Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Xây dựng quy trình triển khai e learning tại trường tiểu học THCS THPT nam mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.31 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
–&—

BÀI BÁO CÁO

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC
E-LEARNING
Đề tài

XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI
E-LEARNING TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN KIM DUNG
Thực hiện: NHÓM ĐOM ĐÓM
1. CH1101065 - Bùi Thị Hồng Anh (Nhóm trưởng)
2. CH1101002 - Nguyễn Thị Xn An (Thư ký)
3. CH1101006 - Trịnh Thị Trúc Chi
4. CH1101140 - Đỗ Đình Thủ
5. CH1101011 - Tơ Hồ Hải
6. CH1101030 - Võ Hồng Phương

TP.HCM, 06/2013


NỘI DUNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Danh sách thành viên:
1. CH1101065 - Bùi Thị Hồng Anh (Nhóm trưởng)
2. CH1101002 - Nguyễn Thị Xuân An (Thư ký)


3. CH1101006 - Trịnh Thị Trúc Chi
4. CH1101140 - Đỗ Đình Thủ
5. CH1101011 - Tơ Hồ Hải
6. CH1101030 - Võ Hồng Phương
STT
1

Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU

Người thực hiện
Hoàng Anh

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING
2

I.1. Yếu tố con người

Hồng Anh

3

I.2. Yếu tố cơng nghệ

Xn An

4

I.3 Yếu tố quy trình


Trúc Chi

II.GIỚI THIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ
5

II.1 Giới thiệu trường Nam Mỹ

Hồ Hải

6

II.2 Lý do xây dựng quy trình

Hồ Hải

III. XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI E-LEARNING TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ
7

III.1 Chuẩn bị

Hồng Anh, Đình Thủ

8

Biểu mẫu BM1.1 – BM1.7

Hồng Anh, Đình Thủ, Hồng Phương

9


III.2 Triển khai khóa học

Trúc Chi, Đình Thủ

10

Biểu mẫu BM2.1 – BM2.5

Trúc Chi, Đình Thủ, Hồng Phương

11

III.3 Đánh giá khóa học

Hồ Hải, Xn An

12

Biểu mẫu BM3.1- BM3.5

Hồ Hải, Xuân An, Hồng Phương

13

III.4 Kết thúc quy trình

Hồ Hải, Xuân An

14


Biểu mẫu BM4.1- BM4.3

Hồ Hải, Xuân An, Hồng Phương

15

IV.TỔNG KẾT

Đình Thủ


MỤC LỤC

MỤC LỤC

3

LỜI NÓI ĐẦU

4

I. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING

5

I.1. Yếu tố con người

6


I.2. Yếu tố cơng nghệ

9

I.3 Yếu tố quy trình

10

II. GIỚI THIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ

13

II.1 Giới thiệu trường Nam Mỹ

13

II.2 Lý do xây dựng quy trình

14

III.XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI E-LEARNING TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ
15
III.1 Chuẩn bị

15

III.2 Triển khai khóa học

17


III.3 Đánh giá khóa học

18

III.4 Kết thúc quy trình

19

IV.TỔNG KẾT

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

PHỤ LỤC

23


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

LỜI NÓI ĐẦU
E-Learning là một phương pháp dạy học hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến
bộ của các phương tiện điện tử hiện đại như máy tính, mạng internet để truyền tải
các kiến thức và kĩ năng đến những người học. Các cá nhân và tổ chức ở bất kì

nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào sử dụng E-Learning thơng qua các
hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo video,… Với các
công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online và các buổi
thảo luận trực tuyến, E-Learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các
khóa học với chi phí thấp.
Trên phạm vi tồn thế giới cũng như trong nước, E-Learning là một vấn
đề không mới, nhưng cho đến thời điểm này, vấn đề quy trình triển khai ELearning - một trong ba yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ
thống - hiện tại vẫn chưa tổ chức nào cơng bố rộng rãi. Chính vì thế đây là cơ
hội và cũng là thách thức đối với bất kỳ ai khi quyết định tìm hiểu và xây dựng
quy trình triển khai E-Learning. Đó là lý do nhóm chúng tơi mạnh dạn chọn đề
tài “Xây dựng quy trình triển khai E-learning tại trường tiểu học - THCS - THPT
Nam Mỹ”.
Mục đích ban đầu của việc chọn đề tài này là do nhóm chúng tơi muốn
chọn một hướng nghiên cứu mới & khơng trùng lắp nội dung nghiên cứu của các
nhóm khác cùng nghiên cứu chủ đề Dạy học E-Learning. Và quá trình triển khai
thực hiện đề tài, nhóm nhận thấy đây là một hướng đi mới đầy sáng tạo và rất thú
vị.
Thơng qua bài báo cáo, nhóm Đom Đóm xin chân thành cảm ơn cô giáo
– TS. Nguyễn Kim Dung, người đã tận tình truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích
liên quan đến môn học “Phương pháp giảng dạy đại học E-Learning” cũng như
giúp chúng tơi có cái nhìn đầy đủ hơn về E-Learning, một cách thức dạy học rất
hiện đại.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 4


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning


GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

I. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING

Một hệ thống E-Learning hoàn chỉnh được kiến tạo bởi ba yếu tố: Con
người, Cơng nghệ và Quy trình. Ba yếu tố này là một thể thống nhất, không tách
rời nhau. Nếu khuyết một trong ba yếu tố thì hệ thống sẽ khơng có được thành
cơng hồn hảo. Ví dụ nếu hệ thống chỉ có quy trình và cơng nghệ mà thiếu yếu
tố con người thì nó sẽ mất tính chun nghiệp; nếu chỉ có quy trình và con người
mà thiếu yếu tố cơng nghệ thì hoạt động khơng hiệu quả; nếu chỉ có con người và
cơng nghệ mà thiếu yếu tố quy trình thì sẽ hỗn loạn trong hoạt động.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 5


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

I.1. Yếu tố con người

Con người là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc triển khai ELearning. Việc ứng dụng E-Learning trong nhà trường có thành cơng hay khơng
là do chất lượng nội dung của các khóa học được xây dựng bởi những người có
chun mơn cao .
Nhân sự cụ thể cần có trong hệ thống E-Learning như sau:
a. Người quản trị hệ thống
Quản lý về mặt kỹ thuật nền CNTT và môi trường E-Learning. Đây là một
trong các nhân tố mấu chốt đảm bảo hệ thống E-Learning có thể hoạt động được.

b. Người quản lý khóa học
Chịu trách nhiệm về việc định hướng tất cả các nội dung giảng dạy.
c. Người quản lý dạy và học

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 6


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

Chịu trách nhiệm quản lý các lớp học E-Learning.
d. Chuyên gia lĩnh vực (Subject Matter Expert: SME)
Là người có tri thức sâu về chuyên ngành.
e. Người phụ trách về mặt nội dung sư phạm
Gồm các giáo viên, giảng viên nhiều kinh nghiệm, nắm vững kết cấu
chương trình giảng dạy, họ sẽ là người trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của giáo
dục. Những người này chịu trách nhiệm thiết kế nội dung học tập phù hợp với
các mục đích đào tạo đã đề ra, các phương pháp sư phạm, các phương pháp đánh
giá quá trình học tập,…
f. Người làm phần mềm nội dung
Bao gồm những người am hiểu về các yêu cầu khi phát triển một hệ thống
E-Learning, các định dạng multimedia, các chuẩn đang được thế giới sử dụng,
các kỹ thuật ICT sử dụng để đáp ứng yêu cầu của bộ phận nội dung. Những
người này chịu trách nhiệm viết và biên tập nội dung giảng dạy trong khuôn khổ
thể hiện trên Web, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và phát triển các bài học trực
tuyến. Bao gồm nội dung và các yếu tố khác như: định dạng file, hợp chuẩn ELearning, yếu tố multimedia, tương tác, kiểm tra và đánh giá,…
g. Giáo viên

Trong dạy học E-Learning, giáo viên đóng nhiều vai trị khác nhau để
truyền tải kiến thức đến người học. Giáo viên vừa là người định hướng, kích
thích động cơ, lập kế hoạch; vừa là người chỉ dẫn; vừa là người hỗ trợ, đồng thời
là huấn luyện viên.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 7


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

h. Trợ giảng
Hỗ trợ giáo viên chính trong việc hướng dẫn thực hành, phụ giảng trong
nhiều nội dung hay trường hợp cụ thể.
i. Người học
Người học đóng vai trị trung tâm và chủ động trong quá trình học tập.
Trong dạy học E-Learning người học có thể học mọi lúc - mọi nơi.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 8


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung


I.2. Yếu tố công nghệ
Là bước khởi đầu, tạo lập nền tảng để xúc tiến việc ứng dụng CNTT vào
dạy học có hiệu quả. Trong hệ thống E-Learning, yếu tố cơng nghệ bao gồm hai
thành phần chính: hạ tầng cơ sở vật chất và hệ thống các phần mềm quản lý.

a. Hạ tầng cơ sở vật chất
-

Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người

dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...
-

Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools

(Aurthorware, Toolbook,...)
-

Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning

là nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo, các courseware.
-

Hệ thống máy chủ chứa CSDL

-

Hệ thống máy vi tính dùng để triển khai các phần mềm quản lý hệ

thống, xây dựng bài giảng E-Learning, xây dựng hệ thống bài kiểm tra đánh giá

b. Phần mềm
Hệ thống các công cụ, phần mềm hỗ trợ E-Learning được chia thành sáu
nhóm sau:
i.Các cơng cụ trình chiếu: tiêu biểu trong nhóm này có: Zoho Show,
280 Slides, PowerPoint, Wondershare PPT2Flash Professional

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 9


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

ii.

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

Các cơng cụ hỗ trợ mơ phỏng: có các đại diện như ScreenToaster,

CamStudio, DemoCreator, Adobe Captive
iii. Các công cụ đánh giá chủ yếu là tạo các bài kiểm tra. Gồm các
ứng dụng mạnh như:

Hot Potatoes, Qedoc Quiz Maker, Online

Quiz-Creator, Articulate QuizMaker
iv. Các công cụ tạo lớp học ảo: như WiZiQ, Adobe Acrobat Connect Pro.
v.

Hệ thống quản lý khóa học: được ưa thích hiện nay là Moodle


vi.

Các cơng cụ blog: được dùng nhiều như Blogger và Edublogs.

I.3 Yếu tố quy trình
a. Quy trình là gì?
Phương pháp quản lý theo quá trình (management by process) là phương
pháp quản lý dựa trên việc phân loại các hoạt động theo các quá trình.
Để vận hành một cách có hiệu quả, một tổ chức phải xác định và quản lý
nhiều hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. Bất cứ hoạt động nào tiếp nhận các
đầu vào và chuyển thành các đầu ra có thể coi như một q trình. Thơng thường
đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình tiếp theo.
b. Quá trình và Quy trình là gì?
Thuật ngữ trong ISO 9000 & ISO 9001 đề cập đến “Quá trình – Process”
như là một “tập hợp các hoạt động có tương tác nhằm biến đổi đầu vào thành đầu
ra”. Như vậy nói Q trình – Process là nói đến hoạt động.
Thuật ngữ “Quy trình – Procedure” như là “một phương pháp cụ thể để
thực hiện một quá trình hay cơng việc. Quy trình thường được thể hiện bằng văn
bản. Như vậy, thông thường các đơn vị phát triển các “Quy trình” nhằm thực
hiện và kiểm sốt các “Q trình” của mình. Một quy trình có thể nhằm kiểm
sốt nhiều q trình, và ngược lại, một q trình có thể được kiểm sốt bằng
nhiều quy trình.
Như vậy, một quy trình là một chuỗi những hoạt động được thưc hiện theo
một thứ tự logic nhằm đạt được kết quả mong muốn từ những dữ kiện được xác
định ban đầu.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 10



Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

c. Tại sao lại cần phải có quy trình?
Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác
nhau. Quy trình giúp cho người thực hiện cơng việc biết rằng trong một nghiệp
vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết
quả như thế nào?
Ví dụ: Trong một hệ thống đào tạo E-Learning, mỗi cá nhân có từng vai
trị riêng, có kiến thức khác nhau: giáo viên có vai trị giảng dạy, tạo bài giảng,
học viên có vai trị tiếp thu, làm bài tập, kỹ thuật viên có vai trị bảo trì và vận
hành hệ thống, để cho các vai trò này thực hiện đúng lúc, đúng vị trí thì cần 1
quy trình để xác định các bước cần làm, làm thế nào thì hợp lý, hiệu quả. Quy
trình này cũng cần được phát triển và cập nhật theo kinh nghiệm và thời gian để
đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.
Đối với những quá trình cơng việc cần sự phối hợp nhóm (teamwork) thì
quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp và đúng
trình tự mà khơng phải thắc mắc rằng việc này do ai làm? Làm như thế nào?
Khi quy mô của một tổ chức/ hệ thống càng ngày càng rộng, số lượng
nhân sự ngày càng lớn thì quy trình thực sự phát huy vai trị của nó.
Quy trình cũng giúp ích cho các cấp quản lý kiểm sốt tiến độ và chất
lượng cơng việc do nhân viên thực hiện.
d. Cách thiết lập quy trình
-

Xác định nhu cầu.


-

Xác định mục đích.

-

Xác định phạm vi áp dụng.

-

Hồn thiện phần định nghĩa, tài liệu tham khảo

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 11


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

-

Xác định số bước công việc.

-

Xác định các điểm kiểm soát.

-


Xác định người thực hiện.

-

Xác định tài liệu phải tuân theo và hồ sơ.

-

Xác định phương pháp kiểm soát các bước công việc.

-

Xác định các điểm cần kiểm tra thử nghiệm.

-

Mô tả/diễn giải các bước công việc., biểu mẫu kèm theo.

e. Sử dụng quy trình hiệu quả
Quy trình được lập ra và thống nhất thực hiện là một điều cần thiết cho tác
nghiệp của nhân viên và là công cụ kiểm sốt cho các cấp quản lý.
Quy trình tốt hay không được đánh giá qua mức độ vận dụng vào thực tiễn
và nó phải nâng cao chất lượng của người thực hiện cơng việc.
Quy trình được lập ra khơng có nghĩa là hồn tồn dập khn, trong một
số trường hợp nó phải được vận dụng linh hoạt, tránh mắc bệnh giấy tờ.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 12



Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

II. GIỚI THIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ
II.1 Giới thiệu trường Nam Mỹ
Trường Trung học phổ thông Nam Mỹ/VAPS đã được cấp phép hoạt động
giảng dạy trung học cơ sở và trung học phổ thông từ năm 2005. Do nhu cầu mở
rộng cấp tiểu học, trường Nam Mỹ/VAPS nay được phép thành lập số 1996/QĐUBND ngày 20/04/2011 của UBND TPHCM với tên gọi chính thức là trường
Tiểu học - Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Nam Mỹ. Tên giao dịch tiếng
Anh: VIETNAMESE AMERICAN PRIVATE SCHOOL (VAPS).
Nam Mỹ/VAPS là trường trung tiểu học ngồi cơng lập thực hiện giảng
dạy song ngữ từ lớp 1 đến lớp 12 chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo và
Tăng cường Anh ngữ. Đồng thời được phép giảng dạy từ lớp 9 đến lớp 12
chương trình của trung học Texas (trực thuộc Đại học Texas - Austin) do Bộ
Giáo dục bang Texas chuẩn y.
Trung học Texas (UTHS) và trường Nam Mỹ (VAPS) đã ký thỏa thuận về
việc thực hiện giảng dạy chương trình của trung học Texas tại trường Nam Mỹ
từ năm 2008. Chương trình giáo dục từ xa của UTHS giờ đây trở thành chương
trình du học tại chỗ của trường Nam Mỹ. UTHS cấp bằng trung học Hoa Kỳ cho
học sinh trường Nam Mỹ và tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp với kết quả
cao.
Hồn tất chương trình của trung học Texas và đạt kỳ thi TAKS đầu ra tại
trường Nam Mỹ/VAPS sẽ nhận bằng tốt nghiệp phổ thông Hoa Kỳ (High School
Diploma) do đại học Texas (University of Texas, Austin- UT) cấp. Bằng TNPT
của UT được chấp nhận theo học các trường đại học uy tín của Hoa Kỳ hoặc các
nước trên thế giới.
Chương trình áp dụng cho thanh thiếu niên và cả người lớn từ lớp 9 đến

lớp 12 trên toàn thế giới. Học viên của trung học Texas đến từ nhiều tầng lớp xã
hội khác nhau nhưng tất cả đều có chung mục tiêu theo học chương trình giáo
dục từ xa. Bất kỳ học sinh nào hoàn thành xong chương trình tương đương lớp
8 của Hoa Kỳ đều có thể đăng ký học chương trình của UTHS. Học sinh lớp
11 và 12 có thể chọn lựa chương trình tín chỉ kép. Chương trình tín chỉ kép cho
Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 13


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

phép học sinh nhận được tín chỉ đồng thời cho cả bậc trung học và đại học sau
khi hoàn thành các tín chỉ theo yêu cầu của bậc trung học. Học sinh có thể chọn
phương pháp học qua sách giáo khoa, CD, chương trình online, hay kết hợp tất
cả các phương pháp trên.
II.2 Lý do xây dựng quy trình
Hiện tại UTHS đang phối hợp với các trường đối tác trong những hoạt
động sau:
-

Phân tích kết quả học tập

-

Chuyển tín chỉ

-


Kế hoạch tốt nghiệp

-

Các yêu cầu về bài tập, luận văn

-

Tư vấn học thuật

-

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp (TAKS)

-

Thư giới thiệu khi nộp đơn nhập học hay xin học bổng

Song song đó, UTHS cũng đang triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng
trong giáo dục theo hướng chủ động về giáo viên và nội dung giảng dạy. Để đảm
bảo khơng gây khó khăn về kinh tế cho các đối tác, UTHS chọn phương thức
triển khai hệ thống lớp học ảo. Hệ thống này được UTHS tư vấn cho các đối tác
thực hiện tùy theo khả năng, điều kiện và hồn cảnh thực tế của từng đơn vị cụ
thể.
Vì những lý do trên và được sự khuyến nghị của UTHS nên trường Nam
Mỹ - VAPS đang khẩn trương tiến hành triển khai hệ thống lớp học ảo để có thể
đưa vào sử dụng trong học kỳ mùa thu năm 2013.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm


Trang 14


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

III. XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI E-LEARNING TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC - THCS - THPT NAM MỸ
Nhóm chúng tơi đề xuất quy trình triển khai E-Learning gồm bốn bước:
Chuẩn bị - Triển khai - Đánh giá - Kết thúc.
III.1 Chuẩn bị
a. Mục đích:
-

Khảo sát thơng tin từ học viên về mức độ ưa thích đối với mơn học

thơng qua biểu mẫu (BM1.1). Đối với những mơn học có chỉ số ưa thích thấp cần
phải có lý do cụ thể, từ đó có giải pháp thích hợp trong bước kết thúc quy trình.
-

Khảo sát tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trực

tuyến (BM1.2). Cơ sở vật chất của hệ thống E-Learning phải đạt mức phục vụ
cao nhất trong q trình diễn ra khóa học.
-

Khảo sát tình hình xử lý sự cố về cơ sở vật chất (BM1.3). Nếu trong


q trình diễn ra khóa học, cơ sở vật chất phục vụ E-Learning có sự cố thì phải
có phương án xử lý tức thời hoặc phương án thay thế.
-

Khảo sát kế hoạch đào tạo (BM1.4) và khảo sát lịch rảnh của giáo viên

(BM1.5). Kế hoạch này phải hồn tồn tương thích với lịch rảnh của giáo viên,
đồng thời trong suốt khóa học E-Learning diễn ra phải bảo đảm ln có giáo viên
thay thế khi giáo viên chính khơng thể trực tiếp phụ trách lớp được.
-

Khảo sát kế hoạch phân công nhân viên phụ trách, nhân viên thay thế

trực lớp học trong q trình triển khai khóa học của bộ phận kỹ thuật (BM1.6).
-

Giáo trình và tài nguyên học thuật phục vụ cho môn học được cập nhật

đầy đủ, sẵn sàng phục vụ lớp học (BM1.7).
c. Các mẫu thông tin
-

Chi tiết các mẫu thông tin từ biểu mẫu BM1.1 đến BM1.8.

d. Thực hiện
Trình tự các cơng việc trong bước chuẩn bị như sau:
-

B0: Khảo sát trước khóa học
Nội dung khảo sát được gởi tới toàn bộ học viên nhằm khảo sát từng

học viên có thích học mơn học sắp mở hay không. Tất cả thông tin

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 15


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

được điền vào biểu mẫu BM1.1. Hết thời hạn khảo sát mọi học viên
không tham gia khảo sát mặc định xem như đồng ý tham gia khóa học.
-

B1: Phân tích dữ liệu thu thập được
Nếu tỷ lệ học viên u thích mơn học khơng đạt ngưỡng thì cần xét tới
tính chất của mơn học mà quyết định:
+ Nếu là mơn bắt buộc thì vẫn tiếp tục quy trình.
+ Nếu là mơn tự chọn thì chuyển qua bước 4 (Kết thúc quy trình)

-

B2: Tiếp nhận lịch rảnh của giáo viên từ bộ phận giáo vụ (BM1.5)
Nếu giáo vụ không thu xếp được lịch rảnh cho giáo viên chính và giáo
viên thay thế thì chuyển qua bước 4.

-

B3: Lên kế hoạch đào tạo (BM1.4)

Kế hoạch chi tiết theo thời gian: thời điểm khai giảng, dự trữ, tổ chức
thi cử, chấm thi, phúc khảo và chốt điểm.

-

B4: gồm hai bước nhỏ, khuyến nghị nên thực hiện song song
+ B4.1: Rà soát lại tồn bộ giáo trình cho mơn học. Giáo viên phối
hợp với bộ phận kỹ thuật tạo mới hay cập nhật tài liệu học thuật
(BM1.7).
+ B4.2: Bộ phận kỹ thuật rà sốt lại tất cả cơ sở vật chất phục vụ
mơn học, cài đặt, nâng cấp để sẵn sàng phục vụ (BM1.2). Liệt kê
tất cả các sự cố có thể xảy ra và phương án giải quyết (BM1.3).
Phân công nhân viên theo dõi, túc trực hỗ trợ lớp học, bao gồm cả
nhân viên thay thế (BM1.6)

-

B5: Phân tích và đánh giá
Phân tích và đánh giá tồn bộ biểu mẫu từ biểu mẫu BM1.1 đến
BM1.7. Nếu tất cả tiêu chí điều thỏa thì qua bước 2. Ngược lại thì
quay lui bước 1 để bắt đầu lại, hoặc đến bước 4 để kết thúc quy trình.

e. Những tác động nếu làm sai quy trình
-

Đào tạo khơng đúng nguyện vọng, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu

quả của môn học.
-


Bị động trong bố trí giáo viên, tài nguyên, xử lý sự cố nếu có.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 16


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

-

Giáo trình, tài liệu học thuật nghèo nàn, thiếu thốn hay lạc hậu.

-

Đây là bước quan trọng cho tổ chức khóa học, do đó, bất kỳ thơng số

nào khơng được xác định chính xác đều gây ảnh hưởng tới thành cơng của lớp
học.
III.2 Triển khai khóa học
a. Mục đích
-

Đảm bảo lớp học E-Learning có thể diễn ra sng sẻ từ lúc khai giảng

đến khi chốt điểm kết thúc môn học.
-


Ghi nhận nhật ký của lớp học (BM2.1); nhật ký của giáo viên, học

viên và thao tác liên quan (BM2.2, BM2.3).
-

Theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống (BM2.4), diễn tiến các sự

cố và giải pháp khắc phục tương ứng (BM2.5).
-

Đảm bảo hệ thống vận hành tốt 24/7.

b. Các mẫu thông tin
-

Chi tiết các biểu mẫu từ biểu mẫu từ BM2.1 đến BM2.6

c. Thực hiện
-

B0: Khởi động hệ thống cho khóa học bắt đầu
Các phần mềm hỗ trợ, thiết bị thu phát, truyền dẫn đi vào hoạt động.

-

B1: Hoạt động diễn tiến của lớp học:
+ Thực hiện theo như kế hoạch đào tạo ban đầu, biểu mẫu BM1.4
gồm các công việc chi tiết trong từng ngày từ ngày khai giảng đến
khi có điểm tổng kết từng mơn học (BM2.1).
+ Giáo viên giảng bài, trao đổi với học viên. Việc trao đổi hoàn toàn

online dựa trên lớp học ảo hay forum. Cập nhật các thao tác liên
quan tới giáo viên như cung cấp tài liệu mới, download, upload,
update giáo trình (BM2.2).
+ Học viên kết nối vào hệ thống, theo dõi lớp học, ngồi ra học viên
có thể download, update, upload tài liệu trong ngày (BM2.2).
+ Ghi nhận trạng thái hoạt động của hệ thống (BM2.4)

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 17


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

+ Nếu có sự cố xảy ra: giải quyết các sự cố nhằm duy trì hệ thống
theo biểu mẫu BM1.3, cập nhật vào biểu mẫu BM2.5.
d. Những tác động nếu làm sai quy trình
-

Tiến độ khơng đảm bảo. Bất kỳ mọi sự cố nào xảy ra, làm sai quy

trình đều ảnh hưởng tới tiến độ, có khi làm cho không thể kết thúc được môn học.
-

Các hoạt động của giáo viên, học viên khơng đồng bộ. Ví dụ: giáo

viên giảng bài, nhưng học viên không thể theo dõi được. Hoặc vì lý do nào đó
mà khơng thể sử dụng các tài nguyên học thuật

-

Bị động trong xử lý nếu có sự cố xảy ra, sự phối hợp giữa các bộ phận

hỗ trợ không đồng bộ.
-

Việc thi cử, đánh giá không đúng kế hoạch, minh bạch dẫn tới làm

giảm chất lượng chun mơn và uy tín của đơn vị.
III.3 Đánh giá khóa học
a. Mục đích
-

Đưa ra đánh giá chi tiết tất cả các mặt hoạt động của tất cả các bộ phận

tham gia như:
+ Chất lượng giảng dạy qua kết quả học tập và sự hài lòng của học
viên
+ Hiệu quả làm việc của giáo viên và bộ phận hỗ trợ
-

Đưa ra giải pháp nhằm cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả của tồn

đơn vị
b. Các mẫu thơng tin
-

Bảng khảo sát học viên về môn học: giờ giấc, phương tiện, bài giảng,


giáo viên, chất lượng tín hiệu,... ý kiến đề xuất (BM3.1).
-

Bảng khảo sát từ giáo viên: giờ giấc, phương tiện, chất lượng tín hiệu,

sự hỗ trợ từ các bộ phận liên quan,... ý kiến đề xuất (BM3.2).
-

Bảng khảo sát từ bộ phận kỹ thuật về tình trạng và khả năng vận hành

trang thiết bị (BM3.3)
-

Thống kê số lượng học viên tham gia (BM3.4), điểm tổng kết môn học

(BM3.5)
Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 18


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

c. Thực hiện
-

Phân tích tất cả các số liệu từ các biểu mẫu trên, đưa ra kết luận về


hoạt động hiện tại của toàn hệ thống.
-

Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các điểm hạn chế và nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống cho lần sau.
d. Những tác động nếu làm sai quy trình
-

Khơng đánh giá được tình trạng hiện tại của hệ thống.

-

Khơng phát hiện kịp thời các điểm yếu làm giảm hiệu quả hoạt động

của hệ thống.
-

Không đưa ra được các giải pháp khác làm tăng hiệu quả hoạt động

của toàn hệ thống nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục của nhu cầu, cơng nghệ.
III.4 Kết thúc quy trình
a. Mục đích
-

Hồn thành tất cả các cơng đoạn cịn lại nhằm kết thúc quy trình.

-

Có kế hoạch lưu trữ, nâng cấp, sửa chữa tất cả tài nguyên.


b. Các mẫu thông tin
-

Biểu mẫu ghi nhận kết thúc từng công việc (BM4.1).

-

Lịch nâng cấp, cài đặt, sửa chữa chi tiết từng loại tài nguyên: giáo

trình, máy móc thiết bị, đường truyền (BM4.2).
-

Kế hoạch thực hiện cải tiến, nâng cấp toàn hệ thống theo bước “Đánh

giá” (BM4.3).
c. Thực hiện
-

Duyệt qua tất cả các công việc, đưa công việc vào trạng thái dừng và

kết thúc. Đưa vào lưu trữ, hay tái sử dụng tài nguyên.
-

Kết thúc lịch làm việc của giáo viên, nhân viên hỗ trợ của môn học.

-

Xây dựng lịch cài đặt, nâng cấp, sửa chữa tất cả tài nguyên.


-

Xây dựng lịch thực hiện cải tiến, nâng cấp hiệu quả của hệ thống.

d. Những tác động nếu làm sai quy trình

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 19


Báo cáo môn học: PPGD Đại Học E-Learning

-

GVHD: TS. Nguyễn Kim Dung

Khơng có thơng tin cụ thể về trạng thái của từng loại tài nguyên, giáo

viên, nhân viên hỗ trợ, gây khó khăn cho việc phân bố, tổ chức, thực thi các quy
trình khác.
-

Tất cả tài nguyên của hệ thống khơng được nâng cấp, bảo trì làm giảm

hiệu quả chung cho các quy trình sau.
-

Khơng thực hiện việc cải tiến, nâng cấp làm cho hệ thống không phục


vụ đúng yêu cầu thực tế ln thay đổi hàng ngày.

Thực hiện: Nhóm Đom Đóm

Trang 20



×