Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TRỊNH TỐN

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ GIỮA THÀNH TÍCH THI ĐẤU VỚI CHỨC
NĂNG SINH LÝ, TỐ CHẤT THỂ LỰC, KỸ CHIẾN THUẬT CỦA VẬN
ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH Ở LỨA TUỔI 16 - 18

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TRỊNH TỐN

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ GIỮA THÀNH TÍCH THI ĐẤU VỚI CHỨC
NĂNG SINH LÝ, TỐ CHẤT THỂ LỰC, KỸ CHIẾN THUẬT CỦA VẬN
ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH Ở LỨA TUỔI 16 - 18

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số:

62.14.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS Lê Nguyệt Nga

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoạn đây là cơng trình nghiên cứu của riêng Tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Trịnh Toán


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục viết tắt các thông số sinh lý
Danh mục các đơn vị đo lường sử dụng trong luận án
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ và hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 6
1.1. Đặc điểm chung và kỹ thuật môn chạy CLTB: ..........................................6
1.1.1. Sơ lược phát triển môn Điền kinh: ...................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm sinh lý VĐV chạy CLTB của lứa tuổi 16 - 18: .................. 8
1.1.3. Kỹ thuật chạy và các thông số động học và động hình học của kỹ
thuật chạy cự ly trung bình: .......................................................................... 11

1.1.4. Đặc điểm hoạt động thi đấu chạy CLTB: ......................................... 13
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích mơn chạy CLTB: ..........................15
1.2.1. Yếu tố hình thái. ................................................................................ 16
1.2.2. Yếu tố chức năng của cơ thể: ............................................................ 18
1.2.3. Yếu tố tố chất thể lực. ....................................................................... 25
1.2.4. Yếu tố tâm lý: .................................................................................... 29
1.2.5. Yếu tố kỹ thuật và chiến thuật: ......................................................... 30
1.3. Xu hướng huấn luyện hiện đại và các giai đoạn huấn luyện VĐV chạy
CLTB:...............................................................................................................36
1.4. Các cơng trình nghiên cứu và phương pháp đánh giá TĐTL của môn
chạy cự ly trung bình:.......................................................................................40
1.4.1. Khái niệm và quan điểm: .................................................................. 40
1.4.2. Nghiên cứu về phương pháp kiểm tra, đánh giá TĐTL: ................... 41


1.4.3. Các cơng trình nghiên cứu đánh giá TĐTL mơn chạy CLTB: ......... 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...... 49
2.1. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................49
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: ...................................................... 49
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:................................................................... 49
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: ....................................................... 50
2.1.4. Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý: ......................................... 51
2.1.5. Phương pháp toán thống kê:.............................................................. 59
2.2. Tổ chức nghiên cứu: .................................................................................61
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 61
2.2.2. Khách thể nghiên cứu: ...................................................................... 62
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu:........................................................................ 62
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu: ........................................................................ 62
2.2.5. Các đơn vị phối hợp nghiên cứu: ...................................................... 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 63

3.1. Cơ sở xác định nội dung đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ
chiến thuật của VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 -18.............................................63
3.1.1. Hệ thống hóa các chỉ tiêu đã được sử dụng trong đánh giá chức năng
sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV ĐK chạy CLTB: ............. 63
3.1.2. Xác định các nội dung đánh giá thông qua kết quả phỏng vấn: ....... 65
3.1.3. Kiểm nghiệm độ tin cậy của các chỉ tiêu được lựa chọn: ................. 68
3.1.4. Kiểm nghiệm tính thông báo của các chỉ tiêu được lựa chọn: .......... 69
3.2. Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV
chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18. .........................................................................74
3.2.1. Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV
chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18 qua các nội dung. .............................................. 74
3.2.2. Xây dựng thang điểm đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ
chiến thuật của nam và nữ VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18:..................... 106


3.3. Xác định quan hệ giữa thành tích chạy 800m và 1500m với chức năng
sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV chạy CLTB lứa
tuổi 16 - 18: ....................................................................................................115
3.3.1. Nghiên cứu mối tương quan giữa thành tích chạy 800m và 1500m với
các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và
nữ VĐV ở lứa tuổi 16 - 18: ........................................................................ 115
3.3.2. Nghiên cứu xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố chức năng
sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật với thành tích chạy 800m và 1500m
của nam và nữ VĐV ở lứa tuổi 16 - 18: ..................................................... 125
3.3.3. Xác định mối quan hệ giữa thành tích chạy 800m và 1500m với các
yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam và nữ
VĐV ở cùng nhóm tuổi 16 – 18 sau một năm tập luyện: .......................... 132
3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng sinh lý, tố chất thể
lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 – 18 theo tỷ trọng ảnh
hưởng của từng yếu tố: ............................................................................... 134

3.3.5. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp chức năng sinh lý, tố chất thể
lực, kỹ chiến thuật cho VĐV chạy CLTB cùng lứa tuổi 16 – 18 sau một năm
tập luyện: .................................................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 144
KẾT LUẬN: ...................................................................................................144
KIẾN NGHỊ: ..................................................................................................145
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

CLTB

Cự ly trung bình

2

ĐDB


Độ dài bước

3

ĐK

Điền kinh

4

HCB

Huy chương bạc

5

HCV

Huy chương vàng

6

HLTT

Huấn luyện thể thao

7

HLV


Huấn luyện viên

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

SBTĐ

Sức bền tốc độ

10

SEA Games

11

SMB

Sức mạnh bật

12

TDTT

Thể dục thể thao


13

TĐTL

Trình độ tập luyện

14



Tốc độ

15

TĐTB

Tốc độ trung bình

16

THPT

Trung học phổ thơng

17

TTTT

Thành tích thể thao


18

TSB

Tần số bước

19

VĐV

Vận động viên

20

Xpt

Xuất phát thấp

21

Xpc

Xuất phát cao

Southeast Asian Games (Đại hội Thể
thao Đông Nam Á)


DANH MỤC VIẾT TẮT CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ
STT Từ viết tắt


Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

ATP

Adenozin Triphosphate

2

ADP

Adenozin Diphosphate

3

AT4

Acid lactic threshold

4

DTS

5

CO2


Carbon dioxide

6

CP

Creatine Phosphate

7

CNT

Heart work (HW)

Công năng tim

8

FT

Fast twitch

Sợi cơ co nhanh

9

HA

10


HR

Heart Rate

Tần số nhịp tim

11

LA

Lactic acide

Axit lactic (AL)

12

O2

Oxy

13

PWC170

Physical Working Capacity

14

ST


Slow twitch

15

VAnT

Velocity Anaerobic Threshold Ngưỡng yếm khí tốc độ

16

VO2max

Volume oxy maximum uptake Thể tích oxy hấp thụ tối đa

Ngưỡng axit lactic 4 mmol/lít
Dung tích sống
Khí các bô nic

Huyết áp

Sợi cơ co chậm


DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt

Diễn giải

1


b/gy

Bước/giây

2

cm

Centimét

3

g

Gam

4

g/l

Gam/lít

5

gy

Giây

6


kG

Kilôgam lực

7

kg

Kilôgam

8

Kcal/ph

Kilôcalo/phút

9

l/ph

Lít/phút

10

mmol/l

Milimol/Lít

11


ml

Mililít

12

ml/ph

Mililit/phút

13

ml/ph/kg

Mililit/phút/kilôgram

14

m

Mét

15

mm

Milimét

16


m/gy

Mét/giây

17

mmHg

Milimét thủy ngân

18

ph

Phút

STT


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Thành tích các VĐV ĐK Việt Nam tiêu biểu tại SEA Games 24 và 25.


7

1.2.

Thời gian hoạt động và hệ thống cung cấp năng lượng của các môn ĐK.

10

1.3.

Nhu cầu năng lượng và khả năng cung cấp về số lượng và công suất của

18

các hệ thống trao đổi chất trong cơ bắp VĐV chạy các cự ly.
1.4.

Ước tính mức độ đóng góp các nguồn năng lượng ưa khí và yếm khí của

19

các cự ly khác nhau.
1.5.

Tốc độ tối đa tổng hợp ATP theo thời gian bài tập khác nhau.

24

1.6.


Chỉ số axit lactic yên tĩnh của người bình thường và VĐV của các tác

25

giả Trung Quốc (mmol/lít).
1.7.

Các test đánh giá trình độ thể lực của VĐV chạy CLTB từ 16 - 17 tuổi.

28

1.8.

Biến đổi tốc độ và sự dao động so với TĐTB trong chạy 800m.

34

1.9

Biến đổi tốc độ và sự dao động so với TĐTB trong chạy 1500m.

35

2.1.

Đánh giá chỉ số công năng tim.

54


2.2.

Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper.

55

2.3.

Tiêu chuẩn đánh giá VO2max.

55

2.4.

Xác định cự ly và tốc độ chạy lần 2.

57

2.5.

Tiêu chuẩn ngưỡng tốc độ lactate của nam và nữ chạy các cự ly ĐK.

59

3.1.

Kết quả kiểm định theo phương pháp Wilcoxon qua 2 lần phỏng vấn.

66


3.2.

Hệ số tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá thể lực của

68

Nam VĐV (n=14).
3.3.

Hệ số tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá thể lực của nữ

69

VĐV (n=10).
3.4.

Hệ số tương quan các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực

70

và kỹ chiến thuật với thành tích thi đấu của nam VĐV chạy CLTB lứa
tuổi 16 - 18 (n = 14).
3.5.

Hệ số tương quan các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực
và kỹ chiến thuật với thành tích thi đấu của nữ VĐV chạy CLTB lứa
tuổi 16 - 18 (n = 10).

71



3.6.

Hiện trạng đánh giá chức năng sinh lý của nam và nữ VĐV chạy CLTB

75

lứa tuổi 16 - 18.
3.7.

Hiện trạng đánh giá các tố chất thể lực của nam và nữ VĐV chạy CLTB

84

lứa tuổi 16 - 18.
3.8.

Hiện trạng các chỉ tiêu kỹ chiến thuật chạy cự ly 800m và 1500m của

91

nam và nữ VĐV lứa tuổi 16 - 18.
3.9.

So sánh thời gian và tốc độ chạy 400m(1) và 400m(2) cự ly chạy 800m

96

của nam VĐV chạy CLTB.
3.10.


So sánh thời gian và tốc độ chạy 400m(1) và 400m(2) cự ly chạy 800m

99

của VĐV nữ.
3.11.

Diễn biến ĐDB và TSB chạy cự ly 1500m của VĐV nam lứa tuổi 16-18

101

tại giải vô địch các lứa tuổi trẻ năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh (n=7).
3.12.

Diễn biến ĐDB và TSB chạy cự ly 1500m của VĐV nữ lứa tuổi 16-18

103

tại giải vô địch các lứa tuổi trẻ năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh (n=7).
3.13.

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky các chỉ tiêu của nam VĐV

108

chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18 (n = 30).
3.14.

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky các chỉ tiêu của nữ VĐV


108

chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18 (n=26).
3.15.

Thang điểm đánh giá chức năng sinh lý của nam và nữ VĐV chạy

110

CLTB lứa tuổi 16 - 18.
3.16.

Thang điểm đánh giá tố chất thể lực của nam và nữ VĐV chạy CLTB

111

lứa tuổi 16 - 18.
3.17.

Thang điểm đánh giá kỹ chiến thuật của nam VĐV chạy 800m và

112

1500m lứa tuổi 16 - 18.
3.18.

Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 800m

112


và 1500m lứa tuổi 16 - 18.
3.19.

Phân loại các chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của

113

nam VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18.
3.20.

Phân loại các chỉ tiêu chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật

114

của VĐV nữ chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18.
3.21.

Hệ số tương quan giữa thành tích chạy 800m và 1500m với từng chỉ tiêu
chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam VĐV lứa

116


tuổi 16 – 18 (n = 30).
3.22.

Hệ số tương quan giữa thành tích chạy 800m và 1500m với từng chỉ tiêu

117


chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nữ VĐV lứa
tuổi 16 - 18.
3.23.

Hệ số tương quan giữa yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ

126

chiến thuật và thành tích chạy 800m, 1500m của nam VĐV lứa tuổi 16 18.
3.24.

Tỷ trọng ảnh hưởng (β) của các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực,

127

kỹ chiến thuật với thành tích chạy 800m và 1500m của nam VĐV lứa
tuổi 16 - 18.
3.25.

Hệ số tương quan giữa yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ

129

chiến thuật và thành tích chạy 800m, 1500m của nữ VĐV lứa tuổi 16 18.
3.26.

Tỷ trọng ảnh hưởng (β) của các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực,

130


kỹ chiến thuật với thành tích chạy 800m và 1500m của nữ VĐV lứa tuổi
16 – 18.
3.27.

Hệ số tương quan giữa thành tích chạy 800m, 1500m với các yếu tố

132

chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của nam VĐV lứa tuổi
16 – 18 Tp. Hồ Chí Minh.
3.28.

Hệ số tương quan giữa yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ

133

chiến thuật và thành tích chạy 800m, 1500m của nữ VĐV
lứa tuổi 16 – 18 Tp. Hồ Chí Minh.
3.29.

Phân loại tổng hợp chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật có

135

tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của từng yếu tố của nam và nữ VĐV chạy
CLTB lứa tuổi 16 – 18.
3.30.

Bảng xếp hạng thành tích chạy 800m, 1500m và điểm tổng hợp phân


136

loại của nam VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 – 18 của Thành phố Hồ Chí
Minh (n=14).
3.31.

Bảng xếp hạng thành tích chạy 800m, 1500m và điểm tổng hợp phân
loại của nữ VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 – 18 của Thành phố Hồ Chí
Minh.

137


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Thể
loại

Sớ

Tên biểu đồ

Trang

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5


Tỷ lệ các đối tượng qua 2 lượt phỏng vấn.
Diễn biến tần số và độ dài bước của VĐV nam chạy cự ly 800m.
Dễn biến tốc độ chạy cự ly 800m của VĐV nam.
Diễn biến tần số và độ dài bước của VĐV nữ chạy cự ly 800m
Diễn biến độ dài bước và tần số bước chạy cự ly 800m của
VĐV nữ Quốc tế.
Diễn biến tốc độ chạy cự ly 800m của VĐV nữ.
Diễn biến tần số và độ dài bước của VĐV nam chạy cự ly
1500m.
Diễn biến tốc độ chạy cự ly 1500m của VĐV nam
Diễn biến độ dài bước và tần số bước chạy cự ly 1500m của
VĐV nữ .
Diễn biến tốc độ chạy cự ly 1500m của VĐV nữ.
Tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của các yếu tố chức năng sinh lý, tố
chất thể lực, kỹ chiến thuật với thành tích chạy 800m của nam
VĐV lứa tuổi 16 – 18.
Tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của các yếu tố với thành tích chạy
1500m của nam VĐV lứa tuổi 16 – 18.
Tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của các yếu tố với thành tích chạy
800m của nữ VĐV lứa tuổi 16 – 18.
Tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của các yếu tố với thành tích chạy
1500m của nữ VĐV lứa tuổi 16 – 18.

66
93
95
97
98

Biểu đồ


3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12
3.13
3.14

99
102
102
105
106
128

128
131
131

Diễn biến tốc độ chạy ở từng đoạn 100m của VĐV có trình độ
thành tích chạy 800m khác nhau (từ dưới 1'49'' đến 1'58'').

33

1.2


Hình vẽ

1.1

Diễn biến tốc độ chạy ở từng đoạn 200m khi chạy cự ly 800m
của các VĐV có trình độ khác nhau.

34

1.3

Diễn biến tốc độ chạy cự ly 1500m của các VĐV có trình độ
khác nhau.

36

2.1

Máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.

51

2.2

Máy do nồng độ axit lactic máu Accutrend Lactate.

52

2.3


Giao diện phần mềm tính VO2max.

55


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và chỉ thị của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ: "Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể
thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực
Đơng Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ mơn". [34]
Trong những năm gần đây TTTT nước ta đã có những bước tiến đáng ghi
nhận. Từ sau SEA Games 22 Việt Nam đăng cai đến nay thành tích đoàn thể
thao Việt Nam ln đạt thứ hạng trong tốp nhất, nhì và ba ở đấu trường Đông
Nam Á. ĐK là môn thể thao cơ bản và quan trọng trong chương trình thi đấu của
các đại hội thể thao Olympic quốc tế. Thành tích của môn ĐK qua các kỳ SEA
Games không ngừng tăng lên. Mơn ĐK từ chỡ chưa có huy chương vàng ở SEA
Games 16 nhưng đến SEA Games 22, 23, 24, 25 môn ĐK đã giành được 8 huy
chương vàng. Có được những thành tích trên là do điều hành chuyên môn của
Ủy ban Thể dục Thể thao; sự đầu tư về cơ sở vật chất; là kết quả của quá trình
tuyển chọn và huấn luyện lâu dài.
Ngày nay, cuộc tranh tài các mơn thể thao nói chung và ĐK nói riêng ngày
càng quyết liệt. Các kỷ lục thế giới của ĐK, bơi lội liên tiếp phá vỡ và nhiều kỷ
lục mới được thiết lập trong các kỳ Đại hội Olympic, giải đấu thế giới, châu lục
và khu vực. Do đó cơng tác đào tạo VĐV có vai trị quan trọng. Ở các nước tiên
tiến trong những thập niên gần đây, công tác đào tạo VĐV không chỉ dựa vào
yếu tố sẵn có của bẩm sinh, di truyền, vào năng khiếu và cũng không đơn thuần
chỉ dựa vào yếu tố của công tác huấn luyện, sự khổ luyện của VĐV, mà huấn
luyện thể thao phải là sự kết hợp của nền khoa học tiên tiến, tạo thành quy trình

cơng nghệ đào tạo VĐV. Đó là quy trình đào tạo khoa học với sự kết hợp nhiều
mặt, nhiều giải pháp như y sinh học (sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, di truyền, giải
phẫu), kỹ thuật, tâm lý... trong đó sự tác động của khoa học công nghệ vào lĩnh
vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì vậy việc vận dụng thành quả của các


-2-

mơn khoa học vào q trình tủn chọn, đào tạo, huấn luyện nâng cao TTTT có
ý nghĩa quan trọng.
Khu vực Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là vùng thấp của
TTTT so với châu lục và thế giới. Để đuổi kịp các nước có nền thể thao tiên tiến,
ngành TDTT nước ta đã xác định "cần phát triển thể thao thành tích cao", coi đó
là nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành. Theo Viện khoa học thể dục thể
thao: "Để tạo dựng cơ sở khoa học cho định hướng và chuẩn hóa quy trình đào
tạo VĐV nhiều năm, giải pháp có tính thực tiễn và khả thi hơn cả là vận dụng
phương pháp tiếp cận đi tắt đón đầu, từng bước xây dựng các chỉ tiêu đặc trưng
mơ hình của VĐV cấp cao từng mơn thể thao trọng điểm, đồng thời, trong phạm
vi có thể, vẫn tiến hành dần dần đánh giá TĐTL của VĐV trẻ các cấp trong
chương trình thể thao quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả tuyển chọn và huấn
luyện VĐV các cấp". Điều này rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lý luận.
Trong đó TĐTL là một phức hợp gồm nhiều thành tố: Y - sinh, tâm lý, kỹ chiến
thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài của
lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh
khác. Thực tiễn chỉ ra công tác HLTT hiện đại đòi hỏi việc kiểm tra - đánh giá
TĐTL của VĐV và ở bất kỳ môn thể thao nào cũng được xem xét một cách tồn
diện các mặt như: Hình thái - thể lực, kỹ chiến thuật và tâm - sinh lý theo một
quy trình và trong hệ thống chặt chẽ, khoa học, nhằm xác định hiệu quả huấn
luyện đối với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: Thành tích các môn thể

thao, nhất là các môn vận động chu kỳ trong đó có mơn ĐK, phụ thuộc vào các
yếu tố sau đây: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ thuật, một số
yếu tố tâm lý... Các yếu tố đó tạo nên cơng suất cơ thể, mà thành tích các mơn
chạy ngắn và trung bình có tương quan chặt chẽ đến cơng suất của cơ thể. Do
vậy mơn ĐK chạy ngắn và trung bình có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá bao gồm
các yếu tố cấu thành TTTT: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ
chiến thuật, một số yếu tố tâm lý... Các yếu tố này nhờ vào thuật toán của môn


-3-

xác suất thống kê đã đưa các phương pháp phân tích nhân tố (factor analyse), hệ
số tương quan bội, phương pháp tính các tỷ trọng các nhóm nhân tố, phương
pháp quay vịng các nhân tố; phương trình hồi quy đa tuyến tính, có thể giúp
chúng ta xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá VĐV.
Với các điểm nêu trên việc nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện để xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá và xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu
tố cấu thành TTTT của VĐV ĐK chạy CLTB là việc làm có ý nghĩa khoa học và
cần thiết cho thực tiễn.
Đã có nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu đánh giá TĐTL của
VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau như: I. V. Aulic (1977); Bành Mỹ Lệ
(1989); Viktoxovơ P. V. (1991); Hậu Chính Khánh (1994); Philin V. P. (1996);
Vork X. L. (2001); Xirotin O. A. (2001)...
Ở nước ta đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: Trương Anh
Tuấn (1989); Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh (1998); Nguyễn Thế Truyền
(1999); Nguyễn Kim Minh (1999); Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh (1999);
Phan Hồng Minh (2000). Đặc biệt năm 2002, Viện khoa học TDTT đã hoàn
thành đề tài: "Đánh giá TĐTL và dự báo tiềm năng của VĐV một số môn thể
thao trọng điểm trong chương trình Quốc gia về Thể thao" của nhiều tác giả:
Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Danh Thái, Dương Nghiệp Chí, Lê Quý Phượng,

Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Hiệp, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn
Kim Minh. Trong những năm gần đây có nhiều luận án tiến sĩ cũng đã nghiên
cứu các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của một số môn thể thao khác nhau như
Chung Tấn Phong (2000) [37], Nguyễn Tiên Tiến (2001) [48], Nguyễn Kim Lan
(2004) [25], Ngũn Quang Vinh (2008) [59].
Những cơng trình trên được tiến hành nghiên cứu trên các VĐV các mơn
thể thao có TĐTL ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau. Riêng môn ĐK đáng
chú ý nhất là các đề tài "Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới góc độ
sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyển chọn và dự báo thành tích của


-4-

VĐV trẻ chạy 100m ở Việt Nam" của Đàm Quốc Chính [7], đề tài "Tuyển chọn
và định hướng thể thao đối với VĐV trẻ trong chạy CLTB và cự ly dài" của
Ngũn Đại Dương [12] và đề tài "Mơ hình hóa các chỉ tiêu về thể lực chun
mơn của VĐV xuất sắc môn chạy 800m" của tác giả Nguyễn Tuấn Anh. Riêng ở
cự ly chạy từ 800m đến 1500m của nam và nữ trong độ tuổi 16 - 18 là lứa tuổi
của giai đoạn chun mơn hóa sâu, chuẩn bị cho giai đoạn hoàn thiện thể thao,
bảo đảm đạt TTTT, thì hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá đầy
đủ và tồn diện.
Để định hướng cho cơng tác tuyển chọn, huấn luyện nâng cao thành tích,
đáp ứng nhu cầu thực tiễn thể thao hiện nay cũng như phục vụ cho nghiên cứu
và giảng dạy thì đối tượng ở độ tuổi 16 - 18 của môn chuyên sâu cự ly chạy từ
800m đến 1500m cũng cần nghiên cứu đánh giá đầy đủ theo một hệ thống tiêu
chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất
thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18".
Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là lựa chọn nội dung các chỉ tiêu đánh giá TĐTL, xác
định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ
chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 – 18, nhằm cung cấp những
thông tin khoa học, định hướng cho công tác tuyển chọn, huấn luyện VĐV nâng
cao TTTT môn chạy CLTB ở giai đoạn chun mơn hóa sâu.
Giả thuyết khoa học:
Theo nhiều hướng nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước về các
mơn chạy của ĐK có thể nêu ra giả thuyết khoa học của luận án: Thành tích môn
chạy CLTB của lứa tuổi 16 - 18 phụ thuộc vào các yếu tố như: Hình thái, chức
năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật và một số yếu tố khác. Các yếu tố


-5-

này tạo nên cơng suất của cơ thể và có tương quan chặt chẽ đến thành tích môn
chạy CLTB.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích của đề tài, luận án tiến hành nghiên cứu với các mục
tiêu sau đây:
Mục tiêu 1. Xác định cơ sở lựa chọn nội dung đánh giá chức năng sinh lý,
tố chất thể lực và kỹ chiến thuật.
Mục tiêu 2. Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật
của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18.
Mục tiêu 3. Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng, tố
chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18.


-6-

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm chung và kỹ thuật môn chạy CLTB:
1.1.1. Sơ lược phát triển môn Điền kinh:
Theo Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức
Phùng, Nguyễn Đại Dương và Ngũn Quang Hưng thì mơn ĐK có nguồn gốc
hình thành và phát triển như sau:
Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người.
Từ những hoạt động với mục đích di chuyển, tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng
chống thiên tai, dần dần hình thành các trị chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó
đã thu hút mọi người tham gia tập luyện [3, tr. 9].
Các bài tập ĐK đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử
phát triển của ĐK được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776
trước Công nguyên. Từ đại hội thể thao Olympic Aten (Hy Lạp 1896), ĐK đã
trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao
Olympic. Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF
(International Amateur Athletic Federation) ra đời, trụ sở đặt tại Monaco. Đây là
tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào ĐK toàn thế giới. Đến nay đã có 209 thành
viên là các Liên đồn Điền kinh Quốc gia ở các châu lục, trong đó có Liên đồn
Điền kinh Việt Nam. [3, tr. 10]
Ở Việt Nam, trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và
giữ nước của dân tộc, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động đi bộ,
chạy, nhảy, ném đẩy.
Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, môn ĐK phát triển rất
chậm, và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Theo tờ báo "Tương lai Bắc
kỳ" (bằng tiếng Pháp), cuộc thi đấu ĐK đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội vào
tháng 4/1925 bao gồm 9 môn: Chạy 100m, 110m rào, 400m, 1500m, nhảy cao,
nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao và thành tích thi đấu cịn rất thấp.


-7-


Từ năm 1945 - 1954, kế tục truyền thống hào hùng của dân tộc, một lần
nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy như một động lực phát triển môn
ĐK trong tương lai lại được vận dụng nhiều trong chiến tranh giữ nước. Ở miền
Bắc nước ta, từ khoảng 1959 – 1969 phong trào tập luyện môn ĐK trong nhân
dân phát triển tương đối rộng rãi. Các phong trào "Chạy, Nhảy, Bơi, Bắn, Võ",
"rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịt" được nhân dân hưởng ứng. Hàng năm
đều có từ 3 đến 5 cuộc thi đấu ĐK của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa.
Thành tích các mơn ĐK có trong chương trình thi đấu đại hội thể thao Olympic
quốc tế đều được nâng lên rõ rệt trong giai đoạn này. Từ tháng 5/1975 đến nay,
môn ĐK đã giành được một số huy chương trong các Đại hội Thể thao Đông
Nam Á và Châu Á [3, tr. 9 - 18]. Thành tích của các VĐV ĐK Việt Nam tiêu
biểu tại SEA Games 24 và 25 trình bày ở bảng 1.1.
Bảng1.1: Thành tích các VĐV ĐK Việt Nam tiêu biểu
tại SEA Games 24 và 25. [81]
TT

Họ và Tên

1 Trương Thanh Hằng
2 Vũ Thị Hương
3 Nguyễn Đình Cương
4
5
6
7
8

Vũ Văn Huyện
Bùi Thị Nhung

Nguyễn Duy Bằng
Vũ Thị Trang
Nguyễn Thị Thu Cúc

Nội dung
800m
1500m
100m
200m
800m
1500m
10 mơn PH
Nhảy cao
Nhảy cao
800m
7 mơn PH

Thành tích Thành tích
Thứ
SEA Games SEA Games
hạng
24
25
2’02”39
4’11”60
11”47
23”47
1’51”16
3’45”31
7457đ

1.88m
2.17m
2’06”71
5259 đ

2’02”74
4’19”48
11”34
23”31
1’50”65
3’46”58
7558 đ
5166 đ

HCV
HCV
HCV
HCV
HCV
HCV
HCV
HCV
HCB
HCB
HCB

Riêng môn chạy CLTB, tập luyện và thi đấu có sớm nhất ở Anh từ thế kỷ
XVIII. Khi các Đại hội Olympic được khôi phục, chạy CLTB đã có trong
chương trình thi đấu ngay từ Đại hội lần thứ nhất vào năm 1898 ở A - Ten. Có



-8-

hai cự ly tiêu biểu ln có trong chương trình thi đấu tại các đại hội Olympic,
các Đại hội TDTT và các Giải vô địch ĐK cho cả 2 giới nam và nữ là cự ly
800m và 1500m. [30, tr. 35]
1.1.2. Đặc điểm sinh lý VĐV chạy CLTB của lứa tuổi 16 - 18:
Đặc điểm nổi bật của VĐV chạy CLTB thường có chiều cao cơ thể tương
đối cao, cơ bắp không những phát triển ở chân mà cả hai vai, có khả năng duy trì
tốc độ cao trong thời gian tương đối dài. Tính chất hoạt động đòi hỏi sức bền
chuyên môn và những tính chất đặc biệt của cơ quan vận động. [16, tr. 177]
- Hệ thần kinh:
Tính linh hoạt hệ thần kinh tương đối cao, cũng gần giống như chạy ngắn,
tốc độ chạy tương đối nhanh nên u cầu có khả năng thay đổi q trình hưng
phấn và ức chế ở vỏ não. Hệ thống thần kinh ln ln duy trì sự thay đổi q
trình hưng phấn và ức chế trong thời gian tương đối dài. Tế bào thần kinh dễ bị
mệt mỏi do tiếp nhận và điều khiển xung động cao. [43, tr. 103 - 104]. Đặc điểm
hệ thần kinh của lứa tuổi 16 – 18 cùng với sự phát triển hồn thiện thể hình, kích
thước vỏ não và hành tủy đạt đến mức của người trưởng thành. Hoạt động phân
tích - tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt, nâng
cao không ngừng tính linh hoạt thần kinh ở vỏ não, nên cần đảm bảo sự hoạt
động thay đổi nhanh giữa cơ co và cơ đối kháng, nâng cao chức năng ổn định cơ
bắp là điều quan trọng để nâng cao thành tích đối với chạy CLTB.
- Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn là cơ quan bảo đảm cung cấp máu đến hệ cơ xương, cung cấp
dưỡng chất và năng lượng đáp ứng kịp thời công suất hoạt động đồng thời mang
các chất đào thải của q trình chủn hóa chất nhanh chóng ra ngồi.
Mơn chạy CLTB có cường độ chạy gần bằng mơn chạy ngắn, nhưng thời
gian hồn thành cự ly tương đối dài, cần đến 3 - 5 phút. Trong tập luyện và thi
đấu các môn chạy CLTB, hệ thống thần kinh thực vật buộc phải thích ứng với

yêu cầu chức năng vận động cơ năng nên có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng
sinh lý. Nhịp tim có thể đạt mức độ cao khả năng cơ thể con người 200 - 250


-9-

lần/phút. Huyết áp cơ thể cũng đạt đến khả năng cực hạn. Lượng tâm thu vào
khoảng 150 - 210ml, lưu lượng tim trên phút có thể đạt 30 - 40 lít/phút, tăng 6 7 lần so với lúc yên tĩnh. [43, tr. 103 - 104]. Ở lứa tuổi 16 -18 có nhịp tim 70 78 lần/phút, HA tối đa 110 - 120, HA tối thiểu 70 – 85, thể tích tâm thu 60 –
70ml. Trong tập luyện và thi đấu thể tích tâm thu gần như người lớn 120 140ml, lưu lượng tim trên phút 24 - 28 lít/phút. Như vậy đặc điểm hoạt động
tuần hoàn của VĐV chạy CLTB có tần số nhịp tim, HA và lượng tâm thu khá
cao, mới có thể nâng cao cơng suất cơ thể.
- Sự biến đổi hệ hô hấp.
Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 – 18, tần số hô hấp 12 - 18 lần/phút. Độ sâu
hô hấp (400 - 500ml) cũng như DTS tương đối cũng gần bằng người lớn
(80ml/1kg trọng lượng cơ thể), khả năng hấp thụ Oxy tối đa 3.50 lít/phút.
Trong tập luyện và thi đấu của VĐV chạy CLTB, chức năng hệ hô hấp
không đáp ứng kịp với cường độ hoạt động cơ bắp, như trong cự ly 1500m, khi
sắp kết thúc cự ly, chức năng hệ hô hấp mới đạt được mức độ tối đa. Tần số hô
hấp 45 - 55 lần/phút trong phạm vi có hiệu quả hơ hấp, lượng thơng khí phổi đạt
100 - 140 lít/phút, nhu cầu oxy 8.5 - 12.5 lít/phút, nợ oxy từ 52 - 75%. Tuy số %
nợ oxy thấp hơn chạy ngắn (99%) nhưng trị số tuyệt đối đạt 19 - 20 lít, cao hơn
chạy ngắn. Trong 4 vùng cường độ của Pharphell thì CLTB có trị số nợ oxy lớn
nhất, hàm lượng axit lactic máu tăng lên có thể đạt 250mg%, axit lactic trong
nước tiểu cũng tăng theo đạt đến 250mg% [43, tr. 103 - 104].
- Sự trao đổi chất và năng lượng:
Đặc điểm chính của lứa tuổi thanh thiếu niên là q trình đồng hóa chiếm
ưu thế so với q trình dị hóa. Trao đổi năng lượng trong điều kiện yên tĩnh
(chuyển hóa cơ sở) ở 15 tuổi 4.2 Kcal/m2/giờ; đến 20 tuổi 3.8 Kcal/m2/giờ. Quá
trình trao đổi mỡ là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, nhưng dự trữ mỡ
trong cơ thể không lớn và sự trao đổi mỡ không ổn định, do vậy lượng mỡ trong

cơ thể bị cạn rất nhanh khi có sự tiêu hao năng lượng lớn. Trao đổi đường đối
với cơ thể không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn đảm nhiệm chức


-10-

năng cấu tạo. Ở tuổi 16 - 18 nhu cầu khoảng 7.7g/kg/ngày. Nước chiếm 68 72% trọng lượng cơ thể của tuổi 16 - 18 và nhu cầu 40 - 50g/1kg/ngày. Tổng
năng lượng tiêu hao vào khoảng 125 Kcal; Có VĐV đạt đến 450 Kcal.
Qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước thì đặc
điểm môn chạy CLTB thuộc vùng công suất dưới cực đại. Trong đó chạy cự ly
800m có 70% sức bền yếm khí, 30% là ưa khí; Chạy cự ly 1500m có 50% yếm
khí và 50% ưa khí. [18, tr. 367], [33, tr. 502 - 503], [75, tr. 85], [76, tr.110].
Theo tác giả Peter Janssen (2001) chạy cự ly 800m có 30% là hệ năng lượng
yếm khí phi lactat và lactat, 65% là hệ lactate và oxygen, 5% hệ oxygen. Chạy
cự ly 1500m có 20% là hệ yếm khí phi lactat và lactat, 55% là hệ lactate và
oxygen, 25% là hệ oxygen [70, tr. 18 – 19]. Thời gian hoạt động và hệ thống
cung cấp năng lượng của các môn ĐK được trình bày ở bảng 1.2. [63, tr. 10].
Bảng 1.2: Thời gian hoạt động và hệ thống cung cấp năng lượng
của các môn ĐK. [63, tr. 10]
Hệ thống

Thời gian

Cự ly chạy

năng lượng chính

Dưới 30 gy

ATP - CP


100m, 200m, chạy vượt rào

30 - 90 gy

ATP - CP, LA

200m, 400m

1’30" - 3’00"

LA, O2

800m

Trên 3’00"

O2

1500m và cự ly dài

From Edward L. Fox và Donald K. Mathews (1974), Interval training, Philadelphia: Saunders.

VĐV có tốc độ tương đối nhanh, cường độ tương đối lớn, sự trao đổi năng
lượng vừa thiếu oxy vừa có oxy tham gia, song chủ yếu là do hệ thống cung cấp
năng lượng khơng oxy tham gia. Trong q trình chạy VĐV có thể xuất hiện
"cực điểm" và "hô hấp lần hai", song điều này phụ thuộc vào trình độ huấn
luyện, trình độ huấn luyện càng cao thì hiện tượng trên càng ít xuất hiện [32, tr.
34 - 36.]. Cho nên để phát triển thành tích chạy CLTB cần tăng cường khả năng
trao đổi đường ở pha yếm khí là chính, khả năng này là cơ sở sinh lý phát triển

sức bền tốc độ.


-11-

1.1.3. Kỹ thuật chạy và các thông số động học và động hình học của kỹ
thuật chạy cự ly trung bình:
Theo Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm khắc Học, Võ Đức
Phùng, Nguyễn Đại Dương (2000) [3, tr. 147 - 154], [55, tr. 56 - 61] mô tả kỹ
thuật chạy CLTB gồm các giai đoạn: Xuất phát, tăng tốc độ xuất phát, chạy giữa
quãng, về đích và dừng lại sau chạy.
Khác với chạy trên cự ly ngắn, chạy trên CLTB có ĐDB nhỏ hơn, tư thế
của thân trên thẳng hơn, chân lăn nâng gối thấp hơn, việc duỗi thẳng chân đạp
sau khơng đột ngột, thở có nhịp điệu và sâu hơn.
Trong chạy CLTB, các VĐV thường sử dụng kỹ thuật Xpc. Theo lệnh "vào
chỗ" VĐV bước đến vạch xuất phát và đặt chân thuận sát sau vạch còn chân kia
cách nửa bước về phía sau. Thân trên ngả về trước, chân gấp lại ở khớp gối, tư
thế lúc này cần ổn định và thuận lợi. Sau đó, VĐV gấp chân và gập thân trên về
phía trước nhiều hơn nữa, song phải đảm bảo chống tựa vững vàng. Tay để như
trong tư thế chạy và mắt nhìn hướng hơi ra trước. VĐV cũng có thể được phép
tỳ một tay (tay khác bên tay thuận) trên đất, ở phía sau vạch xuất phát.
Sau khi súng nổ hay lệnh "chạy", VĐV bắt đầu chạy và cố gắng chiếm vị
trí sát mép trong đường chạy. Sau xuất phát, VĐV giữ tư thế nghiêng thân để
tăng tốc độ, sau đó thân trên dần dần thẳng trở lại tư thế bình thường để chuyển
sang chạy với nhịp điệu đều hơn ở giữa quãng. Khi chạy ở đường vòng thân trên
cần nghiêng vào phía trong để khắc phục lực ly tâm, bàn chân cần đặt hơi xoay
mũi chân vào trong.
- Chạy giữa quãng:
Bước chạy giữa quãng được thực hiện với ĐDB và TSB tương đối đều.
ĐDB và TSB tùy thuộc vào đặc điểm của cá nhân, chiều cao cơ thể và độ dài

chân của VĐV. Khi kỹ thuật chạy tốt, thân trên hơi ngã về trước, độ ngả về
trước của thân trên không quá 4 – 50, Trong thời gian chạy, độ ngả thân trên thay
đổi trong giới hạn 2 – 30. Nó được tăng lên lúc đạp sau và giảm đi trong pha bay.
Vai xoay không nhiều, bảo đảm cho việc đưa hông ra trước, đầu giữ thẳng, cơ


-12-

mặt và cơ cổ không bị căng. Tư thế của đầu và thân trên như vậy tạo điều kiện
cho VĐV khơng có sự căng thẳng thừa và hoạt động tốt hơn.
- Hoạt động của chân:
Lực giúp thân thể chuyển động chủ yếu trong chạy là lực đạp sau, bởi vì
tốc độ chạy phụ thuộc vào lực đạp và góc đạp sau của chân chống tựa. Góc đạp
sau trong chạy CLTB khoảng 50 - 55o.
Lực đạp sau cần hướng chủ yếu về phía trước và được phối hợp chặt chẽ
với độ ngả thân trên hơi về phía trước. Khi đạp sau cần có sự phối hợp hoạt
động của các nhóm cơ đùi, cẳng chân, bàn chân để bảo đảm chân được d̃i
thẳng hồn tồn. Đùi chân lăn thoải mái đưa theo hướng về trước - lên trên và
được kết thúc cùng lúc kết thúc đạp sau, tạo điều kiện làm tăng hiệu lực đạp sau.
Kết thúc đạp sau, chân đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi chân đạp sau song song
với cẳng chân của chân lăn. Nhờ đạp sau và lăn chân, cơ thể chuyển sang giai
đoạn bay và VĐV được nghỉ một cách tương đối.
Khi kết thúc đạp sau, chân được thả lỏng và cẳng chân do ảnh hưởng của
lực quán tính hơi "hất" lên trên, chân co lại ở khớp gối và đưa đùi ra trước.
Kết thúc đạp sau, chân chống tựa gập gối và tích cực đưa đùi ra trước, đồng
thời chân lăn bắt đầu hạ xuống, cẳng chân hơi đưa về trước và chạm đất bằng
phần trước của bàn chân. Điều này cho phép thân thể của VĐV theo quán tính
chuyển nhanh tới thời điểm thẳng đứng. Chân chống tựa gập gối hỗn xung, sau
đó lại thực hiện động tác đạp sau ở bước chạy kế tiếp.
ĐDB của VĐV chạy CLTB khoảng 160cm - 220cm. Sự dao động về độ dài

của bước tùy thuộc ảnh hưởng của mệt mỏi, sự khác nhau giữa các đoạn đường
thẳng và đường vịng, chất lượng đường chạy, lực và hướng gió, trạng thái của
VĐV. Tốc độ chạy được nâng lên do tăng TSB và giữ vững ĐDB thích hợp.
TSB trong chạy 800m và 1500m khoảng 3.5 – 4.5 bước/giây hoặc 190 - 200
bước/phút. Tần số phụ thuộc và tổng thời gian của thời kỳ chống tựa.
Cấu trúc chung của bước chạy (các thời kỳ, các giai đoạn, các thời điểm)
được duy trì trên tất cả các cự ly. Song, tùy thuộc vào tốc độ di chuyển, tương


×