suy
nghĩ của chúng ta” [59; 56]. Có thể xét một ví dụ sau đây. Sư tử là một loài động vật tự
nhiên tồn tại độc lập với tư duy con người (tức bản thân thực thể sư tử là một thực thể phi
diễn ngôn), nhưng ngay khi chúng ta “cắt nghĩa” (chữ dùng của Trần Văn Toàn) để sư tử
trở thành một “ý niệm” thì nó đã khơng cịn nằm ngồi diễn ngơn nữa mà bắt đầu tồn sinh
trong nhận thức con người, trở thành một tri thức của con người gắn liền với nhiều tầng ý
nghĩa khác nhau phụ thuộc vào loại hình diễn ngơn đã “cắt nghĩa” về nó.
1.1.1.2. Lịch sử tính của diễn ngơn
Trong quan niệm của M. Foucault, mọi thứ đều có một lịch sử tính riêng. Nói cách
khác, cũng giống như Hecralité thời cổ đại Hy Lạp luôn xem cuộc đời là một dải trường
giang với sự biến chuyển không ngừng đến nỗi khơng ai có thể tắm hai lần trên cùng dịng
nước, M. Foucault cho rằng bất kể điều gì cũng đều thay đổi theo thời gian, ngay cả các hệ
thống quyền lực, thiết chế, diễn ngôn và chân lý mà nó mang chứa. Stuart Hall, trong khi
đối sánh cơ chế biểu nghĩa của thuyết ký hiệu học với cơ chế tạo lập tri thức thông qua diễn
ngôn của M. Foucault, cho rằng sự khác biệt cốt yếu giữa chúng nằm ở tính lịch sử của diễn
ngơn: “(…) diễn ngơn, sự biểu trưng, tri thức và ‘chân lý’ đều cơ bản được Foucault sử hóa,
đi ngược lại với xu hướng phi lịch sử của ký hiệu học. Mọi thứ có nghĩa và là ‘đúng’, theo
Foucault, chỉ là trong một bối cảnh lịch sử cụ thể” [54; 46].
Quan niệm này được thể hiện ngay chính trong phương pháp tư duy triết học, xử lý
và phân tích tư liệu của M. Foucault. Giai đoạn đầu của cuộc đời nghiên cứu, tức trong
khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX, ông bắt đầu đăng đàn với những cơng trình nghiên cứu
sự tạo thành tri thức và chân lý thông qua ngôn ngữ bằng việc sử dụng phương pháp khảo
16
cổ học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, điều M. Foucault quan tâm không phải là các tri thức,
chân lý, sách vở, tài liệu,… ấy nói gì, diễn đạt điều gì hay tìm kiếm trong chúng những
nghĩa sâu xa hơn, mà là cố gắng tìm thấy từ chúng một cái nhìn tồn cục về ngữ cảnh văn
hóa, xã hội, đạo đức, tôn giáo mà chúng ra đời, thứ ngữ cảnh đã điều khiển, ràng buộc và
kiểm soát chúng. Gary Gutting nêu ra một ví dụ rất cụ thể về phương pháp khảo cổ học tri
thức của Foucault như sau:
(…) nhà khảo cổ luận tri thức không hỏi Những suy niệm [Meditations] của Descartes nghĩa
là gì (nói cách khác, Descartes đang cố gắng diễn đạt những gì trong chúng). Đúng hơn, họ
sử dụng những gì Descartes đã viết – và nhiều tác giả khác dù nổi tiếng hay không, nhưng
cùng thời kỳ ấy – để có manh mối về cấu trúc tổng quát của hệ thống mà họ dùng để suy
nghĩ và viết [19; 68-69]
Cái nhìn khảo cổ này khiến M. Foucault có khả năng nhìn lại tồn bộ diễn trình của các cơ
cấu văn hóa, xã hội khác nhau với các phương pháp, nguyên lý tạo lập, kiểm soát, loại trừ
chân lý khác nhau. Lịch sử của M. Foucault vì thế không phải là lịch sử của các sự kiện,
nhân vật,… mà là lịch sử của các tri thức hệ, các ngữ cảnh văn hóa.
Khảo cổ học tri thức đã được M. Foucault vận dụng ngay từ những tác phẩm đầu
tiên của mình. Trong Folie et déraison [Chứng điên và phi lý tính] (1961), M. Foucault
“khảo cổ” sự ra đời và cách thức hoạt động của diễn ngôn về chứng điên, rằng ở thời Phục
hưng, điên loạn chưa bị xem là một dạng điên loạn, và người điên thường không bị xem
thường, bị đẩy ra ngồi rìa xã hội. Việc xem điên loạn như là bệnh hoạn (như chúng ta
thường biết đến ngày nay) chỉ bắt đầu xuất hiện từ thời Cổ điển với các thiết chế cô lập
người điên (những viện tâm thần thời hiện đại, các stultifera-navis – những con tàu lưu đày
người điên,…). Bằng phương pháp khảo cổ thơng qua các văn bản, các tư liệu cịn lại, M.
Foucault cho thấy, bệnh điên như là sự rối loạn mang tính tiêu cực về mặt thần kinh chỉ là
một diễn ngơn, nói cách khác, nó chỉ mang tính chân lý trong những ngữ cảnh văn hóa nhất
định, trong những thời đoạn lịch sử nhất định. Diễn ngôn về chứng điên, vì thế, theo M.
Foucault là một thực thể có tính lịch sử.
17
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian vận dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ
học, M. Foucault phát hiện ra rằng phương pháp này khó có thể được dùng để lý giải sự
chuyển biến và khác biệt về tri thức hệ giữa các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. Nhưng
phương pháp phả hệ lại có thể khắc phục được tỉnh trạng ấy. M. Foucault lần đầu tiên áp
dụng phương pháp nghiên cứu này trong Surveiller et punir [Giám sát và trừng phạt] (1975).
Phả hệ là khái niệm được Foucault vay mượn và phát triển từ tư tưởng của triết gia tiền bối
Nietzsche. Theo đó, phương pháp nghiên cứu này giúp ông dễ dàng thể hiện quan điểm
rằng, các biến chuyển tri thức hệ giữa các giai đoạn trong lịch sử là hệ quả của những biến
chuyển vi tế, tương tự như trong sinh vật học, di truyền học, chỉ một axide aminé được đặt
ở vị trí khác đi nhưng có thể làm cho cả cấu trúc gen thay đổi. Hay nhìn từ lý thuyết hỗn
độn mà Edward Norton Lorenz là một trong những nhân vật nổi bật với Hiệu ứng cánh
bướm trình bày tại Mỹ vào năm 1972, phương pháp phả hệ của M. Foucault là tìm về từng
cái đập cánh nhỏ bé của chú bướm mỏng manh song có thể gây nên cơn bão lớn xảy ra sau
đó hàng trăm năm và cách xa nơi ấy hàng ngàn cây số. Ví như, trong Giám sát và trừng
phạt, sau khi tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu các tư liệu dù tản mát nhất, M. Foucault cho
rằng sự ra đời của nhà tù kiểu mới là hệ quả từ việc phát minh ra một kiểu súng trường tân
tiến, sự tái cấu trúc không gian bệnh viện một cách hợp lý hơn hay những biến chuyển trong
việc dạy cho trẻ em cách làm văn so với các thời kỳ trước đó [19; 90].
Có thể thấy, phương pháp phả hệ học ngồi việc khẳng định mạnh mẽ hơn lịch sử
tính của các diễn ngơn, cịn có khả năng lý giải sự chuyển biến giữa các thời đoạn tri thức
hệ và sự tạo lập – loại trừ luân phiên của các diễn ngôn từ những lý do, những căn rễ “nhỏ
bé” nhất, sâu kín và khó nhìn thấy nhất.
18
1.1.2. Diễn ngôn như là tập hợp các nhận định được nhóm gộp, cá thể hóa
1.1.2.1. Diễn ngơn và nhận định
Được xem như một trong những nghiên cứu mang tính phương pháp luận nghiêm
nhặt nhất của M. Foucault, Khảo cổ học tri thức xuất bản lần đầu tiên vào năm 1969 là lời
tự giới thuyết của M. Foucault cho cách thức làm việc của mình trong ba cơng trình đình
đám ra đời trước đó. Trong quyển sách này, khởi đi từ việc định nghĩa và phân tích các
thuật ngữ thường được bản thân sử dụng, những khái niệm nhập nhằng thường bị người
đọc hiểu nhầm như nhận định [énoncé; statement], sự kiện [événement; event], diễn ngôn
[discours; discourse]…, M. Foucault tiến đến diễn giải phương pháp nghiên cứu chính yếu
mà ơng đã vận dụng để làm việc với hiện tượng điên loạn, sự ra đời của bệnh viện và nhất
là để khảo sát sự biến chuyển của các hệ hình tri thức hệ trong Từ và vật – phương pháp
khảo cổ học.
Tuy nhiên, nhắc đến Khảo cổ học tri thức ở đây, chúng tôi không muốn đề cập đến
phương pháp luận nghiên cứu của M. Foucault – vấn đề then chốt của quyển sách, mà
ngược lại nhấn mạnh việc M. Foucault đã xác lập thêm nét nghĩa thứ hai cho khái niệm
diễn ngơn ở cơng trình đồ sộ này: diễn ngơn như một tập hợp các nhận định được nhóm
gộp, cá thể hóa. Định nghĩa này, mỉa mai thay, lại liên quan đến một khái niệm khác cũng
phức tạp không kém – khái niệm nhận định [énoncé; statement].
M. Foucault cho rằng trong nhiều trường hợp, bản thân thường dùng thuật ngữ nhận
định để diễn tả các cá thể của một tập hợp được gọi là diễn ngơn trong đó bao chứa nhiều
nhận định [Xem 44; 80]. Song nếu nhận định là một phần của diễn ngơn, thì nhận định thực
ra là gì? Nó có phải là các câu, các mệnh đề, hay các hành động ngôn từ? M. Foucault phản
đối tất cả. Ông phủ định quan điểm quan điểm của các nhà logic học khi cho rằng nhận
định là các mệnh đề, nghĩa là các phát ngôn chỉ được quan tâm đến giá trị logic (đúng/ sai)
của nó. Các nhà ngữ học cũng khơng làm M. Foucault vừa lịng với kết luận rằng nhận định
là các kết cấu cú pháp có thể phân biệt lẫn nhau dựa trên sự khu biệt văn phạm. Đồng thời,
M. Foucault cũng không chấp nhận việc nhiều người xem nhận định như một hành vi giao
tiếp, trong đó bao gồm các thành tố như đối tượng giao tiếp, chủ ý của chủ thể giao tiếp hay
19
kết quả giao tiếp,… Đối với ông, nhận định là một hệ thống các quy tắc tạo nên một thứ
ngữ cảnh mà ở đó, câu, mệnh đề, các hành vi ngơn từ có khả năng có nghĩa, có thể hiểu
được. Chính vì vậy, M. Foucault xem đó như là hạt nhân của diễn ngôn, là hồn cốt, nền
tảng của diễn ngơn mà diện mạo cơ bản của nó là một chức năng, chức năng khẳng quyết
sự tồn tại của diễn ngôn:
Nhận định (…) không phải là một cấu trúc (hay một nhóm các mối quan hệ giữa những
thành tố khả biến, và vì thế ln ủy quyền cho một số lượng vơ hạn các hình mẫu cụ thể);
mà nó là một chức năng phán quyết sự tồn tại [của các câu, mệnh đề,… – NĐMK] thuộc
về ký hiệu và dựa trên nền tảng của ký hiệu, nó có thể quyết định được cái gì ‘có nghĩa’
thơng qua phân tích hoặc trực giác [44; 86].
Ví như, từ “internet” trong xã hội hiện đại đã được các nhận định cho phép tồn tại, nghĩa
là được trao cho một nghĩa mang tính diễn ngơn [discursive meaning] và chỉ có thể được
hiểu, được sử dụng trong một ngữ cảnh văn hóa nhất định. Trong khi đó, ở thời trung cổ,
từ này có thể vơ nghĩa hoặc bất hợp lý.
Tóm lại, ở bình diện nghĩa thứ hai này, diễn ngơn có mối quan hệ mật thiết với một
khái niệm quan trọng không kém trong triết thuyết Foucault – các nhận định. Diễn ngôn
trong ngữ nghĩa này có biên độ rộng lớn hơn so với nhận định, bao chứa nhận định, nhóm
gộp nhận định thành từng nhóm dựa trên nhiều tiêu chí phân loại và thường xuyên biến
chuyển. Cũng chính điều này, như M. Foucault từng nói trong Khảo cổ học tri thức, là một
trong những yếu tố cơ bản tạo nên tính đa dạng và phức biến của diễn ngôn qua các thời kỳ
lịch sử, bên cạnh sự thay đổi, tạo lập và loại trừ liên tục các nhận định khác nhau.
1.1.2.2. Bốn giả thuyết về sự hình thành diễn ngơn
Nếu xem mỗi diễn ngơn là một tập hợp các nhận định được khu biệt, cá thể hóa, thì
đâu là những tiêu chí nhóm gộp các nhận định ấy, nói cách khác, đâu là cơ sở để hình thành
nên các diễn ngơn? M. Foucault, trong Khảo cổ học tri thức, đưa ra bốn giả thuyết như
những câu trả lời khả dĩ nhất cho câu hỏi vô cùng phức tạp kể trên.